SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Loan 2. Ngày tháng năm sinh: 20101979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: KP5 TT Trảng Bom Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 01698926836 6. Email: hongloanbg1979gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn ngữ văn lớp 11A3, 11A4,12A5, 12A6; chủ nhiệm lớp 12A5. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Đại học Năm nhận bằng: 2001 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ Văn Số năm có kinh nghiệm: 14 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm gần đây: 01 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” ( “Nửa đêm” trích “Nhật ký trong tù”) Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người chịu trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc, uốn nắn, chỉ bảo các em học sinh. Vì vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Đối với giáo viên chủ nhiệm ngoài việc dạy các em về kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nền nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của bản thân, đất nước.
Trang 1TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
––––––––––––––––––
Mã số:………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG
Trang 2I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Loan
1 Ngày tháng năm sinh: 20/10/1979
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
II KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ Văn
- Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm gần đây: 01
Trang 3MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách,được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhàgiáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loàingười Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vinhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xửđúng đắn trong xã hội Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhâncách con người, Bác Hồ đã viết:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
( “Nửa đêm” trích “Nhật ký trong tù”)
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sựnghiệp của toàn Đảng, toàn dân Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốcsách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một conngười, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào
kết quả của hoạt động giáo dục Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Hơn thế, trong một thời
đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện naythì giáo dục lại vô cùng cần thiết Làm thế nào để những người chủ tương lai của
đất nước có đủ đức lẫn tài? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của
tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủnhiệm lớp – người chịu trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc, uốn nắn,chỉ bảo các em học sinh
Vì vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn
về vai trò của mình trong lớp học Đối với giáo viên chủ nhiệm ngoài việc dạy các
em về kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nền nếp, cách sống, cách làm người
và làm chủ tương lai của bản thân, đất nước
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của GVCN phải mang tínhnghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh.Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hếtGVCN phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vữngmạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt
Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là người thầy dạyhọc, vừa là người cha, người mẹ thứ hai và cũng có lúc giống như một người bạntốt nhất của các em Từ đó có thể giúp đỡ , uốn nắn các em
Để chia sẻ những trăn trở trên,với những gì mình đã tích lũy được suốt một thời gian dài làm công tác chủ nhiệm, tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm và hệ thống nó bằng các bước thực hiện cụ thể, thông qua đề tài “Một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT”.
Trang 4II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế trường trung họcphổ thông là lứa tuổi đang có những biến động lớn về tâm sinh lí Tức là đangtrong quá trình phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và
kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống Để giúp đỡ các em hoànthiện nhân cách của mình cần có nhiều yếu tố khác nhau trong đó có một phần vaitrò rất lớn của người làm công tác chủ nhiệm
Trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng Đốivới công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình, tận tâm
Sự nhiệt tâm, chu đáo của GVCN là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo
sự thành công của họ trong công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn là người chịutrách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và cácthành viên trong lớp, là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện cácchủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh Nhưng
để có được một tập thể lớp vững mạnh, giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn thuần
là người dạy chữ, là người quản lý học sinh mà giáo viên chủ nhiệm phải thực sự làmột nhạc trưởng, là một quản gia đầy tài năng
Trong giai đoạn những năm gần đây, trước sự phát triển không ngừng củakhoa học công nghệ đã mang lại nhiều thuận lợi cho những nhu cầu thiết yếu trongcuộc sống vật chất và tinh thần của con người Việc dạy học cũng được thừa hưởngnhững thành quả trên Bên cạnh đó Đảng, nhà nước và xã hội cũng đã đặc biệtquan tâm đến công tác giáo dục nói chung và việc hoàn thiện nhân cách của họcsinh nói riêng Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày mộtkhang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học Đội ngũ giáo viên không ngừngđược bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ , đặc biệt trong trong nghiệp vụ chủnhiệm lớp
Bên cạnh những thuận lợi ngành giáo dục cũng đang đứng trước những khókhăn Kế hoạch hóa gia đình là một chủ trương đúng nhằm hạn chế sự bùng nổ dân
số Tuy nhiên việc sinh ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợicho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn, cũng từ đó mà nhiều con em đượccưng chiều quá mức dẫn đến một số hệ lụy trong việc giáo dục các em
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệthông tin đã khiến cho rất nhiều em đã tiếp cận với máy tính và mạng Inernet từkhá sớm Công việc tất bật đã khiến cho các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việcđiều chỉnh hành vi của con Tình trạng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóccủa các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là gameonline Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hìnhthành nhân cách, đạo đức của học sinh Nhiều phụ huynh đã bất lực trước nhữnghành vi suy đồi đạo đức của con mình, nên trã khóan trắng cho nhà trường và đãgây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đứchọc sinh
Trang 5Đặc biệt ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các emngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi,thích sự khẳng định mình , trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết vềpháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ,trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
Và hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người có vai trò rất lớn trongviệc hướng dẫn học sinh tiếp thu cái tiến bộ, loại bỏ cái xấu và giáo dục những họcsinh có biểu hiện sa ngã hướng thiện
Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa
có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN Chính vì vậy, không nhiều GVCNthực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộngvới trao đổi học hỏi trong nhà trường Đó là những khó khăn khiến cho không ítnhững người làm công tác chủ nhiệm không khỏi băn khoăn, trăn trở
Và dựa theo điều lệ trường THPT của bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên chủnhiệm có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể để thực hiện công việc chủ nhiệm cuamình:
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
* Quyền hạn:
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình
- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp: 4 tiết/ tuần
Trang 6Như vậy, giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường quản lí trực tiếpquá trình học tập, rèn luyện của học sinh Họ vừa là nhà giáo dục, người quản lí,người tổ chức và tư vấn cho các em học sinh Có thể nói người giáo viên chủnhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, họ vừa là người đại diện, là cầu nối giữanhà trường – gia đình - cộng đồng xã hội - các giáo viên khác trong trường với họcsinh Do vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT rất quan trọng Vìthế, người giáo viên chủ nhiệm phải có cách thức tổ chức lớp và đưa ra những biệnpháp quản lí, giáo dục hợp lí, có hiệu quả để thúc đẩy cá nhân học sinh và tập thểlớp đi lên cả trong học tập và rèn luyện dạo đức.
Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường.Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta Nó làm lu mờ lí trí, bôiđen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phảibăn khoăn, lo lắng Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đixuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ, quan hệgiữa người với người dần theo kiểu: “Tiền, tiền và tiền” Rồi các tệ nạn xã hội nhưlưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy …có thể nói là đầy rẫytrước mắt Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chíchống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình ….mà đằng sau đó là một sự bao chedung túng của gia đình Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho nhữngngười làm công tác chủ nhiệm lớp Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ làquản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đứccủa các em Tôi thường nói với các em rằng: Các em là những cái cây còn non, cònngười giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) làngười uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứngcáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời
Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Bản thân tôi trong nhiều năm qua được giao nhiệm vụ làm giáo viên chủnhiệm nên tôi rất hiểu rõ tầm quan trọng của mình đối với học sinh lớp chủ nhiệm
Vì thế, tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm từ những người đi trước, và rút kinh nghiệm từnhững hạn chế của bản thân để đưa ra những biện pháp nhằm quản lí, giáo dụchọc sinh có hiệu quả cao hơn Tuy nhiên , tôi thường có duyên gặp những lớp chủnhiệm có khá nhiều học sinh cá biệt, cho nên nhiều khi kết quả cũng chưa được tốt
Trang 7như mong muốn Nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể mà tôi đã
áp dụng trong nhiều năm qua:
1 Người giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng đạt được một số yêu cầu sư phạm cơ bản:
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ, phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em Chính niềm tin ấy sẽ tiếp thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Thứ hai là người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và học sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và yêu mến học sinh
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững vàng
Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, phải là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em
Nói tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là một công dân gương mẫu có lối sống lành mạnh, biết sống vì mọi người, không chỉ cần có cái “Tài” mà còn phải
có một cái “Tâm” rất lớn Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu
mà xã hội đã tín nhiệm giao phó Một giáo viên khi làm tốt công việc dạy học, có đầu tư cho công tác chuyên môn, gần gũi học sinh để nâng cao nghiệp vụ , thực hiện đầy đủ, có chất lượng các phương pháp giáo dục thì chắc chắn sẽ đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ
nhiệm còn phải có “Nghệ thuật giáo dục”, nhất là trong cách ứng xử với học sinh Chữ Tâm ở đây chính là lòng yêu nghề, quí trọng học sinh, sẵn sàng dành mọi điều
kiện có thể để đầu tư cho công tác chủ nhiệm Vì lẽ giáo viên chủ nhiệm phải mất rất nhiều thời gian để có được một nội dung công tác phong phú, đa dạng, phức tạp, toàn diện liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của học sinh trong lớp
2 Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm:
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình, sở thích… của các em Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các mặt:
* Thành phần gia đình:
Con thương binh, liệt sĩ:
Con dân tộc ít người:
Con mồ côi cha mẹ:
Con mồ côi cha:
* Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:
Trang 8 Hộ nghèo:
Hộ cận nghèo:
( Con số cụ thể từng năm khác nhau) Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các công việc sau: Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau: SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH 1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính: ……
2 Ngày… tháng… năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:………
3 Chỗ ở hiện tại: Xóm……… thôn ……… xã(KP) ……….huyện ……
- Số điện thoại bàn của gia đình:………
4 - Họ, tên cha: …………Nghề nghiệp:………Số điện thoại:……Chữ ký
- Họ, tên mẹ: ………… Nghề nghiệp:……Số điện thoại:………Chữ ký
5 Số anh……… chị……….… em………… trong gia đinh 6 Điều kiện kinh tế gia đình: Khó khăn Bình thường Khá 7 Xếp loại của năm học lớp:
- Học lực:……….Hạnh kiểm:………
- Chức vụ đã làm:………
8 Năng khiếu:……… Sở thích:……….…
9 Các bạn thân hiện nay:…………
10 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: Học lực:……… Hạnh kiểm:………
11 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường
Thông qua bản lí lịch học sinh này, tôi đã nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm để lập ra đội ngũ cán sự lớp, phương hướng phát triển phong trào lớp và kịp thời tìm ra giải pháp quản lí lớp, có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh.…
Bên cạnh đó tôi còn trao đổi với GVCN của năm trước(nếu là HS lớp 11 hoặc 12), liên hệ các GVBM trong lớp cũng như giáo viên làm công tác Đoàn, quản sinh để có thêm những thông tin chính xác về các em
Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình
Trang 9học sinh qua điện thoại, giấy báo Từ đó tôi nắm được những diễn biến về đạođức, về học tập của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạmđồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục.
3 Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực:
Ở lứa tuổi THPT, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, pháthuy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôntôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tựphê bình Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ởmỗi học sinh
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần cóđội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm Vì lẽ đó bầu ban cán
sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảmnhiệm được
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:
* Bầu ban cán sự lớp:
* Bầu tổ trưởng:
* Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn:
* Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Theo tôi để duy trì kỉ luật, trật tự lớp cũng như thúc đẩy phong trào thi đuacủa lớp, nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh, vai trò của đội ngũ cán sựlớp là vô cùng quan trọng Lớp được đi vào nề nếp sớm là do ngay từ đầu năm, tôi
đã xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp là những em có học lực khá trở lên
Sau đó, tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó vàtôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em khi có sự việc
Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinhhoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần,hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm
Lớp phó học tập: Theo dõi về mặt học tập của lớp, bảo quản sổ ghi đầubài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng
Lớp phó Lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp,phân công trực nhật
Lớp phó Văn - Thể - Mĩ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Đoàn trường, nhà trường tổ chức
Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng
tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp hàng tuần,hàng tháng
Ngoài ra, tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đềkhó trong các môn học Thêm vào đó, thông qua quá trình tiếp xúc, tôi sẽ tìm ranhững em cán sự lớp thực sự chăm ngoan, gương mẫu, quan tâm và tạo niềm tin
Trang 10với các em Từ đó, thông qua thiện cảm của các em với mình, tôi sẽ nhận đượcnhững phản hồi từ những học sinh trong lớp về thái độ của các em đối với công tácquản lí của mình, cũng nắm bắt rõ hơn về tình hình hàng ngày trên lớp Thông qua
đó có biện pháp quản lí, giáo dục hợp lí hơn Vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các emđang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số em còn bao che thậm chíkhông dám phê bình trước lớp Để theo dõi và nắm tình hình của lớp tôi thườngxuyên trao đổi với ban cán sự lớp thông qua các buổi hội ý đột xuất hoặc trao đổiriêng Nhờ đó mà những vi phạm của học sinh trong lớp được tôi nắm bắt khá cụthể và giải quyết ngay sau khi vi phạm xảy ra, chậm nhất là giải quyết cuối tuần
* Sắp xếp chỗ ngồi:
Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt
Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực
Chú ý những em có cùng khuyết điểm
* Một số yêu cầu khác:
Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp
Các em chép nội quy nhà trường
Qui định về thưởng phạt
* Lập sơ đồ lớp:
Trang 11TÀI LỘC ĐẠI QUANG
THÙY TUYỀN T.HOA VI
VĨ
UYÊN HẢI CHI DƯƠNG LƯƠNG THỐNG QUỐC
(TTT1)
BÀN GIÁO VIÊN BẢNG
CỬA LỚP
Trang 124 Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp:
Sinh hoạt lớp ở trường THPT là rất quan trọng Mặc dù chỉ có 15 phút đầugiờ nhưng đó là thời gian có thể giúp các em ôn lại những kiến thức đã học mà cóthể các em chưa nhớ rõ (nhất là đối với những môn xã hội: Văn, Sử, Địa…) Cònđối với những môn học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa…, một số em học chưa tốt cóthể có điều kiện nắm được những kiến thức cần thiết qua việc hướng dẫn hoặcchữa bài tập của một số nhóm trưởng vốn là những học sinh học tốt
Sinh hoạt đầu giờ còn là thời gian để các em thể hiện tinh thần kỉ luật, sựnghiêm túc cũng như tinh thần tập thể với những biểu hiện như ngồi ngay ngắntrong lớp, không chạy nhảy, đùa giỡn trong lớp; mà cùng nhau giải những bài tậpkhó, sinh hoạt văn nghệ …
Theo tôi, mỗi học sinh chưa hẳn đã giỏi tất cả các môn nên tôi chọn nhữnghọc sinh nào giỏi môn nào nhất thì cử làm nhóm trưởng phụ trách môn đó Ngàynào có những tiết liên quan tới môn sở trường của mình, học sinh đó phải có tráchnhiệm hướng dẫn những học sinh yếu trong lớp giải quyết những khó khăn của cácbạn Tất nhiên trong quá trình tổ chức sinh hoạt sẽ không tránh khỏi ồn ào Điều đócần đến vai trò của lớp trưởng, các tổ trưởng và lớp phó thi đua của lớp Giáo viênchủ nhiệm phải động viên, đôn đốc các em thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí, nhắcnhở các bạn duy trì trật tự và đảm bảo chất lượng giờ sinh hoạt
5 Cần có những hình thức giáo dục, khen thưởng, xử phạt hợp lí
Lứa tuổi học sinh ở trường THPT là lứa tuổi đang có nhiều biến chuyển cả
về tâm sinh lí Cho nên rất khó để áp dụng một cách thức giáo dục nhất định Bởivậy, đối với những đối tượng khác nhau thì cần có biện pháp giáo dục khác nhau.Những học sinh ít vi phạm, ngoan ngoãn thì khi vi phạm tôi chỉ nhắc nhở vàkhuyên nhủ nhẹ nhàng các em không được tái phạm, không mắng mỏ, tạo tâm líchán nản ở các em Có một số học sinh cá biệt, không ưa nặng, nếu la mắng hoặcquá mạnh tay thường là sự phản ứng và tâm lí bất mãn ở các em Do đó, ngoàiviệc xử lí theo đúng qui định của nhà trường, tôi thường gặp gỡ riêng các em đểchia sẻ hiểu rõ tâm tư của các em, động viên các em cố gắng phấn đấu vì cha mẹ,
vì tương lai của chính mình Phân tích cho các em những tác hại của việc sốngkhông có mục đích, không có lí tưởng Đồng thời thông qua trao đổi với các em,giúp các em hiểu rõ hơn về mình, tránh việc hiểu lầm của các em về việc cô có áccảm với mình Từ đó những học sinh này đã có những động thái tích cực trong họctập, rèn luyện
Theo tôi trong công tác chủ nhiệm, để duy trì một tập thể lớp vững mạnh,cần phải có những biện pháp khen thưởng, kỉ luật hợp lí
Trước hết là khen thưởng: Hàng tuần, tôi phát động thi đua giữa các tổ Tiêuchí để đánh giá là cộng tổng điểm thi đua của tất cả cá nhân trong tổ Tổ nào cótổng điểm cao nhất thì nhận được sự tuyên dương hoặc một phần quà nhỏ( trích từquỹ lớp)
Dưới đây là bảng thi đua mà tôi áp dụng:
Trang 13Tổ… Họ và tên Điểm cá nhân
1/……….
2/……….
3/………
4/………
5/……….
6/………
7/………
………….
Tổng điểm tổ:…….
Bên cạnh việc phát động thi đua theo tổ, tôi còn phát động thi đua cá nhân Hàng tuần, học sinh nào đạt nhiều điểm cao nhất hoặc có những đóng góp nổi bật trong phong trào của lớp sẽ nhận được một phần thưởng (thường là bút, vở hoặc một món quà nhỏ có ý nghĩa) Việc trao thưởng dựa vào theo dõi và báo cáo của lớp trưởng và lớp phó thi đua
Vào dịp tết đến , xuân về tôi cùng các học sinh trong lớp tiết kiệm tuần lễ
heo vàng lộc vui, mua quà tết cho những em có hoàn cảnh khó khăn mà có sự cố
gắng trong học tập, rèn luyện
Có thể nói, nhờ có hình thức khen thưởng hợp lí, tôi đã tạo được không khí thi đua sôi nổi trong lớp và sự nhiệt tình của cán sự lớp Từ đó đưa lớp thành một tập thể vững mạnh
Bên cạnh hình thức khen thưởng cần có biện pháp kỉ luật để ngăn ngừa những vi phạm Để làm được điều đó, cùng nội quy của trường, tôi còn lập ra một bản nội qui riêng của lớp Cụ thể như sau:
NỘI QUY LỚP
1 Học sinh đi trễ bị phạt đi lao động vào trái buổi
2 Khi trống báo vào lớp không được đứng ngoài hành lang
3 Tập trung chào cờ đúng giờ qui định, không được gây ồn ào, lộn xộn, đầu và cuối buổi thành viên trực phải mang và cất ghế
4 Phải chuẩn bị bài và học bài trước khi đến lớp
5 Nghỉ học phải viết giấy phép, có chữ kí của phụ huynh và phải chính phụ huynh gọi điện thông báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gửi giấy phép nơi quản sinh
6 Tuyệt đối cấm việc tự ý đổi chỗ ngồi
Trang 147 Tới trường cần thực hiện nghiêm túc đồng phục do nhà trường quy định (nữ mặc áo dài, nam quần tây, áo trắng; đầu tóc gọn gàng, không nhuộm, xịt keo, phải đeo phù hiệu, huy hiệu đoàn, không mang dép lê)
8 Cấm mang và sử dụng quà hay đồ ăn trong lớp, trong giờ học (vi phạm
sẽ mời phụ huynh trao đổi và cam kết hạ Hạnh kiểm trong tuần, tháng, học kì )
9 Cấm xả rác trong lớp học và hành lang
10 Cấm ngồi lên bàn học, bàn ghế giáo viên
11 Cấm viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn, lên bảng
12 Cấm gây mất trật tự, phát biểu tự do, đùa giỡn trong giờ học và sinh hoạtđầu giờ
13 Phải có mặt đầy đủ và đúng giờ trong các buổi lễ, lao động, ngoại khóa
do trường tổ chức
14 Cấm chửi thề, nói tục, hút thuốc, đánh bài, uống rượu, leo tường
15 Cấm mang và sử dụng điện thoại di động trong lớp, trong giờ học
16 Không được tỏ thái độ không tốt với cán sự lớp (khi những người này nhắc nhở hoặc phổ biến công việc chung)
17 Cấm tuyệt đối việc cúp tiết, giả mạo chữ kí phụ huynh
18 Cấm kết bè phái, gây mất đoàn kết trong lớp
19 Tuyệt đối không được vô lễ với giáo viên, gây gổ, đánh lộn trong và ngoài trường
20 Cấm quay cóp, giở tài liệu, trao đổi bài trong khi kiểm tra, thi
21 Cán sự lớp phải quản lí lớp nghiêm túc, có trách nhiệm, không được baoche và phải báo cáo thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm về những vi phạm củalớp
22 Cán sự lớp được phân công phải tổ chức sinh hoạt đầu giờ đúng quyđịnh và có chất lượng
23 Tổ trực nhật phải thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ, nếu làm không tốt sẽ
Trang 156 Vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó
Theo tôi, đây là một việc làm rất hữu ích, có hiệu quả cao Thường thì giáoviên chủ nhiệm giải quyết những vi phạm vào cuối tuần Khi đó, có rất nhiều họcsinh, nhiều vi phạm sẽ phải giải quyết Cho nên, việc xử lí sẽ bị “loãng”, nhiều khikhông cặn kẽ, hợp tình, thiếu tính thuyết phục Bởi vậy, khi nắm bắt được vi phạmcủa học sinh, tôi bố trí thời gian làm việc trực tiếp với học sinh để tìm hiểu nguyênnhân vi phạm, cách thức xử lí đối với từng trường hợp Từ đó các em nghe theo vàsửa chữa Đặc biệt, việc vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó còn có tác dụng răn đeđối với những học sinh khác, ngăn chặn được những hành vi vi phạm theo kiểu hùatheo
7 Thực hiện đánh giá thi đua, hạnh kiểm học sinh nghiêm túc, khoa học
Việc đánh giá thi đua và xếp hạnh kiểm học sinh không thể dựa vào cảmtính hoặc tình cảm cá nhân để áp đặt Điều đó sẽ gây tâm lí bất mãn cho học sinh
vì thầy cô đối xử và hành động thiên vị, không công bằng Đánh giá học sinh cả vềthi đua lẫn đạo đức cũng là một quá trình đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải quantâm, theo dõi học sinh thông qua nhiều luồng thong tin khác nhau Từ đó mới cónhững quyết định xác đáng, khiến học sinh nể phục Có rất nhiều phụ huynh đã lêntận trường để chất vấn giáo viên chủ nhiệm làm sao lại xếp con mình hạnh kiểmyếu Sở dĩ điều đó xảy ra là do học sinh có tâm lí thầy cô ác cảm với mình, khôngthừa nhận khuyết điểm của mình Để tránh những trường hợp không mong muốnnhư vậy, tôi đưa ra những qui định về thi đua, đánh giá hạnh kiểm như sau:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HÀNG TUẦN
*/ Những vi phạm bị trừ điểm :
1 Trừ 2 điểm/ 1 lần vi phạm :
a Trống báo vào lớp vẫn đứng ngoài hành lang
b Lộn xộn trong giờ chào cờ
c Đổi chỗ ngồi
d Xả rác bừa bãi
e Điểm kiểm tra miệng dưới 5
f Leo, trượt cầu thang
2 Trừ 3 điểm/ 1 lần vi phạm :
a Mất trật tự trong giờ học
b Vẽ bậy lên tường, bàn ghế
c Phát biểu tự do, đùa giỡn trong giờ học
d Sinh hoạt 15 phút đầu giờ không nghiêm túc
e Thiếu ý thức bảo vệ tài sản chung
f Không chuẩn bị bài ở nhà
g Trực nhật không tốt
Trang 163 Trừ 4 điểm/ 1 lần vi phạm:
a Thực hiện không nghiêm túc hình thức kỷ luật của giáo viên
b Cho bạn xem bài, coppy bài, trao đổi bài khi kiểm tra
c Vắng mặt trong các hoạt động ngoại khóa, lao động
d Mang quà, đồ ăn vào lớp
e Cán bộ lớp bao che hoặc không thực hiện tốt việc quản lí, sinh hoạt lớp đầu giờ
4 Trừ 5 điểm/ 1 lần vi phạm :
a Đi học trễ
b Bị kiểm điểm trước lớp
c Phải làm bản kiểm điểm khác
d Vi phạm, bị ghi tên vào sổ đầu bài
e Có thái độ không tốt với cán bộ lớp (khi cán bộ lớp nhắc nhở hay phổ biến công việc …)
c Mang và sử dụng điện thoại trong lớp
d Nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu, đánh bài
e Gỉa mạo chữ kí phụ huynh
f Trang phục không đúng quy định (đầu tóc, phù hiệu, dép, quần áo, huy hiệu…)
*/ Những việc làm được cộng điểm :
1 Phát biểu xây dựng bài đúng : cộng 5 điểm / 1lần
2 Phát biểu bài nhiều lần với ý thức xây dựng bài : cộng 5 điểm
3 Điểm kiểm tra miệng từ 7 đến 8 : cộng 3- 4 điểm / 1điểm tốt
4 Điểm kiểm tra từ 9 đến 10 : cộng 5 điểm / 1điểm tốt
5 Tích cực trong hoạt động phong trào của lớp, trường: cộng 10 điểm/ hoạt động
6 Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung : 5 điểm / 1 hành vi
Trang 17*/ Cách thức xếp loại : (Theo hàng tháng)
1 Hạnh kiểm tốt : Điểm cộng > 100, điểm trừ < 5 điểm
2 Hạnh kiểm khá : Điểm cộng > 100, điểm trừ =5 điểm
3 Hạnh kiểm trung bình : Điểm trừ =6 điểm
4 Hạnh kiểm yếu : Điểm trừ 7 điểm trở lên
* Ghi chú :
Những hành vi sau đây có thể đánh giá hạnh kiểm trực tiếp mà không cần xem xét:
1 Vi phạm qui chế kiểm tra, thi: xếp loại yếu
2 Đánh nhau, gây lộn bị đưa ra hội đồng kỉ luật: xếp loại yếu
3 Leo tường bị phát hiện sẽ bị đánh giá hạnh kiểm trung bình cả học kỳ
Để tiện cho việc theo dõi, đánh giá của cán sự lớp, tôi lập ra bảng theo dõi
và xếp hạnh kiểm hàng tuần như sau:
*/ Bảng theo dõi vi phạm của tổ