Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm n
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Trịnh Văn Hiệu Lĩnh vực nghiên cứu:
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Trịnh Văn Hiệu
2 Ngày tháng năm sinh: 15/06/1983
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Ấp 1 - Xã Phú Lập – Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
5 Điện thoại: 0972707957
6 E-mail: lobuocphieudu2004@yahoo.com
7 Chức vụ: Tổ phó tổ Sử - Địa – Công dân
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
II KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử
- Số năm có kinh nghiệm: 05
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm gần đây: 02
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 3I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người" Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện, giáo dục toàn diện Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học Đối với giáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các
em về nền nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước
Người giáo viên chính là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới Bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, họ còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh phấn đấu trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tác phong Do vậy, trình độ tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân
ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt
Nhưng thực trạng hiện nay, công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nền nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác Điều đó cho thấy rằng, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉđạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc giống như bạn tốt nhất của các em Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những tâm huyết bấy lâu với “nghề” chủ
nhiệm, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
II CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1 Cơ sở lí luận
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học
Lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế trường trung học phổ thông là lứa tuổi đang
có những biến động lớn về tâm sinh lí Tức là đang trong quá trình phát triển nhân
Trang 4cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống Do đó, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn
đề rất quan trọng Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọngđảm bảo sự thành công của họ trong công tác chủ nhiệm lớp Song với lứa tuổi học sinh ở cấp THPT, mặc dù cơ thể phát triển mạnh nhưng sự nhận thức của các em còn non trẻ, có thể nói là bồng bột, tư duy chưa đạt tới đỉnh cao Do vậy, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo để đi vào nền nếp, dần dần trở thành người sống có ích trong
xã hội Mà người có thể làm tốt điều này không ai khác đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp
Ngày nay, do sự phát triển nhảy vọt của khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng như sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa, học sinh được tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng, lối sống mới từ bên ngoài, đặc biệt là ở phương Tây, trong đó có những lối sống, hành vi không lành mạnh, nếu tiếp thu có thể gây ảnh hưởng xấu tới thuần phong, mĩ tục của dân tộc Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều trò chơi điện tử mang tính chất kích động bạo lực, những trò chơi yêu cầu phải có thẻ nạp tiền…Điều đó đã làm thoái hóa, biến chất một bộ phận học sinh vốn học kém, lười học và ý thức khôngtốt Thực tế đã cho thấy rằng, nhiều học sinh nữ ăn mặc khá hở hang, giống như để khoe thân, tự tin thái quá vẻ đẹp của mình Hoặc có những học sinh nam vì thiếu tiền chơi game và ảnh hưởng của các trò chơi bạo lực đã lạnh lùng giết người, cướp của đểthỏa mãn sở thích của mình
Thực trạng đó đã gióng lên một hồi chuông báo động đối với sự sa ngã của giới trẻ nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng Và hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn học sinh tiếp thu cái tiến
bộ, loại bỏ cái xấu và giáo dục những học sinh có biểu hiện sa ngã hướng thiện
Theo điều lệ trường THPT của bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Thứ nhất là nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phươngpháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh vàđiều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội
có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của họcsinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng pháttriển nhà trường
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khenthưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểmtra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnhviệc ghi sổ điểm và học bạ học sinh
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
Trang 5Thứ hai là quyền hạn:
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình
- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyếtnhững vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người thay mặt nhà trường quản lí trực tiếp quá trình học tập, rèn luyện của học sinh Họ vừa là nhà giáo dục, người quản lí, người tổ chức, người tư vấn và nuôi dưỡng các ước mơ, khát vọng của tập thể cũng như từng cá nhân học sinh Họ là người chịu trách nhiệm đối với kết quả giáo dục và học tập của học sinh Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởngrất lớn đến học sinh, họ vừa là người đại diện, là cầu nối giữa nhà trường - cha mẹ - cộng đồng - các giáo viên khác trong trường với học sinh Do vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT rất quan trọng Xuất phát từ đó, người giáo viên chủ nhiệm phải có cách thức tổ chức lớp và đưa ra những biện pháp quản lí, giáo dục hợp
lí, có hiệu quả để thúc đẩy cá nhân học sinh và tập thể lớp đi lên
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trường THPT Tôn Đức Thắng nằm ở ấp 3, xã Phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tuyển học sinh từ địa bàn nhiều xã lân cận (Phú Lập, Phú Thịnh, Nam Cát Tiên, Tà Lài), thậm chí cả học sinh ở Thanh Sơn và thị trấn Tân Phú Chất lượng đầu vào khá thấp (hầu như nhận toàn bộ hồ sơ) nên khó tránh khỏi trường hợp học sinh bỏhọc giữa chừng do sức học không theo nổi, hoặc ở lại lớp Bên cạnh đó, do trường xây dựng ở địa bàn mà người dân chủ yếu làm rẫy, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên và tiểu thương nên điều kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế Do điều kiện gia đình khó khăn nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con
em mình, hoặc không đáp ứng được tiền bạc để cho con em tới trường nên đó cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bỏ học của học sinh
Nhiều em học sinh nhà ở cách xa trường, ở xã khác tới học (xã Thanh Sơn, Phú
Thịnh, Nam Cát Tiên, thị trấn Tân Phú…) nên việc đi lại của các em cũng rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa Những ngày học trái buổi các em thường ở lại trường Mặt khác, ở địa bàn xã Phú Lập, tình hình an ninh, trật tự hết sức phức tạp,
thường xuyên xảy ra trộm cắp, đánh lộn, giết người; có nhiều băng nhóm tội phạm thường xuyên tụ tập ở những dãy nhà trọ gần trường Chúng lôi kéo một bộ phận học sinh nhận thức kém, ăn chơi đua đòi, đặc biệt là nam sinh Từ đó đã gây những tác động xấu tới môi trường giáo dục của nhà trường Hầu như tuần nào cũng có một vụ lộn xộn trước cổng trường do những thanh niên xấu bên ngoài kích động học sinh trong trường đánh nhau
Từ những khó khăn trên, việc xây dựng cho học sinh những thói quen về hành
vi, đạo đức, tác phong tốt là việc làm hết sức cần thiết Bản thân tôi được giao nhiệm
vụ làm giáo viên chủ nhiệm nên tôi rất hiểu rõ tầm quan trọng của mình đối với học
Trang 6sinh lớp chủ nhiệm Vì thế, tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm từ những người đi trước, và rút kinh nghiệm từ những hạn chế của bản thân để đưa ra những biện pháp nhằm quản lí, giáo dục học sinh có hiệu quả cao
Dưới đây là những việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua:
1 Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh, khả năng của từng học sinh:
Thông thường ở trường THPT Tôn Đức Thắng, giáo viên chủ nhiệm thường không chủ nhiệm hết một khóa vì sĩ số học sinh không đảm bảo Nhưng dù chủ nhiệm theo năm hay theo khóa, theo tôi phải có sự nắm bắt rõ về hoàn cảnh gia đình cũng như khả năng học tập, rèn luyện của học sinh Cho nên khi tiếp quản một lớp nào đó, tôi đã chuẩn bị một phiếu mẫu điều tra về học sinh, tạm gọi là lí lịch học sinh:
LÍ LỊCH HỌC SINH
Họ và tên:………Ngày, tháng, năm sinh:………
Quê quán:………
Nơi sinh:………
Chỗ ở hiện tại: Ấp(khu phố)……, xã(huyện)………
Số điện thoại gia đình:………
Số điện thoại cá nhân:………
Hoàn cảnh gia đình: Khó khăn Bình thường Khá Số thành viên trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em): Công việc thường ngày ở gia đình: Điểm trung bình năm lớp :………Xếp loại học lực(giỏi, khá, trung bình, yếu):…….
Những môn học sở trường:………
Sở trường (năng khiếu)………
Chức vụ năm lớp….:………
Họ và tên cha:……… Chữ kí (tên):………
Nghề nghiệp:………
Họ và tên mẹ:……… Chữ kí (tên):………
Nghề nghiệp:………
Thông qua bản lí lịch học sinh này, tôi đã nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm để lập ra đội ngũ cán sự lớp, phương hướng phát triển phong trào lớp và kịp thời tìm ra giải pháp quản lí lớp Việc làm này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em, mà thông qua đó có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
2 Tổ chức cán sự lớp:
Để duy trì kỉ luật, trật tự lớp cũng như thúc đẩy phong trào thi đua của lớp, nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh, vai trò của đội ngũ cán sự lớp là vô cùng quan trọng Lớp được đi vào nền nếp sớm là do ngay từ đầu năm, tôi đã xây dựng một
Trang 7đội ngũ cán bộ lớp là những em có học lực khá trở lên (thông qua bản lí lịch học sinh)
Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó và tôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em khi có sự việc Ví dụ như lớp trưởng phải chịu mọi mặt của lớp, phụ trách phong trào chung Lớp phó học tập chịu mảng học tập Lớp phó văn thể mỹ phụ trách các phong trào văn nghệ và các hoạt động phong trào Lớp phó lao động quản lý lớp khi có lao động của lớp cũng như của nhà trường Ngoài ra tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đề khó trongcác môn học Thêm vào đó, thông qua quá trình tiếp xúc, tôi sẽ tìm ra những em cán
sự lớp thực sự chăm ngoan, gương mấu, quan tâm và tạo niềm tin với các em Từ đó, thông qua thiện cảm của các em với mình, tôi sẽ nhận được những phản hồi từ những học sinh trong lớp về thái độ của các em đối với công tác quản lí của mình, cũng nắm bắt rõ hơn về tình hình hàng ngày trên lớp Thông qua đó có biện pháp quản lí, giáo dục hợp lí hơn Vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các em đang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số em còn bao che thậm chí không dám phê bình trước lớp Để theo dõi
và nắm tình hình của lớp tôi thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp thông qua các buổi hội ý đột xuất và hội ý giờ sinh hoạt lớp cuối tuần Nhờ đó mà những vi phạm của học sinh trong lớp được tôi nắm bắt khá cụ thể và giải quyết ngay sau khi vi phạmxảy ra, chậm nhất là giải quyết cuối tuần
Ngoài ra, tôi còn tìm cách tạo ra nhiệt tình trong công việc cho đội ngũ cán sự lớp Thông thường thì các em không thích làm cán sự lớp vì “chẳng được gì, mất thời gian tập trung cho việc theo dõi bài giảng, mất lòng các bạn trong lớp” Bởi vậy, ngoài việc động viên tinh thần của các em, tôi còn đưa ra một số biện pháp khuyến khích các em làm việc nhiệt tình Chẳng hạn như san sẻ công việc cho đội ngũ cán sự lớp để giảm gánh nặng và áp lực cho các em Ví dụ như bên cạnh lớp trưởng, tôi còn giao trách nhiệm cho một lớp phó thi đua và các tổ trưởng giúp đỡ lớp trưởng trong việc quản lí lớp giờ sinh hoạt 15 phút cũng như trong các tiết học chính Đối với việc
tổ chức sửa bài tập 15 phút đầu giờ, tôi chọn những học sinh xuất sắc nhất của từng
bộ môn làm lớp phó học tập của môn đó, thay vì chỉ một lớp phó học tập duy nhất Đến giờ sinh hoạt, các em sẽ tự giác thực hiện nhiệm vụ sinh hoạt nếu có môn sở trường của mình
Nhờ có những biện pháp khuyến khích và san sẻ trách nhiệm đó, tôi đã tạo nên
sự thoải mái và nhiệt tình trong công việc của đội ngũ cán sự lớp Kết quả là đã ổn định hơn về kỉ luật, trật tự và hiệu quả trong học tập của lớp
3 Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp:
Giờ sinh hoạt lớp ở trường THPT rất quan trọng Mặc dù chỉ có 15 phút đầu giờ nhưng đó là thời gian có thể giúp các em ôn lại những kiến thức đã học mà có thể các
em chưa nhớ rõ (nhất là đối với những môn học thuộc lòng như môn Sử, Địa…) Còn đối với những môn khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa…, một số em học chưa tốt có thể có điều kiện để nắm được những kiến thức cần thiết thông qua việc hướng dẫn hoặc chữa bài tập của một số cán sự lớp vốn là những học sinh học tốt
Trang 8Giờ sinh hoạt lớp còn là thời gian để các em thể hiện tinh thần kỉ luật, sự
nghiêm túc cũng như tinh thần tập thể với những biểu hiện như ngồi ngay ngắn trong lớp, không chạy nhảy, đùa giỡn trong lớp; mà cùng nhau giải những bài tập khó, hát những bài hát tập thể…
Để làm cho một giờ sinh hoạt lớp có chất lượng, cần có biện pháp tổ chức hợp
lí của giáo viên Tôi đã phân công cụ thể cho đội ngũ cán sự lớp mỗi người một việc Mỗi học sinh chưa hẳn đã giỏi tất cả các môn nên tôi chọn những học sinh nào giỏi môn nào nhất thì cử làm lớp phó phụ trách môn đó Ngày nào có những tiết liên quan tới môn sở trường của mình, học sinh đó phải có trách nhiệm hướng dẫn những học sinh yếu trong lớp giải quyết những khúc mắc của các bạn Tất nhiên trong quá trình
tổ chức sinh hoạt sẽ không tránh khỏi ồn ào Điều đó cần đến vai trò của lớp trưởng, các tổ trưởng và lớp phó thi đua của lớp Giáo viên chủ nhiệm phải động viên, đôn đốc các em thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí, nhắc nhở các bạn duy trì trật tự và đảm bảo chất lượng giờ sinh hoạt
4 Có những hình thức giáo dục, khen thưởng, xử phạt hợp lí
Lứa tuổi học sinh ở trường THPT là lứa tuổi đang có nhiều biến chuyển kể cả vềsinh lí và tâm lí Cho nên rất khó để áp dụng một cách thức giáo dục nhất định Các
em tuy lớn người nhưng tính cách còn trẻ con, nhiều khi ham chơi, học đòi Bởi vậy, đối với những đối tượng khác nhau thì tôi có biện pháp giáo dục khác nhau Những học sinh ít vi phạm, ít quậy phá, ngoan ngoãn thì thường khi vi phạm tôi chỉ nhắc nhở
và khuyên nhủ các em không được tái phạm, tránh việc nạt nộ, mắng mỏ, tạo tâm lí chán nản, không muốn sửa chữa ở các em Có một số học sinh khá ngang bướng, không ưa nặng, nếu la mắng hoặc quá mạnh tay với các em thường chỉ đem lại tác dụng không mong muốn Đó là sự phản ứng và tâm lí bất mãn ở các em Do đó, ngoàiviệc xử lí theo đúng qui định của nhà trường, tôi thường gặp gỡ riêng các em để hiểu
rõ tâm tư của các em, động viên các em cố gắng phấn đấu vì cha mẹ, vì tương lai của các em Phân tích cho các em những tác hại của việc sống không có mục đích, không
có lí tưởng Đồng thời thông qua trao đổi với các em, giúp các em hiểu rõ hơn về mình, tránh việc hiểu lầm của các em về việc thầy có ác cảm với mình Từ đó những học sinh này đã có những động thái tích cực trong học tập, rèn luyện
Trong công tác chủ nhiệm, để duy trì một tập thể lớp vững mạnh, cần phải có những biện pháp khen thưởng, kỉ luật hợp lí
Trước hết là khen thưởng Hàng tuần, tôi phát động thi đua giữa các tổ Tiêu chí đểđánh giá là cộng tổng điểm thi đua của tất cả cá nhân trong tổ Tổ nào có tổng điểm cao nhất thì nhận được một phần quà hoặc tiền (kinh phí lấy từ quĩ hội phụ huynh lớp)
Dưới đây là bảng thi đua mà tôi áp dụng:
1/
2/
Trang 9Ngoài ra, cuối mỗi học kì tôi còn dùng nguồn quĩ phụ huynh để khen thưởng cho những học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, cán sự lớp, những học sinh có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua của lớp Phần thưởng là sách vở, đôi khi là tiền
Có thể nói, nhờ có hình thức khen thưởng hợp lí, tôi đã tạo được không khí thi đua sôi nổi trong lớp và sự nhiệt tình của cán sự lớp Từ đó đưa lớp thành một tập thể vững mạnh
Thế nhưng, để duy trì một tập thể lớp có kỉ luật, nền nếp cũng không phải đơn giản, không chỉ áp dụng hình thức khen thưởng mà còn có biện pháp kỉ luật để ngăn ngừa, chặn đứng những vi phạm Để làm được điều đó, bên cạnh nội quy của trường, tôi còn lập ra một bản nội qui riêng của lớp, cụ thể và chi tiết hơn Cụ thể như sau:
NỘI QUY LỚP
1 Học sinh đi trễ không được vào trường
2 Khi kẻng báo vào lớp không được đứng ngoài hành lang
3 Tập trung chào cờ đúng giờ qui định, không được gây ồn ào, lộn xộn, đầu và cuối buổi tổ trực nhật phải cử người mang và cất ghế
4 Phải chuẩn bị bài và học bài trước khi đến lớp
5 Nghỉ học phải viết giấy phép, có chữ kí của phụ huynh và phải nhờ phụ huynh gọi điện thông báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc giám thị
6 Nghiêm cấm việc tự ý đổi chỗ ngồi
7 Tới trường cần thực hiện nghiêm túc đồng phục do nhà trường quy định (nữ mặc áo dài, nam quần tây, áo trắng; đầu tóc gọn gàng, không nhuộm, xịt keo, đeo phù hiệu, huy hiệu đoàn, không mang dép lê)
8 Cấm mang và sử dụng quà hay đồ ăn trong lớp, trong giờ học (vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt)
9 Cấm xả rác, vỏ, bã kẹo trong lớp học và hành lang
10 Cấm leo, trượt cầu thang, ngồi lên bàn học, bàn ghế giáo viên
11 Cấm viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn, lên bảng
12 Cấm gây mất trật tự, phát biểu tự do, đùa giỡn trong giờ học và sinh hoạt đầu giờ
13 Cấm việc tự tiện coi sổ điểm lớn (vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt)
Trang 1014 Cấm chọc, giỡn người làm nhiệm vụ theo dõi sinh hoạt đầu giờ
15 Phải có mặt đầy đủ và đúng giờ trong các buổi lễ, lao động, ngoại khóa do trường tổ chức
16 Cấm chửi thề, nói tục, hút thuốc, đánh bài, uống rượu, leo tường
17 Cấm mang và sử dụng điện thoại di động trong lớp, trong giờ học (vi phạm sẽ
bị tịch thu trong vòng 2 tháng )
18 Không được tỏ thái độ không tốt với cán sự lớp (khi những người này nhắc nhở hoặc phổ biến công việc…)
19 Cấm tuyệt đối việc cúp tiết, giả mạo chữ kí phụ huynh
20 Cấm kết bè phái, gây mất đoàn kết trong lớp
21 Không được vô lễ với giáo viên, gây gỗ, đánh lộn trong và ngoài trường
22 Cấm quay cóp, giở tài liệu, trao đổi bài trong khi kiểm tra, thi
23 Cán sự lớp phải quản lí lớp nghiêm túc, có trách nhiệm, không được bao che
và phải báo cáo thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm về những vi phạm của lớp
24 Cán sự lớp được phân công phải tổ chức sinh hoạt đầu giờ đúng quy định và cóchất lượng
25 Tổ trực nhật phải thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ, nếu làm không tốt sẽ bị phạt Nội qui này được tôi triển khai và phát cho từng học sinh Khi học sinh vi phạm nội qui của lớp, tôi sẽ có những biện pháp xử phạt hợp lí Tôi đã chứng kiến nhiều giáo viên rất khắt khe khi học sinh vi phạm, thậm chí dùng biện pháp mạnh (nhiều người còn gọi là bạo lực) để xử lí học sinh vi phạm
Điều đó nhiều khi phản tác dụng, khiến học sinh ghét giáo viên, từ đó có những hành
vi phá rối do bất mãn Bản thân tôi, trước khi xử lí vi phạm, tôi phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để tránh xử lí không đúng mực, khiến các em không phục
Bên cạnh đó, đối với những vi phạm khác nhau thì xử lí theo cách khác nhau Ví
dụ như đối với những học sinh vi phạm đồng phục, tác phong thì nhắc nhở, nếu tái phạm thì kiểm điểm, mời phụ huynh giải quyết Tái phạm nhiều lần thì không cho vàotrường Đối với những học sinh vi phạm nặng như hút thuốc, chửi thề, đánh nhau tôi dùng biện pháp kiên quyết hơn như kiểm điểm trước lớp, phê bình trước cờ, mời phụ huynh và đưa ra hội đồng kỉ luật Đối với những học sinh thường xuyên vi phạm, hoặc có những hành vi không tốt (nói tục, hút thuốc, chửi thề, đánh nhau) ảnh hưởng tới thi đua của lớp, tôi yêu cầu đóng tiền vi phạm (tất nhiên tiền phạt này đã có sự thống nhất với phụ huynh qua buổi họp đầu năm) Tiền phạt sẽ sung vào quĩ lớp dùng cho hoạt động của lớp
Thông qua những hình thức xử phạt, kỉ luật đó, tôi đã duy trì nền nếp của lớp tương đối tốt Học sinh lớp tôi chủ nhiệm tác phong rất nghiêm túc, có tinh thần kỉ luật cao và hầu hết đều rất chăm ngoan Điều đó đã tạo nên niềm vui lớn trong công tác chủ nhiệm của tôi
5 Vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó
Theo tôi, đây là một việc làm rất hữu ích, có hiệu quả cao Thường thì giáo viên chủ nhiệm giải quyết những vi phạm vào cuối tuần Khi đó, có rất nhiều học sinh, nhiều vi phạm sẽ phải giải quyết Cho nên, việc xử lí sẽ bị “loãng”, nhiều khi không
Trang 11cặn kẽ, hợp tình, thiếu tính thuyết phục (nhiều học sinh cho rằng thầy cô xử lí thiên vị người này, người khác) Bởi vậy, khi nắm bắt được vi phạm của học sinh (thông qua cán sự lớp, thầy cô bộ môn, quản sinh và bản thân), tôi bố trí thời gian làm việc trực tiếp với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vi phạm, cách thức xử lí đối với từng
trường hợp Do chỉ có một hoặc vài học sinh cần được xử lí nên tôi có thời gian để lắng nghe giải trình của các em, hiểu được tâm lí của các em và cũng có thời gian động viên, thuyết phục hoặc nghĩ ra những biện pháp xử phạt hợp lí nhất Trong trường hợp không có thời gian để xử lí vi phạm, tôi ủy quyền cho thầy giám thị thay mặt tôi trực tiếp làm việc với học sinh Chính nhờ việc giải quyết kịp thời như vậy đã
có tác dụng rất lớn trong việc đưa ra những cách giải quyết hợp tình, có tác dụng thuyết phục học sinh Từ đó các em nghe theo và sửa chữa Đặc biệt, việc vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó còn có tác dụng răn đe đối với những học sinh khác, ngăn chặn được những hành vi vi phạm theo kiểu theo hùa, “té nước theo mưa” Và nhiều khi biện pháp này cũng có tác dụng ngay đối với chính bản thân tôi vì nếu để đến cuối tuần xử lí, sự việc đã hết “nóng”, đã “nguội” dần, kết hợp với việc phải giải quyết nhiều vi phạm cùng lúc tạo nên tâm lí ngại xử lí đối với giáo viên chủ nhiệm
6 Thực hiện đánh giá thi đua, hạnh kiểm học sinh nghiêm túc, khoa học
Việc đánh giá thi đua và xếp hạnh kiểm học sinh không phải dễ dàng Không thể dựa vào cảm tính hoặc tình cảm cá nhân để áp đặt Điều đó sẽ gây tâm lí bất mãn cho học sinh vì thầy cô đối xử và hành động thiên vị, không công bằng Đánh giá học sinh cả về thi đua lẫn đạo đức cũng là một quá trình đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm, theo dõi học sinh thông qua nhiều “kênh” khác nhau Từ đó mới có những quyết định xác đáng, khiến học sinh nể phục Có rất nhiều phụ huynh đã lên tận
trường để chất vấn giáo viên chủ nhiệm làm sao lại xếp con mình hạnh kiểm yếu Sở
dĩ điều đó xảy ra thứ nhất là do học sinh có tâm lí thầy cô ác cảm với mình, không thừa nhận khuyết điểm của mình Thứ hai là do thầy cô xếp theo cảm tính Trong trường hợp này đòi hỏi giáo viên phải đưa ra những vi phạm của học sinh để giải trìnhvới phụ huynh, khiến họ hài lòng, tránh tâm lí bất phục, nói xấu giáo viên, ảnh hưởng không tốt đến danh dự của giáo viên cũng như của trường
Để tránh những trường hợp không mong muốn như vậy, trước tiên tôi đưa ra những qui định về thi đua, đánh giá hạnh kiểm như sau:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HÀNG TUẦN