III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
9. Vận động, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong
cuộc sống
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi vận động học sinh trong lớp góp sách vở, dụng cụ học tập, kể cả tiền hỗ trợ cho các em. Bên cạnh đó, tôi còn vận động các Mạnh Thường Quân (phụ huynh của lớp), kể cả bản thân, góp tiền, vở và một số vật dụng liên quan tới học tập khác ủng hộ cho các bạn này có thể học tốt hơn và yên tâm hơn trong việc học của mình. Cụ thể như trong hai năm học 2011, 2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp các lớp 10A4, 11A4 tôi đã tự tổ chức khuyên góp từ bản thân và các học sinh trong lớp với số tiền là 1200.000 ngàn đồng/ năm và kêu gọi mạnh thường quân là phụ huynh em Nguyễn Dương ủng hộ mỗi năm là 2000.000 đồng, giúp đỡ cho em Nguyễn Thị Thu Thảo một học sinh trong lớp mồ côi cả cha lẫn mẹ và có 2 em nhỏ vượt lên hoàn cảnh bản thân. Từ sự giúp đỡ của mọi người em Thảo đã rất cố gắng trong suốt hai năm học đó.
Những việc làm đó tuy nhỏ bé, giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ cao.
Cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp 12a5 trao quà tết cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của lớp
10.
Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác: a/ Phối hợp với các giáo viên bộ môn:
Không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt ở lớp mình vì thế sẽ không thể nào nắm bắt cụ thể về tình hình học tập cũng như thái độ, hành động của học sinh lớp mình trong các tiết học khác (thông thường học sinh sợ giáo viên chủ nhiệm nên trong tiết của họ, các em thường tỏ ra ngoan ngoãn, biết nghe lời). Bởi vậy, ngoài việc lắng nghe phản hồi từ cán sự lớp thì ý kiến và đóng góp của giáo viên bộ môn là hết sức cần thiết . Vì vậy, tôi đã là một số việc sau:
- Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp.
- Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên bộ môn về những nhận xét các tiết học. Tôi đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật cụ thể đúng người, đúng tội để tránh tình trạng chung chung không biết xử lí em nào.
b/ Phối hợp với quản sinh:
Vai trò của quản sinh ở cấp trung học phổ thông cũng không kém phần quan trọng, ảnh hưởng tới việc rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh. Quản sinh chính là bộ phận hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường cũng như giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí học sinh. Hơn thế, quản sinh càng nghiêm, học sinh càng sợ, từ đó ít vi phạm hơn. Cho nên, trong công tác chủ nhiệm của mình, tôi đánh giá rất cao vai trò của người quản sinh. Ở trường THPT Ngô SĨ Liên, quản sinh thường có mặt rất sớm, trước giờ sinh hoạt lớp buổi sáng và chiều (trường tổ chức học hai buổi: sáng khối 11 và 12, chiều khối 10). Nhiệm vụ của thầy quản sinh là phải có mặt ở cổng trường để theo dõi học sinh về đồng phục, tác phong…. Học sinh sẽ không được thầy cho vào trường nếu vi phạm những nội qui nhà trường đề ra. Ngoài ra, trong giờ ra chơi giữa các tiết cũng như lúc tan trường, thầy quản sinh thường xuyên theo dõi, ghi chép và xử lí những vi phạm của học sinh.
Mỗi buổi cũng như hàng tuần tôi thường gặp gỡ với thầy quản sinh trong trường để kịp thời tìm ra những học sinh có biểu hiện không tốt, hay vi phạm nội qui, đặc biệt là những em vi phạm trang phục, cúp tiết, hút thuốc lá …Thông thường, những vi phạm của các em đều được thầy quản sinh xử lí rất hợp lí bằng những biện pháp khác nhau, tùy thuộc đối tượng vi phạm. Thế nên, ngoài việc thường xuyên gặp gỡ quản sinh để theo dõi tình hình vi phạm của lớp, tôi còn trao đổi với thầy để tìm ra cách giải quyết hợp lí giúp những học sinh vi phạm, đặc biệt là những học sinh cá biệt ngày càng tiến bộ hơn.
Có nhiều học sinh hay vi phạm nội qui, đặc biệt là vi phạm nặng, tôi mời phụ huynh và học sinh đến trường để trao đổi ( nếu cần tôi mời sự có mặt và giúp đỡ của thầy quản sinh ), tìm cách khắc phục. Theo tôi, việc làm đó vừa đảm bảo khách quan (một số phụ huynh tin lời con cho rằng thầy ác cảm với học sinh), vừa tạo niềm tin tới phụ huynh về công tác quản lí, giáo dục của nhà trường.
Do thời gian quản lí, giáo dục học sinh ở trường rất hạn chế. Phần lớn thời gian học sinh ở gia đình cho nên vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Có nhiều phụ huynh chưa hiểu thấu vấn đề, đổ lỗi cho sự quản lí của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm là yếu kém. Song thực chất, nếu họ không quan tâm đến con em, mải mê làm ăn thì sẽ dẫn tới sự sa sút cả về học tập lẫn đạo đức của học sinh. Thế nên việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình là rất quan trọng.
Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Khi học sinh vi phạm những lỗi nhẹ (đồng phục, tác phong…), thì tôi gửi giấy thông báo tới phụ huynh, yêu cầu học sinh phải đưa cho phụ huynh kí xác nhận và nộp trở lại cho giáo viên chủ nhiệm. Đối với những lỗi nặng (cúp tiết, hút thuốc…), thì tôi trực tiếp gọi điện cho phụ huynh để thông báo, đồng thời đề nghị phụ huynh nhắc nhở học sinh sửa chữa những khuyết điểm đó.
Trong các kỳ họp phụ huynh, bản thân tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, những góp ý chân thành của họ và những tâm sự của họ về con em của mình. Tận tình chia sẻ cụ thể về ưu khuyết điểm của học sinh đặc biệt là những em cá biệt.
Hiện nay, trong môi trường giáo dục đã có không ít những trường hợp học sinh thường xuyên vì các đam mê các trò chơi trên Internet dẫn tới thường xuyên nghỉ học, tình hình học tập sa sút và bỏ học. Để hạn chế những trường hợp trên, tôi luôn theo dõi nắm bắt kịp thời vấn đề này. Tôi thường hay ghé qua một số tiệm Internet gần trường trong thị trấn kiểm tra nhanh xem có học sinh của mình không . Từ đó phối hợp cùng với PHHS để các em đi học thường xuyên hơn góp phần duy trì sĩ số lớp. Ví dụ như trong học kỳ vừa qua tôi đã tìm gặp 2 học sinh( em Khỏe, em Quốc) của lớp 12A5 do tôi chủ nhiệm đã lén đi chơi game và ngay lúc đó tôi đã gọi điện báo PHHS đến đưa về. Từ đó có thể nói nhiều học sinh khác trong lớp đã không dám tái diễn.
11. Cần có phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hợp lí
Thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều xuất hiện một bộ phận học sinh không chấp hành tốt nội qui nhà trường, học tập không nghiêm túc …, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chung của lớp và nhà trường . Số học sinh này thường được gọi là học sinh cá biệt. Học sinh cá biệt là chỉ những học sinh quậy phá, thường xuyên bỏ giờ, trốn học …, không chấp hành nội qui nhà trường … Thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình…
Nguyên nhân khiến các em biến thành những học sinh không tốt như vậy có thể là ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường với những dịch vụ không lành mạnh như phim ảnh ảnh bạo lực, tình cảm lứa đôi quá trớn… Các em lao vào các trò chơi đó dẫn đến bỏ giờ, trốn học và những vi phạm khác.
Bên cạnh đó còn có thể do ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình. Sự thiếu quan tâm và không tạo điều kiện cho các em học tập của gia đình khiến các em học tập không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, thua sút bạn
hạnh phúc làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, sự chán nản, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thiết tha đến việc học, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học….
Thấy rõ được những nguyên nhân trên, bản thân tôi luôn trăn trở và cố tìm ra biện pháp tối ưu nhằm giáo dục học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan :
Thông qua giờ sinh hoạt lớp tôi thường kể chuyện về những tấm gương người tốt, việc tốt, đồng thời đưa ra những câu chuyện về tác hại của việc chơi bời lêu lổng và tệ nạn xã hội. Trong khi giáo dục các em, tôi không nặng về kiểm điểm, phê bình, mà chủ yếu tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, giúp các em nhận rõ và rút kinh nghiệm.
Tôi cũng vận dụng những qui định xếp loại của bộ giáo dục làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm của mình và đề ra hướng khắc phục. Tôi cũng phân tích một cách chân thành cho những em học sinh cá biệt thấy rằng không nên vì suy nghĩ và hành động bồng bột nhất thời của cá nhân mà ảnh hưởng tới sự nỗ lực, cố gắng trong thi đua của tập thể lớp.
Tôi kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh. Thông qua các bậc phụ huynh, tôi tìm hiểu nguyên nhân các em rơi vào tình trạng không tốt như vậy. Từ đó cùng với gia đình, quan tâm và khuyên bảo các em cố gắng bỏ cái xấu và học tập thật tốt vì chính tương lai của mình.
Thường lứa tuổi học sinh dễ bị ảnh hưởng những tác động xung quanh. Do đó, tôi chọn ra những người bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích. Ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Tôi cho học sinh cá biệt làm Tổ trưởng, lớp phó lao động hoặc chuyên theo dõi và ghi sĩ số của lớp, hoặc giao cho những công việc tập thể của lớp nhằm nâng cao uy tín của các em. Khiến các em không còn thấy mặc cảm, tự ti…
- Kết quả khá khả quan: từ là một học sinh cá biệt, em Trung, em Uyên lớp tôi đã trở thành một học trò ngoan,biết nghe lời.
Ngoài ra, tôi thường xuyên gọi điện hoặc gặp gỡ trực tiếp tâm sự với các học sinh cá biệt, lắng nghe những tâm sự của các em về bản thân, gia đình, thậm chí cả chuyện tình yêu tuổi học trò do chính các em nói, khi vui , khi buồn và tôi đóng vai trò là người bạn tốt, “chuên gia tư vấn” giúp tháo gỡ những khúc mắc của các em.
Với một ngôi trường như tôi đang công tác, những biện pháp mà tôi áp dụng với những học sinh cá biệt cũng đã phát huy tác dụng, đưa các em trở lại với môi trường giáo dục lành mạnh, cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện.
-Kết quả trong 4 năm gần dây các lớp do tôi chủ nhiệm số học sinh cá biệt đã giảm hẳn.
Năm học/ Lớp Số học sinh cá biệt Ghi chú Đầu năm Cuối năm
2011 – 2012/ 10A4 8 4
2012 – 2013/ 11A4 4 2
2013 – 2014/ 11A5 9 3
2014 – 2015/ 12A5 4 0
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho học sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, đoàn thể các cấp và tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của PHHS, tôi đã đạt được kết quả khá khả quan: học sinh biết vâng lời và lễ phép với thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có tính kỷ luật cao, có tinh thần thi đua tốt trong các phong trào của nhà trường.
- Các em có ý thức và hành động giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
- Sĩ số lớp đã được duy trì 100% trong mấy năm vừa qua tôi chủ nhiệm (trừ năm học 2011- 2012 có 2 em nghỉ học có lí do).
- Không có học sinh ở lại lớp.
- Giải nhất trang trí lớp, báo tường năm học 2012-2013.
- Đạt lớp tiên tiến năm học 2012 - 2013.
- Trong ba năm học liên tiếp từ 2011- 2012; 2012-2013; 2013-2014, những lớp do tôi chủ nhiệm có 2 năm đứng trong tốp đầu của trường về thi đua và được Đoàn trường tuyên dương.
- Lớp đạt 01 giải ba, 1 giải khuyến khích Học sinh giỏi môn Văn cấp tỉnh (2014- 2015).
- Phong trào thể thao, báo tường: Giải nhì bóng đá nữ toàn trường, giải khuyến khích báo tường 2 năm lên tiếp (2013-2014; 2014- 2015)
• Bảng số liệu so sánh kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp tôi chủ nhiệm trong 4 năm công tác vừa qua ở trường THPT Ngô Sĩ Liên:
Năm học/lớp Sĩ số
Học lực Hạnh kiểm Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2011-2012/10a4 46 1 10 30 5 0 32 13 1 0
2012-2013/11a4 44 0 10 30 2 0 23 11 8 2
2013-2014/11a5 44 0 16 23 5 0 26 15 3 0
2014-2015/12a5 44 1 17 25 1 0 35 9 0
Qua bảng thống kê, có thể thấy kết quả học tập và rèn luyện qua các năm đều có chuyển biến theo hướng tích cực. Về học lực, tỉ lệ học sinh yếu giảm dần. Về hạnh kiểm, số học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt là chủ yếu, chỉ có một số ít học sinh xếp hạnh kiểm trung bình và yếu. Đó chính là hiệu quả của việc tôi áp dụng những biện pháp trên.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Những biện pháp mà tôi áp dụng cho lớp chủ nhiệm thực chất cũng không phải là hoàn toàn mới. Có một số việc làm tôi đã học hỏi từ những giáo viên có kinh nghiệm, trên cơ sở đó đổi mới và vận dụng cụ thể vào lớp của mình. Cũng có những biện pháp do tôi nghĩ ra trong quá trình làm chủ nhiệm lớp. Nhưng nhìn chung, tôi thấy hiệu quả của nó khá tốt đối với công tác chủ nhiệm của mình. Cách thức mà tôi vận dụng đã được nhiều thầy cô khác trong trường, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới về trường học hỏi, tìm hiểu và thực hiện đối với lớp họ chủ nhiệm.
Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên, cần phải biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng, … chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách.
Để công tác chủ nhiệm lớp được thuận lợi và có hiệu quả cao, tôi có một số đề xuất sau:
- Đối với phụ huynh học sinh: cần quan tâm tới việc học tập, rèn luyện đạo