1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN HÒA, THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

22 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Đào Trang
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Cải cách hành chính nhà nước
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 796,41 KB

Nội dung

Qua thời gian tìm hiểu về UBND xã Điện Hòa tôi đã tìm hiểu được hoạt động của UBND xã nói chung đặc biệt là hoạt động của bộ phận “Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính” của UBND xã. Tôi nhận thấy vấn đề cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có ý nghĩa rất lớn đối với người dân và cơ quan hành chính, tuy nhiên quy trình giải quyết thủ tục hành chính còn một số điểm chưa được hiệu quả. Vì vậy, tôi chọn đề tài đó là: “Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHÂN VIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN HÒA, THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHÂN VIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN HÒA, THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả của quá trình tìm hiểu, tham khảo từ các nguồn tài liệu và rút ra được những ý kiến, kết luận của riêng tôi Các kết quả trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan hoàn toàn

Quảng Nam, năm 2023

Người thực hiện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên

bộ môn TS Đặng Thị Đào Trang đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, tôi đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của tôi

Cải cách hành chính nhà nước là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của tôi vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của tôi khó tránh khỏi những sai sót Kính mong cô xem xét và góp ý giúp bài của tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2

1.1 Một số khái niệm cơ bản 2

1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính 2

1.1.2 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính 2

1.2 Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam 2

1.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính 4

1.3.1 Cải cách trong xây dựng thủ tục hành chính 4

1.3.2 Cải cách trong tổ chức thực hiện TTHC 5

1.3.3 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính 7

1.3.4 Sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC 7

Chương 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN HÒA, THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 8

2.1 Khái quát chung về Ủy ban nhân dân xã Điện Hòa, thị xã Diện Bàn, tỉnh Quảng Nam 8

2.2 Những kết quả đạt được trong cải cách thủ tục hành chính ở Ủy ban nhân dân phường Điện Hòa 8

2.2.1 Tổ chức hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của địa phương theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ 8

2.2.2 Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân (tính đến thời điểm 31/10/2020) 9

2.2.3 Công tác tiếp công dân và kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 10

2.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Điện Hòa 11

2.3.1 Ưu điểm 11

2.3.2 Hạn chế 12

2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 12

Chương 3 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN HÒA, THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 14

3.1 Giải pháp khắc phục trong thời gian đến 14

3.2 Kiến nghị 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 7

MỞ ĐẦU

Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của công dân và các tổ chức theo pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người và cơ quan có công việc cần giải quyết Hiện nay thủ tục hành chính do nhiều cơ quan nhà nước các cấp ban hành rườm rà, không rõ ràng, thiếu tính thống nhất, không công khai và tùy tiện thay đổi Thủ tục hành chính như vậy gây phiền hà và giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, gây trở ngại cho giao lưu giữa nước ta đối với các nước khác, gây tệ nạn cửa quyền và sách nhiễu, tham nhũng Nhận thức rõ những bất cập của thủ tục hành chính là khiếm khuyết lớn trong nền hành chính nhà nước, từ năm 1992 Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 220/CTT-TTg về việc quy định một số điểm trong quan hệ làm việc tại các ban ngành Tiếp đó ngày 4/5/1994 Chính phủ ban hành Nghị quyết 38/NQ

- CP về cải cách một số bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức Mục đích là đẩy mạnh hơn nữa trong quá trình cải cách thủ tục hành chính Nội dung của của Nghị quyết một mặt yêu cầuncác cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục thực hiện chỉ thị nói trên, mặt khác đòi hỏi các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương theo thẩm quyền của mình ra soát, xem xét lại toàn bộ những thủ tục hành chính đang áp dụng để giải quyết các công việc của công dân và tổ chức

Qua thời gian tìm hiểu về UBND xã Điện Hòa tôi đã tìm hiểu được hoạt động của UBND xã nói chung đặc biệt là hoạt động của bộ phận “Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính” của UBND xã Tôi nhận thấy vấn đề cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có ý nghĩa rất lớn đối với người dân và cơ quan hành chính, tuy nhiên quy trình giải quyết thủ tục hành chính còn một số điểm chưa được hiệu quả Vì vậy, tôi chọn đề tài

đó là: “Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”

Trang 8

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về

kiểm soát thủ tục hành chính: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ

và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

1.1.2 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khai hóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân

Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan

hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống hành chính phát triển

Cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn khách quan trong công cuộc đổi mới Với vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là trọng tâm của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia

1.2 Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam

Cải cách thủ tục hành chính là quá trình liên tục thực hiện theo định hướng nhất định thay đổi, tiến bộ nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính

Trang 9

nền kinh tế bị trì trệ, lạc hậu, kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Nền hành chính nước ta thời kỳ đó cũng mang nặng tính quan liêu, hách dịch, cửa quyền

+ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế ở nước

ta và đã tạo tiền đề cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng trong thời kỳ nền kinh

tế tập trung, quan liêu bao cấp Trong khi đó, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực đặc biệt là quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế đã có nhiều bất cập và cản trở công cuộc đổi mới kinh tế Vì vậy cải cách thủ tục hành chính xuất phát từ yêu cầu đổi mới

+ Xu hướng chung của các nước là phải thu hẹp phạm vi hoạt động của bộ máy quản

lý hành chính nhà nước

+ Môi trường kinh tế quốc tế: sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới có tác động mạnh

mẽ đến kinh tế nước ta Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ

+ Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội

+ Trình độ dân trí ngày càng cao và có khẳ năng nhận thức khá cụ thể hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, do đó họ mong muốn có được tiếng nói của mình

+ Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện và cơ hội nhiều hơn để họ tham gia nhiều hơn trong hoạt động kinh tế vốn do Nhà nước độc quyền

- Về mặt chủ quan: Nền hành chính đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, đó là:

+ Một là: Nền hành chính do tính kế thừa, liên tục nên có sức ì, trì trệ

+ Hai là: Hệ thống thể chế hành chính Nhà nước là công cụ cơ bản thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế lại chậm được đổi mới

+ Ba là: Tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước bị chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

+ Bốn là: Phương thức tác động của nền hành chính đến các đối tượng bị quản lý đang được thay đổi và do đó con người và các hoạt động của họ phải thay đổi Đội ngũ công chức mang tính kế thừa, chậm đáp ứng các đòi hỏi mới nên cần có sự hoàn thiện đội ngũ này

+ Năm là: Đội ngũ cán bộ, công chức đã bộc lộ những yếu kém và hạn chế về trình

độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức…

Trang 10

1.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính

1.3.1 Cải cách trong xây dựng thủ tục hành chính

a Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính

- Căn cứ pháp lý: NQ 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011 – 2020; QĐ số 225/QĐ-TTg ngày 04/12/2016 phê duyệt kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 – 2030;

Các văn bản liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: NQ số 19 năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia từ năm

2014 đến 2017, 2018 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019, 2020

về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 68/NQ-CP về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025

- Nội dung

Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Rà soát TTHC theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục rườm rà, không cần thiết, khó thực hiện, gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp

Tập trung thực hiện đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Bãi

bỏ các rào cản, quy định không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

b Hoàn thiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính

- Căn cứ pháp lý:

+ NĐ số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010; NĐ số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC; Nghị định

số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các NĐ liên quan đến kiểm soát TTHC; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; NĐ số 09/2019/NĐ-CP về chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; NĐ số 45/2020/NĐ-CP ngày 22/5/2020

về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

Trang 11

+ Luật Ban hành VBQPPL 2015, các văn bản quy định chi tiết và biện pháp thi hành: Luật đã điều chỉnh 02 nội dung về thẩm quyền quy định TTHC và yêu cầu đánh giá tác động TTHC ngay từ giai đoạn lập đề nghị xây dựng cho đến giai đoạn soạn thảo VBQPPL; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2013 về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2015 về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN các cấp trong công tác cải cách TTHC; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

- Nội dung

Ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát CB, CC, VC trong thực thi công vụ

Rà soát, đánh giá tác động đối với các quy định về thủ tục hành chính

Ban hành Kế hoạch triển khai công tác kiểm soát TTHC, Kế hoạch rà soát TTHC trong từng năm của ban ngành, địa phương, đơn vị

Ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới, đảm bảo đơn giản, rõ quy trình, dễ hiểu, dễ thực hiện

Ban hành các văn bản nhằm thực hiện đề án Tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến QLDC giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 896)

1.3.2 Cải cách trong tổ chức thực hiện TTHC

a Chuẩn hóa, công bố, niêm yết, công khai TTHC

- Căn cứ pháp lý

NĐ số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của CP về kiểm soát TTHC và NĐ số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các NĐ liên quan đến kiểm soát TTHC; Nghị định 92/2017/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC; Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC

- Nội dung

Trang 12

TTHC được các bộ, ngành, địa phương từng bướcchuẩn hóa, công bố, niêm yết, công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC, trên Cổng TTĐT của bộ, ngành, địa phương

và trên CSDL quốc gia về TTHC, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức truy cập tìm hiểu, thực hiện thuận tiện, chính xác

b Cách thức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính

Giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa

- Căn cứ pháp lý; QĐ số 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại CQ HCNN ở địa phương; NĐ số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC thay thế QĐ số 09/2015/QĐ-TTg

- Nội dung

Triển khai thực hiện quy định việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo quy định tại NĐ số 61/2018/NĐ-CP- 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn Bộ phận Một cửa các cấp để giải quyết TTHC Địa phương gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như

Giải quyết TTHC thông qua dịch vụ bưu chính công ích

- Căn cứ pháp lý: Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về việc tiếp nhận

hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

- Nội dung

Giải quyết TTHC thực hiện qua dịch vụ BCCI, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, tổ chức, tạo tiền đề thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4

Giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến

- Căn cứ pháp lý: NĐ số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 Quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổng TTĐT của CQNN, TT 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 quy định về việc cung cấp DVCTT và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN, QĐ số 846/QĐ-TTg Ban hành Danh mục DVCTT mức độ 3 và 4 thực hiện tại các

bộ, ngành, địa phương năm 2017, QĐ số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 Ban hành Danh mục DVCTT mức độ 3, mức độ 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018

- 2019

Ngày đăng: 28/07/2024, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bách khoa toàn thư mở, <https://vi.wikipedia.org/wiki>, truy cập ngày 15/5/2023 Khác
2. Quốc hội (2015), Luật số: 77/2015/QH13 ngày 19 thắng 06 năm 2015 quy định Luật tổ chức chính quyền địa phương Khác
3. Quốc hội (2019), Luật số: 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương Khác
6. Ủy ban nhân xã Điện Hòa (2021), Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND xã Điện Hòa về việc Quyết định Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã Điện Hòa khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 Khác
7. Ủy ban nhân xã Điện Hòa (2021), Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND xã Điện Hòa về việc Quyết định Về việc phân công công tác các thành viên UBND xã Điện Hòa khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w