1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi môn quản lý hành chính công chủ đề tiểu luận đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Quản lý hành chính công
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính lànhiệm vụ trọng tâm và là một trong những giải pháp hữu hiệu để tạo môi trườngpháp lý thuận lợi thu

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- - 

BÀI THI MÔN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày

TÊN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính là

nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những giải pháp hữu hiệu để tạo môi trườngpháp lý thuận lợi thu hút các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xãhội của tỉnh, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức và cá nhân của

cơ quan hành chính nhà nước Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có văn bản điềuchỉnh riêng nhằm tạo ra nhiều cơ chế, chính sách phát triển đối với lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân phát triểnkinh tế; các văn bản qui định về lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng đãgóp phần không nhỏ trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe

và đời sống tinh thần cho Nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu khách quan của mọi nền hành chính vàcủa bất cứ quốc gia nào trên thế giới Đối với nước ra, cải cách thủ tục hànhchính là yêu cầu cấp bách và là một trong những nhiệm vụ mang tầm chiến lượctrong công cuộc đổi mới được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằmxây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từngbước hiện đại; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,phát huy dân chủ, đảm bảo quyền con người, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tếquốc tế

Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, thủ tục hành chính hiện vẫn còn rấtrườm rà, phức tạp; việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ còn thiếu khoa học, thu lệphí và phí ở nhiều nơi chưa đúng qui định; việc sửa chữa, bổ sung các thủ tụchành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của một số đơn vị còn chậm; ngoài ra,nhiều cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chínhcòn có thái độ thiếu tôn trọng công dân, tổ chức đến liên hệ công việc, còn tồn

Trang 4

tại tình trạng cửa quyền, sách nhiễu… Nhận thức của một số cán bộ viên chức

về công tác cải cách hành chính còn hạn chế, coi công tác cải cách hành chính lànhiệm vụ của lãnh đạo, công chức phụ trách về cải cách hành chính của đơn vị Tình hình giải quyết công việc như vậy không những làm tốn thời gian, côngsức, tiền bạc của nhân dân, tổ chức, nhà nước mà còn là môi trường phát sinh tệquan liêu, tham nhũng, làm mất lòng tin đối với nhân dân Trong điều kiệnViệt Nam đang bước vào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cảicách nền hành chính nhà nước (trong đó có cải cách thủ tục hành chính) lànhiệm vụ cần thiết Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, Ban thường vụTỉnh ủy về rà soát tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các sở,ban, ngành, các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác

rà soát và thực hiện rà soát tổ chức bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ vàbiên chế của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàntỉnh, tiến hành cải cách toàn diện nền hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ

và hiệu quả

Nhận thấy tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Namnên em đã chọn chủ đề: “ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Namtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm bài tiểu luận của mình

2 Mục đích

Bài tiểu luận tập trung làm sáng tó những vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận của cải cách thủ tục hành chính, làm rõ chủ trương, đường lốicủa Đảng về công tác cải cách thủ tục hành chính

- Đẩy mạnh vấn đề cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam: Đánh giá nhữngthành tựu, hạn chế và rút những kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình thực hiệncải cách thủ tục hành chính, đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng hợp, phân tích và tổng kết

thực tiễn

4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Thời gian: Từ năm 2018 đến nay

5 Kết cấu tiểu luận

Chương 1: Lý luận chung

Chương 2: Thực trạng

Chương 3: Giải pháp

Trang 6

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG

1.1.1.2 Vai trò

Thủ tục hành chính được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện mọihoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm: trình tự thành lập các công sở;trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động công chức; trình tự lập qui, áp dụng quiphạm pháp luật; trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính Thủ tục hành chính được điều chỉnh bởi qui phạm hành chính Nó là cơ sởpháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng của mình, tạo điềukiện bảo đảm cho pháp chế được giữ vững, mở rộng dân chủ, công khai trongquản lý nhà nước theo một qui trình thống nhất

Trang 7

quan của chính những người xây dựng nên Bên cạnh đó, nó cũng lệ thuộc vàonhận thức của cơ quan áp dụng Nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế kháchquan đòi hỏi

thì thủ tục hành chính sẽ mang tính tiến bộ, thiết thực phục vụ cho cuộc sống.Nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ xuất hiệnnhững thủ tục hành chính lạc hậu và có thể trở thành rào cản trong việc giảiquyết các công việc thực tế

- Thủ tục hành chính thường phụ thuộc vào thực tế của quá trình giải quyếtcông việc

Thủ tục hành chính gắn liền với quá trình giải quyết công việc nội bộ của Nhànước Nó liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân Trongkhi đó, yêu cầu của công việc cần thực hiện thường rất phức tạp, không giốngnhau Có việc cần phải thực hiện nhanh, gọn, qua ít khâu, ít cấp Có việc đòi hỏiphải rất thận trọng, qua nhiều khâu Vì vậy, không nên máy móc khi xử lý cácthủ tục hành chính; thủ tục hành chính không thích hợp sẽ làm cho quyết địnhcủa nhà quản lý gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả

- Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp

Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực củađời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồm rất nhiều các cơ quan từ Trungương đến địa phương, mỗi cơ quan đó trong việc thực hiện thẩm quyền củamình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định Bên cạnh đó, với xu hướnghợp tác quốc tế, đối tượng quản lý không chỉ trong phạm vi nội bộ công dântrong nước mà còn liên quan đến các yếu tố nước ngoài Do vậy, thủ tục hànhchính hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính phức tạp cũng tăng lên gấp bội

1.1.3 Ý nghĩa của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước và xã hội

Trang 8

- Thủ tục hành chính bảo đảm cho các qui phạm vật chất trong các quyết địnhhành chính được thi hành thuận lợi Nếu bỏ qua các thủ tục hành chính thì trongnhiều trường hợp có thể làm cho các quyết định hành chính bị vô hiệu hóa, gâyra

bệnh quan liêu, cửa quyền, tùy tiện

- Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thốngnhất và có thể kiểm tra được tính hợp lý, các hệ quả do việc thực hiện các quyếtđịnh hành chính tạo ra

- Thủ tục hành chính sẽ làm cho tính chất nghiêm minh của pháp luật đượcnâng cao Nó sẽ cho phép cơ quan hành chính áp dụng các biện pháp thích hợp

và thống nhất để thi hành một công vụ nhất định

- Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng hợp lý sẽ tạo khả năngsáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lạihiệu quả thiết thực cho quản ý nhà nước

- Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi của công dân Do vậy, khi đượcxây dựng và vận dụng hợp lý vào đời sống nó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhànước và công dân, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao, lòng tin của ngườidân vào cơ quan nhà nước được củng cố

- Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật về hành chính, nên việc xâydựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính có ý nghĩa lớn đối với quá trình xâydựng và triển khai luật pháp

Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đang tiếp tục xây dựng nhà nước phápquyền, thì thủ tục hành chính lại càng đóng vai trò quan trọng Đảng và Nhànước đang đề ra nhiều biện pháp nhằm cải tiến thủ tục hành chính để góp phầntích cực mở đường cho kinh tế phát triển nhanh hơn

Trang 9

Như vậy, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một chiếc cầu nối quan trọnggiữa cơ quan nhà nước với dân và với các tổ chức Thủ tục hành chính còn là sựbiểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức, nó thể hiện trình độ văn minh của mộtnền hành chính quốc gia.

1.2 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhấtđịnh, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cải cách hành chínhkhông làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thốngtrở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chế quản lý nhànước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động, chức năng,nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiệuquả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu của quản lý kinh tế - xã hội của một quốcgia

Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách hành chính Nhànước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực nhấtđịnh Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình,quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp vớiđiều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật vềtrình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước,người có

thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việcthực hiện các thủ tục hành chính

Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính: nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệuquả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ

Trang 10

những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn chongười dân và doanh nghiệp.

1.2.2 Những hạn chế của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là trình tự cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết quyền

và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các tổ chức theo pháp luật Hiện nay, thủtục hành chính nước ra còn có những hạn chế sau:

- Thủ tục hành chính còn đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho dân,nhất là với những người ít hiểu biết các quy định lề lối làm việc của cơ quan nhànước

- Còn nhiều cửa, nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết, còn rườm rà,không rõ ràng về trách nghiệm

- Còn trì trệ và còn có thói quen kinh nghiệm chủ nghĩa, không thích hợp vàkhông đáp ứng với yêu cầu mới của thời kỳ mở cửa

- Thiếu thống nhất và thường bị thay đổi một cách tùy tiện và còn thiếu côngkhai

Chính do những nhược điểm trên mà thủ tục hành chính của Nhà nước còngây nhiều phiền hà, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong bộ máy hành chính

và là mảnh đất thuận lợi cho nạn tham nhũng phát triển, làm giảm lòng tin củanhân dân, của các đối tác nước ngoài vào bộ máy Nhà nước Chính vì vậy, cảicách thủ tục hành chính là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm tạothuận lợi cho nhân dân, các tổ chức và các doanh nghiệp trong mọi mặt đờisống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.2.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính

1.2.3.1 Đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giảiquyết các công việc hành chính

Trang 11

Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vựcquản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanhnghiệp Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏkịp thời những thủ tục không cần thiết về cấp phép, thanh tra, kiểm tra, kiểmsoát, kiểm định và giám định Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chứcđược cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, mỗi năm đều có tỷ lệ giảmchi phí mà cá nhân, tổ chức, phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại các

cơ quan hành chính nhà nước

Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanhnghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết công việc về sản xuất kinh doanh

và đời sống Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hìnhthức thiết thực và thích hợp, thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân,

tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhànước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực đang là rào cản đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh và đời sống nhân dân, gây tốn kém, ảnh hưởng đến năng lựccạnh tranh của nền kinh tế Để giải quyết bất cập đó Chính phủ đã ban hành vàđồng ý cho các cơ quan nhà nước ban hành rất nhiều chương trình, đề án nhằmđơn giản hóa thủ tục hành chính như: Quyết định 30/QĐ – TTg ngày 10/01/2007phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhànước giai đoạn 2007 – 2010, hay Nghị quyết 30c/NQ – CP ngày 08/11/2011 củaChính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn

2011 – 2021 và các bộ, ngành đều xây dựng đề án nhằm đưa ra một hệ thốnggiải pháp tổng thể, công khai, minh bạch, nhằm thống kê, rà soát, đơn giản hóathủ tục hành chính Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 14.000 Bộ thủ tục hànhchính tại các cấp chính quyền trong cả nước, với khoảng 200.000 biểu mẫuthống kê Việc công khai các thủ tục hành chính liên quan đến người dân vàdoanh nghiệp là một thfanh công lớn, phục vụ trực tiếp nhân dân trong việc tra

Trang 12

cứu, thực hiện thủ tục, cũng như tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sátviệc thực hiện tại các cơ quan công quyền.

1.2.3.2 Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết cáccông việc của dân

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy địnhcủa pháp luật, quy định cụ thể, rõ ràng trách nghiệm cá nhân trong khi thu hànhcông vụ, đồng thời tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức

về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy địnhhành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hànhchính nhà nước các cấp Xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch,

vô trách nghiệm, bên cạnh đó khen thưởng những người hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao Đi cùng với đó, cần phải đơn giản hóa thủ tục hành chính Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thểchế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước vớidoanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức vàchuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia vềthủ tục hành chính, giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai cácchuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện.1.2.3.3 Mở rộng thực hiện cơ chế “ một cửa ” trong việc giải quyết công việccủa cơ quan hành chính nhà nước các cấp đối với tổ chức và cá nhân

Theo Quyết định 181/QĐ – TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ,việc thực hiện cơ chế “ một cửa ” được thực hiện là: tổ chức, công dân có nhucầu giải quyết công việc chỉ cần đến một địa điểm tại cơ quan hành chính nhànước ở địa phương sẽ được cung cấp các thông tin cần thiết đầy đủ và chính xácnhất Sau khi đã hoàn tất các thủ tục hồ sơ, giấy tờ theo quy định sẽ nhận đượckết quả công việc của cơ quan hành chính nhà nước cùng tại địa điểm đó Nhờvậy, giảm nhiều phiền hà và giảm tối đa thời gian giải quyết công việc của tổ

Ngày đăng: 19/05/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w