Được đặt nền móng từ thời kỳ sơ khai và phát triển, vận hành ở hầu hết các tô chức tín dụng hiện nay, các hình thức cấp tín dụng ngày càng trở nên đa dạng, phát huy tối đa vai trò của cá
Trang 1Mã lớp học phần: 202LN0203 DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1 Trần Thị Mỹ Dương K185041867
2 Phan Nữ Phương Linh K185041884
3 Nguyén Thi Cam Nhung K185041892
Thành phô Hồ Chí Minh - 2021
Trang 2
ĐÈ BÀI
Câu 1: So sánh cho thuê tài chính và cho thuê tài sản (5 điểm)
Câu 2: Chứng minh bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng đặc thù của các tổ chức tín dụng (5 điểm)
Trang 3MỤC LỤC
I19017.001ã0Ẻ01107Ẻ ` I PHAN 1 SO SANH CHO THUE TAI CHINH VA CHO THUE TAI SAN 2
1.1 Khai quat vé cho thué tai chinh va cho thué tai sAm 0.cccccccccccseeceeeseeeeeeeeees 2
1.1.1 Khai niém cho thué tai chink oii eee ceccccccccccceeeeeseseeeetecceceececccsseessntttttseeeanennes 2
1.3.1.1 Vấn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản 5-55 nen 5 1.3.1.2 Đánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án - S52 SE reo 5
1.3.2.1 Vấn đề pháp lý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính - 25c sx sex 7 1.3.2.2 Đánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án S5 SE ro 7
PHAN 2 CHUNG MINH BAO LANH NGAN HANG LA HINH THUC CAP TIN
2.1 Khái quát chung về hoạt động cấp tín dụng và bảo lãnh ngân hàng 9
2.1.2 Khái quát về bảo lãnh ngân hàng 5 SE E1 E1 1211011112111 2121211 rrrre 9
2.2 Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng đặc thù của các tổ chức tín dụng
2.3 Thực tiễn pháp luật 5 1 1 1 1E HE t2n 2112212222 nu ung 13
KẾT LUẬN 5 ST 1H HH1 HH 1 2n n1 Hang He re 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4MO DAU
Hoạt động tín dụng của các tô chức tín dụng là một lĩnh vực khá rộng và vô cùng
phức tạp mỗi khi bàn về nội dung của Luật Ngân hàng, một trong số đó là chuỗi quy định các hoạt động cấp tín dụng Được đặt nền móng từ thời kỳ sơ khai và phát triển, vận hành
ở hầu hết các tô chức tín dụng hiện nay, các hình thức cấp tín dụng ngày càng trở nên đa dạng, phát huy tối đa vai trò của các tô chức tín dụng hơn mà trong đó chúng ta không thê
phủ nhận được tầm quan trọng của hoạt động cho thuê tài chính, cho thuê tài sản và bảo
lãnh ngân hàng Trong thực tế, các hình thức cho thuê tài chính và cho thuê tài sản vẫn chứa đựng những đặc điểm dễ gây nhằm lẫn, sẽ được phân tích ở bài viết này, qua đó rút
ra nhận xét và mối liên hệ của hai hoạt động này
Bên cạnh đó, việc chứng minh bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng đặc thù
của các tổ chức tín dụng nhằm nhấn mạnh sự hình thành và tồn tại khách quan của loại
hình này là một điều tất yêu Cùng với hệ quả từ quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế
thế giới, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) từ năm 2007, sự thay đôi này là bước ngoặt lớn đem lại nhiều thành tựu đáng
kể cho thị trường tài chính trong nước Thực tiễn cho thấy theo sự phát triển kinh tế - xã
hội, nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng được thành lập với mục tiêu đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp cũng như lợi ích cho khách hàng bằng cách sáng tạo ra nhiều phương
thức khác nhau, điển hình trong số đó chính là bảo lãnh ngân hàng, một hình thức rất phô
biến và đóng vai trò quan trọng ở đa số các ngân hàng, các tô chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng
Trang 5PHAN 1 SO SANH CHO THUE TAI CHÍNH VÀ CHO THUÊ TÀI SÁN
1.1 Khái quát về cho thuê tài chính và cho thuê tài sản
1.1.1 Khải niệm cho thuê tài chính
Theo Công ước quốc tế UNIDROIT ký tại Ottawa (Canada) năm 1988 thì giao dịch cho thuê tài chính (CTTC) là giao dịch mà bên cho thuê dựa trên các điều khoản yêu cầu của bên thuê, ký thỏa thuận với nhà cung cấp, theo đó bên cho thuê mua nhà máy, tư liệu
sản xuất hoặc các thiết bị khác theo các điều khoản đã được phê duyệt bởi bên thuê, và cấp cho bên thuê quyền sử dụng các thiết bi đó để đối lại việc thanh toán tiền thuê
Theo khoản 7, Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, hoạt động cho thuê tài chính được định nghĩa như
sau: “CTLC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn, thông qua việc cho thuê máy
móc, thiết bị và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê Bên thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên
thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản hoặc tiếp tục
thuê”
Nói một cách ngắn gọn, bản chất của CTTC là việc cấp một khoản tín dụng trung hạn
hoặc dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác Như vậy, CTTC vừa mang tính chất của hoạt động tín dụng lại vừa mang tính chất của hoạt động
cho thuê tài sản thông thường
1.1.2 Khải niệm cho thuê tài sản
Cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản hoặc người chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu được sự đồng ý của chủ sở hữu giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong thời hạn nhất
định Bên thuê chỉ được sử dụng tải sản trong một thời hạn đã thỏa thuận và phải trả tiền
thuê tài sản đó Đối tượng của quan hệ cho thuê là vật đặc định và không tiêu hao
Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Hợp đồng thuê tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong
một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê”
1 Khoản 7, Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định “Về hoạt động của công ty tải chính và công ty cho thuê tải
chính”
2 Điều 472, Bộ luật Dân sự 2015
Trang 61.2 So sánh cho thuê tài chính và cho thuê tài sản
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nha nước hướng dẫn cụ thể các loại tai san cho thuê trong từng thời kỳ.3 Như vậy tai sản cho thuê là động sản, không được phép cho thuê bất động sản (ngoại trừ trường hợp cho
thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dung).*
Còn theo khái niệm của cho thuê tài sản nói trên thì đối tượng của giao dịch là tài sản Tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tải sản, Tài sản bao gồm động sản và bất động sản." Có thê thấy ở hai hình thức cho thuê này đều có đối tượng động sản Riêng với bất động sản thì đây là đối tượng chủ yếu trong cho thuê tai san
Chủ thê của hợp đồng cho thuê tài san la cac tổ chức, cá nhân Cá nhân tham gia phải
có năng lực hành vi dân sự, tô chức là các doanh nghiệp, đơn vị thành lập hợp pháp theo
quy định pháp luật Còn đối với thuê tài chính bên thuê cũng là các cá nhân, tổ chức tại
Việt Nam, riêng bên cho thuê có sự khác biệt chủ thể bên cho thuê phải là các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính Đồng thời nhu câu trong thuê tài chính cũng khác với
thuê tài sản khi nhu cầu thuê tài chính thường là doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế Ngoài ra khác với thuê tài sản trong pháp luật dân sự khi cho thuê tài chính
bên cho thuê không áp đặt hay tạo sức ép với bên thuê về loại tai sản cho thuê mà bên thuê được tự nguyện lựa chọn thỏa thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng
loại, giá cả, cách thức và thời hạn giao, lắp đặt bảo hành tài sản thuê.Š
Điểm khác căn bản nữa giữa thuê tải chính đối với thuê tài sản là thuê tài chính có sự
dịch chuyền cơ bản tất cả những rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản
thuê Cho thuê tài chính là hình thức cho thuê mà bên cho thuê chuyên giao hầu hết các
quyền năng cho bên thuê Trong hợp đồng cho thuê tài chính, bên cho thuê cho phép tô chức tín dụng có thể thu hồi tài sản cho thuê, còn những quyền năng cụ thê đối với tài sản cho thuê hầu như được chuyên giao hoàn toàn cho bên thuê.” Bên cạnh đó thời hạn thuê
của hai hình thức cũng có sự khác biệt Đối với cho thuê tài chính thời hạn thuê chiếm
phân lớn thời
3 Khoản 8 Điều 3 Nghị định 39/2014 /NĐ-CP ngày 07/05/2014 quy định “Vẻ hoạt động của công ty tải chính và
4 Khoan 2 Diéu 132 Luật các tô chức tín dụng sô 47/2010/QH12 sửa đôi, bố sung năm 2017
6 Khoản I Điều 20 Nghị định 39/2014 /NĐ-CP ngày 07/05/2014 quy định “Về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính”
7 Ths Trần Vũ Hải, “Pháp luật về cho thuê tài chính và một số vấn đề cần cái thiện”
[https://thongtinphapluatdansu.edu vn/2008/09/04/12/49/2 143-2/] (Truy cap ngay 05/08/2021)
Trang 7gian hoạt động của tài sản Tại khoản 3 Điều 113 Luật các tổ chức tín dụng 36
47/2010/QH12 sửa đôi, bỗ sung 2017 thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bang
60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê Về phía thuê tài sản thời hạn thuê do các
bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê Cũng theo
quy định của pháp luật tại khoản 4 Điều 113 Luật các tô chức tín dụng sô 47/2010/QH12
sửa đối, bỗ sung 2017 thì tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài
chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Riêng trong thuê
tài sản giá thuê do các bên thỏa thuận, hoặc do người thứ ba xác định hoặc có thể theo giá
thị trường nêu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng.Š Như vậy trong thuê tải sản pháp luật không quy định cụ thể tông giá thuê tài sản tối thiểu như trong thuê tải chính
Trong cho thuê tài chính pháp luật Việt Nam quy định sau khi hết thời hạn thuê tải sản có thể được trả lại, chuyển giao quyền sở hữu, bên thuê mua lại tài sản, hoặc tiếp tục
thuê sau khi kết thúc hợp đồng Còn trong hợp đồng thuê tài sản thì khi hết thời hạn thuê
theo quy định bên thuê phải trả lại tài sản cho bên thuê và bên thuê có quyền quyết định
đối với tài sản này Ngoài ra tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động
của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, quy định rằng hợp đồng cho thuê tài
chính là hợp đồng không thê huỷ ngang Còn quy định tại khoản 2 Điều 476, khoản 2
Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng cho thuê tài sản có thể huỷ ngang theo ý chí của một bên Đặc biệt trong hợp đồng cho thuê tài sản thì bên thuê phải đảm bảo tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phải sửa chữa những hư hỏng khuyết tat cua tai sản thuê còn trong thuê tài chính bên thuê phải tự chịu trách nhiệm về mọi mặt có liên quan đến tài sản thuê như chỉ phí bảo quản, vận hành, sửa chữa
1.3 Thực tiễn áp dụng
Thuê tài chính và thuê tài sản là hai hình thức cho thuê rất phô biến hiện nay Mặc dù
có mặt tại Việt Nam muộn hơn nhưng cho thuê tài chính cũng đang dần chứng tỏ được
vai trò quan trọng của mình Sự xuất hiện của hình thức này cũng làm cho các cá nhân, tô chức hiện nay khó phân biệt và lựa chọn được đâu là hình thức cho thuê phù hợp dé phuc
vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của mình Vì thế nhóm quyết định dua ra hai ban an dé
phân tích và làm rõ hơn hai hình thức này nhằm giúp phân biệt được đâu là hình thức cho thuê tài chính, đâu là hình thức cho thuê tài sản
8 Điều 473 Bộ luật Dân sự 2015
Trang 81.3.1 Thuê tài sản
Ngày 27/03/2018 bị đơn là ông Nguyễn Tiến H (sau đây gọi tắt là ông H) và nguyên
đơn Công ty TNHH một thành viên T (sau đây gọi tắt là công ty T) ký Hợp đồng thuê thiết bị số 05/HĐKTVG-HĐ Theo đó, ông H có thuê của Công ty T các tài sản như sau: Cây chống giáo nêm, thanh giằng ngang, kích tăng với tổng cộng giá thuê 172.200đ/ngày
Thời hạn thuê tài sản là 30 ngày, kể từ ngày 28/3 đến ngày 28/4/2018 Nhưng đến hết thời
hạn thuê ông H không trả lại tài sản thuê và tiền thuê tài sản cho Công ty T Tính đến
ngày 03/5/2019 thì số ngày thuê tài sản là 402 ngày và số tiền thuê tài sản là 69.224.400đ
Công ty T yêu cầu Tòa án buộc ông HI trả số tiền thuê tài sản là 69.224.400đ Đối với yêu cầu ông H trả lại tài sản thuê, Công ty T đã có đơn rút phần yêu cầu khởi kiện này và đề
nghị Tòa án đình chỉ giải quyết Trong vụ án không có lời khai của bị đơn là ông H
Quyết định của Toà án sơ thâm là chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty T đối với
ông H về việc yêu cầu thanh toán tiền thuê tài sản Buộc ông H phải có nghĩa vụ thanh
toán cho Công ty T số tiền là 69.224.400 đồng.”
1.3.1.1 Vấn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản
Căn cứ vào Điều 474 Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn thuê sẽ do các bên thỏa thuận
Trong hợp đồng thuê thiết bị này cá hai bên đều thỏa thuận thời hạn thuê là 30 ngày kể từ ngày 28/03/2018 - 28/04/2018 Vì vậy ngày 28/04/2018 là ngày hết hạn thuê, đây được xem là thời điểm chấm dứt hợp đồng thuê thiết bị Do đó tại thời điểm này ông H phải tra
lại tài sản thuê và tiền thuê cho công ty T
1.3.1.2 Dánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án
Tại khoản I Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên thuê phải trả đủ tiền thuê
đúng thời hạn thỏa thuận mà ngày 28/04/2018 là ngày hết thời hạn thuê giữa ông Nguyễn
Tiến H và Công ty T Tuy nhiên tại thời điểm này ông H đã không chịu thanh toán và trả
lại tài sản thuê cho bên Công ty T Đồng thời cũng không có yêu cầu hay thông báo gì nên có thể hiểu rằng bên ông H đang chậm trả tài sản thuê Mà theo quy định tại khoản 4 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có
9 Bán án số 21/2019/DS-ST ngày 03/05/2019 về tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản, Trang thông tin điện tử công
bố bản án, quyêt định cua Téa én [https://congbobanan.toaan gov vn/2ta328 1 94t levn/chi-tiet-ban-an] (Truy cập ngay 04/08/2021)
Trang 9quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời hạn chậm trả Như vậy
VIỆC
Trang 10Tòa án chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền thuê tài sản của Công ty TNHH một thành viên
T là có cơ sở pháp lý
1.3.2 Thuê tài chính
Tóm tắt nội dung bản án: Tư cách của các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV C (gọi tắt là công ty C)
Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K (sau đây gọi tắt là công ty K) Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Bùi Thị Diễm T (sau đây gọi là bà T)
và ông Nguyễn Bá H (sau đây gọi là ông H)
Công ty C và Công ty K có ký kết với nhau Hợp đồng Cho thuê Tài chính số
B180801503 ngày 03/8/2018 về việc cho Công ty K 02 xe cần trục bánh lốp, (sau đây gọi
tắt là “Tài sản thuê”), trong đó gồm 01 xe biển số 50LA-2638 và 01 xe biển số 50LA-
2622 Thực hiện hợp đồng thuê Công ty C đã mua Tài sản thuê với tổng giá trị là
2.300.000.000 đồng Công ty C cho Công ty K thuê với số tiền 1.380.000.000 đồng (giá trị thuê) và Công ty K trả số tiền 920.000.000 đồng (tiền trả trước) Thời hạn thuê là 30 tháng kê từ ngày 10/8/2018 đến ngày 15/5/2021 Hợp đồng được đăng ký giao dịch bảo
đảm ngày 27/8/2018 Theo quy định cụ thê trong hợp đồng thì mức lãi suất tại ngày bắt
đầu thuê là 8.8%/năm Mức lãi suất quá hạn bằng 1.5 lần lãi suất thuê trong hạn Nhằm
bảo đảm về việc cho thuê, Công ty C đã chấp nhận thư bảo lãnh cá nhân của bà T và ông
H Trong quá trình thực hiện Hợp đồng thuê, Công ty K đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán
tiền thuê quy định tại Điều 26 của Hợp đồng thuê, nên vào ngày 26/12/2018, Công ty C
đã phát hành Thông báo chấm dứt Hợp đồng thuê và thu hồi Tài sản thuê Ngày 02/01/2019, Công ty K đã bàn giao một tài sản thuê là 01 xe biển số: 50LA-2638 cho Công ty C Ngày 01/8/2019, Công ty C tiễn hành thu hồi 01 chiếc xe còn lại Chi phí vận chuyển trong quá trình thu hồi hai tài sản thuê là 11.500.000 đồng Công ty C đã phát hành Thông báo thanh lý Tài sản thuê, tuy nhiên đến hết thời hạn Thông báo mà Công ty
K vẫn không có ý kiến phản hồi Ngày 12/12/2019 Công ty C thanh lý Tài sản thuê với
giá 260.000.000 đồng Tổng số tiền được cấn trừ vào khoản nợ của Công ty K là
549.418.182 đồng (trong đó bao gồm thêm 59.418.182 thuế VAT được cấn trừ do không
còn Tài sản thuê)
Công ty C khởi kiện yêu cầu Công ty K trả số tiền còn nợ của Hợp đồng Cho
thuê Tài chính số BI80801503 ngày 03/8/2018 tính đến ngày 17/01/2020 la 1.160.969.699 đồng (trong đó bao gồm gốc là: 842.081.818 đồng, lãi tính đến ngày chấm
Trang 11dứt hợp đồng thuê là 229.230.170 đồng, lãi quá hạn là 89.657.711 đồng) Buộc Công ty K
thanh toán cho Công
Trang 12ty C tiền lãi phát sinh từ ngày 18/01/2020 tính trên nợ góc cho đến khi thanh toán xong
nợ gốc Trường hợp Công ty K không thanh toán đầy đủ khoản tiền nêu trên, buộc bả T
và ông H có trách nhiệm liên đới thanh toán cho Công ty C cho đến khi thanh toán hết
toàn bộ số tiền thuê còn nợ
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn Công ty C, buộc
Công ty K phải thanh toán cho Công ty C số tiền 1.160.969.699 đồng Bà T và ông H
phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho Công ty C trong trường hợp Công ty K không thanh toán đủ số tiền trên cho Công ty C Kế từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thâm, Công ty K còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi
thanh toán xong khoản nợ gốc này '9
1.3.2.1 Vấn đề pháp lý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính
Việc chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn của công ty C là có cơ sở và đúng
với quy định của pháp luật Mặc dù tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP có
quy định hợp đồng thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang song theo Điều 21 Nghị
định 39/2014/NĐ-CP quy định những trường hợp ngoại lệ Cụ thê tại điểm a khoản | Điều 21 Nghị định này thì các bên được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu bên thuê
không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện khác là căn
cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính Trong vụ án này giữa công ty K và công ty C có quy định rõ trường hợp này tại
Điều 26 của hợp đồng thuê B180801503 Như vậy hợp đồng cho thuê tài chính giữa công
ty C và công ty K đã thoả mãn điều kiện đề chấm dứt trước thời hạn khi thuộc trường hợp
quy định tại khoản I Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ-CP và Điều 26 của hợp đồng thuê
BI80801503 Công ty C có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tai san đối với công ty K
1.3.2.2 Dánh giá, bình luận về giải pháp của Tòa án
Theo quy định tại khoản 8 Điều 20 Nghị định 39/2014/NĐ-CP bên thuê có nghĩa vụ
“Thanh toán đầy đủ số tiền thuê còn lại và các chỉ phí phát sinh khi tài sản thuê bị mắt, hỏng không thể phục hồi, sửa chữa được hoặc khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính
trước hạn do bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng
10 Bản án số 51/2020/KDTM-ST ngày 17/01/2020 về tranh chap hợp đồng thuê tài chính, 7rang thông tin điện tử công bô bản án, quyết định của Tòa án [https://congbobanan.toaan gov.vn/2ta45340 Itlevn/chi-tiet-ban-an] (Truy
Trang 13được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính” Như vậy trường hợp này công ty C cham dứt hợp đồng thuê trước thời hạn do bên công ty K vi phạm nên công ty K phải thanh toán đầy đủ số tiền thuê còn lại cho công ty C Đồng thời căn cứ vào Điều 91 Luật
các tô chức tín dụng sô 47/2010/QH12 sửa đổi, bố sung năm 2017 thì công ty C và khách
hàng là công ty K có quyền thỏa thuận vẻ lãi suất nên trong hợp đồng hai bên đã đồng ý thỏa thuận với nhau rồi nên công ty C có quyền yêu câu trả lãi cũng là hợp lý Do đó việc Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn công ty C là có cơ sở và đúng với quy định của pháp luật
Dé bao đảm về việc cho thuê, Công ty C đã có chấp nhận thư bảo lãnh cá nhân của
bà T và ông H Có thê hiểu rằng bà T và ông H cam kết với bên công ty C sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho công ty K nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên công ty K không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ '" Khi công ty K không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán cho công ty C thì công ty C có quyền yêu cầu bên bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho công ty K.” Vì bà T và ông H cùng bảo lãnh một
nghĩa vụ nên theo quy tại Điều 338 Bộ luật Dân sự 2015 thì phải liên kết thực hiện việc bảo lãnh Do đó việc Tòa ân chấp nhận việc bà H và ông T phải liên đới thanh toán khi
công ty K không thanh toán đủ khoản tiền là đúng với quy định pháp luật
1.4 Đánh giá chung
Qua hai bản án về tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản và cho thuê tài chính ở trên
dễ dàng nhận thấy giá thuê có sự chênh lệch Khi cho thuê tài sản có giá nhỏ hơn so với giá tài sản cho thuê bên thuê tài chính Cá thuê trong thuê tài sản được tính theo ngày
khác với việc cho thuê tính dựa vào giá trị tài sản Bên cạnh đó thời hạn thuê trong hợp
đồng thuê tài sản cũng ngắn hơn thời hạn thuê tài chính Đối với việc trả tiền thuê tai san
thì trong thuê tài sản vì hai bên không có thỏa thuận phạt vị phạm do chậm trả tài sản
thuê nên số tiền bên thuê phải trả sau thời hạn chấm dứt hợp đồng chỉ là số tiền thuê tính
theo từng ngày không có không phải chịu phạt gì thêm Còn đối với việc trả tiền thuê sau khi kết thúc thời hạn trong bản án cho thuê tài chính trên thì khác, do hai bên có thoả thuận về lãi suất nên bên thuê sẽ phải trả số tiền gốc, tiền lãi tính đến ngày chấm dứt hợp
đồng, ngoài ra khi quá thời hạn đó bên thuê sẽ còn phải trả tiền lãi quá hạn Có thê nhận
thấy trong hai bản án thì thuê tài chính, doanh nghiệp phải chịu chỉ phí sử dụng vốn khá
cao
11 Khoản I Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015
12 Điều 339 Bộ luật Dân sự 20 15
Trang 14PHAN 2 CHUNG MINH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG LÀ HÌNH THỨC CÁP TÍN DỤNG
ĐẶC THÙ CÚA CÁC TỎ CHỨC TÍN DỤNG
2.1 Khái quát chung về hoạt động cấp tín dụng và bảo lãnh ngân hàng
2.1.1 Khái quát về hoạt động cấp tín dụng của các tô chức tín dụng
Về khái niệm, cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài
thỏa thuận đề tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước '”
Về phân loại, có nhiều cách đề phân loại các hình thức cấp tín dụng của các tổ chức
tín dụng Trong đó phố biến nhất là theo tính chất khoản tín dụng: Chiết khấu, cho vay,
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và bao thanh toán Theo tài sản đảm bảo, các khoản cấp tín dụng được phân loại thành: Cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo (tín chấp) và cấp tín dụng có tài sản đảm bảo Theo thời gian cấp tín dụng gồm có ba loại hình: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Theo phương thức cấp tín dụng đối với khách hàng
có cấp tín dụng theo hạn mức hoặc theo món
Vé vai trò, hoạt động cấp tín dụng đa phần mang lại lợi nhuận, tạo uy tín và tăng khả
năng cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động cho các ngân hàng Đối với nền kinh tế, hoạt động cấp tín dụng là công cụ đòn bẩy góp phần tăng trưởng và điều tiết thị trường tải chính, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
2.1.2 Khái quát về bảo lãnh ngân hàng
Về khái niệm, bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trước
đó; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tô chức tín dụng theo thỏa thuận “ Như vậy, BLNH là một hình thức của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh Nó phát sinh dựa trên một yêu cầu bảo lãnh trong giao dịch hợp đồng giữa bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh
13 Khoản I1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
14 Khoản 18, Điêu 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật các tô chức tín dụng sô 47/2010/QH12 sửa đôi, bô sung năm