1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cuối kỳ môn học văn hóa việt nam

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm chung về văn hóa Nam Bộ
Tác giả Lã Lưu Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Văn Hóa Việt Nam
Thể loại bài tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lón nên gây ngập lụt.- Về phía đông bắc và đông, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bằng hàng loạt các dòng sông kênh rạch liên thông v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o-BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hoa Sinh viên thực hiện : Lã Lưu Ngọc Ánh

Mã sinh viên: : A37579

Lớp : VHVN.1

Hà Nội - 2/2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị Hoa Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Văn hóa Việt Nam, em đã nhận được sự quan tâm

giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tâm huyết, được truyền đạt những kiến thức quý báu từ

cô trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Văn hóa Việt Nam của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Văn hóa Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và giúp em có thêm kiến thức về lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, có lẽ do kiến thức là vô hạn mà

sự tiếp thu kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế Do đó, mặc dù

em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ……… ……… ……2

MỤC LỤC ……….……….………3

I Khái quát ……….……… … 4

1 Vị trí địa lý ……….………4

2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ……….……… 4

3 Dân số ……… …… … 6

4 Kinh tế ……….…….….7

II Đặc điểm chung về văn hóa Nam Bộ ……….……… 7

1 Về tín ngưỡng, tôn giáo ……….…… 7

2 Về đời sống văn hóa ……… ……… 9

3 Về ăn học ……….… …….12

III Sắc thái địa phương ………12

IV Định hướng văn hóa……… 13

V Liên hệ bản thân……….… 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… …… 14

Trang 4

I Khái quát.

- Đất nước Việt Nam ta được chia thành 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Trong

đó, Nam Bộ còn có thể hiểu là miền Nam nước ta

- Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía Nam của nước ta, với tổng diện tích đất tự nhiên 77.700 km² và được thành lập 14 tháng 6 năm 1949

- Hiện nay, Nam Bộ được chia làm 2 vùng chính là vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Miền Tây)

- Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ

1 Vị trí địa lý.

- Nam Bộ giáp Vịnh Thái Lan về phía Tây, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và phía đông bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên

2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

a) Về địa hình.

 Đông Nam Bộ

- Nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung

Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long Độ cao địa hình của vùng thay đổi từ 100 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ

- Nhìn chung khu vực có độ cao từ 0 - 986m so với mực nước biển, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km

 Đồng bằng sông Cửu Long

- Có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới Có một số núi thấp

ở khu vực miền tây tỉnh An Giang, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia

Trang 5

b) Về khí hậu.

- Khí hậu Nam Bộ được chia làm 2 mùa chủ yếu quanh năm là mùa mưa và mùa khô

 Đông Nam Bộ

- Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa

- Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt

 Đồng bằng sông Cửu Long

- Khu vực này có khí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng 28 độ C Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hòa quanh năm và ít bị ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai…

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Ngoài ra, ở miền Tây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi Giai đoạn này bắt đầu vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm tùy từng tỉnh và tùy từng năm

c) Về sông ngòi.

- Khu vực Nam Bộ được biết đến với 2 con sông chính là sông Đồng Nai và sông Mê Công hay còn gọi là sông Cửu Long Bên cạnh đó là hệ thống kênh rạch chằng chịt + Sông Đồng Nai chảy qua khu vực Đông Nam Bộ, được biết đến là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ đứng sau sông Cửu Long Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, con sông có chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km² Độ dốc lòng sông khoảng 4,3%, uốn khúc quanh co, lại bị chặn bởi nhiều khối đá basalt nên nước sông khó tiêu, nhất là về mùa lũ sông thường gây ngập lụt + Sông Mê Công (sông Cửu Long) được tách ra làm hai nhánh là sông Tiền và Sông Hậu Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa Cả hai

Trang 6

nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt Với một hệ thống kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là nguồn nước duy nhất Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lón nên gây ngập lụt

- Về phía đông bắc và đông, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bằng hàng loạt các dòng sông kênh rạch liên thông với nhau, chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia

d) Về khoáng sản.

- Nam Bộ có sự đa dạng về tài nguyên khoáng sản như: dầu khí, đá ốp lát, than bùn,…

và chủ yếu nổi tiếng về đá vôi Có các mỏ cao lanh và cát thủy tinh phân bố tại Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu Tuy nhiên, nhìn chung nơi đây có trữ lượng khoáng sản không đáng kể

e) Về tài nguyên rừng.

- Nam Bộ cũng là nơi có rừng ngập mặn lớn nhất cả nước Tuy nhiên diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha [1]

- Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh

3 Về dân số.

- Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Việt Nam ước tính là 98.564.407 người, tăng 830.246 người so với dân số 97.757.118 người năm trước [2]

- Dân cư ở đây đa số là người Kinh, ngoài ra còn một phần dân số khá lớn nữa là người Hoa, Khmer và Chăm… Tuy nhiên mật độ dân số ở đây phân bố không đồng đều nhưng lại có nguồn lao động dồi dào

Trang 7

4 Về kinh tế.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến với nông nghiệp lúa nước, nơi đây là vựa lúa lớn nhất cả nước và là đầu xuất khẩu gạo chính của Việt Nam

- Bên cạnh đó, đây là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới, thủy sản chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước

- Họ còn khai thác và phát triển các ngành du lịch, xây dựng những địa điểm du lịch mới, dịch vụ và các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư cũng như để tăng thêm thu nhập cho người dân nơi đây

- Nam Bộ còn sở hữu các trọng điểm kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu Nơi đây gồm nhiều các trung tâm công nghiệp lớn, thu hút các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài, điều này đã nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống người dân

- Người dân biết tận dụng triệt để và hợp lý khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ

du lịch và khai thác hải sản mà nổi bật là Bà Rịa-Vũng Tàu, là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm

II Đặc điểm chung về Văn hóa Nam Bộ.

Vì người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc Kinh cũng như một số dân tộc thiểu số như người Khmer, Hoa và Chăm, nên họ cũng có những nền văn hóa khác nhau

1 Về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo Trong đó có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo Mỗi một giai đoạn lịch sử sẽ gắn với những tín ngưỡng và tôn giáo nhất định

a) Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV.

- Khi đó, Chân Lạp đã chiếm vùng đất Nam Bộ bằng cách gây chiến tranh với Phù Nam Tuy nhiên về sau lại suy yếu do sự xâm chiếm của nhà Xiêm, lúc này người dân chủ yếu là theo tín ngưỡng đa thần: đây là sự ảnh hưởng từ cả Bàlamôn giáo lẫn Phật giáo

Trang 8

- Về sau, đó sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân và bác học, giữa Phật, Đạo, Nho

- Cho đến thế kỉ XV, văn hóa phương Bắc dần du nhập, Nho giáo đặc biệt được coi trọng và lấn át vai trò của Phật giáo

b) Từ thế kỉ XVI đến năm 1858.

- Thời gian này chính là sự giao lưu văn hóa Việt Nam mà cụ thể ở đây là văn hóa Nam

Bộ với văn hóa phương Tây

- Ban đầu, vùng đất Nam Bộ phụ thuộc vào nước Chân Lạp nhưng từ thế kỷ XVII, những nông dân người Việt rồi một số người Hoa vào khai hoang lập nghiệp Tiếp tục sự nghiệp của các lớp cư dân trước như người Mạ, người Xtiêng, người Chơ Ro, người Khmer, người Chăm…, các lớp cư dân người Việt, một số người Hoa mở rộng công cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế, văn hóa, đẩy mạnh công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ

- Lúc này, triều đình nhà Nguyễn đang cầm quyền và Nho giáo đang dần suy thoái, thêm vào đó lại có sự xuất hiện của một tôn giáo mới là đạo Giatô hay Thiên Chúa giáo Chính quyền phong kiến có thái độ khác nhau đối với việc truyền đạo, có lúc cấm đoán

vì thấy rằng hoạt động này có ý đồ xấu Dù vậy, Thiên chúa giáo cũng đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và tư tưởng của người dân

c) Từ năm 1858 đến năm 1945.

- Đây là giai đoạn từ khi Pháp bắt đầu đặt chân và xâm lược nước ta Bọn thực dân lúc này muốn đồng hóa dân ta nên đã truyền bá đạo Công giáo Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh nhất của tôn giáo này

d) Từ năm 1945 đến nay.

- Từ khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu XX, đạo Tin lành bắt đầu du nhập vào Việt Nam do các nhà truyền giáo đến từ Bắc Mỹ Bên cạnh đó là những tín ngưỡng dân tộc đã được tích lũy qua các năm, các giai đoạn Có thể kể đến tục thờ cúng tổ tiên, ngoại sinh, nội sinh,… Những điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng

Trang 9

- Người dân ngày nay tự do về tín ngưỡng, tôn giáo Họ có quyền trong thực hiện các nghi thức, các sự kiện của các tín ngưỡng, tôn giáo Tuy nhiên những điều này không được ảnh hưởng đến Chân-Thiện-Mỹ hay cụ thể là trái đạo đức và pháp luật

2 Về đời sống văn hóa.

a) Về phương thức di chuyển.

- Nam Bộ cũng có cùng các thức di chuyển như các tỉnh thành ở miền Trung và miền Bắc như xe máy, ô tô, Tuy nhiên, có một đặc trưng di chuyển phân biệt và làm nổi bật cho Nam Bộ đó chính là di chuyển bằng xuồng, ghe hay thuyền Bởi vì mạng lưới sông ngòi dày đặc nên đây là phương tiện di chuyển phổ biến của khu vực Nổi trội là khu vực Cần Thơ, có chợ nổi Cái Răng, đây cũng là chợ nổi đầu mối lớn nhất Nam Bộ

b) Về nhà cửa.

- Nam Bộ là nơi tập trung những tỉnh thành trọng điểm, nơi đây có các toà nhà cao chọc trời, với những khu đô thị sầm uất

- Bên cạnh đó thì ở các tỉnh thành khác, người dân xây dựng nhà ở dựa trên môi trường sống của họ

+ Đối với nông thôn: chủ yếu là các nhà cấp 1 với ba gian đặc thù, trước cửa nhà thường

có hàng rào cây xanh Hầu hết mỗi ngôi nhà đều có bàn thờ ông Thiên ở trước sân Đây cũng là đặc trưng kiến trúc của Nam Bộ Và cũng không thể kể đến những căn nhà lá của miền Tây Do đặc trưng của vùng mà hầu hết nguyên liệu để xây dựng lên là lá dừa nước Chúng phù hợp với thời tiết, có thể che chắn mưa nắng Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà trung bình 5 năm đều phải thay lá mới Có lẽ đối với những người miền Tây, họ đã không còn xa lạ gì với những rặng cây dừa nước mọc um tùm, xum xuê dọc theo những

bờ sông, che chắn trong vườn nhà Tuy chất liệu đơn sơ nhưng lại mang lại đặc trưng

“kiến trúc miệt vườn”

 Đối với những gia đình này thì gian giữa thường là nơi bày bàn thờ, trước đó là bàn uống nước tiếp khách Hai bên bàn thờ thì thường được kê phản hay còn gọi là ván ngựa Phía sau bàn thờ có thể là gian buồng, đây chính là nơi riêng tư của ra đình, thường là phòng ngủ

Trang 10

 Đối với các gia đình trung bình nghèo thì hầu hết gian nhà giữa là nơi sinh hoạt chính bao gồm tiếp khách, ăn cơm,…

+ Đối với những người dân sống ở vùng sông nước, ven kênh, rạch Họ xây dựng những ngôi nhà giữa vùng sông nước mênh mông, phù hợp với việc sinh hoạt trong môi trường

đó như nhà bè, nhà sàn

 Những mô hình nhà bè thường khép kín, người dân có thể kết hợp cả nuôi trồng thủy sản dưới hoặc ngay bên cạnh căn nhà

 Những mô hình nhà sàn thì thường bao gồm những cọc cao, những thân gỗ hoặc bê tông có sức chống chịu tốt với sóng hay bão Nhìn chung các ngôi nhà này thường đơn giản, thoáng mát, không có cửa ra vào hay tường bao quanh (trừ các căn nhà chống lũ được bao bọc bằng tấm nhôm)

c) Trong sinh hoạt.

- Để có thể tiếp cận các căn nhà, người dân thường quen với những chiếc cầu bê tông nhỏ hẹp, hay đặc biệt là chiếc cầu tre Thứ thường được đề cập đến trong ca dao hay các câu hát

- Cũng phải kể đến dịp lễ Tết, người dân Nam Bộ thường sử dụng hoa mai là loài hoa đặc trưng, do khí hậu thời tiết của vùng Và món thịt kho tàu cũng là một món không thể thiếu, không giống với miền Bắc

- Người dân nơi đây phóng khoáng, hoang dã Điều này cũng đã ảnh hưởng đến ẩm thực

và cách ăn uống của họ

Ẩm thực: miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ăn uống miền Bắc, miền Trung và

sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer

- Tuy nhiên mỗi vùng miền vẫn sẽ có các đặc trưng khác nhau Người Nam Bộ thì thường thích các món mặn, chua, chát, cay và đặc biệt nhất đó là ngọt Chính vì thế đường là gia vị không thể thiếu trong các mon ăn của họ

- Điểm nổi bật trong khẩu vị của người Nam không chỉ có vị ngọt đến ngọt ngây, ngọt gắt của những món chè rưới đẫm nước cốt dừa béo ngậy, mà khi ăn chua họ cũng nêm gia vị chua đến nhăn mặt, còn đắng thì đắng như mật

Trang 11

- Vì đặc điểm thủy sản dồi dào, mà cha ông ta lại có câu “Ăn cơm mắm, thấm về lâu” nên nếu ăn không hết mà không thể bán, người dân sẽ làm mắm để ăn dần Hầu hết nhà nào cũng sẽ có mắm dự trữ quanh năm

- Các bữa cơm của người dân Nam Bộ chủ yếu xoay quanh lương thực chính của khu vực với mô hình: Cơm-rau-cá Vì nói đây là vựa lúa lớn nhất cả nước cũng như đặc điểm sông nước bao quanh

Lao động sản xuất: Người dân nơi đây chân chất thật thà, không kể đến những khu

đô thị sầm uất đa ngành nghề thì ngược lại, ở vùng nông thôn, người dân quanh năm

“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cuộc sống xoay quanh nghề làm nông hay thủy hải sản

- Giống như các vùng khác, nơi đây mỗi năm có 2 vụ mùa chính Đan xen vào đó là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả Có thể kể đến trồng cao su tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Bà Rịa-Vũng Tàu

d) Về trang phục.

- Người dân Nam Bộ nổi tiếng với những bộ quần áo bà ba với những màu sắc đa dạng

Và một thứ nữa không thể thiếu là chiếc khăn rằn Đối với việc đồng áng thì họ hay sử dụng áo nâu sòng và quần đen thanh thoát Chính điều này đã tạo nên sự duyên dáng, đậm đà của con người Nam Bộ và nét đẹp đó vẫn đang tồn tại đến ngày nay

- Đặc biệt đối với người phụ nữ Nam Bộ, chiếc áo bà ba đặc trưng cho sự dịu dàng, thuần hậu của họ Qua đó, dường như ta có thể nhìn thấy phẩm hạnh, sự vĩnh cửu của người con phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam Bộ nói riêng

e) Về lễ hội.

- Khi nhắc đến lễ hội ở Nam Bộ, không thể không kể đến Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) diễn ra từ ngày 13-15 tháng Giêng, Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 18-19 tháng Giêng, Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) từ 23-27/4 âm lịch Những lễ hội kể trên hầu hết được tổ chức tại các địa điểm lịch sử, được hình thành từ xa xưa

- Bên cạnh đó, các lễ hội của người Khmer như Lễ hội Đôn Ta (Dolta), Lễ hội Kathina hay các lễ hội dân gian như Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ (hay Lễ hội bánh miền Tây),

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN