1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu địa lý tỉnh thừa thiên huế tiểu luận cuối kỳ môn vc127 địa lý việt nam

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Địa hìnhĐịa hình, lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOA VIỆT NAM HỌC -🙢🕮🙠

-ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN

VC127: ĐỊA LÝ VIỆT NAM

Trang 2

Năm học 2021 – 2022MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Cơ sở tài liệu 1

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3

1.3 Đánh giá vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 15

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI 18

2.1 Đặc điểm dân cư 18

2.2 Đặc điểm kinh tế 19

2.3 Đặc điểm văn hóa 25

2.4 Đặc điểm xã hội 27

2.5 Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 29

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết

Thừa Thiên Huế - một mảnh đất lãng mạn, mộng mơ, đậm chất thơ, một miền di sản có một không hai về vẻ đẹp rất riêng, rất ngọt ngào mà lại tĩnh lặng là những mỹ từ để giới thiếu về Huế Hiện nay, thành phố này là một trong ba vùng du lịch lớn của cả nước, có bề dày lịch sử văn hóa lâu năm Đây là nơi bảo tồn, phát triển nhiều danh lam thắng cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận.

Để có được như bây giờ, Huế đã trải qua hơn 7 thế kỉ hình thành và phát triển, từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và cuối cùng là Huế ngày nay, cố đô vẫn giữ trong mình nét đẹp trầm mặc, cổ kính mà du khách không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S Được hình thành trên nền đất văn hóa Sa Huỳnh, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu tạo nên một bản sắc rất riêng cho mảnh đất Huế “thương” này Cổ đô Huế bây giờ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nơi đây có vai trò quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã hội cũng như góp phần nâng cao đời sống nhân dân, do đó việc “Nghiên cứu địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế” là việc làm rất cần thiết.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu địa lý về tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đánh giá vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên; phân vùng địa lí tự nhiên làm căn cứ để hình thành quan điểm và phương pháp đánh giá vận dụng trong tiểu luận.

- Đánh giá, phân tích những thuận lợi và khó khăn nhằm đề xuất các định hướng và giải pháp cho tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.

4 Cơ sở tài liệu

Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu sau:

- Nguồn từ số liệu thống kê, báo cáo, quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã Hội, Du Lịch của các Bộ, Sở, Ban, Ngành: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du Lịch; Sở Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân (UBND) của tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Viện Điều tra quy hoạch phát triển rừng.

- Nguồn từ dữ liệu bản đồ: bản đồ địa chất, địa hình, địa mạo, bản đồ thảm thực vật, bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế; bản đồ quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế

- Nguồn từ các công trình dự án, các đề tài, báo cáo khoa học liên quan ĐKTN và TNDL của tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 4

- Các tài liệu thu thập, ghi chép được tìm kiếm của tác giả.

Trang 5

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN1.1.Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 79,6 km đường biên giới) và giáp biển Đông (đường bờ biển dài 128 km).

Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 6 huyện, 2 thị xã và thành phố Huế với 145 xã, phường, thị trấn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất liền, hải đảo và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.

Phạm vi địa giới hành chính của tỉnh được giới hạn trong khoảng từ 160 đến 16,80 độ vĩ Bắc và từ 1070 đến 108,20 độ kinh Đông.

Điểm cực Bắc: 160 44’30’’ vĩ Bắc và 1070 23’48’’ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền - giáp với tỉnh Quảng Trị.

Điểm cực Nam: 150 59’30’’ vĩ Bắc và 1070 41’52’’ kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông - giáp với tỉnh Quảng Nam.

Điểm cực Tây: 160 22’45’’ vĩ Bắc và 1070 00’56’’ kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới - giáp với tỉnh Quảng Trị.

Điểm cực Đông: 160 13’18’’ vĩ Bắc và 1080 12’57’’ kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc - giáp với thành phố Đà Nẵng.

Diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 128 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây), mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy (huyện A Lưới) 65 km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3 km.

Tỉnh Thừa Thiên Huế ở vị trí trung độ của cả nước, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trang 6

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: https://dulichdiaphuong.com/)

1.2.Đặc điểm tự nhiên1.2.1 Địa hình

Địa hình, lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do sự xuất hiện của khối núi trung bình, vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân do vậy địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.

- Địa hình khu vực núi trung bình: Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh Độ cao dao động từ 750 m đến gần 1.800 m Đây là kiến trúc núi đồ sộ, tận cùng và được nâng cao của dãy Trường Sơn Bắc Thuộc vào khu vực địa hình núi trung bình bao gồm vùng núi trung bình Tây A Lưới, vùng núi trung bình Động Ngại, vùng núi trung bình Đông A Lưới - Nam Đông và vùng núi trung bình Bạch Mã - Hải Vân.

Trang 7

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: Núi thấp phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Đồng bằng duyên hải là lãnh thổ tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15 - 10 m trở xuống, kể cả các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ quy ước là 12 hải lý (tương đương 22,224 km), vùng đầm phá có diện tích trên 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật.

1.2.2 Khí hậu – Thủy văna, Khí hậu

Với vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng ẩm và mùa mưa ẩm lạnh, thuộc phân loại khí hậu Koppen, khá giống với Quảng Trị Tuy nhiên thời tiết Huế lại khá khắc nghiệt có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh Nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào.

Hình 1.2: Nền nhiệt độ ở Huế gia đoạn 1965 – 2017

(Nguồn: https://dubaothoitiet.info/)

Các mùa ở Huế không rõ ràng xuân, hạ, thu, đông như ở miền bắc mà thay đổi thất thường Đầu năm thường có nắng ấm, nhưng cơ bản có 2 mùa chính:

Trang 8

- Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam - Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa

đông bắc nên mưa nhiều, trong khoảng thời gian này sẽ xuất hiện lũ lụt vào khoảng tháng 10 trở đi Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C

Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở Độ ẩm trung bình 85%-86%

Hình 1.3: Lượng mưa ở Huế giai đoạn 1965 – 2017

(Nguồn: http://hikersbay.com/)

Gió bão ở Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.

Trang 9

Tuy nhiên hiện nay, do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng và mưa lũ ở Thừa Thiên Huế ngày càng khắc nghiệt và với cường độ mạnh gây ra thiệt hại lớn, lũ trên các sông tăng nhanh.

b, Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương) Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.

Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.

Đặc điểm chung về hình thái các con sông chính

Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều, nhưng phần lớn là ngắn, lưu vực hẹp Đại bộ phận sông suối chính chảy theo hướng từ Tây Tây Nam về Bắc -Đông Bắc, đổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra biển -Đông Một số sông ở phía Nam như sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển Đông Riêng sông A Sáp chảy về hướng Tây vào đất nước bạn Lào Nếu tính đến cửa sông và các chi lưu với chiều dài trên 10 km thì tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2 Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2 Độ dốc lòng sông trong phạm vi lãnh thổ đồi núi rất lớn (10-129m/km), nhưng lại quá thoải ở đồng bằng duyên hải (dưới 0,1m/km).

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau: - Sông Ô Lâu:

Bắt nguồn từ vùng núi Tây Trị Thiên ở độ cao tuyệt đối xấp xỉ 905m, có chiều dài dòng chính 66 km, diện tích lưu vực 900 km2, độ dốc trung bình lưu vực trên 13m/km (ở phạm vi đồi núi trên 19m/km) Thoạt đầu sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến Phò Trạch chuyển hướng Đông Nam - Tây Bắc cho tới Phước Tích (chỗ hội lưu với sông Thác Ma), sau đó chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc cho đến Vân Trình lại chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào phá Tam Giang ở cửa Lác.

Trang 10

- Hệ thống Sông Hương:

Có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dài sông 104 km Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông chính: Sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch (dòng chính)

Các nhánh sông chính này đều bắt nguồn từ khu vực núi trung bình thuộc huyện A Lưới, Nam Đông chảy qua các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, thành phố Huế, huyện Hương Thủy (nay là Thị xã Hương Thủy) và cuối cùng chảy vào phá Tam Giang Theo đặc điểm hình thái dòng chính của hệ thống sông Hương có thể tách thành hai đoạn sông: đoạn chảy qua đồi núi và đoạn sông chảy qua đồng bằng duyên hải Đoạn sông chảy qua đồi núi thường có đáy sông dốc, nhiều thác ghềnh, không bị ảnh hưởng triều Vào mùa lũ lưu lượng, vận tốc, mực nước đều rất cao, ngược lại trong mùa cạn các đặc trưng thủy văn này đều đạt giá trị rất thấp, lòng sông lộ nhiều cuội sỏi, đá tảng Trên đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiền hòa, chảy quanh co và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều và độ mặn Ngoài các nhánh sông tự nhiên, còn có các sông đào nối sông Hương với sông Bồ, nối sông Hương với đầm Cầu Hai, nối sông Bồ với phá Tam Giang.

- Sông Bồ:

Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao tuyệt đối khoảng 650m ở phía Đông A Lưới, chảy qua lãnh thổ Hương Trà, Phong Điền theo hướng Nam - Bắc cho đến phía dưới ngã ba hội lưu với Rào Tràng, từ ngã ba đó đến Phú Ốc sông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc, sau đó sông lại chuyển hướng Đông cho tới chỗ hội lưu với sông Hương ở ngã ba Sình Chiều dài dòng chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64km, đến ngã ba Sình là 94km Diện tích lưu vực tính đến Cổ Bi là 720km2, đến ngã ba Sình là 938km2 Độ dốc đáy sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là 6,9 m/km.

- Sông Hữu Trạch:

Bắt nguồn từ nơi có độ cao khoảng 500m ở vùng núi thấp phía Đông A Lưới - Nam Đông, chảy theo hướng Nam Bắc cho đến Bình Điền, từ Bình Điền sông đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc và cuối cùng hội nhập với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần Tính đến ngã ba Tuần chiều dài dòng chính là 51km, diện tích lưu vực là 729km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 9,8 m/km.

- Sông Tả Trạch:

Là nhánh sông chính bắt nguồn từ vùng núi trung bình huyện Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m Sông chính chảy theo hướng chung Nam Đông Nam - Bắc Tây Bắc cho tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch và trở thành sông Hương Từ đây sông Hương uốn lượn quanh co qua kinh thành Huế và đến Bao Vinh lại chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc để rồi sau đó hội lưu với sông Bồ tại ngã ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và chảy ra biển theo hai cửa Thuận An và Tư Hiền Tính đến Dương Hoà, chiều dài dòng chính là 54km, diện tích lưu vực là 717km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 16,5m/km Nếu tính đến nơi đổ ra phá Tam Giang, sông chính có

Trang 11

chiều dài là 104km, diện tích lưu vực là 2.830km2 và độ dốc bình quân lòng sông là 8,65m/km.

- Sông Nong:

Sông Nong bắt nguồn từ vùng núi thấp ở độ cao tuyệt đối khoảng 1.154m thuộc huyện Phú Lộc Sông chảy theo hướng Nam Tây Nam - Bắc Đông Bắc và hội nhập với sông Đại Giang, sau đó thông qua sông Đại Giang đổ về đầm Cầu Hai Sông chính có chiều dài là 20km, diện tích lưu vực là 99km2, độ dốc bình quân lòng sông là 15m/km

- Sông Truồi:

Sông Truồi bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nơi có độ cao tuyệt đối 820m, chảy theo hướng gần Nam - Bắc đổ vào đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở cửa Tư Hiền Sông Truồi có chiều dài dòng chính là 24km, diện tích lưu vực là 149km2, độ dốc bình quân lòng sông là 34,5m/km Ở thượng lưu núi Diều Gà đã xây dựng hồ chứa nước Truồi có dung tích 50 triệu m3 nước phục vụ tưới ruộng và điều tiết nước vùng hạ lưu.

- Sông Cầu Hai

Sông Cầu Hai bắt nguồn từ sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân ở nơi độ cao khoảng 500m, có chiều dài dòng chính 10km, diện tích lưu vực 29km2 và độ dốc bình quân lòng sông trên 62m/km.

- Sông Bù Lu

Sông Bù Lu bắt nguồn từ sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân tại nơi có độ cao tuyệt đối khoảng 500 m, chảy theo hướng gần Nam Tây Nam - Bắc Đông Bắc Từ thượng nguồn có hai nhánh Thừa Lưu và Nước Ngọt Đến cách cửa biển Cảnh Dương chừng 7km hai nhánh sông này hội lưu thành sông chính mang tên Bù Lu và chảy ra biển Đông Sông Bù Lu có chiều dài dòng chính 17km, diện tích lưu vực 118 km2 và độ dốc bình quân lòng sông 58,8m/km (so với độ dốc lòng sông vùng đồi núi 129,4m/km).

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào từ thời Nguyễn nhằm giải quyết yêu cầu thủy lợi, giao thông thủy và môi trường Đó là sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang; sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh; sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.

Trang 12

Hình 1.4: Hệ thống thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên (Nhà Xuất bản Khoa họcxã hội – năm 2005)

1.2.3 Thổ nhưỡng

Theo kết quả tài liệu điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 11 loại đất với tổng diện tích là 463.553,10 ha, chiếm 91,52% diện tích tự nhiên

- Nhóm đất phù sa: có diện tích 26.788,3 ha, chiếm 5,3% diện tích tự nhiên và bao gồm:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Có diện tích 15.523,4 ha, phân bố ven các con sông như sông Truồi, sông Bồ, sông Ô Lâu… Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, tính chất của các loại đất chịu ảnh hưởng sâu sắc của sản phẩm phù sa Ở tỉnh Thừa Thiên Huế do các dòng chảy của sông, suối đều ngắn và dốc nên sản phẩm bồi tích thường thô, thành phần cơ giới nhẹ.

+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm (Pi) và đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk): Có diện tích 11.264,9 ha Đất có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc địa hình cao vì vậy hiện nay rất ít hoặc

Trang 13

không được bồi Nhìn chung đất có thành phần cơ giới nặng (từ thịt nhẹ đến sét), độ phì trung bình, hàm lượng mùn trung bình đến hơi nghèo Đây là nhóm đất tốt, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, lạc, đậu đỗ…

- Đất biến đổi do trồng lúa (Lp): Có diện tích 32.086,55 ha, chiếm 6,37% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, độ dốc nhỏ hơn 30 Được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau, được nhân dân địa phương cải tạo thành những chân ruộng để cấy lúa

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Có diện tích 199.401,4 ha, chiếm 39,5% diện tích tự nhiên Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở nhiều bậc địa hình khác nhau, nhưng phần lớn có địa hình dốc Đất được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sét (thuộc nhóm đá trầm tích), đất có màu đỏ vàng đặc trưng, thành phần cơ giới nặng, độ phì tự nhiên trung bình, khả năng thấm nước và giữ nước tốt

- Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ (F): Có diện tích 1.383,0 ha, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên Đất hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi xung quanh Vì vậy nó phân bố ở các khe hợp thuỷ hoặc thung lũng vùng đồi núi Nhìn chung độ phì nhiêu của đất tương đối khá, thích hợp cho việc sử dụng trồng cây hàng năm

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 16.725,7 ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên, được hình thành trên sản phẩm lắng đọng của phù sa sông nhưng do sự biến động địa chất được nâng lên thành dạng địa hình lượn ong nhẹ Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên nghèo Phân bố ở các vùng bậc thềm cao tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, tập trung ở các huyện, thị xã: Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, Hương Thuỷ, Hương Trà,…

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 78.579,9 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên Đất được hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, độ dày tầng mặt trung bình, độ phì tự nhiên kém Khả năng thấm nước khá nhưng khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém Phân bố chủ yếu ở các huyện Phong Điền và A Lưới

- Đất đỏ vàng trên đá Granít (Fa): Có diện tích 48.446,0 ha chiếm 9,6% diện tích tự nhiên Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát cao, kiến trúc hạt rời rạc, dễ bị xói mòn, rửa trôi Hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, phân bố nhiều ở các huyện, thị xã: Phú Lộc, Nam Đông, Hương Trà

- Đất nâu vàng trên đá Gabrô (Fu) và đất nâu vàng trên đá Điorít (Fx) chiếm d ới 1% diện tích tự nhiên và phân bố tập trung ở huyện Nam Đông ƣ

- Đất mặn ven biển (M): Có diện tích 324,7 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên Được hình thành do chịu tác động trực tiếp của nguồn nước mặn, phân bố ở địa hình thấp, ven đầm phá và cửa sông, đất có màu hơi tím hoặc hơi xám, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang

Trang 14

- Đất cát (C): Có diện tích 38.385,3 ha, chiếm 7,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc Đất cát thường hình thành dãy cồn đụn cát chắn bờ nằm xen giữa đồng bằng duyên hải hoặc đầm phá bên trong và biển Đông ở bên ngoài là dãy cồn đụn cát chắn bờ kéo dài theo hướng chung Tây Bắc – Đông Nam từ Điền Hương (huyện Phong Điền) cho đến tận chân đèo Hải Vân (huyện Phú Lộc)

- Đất bạc màu trơ sỏi đá (E): Có diện tích 9.698,1 ha, chiếm 1,9% diện tích tự nhiên Đất này có mặt trên tất cả các loại đá mẹ và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà từ đất tốt bị xói mòn trở thành trơ sỏi đá, mất khả năng sản xuất hoặc cho năng suất thấp Loại đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc sản xuất vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng, phân bố tập trung ở các huyện, thị xã: Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà

1.2.4 Sinh vậta, Thực vật

Với đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng và các yếu tố nhân tạo khác…, thực vật Thừa Thiên Huế thuộc khu hệ thực vật nhiệt đới vùng đệm có sự giao lưu từ kỷ Đệ tam của các hệ thực vật phía Bắc và hệ thực vật phía Nam, đa dạng về thành phần, chủng loại và đa dạng về hệ sinh thái: núi rừng; gò đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ Trong đó, hệ thực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn nhất và thuộc kiểu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới Mặt khác, rừng Thừa Thiên Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho người dân địa phương những lợi ích về kinh tế, xã hội và quốc phòng.

Xét về tài nguyên thực vật, các vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng và gò đồi là nơi đáp ứng nhu cầu lấy gỗ, dược liệu, cây hoa, cây cảnh có giá trị Ở đây, ngoài việc trồng cây gây rừng bằng kỹ thuật canh tác hợp lý và chọn giống tốt, còn phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm để xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, nhất là dân tộc thiểu số Đối với vùng sinh thái phân bố thực vật đồng bằng duyên hải, người dân đã và đang ưu tiên trồng cây lương thực – thực phẩm, cây ăn quả Ngoài ra họ cũng đã bắt đầu chú ý phát triển cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu,… Vùng sinh thái thực vật gò, trảng, cồn, đụn cát nội đồng, ven biển và đầm phá nói chung có thảm thực vật tự nhiên nghèo cả về thành phần loài lẫn số lượng cá thể Ở đây, ngoài hệ thực vật thủy sinh đầm phá và biển ven bờ còn tồn tại rừng ngập mặn và hệ thực vật bảo vệ môi trường chống sạt lở, cát bay, cát trôi

Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế có 43 loài thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bị đe đoạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe doạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 loài, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu quốc tế là R) 16 loài, bị đe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết không chính xác (ký hiệu quốc tế là K) 10 loài Ngoài ra, còn có các loại cây ăn quả quý hiếm của địa phương đang tồn tại

Trang 15

cần được bảo vệ và phát triển, đó là: Thanh trà, quýt Hương Cần, dâu Truồi, mía Thanh Diệu, nấm quả …

b, Động vật

Thừa Thiên Huế có đủ 4 vùng sinh thái phân bố động vật: vùng núi rừng, vùng gò đồi, vùng đồng bằng duyên hải và vùng đầm phá, biển ven bờ, trong đó nổi bật là hệ sinh thái động vật vườn Quốc gia Bạch Mã và hệ sinh thái động vật đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

Theo số liệu tổng hợp, thu nhập, thành phần động vật Thừa Thiên Huế bao gồm: 1.977 loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật Trong đó, côn trùng: 1.045 loài (142 họ, 18 bộ); cá xương: 278 loài (74 họ, 17 bộ); ếch nhái: 38 loài (6 họ, thuộc bộ không đuôi); bò sát: 78 loài (17 họ, 2 bộ); chim: 362 loài (56 họ, 15 bộ); thú: 176 loài (32 họ, 12 bộ).

Trong đó có nhiều loại động vật đặc hữu, quý hiếm như loài cà cuống (Leuthoceras inđicus) thuộc lớp côn trùng, động vật không xương sống; Về động vật có xương sống, 13 loài động vật đặc hữu của Việt Nam phân bố tại Thừa Thiên Huế, như: chồn dơi (Cynocephalus variegatus), dơi mũi ống cánh ong (Harpiocephalus harpia), rái cá ong mũi (Lutra sumatrana), mang lớn (Megamuntiacus vuquanghensis), gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), gà lôi trắng (Lophura nycthemera), gà so Trung bộ (Arborophila merlini), gà so Gutta (A rufogularis), ếch nhẽo (Rana kuhli), cá chình mun (Anguilla bicolor) và cá dầy (Cyprinus centralus).

Ngoài các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các hệ sinh thái Thừa Thiên Huế còn gặp những loài, phụ loài đặc hữu cho cả khu vực Đông Dương, thậm chí cả vùng Đông Nam Á như sao la, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc ngũ sắc) Theo Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì hiện nay có hơn 10% loài cá, 25% loài ếch nhái, 25% loài bò sát, 11% loài chim và 25% loài thú được liệt vào những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng Tuy nhiên, các hệ sinh thái ở Thừa Thiên Huế vẫn là nơi ẩn chứa nhiều loài động vật quý hiếm, loài mới cho khoa học.

Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên Huế, trong đó coi loài không xương sống, 6 loài cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát, 16 loài chim và 37 loài thú Mức độ quý hiếm đó là rất cao so với nhiều vùng đa dạng sinh học trong khu vực và cả nước Đặc biệt, trong các loài động vật có xương sống được xếp vào quý hiếm thì bậc E, V là những bậc có nguy cơ tuyệt chủng và cấm tuyệt đối săn bắt có tỷ lệ rất cao Nằm ngoài danh mục 80 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà khoa học còn coi loài cá dầy (Cyprinus centralis) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có khả năng là loài đặc hữu của đầm phá Thừa Thiên Huế, vì từ khi công bố loài mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưa tìm thấy loài này ở các vực nước khác có điều kiện tương tự.

1.2.5 Các đới cảnh quan

Trang 16

Phần lớn núi rừng tại Thừa Thiên Huế nằm ở phía tây Vùng núi rừng thuộc vùng núi có độ cao từ 250m trở lên, chủ yếu phân bố ở phía Tây của tỉnh và kéo dài từ ranh giới Quảng Trị ở phía Bắc đến ranh giới tỉnh Quảng Nam về phía Nam Địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn Bắc thuộc núi cao trung bình và núi thấp với đỉnh cao nhất là động Ngại 1.774m.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 348.837 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp (283.000 ha đất có rừng và 70.831 ha rừng trồng) Trong số 283.000 ha đất có rừng thì có 212.170 ha rừng tự nhiên.

Đặc biệt nhất ở Huế là rừng ngập mặn Rú Chá, là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại trên phá Tam Giang Không chỉ mang giá trị du lịch, rừng Rú Chá còn là nơi cư ngụ của nhiều loài thủy sinh vùng đầm phá Rừng ngập mặn Rú Chá có một hệ thống sinh vật khá phong phú như cá, tôm, cua… tạo điều kiện cho người dân nơi đây nuôi trồng thủy sản, tạo kế sinh nhai Người ta ví rừng ngập mặn Rú Chá như một bức bình phong án ngữ che chắn cho đất liền nơi biển Thuận An Người dân ở đây bảo rằng, khi có bão lũ thì ở trong rừng ít bị tổn hại hay ảnh hưởng nhiều, nên đây cũng là nơi tránh lũ của bà con mỗi mùa nước nổi.

Hình 1.5: Rừng ngập mặn Rú Chá Huế

(Nguồn: https://vinpearl.com/)

1.3.Đánh giá vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên, Đảng bộ Thừa Thiên Huế xác định, địa phương cần tập trung phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, trong đó chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN