Vậy nên em lựa chọn đề tài “phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ
Trang 1
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN Luật Hành Chính
Họ và tên: Trịnh Thị Huyền Trang
Hà Nội - năm 2021
Trang 2Mục Lục
Mở đầu 1 Nội dung
I Cơ sở lý luận chung 2
1 Một số vấn đề về cơ quan hành chính nhà nước
1.1 Khái niệm về cơ quan hành chính
1.2 Đặc trưng của cơ quan hành chính
1.3 Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
1.4 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
I Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn 3
1 Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
2 Mối quan hệ giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
II Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay 6 Kết luận 7
Trang 3
MỞ ĐẦU
Tình hình cả thế nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang “gồng mình” để chống lại đại dịch đang hoành hành hiện nay là COVID 19 hay còn có cái tên khác
là Sars-Cov-2 Đảng và nhà nước đang ra sức ngăn ngừa dịch bệnh từ lúc phát hiện đến các bước triển khai phòng chống dịch đều rất nhanh và cố gắng kịp thời nhất
Từ đó cũng nhìn nhận rõ hệ thống cơ quan nhà nước hiện nay ra sao Vậy nên em
lựa chọn đề tài “phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19” nhằm làm rõ hơn
nữa về mối quan hệ phối hợp này
Trang 4
1
NỘI DUNG
1 Một số vấn đề về cơ quan hành chính nhà nước
1.1 Khái niệm về cơ quan hành chính
Cơ quan hành chính là những bộ phận hợp thành của bộ máy hành chính nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành chính nhà nước
1.2 Đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước
- Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện
những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là
phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân
- Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục
- Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương cho đến địa phương đứng đầu là Chính phủ Ttạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước
Trang 5- Cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương đương Do đó các cơ quan này chịu sự lãnh đạo, giám sát của cơ quan dân cử tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó Có những
2
cơ quan hành chính nhà nước không do cơ quan dân cử trực tiếp lập ra mà do các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên lập, nhưng về nguyên tắc cũng chịu sự giám sát, lãnh đạo của cơ quan dân cư tương ứng
- Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước chiu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án, tổ chức Chính trị- xã hội và của công dân
- Cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống thanh tra chuyên nghiệp để kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
1.3 Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ
- UBND các cấp, Chủ tịch UBND
- Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở, phòng…)
1.4 Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước
- Căn cứ vào vị trí của các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó được hiến pháp quy định
o Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ
o Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Căn cứ theo phạm vi lãnh phổ
o Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương
o Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Căn cứ vào tính chất thẩm quyền
Trang 6o Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
o Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng
- Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động
3
o Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể là Chính phủ
o Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng là Uỷ ban nhân dân các cấp
o Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ một thủ trưởng gồm có : Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
1 Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
1.1 Về nguyên tắc hình thành quan hệ giữa trung ương và địa phương
Mối quan hệ giữa trung ương và địa phương được thực hiện dựa trên quan điểm xuyên suốt về tính thống nhất, tập trung của quyền lực nhà nước Nếu như quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương được xác lập theo nguyên tắc phân công, phối hợp thì đặc trưng trong quan hệ giữa trung ương và địa phương thời gian qua
là phân cấp Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001-2010 xác định nhiệm vụ: Định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới sự phân cấp quản lý hành chính giữa trung ương và địa phương; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân cấp rõ ràng và hợp lý giữa trung ương và địa phương, gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính,
tổ chức và cán bộ Trong Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2011, cơ chế phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương được
Trang 7xem là yếu tố tác động tích cực (hoặc ngược lại) đến hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp tỉnh, huyện, xã
Mặc dù được gọi là phân cấp, song quan hệ giữa trung ương và địa phương thời
4
gian qua có dấu hiệu của phân quyền Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đề ra nhiệm vụ: Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương
1.2 Về bản chất của mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương
Mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương là vấn đề chính trị - pháp lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước tương ứng Quy chế pháp lý của từng cấp chính quyền được thể hiện ở địa vị hiến định, ở khối lượng thẩm quyền mà cấp đó đảm nhiệm Khi thực hiện những thẩm quyền của mình, mỗi cấp chính quyền có tính độc lập tương đối, song không biệt lập với các chủ thể quản lý nhà nước khác Đồng thời, thực tiễn quản lý nhà nước không loại trừ trường hợp có nhiều chủ thể quản lý có cùng chung khách thể và đối tượng quản lý, nhưng phạm vi quản lý lại ở mức độ khác nhau
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần định rõ phạm vi hoạt động của mỗi cấp chính quyền nhà nước Do đó, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, xét về bản chất, thể hiện ở việc phân cấp quản lý nhà nước, có nghĩa là phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương mà trước hết là cấp tỉnh Đối với một số trường hợp khác, phân cấp được tiến hành để giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa Trung ương và các cấp chính quyền thấp hơn
- cấp huyện hoặc cấp xã
Mặc dùchính quyền Trung ương giữa vai trò lãnh đạo và thực hiện việc giám sát, kiểm tra đối với chính quyền địa phương nhưng chính quyền địa phương cũng có sự độc lập nhất định trong việc quyết định với quản lý Nhà nước về kinh tế- xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật Ngoài việc thực hiện đúng theo chủ trương của Nhà nước, HĐND cấp tỉnh còn có thẩm quyền quyết định các chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù nhằm phát huy tiềm năng của địa phương
1.3 Về phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ
Trang 8Tổ chức chính quyền địa phương gắn với phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ và quy chế pháp lý của đơn vị hành chính Mặc dù Hiến pháp dành cho luật quy định việc thành lập HĐND và UBND nhưng trên thực tế, các cơ quan này được thành lập theo một mô hình chung tại các đơn vị hành chính Nhu cầu cải cách chính quyền địa phương đã được đặt ra, nhất là với các thành phố trực thuộc trung ương
5
Thời gian qua, một số địa phương phải “xé rào” để giải quyết các vấn đề bức xúc của mình Các thành phố trực thuộc trung ương đã và đang xây dựng Đề án về cơ chế đặc thù và thí điểm mô hình chính quyền đô thị
2 Mối quan hệ cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn
Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao Tuỳ thuộc vào địa
vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động Xong giữa các cơ quan
thẩm quyền vẫn có sự liên hệ mất thiết, hỗ trợ lẫn nhau
Cơ quan có thẩm quyền chung thuộc về Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật (Nghị
quyết, nghị định) để thực hiện các đạo luật, các pháp lệnh và các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Các bộ, địa phương có nghĩa vụ thực hiện các văn bản pháp quy đó HĐND các cấp căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để ra các quyết nghị các biện pháp thực hiện các quyết định của Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ và đề ra các nghị quyết cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện
Hay Bộ, cơ quan ngang bộ lại là yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Bộ, các cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước
Có thể nói rằng cơ quan có thẩm quyền chung có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý hành chính về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước Nếu nói
cơ quan chuyên là nơi quản lý chung tất cả mọi mặt trong xã hội thì cơ quan
chuyên môn là những bộ phận xử lý cụ thể của từng lĩnh vực riêng Nó đã tạo thành một thể thống nhất không thể tách rời
III Liên hệ thực tiễn trong tình hình Việt Nam hiện nay
Trang 9Từ những giai đoạn đầu khi Việt Nam có ca mắc Covid-19 Việt Nam đã tích cực và quyết liệt trong việc thực thi các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 Ngày 24/1 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch
Covid-19, ra lệnh kích hoạt Trung tâm phòng chống dịch bệnh khẩn cấp ứng phó dịch Covid-19 Ngày 6/2 được lệnh từ cấp trên tất cả địa phương trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Tới ngày 12/2 Việt Nam quyết định
6
cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi (H.Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) để ngăn chặn dịch bệnh lây lan Ngay từ những ca bệnh đầu nhà nước ta đã có những tác chiến nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đã rất thành công Các tỉnh khi nhận được chỉ thị của Chính phủ về giãn cách xã hội đã thực hiện nghiêm túc
KẾT LUẬN
Các cơ quan cấu thành bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến một mục tiêu chung là thực hiện quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Mặt khác hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu tính chính trị của đảng cầm
quyền, hay giai cấp cầm quyền Thẩm quyền của từng cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được trao Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương và giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn là mối liên kết chặt chẽ, mật thiết, giám sát hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể cân đối
Trang 10
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà; Luật Hành Chính Việt Nam; nxb
ĐHQGHN
2 Cơ sở dữ liệu nguồn; Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hiện nay; http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho- tro-boi-duong/item/387-moi-quan-he-giua-chinh-quyen-trung-uong-va-chinh-quyen-dia-phuong-hien-nay
3 Luật Dương Gia; Phân biệt cơ quan hành chính có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên môn; https://luatduonggia.vn/phan-biet-co-quan-hanh-chinh-co-tham-quyen-chung-va-tham-quyen-chuyen-mon/
4 Tạp chí tổ chức nhà nước; Kiểm soát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay;
https://tcnn.vn/news/detail/41218/Kiem_soat_cua_chinh_quyen_Trung_uong_doi_ voi_chinh_quyen_dia_phuong_o_nuoc_ta_hien_nayall.html
5 Lê Hiệp; Toàn cảnh 3 giai đoạn dịch Covid-19 tại Việt Nam;
https://thanhnien.vn/thoi-su/toan-canh-3-giai-doan-dich-covid-19-tai-viet-nam-1207707.html