tiểu luận cuối kỳ quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận cuối kỳ quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Giáo Dục ĐHQGHN đã đưa học- phần môn Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo vào trong tiên trình họ

Trang 1

ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

MỤC LỤC

Câu 1: Mô tả cơ cấu tổ chức và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan này thời gian qua Đề xuất ít nhất 2 giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trong thời gian tới 5 a) Mô tả cơ cấu tổ chức và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 5 b) Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý: 8 c) Giải pháp cải tiến 11 Câu 2: Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhấn mạnh tính tự chủ của nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền Theo anh/chị, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quản lý hành chính nhà nước trong ngành giáo dục phổ thông? Hãy chỉ ra các thay đổi cần có trong cơ chế quản lý để phù hợp với xu thế tự chủ của các nhà trường phổ thông hiện nay .13

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Giáo Dục ĐHQGHN đã đưa học- phần môn Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo vào trong tiên trình học Em vô cùng biết ơn các thầy cô của bộ môn này đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập Qua môn học này, em đã biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích không chỉ trên lý thuyết mà còn ứng dụng được vào thực tiễn cuộc sống

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Mai Quang Huy Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập của bộ môn Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo Thầy đã mang đến cho em nhiều kiến thức bổ ích cũng chính là hành trang quan trọng trên con đường sự nghiệp sư phạm sau này của em.Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy/cô để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN ĐỀ BÀI

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (5 điểm): Mô tả cơ cấu tổ chức và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về giáo dục

và đào tạo ở Việt Nam hiện nay Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan này thời gian qua Đề xuất ít nhất 2 giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Câu 2 (5 điểm): Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhấn mạnh tính tự chủ của nhà

trường trong việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền Theo anh/chị, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quản lý hành chính nhà nước trong ngành giáo dục phổ thông? Hãy chỉ ra các thay đổi cần có trong cơ chế quản lý để phù hợp với xu thế tự chủ của các nhà trường phổ thông hiện nay

Họ và tên : Hà Anh QuânMã sinh viên: 20010601 Mã h ọc phần: EDM 2002 4

Trang 5

PHẦN BÀI LÀM

Câu 1: Mô tả cơ cấu tổ chức và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan này thời gian qua Đề xuất ít nhất 2 giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

a) Mô tả cơ cấu tổ chức và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay

*Một số khái niệm cơ bản:

Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước

Quản lý nhà nước về giáo dục hiểu là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho nhân dân

Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…Cơ quan quản lý nước ta gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã Căn cứ theo Điều 105 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như sau: 1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo

Trang 6

dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên

3 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện - quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm 4 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện - quản lý nhà nước về giáo dục

5 Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;- Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;

- Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; - Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;

Trang 7

- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương

Trang 8

b) Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý:

*Những thành tựu của giáo dục – đào tạo ở nước ta trong thời gian qua:

Hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và da dạng hoa với việc hình thành đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học, bao gồm: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông: Giáo dục trung học cơ sở Giáo dục trung học phổ thông: Giáo dục nghề nghiệp: Giáo dục đại học Từ một hệ thống giáo dục chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường tư thục, dân lập, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài Đó là một trong những thành tựu lớn nhất mà nền giáo dục nước ta đã đạt được

Quy mô giáo dục tăng nhanh ở các vùng, các ngành học và các cấp học Quy mô phát triển giáo dục trước hết thể hiện ở số lượng người học Cùng với số lượng người học, quy mô giáo dục còn được đánh giá qua mạng lưới trường học theo địa bàn dân cư, số lượng nhà giáo, trang thiết bị dạy học

Nhìn chung, số học sinh trong toàn bộ hệ thống giáo dục không ngừng được tăng lên số học sinh trong các trường ngoài công lập tăng nhanh: Số trẻ em tăng bình quân 7% năm; mẫu giáo tăng bình quân 5,2% năm Riêng ở cấp trung học phổ thông, quy mô học sinh ngoài công lập năm học 2000 – 2001 tăng 2,91 lần so với năm học 1995 – 1996

Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động

Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước Giáo dục đại học đ ừng bước vươn lã t ên, đào tào được một đội ngũ đông ảo cán bđ ộ khoa học kĩ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã h ội

Trang 9

Nhìn chung, công bằng xã hội trong giáo dục về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù ch , phữ ổ cập giáo tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở Gần 94% ân cư dtừ 15 tuổi trở lên bi chữ, sết ố năm đi học đạt trung bình 7,3 Về cơ bản ước ta đã đạt được , nsự bình đẳng nam nữ trong giáo dục

*Những yếu kém của giáo dục nước ta:

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung còn thấp:

Nhìn chung chất lượng giáo dục còn thấp Chất lượng giáo dục thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền; do hậu quả thời gian dài chúng ta quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng Hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối giữa các cấp học, ngành học, cơ cấu, trình độ, ngành nghề, vùng, miền Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến "dạy chữ", chưa quan tâm đúng mức đến "dạy người", kỹ năng sống và "dạy nghề" cho thanh thiếu niên Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất Nhà trường chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa có biện pháp hữu hiệu giáo dục trách nhiệm người công dân, người lao động chân chính cho học sinh, sinh viên

- Cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa hợp lý, đầu tư cho các bậc học chưa tương xứng:

Theo số liệu báo cáo chi ngân sách cho giáo dục giữa các bậc học có sự chưa tương xứng: Chi tiêu dành cho dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, giáo dục thường xuyên chiếm 30% tổng chi cho giáo dục Trong đó, chi cho đào tạo cao đẳng và đại học chiếm trên 12% học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, năng lực vận dụng những kiến thực được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hội nhập, khả năng thích ứng với công việc, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế

Trang 10

Quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, đội ngũ giáo viên vừa yếu vừa thiếu và không đồng bộ, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới

Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu nhạy bén trong việc tham mưu với Ðảng và các cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề phức tạp mới nảy sinh; thiếu những quyết sách đồng bộ, hợp lý ở tầm vĩ mô để thúc đẩy phát triển giáo dục; một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế Những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và những khó khăn của đất nước đã ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp phát triển giáo dục

Quản lý giáo dục yếu kém cả trong xây dựng thể chế, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát và xử lí vi phạm Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp Còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ quan chủ quản, giữa quản lý giáo dục và đào tạo theo ngành và theo lãnh thổ Việc tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập và để xảy ra nhiều sai phạm

Có hiện tượng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên do không có sự đồng bộ về loại hình Rất nhiều địa phương có tổng biên chế giáo viên đủ, thậm chí thừa, nhưng lại thiếu những loại hình giáo viên như ngoại ngữ, âm nhạc, kỹ thuật Sự hẫng hụt về giáo viên trình độ cao ở các trường đại học ngày càng gia tăng, tuổi trung bình của giáo viên cao

Phương pháp giảng dạy chưa được cải tiến, phổ biến vẫn là lối dạy thầy truyền đạt, trò tiếp thu thụ động Điều đó diễn ra không chỉ ở giáo dục phổ thông mà ngay cả ở đại học và sau đại học

Trang 11

- Cơ sở vật chất trường lớp còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn Nội dung giáo dục còn thiếu thiết thực:

Nhìn tổng thể các ngành có thể khẳng định cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu Trang thiết bị, phòng thí nghiệp phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu thốn, tình trạng dạy chay còn phổ biến Số lượng máy tính còn ít, ở các vùng khó khăn, nhiều học sinh không có đủ sách giáo khoa

Điều kiện phục vụ việc dạy và học của các trường học còn kém, rất ít trường đạt chuẩn so với yêu cầu của một nhà trường Cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo còn nhiều bức xúc và cần có chương trình mục tiêu đầu tư để giải quyết

Chương trình giáo dục còn nặng nề, chưa bám sát yêu cầu của cuộc sống năng động Nhiều phần trong chương trình đào tạo đại học và chuyên nghiệp đã lạc hậu Phương tiện giảng dạy, thí nghiệm, thực tập, nghiên cứu thiếu thốn và cũ kỹ

c) Giải pháp c ải tiến

Để chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao về chất và lượng trong thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó cần tập trung thực thi giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục dào tạo, khoa học và công nghệ Tuyên truyền về giáo dục có tác dụng tạo chuyển biến nhận thức và sự đồng thuận cho nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục Đó là tuyên truyền về nội dung của Nghị quyết 29 NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như các chủ -trương, chính sách mới về giáo dục đào tạo; đổi mới chương trình, sách giáo khoa; từ giáo dục mầm non đến phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề…ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục và đào tạo

Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp Đặc biệt cấp quản lý, phải xây dựng được chiến lược và tầm nhìn chương trình hành động cụ thể của ngành học, cấp học

Trang 12

từ trên xuống dưới theo một logic khoa học Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả này cần khắc phục những rào cản, bất cập hiện nay (biên chế, tiền lương, phụ cấp…) để giáo viên yên tâm công tác, thực sự say sưa, tâm huyết với nghề Giáo viên cần đảm bảo chuẩn theo quy định và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ theo hướng đi tắt đón đầu

Thứ ba: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục các cấp Cán bộ là gốc của mọi việc, nên các cấp chính quyền cần có chiến lược xây dựng được các nhà quản lý giáo dục giỏi làm sao đáp ứng được sự kỳ vọng của đất nước ta trong hiện tại và tương lai Quản lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự kỷ cương, nề nếp Cán bộ quản lý phải là người vừa hồng vừa chuyên để làm thế nào tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả, sáng tạo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quy định, các chương trình, kế hoạch của cấp trên cũng như có những mô hình hay, phương pháp mới phù hợp với xu thế và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị Thiết thực hơn nữa với cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo cần hình thành tư tưởng chính trị quản lý lấy lợi ích quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Thứ tư: Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo Cần tập trung rà soát lại và từ đó nghiên cứu quy định cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho giáo dục và đào tạo – với vị trí, vai trò là quốc sách hàng đầu; tăng cường xã hội hóa giáo dục, nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo Cùng với đó, tăng cường đẩy mạnh thu hút các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục, đẩy mạnh tự chủ giáo dục đại học theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, trong đó khuyến khích thành lập các trường tư thục đa cấp chất lượng cao

Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục đào tạo Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác thanh, kiểm tra Giúp giữ vững và duy trì kỷ cương, trật tự, nề nếp, sự ổn định trong giáo dục, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục như gian lận thi cử, dạy thêm học thêm tràn lan, vi phạm đạo đức lối sống trong đội ngũ giáo viên cũng như học sinh…Bên cạnh đó cũng cần kịp thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng tạo động lực tốt cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cũng như học sinh tích cực thi đua quản lý tốt, dạy tốt, học tốt

Ngày đăng: 14/05/2024, 15:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan