1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cuối kỳ nhập môn việt ngữ học giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

20 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tác giả Ngô Đức Toàn
Người hướng dẫn TS Trần Văn Nam
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Nhập môn Việt ngữ học
Thể loại Bài tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Ngôn ngữ lai căng...8Chương 3: Giải pháp để giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt...9TỔNG KẾT...11CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO...12- Thực trạng chính tả Tiếng Việt hiện nay – sự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC

Giảng viên: TS Trần Văn Nam

Họ và tên sinh viên: Ngô Đức Toàn

Mã số sinh viên: 21012307

Mã học phần: N01 – K15

Năm học: 2022 – 2023

HÀ NỘI, 05/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC

Giảng viên: TS Trần Văn Nam

Họ và tên sinh viên: Ngô Đức Toàn

Mã số sinh viên: 21012307

Mã học phần: N01 – K15

Năm học: 2022 – 2023

HÀ NỘI, 05/2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

2.1.Mục đích 1

2.2.Nhiệm vụ 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1.Đối tượng nghiên cứu 2

3.2.Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của tiểu luận 2

Chương 1 : Tiếng Việt và thực trạng tiếng việt hiện nay 3

I.Tiếng Việt 3

1.Khái niệm 3

2.Nguồn gốc của tiếng Việt 3

II.Thực trạng của tiếng Việt 4

Chương 2 : Hệ quả của những biến thể tiếng Việt 6

1.Khái quát 6

2 Biến thể tiếng Việt được coi như tạo lập phong cách qua sự “chệch chuẩn” 7

3 Ngôn ngữ lai căng 8

Chương 3: Giải pháp để giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt 9

TỔNG KẾT 11

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

- Thực trạng chính tả Tiếng Việt hiện nay – sự cần thiết ban hành quy định của nhà nước về chính tả Tiếng Việt (Nguyễn Minh Hoạt - DH Quy Nhơn) 12

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam Dù có sống ở miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình

Để có một hệ thống quy tắc tiếng Việt nói và viết theo chuẩn như ngày nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều lần cải tiến tiếng Việt trên những phương diện cụ thể như phát âm, chính tả, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ Trên cơ sở loại bỏ, sửa chữa những yếu tố không phù hợp hoặc khó sử dụng trong tiếng Việt để tạo

ra một cách nói, cách viết mang tính phổ thông, ai ai cũng sử dụng được Đồng thời, chúng ta cũng không ngừng sáng tạo để tạo ra những yếu tố mới trong tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ, vốn câu và cách nói tiếng Việt được phong phú,

đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội

Thế nhưng hiện nay tiếng Việt đang dần bị biến hóa một cách mất kiểm soát, mất đi bản chất, sự trong sáng vốn có của tiếng Việt Vì thế, em quyết định chọn

đề tài "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích

Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tiếng Việt, về thực trạng của việc sử dụng tiếng Việt hiện nay, từ đó giúp nâng cao ý thức, hiểu rõ, hiểu đúng

về tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trang 5

2.2.Nhiệm vụ

Làm rõ một số vấn đề lí luận về tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của tiếng Việt trong xã hội hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếng Việt hiện nay và việc giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng tiếng Việt trong mọi lĩnh vực của xã hội hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông qua giáo trình, báo trí, sách, internet,… các ngữ liệu có liên quan để tổng hợp nội dung cần thiết Quan trọng nhất là thu thập thông tin thực tiễn từ chính bản thân mình và mọi người xung quanh Thêm nữa, trong quá trình làm tiểu luận còn sử dụng các biện pháp nghị luận, so sánh, đối chiếu, chứng minh,… để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất

5 Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần đầu, kết luận, tài liệu tham khảo 3 chương chính:

Chương 1 : Tiếng Việt và thực trạng của tiếng Việt hiện nay

Chương 2 : Hệ quả của hiện tượng biến thể tiếng Việt

Chương 3 : Giải pháp để giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt

Trang 6

Chương 1 : Tiếng Việt và thực trạng tiếng việt hiện nay

I.Tiếng Việt

1.Khái niệm

Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ

chính thức tại Việt Nam Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau

đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết

2.Nguồn gốc của tiếng Việt

Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt (cùng với dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa Đây là ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp

Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam Á, vùng này, thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới

Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; có quan hệ họ hàng xa hơn với nhóm tiếng Môn-Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Cam-pu-chia, Miến Điện…

Trang 7

Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khơ-mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ-nông, tiếng Stiêng là trong tiếngti,

Khơme là đay, trong tiếng Môn là tai .

Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống, gắn bó với

xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường

và tự chủ

II.Thực trạng của tiếng Việt

Ngày nay, tiếng Việt đang dần mất đi sự “trong sáng” bởi sự thiếu ý thức và cả

sự vô tư đến mức ngây thơ đáng trách của chính người Việt Kẻ Tây học thì chêm xen tiếng Anh, tiếng Pháp Kẻ lắm chữ thì thích dùng nhiều từ Hán Việt mang tính hàn lâm, ngay cả khi không thực sự hiểu hết ý nghĩa và cách dùng của từ Giới trẻ thì đua nhau giản lược chữ viết của ông cha, dần hình thành những mật mã riêng (được mệnh danh là “ngôn ngữ thế hệ 9x”, ngôn ngữ thệ

"GenG" ); lại còn đưa vào vô số những từ tiếng Anh khiến tiếng Việt rơi vào trạng thái nửa Tây nửa ta Rất nhiều từ địa phương trở nên xa lạ với mọi người

và dần mai một, chỉ còn được nhắc đến trong các từ điển từ cổ hay các giáo trình dạy phương ngữ

Trước hết, hãy nhìn vào tình hình sử dụng tiếng Việt trong một số phạm vi:

* Trong nhà trường

Trường học được coi là môi trường lí tưởng nơi ngôn ngữ được sử dụng đúng tiêu chuẩn về các phương diện chính tả, ngữ pháp, mạch lạc, phong cách,… Về phía giáo viên, không thể phủ nhận thực tế rằng khả năng sử dụng tiếng Việt tốt nhất vẫn bó hẹp phạm vi trong những cá nhân có liên quan đến các bộ môn xã hội Không ít thầy cô giáo ở các phân môn khác tự thừa nhận họ cũng gặp khá nhiều khó khăn về ngôn từ khi giảng dạy hoặc khi viết các loại giấy tờ, đơn thư

Trang 8

trong công việc Về phía học sinh, sinh viên, cũng có thể phân thành hai nhóm

kĩ năng trên Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm ở đối tượng này là việc lạm dụng tiếng

lóng, viết tắt và chêm xen quá nhiều tiếng Anh Chẳng hạn, wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); rùi (rồi); dc (được); ko, k (không); u (bạn), ex (người yêu cũ), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.

* Trong gia đình

Giao tiếp thường nhật giữa các thành viên trong gia đình là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cách diễn đạt, thói quen ngôn ngữ của từng cá nhân Thường thì con cái bị ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ Tuy nhiên, do tính chất thân mật của loại giao tiếp chủ yếu dùng từ, cụm từ này (ít khi dùng câu, đoạn và nhất là các kiểu câu đầy đủ thành phần hoặc câu có cấu tạo phức tạp) nên hay gặp nhất là các lỗi ở cấp độ từ (chính tả, ý nghĩa) Nếu các bậc làm cha làm mẹ dùng từ không đúng nghĩa, không đúng sắc thái, hoặc đơn giản chỉ là phát âm sai (kể cả

do đặc trưng ngữ âm địa phương) thì con cháu sẽ tiếp thu chính những sai sót

đó Chỉ đến khi trẻ được tiếp cận với các môi trường học tập khác, trẻ mới có cơ hội thay đổi quan niệm và thói quen dùng sai các từ đó

* Ngoài xã hội

Sai sót dễ dàng nhận thấy nhất là lỗi ở các biển quảng cáo của các cơ sở kinh doanh tư nhân Lỗi sơ đẳng và phổ biến nhất là lỗi chính tả (nhầm lẫn dấu hỏi, dấu ngã, âm cuối t/ c, n/ ng, âm đầu ch/tr, d/r,…) Chẳng hạn: “Nghĩ trọ”,

“Ốt hút”, (Ốc hút), “Gữi xe”, “Sữa chữa xe máy”,… Thậm chí là biển báo, biển hiệu của nhà nước cũng sai: tên đường “Nguyễn Trải”, “đoạn đường

thường sảy ra tai nạn”,… Đây là lỗi dễ bị phát hiện và dễ gây phản cảm do hình thức thể hiện của các tấm biển là chữ viết và chúng thường xuyên “đập vào mắt” người qua đường Lỗi thứ hai khó phát hiện hơn là lỗi ngữ pháp Chẳng hạn: “Xay bột trẻ em” (Xay bột cho trẻ em), “Cửa hàng thịt tươi sống Phụ Nữ”,

Trang 9

“Cửa hàng chất đốt Thanh Niên”, “Cửa hàng May đo Thiếu nhi”,… Cái cảm giác phản cảm của người dân có thể cũng không quá quan trọng vì nó không làm giảm hiệu suất kinh doanh của các cửa hàng nhưng chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chính tả của các bạn học sinh

* Trong các cơ quan hành chính

Các cơ quan hành chính nhà nước thường ngày cũng xử lí một số lượng lớn các văn bản với nhiều nội dung mục đích khác nhau, đa số chúng đã được soạn thảo

và kiểm duyệt rất kĩ càng Còn lại, dễ dàng để chỉ ra lỗi trong các loại công văn giấy tờ đơn thư khác, cơ quan càng nhỏ, đơn vị càng bé, càng mang tính địa phương thì sai sót càng nhiều mà hầu như không ai để ý hoặc bắt bẻ vì tính chất cục bộ, ít mở rộng và hầu như không ảnh hưởng gì đến lợi ích của cá nhân, tổ chức nào Tuy nhiên, có hai cơ quan truyền thông lại thường xuyên phạm phải điều tối kị đối với nghề nghiệp của mình, đó là các trang báo và các bài phóng

sự trên truyền hình Các lỗi thường gặp nhất tổng hợp được từ báo chí là: lạm dụng viết tắt và viết tắt tùy tiện gây khó hiểu cho người đọc, thiếu nhất quán trong cách ghi tên riêng nước ngoài hoặc các từ vay mượn, dùng từ thiếu chính xác (nhất là các từ Hán Việt) Chẳng hạn, tờ Đại Đoàn Kết năm thứ 70 có đăng

bài “Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc vận động TDĐKXDĐSVHƠKDC trong

giai đoạn mới”

Chương 2 : Hệ quả của những biến thể tiếng Việt

1.Khái quát

Sự biến thái về ngôn ngữ đáng lo hiện nay chứng tỏ các nhà quản lý của nước ta chưa biết khơi gợi niềm tự hào về tiếng Việt, bảo tồn vốn quí báu của ngôn ngữ dân tộc Sự chế biến tiếng Việt như hiện nay đâu chỉ thuần tuý ở sự xuống cấp trong ngôn ngữ mà nó còn là sự xuống cấp trong lối sống của một tỉ lệ không nhỏ người Việt trẻ Sự thay đổi này thoạt nhìn có vẻ như vô hại nhưng nó đang

Trang 10

dần để lại một hệ quả khó lường Từ học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 đến sinh viên đại học, nhân viên văn phòng đang lạm dụng loại ngôn ngữ này Họ không những sử dụng chúng trên mạng mà còn đem chúng ra cuộc sống hằng ngày áp dụng vào mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi mà không cần biết chúng có thích hợp hay không Chẳng hạn như học sinh – sinh viên mang ngôn ngữ này viết vào trong bài thi, bài kiểm tra khiến cho giáo viên phải đau đầu vì phải ngồi dịch Tiếng Việt Việc sử dụng ngôn ngữ này trong một thời gian dài, liên tục, không có sự tự giác và kiểm soát đã hình thành một thói quen vào trong tiềm thức của mọi người khiến cho họ sử dụng nó trong vô thức Chắc hẳn đa số các bạn trẻ hiện nay đều gặp không ít rắc rối với việc viết sao cho đúng chính tả, đặt câu sao cho đúng ngữ pháp hay sử dụng từ ngữ như thế nào cho đúng với ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh

2 Biến thể tiếng Việt được coi như tạo lập phong cách qua sự “chệch chuẩn”

Nhìn vào những biến chuyển của xã hội Việt Nam đương đại, có thể thấy thanh niên Việt Nam đã có những định hình về phong cách riêng mang hơi thở của thời đại, khác biệt với những dạng thức văn hóa khác Bên cạnh những đặc trưng thể hiện sự nhanh nhạy, sáng tạo, đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế

xã hội thì ở một phương diện nào đó, văn hóa thanh niên cũng được cho là có nhiều hiện tượng “gây sốc”

Nghiên cứu của Lê Thu Hường và Lê Duy Thế đã chỉ ra đặc trưng lối sống của giới trẻ Việt Nam qua ba hiện tượng cơ bản: nhạc trẻ, thời trang, lối sống và quan niệm về cuộc sống Điểm chung của những hiện tượng này là đều được cho là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống Từ hiện tượng như vậy, tôi cho rằng bên cạnh không ít thanh niên còn có hiểu biết hưởng đến đối tượng giao tiếp, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống và sự giàu đẹp trong ngôn ngữ của cha ông Vì vậy, trước sự “biến hóa” ngôn ngữ Việt của giới trẻ hiện nay, chúng ta cần có định hướng, giúp giới trẻ hiểu được giá trị chuẩn mực

Trang 11

của ngôn ngữ Bên cạnh những phản ứng của phương tiện truyền thông xã hội

về hiện tượng ngôn ngữ này thì ngôn ngữ chat trong giao tiếp của giới trẻ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân như thế nào? Những quan niệm của giới trẻ về việc

sử dụng dạng ngôn ngữ này là sự thể hiện đặc tính cơ bản của giới trẻ: hồn nhiên, vui tươi, phá bỏ khuôn mẫu bộc lộ cảm xúc nhằm thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa các cá nhân, giảm bớt cảm xúc khô khan của ngôn ngữ giao tiếp thông thường ở những cảnh huống nhất định Vì vậy, mặc dù có những quan niệm cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ chat là “đua đòi”, là những ngôn ngữ “lạ, pha tạp” hay là sự “thích thể hiện mình trước mọi người” thì cũng không thể phủ nhận hình thức ngôn ngữ này đã tạo lập một phong cách riêng của giới trẻ

Đó là phong cách “chệch chuẩn” mang tính hiện đại với hình thức bộc lộ cảm xúc mang tính sáng tạo đặc trưng trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay

3 Ngôn ngữ lai căng

Hẳn mọi người đã không còn xa lạ với những thuật ngữ của giới trẻ hiện nay, đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày, tần số xuất hiện song ngữ Anh Việt này càng cao, điển hình như: thay vì nói “tạm biệt” sẽ là “Bye bye” hay lời xin lỗi đơn giản chỉ là “Sorry nha”, … Cách sử dụng ngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” như vậy ngày càng phổ biến do sự tiện lợi, ngắn gọn cũng như bởi sự mới mẻ và dễ hiểu Cách sử dụng ngôn ngữ “lai căng” cũng đã trở thành thói quen của một số bạn

vì cường độ sử dụng thường xuyên cũng như sự tiện lợi của nó, chẳng hạn như nếu không nói “check mail” thì phải là “lên kiểm tra hộp thư điện tử” Hơn nữa, vẫn có một số từ tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt như thế nào, chẳng hạn như showbiz, các hotboy hay những thuật ngữ kinh tế như marketing, … Rõ ràng dùng tiếng Anh trong các trường hợp trên thật sự thích hợp và cần thiết Bởi trên một phương diện nào đó, sử dụng ngôn ngữ lai căng đúng lúc, đúng chỗ và ở mức độ có thể chấp nhận được vẫn có ưu điểm

Trang 12

Tuy nhiên, sẽ quá thiên vị và dễ dãi khi xem nhẹ những tác động tiêu cực của việc lạm dụng tiếng Anh trong tán gẫu hàng ngày của giới trẻ Với yêu cầu của môn học, của công việc, của tương lai, chúng ta ra sức trau dồi tiếng Anh, cố làm sao nói được tiếng Anh đúng theo giọng chuẩn, đỏ mặt khi lỡ dùng một câu tiếng Anh sai ngữ pháp nhưng đa số lại tỉnh bơ khi dùng sai tiếng Việt, thậm chí Anh hóa cả tiếng Việt và vô tình biến ngôn ngữ chúng ta thành món ăn thập cẩm…Có quá lời không khi cho rằng đó là dấu hiệu báo trước một sự thất bại trong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta Đừng lạm dụng nó, nếu không

“lai căng” sẽ trở thành lực cản làm gián đoạn quá trình giao tiếp của bạn, thậm chí khiến người khác khó chịu, đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hơn một lần nói về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” Nhưng ngôn ngữ “lai căng” đã phá vỡ sự trong sáng đó

Thực ra, định nghĩa thế nào là “sự trong sáng của tiếng Việt” thì rõ ràng không

dễ Tiếng Việt trong sáng không phải là không tiếp thu những cái hay của ngôn ngữ nhân loại, không tiếp thu những thuật ngữ mới làm phong phú thêm hệ thống từ vừng tiếng Việt, càng không thể chống lại quy luật vận động tự thân của chính tiếng Việt Thế nhưng, đừng để hiện tượng này trở thành một xu thế

lố lăng, “nửa Tây, nửa Ta”, để rồi gây khó khăn trong quá trình giao tiếp Nói tóm lại, ngôn ngữ lai căng sẽ là một sự phá cách độc đáo nếu như vận dụng nó đúng ngữ cảnh, đúng đối tượng, và cũng sẽ là vật cản khó gỡ nếu như lạm dụng

nó quá nhiều Suy cho cùng, lai căng ngôn ngữ là sự phá cách độc đáo hay “hạt sạn khó nuốt” – điều này tùy thuộc vào các bạn

Chương 3: Giải pháp để giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt

Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân Song, dù xã hội, khoa học công nghệ có thay đổi đến đâu, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và xác định không được làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng Mỗi

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w