LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học “Nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng” là công trình nghiên cứu của riêng em, những nội
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Một số khái niệm
Thuyết trình là một hình thức giao tiếp, hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như: hiểu nội dung chuyển tải, tạo dựng quan hệ, thuyết phục người nghe
Theo tác giả Comfort (1995), thuyết trình là hoạt động được áp dụng nhiều khi sinh viên thuyết trình một chủ đề họ lựa chọn hay được giáo viên giao
Theo tác giả H.Huntley (2007): Thuyết trình là một bài nói ngắn của một người hoặc nhóm người trước một nhóm người nghe về một chủ đề cụ thể nào đó
Tác giả Gufta (2008)định nghĩa thuyết trình là cách truyền tải thông điệp tới người nghe Những bài nói như trên thường được thiết kế theo chủ đề, và được chuẩn bị trước, giống như một bài viết hơn Thuyết trình được xác định là hoạt động nói, diễn đạt một cách có lôgic để thu hút và thuyết phục cả người nói lẫn người nghe
Cuốn sách “Kỹ năng thuyết trình” (2013) của PGS.TS Dương Thị Liễu (Đại học Kinh tế Quốc dân) định nghĩa như sau: Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác
Theo Huỳnh Văn Sơn (2012), kỹ năng cần thiết trong quá trình thuyết trình là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tổ chức: một rõ cấu trúc của một bài thuyết trình để tổ chức sắp xếp một bài thuyết trình logic, rõ ràng và mang tính thuyết phục cao, tư duy phản biện, khả năng thiết kế và sử dụng những dụng cụ trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình, khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong thuyết trình
Khái niệm về thuyết trình theo giáo trình “Kỹ năng thuyết trình” của PSG.TS Dương Thị Liễu
“Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe”
1.1.2 Khái niệm kỹ năng thuyết trình
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng Nhưng định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được từ quá trình lặp đi lặp lại một hay một số hoạt động nhất định nào đó Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng
Như vậy ta có thể hiểu “Kỹ năng là năng lực của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.”
Thuyết trình là một trong những kĩ năng rất cần thiết để đem lại sự thành công cho mỗi người trong công việc học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động, giao tiếp xã hội “Kỹ năng thuyết trình gây được sự chú ý trong giáo dục đại học và kinh doanh, vì nó chính là một trong các năng lực cốt lõi của một chuyên gia” Thuyết trình cần có sự kết hợp việc đọc, viết và trình bày một cách khoa học Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp của kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng lập luận và kỹ năng trình bày Do đó, qua việc rèn luyện kỹ năng này sinh viên sẽ có khả năng tư duy logic, lập luận chặt chẽ, tổng hợp, khái quát vấn đề và sáng tạo Rèn cho sinh viên có khả năng nói lưu loát, thuyết phục và tự tin
“Kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ, phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn thu hút được nhiều người lắng nghe hơn
Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đám đông bằng lời nói mà còn truyền đến các giác quan còn lại gồm thị giác, khứu giác và xúc giác.”
Vai trò của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
3 Quá trình học tập trên giảng đường Đại học là hoàn toàn khác xa so với khi học tại trung học vì vậy thuyết trình là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trong các môn học mà giảng viên áp dụng phương pháp thuyết trình, làm việc nhóm
Thực hiện, rèn luyện kỹ năng thuyết trình cũng là cơ hội giúp sinh viên tự tin hơn khi trình bày trước đám đông, đây cũng là một trong những hành trang cho con đường sau này khi ra trường tham gia vào thị trường lao động của sinh viên
Khi sinh viên hiểu rõ về KNTT sẽ giúp sinh viên khắc phục được một số hạn chế như:
− Sự e dè, ngại ngùng và nội tâm được coi là biểu hiện phổ biến xuất hiện ở sinh viên nếu bản thân sinh viên biết cách sử dụng hiệu quả KNTT điều này sẽ giúp
SV mạnh dạn tích cực và chủ động hơn trong quá trình học tập và rèn luyện
− Phạm vi các mối quan hệ còn nhỏ hẹp vì vậy việc mở rộng và kết nối thêm các mối quan hệ tại môi trường đại học sẽ giúp sinh viên cởi mở và năng động hơn bằng cách sinh viên nhiệt tình tham gia các hoạt động tại trường, như vậy sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp nâng cao sự tự tin và chủ động mở rộng các mối quan hệ
− Cách trình bày- diễn đạt còn hạn chế, tuy nhiên khi biết cách vận dụng KNTT hiệu quả sinh viên sẽ biết diễn đạt một cách dễ hiểu, đúng trọng tâm những điều mình cần nói không lúng túng hay căng thẳng khi trình bày ý kiến của bản thân hoặc dẫn dắt một buổi nói chuyện
− Hạn chế về khả năng tự quảng cáo bản thân một cách hiệu quả, nhờ việc nắm chắc KNTT sẽ giúp bạn nổi bật được tính cách và sự hiểu biết vấn đề trong quá trình thuyết trình điều này sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng cho công ty doanh nghiệp nào đó trong tương lai
− Hạn chế về kiến thức xã hội, chủ động tìm kiếm thông tin từ các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội để làm phong phú hơn tầm hiểu biết cũng như phong phú hơn nội dung trình bày đem đến cho khán thính giả
Ngoài ra, theo chương trình đào tạo hiện hành cho khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng thì dung lượng kiến thức chỉ chiếm 40% còn lại 60% là các môn đại cương hoặc các môn của ngành khác
1.2.2 Trong công việc, cuộc sống
Làm tốt KNTT sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên:
− Sự tự tin sẽ là một trong những chìa khóa quan trọng giúp sinh viên tới gần hơn với những thành công, tự tin trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết phục nhà tuyển dụng tự tin diễn đạt các vấn đề trong quá trình học tập hoặc trình bày ý tưởng của bản thân
− Trình bày được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng hay những thắc mắc đối với các vấn đề trong những buổi hội họp Có KNTT sẽ giúp người trình bày diễn đạt ý tưởng của bản thân một cách logic và trong các buổi hội, họp sẽ đưa ra những câu hỏi đúng trọng tâm, ngắn gọn, khoa học và xúc tích
− Tạo ra các mối quan hệ xã hội chất lượng, việc tham gia các hội, nhóm, đoàn thể, ngoài việc rèn luyện KNTT mà còn là nơi ta vận dụng KNTT một cách khéo léo để kết giao những người bạn mới, những mối quan hệ lành mạnh hữu iisch cùng lý tưởng
Có thể thấy trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, việc thực hiện kỹ năng thuyết trình tốt sẽ tạo ra vị thế cao, nhận được sự kính nể từ người khác
Trong lĩnh vực chính trị- xã hội những nhà thuyết trình tài ba họ đều là những người lãnh đạo của quốc gia, dân tộc: Fidel Castro, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bẩck Obama
Trong lĩnh vực giáo dục: Một giáo viên không tự tin nói trước đám đông (trước lớp- trước học sinh) thì không thể giúp cho tiết học cuốn hút, học sinh hiểu bài
Trong lĩnh vực kinh tế: một nhà quản lý, một người giám đốc giỏi họ không chỉ có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh, mà còn phải là người có khả năng thuyết trình, mà thuyết trình phải thuyết phục Bởi nhà quản trị giỏi là nhà quản trị giúp cho nhân viên của mình hiểu và làm theo những chiến lược, định hướng mà nhà quản trị đề ra.
Nguyên tắc thuyết trình
1.3.1 Đảm bảo nội dung thuyết trình
− Nội dung trình bày cần bám sát chủ đề (không lạc đề), lựa chọn những tài liệu tốt nhất, có những nội dung phù hợp nhất, điểm nhấn quan trọng nhất cho bài thuyết trình, cần đặc biệt lưu ý những điểm nhấn quan trọng
− Nội dung chính: Mở bài, thân bài, kết bài đảm bảo tính nhất quán cho chủ đề
− Những điểm nhấn quan trọng, lưu ý: thể hiện bằng sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu, âm thanh, video clip, bôi màu khác, font chữ khác hoặc lớn hơn, khoanh tròn, hoặc các công cụ hỗ trợ khác (bảng phấn, giấy màu, thẻ màu, vật thật, …)
1.3.2 Hiểu rõ đối tượng người nghe
Nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì và điều gì tác động làm cho họ thay đổi Khi một khán thính giả đón nhận thông điệp thuyết trình thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn Vì vậy cần:
− Xác định thông tin về đối tượng nghe: Độ tuổi, giới tính, trình độ…
− Xác định mức độ am hiểu của đối tượng nghe về nội dung sẽ thuyết trình
− Xác định mục đích: Đối tượng nghe muốn nhận được gì khi đến với buổi thuyết trình
− Tôn trọng đối tượng nghe
Một số tình huống liên quan đến Thính giả (người nghe):
− Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít => Vấn đề và ý tưởng cần mới mẻ; cần có sự chuẩn bị công phu; phải chuẩn bị các ý tưởng rõ ràng
− Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều => Vấn đề trình bày cần đơn giản, dễ hiểu
− Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít=> Không để rơi vào tình huống này
− Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều => Khả năng xảy ra tranh cãi rất cao, cần kiểm soát
1.3.3 Nắm được phương pháp thuyết trình
− Phong thái tự tin sẽ trình bày nội dung thuyết trình một cách lôi cuốn mềm mại, và thu hút sự chú ý của người nghe
− Sử dụng ví dụ để làm rõ nội dung thuyết trình và các cách chuyển ý trong quá trình thuyết trình câu chuyển ý giúp khán giả dễ theo dõi bài thuyết trình, nó báo hiệu kết thúc một vấn đề và mở ra một vấn đề mới, ví dụ giúp làm rõ các vấn đề ở góc độ thực tiễn của nội dung thuyết trình
− Sử dụng ngôn ngữ hình thể, một phong thái tự tin, đĩnh đạc, giọng nói rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm, trang phục chỉnh tề lịch sự nét mặt tươi tắn, ánh mắt ấm áp, tư thế đứng thẳng, mắt hướng về phía khán giả, thể hiện sự tự tin, nhiệt tình đưa tay ra, cử động tay một cách chủ động, đi lại hợp lý
− Lên, xuống giọng hợp lý (Tránh nhàm chán), khi thuyết trình cần có sự nhấn giọng ở các điểm mấu chốt, quan trọng để người nghe chú ý hơn đến những nội dung đó, nếu thuyết trình với tone giọng trầm sẽ mang đến buổi thuyết trình không khí trì trệ làm cho người nghe có cảm giác nhàm chán, buồn ngủ Biểu cảm trong giọng nói và tự tin của người thuyết trình là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe
− Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh minh hoạ để làm nổi bật nội dung và giúp cho người nghe dễ hình dung đối với những nội dung có độ phức tạp Có thể sử dụng các tờ giấy nhỏ (thẻ) để ghi lại những điểm chính cần nhấn mạnh trong bài thuyết trình (những người có trí nhớ tốt không cần làm việc này)
1.3.4 Nắm được mục đích của việc thuyết trình
Theo quy tắc diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh - một trong những diễn giả hàng đầu Việt Nam, thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân Do vậy, mục tiêu của một bài thuyết trình là hướng cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực
Thông qua bài thuyết trình này chúng ta muốn:
− Cung cấp thông tin gì đến người nghe
− Đề xuất giải pháp mới/tích cực, …
− Thay đổi nhận thức, thái độ hay hành vi ở người nghe
Quy trình thực hiện bài thuyết trình
1.4.1.1 Giới hạn các vấn đề Để đi đúng hướng thì việc giới hạn các vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng chính vì vậy việc chọn chủ đề thuyết trình là khâu rất quan trọng, khi bắt tay vào việc xác định chủ đề ta nên chọn chủ đề tạo được sức hút với khán thính giả; chủ đề mới mang
7 tính thời sự hoặc chủ đề ta biết sâu Chủ đề thuyết trình không những phụ thuộc vào mong đợi của người nghe mà còn phụ thuộc vào chiến lược và mối quan tâm của tổ chức nơi người nghe công tác
Khi chuẩn bị một chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói Tuy nhiên, nếu cố gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và thiếu trọng tâm Để tránh tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung, ta phải phân tích rõ ràng ranh giới giữa các luận điểm, luận cứ, hay nói cách khác là làm rõ các ý chính, ý phụ trong bài và xác định những luận điểm nào “bắt buộc” phải nói, luận điểm nào “cần nói” và luận điểm nào nên nói Thông thường ta sẽ ưu tiên nói những luận điểm “bắt buộc” trước bởi đây là các ý mấu chốt đại diện cho các bộ phận tạo nên chủ đề thuyết trình hoàn, nếu còn thời gian thì sẽ trình bày thêm các ý “cần nói”, các ý “nên nói” để thuyết trình không thiếu điểm mấu chốt nhưng cũng không thiếu sự mở rộng
1.4.1.2 Đánh giá môi trường bên ngoài
Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề ta sẽ thuyết trình Điều này sẽ giúp bản thân người trình bày có thêm tự tin và trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chúng ta đưa ra đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa
1.4.2 Phân tích diễn giả, thính giả
1.4.2.1 Phân tích diễn giả (người thuyết trình)
Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạt được gì? Quan hệ của ta với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào?
Từ đó, ta có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình
1.4.2.2 Phân tích thính giả (người nghe)
Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình và đáp ứng đúng nhu cầu thính giả Những thông tin cần thu thập để phân tích: Thông tin cá nhân (tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc), quan điểm, mối quan tâm, giá trị riêng của từng người hoặc nhóm người Tốt nhất là chuẩn bị trước những bảng danh sách phân loại thính giả để dễ dàng tiếp cận hơn
8 Chúng ta cũng cần xác định rõ ai là người trực tiếp nghe chúng ta, ai là người không trực tiếp nghe, nhưng sẽ gián tiếp được nghe và ai là người ra quyết định cuối cùng Nếu biết một số người nghe có quan điểm cứng rắn, hãy thận trọng và chỉ nêu lên những vấn đề còn tranh cãi, trong khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sự hài hước là cần thiết, nhưng đôi khi không đúng lúc lại trở thành phản cảm Do vây, chỉ sử dụng những câu chuyện vui, lời nói đùa đúng lúc để mang lại hiệu quả cao nhất
Qui mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời những câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đề nghị họ cho biết ý kiến về vấn dề dạng trình bày Nếu có đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình
1.4.3 Xác định mục đích, mục tiêu
Khi đã có chủ đề, ta cần phải xác định rất rõ ràng ta muốn gì:
− Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả là gì? Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì?
− Hay chỉ đơn thuần là giải trí?
Thông thường khi xác định rõ mục đích, người thuyết trình sẽ biết họ cần phải làm gì, nên tập trung nói vào phần nào và sử dụng phương pháp trình bày, thu hút thính giả nào là phù hợp
Dựa trên mục dích, các thông tin phân tích và nhu cầu của mình, diễn giả thiết lập mục tiêu cụ thể cho bài thuyết trình Mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
− Có thể kiểm tra được
Hiện nay trước sự bùng nổ của công nghệ số thì việc thu thập thông tin đã dễ dàng hơn so với trước đây rất nhiều, tuy nhiên cũng bởi có quá nhiều thông tin nên việc bị rối hoặc loãng thông tin là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là các thông tin không chính thống không có sự kiểm duyệt cũng tồn tại song song với tin chuẩn, chính vì vậy khi ta đã xác định được chủ đề bài thuyết trình thì có thể thu thập các thông tin liên quan từ các địa chỉ sau đây để có thể thu được nguồn tin giá trị, chính xác đối với nội dung thuyết trình:
− Tra cứu qua tài liệu sách vở, thư viện, mạng, các diễn đàn
1.4.5 Xây dựng bài thuyết trình
1.4.5.1 Bố cục bài thuyết trình
Hình 0.1 Bố cục bài thuyết trình theo Mô hình “Cây đinh”
Mở đầu : Giới thiệu tổng quan, kinh nghiệm bản thân Vào đề một cách sáng tạo
(kể chuyện, đặt câu hỏi, nêu giả thiết, hoặc nêu các thông tin mới )
Nội dung : Theo Tam đoạn luận và sử dụng sáng tạo các phương pháp để trình bày theo:
− Theo thứ tự thời gian
− Từ tổng thể tới cụ thể
− Từ điều đã biết đến cái chưa biết
− Từ những điều đã được chấp nhận tới những mâu thuẫn
Kết luận : Nêu được điểm nhấn của bài trình bày Cần sử dụng các nút tác động lên người nghe bằng các câu hỏi và hành động (bài trình bày có gì nên thay đổi, có gì mới hơn? )
1.4.5.2 Phân chia bài thuyết trình
Phần trình bày trên các slide (tài liệu)
− Loại chữ và kích cỡ chữ, sự phân bố, nền
− Dùng gạch đầu dòng, số, đồ thị, hình vẽ
− Ngôn ngữ cử chỉ, giọng nói, giao tiếp với người nghe
− Hiểu những tài liệu trình bày (tự tin)
Bước cuối cùng quan trọng nhất và thường bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi thuyết trình Để tập các động tác cơ bản, chúng ta có thể tập trước gương Tuy nhiên để tự tin và hiệu quả hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện với những điều kiện giống như khi ta thuyết trình thật Quá trình đó sẽ khiến ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới thông qua việc nhận những ý kiến đóng góp và sẽ có những ý tưởng mới được sinh ra trong quá trình tập duyệt trước khi thực hiện trước thính giả
“Thao trường có đổ mồ hôi thì chiến trường mới bớt đổ máu” Luyện tập dần dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớn nhất của người thuyết trình Tập để nói to, rõ ràng, thong thả, không quá nhanh, quá chậm, có điểm nhấn, điểm dừng nói thu hút được người nghe luôn tập trung về phía mình Ta có thể đặt Camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của chính mình Quá trình tập luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành thói quen Khi tất cả các động tác thành phản xạ tự nhiên thì chỉ cần tập trung vào nội dung như vậy chúng ta sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên sinh động
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
1.5.1 Các yếu tố chủ quan
“Tự tin là một loại siêu năng lực Một khi bạn tin vào chính bản thân mình, điều kỳ diệu sẽ xảy ra.” Ta có thể dễ dàng thấy rằng khi đứng trước đám đông được cơ thể chúng ta báo hiệu là nguy hiểm, hệ thần kinh tự chủ sẽ truyền tín hiệu để xuất hiện phản ứng “chiến hoặc chạy” (fight-or-flight) Phản ứng này dẫn đến các hiện tượng như đổ mồ hôi, run rẩy và nhịp tim tăng cao điều này cho thấy bộ não của ta đang lo lắng Hiện tượng này xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng rằng chính nỗi sợ của mình sẽ phá hủy phần thuyết trình Như vậy, không chỉ có áp lực phải hoàn thành tốt bài nói, họ còn bất an với vấn đề tâm lý của bản thân
1.5.1.2 Kiến thức hiểu biết về thuyết trình, nghệ thuật thuyết trình
Marmontel đã từng nói :“Thuyết trình là một thiên phú rồi mới là một nghệ thuật; song nó vẫn là một nghệ thuật”
THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Tổng quan về Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng và sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
2.1.1 Tổng quan về Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng là khoa chuyên môn thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn về công nghệ hành chính, văn bản học quản lý, lưu trữ học và quản trị văn phòng Ngày 18/01/2023, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia ban hành Quyết định số 65/QĐ-HCQG (Phụ lục 1) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trên nền tảng hợp nhất 03 Khoa: Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia), Khoa Văn thư – Lưu trữ và Khoa Quản trị văn phòng (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước ngày 01/01/2023)
Với phương châm học thật, thi thật, ra đời làm thật nên tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp những ngành học truyền thống của Đại học Nội vụ Hà Nội rất cao (từ 92% đến 100%) Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của Học viện Hành chính Quốc gia (viết tắt là NAPA) được thành lập trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại 3 Khoa tiền thân của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trước đây gồm:
− Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia trước ngày 01/01/2023);
− Khoa Văn thư - Lưu trữ (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội)
− Khoa Quản trị văn phòng (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước ngày 01/01/2023)
Hiện nay là Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng thuộc Học viện Hành chính Quốc gia
➢ Ban Lãnh đạo Khoa gồm:
− PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân – Trưởng khoa;
− TS Nguyễn Thị Hà – Phó Trưởng khoa;
− TS Nguyễn Thị Lan Anh – Phó Trưởng khoa;
− TS Nguyễn Mạnh Cường – Phó Trưởng khoa;
− TS Trần Thị Loan – Phó Trưởng khoa
Hình 0.1 Ban Lãnh đạo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Học viện
(Từ trái sang phải: TS Trần Thị Loan - Phó Trưởng khoa; TS Nguyễn Mạnh Cường - Phó Trưởng khoa; TS Nguyễn Thị Lan Anh - Phó Trưởng khoa; PGS.TS Nguyễn Thị
Thu Vân - Trưởng khoa; TS Nguyễn Thị Hà - Phó Trưởng khoa)
Hiện nay, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng làm việc tại phòng A504, A503, A506 tại cơ sở 371 Nguyễn Hoàng Tôn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
− Sinh viên ngành Quản trị văn phòng: Liên hệ tại phòng A503;
− Sinh viên ngành Lưu trữ học và chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ: Liên hệ tại phòng A506
➢ Năm 2023, Khoa tuyển sinh 4 ngành:
− Chuyên ngành Thư ký văn phòng doanh nghiệp thuộc ngành Quản trị văn phòng;
− Chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ thuộc ngành Lưu trữ học
2.1.2 Đặc điểm của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Sinh viên khoa LTH-QTVP được đánh giá là nguồn nhân lực có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu cho xã hội Sinh viên thuộc khoa LTH-QTVP được đào tạo bài bản với các hệ đào tạo như hệ chính quy hệ vừa học vừa làm và được chia thành các khối ngành đào tạo gồm có: Quản trị Văn phòng, Lưu trữ học, Thư ký doanh nghiệp
Sinh viên là tầng lớp tri thức, là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước giàu đẹp, phồn vinh thịnh vượng và vững mạnh Sinh viên khoa LTH-QTVP có đầu vào chất lượng cao, điểm chuẩn tuyển sinh các năm gần đây được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 0.1 Điểm xét tuyển đầu vào bằng hình thức xét kết quả thi TNTHPT
Qua bảng số liệu trên có thể thấy chất lượng đầu vào của sinh viên khoa LTH- QTVP tăng đều qua các năm được thể hiện qua điểm xét tuyển đầu vào Năm 2019, mức điểm trúng tuyển dao động từ 15-22.5 điểm Năm 2021 và 2022 đây được coi là năm có mức điểm tăng cao nhất, điểm chuẩn thấp nhất là 15,5 đối với đầu vào của ngành Lưu trữ học và cao nhất là 26,75 đối với ngành Quản trị Văn phòng Năm 2023 điểm của ngành Lưu trữ học có sự tăng mạnh dao động từ 18-22 điểm và đây cũng là năm khoa Quản trị Văn phòng bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành Thư ký văn phòng doanh nghiệp thuộc khoa Quản trị Văn phòng
Có thể thấy, với điểm đầu vào tăng dần qua các năm như trên, dễ dàng nhận thấy công tác tuyển sinh của Khoa đang dần có tiến bộ, đảm bảo cho Khoa nói riêng và Nhà trường nói chung tuyển sinh được nguồn SV có chất lượng, năng lực, phẩm chất đạo đức cũng như thể chất, tinh thần tốt đảm bảo cho quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường
19 Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, sinh viên khoa LTH-QTVP không chỉ tích cực học tập, nghiên cứu mà còn tham gia hoạt động sôi nổi, nhiệt tình trong các phong trào Đoàn và CLB, tham gia Nghiên cứu Khoa học Hiện nay, với việc học tập theo học chế tín chỉ đã tạo điều kiện thuận lợi đối với sinh viên, sinh viên có nhiều thời gian để tự nghiên cứu các học phần, chủ động trong việc tham gia hoạt động văn hóa - văn nghệ - cũng như bố trí, sắp xếp thời gian cá nhân Điều này không chỉ đảm bảo về mặt thời gian mà còn tạo điều kiện để SV phát triển các kỹ năng như kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm - phân tích tài liệu, trong đó có KNTT
Thực trạng Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Để hiểu rõ về thực trạng KNTT của sinh viên khoa LTH-QTVP hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế bằng các phương pháp khác nhau như phỏng vấn giảng viên, sinh viên, tham dự các buổi thuyết trình của sinh viên và chủ yếu là tiến hành khảo sát thông qua phiếu khảo sát mà tác giả xây dựng
Trước hết để có góc nhìn đánh giá khách tác giả đã tiến hành khảo sát 200 sinh viên thuộc hệ Đại học chính quy (hệ 4 năm) của khoa LTH-QTVP về một số phương diện như mức độ hiểu của sinh viên về KNTT, tần suất sử dụng KNTT để làm căn cứ phân tích sâu hơn vào thực trạng
Bảng 0.2 Mức độ hiểu của sinh viên về KNTT
Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Đã nghe qua nhưng chưa hiểu rõ 39 19.5
Hiểu rõ nhưng chưa áp dụng vào thực tiễn 126 63
Hiểu và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả 25 12.5
Chưa nghe đến bao giờ 12 6
Kết quả từ biểu đồ cho ta thấy số lượng sinh viên đã hiểu và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn còn hạn chế và đa số là các bạn sinh viên năm 2 trở đi, hơn nữa hầu hết đều là những sinh viên sôi nổi trong các hoạt động của trường, Đoàn, Hội, CLB, khoa LTH-QTVP và những sinh viên luôn đảm nhận vai trò thuyết trình trong nhóm làm việc tại lớp tỷ lệ rất khiêm tốn chỉ chiếm 10% (20sv/200 sv tham gia khảo sát)
20 Không chỉ vậy số liệu còn phản ánh một cách khách quan tỷ lệ sinh viên đã hiểu nhưng chưa áp dụng được vào thực tiễn còn nhiều lên đến 62,5%, ta có thể đánh giá số lượng các bạn sinh viên này các bạn đã nắm được cơ bản những kiến thức liên quan đến thuyết trình như cách xây dựng bài thuyết trình, triển khai nội dung nội thuyết trình và trình bày kết quả ra sao nhưng có thể vì yến tố tâm lý cũng như sự e dè, ngại đám đông, chưa tìm được đề tài phù hợp hoặc đề tài quá rộng khó triển khai nội dung nên chưa thể áp dụng những điều đã được học vào thực tiễn
Bên cạnh đó vẫn còn 7,5% tỷ lệ sinh viên chưa biết đến kỹ năng thuyết trình điều này tồn tại ở đa số các bạn sinh viên khóa mới, vẫn còn chưa quen với môi trường tự học, tự rèn luyện trên đại học và các bạn sinh viên ở vùng khó khăn thiếu thốn về điều kiện, cơ sở vật chất giáo dục
Bảng 0.3 Bảng tần suất sử dụng KNTT của sinh viên khoa LTH-QTVP
Tần suất sử dụng KNTT Số sinh viên Tỷ lệ (%)
Về tần suất sử dụng KNTT trong quá trình học tập của sinh viên khoa LTH và QTVP được thể hiện ở bảng trên cho thấy tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng kỹ năng thuyết trình chiếm còn ít chỉ có 20/200sv (chiếm 10%) con số này đã phản ánh khách quan về thực trạng sinh viên vẫn chưa thật sự nhận ra tầm quan trọng cũng như vai trò của KNTT trong quá trình học tập của bản thân, có thể nói số sinh viên thường xuyên sử dụng đến kỹ năng thuyết trình là các bạn thuyết trình trong các hoạt động ở lớp, Đoàn, Hội các hoạt động của Khoa LTH-QTVP hoặc trong công việc
Một bộ phận các bạn sinh viên khác chỉ thỉnh thoảng sử dụng đến kỹ năng thuyết trình có thể là thực hiện do yêu cầu của môn học, ngoài ra không sử dụng đến
Chiếm tỷ lệ lớn nhất có thể nói đến số lượng sinh viên chỉ thực hiện thuyết trình một vài lần 98/200sv (49%) đây là nhóm sinh viên chỉ thuyết trình trên tinh thần bắt buộc thực hiện còn không thực sự hứng thú với kỹ năng này
Và đáng lo ngại hơn cả là số lượng sinh viên chưa bao giờ thực hiện kỹ năng thuyết trình còn chiếm tỷ lệ khá lớn 54/200sv (27%), khi được hỏi thì các bạn sinh viên có bày tỏ về rào cản tâm lý dẫn đến việc chưa thuyết trình lần nào, ngoài ra tự ti về giọng nói và hình thể cũng là một trong số các yếu tố dẫn đến sinh viên “Ngại” thuyết trình
2.2.1.1 Về trang phục Đến với bậc Đại học thì các quy định về việc mặc đồng phục đã không còn bắt buộc với người học giống như bậc THPT, trên đại học sinh viên có thể mặc tự do tuy nhiên cần lịch sử, phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa của môi trường theo học Hiện nay đa số giảng viên coi phương pháp học và dạy học bằng thuyết trình như một công cụ để truyền tải kiến thức, cho nên không quá khắt khe trong việc bắt buộc
SV phải trang phục đúng mức khi thuyết trình Tuy nhiên ấn tượng ban đầu luôn là ấn tượng quan trọng nhất vì vậy tác giả đã khảo sát về việc sinh viên khoa LTH-QTVP có sự chuẩn bị về trang phục, vẻ bề ngoài trước khi thực hiện bài thuyết trình kết quả khảo sát được thể hiện dưới biểu đồ sau
Biểu đồ 0.1 Nhận thức của sinh viên khoa LTH-QTVP về vai trò của trang phục đối với thuyết trình
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường
Không quan trọng Rất không quan trọng
Từ kết quả của biểu đồ ta có thể thấy, phần lớn SV khoa LTH-QTVP cho rằng vấn đề trang phục trong thuyết trình là bình thường 54% đây là con số thể hiện rằng sinh viên khoa LTH-QTVP chưa thấy được tầm quan trọng của yếu tố trang phục vì thế chưa chú trọng trong việc lựa chọn trang phục phù hợp, chưa ý thức được ảnh hưởng của trang phục người thuyết trình đến hiệu quả của buổi thuyết trình Mặt khác tỷ lệ sinh viên cho rằng trang phục đóng vai trò quan trọng trong thuyết trình còn rất ít chỉ chưa tới 10% tức là chưa được đến 20/200sv nhận ra
Chính vì thế không khó để chúng ta thấy SV khi thuyết trình mặc trang phục không hợp với nội dung thuyết trình, xuề xòa thậm chí có một vài trường hợp là phản cảm So với các nam sinh viên thì nữ sinh viên thì có phần chú trọng đến trang phục hơn tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp ăn mặc rườm rà, chưa kết hợp hài hòa giữa quần áo với kiểu tóc hoặc phụ kiện
2.2.1.2 Về phong thái xuất hiện
Sự đàng hoàng, đĩnh đạc bước những bước tự tin khởi đầu cho buổi thuyết trình đây là hình ảnh hiếm thấy trong quá trình thuyết trình của sinh viên tại khoa LTH- QTVP Qua nhiều lần quan sát trực tiếp các buổi thuyết trình của SV sẽ thấy những hình ảnh thường xuất hiện chuẩn bị bước vào bài thuyết trình nhất là: cúi đầu, rụt vai, những nụ cười trừ, mắt không nhìn thẳng, cho tay vào túi quần thậm chí là khoanh tay, dáng đi ủ dũ, không ngay ngắn Ngay cả sinh viên đã từng thuyết trình vài lần cũng không dấu được sự hồi hộp, vẫn bị cảm giác ngượng nghịu, không thể mở lời ngay được Số sinh viên bắt đầu buổi thuyết trình bằng phong thái bình tĩnh, tự tin là không nhiều
2.2.1.3 Về thái độ hành vi
Bên cạnh việc chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, cần chuẩn bị về ngôn ngữ cơ thể (giao tiếp phi ngôn ngữ) Việc kết hợp tốt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể sẽ giúp người thuyết trình truyền tải được nội dung của bài thuyết trình Tuy nhiên, đa số sinh viên chưa biết kết hợp để phát huy tốt đa khả năng của hai loại ngôn ngữ này hoặc có những hành động cử chỉ thừa trong quá trình thuyết trình do yếu tố tâm lý dẫn đến Trong quá trình thực hiện đề tài song song với quá trình học tập tại lớp tác giả cũng tham dự các buổi thuyết trình tại lớp của k21 và có phỏng vấn các bạn tham gia, câu hỏi khảo sát được đưa ra là: “Trong quá trình thuyết trình, bạn đã sử dụng các yếu
Đánh giá thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
và Quản trị Văn phòng
Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa LTH-QTVP tác giả đã đưa ra được một số ưu và nhược điểm như sau:
− Sinh viên khoa LTH-QTVP tích cực, thẳng thắn và trung thực trong quá trình tham gia khảo sát và tự đánh giá về kỹ năng thuyết trình của bản thân từ đó cho ra kết quả khảo sát khách quan, chính xác mà tác giả đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu về thực trạng
− Tuy sinh viên khoa LTH-QTVP còn hạn chế về một số kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình và bản thân các bạn bày tỏ sự mong muốn về việc cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình của bản thân
− Sinh viên khoa LTH-QTVP là tiêu biểu cho lớp trẻ kiên trì và ham học hỏi vì vậy để nâng cao kỹ năng thuyết trình cũng là điều không quá khó khăn Nhưng kỹ năng là phản xạ qua quá trình tích cực rèn luyện mới hình thành được vì vậy nếu sinh viên khoa LTH-QTVP muốn nâng cao KNTT thì cần thường xuyên trau dồi và học hỏi nhiều hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, không dừng lại ở sách mà còn học trong quá trình trải nghiệm thực tiễn trong các hoạt động đoàn thể
− Trong quá trình giảng dạy thầy cô giảng viên luôn sử dụng KNTT như một phương pháp, công cụ hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao KNTT và các kỹ năng mềm khác cho sinh viên
− Ngoài ra sinh viên tham gia các hoạt động do Khoa, đoàn, các CLB, nhà trường tổ chức cũng là những môi trường thuận lợi giúp nâng cao KNTT cho sv
Bên cạnh những ưu điểm thì sinh viên khoa LTH-QTVP cũng còn tồn tại một số những nhược điểm cần phải khắc phục bởi những nhược điểm này cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế KNTT của họ Qua việc phỏng vấn trực tiếp các thầy, cô giảng viên đang công tác tại các phòng, khoa thuộc Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng sinh viên khoa LTH-QTVP rất yếu về KNTT
32 Kết quả thuyết trình của sinh viên được đánh giá chưa cao, thuyết trình còn mang tính hình thức Một số lỗi còn gặp phải khi thuyết trình trước đám đông:
− Nhận thức của sinh viên khoa LTH-QTVP về KNTT còn hạn chế đặc biệt là yếu tố diễn đạt còn kém làm cho quá trình bày tỏ quan điểm, ý kiến còn gặp nhiều khó khăn, diễn đạt ý còn lan man chưa đúng trọng tâm
− Đọc trước đám đông, sinh viên chuẩn bị sẵn nội dung ra giấy, hoặc quay về sau đọc nội dung có sẵn mà không tương tác với khán giả, khiến cho quá trình thuyết trình giảm sức hút, khán thính giả dễ nhàm chán
− Nội dung thuyết trình còn dàn trải, dài dòng lan man và không đúng trọng tâm theo yêu cầu, khiến người người nghe không có ấn tượng về vấn đề chính, có nhiều trường hợp lạc đề nguyên nhân là do người xây dựng nội dung thiếu các kỹ năng cơ bản về chắt lọc xử lý thông tin và cách truyền tải còn nhiều hạn chế
− Sử dụng không hòa hợp giữa yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, một bài thuyết trình được cho là thành công không chỉ dựa vào nội dung mà còn do phong cách trình bày biết kết hợp hiệu quả các yếu tố như ngôn từ, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể Trong đó ngôn ngữ cơ thể chiếm vị trí quan trọng
− Sinh viên khoa LTH-QTVP bị áp lực về tâm lý khi đứng nói trước đám đông vì vậy các bạn luôn chốn tránh cơ hội thuyết trình
− Sinh viên khoa LTH-QTVP tự nhận thức được khả năng thực hiện KNTT của bản thân còn hạn chế tuy nhiên các bạn chưa thể tự khắc phục được những hạn chế đó
2.3.3.1 Về tâm lý Đây là một trong những yếu tố mà khi hỏi đến thì các bạn sinh viên đều đồng tình bởi sự lo lắng khi đứng trước lớp, đứng trước nơi đông người để thuyết trình là thứ không thể tránh khỏi, chính vì vậy đã khi thực hiện thyết trình các bạn gặp phải các vấn đề như ấp úng, không tự tin vào những gì bản thân trình bày, trạng thái thuyết trình gượng gạo, căng thẳng… dẫn tới việc quá trình truyền đạt thông tin bị ngắt quãng, gây cảm giác chán nản cho người nghe
2.3.3.2 Về kiến thức - kỹ năng
Nguyên nhân quan trọng trong quá trình thuyết trình chính là yếu tố về kiến thức, kỹ năng, kiến thức ở đây có thể là kiến thức về kỹ năng thuyết trình, kiến thức về vấn đề thuyết trình và những yếu tố xoay quanh vấn đề thuyết trình, việc thiếu kiến thức dễ khiến cho người thuyết trình rơi vào trạng thái bối rối khi gặp các tình huống khán giả đặt ra câu hỏi trong quá trình thực hiện thuyết trình, từ đó phát sinh ra những tình huống cần sinh viên áp dụng các kỹ năng của bản thân để giải quyết
Yêu cầu về việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Từ kết quả quá trình nghiên cứu thực trạng KNTT của sinh viên khoa LTH- QTVP và nguyên nhân dẫn đến thực trạng càng cho thấy việc rèn luyện KTNN đối với sinh viên là hết sức cần thiết và quan trọng cần được thực hiện ngay nhưng quá trình này không chỉ thể hiện trong đề tài này thể hiện bằng những lý luận, con số mà cần trực tiếp tác động đến nhận thức của sinh viên
2.4.1 Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc rèn luyện KNTT
Với nội dung này, sinh viên đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 0.5 Bảng nhận thức của sv khoa LTH-QTVP về vai trò của việc rèn luyện
Nhận thức của sv khoa LTH-QTVP về vai trò của việc rèn luyện KNTT Số lượng Tỷ lệ %
Cần thiết 34 17 Ít cần thiết 0 0
Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: Tất cả sinh viên khoa LTH-QTVP tham gia khảo sát đều nhận thức được sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình Trong đó có trên 80% sinh viên cho rằng là rất cần thiết, còn lại là khoảng gần 20% sinh viên cho rằng cần thiết
Qua trao đổi, sinh viên Lương Thu Uyên sinh viên lớp QTVP22A Cho biết: “Kỹ năng này rất cần thiết với em, vì nếu em có kỹ năng này thì em sẽ tự tin đứng trước bạn bè để nói, không còn ngại ngùng, xấu hổ nữa” Còn sinh viên Nguyễn Thị Phương lớp QTVP21B Cho rằng: “Sau này khi tớ tốt nghiệp trở thành một nhân viên văn phòng, kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho tớ truyền đạt các kế hoạch, đề xuất của bản thân hay hơn và hấp dẫn hơn”
Như vậy sự cần thiết của kỹ năng thuyết trình mà sinh viên đưa ra không chỉ giúp cho hoạt động giao tiếp mà còn giúp cho công việc của các bạn trong tương lai
2.4.2 Yêu cầu của giảng viên đối với việc rèn luyện Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
Qua trao đổi với thầy cô đang công tác giảng dạy tại trường, khi đề cập đến yêu cầu của thầy/cô về việc rèn luyện KNTT của sinh viên khoa LTH-QTVP thì tác giả theo cô Trương Thị Mai Anh giảng viên khoa LTH-QTVP cô đã có nhiều năm công tác giảng dạy tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng có chia sẻ “ Sinh viên cần tích cực, chủ động hơn nữa và đặc biệt nghiêm túc trong quá trình trau dồi kỹ năng thuyết trình” Không chỉ riêng cô mà khi nhận về kết quả trao đổi cũng có rất nhiều yêu cầu giống như vậy.
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nâng cao kỹ năng thuyết trình của
36 Sinh viên khoa LTH-QTVP được học tập và rèn luyện tại môi trường giáo dục tiên tiến, được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, phát huy những năng khiếu, năng lực của bản thân Chất lượng đào tạo của nhà trường, đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng được nâng cao đào tạo sinh viên trở thành nguồn nhân lực có phẩm chất, thái độ, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội Bên cạnh đó, vấn đề về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đầy đủ được kiểm tra, trùng tu thường xuyên, kho tư liệu, tài liệu phong phú đáp ứng được nhu cầu học tập và rèn luyện của sinh viên không chỉ về mặt kiến thức chuyên môn mà còn ở việc phát triển các kỹ năng, trong đó có KNTT
Xu hướng toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia, hệ thống thông tin và khoa học ngày càng mở rộng, sinh viên khoa LTH-QTVP có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ, chủ động tìm tòi, học hỏi và sáng tạo để đem lại những giá trị cho bản thân Với KNTT, không chỉ dừng lại ở nguồn tài liệu sẵn có trong Nhà trường,
SV còn sử dụng internet trong việc tìm kiếm và sàng lọc các thông tin bổ ích để phục vụ cho nhu cầu của bản thân
Phỏng vấn giảng viên với câu hỏi: “Theo thầy/cô, sinh viên khoa LTH-QTVP đã có những thuận lợi gì trong quá trình phát triển KNTT?”
Cô Trương Thị Mai Anh – giảng viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cho rằng: “Sinh viên khoa LTH-QTVP hiện nay đang được đào tạo trong môi trường giáo dục chất lượng cao, chính quy bài bản Bên cạnh đó, các thầy cô thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của các em về việc phát triển KNTT, giúp các em tự tin hơn và năng động hơn"
Những khó khăn trong việc phát triển KNTT của sinh viên khoa LTH-QTVP chủ yếu xuất phát từ cá nhân sinh viên Đa số tâm lý chung của SV chỉ dừng lại ở việc các bạn trau dồi các kiến thức liên quan đến chuyên môn, nghành, kỹ năng cứng của các bạn nhưng lại chưa có nhận thức đúng đắn về việc phát triển kỹ năng mềm Do vậy, nhiều sinh viên chưa tích cực, chủ động tham gia các hoạt động Đoàn thể, CLB, các cuộc thi, chương trình, để phát triển kỹ năng cho bản thân Bên cạnh đó, với nguồn tài liệu rộng lớn, SV vẫn chưa chủ động tìm hiểu nghiên cứu và học tập, rèn luyện
Qua việc trình bày thực trạng KNTT của sinh viên khoa LTH-QTVP và các kết quả khảo sát đã đánh giá được mức độ nhận thức của sinh viên đối với Kỹ năng thuyết trình tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong trong quá trình sử dụng KNTT của sinh viên khoa Lũu trữu học và Quản trị Văn phòng
Từ thực tế và phân tích cho thấy sinh viên khoa Lũu trữu học và Quản trị Văn phòng đã có được hiểu biết nhất định về Kỹ năng thuyết trình và nhận thức được vai trò của việc rèn luyện kỹ năng này Tuy nhiên, quá trình rèn luyện kỹ năng này vẫn cần được hoàn thiện dần theo xu thế xã hội Vì vậy những phân tích ở Chương 2 này là nền tảng để xây dựng giải pháp cũng như kiến nghị cho vấn đề nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa LTH-QTVP ở Chương 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
Mục tiêu nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Thứ nhất, tác giả đã định hướng ngay từ đầu mục tiêu đặt ra của đề tài nghiên cứu này là việc nâng cao KNTT cho sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng Để làm được điều này thì cần làm cho các bạn sv có nhận thức đúng đắn về việc phát triển Kỹ năng thuyết trình cho bản thân, khi có nhận thức đúng đắn các bạn sẽ tự tìm hiểu các tài liệu để nâng cao kiến thức cũng như việc chủ động rèn luyện kỹ năng Từ đó sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của KNTT và có thể truyền đạt, nâng cao nhận thức cho những đối tượng khác
Thứ hai, KNTT được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau Vì vậy, việc rèn luyện KNTT tốt sẽ đồng thời rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán thương lượng, kỹ năng tương tác và làm việc nhóm, kỹ năng phân tích - đánh giá, Từ đó sinh viên không chỉ được phát triển các kỹ năng mà còn rèn luyện tính cách, tâm lý, phẩm chất đạo đức của mình sao cho ngày càng phù hợp với chuẩn mực xã hội
Thứ ba, việc phát triển Kỹ năng thuyết trình giúp SV có thêm cơ hội để hội nhập nhanh với thế giới khoa học hiện đại với nền văn minh tiến bộ Sinh viên có thể nhanh chóng vận dụng các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại mà không chỉ được sử dụng trong quá trình thuyết trình mà áp dụng được ở mọi lĩnh vực của đời sống SV thực hiện hiệu quả KNTT trong tương lai, không chỉ đem lại lợi ích cho học tập, công việc mà còn trong các hoạt động văn hóa, giải trí Bên cạnh đó, Kỹ năng thuyết trình giúp SV tìm thấy nguồn cảm hứng mới, những người bạn mới cùng chung sở thích, mở rộng mối quan hệ cho bản thân
Thứ tư, trang bị những kiến thức và phương pháp giúp SV tự rèn luyện và phát triển kỹ năng cho bản thân Đối với các nhà tuyển dụng, SV ngày nay không chỉ cần có những kiến thức, kinh nghiệm và thái độ tốt mà còn phải có những kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc Thuyết trình giúp SV trình bày các vấn đề một cách khoa học
39 có hiệu quả và dễ dàng thể hiện các kỹ năng mềm khác, giúp tăng cơ hội trúng tuyển trong khi xin việc Để có thể đạt được những mục tiêu trên, phương hướng cho các giải pháp được đề xuất bên dưới cần tập trung giải quyết từ những yếu tố chủ chốt tác động đến KNTT của SV Cụ thể phải xuất phát từ việc thay đổi nhận thức của SV đối với KNTT, sau đó cần vận dụng những hình thức đào tạo phù hợp và cuối cùng là hành động của SV, gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.
Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên
3.2.1 Về phía nhà trường - khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
3.2.1.1 Nâng cao nhận thức cho sinh viên về Kỹ năng thuyết trình
Việc phát triển KNTT cho sinh viên không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng mà cùng với đó phải chú trọng vấn đề nâng cao nhận thức cho SV Bên cạnh việc xã hội ngày một hiện đại hơn vì vậy sinh viên rất cần nâng cao nhận thức về phát triển KNM nói chung và phát triển kỹ năng thuyết trình nói riêng chính vì vậy Học viện Hành chính Quốc gia nói chung và Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng nói riêng hiện nay đang là môi trường chủ yếu giáo dục, rèn luyện cho sinh viên theo học
Với sự kết hợp của các Phòng, ban, Trung tâm cùng với đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các CLB thực hiện tuyên truyền đến từng đơn vị, từng lớp để hoạt động được bám sát hơn Một số hoạt động gắn chặt với SV như tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, sẽ giúp sinh viên nhận thức rõ hơn nữa về việc phát triển KNTT
Ngoài ra, việc nhận thức cũng xuất phát từ chính bản thân mỗi sinh viên Sinh viên cần hiểu rõ và vận dụng hiệu quả các kỹ năng mình có vào thực tiễn cuộc sống qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên đối với KNTT
3.2.1.2 Đào tạo Kỹ năng thuyết trình và các kỹ năng liên quan cho sinh viên Để làm tốt KNTT sinh viên không chỉ cần thực hiện tốt các quy trình xây dựng nên một bài thuyết trình mà đó là sự tổng hòa của các kỹ năng tạo thành, chính vì vậy muốn nâng cao một cách có hiệu quả kỹ năng thuyết trình thì đồng thời cũng cần nâng
40 cao các kỹ năng liên quan khác cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tương tác- phản hồi, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, kỹ năng tư duy - sáng tạo chỉ có như vậy KNTT mới có thể thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ
Phát triển Kỹ năng nói
Muốn kỹ năng nói được cải thiện thì cần phát triển đồng bộ cả 4 yếu tố: giọng nói, phát âm chuẩn, vốn từ và ngữ điệu:
Trước hết là giọng nói đây là yếu tố năng khiếu hoặc ảnh hưởng từ môi trường sinh ra Do đó đây là yếu tố thuộc về bẩm sinh có những ảnh hưởng nhất định đối với thuyết trình Đối với giọng nói trầm, ấm hay trong trẻo càn biết sử dụng linh hoạt và đúng lúc còn đối với những giọng khàn, khó nghe hay ngọng các âm tiết thì cần thường xuyên tập luyện, nói chậm để người nghe nghe hiểu được âm thanh
Việc phát âm chuẩn là yếu tố thường bị ảnh hưởng bởi môi trường sống hoặc do quá trình họ bị sai phương pháp trong thời gian dài nên dẫn tới nói ngọng Để có thể phát âm chuẩn cần luyện nói, luyện phát âm thông qua các chương trình, video hướng dẫn trên internet
Vốn từ hiểu một cách đơn giản là kho từ vựng của mỗi cá nhân Vốn từ phong phú là nhờ việc thường xuyên cập nhật tìm hiểu từ, đọc và ghi nhớ hiệu quả Sử dụng từ ngữ là quá trình biết chọn lọc và sắp xếp sao cho phù hợp, có nghĩa Để sử dụng vốn từ có hiệu quả khi thuyết rình cần xây dựng một dàn ý chi tiết trong đó có sử dụng các từ khóa và các từ gây ấn tượng với người nghe
Ngữ điệu là quá trình nhấn mạnh, luyến láy, lúc cao lúc trầm Muốn phát huy hiệu quả yếu tố này cần nắm rõ mục đích và nội dung của thuyết trình
Phát triển kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ
Yếu tố phi ngôn ngữ hay nói cách khác là chúng ta sẽ không dùng giọng nói từ vựng đề miêu tả, mà sẽ dùng các cử động của cơ thể để thông qua đó người nghe vẫn có thể hiểu được những gì ta muốn truyền tải và cảm nhận được cảm xúc thông qua hành động Yếu tố này được tổng hợp từ ánh mắt, biểu cảm trên gương mặt, cử chỉ điệu bộ, dánh vẻ và trang phục
Giao tiếp bằng mắt là việc sử dụng ánh mắt để truyền tải thông điệp của người nói Trong thuyết trình, ban đầu khi mới rèn luyện ánh mắt cần tập trung vào những người chăm trú lắng nghe như vậy sẽ giúp người thuyết trình ổn định tâm lý, sau đó
41 mới nhìn rộng nhìn bao quát theo hướng nét giao của chữ M và W như vậy sẽ tạo cho người nghe được cảm giác người thuyết trình quan tâm và hướng đến họ Ánh mắt cần nhẹ nhàng, không nhấy mắt đảo mắt liên tục
Sử dụng biểu cảm trên gương mặt, để tăng hiệu quả khi thuyết trình Trong thuyết trình, nên thể hiện nét mặt vui tươi, tuy nhiên phải phù hợp với nội dung buổi thuyết trình, khuôn mặt tự tin thoải mái, hai má nhô cao và hay cười Muốn được như vậy cần phải giữ sức khỏe và trước buổi thuyết trình, nên rửa mặt cho tỉnh táo, sảng khoái sẽ tối ưu hóa hoạt động của trí não
Cử chỉ điệu bộ, dáng vẻ sử dụng trong quá trình thuyết trình, cần tay chân linh hoạt, khớp với giọng điệu, một số người có thói quen vung tay, giơ những ngón tay trong thuyết trình, đây là một thói quen tốt tuy nhiên không nên vung tay quá nhiều sẽ tạo hiệu ứng ngược trong thuyết trình Bên cạnh đó, khi thuyết trình cần có dáng vẻ nhẹ nhàng, thoải mái và đứng thẳng, đầu hơi cúi hướng về phía khán giả
Về trang phục và bề ngoài, trong thuyết trình cần sử dụng trang phục lịch sự, trang trọng sẽ tạo nên sự tự tin cho thuyết trình Bên cạnh đó, đầu tóc cần gọn gàng, trang điểm phù hợp
Phát triển kỹ năng tương tác giữa khán giả, thính giả
Khuyến nghị về việc nâng cao Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Từ những kết quả đã thu được qua quá trình khảo sát các phương diện liên quan đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa LTH-QTVP, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng có thể phát triển KNTT hiệu quả hơn trong học tập, công việc và cuộc sống để kỹ năng thuyết trình trở thành phương tiện đem lại nhiều lợi ích cho chính bản thân mỗi mỗi sinh viên
Về phía Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia cần đưa ra những phương hướng chỉ đạo gắn liền với thực tiễn và có tầm nhìn dài hạn, mang tính định hướng cho sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sinh viên khoa LTH- QTVP nói riêng và toàn thể sinh viên theo học tại học viện nói chung có thể phát triển năng lực bản thân không chỉ ở môi trường giáo dục Việt Nam mà còn có cơ hội giao lưu, học hỏi với các nền giáo dục hiện đại khác trên thế giới
Về phía các khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, các trung tâm và đơn vị trong Học viện cần phối hợp thực hiện công tác nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và các kỹ năng cho sinh viên Các đơn vị, đặc biệt là ban lãnh đạo Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng và đoàn Thanh niên Học viện, CLB Văn phòng trẻ cần tạo thêm nhiều sân chơi lành mạnh phong phú như mở các lớp ngoại khóa, các hội thảo, chương trình, phát động cuộc thi học thuật, tạo nên những sân chơi bổ ích cho sinh viên Phối hợp thành lập một nhóm, CLB về thuyết trình giúp cho sinh viên có môi trường vừa học tập, rèn luyện vừa trải nghiệm thực sự bổ ích và thu hút sự chú ý của sinh viên thông qua các hình thức truyền thông mới sáng tạo từ đó giảm bớt tình trạng sinh viên tiêu tốn thời gian vào những việc làm tiêu cực ảnh hướng đến sức khỏe và trí tuệ Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như trang bị các công cụ, phương tiện, đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động và rền luyện Đối với giảng viên, cố vấn học tập cần thường xuyên định hướng, quan tâm sát sao hơn tạo điều kiện nâng cao nhận thức về kỹ năng cho sinh viên Giảng viên trong quá trình giảng dạy cần áp dụng các phương pháp mới theo xu thế để tạo ra môi trường học tập mở nhằm để cho sinh viên có thêm những cơ hội trình bày, diễn đạt ý tưởng trong quá trình học tập và rèn luyện, thu hút sinh viên từ đó thông qua các giờ lên lớp,
49 giờ thảo luận ngoài việc cung cấp cho sinh viên tri thức, kiến thức chuyên môn, mà còn nâng cao kiến thức xã hội các kỹ năng mềm cho sinh viên đặc biệt là KNTT Sinh viên khoa LTH-QTVP cần có ý thức hơn nữa trong việc tự giác nâng cao năng lực bản thân, nhận thức tầm quan trọng của KNTT và có lộ trình phát triển dài hạn cho bản thân Bên cạnh đó, sinh viên cần chủ động phát triển kỹ năng thuyết trình và các kỹ năng có liên quan thông qua các hoạt động thực tiễn như học tập, nghiên cứu, tham gia phong trào đoàn thể, tình nguyện, để kỹ năng thuyết trình thực sự trở thành hành trang cho công việc và cuộc sống sau này
Kế thừa hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao kỹ năng thuyết trình ở Chương 1 và thực trạng KNTT của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng ở Chương 2, trong Chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao KNTT cho sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng như nâng cao nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình, đào tạo kỹ năng thuyết trình và các kỹ năng khác có liên quan, tạo ra môi trường vừa học tập vừa trải nghiệm rèn luyện từ đó giúp sinh viên có thể cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình của bản thân Hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao KNM nói chung và kỹ năng thuyết trình nói riêng của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng trong tương lai
Kỹ năng thuyết trình là một trong những chìa khóa giúp ta thành công cho dù trong môi trường học tập hay làm việc Đặc biệt đối với sinh viên nói chung và sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng nói riêng thì kỹ năng này đặc biệt cần thiết Việc sử dụng hiệu quả KNTT không chỉ giúp sinh viên thành công trong thời gian học đại học, mà còn mang lại cho họ nhiều lợi thế trong môi trường công việc sau này
Chương 1, đề tài nghiên cứu đã trình bày các cơ sở lý luận chung về Kỹ năng thuyết trình; các vấn đề xoay quanh kỹ năng thuyết trình, từ đó phân tích ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNTT sau đó trình bày quy trình xây dựng bài thuyết trình hoàn chỉnh Chương 2, đề tài đã phân tích thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, từ việc xác định các vấn đề liên quan đến nhận thức của sinh viên đối với KNTT, đề tài đã chỉ ra các ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa LTH-QTVP, ngoài ra đề tài cũng đưa ra các yêu cầu về việc nâng cao kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nâng cao KNTT cho sinh viên
Chương 3, tác giả dựa trên những thực trạng những mặt hạn chế còn tồn tại trong quá trình sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng thực hành thuyết trình để đưa ra các biện pháp và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao KNTT cho sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
Tác giả mong rằng những góp ý trên sẽ có tác động tích cực hơn nữa đối với sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng trong quá trình rèn luyện KNTT của bản thân, hơn nữa cũng có thể thành tư liệu tham khảo để Ban giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, ban lãnh đạo Khoa LTH-QTVP các thầy cô giảng viên cũng như các bạn sinh viên tham khảo để áp dụng một số giải pháp vào thực tiễn
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hường đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng cùng với thầy cô giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện đề tài nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Business Harvard Review (2014), Bộ sách cẩm nang bỏ túi – Kỹ năng thuyết trình NXB Thông Tấn
2 Dương Thị Liễu (2013), Giáo trình kỹ năng thuyết trình, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội
3 Huỳnh Văn Sơn (2012) Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học sư phạm NXB Giáo dục Việt Nam
4 Lại Thế Luyện (2015), Tủ sách Kỹ năng mềm và Thành công của bạn, NXB
5 Nguyễn Ngọc Phú (2017), Đề tài Phát triển Kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội
6 Nguyễn Thị Thu Trang- Trường Đại học Đồng Nai (2019), Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Nai, Tạp chí Khoa học- Đại học Đồng Nai- Số 13
7 Quách Tuấn Khanh (2015), Bí quyết trình bày từ các chuyên gia NXB Dân trí
8 TS Lê Thị Thu Hằng (2014) Kỹ năng thuyết trình của sinh viên Học viện Ngân hàng
9 Website: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/diem-chuan-hoc-vien-hanh- chinh-quoc-gia-nam-2023-119230822194550705.htm
10 Website: https://www.facebook.com/khoaLTHvaQTVP
11 https://giaoduclyluanhcma.vn/Default.aspx?portalid3&tabid&distid
&4&namen%20ve%20phuong%20phap%20thuyet%20trinh%20tro ng%20day%20hoc
Phụ lục 01: Phiếu khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH
VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Mến chào bạn, mình là Đỗ Thị Nguyệt sinh viên năm 3 thuộc khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, hiện tại mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mang tên Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng Với mong muốn tìm hiểu thực trạng KNTT của SV tại trường và hỗ trợ tìm ra các phương pháp để nâng cao KNTT, tác giả tiến hành xây dựng phiều điều tra dưới đây, mục đích của phiếu điều tra nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của các bạn SV để tác giả đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của SV
Xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian trả lời phiếu khảo sát này
Chúc bạn sức khỏe và thành công
Hướng dẫn : Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học cho đề tài: “Nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng” rất mong các bạn / anh/ chị vui lòng điền dấu X vào các ô trống bên dưới, đối với câu hỏi trong bằng thì điền dấu X vào ô trống trong bảng, với các dấu “ ” thì vui lòng điền đầy đủ nội dung
B PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1 Hiện tại bạn là sinh viên năm mấy?
2 Bạn đang học chuyên ngành nào ?
☐ Chuyên ngành Thư ký văn phòng doanh nghiệp thuộc ngành Quản trị văn phòng;
☐ Chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ thuộc ngành Lưu trữ học
3 Bạn hiểu thế nào về KNTT?
☐ Hiểu và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả
☐ Hiểu rõ nhưng chưa áp dụng vào thực tiễn
☐ Đã nghe qua nhưng chưa hiểu rõ
☐ Chưa nghe đến bao giờ
4 Bạn có thường xuyên sử dụng KNTT không?
5 Theo bạn “Trang phục” có vai trò gì đối với thuyết trình?
6 Trong quá trình thuyết trình bạn cảm thấy bản thân đã sử dụng hiệu quả các yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ chưa?
7 Khi chọn đề tài nghiên cứu bạn thường chọn:
☐ Đề tài có tính mới
8 Trong quá trình chuẩn bị cho bài thuyết trình, bạn có xây dựng đề cương cho đề tài thuyết trình không?
☐ Không xây dựng đề cương
9 Bạn có thường sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ cho phần thuyết trình của mình không
10 Bài thuyết trình của bạn thường kết thúc trong tình trạng nào
☐ Sinh viên kết thúc quá giờ
☐ Sinh viên kết thúc sớm
☐ Thời lượng thuyết trình hợp lý
11 Mức độ phản hồi của người nghe
12 Theo bạn việc rèn luyện KNTT có vai trò như thế nào đối với sinh viên
13 Khoa LTH-QTVP có thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan đến
14 Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
☐ Chưa tốt, Chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, sinh viên sau khi tham gia không có thêm kỹ năng gì
☐ Tốt, đa số sinh viên sau quá trình tham gia có thêm kỹ năng
☐ Rất tốt, sinh viên hiểu và áp dụng kỹ năng trong học tập
15 Trong tương lai bạn có muốn nâng cao KNTT của bản thân không?
☐ Rất muốn (trả lời câu 16)
16 Để phát nâng cao KNTT cho bản thân bạn sẽ làm gì?
☐ Tham gia các khóa học đào tạo, phát triển nâng cao kỹ năng mềm
☐ Tham gia tích cực các hoạt động học tập, thảo luận trên lớp
☐ Tham gia các CLB, Đội, nhóm học thuật, tình nguyện
Phụ lục 02 Phiếu khảo sát ý kiến Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đối với việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Em xin kính chào quý thầy/cô đang công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia
Em là Đỗ Thị Nguyệt sinh viên năm 3 Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, hiện tại em đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giành cho người học tại Học viện, đề tài này xoay quanh vấn đề Nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Lưu trữ học- Quản trị Văn phòng, một kỹ năng rất quan trọng trong cả học tập và đời sống của sinh viên hiện nay Để góp phần củng cố cho bài thuyết trình được hoàn chỉnh em rất mong thầy/cô có thể tham gia khảo sát những vấn đề liên quan tới việc rèn luyện KNTT của sinh viên bằng cách trả lời các câu hỏi dưới biểu mẫu này Em xin chân thành cảm ơn