1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Tác giả Sừng Thanh Xuân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Nga
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QU

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG,

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Mã số: ĐTSV.2024.LTH&QTVP.13

Chủ nhiệm đề tài : Sừng Thanh Xuân

Khoa : Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Quỳnh Nga

HÀ NỘI, 5/2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG,

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Mã số: ĐTSV.2024.LTH&QTVP.13

Chủ nhiệm đề tài : Sừng Thanh Xuân

Khoa : Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Quỳnh Nga

HÀ NỘI, 5/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, dưới sự hướng dẫn

của cô giáo TS Nguyễn Quỳnh Nga, tác giả đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “Hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số”

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở Học viện đến nay, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè Với lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tác giả, xin được cảm ơn các bạn sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã nhiệt tình giúp đỡ và

ủng hộ trong quá trình điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài

Đặc biệt, tác giả xin dành lòng kính trọng và tình cảm chân thành tới TS Nguyễn Quỳnh Nga đã tâm huyết, nhiệt tình, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện

đề tài nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Thầy, Cô trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị

văn phòng, những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, Ngày 15 tháng 5 năm 2024

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đề tài “Hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học

và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số”

là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả Các tài liệu, số liệu được

sử dụng trong bài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Nội dung phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2024

Tác giả

Sừng Thanh Xuân

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 2

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 3

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

5.1 Mục đích nghiên cứu 5

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

6.1 Phân tích tài liệu 5

6.2 Khảo sát, điều tra 5

6.3 Phỏng vấn sâu 6

6.4 Lấy ý kiến chuyên gia 6

7 Đóng góp của đề tài 6

7.1 Đóng góp về mặt lý luận 6

7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 6

8 Câu hỏi nghiên cứu 7

9 Bố cục của để tài 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 8

1.1 Một số vấn đề chung về truyền thông 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Vai trò của truyền thông 9

1.1.3 Các yếu tố của truyền thông 10

1.1.4 Mô hình lý thuyết truyền thông 11

1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 12 1.2.1 Khái niệm hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 12

1.2.2 Vai trò của hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 12

1.2.3 Đặc điểm hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 13

1.2.4 Phân loại hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 14

1.3 Tác động của bối cảnh chuyển đổi số đến hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 14

Tiểu kết Chương 1 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 17

2.1 Giới thiệu chung về Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 17

2.2.1 Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 17

2.2.2 Sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 21

2.2 Khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số 22

2.2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự truyền thông 22

2.2.2 Phương tiện truyền thông 22

2.2.3 Thiết bị truyền thông 24

Trang 6

2.2.4 Các kênh truyền thông 24

2.2.5 Mức độ hiệu quả các hoạt động truyền thông 29

2.4 Đánh giá chung 36

2.4.1 Những thành tựu đạt được 36

2.4.2 Một số hạn chế 38

Tiểu kết Chương 2 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 40

3.1 Định hướng phát triển của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 40

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số 40

3.2.1 Giải pháp về nhận thức 41

3.2.2 Giải pháp về nhân lực 43

3.2.3 Giải pháp về công nghệ - kỹ thuật 45

3.2.4 Giải pháp về tài chính công 47

Tiểu kết Chương 3 48

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤC LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT 52

PHỤC LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 56

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ các giai đoạn hình thành và phát triển của Khoa Lưu trữ học

và Quản trị văn phòng

19

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông 11 Hình 2.1 Móc khóa của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 23

Hình 2.4 Poster cuộc thi “Sách và thư viện - Hành trang tri thức” 24 Hình 2.5 Biểu đồ tỉ lệ các kênh giúp sinh viên biết tới Khoa Lưu trữ học và

Hình 2.7 Biểu đồ đánh giá thái độ phục vụ của đội ngũ Admin fanpage Khoa

Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trên mạng xã hội Facebook

27

Hình 2.8 Biểu đồ tần suất thực hiện các hoạt động truyền thông của sinh

viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

28

Hình 2.9 Biểu đồ tỉ lệ sử dụng các mạng xã hội để cập nhật thông tin hoạt

động của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

29

Hình 2.10 Biểu đồ đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông của sinh viên

Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

30

Hình 2.11 Biểu đồ đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin thông qua hoạt động

truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

31

Hình 2.12 Biểu đồ đánh giá mức độ thu hút sự quan tâm của xã hội thông qua

hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

32

Hình 2.13 Biểu đồ đánh giá hiệu quả truyền tải các giá trị truyền thống văn

hóa thông qua hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

33

Hình 2.14 Biểu đồ đánh giá hiệu quả xây dựng hình ảnh, quảng bá thương

hiệu quả thông qua hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

34

Hình 2.15 Biểu đồ đánh giá hiệu quả tạo tinh thần đoàn kết, tự hào thông qua

hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

35

Trang 9

Hình 2.16 Biểu đồ các kỹ năng truyền thông mà sinh viên Khoa Lưu trữ học

và Quản trị văn phòng cần có trong bối cảnh chuyển đổi số

36

Hình 2.17 Tập thể giảng viên và sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn

phòng

56

Hình 2.18 Fanpage Facebook khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học

viện Hành chính Quốc gia

57

Hình 2.19 Sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hỗ trợ tư vấn

tuyển sinh 2023

58

Hình 2.20 Fanpage Facebook của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

cập nhật avatar tuyển sinh 2023

59

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội Hoạt động truyền thông là sự truyền tải, lan tỏa thông tin, tác động tới nhận thức của con người Trong bối cảnh CMCN 4.0, hoạt động truyền thông có sự thay đổi rõ rệt, hoạt động này chuyển lên chủ động và năng động hơn, không còn là đối tượng tiếp nhận thông tin mà thành nhân vật chính từ khâu sản xuất đến chia sẻ thông tin

Hiện nay, theo báo cáo của tổ chức We are social, Việt Nam là một quốc gia có tỷ

lệ người sử dụng Internet cao Tính đến tháng 1/2023, Việt Nam có 77.93 triệu người

sử dụng Internet, tương đương 79.1 % so với tổng dân số, tăng thêm 5.3 triệu người (+7.3%) so với tháng 1/2022 và các con số có dấu hiệu tăng lên Sự phát triển của Internet và mạng xã hội đã thay đổi cuộc sống của con người trên mọi lĩnh vực kinh tế

- xã hội nói chung và trong lĩnh vực truyền thông – giáo dục nói riêng (Theo thống kê của tổ chức We are social 1/2023)

Đối với ngành giáo dục, nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và vị thế, ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó, truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp là 01 trong 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của chiến lược Đối với các trường Đại học, vai trò của truyền thông ngày càng trở nên thiết yếu, các trường Đại học đã tích cực vận dụng truyền thông vào công cuộc lan tỏa, truyền tải hình ảnh và thông tin Thông qua

đó thương hiệu của trường được phổ biến rộng rãi, được nhiều người quan tâm, góp phần vào việc thu hút học sinh cũng như mở rộng hợp tác quốc tế Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số các trường Đại học đã gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hoạt động Truyền thông Các phương thức truyền thông còn hạn chế, nội dung đơn giản mới chỉ dừng lại ở mức đưa tin, các trường vẫn chưa xây dựng được chiến lược Truyền thông một cách khoa học và hợp lý với bối cảnh chuyển đổi số

Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia là một Khoa đa dạng các hoạt động truyền thông Khoa đã đạt được những thành tựu nhất định như: Đội ngũ giảng viên làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, linh hoạt, Ban lãnh đạo luôn tạo động lực và tạo điều kiện để thúc đẩy các hoạt động truyền thông của Khoa Tuy nhiên, hoạt động truyền thông của Khoa vẫn có những hạn chế Các hoạt động truyền thông chưa đa dạng và phổ biến, kênh truyền thông vẫn theo lối truyền thống cũ, trang thiết bị chưa phù hợp với hoạt động truyền thông Ban Truyền thông hoạt động chưa thường xuyên, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế Do đó,

Trang 12

hoạt động truyền thông của Khoa còn chưa đạt được hiệu quả cao và rộng rãi đến tất

cả mọi người trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay

Với những luận cứ nói trên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số” để tìm hiểu những yếu tố

tác động, nghiên cứu thực trạng truyền thông, qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động truyền thông của sinh viên tại Khoa trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Theo nhóm tác giả Karen Sanders và María José Canel (2013) Trong công trình nghiên cứu của mình, nhóm tác giả xem xét, tiếp cận khái niệm truyền thông dựa trên nghiên cứu trường hợp về truyền thông của chính phủ Các đặc điểm truyền thông ở các khu vực khác nhau sẽ được chia thành ba phần để phản ánh sự khác biệt về cả địa

lý và chính trị, xem xét kỹ lưỡng lục địa châu Âu, truyền thống Anh-Mỹ và các nền dân chủ mới nổi.[16]

Trong cuốn sách của tác giả Dan F Hahn (2002), đã trình bày và phân tích về truyền thông chính trị như một quá trình hùng biện, một cuộc “trò chuyện xã hội” với bản chất là tự do dân chủ Trong cuộc trò chuyện đang diễn ra giữa các công dân và giữa các công dân với chính phủ của họ, các vấn đề được định hình, tranh luận về ý thức hệ, các quyết định được hình thành và chính sách công được tạo ra Đặc biệt, tác giả đã có ý thức nghiên cứu truyền thông trong những thay đổi lớn về chính trị và công nghệ trên thế giới trong những năm gần đây, trong đó, các nguyên tắc trụ cột vẫn là: nền dân chủ; sự tích cực tham gia của công dân vào cuộc trò chuyện xã hội; sự định hướng dư luận của truyền thông.[14]

Theo nhóm tác giả Tymson and Lazar (2009) Cho rằng mảng lí thuyết truyền thông vô cùng phong phú tiếp tục được các học giả xây dựng như Học thuyết về tạo vấn đề quan tâm, Lý thuyết tình huống (Grunig và Hunt), Thuyết các chiều văn hóa (Geert Hofstede) Những học thuyết này đã góp phần làm sáng tỏ bản chất của quá trình truyền thông Các lý thuyết này được đề cập khá chi tiết trong các cuốn sách nói trên.[17]

Những lý thuyết cơ bản về hoạt động truyền thông là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết, kỹ năng cơ bản vào hoạt động truyền thông của Khoa tại trường Tuy nhiên, khi vận dụng cũng cần quan tâm đến những khác biệt về nhận thức, văn hóa, kỹ năng của những người làm công tác truyền thông ở Khoa

Trang 13

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo tác giả Đinh Hồng Nhung (2022), Trong bối cảnh giáo dục đương đại, cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt Bộ Giáo dục và Đào tạo có xu hướng tăng cường tự chủ đại học, việc tăng cường các hoạt động truyền thông giúp mỗi cơ sở giáo dục đại học nâng cao danh tiếng và hiệu quả học tập Tuy nhiên, tại Việt Nam nghiên cứu về truyền thông giáo dục chưa phong phú, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục đại học, trong khi trên thế giới mảng nghiên cứu về truyền thông khá phong phú và đa dạng Bài viết trình bày tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động của các trường đại học, qua đó đưa ra đường hướng nghiên cứu mới trong tương lai giúp định hướng hoạt động truyền thông cho các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.[6] Theo tác giả Nguyễn Hoàng Mai (2018), Công tác truyền thông trong quảng bá thương hiệu của Đại học Văn Lang Khẳng định đối với trường Đại học, xây dựng thương hiệu giúp “gia tăng giá trị thương hiệu của trường đại học trong mắt khách hàng mục tiêu, tạo điều kiện tốt cho cung cầu gặp nhau, thông tin hai chiều, gia tăng giá trị về mặt kinh tế của trường đại học được thể hiện rõ khi sang nhượng, mua bán thương hiệu và tăng mức độ trung thành của khách hàng.[7]

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình (2013), đa phần các nghiên cứu trong nước về hoạt động truyền thông của các trường đại học mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các trường hợp điển hình Điều này có thể giới hạn trong việc hiểu rõ về cách thức và kết quả của các hoạt động tuyển sinh được thực hiện bởi các trường đại học cụ thể Tuy nhiên, để có được cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động truyền thông và marketing trong tuyển sinh, có thể cần nghiên cứu sâu hơn với mẫu dữ liệu đại diện hơn, và bao gồm nhiều trường hợp khác nhau Điều này giúp cung cấp các gợi ý, phân tích và kinh nghiệm hơn cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh và truyền thông.[2] Trong luận văn Thạc sĩ của Đặng Thu Hà (2019) Tác giả đã trình bày các khía cạnh của hoạt động truyền thông nói chung và hoạt động truyền thông trong khối các trường Đại học nói riêng đồng thời nêu ra ba vai trò chủ chốt của hoạt động này là: vai trò đối với chính trị, kinh tế và doanh nghiệp – người tiêu dùng Bên cạnh đó luận văn

đã nêu ra các yếu tố cơ bản về mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức và các phương tiện truyền thông trong khối các trường đại học và nêu ra được trạng thái của hoạt động truyền thông tại trường Đại học Ngoại thương, đi sâu phân tích vào đối tượng truyền thông, nội dung truyền thông, các hình thức truyền thông, các phương tiện truyền thông tại trường Đại học Ngoai thương Đưa ra một số giải pháp với mục đích góp phần phát triển hoạt động truyền thông tại trường Đại học Ngoại thương.[4] Theo tác giả Huỳnh Văn Thái (2015) Hội nhập và cạnh tranh toàn cầu là xu thế tất yếu của lịch sử Cạnh tranh giáo dục nhằm tạo động lực phát triển cho toàn bộ hệ thống giáo dục và từng cơ sở giáo dục đào tạo Với mức độ cạnh tranh khốc liệt như

Trang 14

hiện nay đã làm cho một số trường, một số ngành không thu hút được sinh viên vào học Vì vậy, truyền thông maketing đã trở thành hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong trong các trường đại học Với mục đích nghiên cứu: khái quát và giới thiệu một số công cụ truyền thông maketing ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục Qua đó, tìm hiểu và xác định đối tượng khách hàng trong giáo dục đào tạo và sự cần thiết của truyền thông maketing trong giáo dục [11]

Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng (2006), đã tương đối tổng quan về hoạt động truyền thông Từ việc phân tích các quan niệm chung về truyền thông đến các lý thuyết truyền thông cơ bản, tác giả đã phân chia ba loại: (1) truyền thông cá nhân, (2) truyền thông nhóm, và (3) truyền thông đại chúng Những loại truyền thông này đặt nền tảng cho việc nghiên cứu cách thức truyền tải thông điệp trong hoạt động quản trị truyền thông với các nhóm công chúng khác nhau và ở những mức độ khác nhau Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu sâu về chu trình truyền thông, trong đó nhấn mạnh đến giai đoạn lập kế hoạch và giám sát, đánh giá hoạt động truyền thông với những hệ tiêu chí rất cụ thể Đây có thể là một trong những gợi ý quan trọng để nhóm tác giả đề tài kế thừa trong việc xây dựng hệ tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị truyền thông của chính quyền địa phương [3]

Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hoạt động truyền thông, tuy nhiên qua khảo sát một cách chi tiết và cụ thể chưa có một công trình nào đề cập về

“Hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số” Bởi vậy, các nghiên

cứu trên là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng giúp tác giả có thêm tư liệu để thực hiện

đề tài nghiên cứu của mình

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động truyền thông của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi sinh viên khoa Lưu

trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi năm học 2022 – 2023

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về những hoạt động truyền thông chính của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trong bối cảnh chuyển đổi số Truyền thông là khái niệm có phạm vi nội hàm rộng, các hoạt động truyền thông đa dạng, hình thức truyền thông phong phú, tùy thuộc vào chủ thể và mục đích truyền thông Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu những hoạt động truyền thông chính, có sử dụng những phương thức truyền thông hiện đại trong bối cảnh

Trang 15

chuyển đổi số, của chủ thể là sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện hoạt động truyền thông của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu nói trên, tác giả tiến hành những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về truyền thông nói chung và hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học nói riêng

- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Phân tích tài liệu

Đây là phương pháp cơ bản, nhằm cung cấp cơ sở lý luận cần thiết để tiến hành nghiên cứu Các nguồn tài liệu được chia thành ba nhóm cơ bản:

- Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Văn bản quy phạm pháp luật, Các chiến lược, Chương trình tổng thể…)

- Các công trình khoa học đã được công bố trên thế giới và ở Việt Nam

- Các báo cáo, số liệu thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

6.2 Khảo sát, điều tra

- Phương pháp chọn mẫu khu vực (Cluster) kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

- Đối tượng khảo sát, điều tra:

+ Sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

- Địa bàn khảo sát: Đề tài lựa chọn địa bàn khảo sát dựa trên phạm vi và mục đích nghiên cứu Theo đó lựa chọn Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị để khảo sát

- Hình thức khảo sát, điều tra: Bảng hỏi (phiếu điều tra)

- Số lượng 100 phiếu

- Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm thống kê dành cho Khoa học xã hội SPSS

Trang 16

(Statistical Product and Services Solutions) phiên bản 20.0

mấy

Giới tính

6.4 Lấy ý kiến chuyên gia

- Đề tài sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia đối với các đối tượng:

+ Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông;

+ Ban lãnh đạo, Thầy Cô trong Khoa

- Nội dung lấy ý kiến:

+ Cơ sở lý thuyết về Hoạt động truyền thông của sinh viên Đại học;

+ Sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất trong bài nghiên cứu

7 Đóng góp của đề tài

7.1 Đóng góp về mặt lý luận

Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động truyền thông của sinh

viên trường Đại học trong bối cảnh chuyển đổi số như

- Khái niệm, vai trò;

- Đặc điểm, phân loại hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học;

- Tác động của bối cảnh chuyển đổi số đến hoạt động truyền thông của sinh viên

trường Đại học

7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoàn thiện hoạt động truyền thông

Trang 17

của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia

trong bối cảnh chuyển đổi số

8 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả

đưa ra các câu hỏi sau:

- Hoạt động truyền thông của sinh viên tại trường Đại học có điểm gì khác biệt so

với hoạt động truyền thông trong các lĩnh vực khác?

- Chuyển đổi số có tác động gì đến hoạt động truyền thông của sinh viên tại trường

Đại học?

- Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, hoạt động truyền thông của sinh viên

Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có những thành tựu, hạn chế gì?

- Cần có những giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện hoạt động truyền thông của sinh

viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay?

đổi s

Trang 18

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Một số vấn đề chung về truyền thông

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Truyền thông

Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về truyền thông, nhưng chưa có một định nghĩa nào thống nhất được tất cả các quan điểm khi bàn về khái niệm “Truyền thông”, bởi các học giả, nhà nghiên cứu thường xuất phát từ góc độ tiếp cận, quan điểm, chuyên ngành hay trường phái lý luận khác nhau Đã có nhiều tài liệu đưa ra những quan điểm về truyền thông như sau:

Theo quan niệm của Dean C Barnlund (1964)– một nhà nghiên cứu Truyền thông

người Anh cho rằng: “Truyền thông là quá trình trao đổi liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn”[15]

Theo quan niệm của giáo sư Frank Dance(1970), - người Mỹ cho rằng: “Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người” [20]

Theo cách hiểu của các học giả LittleJohn and Foss (2008), Truyền thông được xem là trung tâm của cuộc sống con người Mọi góc độ của cuộc sống hàng ngày đều

bị tác động bởi hoạt động truyền thông của chúng ta với người khác, cũng như bởi thông điệp từ những người mà thậm chí chúng ta không biết - những người ở gần và ở

xa, đang sống và đã chết.[18]

Uma Narula (2006) cho rằng, mặc dù, có rất nhiều cách định nghĩa về truyền thông, tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều thống nhất như sau: Truyền thông của con người là một quá trình truyền tải ý tưởng thông qua cảm xúc và hành vi từ người này sang người khác; Hay: Truyền thông là thuyết phục và tìm cách nhận được phản hồi mong muốn cho những thông điệp đang được truyền đi; Hay: Truyền thông không tuyến tính, nhưng là một quá trình hai chiều và đa chiều.[19]

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, khái niệm truyền thông được sử dụng ngày càng nhiều với rất nhiều định nghĩa khác nhau Mặc dù vậy, điểm chung của các định nghĩa về truyền thông ở Việt Nam là đều coi truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin giữa một hoặc nhiều người trong xã hội để truyền đạt ý tưởng, tình cảm nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi

Trong cuốn Truyền thông đại chúng (2004), GS TS Tạ Ngọc Tấn đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về truyền thông: “Truyền thông là sự trao đổi thông tin giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn

Trang 19

Theo PGS.TS Mai Quỳnh Nam, truyền thông là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin Quá trình này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm và kỹ năng liên kết với nhau Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu Các khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm Theo ông, truyền thông là một quá trình liên tục, phức tạp và nhiều khâu, trong đó tri thức, tình cảm và kỹ năng có mối liên kết chặt chẽ với nhau.[9]

Từ góc nhìn xã hội học, tác giả Trần Hữu Quang định khái niệm truyền thông như

sau: “Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan liên hệ giữa con người với con người trong không gian và thời gian như từ nơi này tới khác, từ thời điểm này tới thời điểm khác”[12]

Để đưa ra định nghĩa phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ dựa trên những nội dung của hoạt động truyền thông cũng như cách thức tiếp

cận trên đây, tác giả khái quát các khái niệm về truyền thông như sau: Truyền thông là một quá trình truyền tải, tiếp nhận và trao đổi ý tưởng và thông tin thông qua cảm xúc

và hành vi, nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người với mục đích đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người

1.1.2 Vai trò của truyền thông

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, hoạt động truyền thông tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội:

Thứ nhất, vai trò của truyền thông đối với Nhà nước: Truyền thông giúp chính phủ

truyền tải chính sách, luật pháp và thông tin chính thống của Nhà nước đến công chúng Giúp người dân hiểu rõ về chính sách, quy định và quyền lợi của họ Bên cạnh

đó truyền thông tạo cơ hội để Nhà nước xây dựng, duy trì hình ảnh, danh tiếng và quan

hệ công chúng của Nhà nước với cộng đồng quốc tế và công chúng trong nước Tạo cơ hội để để nâng cao lòng tin và sự ủng hộ từ phía công dân đối với chính phủ và nhà nước Truyền thông cung cấp phương tiện để Nhà nước giao tiếp với công chúng, lắng nghe ý kiến và phản hồi từ người dân để từ đó có những phương hướng chính sách phát triển phù hợp với từng thời kì

Thứ hai, vai trò của truyền thông đối với công chúng: Truyền thông tác động đến

nhận thức của công chúng về tất cả các vấn đề như: môi trường, quyền con người, bình

Trang 20

đẳng giới, văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác Hoạt động truyền thông ủng hộ và lan tỏa các giá trị tích cực trong xã hội đến với công chúng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả đến tất cả mọi người Khuyến khích những hành vi tốt đẹp, đề cao đạo đức, bài trừ những hành vi xấu trong xã hội Tạo ra môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin hai chiều giữa công chúng, cho phép công chúng chia sẻ, phản đối hoặc đề xuất ý kiến cá nhân một cách hợp lý

Thứ ba, vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp: Hoạt động truyền thông có

vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp Nhờ vào truyền thông doanh nghiệp có thể tạo

ra độ nhận diện thương hiệu, xây dựng hình ảnh và nâng cao danh tiếng thông qua các chiến dịch quảng cáo, marketing Truyền thông giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng, xây dựng quan hệ khách hàng tốt và tăng cường sự tín nhiệm, lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp Hoạt động truyền thông giúp truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chính sách và hoạt động của doanh nghiệp đến công chúng và các đối tác liên quan

Như vậy, hoạt động truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với nhà nước, doanh nghiệp và công chúng Đối với nhà nước, truyền thông giúp cung cấp thông tin, thông điệp và chính sách đến người dân, đồng thời tạo điều kiện cho sự tương tác và tham gia dân chủ trong xã hội Đối với doanh nghiệp, truyền thông là công cụ quan trọng để xây dựng hình ảnh thương hiệu, tiếp cận khách hàng, và tạo sự tin tưởng từ phía công chúng Còn với công chúng, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, thông tin và giải trí, đồng thời hỗ trợ trong việc phản ánh ý kiến và kiến thức xã hội

Vì vậy, hoạt động truyền thông là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội hiện đại

1.1.3 Các yếu tố của truyền thông

Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng tựu chung lại, các yếu tố của truyền thông bao gồm: Nguồn; thông điệp; kênh truyền thông; nhiễu; đối tượng tiếp nhận

Nguồn phát hay nguồn tin: Nguồn phát (nguồn tin) có thể là một người, một

nhóm người hay một tổ chức Nguồn phát (nguồn tin) là một tập hợp các tin mà hệ thống truyền tin dùng để lập các bảng tin hay thông báo khác nhau để truyền đi

Thông điệp: Là những thông tin mà người gửi muốn truyền đi đến người nhận

Thông điệp khi được truyền đi sẽ được mã hóa theo một hệ thống ký tự mà cả bên phát

và nhận đều hiểu và chấp nhận Thông điệp có hai chiều thông điệp gửi và thông điệp nhận

Kênh truyền tin: Là hệ thống trung gian để truyền tin Là các vật mang tin hoặc

các phương tiện truyền thông Cho phép truyền tải thông tin Các kênh truyền tin như kênh chính thức và kênh không chính thức Các thông tin khác nhau tùy thuộc vào cách thức truyền tin: Sóng âm, sóng điện tử, tiếng nói, cử chỉ, hành động, văn bản

Trang 21

Nhiễu: Là những yếu tố tác động làm giảm hiệu quả và chất lượng của quá trình

truyền tin Trong quá trình thông tin thường xảy ra sự sai lạc vào lúc phát đi hoặc lúc thu nhận tín hiệu do nhiều yếu tố tác động khác nhau gọi là nhiễu

Đối tượng tiếp nhận: là các cá thể hay tập thể người tiếp nhận thông điệp trong

quá trình truyền thông

1.1.4 Mô hình lý thuyết truyền thông

Quá trình Truyền thông tuy rất đa dạng, nhưng có đặc điểm chung Muốn làm tốt hoạt động này cần hiểu rõ hoạt động của hệ thống Truyền thông, cách mà hệ thống đó truyền tải và phân tích thông tin Dưới đây là mô hình Truyền thông marketing được nhà khoa học Kother giới thiệu:

Hình 1.1: Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông

(Nguồn: Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, bản dịch – NXB Lao động Xã hội)

Giải thích một số thuật ngữ sau:

Người gửi: Là bên gửi thông tin cho bên đối tượng muốn truyền tin của mình (nhà

sản xuất gửi thông tin cho khách hàng)

Mã hóa: Quá trình thể hiện thông tin dưới dạng ký hiệu có thể bằng chữ viết, lời

nói, âm thanh hay hình ảnh thích hợp và có ý nghĩa để người nhận hiểu, biết, cảm nhận được thông tin mà người người muốn truyền đi

Thông điệp: Tập hợp những ký hiệu do người gửi truyền đi

Phương tiện truyền tin: Các kênh truyền thông theo đó thông tin được truyền từ

người gửi đến người nhận, nhà sản xuất có thể dùng rất nhiêu kênh thông tin như các kênh trực tiếp và các kênh gián tiếp

Giải mã: Quá trình người nhận gắn ý nghĩa cho những ký hiệu mà người gửi truyền

đi, người nhận có thể giải mã đúng thông điệp có trường hợp hiểu sai thông điệp của người gửi

Phản ứng đáp lại: Là tập hợp những phản ứng đáp lại của người nhận nảy sinh do

Trang 22

tiếp xúc với thông tin

Liên hệ ngược: Là phản ứng đáp lại mà người nhận thông báo cho người gửi biết Phản hồi: Phản ứng đáp lại mà người nhận thông báo cho người gửi biết

Nhiễu: Sự xuất hiện trong quá trình truyền thông những ảnh hưởng ngoài dự kiến

của môi trường hay những méo mó làm cho thông tin đến người nhận khác với thông tin do người gửi truyền đi như âm thanh quá ồn, thời gian quá ngắn hoặc quá dài, thông điệp khó hiểu v.v…

1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học 1.2.1 Khái niệm hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học

Hoạt động truyền thông của sinh viên là một hoạt động phổ biến ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của các trường Đại học, truyền thông tác động và liên quan đến mọi mặt của sinh viên và trường Do đó, hoạt động truyền thông có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, tùy theo từng góc nhìn Dưới đây là một số khái niệm sau:

Theo nhóm tác giả Đặng Thị Việt Hòa, Đinh Hồng Nhung (2022), Truyền thông của các trường đại học (tiếng Anh: University Communi - cations and Marketing - UCM, tiếng Pháp: com - munication des universites) có thể được gọi ngắn là “Truyền thông đại học” Truyền thông đại học bao gồm tất cả mọi hoạt động thông tin của nhà trường tới những đối tượng công chúng trong và ngoài trường Qúa trình thông tin này giúp nhà trường đảm bảo vận hành hoạt động thường xuyên và quảng bá cho nhà trường [6]

Theo tác giả Ngô Xuân Hiếu (2021), Truyền thông khối các trường đại học là một

bộ phận của hoạt động quản trị đại học, là quá trình gắn kết với quản trị thương hiệu của nhà trường Hoạt động truyền thông hướng đến sự phát triển bền vững qua việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của nhà trường Trong đó, chú trọng đến chất lượng đầu ra của sinh viên, chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác

phát triển, tuyển sinh, việc làm cho sinh viên [5]

Từ những khái niệm trên để đưa ra định nghĩa phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ dựa trên những nội dung nghiên cứu để khái quát các

khái niệm về hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học như sau: “Hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học là quá trình giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các sinh viên với các đối tượng công chúng liên quan, nhằm thiết lập các mối quan hệ hữu ích, đạt được sự hiểu biết và xây dựng, quảng bá hình ảnh, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng và tạo mối liên kết giữa sinh viên và cơ sở đào tạo”

1.2.2 Vai trò của hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học

Thứ nhất, truyền thông giúp cho sinh viên trường Đại học biết đến nhiều hoạt động

ở tất cả các lĩnh vực của nhà trường, bởi lẽ một trường Đại học có nhiều khoa, nhiều

Trang 23

cơ sở khác nhau, nên không thể biết hết các hoạt động của các đơn vị khác, từ đó sinh viên có thể hoạch định chiến lược về học tập Đồng thời tạo ra một môi trường học tập

và giao lưu tích cực, tăng khả năng tương tác với giảng viên và tất cả mọi người

Thứ hai, truyền thông giúp các trường Đại học phát huy hiệu quả, sức mạnh, với

những đổi mới mạnh mẽ bắt kịp xu thế thời kỳ và công nghệ số, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu, giúp các cở giáo dục Đại học nâng cao giá trị tốt đẹp về văn hóa nhà trường thông qua đưa các hình ảnh đẹp, các hoạt động hay và các tấm gương sáng của sinh viên

Thứ ba, truyền thông giúp sinh viên yêu trường lớp và gắn bó hơn, thông qua các

hoạt động được thể hiện qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội do chính nhà trường đưa lên mạng xã hội

Thứ tư, hoạt động truyền thông giúp tạo cơ hội cho sinh viên trường Đại học có cơ

hội giao lưu, kết nối với nhau, cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm học tập Là nguồn tin hữu ích để sinh viên giới thiệu đến mọi miền tổ quốc và khắp thế giới

Tóm lại, hoạt động truyền thông đóng một vai trò quan trọng đối với sinh viên các trường đại học từ nhiều phương diện khác nhau Truyền thông giúp sinh viên đại học tìm kiếm thông tin, nâng cao kiến thức và kỹ năng, cũng như xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng học thuật, giúp sinh viên tiếp cận thông tin mới, kiến thức và cơ hội học tập, truyền tải hình ảnh, video; xây dựng thương hiệu cá nhân; học hỏi và nâng cao các kỹ năng và nghiên cứu Hoạt động truyền thông giúp sinh viên tạo ra mối liên kết với nhau giữa bạn bè, thầy cô và với cộng đồng trong trường, giúp họ giao lưu, trao đổi ý kiến và hợp tác trong các chương trình học tập và hoạt động Ngoài ra, hoạt động truyền thông cũng giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày và thuyết trình, những kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống sau này Hoạt động truyền thông được tiến hành hiệu quả với bối cảnh giúp sinh viên

tự tin và cập nhật được nhiều thông tin hữu ích trong học tập và sự nghiệp

1.2.3 Đặc điểm hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học

Hoạt động truyền thông của sinh viên Đại học có một số đặc điểm chung Dưới đây

là một số đặc điểm nổi bật:

Đa dạng phương tiện truyền thông: Sinh viên Đại học sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để giao tiếp và chia sẻ thông tin Điều này bao gồm việc sử dụng các trang mạng xã hội, Email, ứng dụng tin nhắn và các nền tảng trực tuyến khác

Sự kết hợp truyền thông trực tuyến và truyền thống: Sinh viên Đại học thường sử dụng cả các phương tiện truyền thông trực tuyến và truyền thống, để trao đổi thông tin

và tham gia vào các buổi thảo luận trực tiếp, hội thảo và nhóm nghiên cứu

Truyền thông trong cộng đồng: Sinh viên Đại học thường tham gia vào các hoạt

Trang 24

động truyền thông trong cộng đồng của họ Điều này có thể bao gồm việc tham gia các câu lạc bộ, tổ chức sinh viên và các dự án xã hội Sử dụng truyền thông để chia sẻ thông tin và ý kiến, tạo ra sự tương tác và tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng

Hoạt động truyền thông giúp sinh viên Đại học có sự chuyên nghiệp và cá nhân hóa, thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng truyền thông của sinh viên bao gồm việc nói, viết, lắng nghe và tương tác xã hội Sinh viên cần những kỹ năng này để thành công trong học tập, công việc và cuộc sống sau này

Tóm lại, hoạt động truyền thông của sinh viên Đại học có tính đa dạng, kết hợp truyền thông trực tuyến và truyền thống, hoạt động này thường xuyên xảy ra trong cộng đồng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và cá nhân hóa Ngoài ra hoạt động này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng truyền thông của sinh viên

1.2.4 Phân loại hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học

Hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học có thể phân loại theo một số khía cạnh khác nhau Dưới đây là một số phân loại:

Truyền thông về thương hiệu và hình ảnh trường Đại học: Các hoạt động truyền

thông nhằm tạo ấn tượng tích cực về trường Đại học, thu hút sự quan tâm của học sinh

và phụ huynh Bên cạnh đó hoạt động truyền thông giúp xây dựng thương hiệu của các trường Đại học thông qua các chiến dịch truyền thông, sự kiện và quảng cáo

Truyền thông nội bộ: Hoạt động truyền thông nội bộ giúp cung cấp cho sinh viên

về thông tin lịch học, chương trình đào tạo, quy chế và các kế hoạch, thông báo quan trọng, thông báo về các sự kiện, cuộc thi, hội thảo và các hoạt động ngoại khóa của trường Đại học

Truyền thông về học bổng và hỗ trợ tài chính: Hoạt động truyền thông giúp thông

tin cho sinh viên về các học bổng, cách đăng ký và các tiêu chí xét học bổng Giúp cung cấp thông tin về hỗ trợ tài chính, vay vốn, làm vé xe bus, chính sách ưu tiên và các chương trình hỗ trợ khác

Truyền thông về cuộc sống sinh viên: Hoạt động truyền thông giúp thông tin về

ký túc xá, dịch vụ ăn uống, y tế và các hoạt động tình nguyện Giúp quảng bá các câu lạc bộ và tạo điều kiện để sinh viên tại các trường Đại học được tham gia học hỏi

1.3 Tác động của bối cảnh chuyển đổi số đến hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học

Bối cảnh chuyển đổi số đã tác động rất lớn đến hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học, mang lại nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với hoạt động truyền thông Dưới đây là một số tác động tích cực của bối cảnh chuyển đổi số đến hoạt động truyền thông của sinh viên:

Thứ nhất, dễ dàng tiếp cận thông tin: Trong bối cảnh chuyển đổi số sinh viên

trường Đại học có thể dễ dàng tiếp cận thông tin từ mọi nguồn khác nhau thông qua

Trang 25

Internet và các ứng dụng trực tuyến như: Facebook, Messenger, Zalo Điều này giúp sinh viên thúc đẩy học tập và nghiên cứu

Thứ hai, tương tác trực tuyến: Sinh viên có thể tương tác trực tuyến với giáo viên

và bạn bè thông qua các ứng dụng học trực tuyến, diễn đàn, mạng xã hội, truyền thông đại chúng Điều này tạo cơ hội cho sinh viên tương tác, chia sẻ và học hỏi nhau một cách hiệu quả

Thứ ba, phổ biến thông tin nhanh chóng: Công nghệ số giúp sinh viên dễ dàng chia

sẻ thông tin, giúp hoạt động truyền thông của sinh viên trở nên phổ biến, nhanh chóng

và dễ dàng tiếp cận với mọi người trong cộng đồng trường học Điều này giúp sinh viên dễ dàng cập nhật và nắm bắt thông tin nhanh chóng, thuận tiện và đa dạng

Thứ tư, các công cụ truyền thông số cũng giúp cho sinh viên dễ dàng tự tìm kiếm

thông tin, tài liệu học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động trực tuyến mà không

bị giới hạn bởi thời gian và không gian

Thứ năm, tạo ra nhiều kênh truyền thông mới: Với sự phát triển của công nghệ số

đã mở ra nhiều kênh truyền thông mới như mạng xã hội, trang web, email, video trực tuyến, podcast, blog, nhờ đó truyền thông có thể tiếp cận đông đảo sinh viên và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng Từ đó tăng cường sự tương tác và tham gia đông đảo của các bạn sinh viên trong truyền thông, công nghệ số cho phép các bạn sinh viên tham gia vào quá trình sản xuất, phát hành và chia sẻ thông tin Nhờ đó, các bạn sinh viên có thể đóng góp ý kiến, bình luận, chia sẻ thông tin, góp phần vào sự phát triển của truyền thông

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà chuyển đổi số mang lại cho hoạt động truyền thông của sinh viên, bối cảnh chuyển đổi số cũng mang đến một số tác động tiêu cực cho hoạt động truyền thông của sinh viên Đại học như:

Thứ nhất, “Truyền thông bẩn” đây là một khái niệm không còn quá xa lạ trong quá

trình phát triển của ngành truyền thông từ trước tới nay Với sự phát triển của công nghệ thông tin, có nhiều nguồn thông tin khác nhau các bạn sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những tài liệu chính thống, thông tin chính xác và đáng tin cậy

do sự lẫn lộn giữa thông tin thật và thông tin giả mạo quá nhiều Hiện nay việc lan truyền các thông tin tin sai lệch với mục đích trục lợi, gây hiểu lầm, thu hút các bạn sinh viên đọc

và xem các thông tin không được kiểm chứng, sai lệch, tin đồn, thiếu căn cứ sẽ gây hoang mang và lo ngại cho các bạn sinh viên, nhất là trong những trường hợp liên quan đến vấn

đề tuyển sinh, tuyển dụng và an ninh quốc gia Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc nắm bắt thông tin và hiểu rõ về vấn đề bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển kiến thức, kỹ năng của sinh viên Vì vậy, việc kiểm soát và ngăn chặn “truyền thông bẩn” trên các nền tảng không gian mạng xã hội là rất quan trọng để bảo vệ uy tín, thương hiệu, hình ảnh của các trường đại học trong xu thế hội nhập

Trang 26

Thứ hai, bảo mật thông tin cá nhân: Rủi ro khi sinh viên sử dụng các nền tảng

truyền thông số như mạng xã hội hoặc email để giao tiếp, thông tin cá nhân của mọi người có thể bị đánh cắp, gây ra hậu quả nghiêm trọng Trong môi trường truyền thông

số, việc đánh cắp thông tin cá nhân trở nên dễ dàng hơn, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của sinh viên Tiềm ẩn nguy cơ thông tin cá nhân bị lộ, trong quá trình sử dụng các dịch vụ truyền thông số, sinh viên có thể để lộ thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại, gây ra nguy cơ bị lạm dụng bởi những người có mục đích xấu gây ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của các cá nhân

Thứ ba, bối cảnh chuyển đổi số cũng có thể tạo ra sự phân biệt giữa sinh viên có

khả năng truy cập công nghệ cao và sinh viên không có điều kiện như các bạn ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa cao hoặc chưa đủ khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ Điều này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin và cơ hội học tập Sinh viên không có điều kiện truy cập công nghệ có thể bị cô lập và tụt hậu so với những người có khả năng sử dụng công nghệ cao

Tóm lại, bối cảnh chuyển đổi số mang lại những tác động tích cực giúp thúc đẩy hoạt động truyền thông của sinh viên Tuy nhiên, hoạt động truyền thông của sinh viên vẫn chịu một số tác động tiêu cực như: Truyền thông bẩn; bảo mật thông tin; tạo sự phân biệt giữa các vùng, Những tác động tiêu cực trên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động truyền thông của sinh viên các trường Đại học

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận về truyền thông, trình bày một số khái niệm cơ bản về truyền thông Đồng thời phân tích một số nội dung về vai trò; yếu tố; các mô hình truyền thông Phần cuối chương 1, tác giả đã khái quát khái niệm hoạt động truyền thông của sinh viên Đại học, trình bày vai trò, đặc điểm, phân loại và tác động của bối cảnh chuyển đối số đến hoạt động truyền thông của sinh viên trường Đại học Các hệ thống cơ sở lý luận, nội dung nêu trên sẽ là tiền đề để tác giả tìm hiểu, so sánh về thực trạng hoạt động Truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi

số ở Chương 2

Trang 27

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG,

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.1 Giới thiệu chung về Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

2.2.1 Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Theo Quyết định số 65/QĐ-HCQG của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia ngày 18/1/2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trên nền tảng hợp nhất 03 Khoa: Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia), Khoa Văn thư - Lưu trữ và Khoa Quản trị văn phòng (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước ngày 01/01/2023) Như vậy, trên nền tảng hợp nhất 03 Khoa từ ngày 1/1/2023 Khoa có tên gọi là: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính (trước ngày 01/01/2023): Là tiền thân của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, trải qua 30 năm hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của Học viện Hành chính Quốc gia Khoa

có các tên gọi sau đây: Bộ môn Văn bản và Kỹ thuật hành chính trực thuộc Giám đốc

Học viện đã được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc

gia số 21/HCQG-TCCB ngày 18 tháng 3 năm 1993 (giai đoạn 1993 - 1996) Sau 3 năm

đi vào hoạt động với một Bộ môn trực thuộc Giám đốc Học viện được phát triển thành Khoa Văn bản và Kỹ thuật hành chính theo Quyết định số 103/HCQG-TCCB ngày 11

tháng 3 năm 1996 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia trên cơ sở Bộ môn

Văn bản và kỹ thuật hành chính (giai đoạn 1996 - 1999) Trong quá trình củng cố, phát triển Học viện theo yêu cầu mới, Khoa Văn bản và Kỹ thuật hành chính được tăng cường thêm Bộ môn Tin học hành chính, chuyển từ Khoa Tin học và Phương pháp sư phạm hành chính trước đây về Khoa và Khoa được đổi tên là Khoa Văn bản và Công

nghệ hành chính theo Quyết định số 204/QĐ/HCQG-TCCB ngày 15 tháng 6 năm 1999

(giai đoạn 1999 - trước ngày 01/01/2023) Năm 2007, Bộ môn Tin học hành chính tách khỏi Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính để xây dựng thành Trung tâm Tin học hành chính Từ năm 2007 đến năm 2017 Khoa có 02 Bộ môn và từ năm 2018 Khoa có thêm 01 Bộ môn là Hành chính điện tử, theo Quyết định số1196/ QĐ - HCQG ngày 11 tháng 4 năm 2018

Khoa Quản trị văn phòng (trước ngày 01/01/2023): Trải qua 23 năm hình thành và phát triển Khoa Quản trị văn phòng có các tên gọi là “Hành chính văn phòng” (giai đoạn 2001-2004), “Khoa Hành chính văn phòng và Thông tin Thư viện” (giai đoạn 2004-2008), “Khoa Quản trị văn phòng” (giai đoạn 2008-1/1/2023)

Trang 28

Khoa Văn thư – Lưu trữ (trước ngày 01/01/2023): Được thành lập theo Quyết định

số 213/QĐ – ĐHNV ngày 24/4/2012 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Khoa có chức năng thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo trình độ đại học, sau đại học; tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với chuyên môn của Khoa; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế; khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển của Trường Cơ cấu tổ chức của Khoa Văn thư - Lưu trữ bao gồm: Trưởng khoa

và các Phó trưởng khoa; Hội đồng khoa; các Bộ môn thuộc khoa; Văn phòng khoa Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn về công nghệ hành chính, văn bản học quản lý, lưu trữ học và Quản trị văn phòng Khoa có nhiệm vụ chính:

- Tổ chức nghiên cứu các vấn đề thuộc về Văn bản và Công nghệ hành chính; Tin học hành chính nhằm cung cấp những thông tin khoa học cơ bản về lĩnh vực này, giúp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học đưa ra các chính sách cũng như các nội dung đào tạo bồi dưỡng cần thiết

- Giảng dạy các môn học, các chuyên đề cho các hệ đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Hành chính Quốc gia và cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hiện nay, Khoa đang đảm nhận nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cho các hệ: Cử nhân hành chính; Cao học Quản lý công; Tiến sĩ hành chính; Các lớp bồi dưỡng cho chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; Các lớp bồi dưỡng theo chức danh Chủ tịch xã; Lãnh đạo cấp huyện; Lãnh đạo, quản lý cấp phòng; Lãnh đạo, quản lý cấp vụ; Lãnh đạo, quản lý cấp sở;

- Tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng các khoá học ngắn hạn cho các tổ chức trong và ngoài khu vực nhà nước

- Tổ chức và thực hiện các khoá bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cho các cơ quan, tổ chức như: Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính; Kỹ năng xây dựng

và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn phòng; Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ; Kỹ năng giao tiếp hành chính; Kỹ năng xây dựng và phát triển văn hoá công sở; Kỹ năng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Kỹ năng quan hệ công chúng; Kỹ năng giao tiếp và văn hoá ứng xử; Nghiệp vụ thư ký lãnh đạo;

- Tổ chức các hội thảo và toạ đàm khoa học về Văn bản, Công nghệ hành chính và Hành chính điện tử trong và ngoài khu vực nhà nước

- Tham mưu cho Giám đốc Học viện về nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về chính phủ điện tử, chính phủ số, văn bản học quản lý, thủ tục hành chính, văn hóa công vụ, văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng, quản trị công sở; tiếng việt và giao tiếp hành chính và các nội dung khác liên quan đến công nghệ hành chính và kỹ năng hành chính

Trang 29

Bảng 2.1 Sơ đồ các giai đoạn hình thành và phát triển của Khoa Lưu trữ học

và Quản trị văn phòng

(Nguồn: Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng)

KHOA VĂN BẢN VÀ CÔNG NGHỆ HÀNH CHÍNH

THUẬT HÀNH CHÍNH

Giai đoạn (1993 - 1996)

-Trưởng bộ môn: GS.TSKH NGND Nguyễn Văn Thâm

2 KHOA VĂN BẢN VÀ KỸ THUẬT

HÀNH CHÍNH Giai đoạn (1996 - 1999)

-Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân

- Phó trưởng khoa: TS Nguyễn Thị Hà; TS Nguyễn Thị Lan Anh

3 KHOA VĂN BẢN VÀ CÔNG NGHỆ

HÀNH CHÍNH Giai đoạn (1999 - trước ngày

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Giai đoạn (Từ tháng 5/2019 đến trước

Trang 30

KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

9

KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

Giai đoạn (24/4/2012 - trước ngày

01/01/2023)

- Trưởng khoa: TS Trần Thị Loan

- Phó trưởng khoa: TS Trần Việt Hà; ThS Tạ Thị Liễu; ThS Nguyễn Ngọc Linh

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

10

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN

TRỊ VĂN PHÒNG Giai đoạn (Từ 01/01/2023 - đến nay)

- Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân

- Phó trưởng khoa: TS Nguyễn Thị Hà; TS Nguyễn Mạnh Cường; TS Trần Thị Loan

Để thực hiện được mục tiêu đào tạo, Khoa có một đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm thực tiễn, trình độ cũng như kỹ năng giảng dạy hiện đại Tính đến tháng 4 năm

2023 có 68 giảng viên cơ hữu và viên chức, người lao động (Trong đó: có 03 giảng viên cao cấp, 38 giảng viên chính, 25 giảng viên, chuyên viên; 02 PGS TS; 36 giảng viên trình độ Thạc sĩ, 26 giảng viên Tiến sĩ phù hợp với mã ngành đào tạo, 04 cử nhân) Khoa chia thành 05 bộ môn: Bộ môn Công nghệ hành chính (18 giảng viên);

Bộ môn Văn bản hành chính (14 giảng viên); Bộ môn Văn thư (06 giảng viên); Bộ môn Lưu trữ (06 giảng viên); Bộ môn Quản trị văn phòng (13 giảng viên)

Để đạt được các thành tựu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã nhận được

sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện; sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Học viện Khoa đã đạt được những kết quả sau: Trong 30 năm qua, Khoa liên tục được đã được ghi nhận là Tập thể lao động tiên tiến và xuất sắc, được nhận Bằng khen Thủ tưởng Chính phủ (năm 2001); Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2003); liên tục trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2013

và năm 2016 được nhận Cờ thi đua xuất sắc toàn ngành, cờ thi đua cấp Bộ và Bằng khen cấp Bộ Cá nhân các cán bộ, giảng viên của Khoa hàng năm đều đạt danh hiệu Lao động tiên tiến Nhiều giảng viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Bằng khen cấp Bộ Thành tích tiêu biểu năm học 2022-2023: Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ trưởng, Cờ thi đua cấp Bộ Trong cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số do Công đoàn Bộ Nội vụ tổ chức, giảng viên Khoa đã nhận được 04 giải (bao gồm 01 giải Nhất, 01 giải Nhì; 04 giải Khuyến khích ) 02 giảng viên Khoa được nhận danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III, năm 2022”

Slogan của Khoa: Chuyên nghiệp – Sáng tạo – Hội nhập

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Khoa đã xác định sứ mệnh, tầm nhìn

Trang 31

và triết lý giáo dục:

Sứ mệnh: “Giúp người học phát huy những năng lực tiềm ẩn của chính mình với một văn hoá giáo dục hiện đại; cung cấp cho người học chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học quản trị - hành chính văn phòng góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.”

Tầm nhìn: “Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng phấn đấu trở thành đơn vị đào tạo có chất lượng cao, đạt chuẩn; đào tạo ra những con người mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, đáp ứng được nhu cầu xã hội, sự phát triển và hội nhập của đất nước.”

Triết lý: “Đào tạo theo nhu cầu xã hội: đào tạo cái gì xã hội và doanh nghiệp cần chứ không phải đào tạo cái gì mình có”

2.2.2 Sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Trong khoảng thời gian hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã và đang gặt hái được nhiều thành công Hiện nay, khoa đang quản lý hơn 1275 sinh viên, học viên chính quy và hệ vừa làm vừa học Theo thống kê của Phòng Quản lý đào tạo Đại học và Phòng Công tác sinh viên đến 22/3/2022 có 1031 sinh viên ngành Quản trị văn phòng, 275 sinh viên ngành Văn thư Lưu trữ Trong 03 năm (từ năm 2020 đến năm 2022) số lượng sinh viên tốt nghiệp của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có việc làm ngay trong năm đầu tiên sau khi

ra Trường đạt 90% Đây là một con số ấn tượng so với nhiều trường Đại học trên địa bàn cả nước

Sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về hành chính, giúp các bạn sinh viên có khả năng quản lý thời gian hiệu quả, sắp xếp công việc một cách hợp lý và khoa học Được trang bị các kỹ năng giao tiếp; làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin; kỹ năng giải quyết xung đột, những kỹ năng trên giúp sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng giao tiếp, học tập và làm việc một cách hiệu quả Bên cạnh đó, sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng luôn sáng tạo và chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực Hành chính

Đúng với tinh thần mà Khoa luôn hướng tới “Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hội nhập”

sinh viên của Khoa rất năng động và nhiệt tình trong học tập và tất cả mọi hoạt động phong trào của Trường, Khoa và các đối tác, sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng luôn có thái độ làm việc chuyên nghiệp và tinh thần học hỏi cao Năm học

2022 - 2023 sinh viên của Khoa đã đạt 01 giải Nhì; 02 giải Ba; 01 giải Khuyến khích trong hoạt động nghiên cứu Khoa học cấp Học viện Ban lãnh đạo của Khoa luôn tạo điều kiện để sinh viên Khoa được tiếp cận với các kênh truyền thông đại chúng và mở

Trang 32

rộng cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp Sự năng động, chuyên nghiệp và sáng tạo chính là những điểm khác biệt về đặc trưng của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đối với các ngành học khác của trường Với lượng kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập và làm việc, với tinh thần chuyên nghiệp và sáng tạo trong mọi lĩnh vực và ứng dụng những trang thiết bị hiện đại sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng giúp truyền tải những thông tin chính thống, một cách nhanh chóng, chính xác và đáp ứng nhu cầu của từng sinh viên Từ đó nâng cao hiệu quả về chất lượng truyền thông và đáp ứng mục tiêu của từng đối tượng thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: Facebook, instagram, Zalo, Ngoài ra, những kỹ năng mà sinh viên khoa Lưu trữ học

và Quản trị văn phòng được trang bị giúp hỗ trợ trong công tác truyền thông và xử lý khi gặp sự cố về trang thiết bị hay khủng hoảng truyền thông

2.2 Khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học

và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi

số

2.2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự truyền thông

Cùng với sự phát triển của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, công tác truyền thông luôn được Ban lãnh đạo Khoa quan tâm, gắn với các hoạt động chuyên môn của Khoa Năm 2021, Ban Truyền thông của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng chính thức được thành lập Ban lãnh đạo khoa đã có những lời động viên, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn mang tính quyết định Đặc biệt, có sự dẫn dắt, cố vấn từ giảng viên Ths Đặng Văn Phong (Giảng viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia) Hiện nay có 18 nhân sự làm công tác truyền thông, là sinh viên thuộc các lớp Đại học của Khoa

Như vậy, số người làm công tác truyền thông của Khoa so với các công việc khác còn thấp, làm cho việc tìm kiếm và thu hút nhân tài nhân tài cho Ban Truyền thông của Khoa gặp khó khăn Nhiều bạn sinh viên có kiến thức lý thuyết tốt nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế và gặp những khó khăn khi bước vào công tác truyền thông do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tế Vì vậy, Ban Truyền thông của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cần phải bồi dưỡng kiến thức, các kỹ năng thực tế và tăng cường nhân lực cho đội ngũ truyền thông để đảm bảo thông tin được truyền tải đúng cách và kịp thời tới các đối tượng và thích nghi với những thay đổi của xã hội

2.2.2 Phương tiện truyền thông

Để truyền tải thông tin đối với xã hội Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã quan tâm đầu tư tới kênh truyền thông như: Fanpage của Khoa được thiết lập vào 15/8/2016 hiện nay có 6.639 lượt thích và 7.400 người theo dõi Đã có hệ thống truyền thông nội bộ và Ban Truyền thông riêng Logo của Khoa được thiết kế mới để phù hợp

Trang 33

với nền tảng hợp nhất của 03 Khoa, theo đó là độ nhận dạng thương hiệu của Khoa gồm: Đồng phục sinh viên của khoa, móc khóa, quà lưu niệm tặng khách, phù hiệu, thẻ đeo, biển tên, được thiết lập làm phương tiện truyền thông hình ảnh và thương hiệu quả Khoa đến tất cả mọi người Phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông của Khoa bởi vì các phương tiện truyền thông giúp kết nối và truyền đạt thông tin đến đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả, giúp Khoa tiếp cận đến sinh viên, giảng viên và cộng đồng một cách nhanh chóng, tạo ra sự nhận diện thương hiệu cho khoa và hỗ trợ việc quảng bá chương trình học và hoạt động nghiên cứu của Khoa

Hình 2.1 Móc khóa khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính

Quốc gia

(Nguồn: Tác giả)

Hình 2.2 Logo của Khoa LTH và QTVP

(Nguồn: Sinh viên: Lê Thị Hồng Kim -

2005QTVB)

Hình 2.3 Áo đồng phục Khoa LTH

và QTVP

(Nguồn Khoa LTH và QTVP)

Trang 34

Hình 2.4 Poster cuộc thi “Sách và thư viện - Hành trang tri thức”

(Nguồn: Ban Truyền thông của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng)

2.2.3 Thiết bị truyền thông

Qua tìm hiểu cho thấy, thực trạng thiết bị truyền thông của Khoa vẫn chưa được đầu

tư một cách tương xứng Hiện nay, Ban Truyền thông vẫn chưa có thiết bị chuyên dụng để thực hiện ghi hình, lưu trữ và truyền phát thông tin truyền thông Ở các chương trình, sự kiện, sinh viên vẫn phải sử dụng thiết bị cá nhân, khó có điều kiện đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ truyền thông, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông trong việc lan tỏa hình ảnh, truyền đạt thông tin sẽ trở nên khó khăn và chậm trễ, từ đó dẫn đến sự gián đoạn trong truyền thông và ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, truyền tải hình ảnh Để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cần trang bị những thiết bị cần thiết để phục

vụ cho việc phát triển Fanpage cũng như hoạt động truyền thông của Khoa được lan tỏa rộng rãi Việc đầu tư và duy trì thiết bị truyền thông hiện đại và đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động truyền thông suôn sẻ và hiệu quả

2.2.4 Các kênh truyền thông

Tác giả đã phát hành 100 phiếu khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số tới đối tượng các bạn sinh viên K21 của Khoa từ ngày 1/3 đến ngày 3/3 Sau 3 ngày khảo sát, tác giả thu về 100/100 phiếu hợp lệ Thông qua phiếu khảo sát, tác giả đánh giá kết quả đạt được của hoạt động truyền thông của sinh

viên trong bối cảnh chuyển đổi số một cách khách quan nhất

Sinh viên biết thông tin về Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng qua rất nhiều

Ngày đăng: 23/07/2024, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Nguyễn Thanh Bình (2013), Hoạt động truyền thông maketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Bưu chính viễn thông, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hoạt động truyền thông maketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Bưu chính viễn thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2013
[3] Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng, (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2006
[4] Đặng Thu Hà (2019), “Hoạt động truyền thông của các trường đại học – nghiên cứu điển hình tại trường đại học Ngoại thương”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động truyền thông của các trường đại học – nghiên cứu điển hình tại trường đại học Ngoại thương”
Tác giả: Đặng Thu Hà
Năm: 2019
[6] Đặng Thị Việt Hòa, Đinh Hồng Nhung (2022), “Vai trò của truyền thông ở các trường đại học Việt Nam”. Tạp chí khoa học Lý luận chính trị và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vai trò của truyền thông ở các trường đại học Việt Nam”
Tác giả: Đặng Thị Việt Hòa, Đinh Hồng Nhung
Năm: 2022
[7] Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thị Thu Hồng (2018), Công tác truyền thông trong quảng bá thương hiệu của Đại học Văn Lang, Tạp trí khoa học Đại học Văn Lang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác truyền thông trong quảng bá thương hiệu của Đại học Văn Lang
Tác giả: Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thị Thu Hồng
Năm: 2018
[8] Đinh Hồng Nhung, Vai trò của truyền thông ở các trường đại học Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Lý luận Chính trị và Truyền thông – Số 6/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của truyền thông ở các trường đại học Việt Nam
[9] Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội
Tác giả: Mai Quỳnh Nam
Năm: 1996
[10] Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[11] Huỳnh Văn Thái (2015), Hoạt động truyền thông Marketing trong giáo dục đại học hiện nay, Trường đại học Nha Trang, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thuỷ sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động truyền thông Marketing trong giáo dục đại học hiện nay
Tác giả: Huỳnh Văn Thái
Năm: 2015
[12] Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học Báo chí, Nhà xuất bản Trẻ, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Báo chí
Tác giả: Trần Hữu Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2006
[20] Frank Dance(1970), Khái niệm cơ bản về truyền thông, 28, tr14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm cơ bản về truyền thông
Tác giả: Frank Dance
Năm: 1970
[1] Lưu Văn An, Nguyễn Thị Minh Hiền, Đoàn Thị Quỳnh Nga, Đinh Hồng Nhung, Đỗ Thị Hải Đăng, Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thị Thu Hồng, Hà Đức (2020), Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khác
[5] Ngô Xuân Hiếu (2021), Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tuyển sinh trực tuyến tại trường đại học thủ đô Hà Nội, Tạp trí Khoa học, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, số 42/2021 Khác
[13] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Khác
[14] Dan F. Hahn, Political Communication: Rhetoric, Government, and Citizens, McGraw-Hill, New York, 2002 Khác
[15] Dean C. Barnlund (1964). Toward a Meaning-Centered Philosophy of Communication. Journal of Communication, 12, 197-211 Khác
[16] Karen Sanders và María José Canel, Government Communication: Cases and Challenges, Pitman Publishing, London, 2013 Khác
[17] Tymson and Lazar, The Public Relations Handbook, Tymson Comunication, Australia, 2002; Jane Johnston and Clara Zawawi, Public relations: theory and practice, Allen & Unwin, 2009 Khác
[18] LittleJohn, S.W. and Foss, A. (2008), Theories of human communication (Lý thuyết truyền thông con người) Khác
[19] Uma Narula (2006), Handbook of communication Models, Perspectives, Strategies, Atlantic Publishers & Distributors, New Delhi Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.16.   Biểu đồ các kỹ năng truyền thông mà sinh viên Khoa Lưu trữ học - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.16. Biểu đồ các kỹ năng truyền thông mà sinh viên Khoa Lưu trữ học (Trang 9)
Hình 1.1: Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 1.1 Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông (Trang 21)
Bảng 2.1. Sơ đồ các giai đoạn hình thành và phát triển của Khoa Lưu trữ học - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Bảng 2.1. Sơ đồ các giai đoạn hình thành và phát triển của Khoa Lưu trữ học (Trang 29)
Hình 2.2. Logo của Khoa LTH và QTVP. - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.2. Logo của Khoa LTH và QTVP (Trang 33)
Hình 2.3. Áo đồng phục Khoa LTH - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.3. Áo đồng phục Khoa LTH (Trang 33)
Hình 2.1. Móc khóa khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.1. Móc khóa khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính (Trang 33)
Hình  2.5:  Biểu  đồ  tỉ  lệ  các  kênh  giúp  sinh  viên  biết  tới  Khoa  Lưu  trữ  học  và  Quản trị văn phòng - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
nh 2.5: Biểu đồ tỉ lệ các kênh giúp sinh viên biết tới Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Trang 35)
Hình 2.6:Biểu đồ tỉ lệ các sự kiện giúp sinh viên biết tới Khoa Lưu trữ học và  Quản trị văn phòng - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.6 Biểu đồ tỉ lệ các sự kiện giúp sinh viên biết tới Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Trang 36)
Hình 2.7: Biểu đồ đánh giá thái độ phục vụ của đội ngũ Admin fanpage Khoa  Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trên mạng xã hội Facebook - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.7 Biểu đồ đánh giá thái độ phục vụ của đội ngũ Admin fanpage Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trên mạng xã hội Facebook (Trang 37)
Hình 2.8: Biểu đồ tần suất thực hiện các hoạt động truyền thông của sinh viên  Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.8 Biểu đồ tần suất thực hiện các hoạt động truyền thông của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Trang 38)
Hình  2.9:  Biểu  đồ  tỉ  lệ  sử  dụng  các  mạng  xã  hội  để  cập  nhật  thông  tin  hoạt  động của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
nh 2.9: Biểu đồ tỉ lệ sử dụng các mạng xã hội để cập nhật thông tin hoạt động của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Trang 39)
Hình 2.16: Biểu đồ các kỹ năng truyền thông mà sinh viên Khoa Lưu trữ học và  Quản trị văn phòng cần có trong bối cảnh chuyển đổi số - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.16 Biểu đồ các kỹ năng truyền thông mà sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cần có trong bối cảnh chuyển đổi số (Trang 46)
Hình 2.17. Tập thể giảng viên và sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.17. Tập thể giảng viên và sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn (Trang 66)
Hình 2.18. Fanpage Facebook khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học  viện Hành chính Quốc gia - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.18. Fanpage Facebook khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia (Trang 67)
Hình 2.19. Sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hỗ trợ tư vấn tuyển - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.19. Sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hỗ trợ tư vấn tuyển (Trang 68)
Hình 2.20. Fanpage Facebook của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cập - hoạt động truyền thông của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị phòng học viện hành chính quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số
Hình 2.20. Fanpage Facebook của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cập (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w