1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205vtla khoa lưu trữ học và quản trị văn phòng học viện hành chính quốc gia

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức tiếp thu được từ trên giảng đường đại học, các bạn sinh viên cũng có cơ hội để tiếp cận với những tri thức thực tiễn đến từ hoạt động : đi là

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Từ nhận thức sâu sắc rằng, “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân Một đời khởi đầutừ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá

cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết, sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo đối với sự trường tồn của đất nước Vì vậy, xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng và hành động, Người đã không chỉ cuốn hút họ bằng những năm tháng tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết của mình mà còn kêu gọi, thức tỉnh, giác ngộ và cổ vũ họ tham gia cách mạng; đồng thời chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sẵn sàng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thế hệ trẻ được học tập, lao động, cống hiến, góp sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậytôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” Đứng trước sự phát triển của

thế kỉ 21, thời đại hội nhập toàn cầu ngày càng được đẩy mạnh nhưng nước ta vẫn giữ vững và nói theo lời dạy của Bác trong việc giáo dục thế hệ trẻ Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn Bởi vậy, ngay khi ngồi trên ghế giảng đường, các bạn sinh viên đã không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc tương lai Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức tiếp thu được từ trên giảng đường đại học, các bạn sinh viên cũng có cơ hội để tiếp cận với những tri thức thực tiễn đến từ hoạt động : đi làm thêm Sở dĩ vấn đề đi làm thêm trở thành xu thế trong thời đại mới không chỉ đến từ nhu cầu muốn tiếp cận những kỹ năng mềm, trình độ chuyên môn mà còn từ việc trang trải chi phí sinh hoạt cá nhân Trên thực tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề nan giải xung quanh việc đi làm thêm của sinh viên như : Việc đi làm thêm có thực sự cần thiết ? Liệu sinh viên có cân bằng được việc vừa học vừa làm của mình không ? Chính vì những lý do trên đã thúc đẩy nhóm chúng tôi

Trang 2

lựa chọn đề tài “ Tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205VTLAKhoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học Viện Hành Chính Quốc Gia “

làm đề tài nghiên cứu của nhóm”.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Theo tác giả Lê Phương Lan & ctg (2015) với bài nghiên cứu về: “Khả năng cóviệc làm của sinh viên Đại học Ngoại Thương sau khi tốt nghiệp” đã cho rằng

những sinh viên có đi làm thêm trong thời gian còn đi học thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác, điều đó có nghĩa là việc tích lũy kinh nghiệm để mong muốn tìm được việc làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường là một trong những động lực thôi thúc sinh viên tham gia làm thêm [1].

Còn một số tác giả khác của “Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ ” đã công bốtại đề tài nghiên cứu “ Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinhviên trường đại học Cần Thơ " từ việc khảo sát đối tượng sinh viên có đi làm thêm,

nghiên cứu cũng đưa ra được những yếu tố của việc đi làm thêm tác động đến kết quả học tập như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học bao gồm cả việc học ở lớp, tự học và cả những giờ học bài, bên cạnh đó việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của phần lớn sinh viên Đề tài đã chỉ ra tác động tiêu cực của việc làm thêm tới việc học, cụ thể là điểm trung bình học kì của sinh viên trước và sau khi đi làm thêm đã có sự mất cân bằng nhỏ [2].

Ngoài ra vấn đề sức khỏe của sinh viên khi đi làm thêm cũng nhận được sự

quan tâm đến từ nhóm tác giả của bài viết: “Những tác động và sự ảnh hưởng củaviệc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn TPHCM” nhóm

nghiên cứu cố gằng tìm ra giải pháp cho sức khỏe đối với các bạn làm thêm như sau: Các bạn sinh viên làm thêm, ngay bây giờ nếu thấy sức khỏe có vấn đề hoặc bệnh tật thì phải đến các trung tâm y tế để kiểm tra hoặc chữa bệnh ngay, nếu để lâu quá tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi lúc đó sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để cải thiện hơn Dù là việc gì thì các bạn nên cân nhắc lại vì sức khỏe là thứ quý giá nhất của con người, hơn ai hết các bạn sinh viên phải hiểu điều đó Vì vậy nên

Trang 3

tránh những công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian và phải thức khuya để dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe của mình [3].

Như vậy, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề ”Đi làm thêm ảnh hưởngtới kết quả học tập của sinh viên” nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về “Tác

động của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học vàQuản trị văn phòng, Học Viện Hành Chính Quốc Gia ”.Chính vì thế, đề tài mang

tính mới và cần được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Năm học 2022 – 2023

- Phạm vi về không gian: Lớp 2205VTLA khoa Lưu trữ học và Quản trị

văn phòng Học Viện Hành Chính Quốc Gia

- Phạm vi về khách thể: 45 sinh viên lớp 2205VTLA khoa Lưu trữ học và

Quản trị văn phòng Học Viện Hành Chính Quốc Gia.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc khảo sát thực trạng tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế TÁC ĐỘNG tiêu cực của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205VTLA khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Học Viện Hành Chính Quốc Gia trong thời gian tới.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên

- Thực trạng tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Học Viện Hành Chính Quốc Gia.

Trang 4

- Các giải pháp nhằm hạn tác động tiêu cực thêm đối với sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

5 Phương pháp nghiên cứu

-PP nghiên cứu tài liệu phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin liên quan đến vấn đề tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên.

-PP xây dựng bảng hỏi thu thập ý kiến của sinh viên về việc đi làm thêm và tác động của nó tới kết quả học tập Điền dã để thu thập số liệu về thông tin cá nhân và hành vi đi làm thêm của sinh viên.

- PP phỏng vấn trực tiếp hoặc dùng google form thu thập ý kiến để đánh giá chi tiết hơn về tác động của việc đi làm thêm tới kết quả học tập của sinh viên.

- PP quan sát thu thập thông tin về hành vi và thái độ của sinh viên trong quá trình đi làm thêm.

- PP thống kê toán học để phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được.

6 Đóng góp của đề tài

Qua các số liệu mà nhóm đã tìm được về tác động của việc đi làm thêm tới sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Học Viện Hành Chính Quốc Gia Nhóm nghiên cứu hướng đến kết quả của đề tài này sẽ góp phần giúp nhà trường có cách nhìn nhận tổng quan về vấn đề đi làm thêm đối với sinh viên lớp 2205VTLA, qua đó tìm ra giải pháp về tăng tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực cho sinh viên trong thời gian tới.

7 Bố cục của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên Chương 2.Thực trạng tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Học Viện Hành Chính Quốc Gia.

Trang 5

Chương 3 Các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực trong việc làm thêm đối với sinh viên lớp 2205VTLA Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

Trang 6

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊMĐẾN SINH VIÊN

1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm việc làm

Tác giả Phùng Thị Hoài Thương trong luận văn thạc sĩ “Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng” đã đưa ra khái niệm: Việc làm là sự tham gia của một cá thể vào tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà người khác có của cải và mong muốn mua được [4].

Tại Điều 13 của Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 1994 quy định: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm được gọi là việc làm” [5].

Tại Điều 9, Chương 2, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm 2013 đều quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [6].

Theo các định nghĩa trên, các hoạt động được xác định là việc làm phải đồng thời thỏa mãn 3 điều kiện: (1) là những hoạt động lao động (thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm); (2) các hoạt động đó phải tạo ra thu nhập (bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền, hiện vật; hoặc những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công cho công việc đó); (3) các hoạt động đó được pháp luật cho phép Qua những phân tích trên, có thể hiểu việc làm là những hoạt động lao động hợp pháp, mang tính nghề nghiệp và tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện [7].

Trang 7

1.1.2 Việc làm thêm

Khái niệm làm thêm được ra đời khá sớm, cùng với xu thế phát triển chung Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức, là việc làm mà người lao động tận dụng thời gian để tăng thêm thu nhập [8].

Việc làm thêm còn có một khái niệm khác nữa là việc làm part time hay còn gọi là bán thời gian.Các công việc làm thêm, bán thời gian, part time thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc [9].

1.1.3 Khái niệm sinh viên

Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học” [10].

Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ người học ở bậc đại học [11].

Theo Luật Giáo dục Đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [12].

Như vậy, có thể thấy khái niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất và thường được dùng với nghĩa phổ thông nhất là người học trong các trường cao đẳng và đại học Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các sinh viên thuộc hệ đại học chính quy tập trung vào sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị văn phòng,Học viện Hành chính quốc gia.

1.2 Tầm quan trọng của việc đi làm thêm đối với sinh viên

Ngày càng nhiều các bạn sinh viên quyết định đi làm thêm, không chỉ vì muốn có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng mà còn bởi các lợi ích như: Cơ hội trải nghiệm thực tế, tìm kiếm đam mê đích thực Xây dựng những mối quan hệ bền vững giúp sinh viên mở rộng vòng tròn kết nối với mọi người, sinh viên trong

Trang 8

trường và các giảng viên Những mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn như cơ hội công việc tốt hơn, trợ giúp trong việc học tập trong hay ngoài trường Nâng cao kiến thức, nếu công việc làm thêm của bạn liên quan đến chuyên ngành đang học thì đó là một cách tuyệt vời để vận dụng lý thuyết vào thực tế, vừa hỗ trợ việc học, vừa là điểm cộng để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn tìm việc làm Rèn luyện sức khỏe, Lợi ích này nhận được từ các công việc làm thêm đòi hỏi vận động, ví dụ như chạy bàn, tiếp thị, bán hàng… Sự khẩn trương, gấp rút về thời gian cũng như các yêu cầu liên quan đến công việc khiến bạn không thể đủng đỉnh, chậm trễ Vừa đi học và vừa đi làm cũng phát huy kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp, tổ chức các tác vụ hiệu quả để hoàn thành tốt nhất cả hai hoạt động này trong khả năng cá nhân Bên cạnh đó còn nhiều kỹ năng khác sinh viên có thể học hỏi thêm như làm việc nhóm, hoàn thành công việc dưới áp lực, tư duy sáng tạo.

1.3 Phân loại việc làm thêm của sinh viên

Dựa theo hình thức làm việc, có thể chia các loại việc làm thêm như sau: việc làm thêm toàn thời gian, việc làm thêm bán thời gian, việc làm thêm thời vụ, thực tập sinh, thử việc [13]

-Việc làm thêm toàn thời gian (full time) là những công việc làm theo giờ hành chính hoặc theo ca 8 tiếng/ngày.[13]

-Việc làm thêm bán thời gian (Part time) hay làm thêm theo giờ, theo ca Thời gian các ca thường do các cơ quan, tổ chức quy định nhưng ít hơn thời gian của công việc toàn thời gian thường dao động từ 4-5 tiếng/ca/ngày, tức là 25-30 giờ/tuần Vì vậy đây là công việc thường hướng đến các đối tượng như: học sinh, sinh viên, nội trợ… tranh thủ thời gian rảnh đi làm kiếm thêm thu nhập [13]

- Việc làm thêm thời vụ là việc người lao động được công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng để thực hiện những công việc, việc làm mang tính chất thời vụ, có thời hạn kéo dài thường từ 3-6 tháng …[13]

Trang 9

- Thực tập sinh (Internship) là công việc thực tế giúp người học có thêm kinh nghiệm và hiểu được ngành nghề mà mình chọn Chính vì vậy đây thường là công việc dành cho những sinh viên mới ra trường hoặc đang học năm cuối Tuy nhiên, hiện nay có không ít những bạn sinh viên năm 2, năm 3 đã bắt đầu xin đi thực tập để trau dồi kinh nghiệm.Khi đi làm, một thực tập sinh sẽ hỗ trợ công ty các công việc khác nhau tùy vị trí làm việc và lĩnh vực và tất cả sẽ là nền tảng để bạn phát triển sự nghiệp sau này [13].

1.4 Vấn đề làm thêm của sinh viên

Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức tiếp thu được từ trên giảng đường Đại học, các bạn sinh viên cũng có cơ hội để tiếp cận với những kiến thức thực tiễn đến từ hoạt động như đi làm thêm Hiện nay, việc đi làm thêm đã không còn là những hiện tượng nhỏ lẻ mà nó đã trở thành xu hướng, gắn liền với đời sống học tập và sinh hoạt của sinh viên Tuy vậy, thực tế vẫn tồn tại rất nhiều các vấn đề nan giải xung quanh Vấn đề đi làm thêm có thực sự là cần thiết đối với sinh viên?

1.4.1 Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên

-Việc làm thêm sẽ giúp sinh viên giải quyết được rất nhiều vấn đề, như là tài chính, tiếp theo sẽ là những trải nghiệm và bài học mà trên trường học không giảng dạy Những ưu điểm của vừa học vừa làm luôn được đánh giá rất cao về tính ứng dụng cao trong đời sống giúp cho sinh viên tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm và được cọ sát với thực tế đời sống.

-Có thể thấy hiện nay có rất nhiều hình thức đi làm thêm cho sinh viên lựa chọn như làm part-time, làm part-time sinh viên sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian giữa việc học và đi làm Tùy từng công việc mà hình thức tuyển dụng khác nhau nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu của mình.

1.4.2 Mục đích đi làm thêm của sinh viên

-Có rất nhiều mục đích khác nhau: Có bạn đi làm để thêm thu nhập, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình, trang trải cho học tập.

Trang 10

-Có thêm thu nhập, thoải mái cuộc sống: Học đại học đặc biệt là những bạn sống xa gia đình ,tài chính luôn là vấn đề cần thiết và quan trọng Cuộc sống sinh viên cần rất nhiều khoản tiền khác nhau hầu hết ai cũng mong muốn có chút thu nhập để làm nhẹ gánh nặng gia đình hay đơn giản và bản thân có một khoản phí dư dả cho việc chi tiêu cá nhân.

-Trải nghiệm cuộc sống: Ngoài vấn đề tài chính việc đi làm thêm còn mang ý nghĩa thiết thực,tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân,cách xử lý tình huống linh hoạt,mở rộng thêm được các mối quan hệ bên ngoài xã hội - Học được kỹ năng quản lý bản thân, thời gian, công việc: Một ưu điểm không thể thiếu khi sinh viên đi làm thêm chính là bản thân sẽ chỉ động hơn trong mọi việc,biết sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và làm Để cả 2 gặt được những thành công, bản thân sinh viên phải tự tìm cách sắp xếp thời gian của mình, phân bổ cân bằng giữa hai bên

-Tạo nền tảng Profile tốt: Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được những ứng viên có kinh nghiệm, bên cạnh kiến thức tại trường lớp, thì kinh nghiệm làm thêm của sinh viên cũng là yếu tố rất được quan tâm.So với một người có kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tốt và linh hoạt với một người ít nói kĩ năng giao tiếp và sử lý tình huống kém.Thì người có đầy đủ kĩ năng cơ bản chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với một người không có chút kinh nghiệm nào

-Rèn luyện sự năng động: Vừa học vừa làm rất hữu ích đối với các bạn thụ động hay không thích tiếp xúc với môi trường bên ngoài Sinh viên rất cần sự năng động và chủ động Nhưng nếu trên trường học, sinh viên sẽ khó mà rèn luyện được kỹ năng này Trong khi đó, vừa học vừa làm chính là môi trường miễn phí để sinh viên có thể cải thiện được sự năng nổ của mình, một trong những điều mà các nhà tuyển dụng rất thích

- Học được giá trị của đồng tiền: Khi đi làm, sinh viên sẽ biết được làm ra đồng tiền vất vả và khó khăn như thế nào Từ đó, sẽ hiểu hơn về giá trị của đồng

Trang 11

tiền Khi đối mặt với các áp lực về công việc, bạn sẽ trân quý cuộc sống và lo lắng hơn cho tương lai phía trước của mình

- Khám phá được bản thân: khi đi làm , đặc biệt là vừa học vừa làm, sinh viên sẽ khám phá được bản thân của mình với các tiềm ẩn sâu bên trong mà khi phát hiện ra, bạn phải giật mình Môi trường làm thêm sẽ là biện pháp rất tốt để giúp sinh viên hiểu rõ mình hơn, biết mình thích gì, giỏi gì, từ đó dễ dàng định hướng và quyết định các vấn đề trong cuộc sống.

1.4.3 Phương tiện làm thêm của sinh viên

Đối với sinh viên, phương tiện đi làm thêm có thể kể đến các loại phương tiện giao thông thuận tiện như: Xe máy, xe đạp, xe buýt… Sinh viên cũng có thể đi bộ đến chỗ làm nhanh chóng, không mất nhiều chi phí với lý do gần nơi mình mình sinh sống

1.5 Các động của việc đi làm thêm đến sinh viên1.5.1 Về tích cực

1Mở rộng các mối quan hệ

2Phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm cá nhân 3Tăng thêm thu nhập

4Làm đẹp CV

1.5.2 Về tiêu cực

1Ảnh hưởng đến kết quả học tập

2Ảnh hưởng sức khỏe và thói quen sinh hoạt.

3Có thể bị lôi kéo vào những công việc không phù hợp trái pháp luật 4Ảnh hưởng đến tâm lý, đạo đức, lối sống

Tiểu kết chương 1.

Tóm lại, trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã khái quát các nội dung về tác động của việc làm thêm đến sinh viên Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước

Ngày đăng: 24/04/2024, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w