1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tác động của dư luận xã hội đối với nền giáo dục việt nam

26 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của dư luận xã hội đối với nền giáo dục Việt Nam
Tác giả Từ Thị Bích Duyên, Nguyễn Võ Gia Hân, Lê Trịnh Thuỳ Linh, Quách Thị Thuý An, Vũ Quỳnh Như
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc kỳ I/ 2022 – 2023 MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌCĐề tài:TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN X

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học kỳ I/ 2022 – 2023

MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC

Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

MÃ HP: 231BDG100805

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :

Trang 2

TP HCM, T12/2023

MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phần 2 NỘI DUNG

2.1 Khái niệm liên quan

2.1.1 Dư luận xã hội

2.1.2 Quá trình hình thành dư luận xã hội

2.1.3 Những yếu tố tác động đến dư luận xã hội

2.1.4 Chức năng của dư luận xã hội

2.1.5 Vai trò của dư luận xã hội đối với giáo dục

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện phương thức dư luận xã hội tiếp cận với giáo dục 8Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện những mối quan tâm mà dư luận xã hội đang hướng tới 9Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ ủng hộ của dư luận xã hội đối với hình thức học thêm

Hình 2.5 Hình ảnh minh họa cho việc “nhồi nhét” kiến thức khiến học sinh mệt mỏi 12Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của dư luận đến giới trẻ 13Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc học tập của một

Hình 2.12 Sự cải cách của giáo dục cần sự quan tâm từ các đối tượng khác nhau 17Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện các khía cạnh của dư luận xã hội tác động đến nền giáo dục

Hình 2.14 Tác động tích cực đối với nền giáo dục Việt Nam 18

Hình 2.16 Biểu đồ thể hiện các khía cạnh tiêu cực của dư luận xã hội đối với nền giáo dục

Hình 2.18 Biểu đồ thể hiện những yếu tố của một trường học tạo được thiện cảm cho các

Trang 4

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Quá trình vận động và phát triển của xã hội luôn song hành với sự tồn tại của dư luận

xã hội Dư luận xã hội có những tác động nhất định đến các lĩnh vực xã hội Giáo dục làmột trong những nhân tố có sự tương tác với chủ thể này Từ thời đại đồ đá, con ngườikhông chỉ sử dụng những công cụ lao động được làm từ đá, mà còn tìm kiếm và phátminh ra công cụ kim loại, mở ra một thời kỳ mới Đó chính là những chuỗi chu kỳ thayđổi trong tư duy, nhận thức, hay nói cách khác giáo dục đã xuất hiện và trường tồn tươngứng với con người Các giai cấp, tầng lớp khác nhau sở hữu những lợi ích và bất lợiriêng biệt trên hệ thống giá trị xã hội chung Vì thế, việc dư luận luôn gây ảnh hưởng đếnnền giáo dục nhằm cân bằng lợi ích của họ, thông qua sự bày tỏ quan điểm, đánh giá hayphán xét một sự việc, hiện tượng giáo dục nào đó

Tri thức là một trong những thước đo cho trình độ phát triển của nhân loại Nền giáodục thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng luôn cần phải cập nhật, chọn lọc và tiếp thucác dòng chuyển biến đánh giá từ nhóm, giai cấp và tầng lớp xã hội - chủ thể trực tiếpchịu ảnh hưởng từ cách thức giáo dục dù đúng hoặc sai Mỗi con người - thành phầnthuộc dư luận xã hội là sản phẩm của nền giáo dục hiện hành Do đó, tác động của dưluận xã hội là tất yếu trong quá trình hoàn thiện một bộ máy giáo dục Chính những trảinghiệm thực tiễn sẽ là căn cứ cho quan điểm về nền giáo dục của con người ở giai đoạnsau này Tuy nhiên, nhận thức của dư luận xã hội không nên được tuyệt đối hóa, bởi cónhiều yếu tố chi phối và định hướng suy nghĩ, tư tưởng con người Đặc biệt, trong thờiđại ghi nhận sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nguồn thông tin dần trở nên nhiễuloạn, gây hoang mang và dẫn đến những nhận thức sai lệch với sự thật bên cạnh nhữngđóng góp tích cực của dư luận Tại Việt Nam, chúng ta không khó để bắt gặp nhữngtrường hợp mà chiều hướng dư luận nhận được nguồn tia bịa đặt áp đảo, dẫn đến nhiều

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

hậu quả khôn lường cho nền giáo dục nước nhà Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết làm sao

để sự nghiệp phát triển và đổi mới của giáo dục vẫn nhận được những sự đồng hành,đóng góp của người dân và hạn chế, loại bỏ tối đa những hình thái phản ứng tiêu cực làmtrì trệ tiến trình phát triển giáo dục Nếu giáo dục đạt được những thành tựu rực rỡ, đấtnước sẽ có sự xuất hiện của nhiều nhân tài và thực hiện hóa ước mơ về một đất nướchưng thịnh và phồn vinh

Nắm bắt được sự tương tác giữa dư luận xã hội và nền giáo dục Việt Nam đang là vấn

đề cấp thiết, chúng tôi chọn đề tài “Tác động của dư luận xã hội đến nền giáo dục ViệtNam” để nghiên cứu và điều tra về mối liên hệ giữa hai chủ thể quan trọng trong tiếntrình vận động của xã hội

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận này được thực hiện nhằm mục đích phân tích, đánh giá, khai thác thựctrạng, nguyên nhân để có một góc nhìn khách quan hơn về dư luận xã hội, sự tác động vàchiều hướng của dư luận đối với nền giáo dục Bên cạnh đó, dựa vào việc căn cứ từnhững khía cạnh khác nhau mà xem xét dư luận xã hội mang lại những lợi ích và hạn chế

gì, từ đó đề ra những thay đổi để vừa phù hợp với sự cần thiết đổi mới, vừa định hướngđược dư luận, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội

Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ: nghiên cứu một số vấn đề về sựảnh hưởng ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực của dư luận xã hội; phân tích vai trò của dưluận xã hội trong việc xây dựng và cải cách nền giáo dục Việt Nam; làm rõ thực trạng và

đề ra biện pháp phát triển mặt có lợi và khắc phục mặt bất lợi

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp khoa học như: phương phápphân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứunhững tài liệu thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, các công trình nghiêncứu có liên quan, nhóm nghiên cứu đã thực hiện cuộc khảo sát với một nhóm đối tượngngẫu nhiên tại một trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu thu thập từ cuộckhảo sát này sẽ được phân tích và đánh giá chi tiết, đảm bảo độ chính xác và tính tin cậycủa nghiên cứu

Trang 6

Phần 2 NỘI DUNG 1.1 Khái niệm liên quan

1.1.1 Dư luận xã hội

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị thái độ phán xét, đánh giácủa quần chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm.1

Xã hội học về dư luận xã hội là một chuyên ngành của xã hội học, xem xét các cộngđồng người có những quan tâm về lợi ích, nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ trong sựphát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, nghệ thuật Hay nói cách khác, xã hộihọc về dư luận xã hội xem xét và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng xã hội trong mốiliên hệ với những người khác.2

Xã hội học về dư luận xã hội là một lĩnh vực của xã hội học có đối tượng nghiên cứu

là cơ cấu, các quy luật, các kênh, các cơ chế hình thành và vận hành của dư luận xã hộidưới tác động của những quy luật xã hội chung cũng như của những đặc thù riêng ở mỗi

xã hội.3

1.1.2 Quá trình hình thành dư luận xã hội

Bước 1: Hình thành ý thức của cá nhân thông qua việc nhìn, nghe, thấy một sự việcnào đó Ví dụ khi thấy cảnh bạo lực trẻ em, trong mỗi chúng ta xuất hiện những cảmnhận riêng của mình

Bước 2: Trao đổi, bàn luận ý kiến từng cá nhân với nhau tạo ra ý thức xã hội.Bước 3: Thông qua quá trình trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp hình thành nên các quanđiểm cơ bản

Bước 4: Từ những quan điểm chung người ta đi tới hành động thống nhất, nêu ra ýkiến về hoạt động thực tiễn.4

1.1.3 Những yếu tố tác động đến dư luận xã hội

- Phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, vào tính chất của các sự kiện, hiện tượng và quátrình xã hội

1 Nguyễn Thị Như Thúy (2018) Giáo trình Nhập môn xã hội học NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.129

2 Nguyễn Thị Như Thúy (2018) Giáo trình Nhập môn xã hội học NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.129

3 Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về dư luận xã hội NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.19 –

21

4 Nguyễn Thị Như Thúy (2018) Giáo trình Nhập môn xã hội học NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.130

Trang 7

- Phụ thuộc vào trình độ văn hóa và tư tưởng.

- Yếu tố tâm lý xã hội

- Yếu tố hoàn cảnh sinh hoạt chính trị (đây là yếu tố quan trọng).5

1.1.4 Chức năng của dư luận xã hội

- Thước đo bầu không khí chính trị, xã hội

- Điều hòa, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và những sai lệch diễn ra trong đời sống

xã hội

- Giáo dục

- Kiểm soát xã hội.6

1.1.5 Vai trò của dư luận xã hội đối với giáo dục

Dư luận là một thành phần xã hội và chịu sự chi phối từ các lĩnh vực xã hội, trong đó

có giáo dục Dư luận xã hội có những vai trò nhất định đối với giáo dục, vì xét về bảnchất, giáo dục được tạo ra để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người.Đầu tiên, tại Việt Nam, người dân có quyền tham gia quản lý sự vận động của xã hội.Người dân được nắm bắt thông tin và kiến nghị về các sự việc, hiện tượng đang diễn ratrong xã hội Xét riêng giáo dục, những quan điểm, ý kiến của dư luận xã hội có quyềnđược tiếp nhận, điều tra và đưa ra kết quả bởi các cơ quan có thẩm quyền Những chínhsách, kế hoạch liên quan đến giáo dục bước đầu cần sự đồng thuận của phần đông nhândân, nói cách khác là phản ứng của nhóm, tầng lớp tạo nên dư luận xã hội

Tiếp đó, trong quá trình thực thi các chính sách đã đề ra của nền giáo dục, lực lượngnhân dân là chủ thể trực tiếp chịu ảnh hưởng, đó là học sinh, sinh viên ở mọi lứa tuổi.Chất lượng giáo dục bao gồm chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, thiết kế chương trìnhhọc và nhiều yếu tố khác, được phản ánh qua chính trải nghiệm và đánh giá của học sinh,sinh viên Dù không thể tuyệt đối hóa những cảm nhận có tính chủ quan của các cá nhân,nhưng những đánh giá, nhận xét từ dư luận xã hội vẫn cần được tiếp cận và xem xét cóchọn lọc để hoàn thiện bộ máy giáo dục hơn nữa

Dư luận xã hội có khả năng tạo nên các sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực,ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến nền giáo dục Ví dụ như, nếu một nhóm ngườiđưa ra những thông tin sai lệch về một ngôi trường nào đó, mọi người sẽ có các lập

5 Nguyễn Thị Như Thúy (2018) Giáo trình Nhập môn xã hội học NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.130

6 Nguyễn Thị Như Thúy (2018) Giáo trình Nhập môn xã hội học NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.131

Trang 8

trường khác nhau về vấn đề này, nhưng vẫn sẽ gián tiếp dẫn đến cái nhìn xấu về nền giáodục Đó như một hạt mầm, dần theo các sự kiện khác, dư luận xã hội có khả năng bị đẩytheo chiều hướng mất niềm tin, phán xét một cách chủ quan về một bộ máy giáo dục, chỉ

về một câu chuyện nhỏ liên quan Do đó, dư luận xã hội là nhân tố có thể gây ra nhữnghành vi tác động đến giáo dục ngắn hạn và dài hạn

Nhìn chung, dư luận xã hội là một đối tượng nghiên cứu quan trọng mà nền giáo dụcViệt Nam cần nắm bắt, khai thác kịp thời các phản ứng từ chủ thể này, để đề ra nhữngphương án phù hợp với thực tiễn xã hội

1.2 Nội dung

1.2.1 Thực trạng

Để phân tích và đánh giá thực trạng về sự quan tâm của dư luận xã hội về giáo dục,nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thông qua biểu mẫu và có kết quả đượcphân tích như sau

Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết về dư luận xã hội

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện phương thức dư luận xã hội tiếp cận với giáo dục

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy đa số các vấn đề của giáo dục được dư luận xã hộitiếp cận thông qua nhiều hình thức khác nhau: qua mạng xã hội, báo điện tử, qua bạn bè,

Trang 9

người thân, Trong đó, mạng xã hội là phương thức chiếm tỉ lệ cao nhất (86,5%), tiếp

đó là báo điện tử (66,3%) và sau cùng là qua bạn bè, người thân (37,1%) Điều này do

giới trẻ ngày nay có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao nên mọi vấn đề kể cả giáo dục đềuđược mang lên và bàn luận trên nền tảng số này

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện những mối quan tâm mà dư luận xã hội đang hướng tới

Giáo dục đào tạo đóng vai trò tối quan trọng và luôn là động lực tiên quyết thúc đẩynền kinh tế - xã hội ổn định, phát triển Không riêng ở các quốc gia tiên tiến trên thếgiới, Việt Nam cũng là một trong những nước rất coi trọng sự phát triển của nền giáodục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng Vìvậy Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt và ưu tiên đầu tư cho giáodục

Hiện nay có rất nhiều những vấn đề về nền giáo dục đang thu hút sự quan tâm đôngđảo của dư luận xã hội Theo thống kê, sự tăng/giảm học phí chiếm tỉ lệ quan tâm nhiềunhất (71,9%), tiếp đó là việc áp dụng chuyển đổi số vào phương pháp giáo dục (53.9%)

và hai vấn đề cũng đang khiến các nhà báo tốn nhiều giấy mực là tính hiệu quả của cácphương thức tuyển sinh và xây dựng chương trình học chú trọng trải nghiệm thực tiễn(đều chiếm 47,2%) Có thể thấy, đó đều là những vấn đề xoay quanh công cuộc đổi mớicủa nền giáo dục nước ta từ việc thay đổi sách giáo khoa lần thứ tư, cũng như đổi mớiphương pháp giáo dục bằng cách cho học sinh chủ động nhiều hơn trong việc học Sau gần 40 năm đổi mới, với những chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sựtác động đa diện, nhiều chiều từ phía dư luận xã hội, nền giáo dục Việt Nam hiện nay đã

có nhiều thay đổi tích cực, đạt được một số thành tựu nổi bật có thể kể đến như quy môgiáo dục và chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng hoàn thiện và có bước phát triểnmới Điều này được thể hiện qua việc ghi dấu ấn của học sinh Việt Nam trên sân chơi trí

Trang 10

tuệ thế giới như các kỳ thi Olympic các môn ở khu vực và quốc tế, Chương trình Đánhgiá Sinh viên Quốc tế (PISA), Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dụcnăm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 6 bậc so với năm 2020…

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục cũng ngày càng được chú trọng Đến nay,theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), tính đến ngày31/7/2023, toàn quốc có 1.263 chương trình đào tạo được kiểm định và cấp chứng nhận,trong đó có 864 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước và 399chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài Nếu chú ý rằng đếnngày 31/12/2020 mới có 340 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận, thì rõràng là trong ba năm qua đã có bước tiến rõ rệt trong việc đẩy nhanh tiến độ kiểm địnhchất lượng các chương trình đào tạo Theo đó, Quyết định 78/QĐ-TTg ngày 14/01/2022của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình "Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểmđịnh chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 -2030", mục tiêu là đến năm 2025 có 35% số chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chấtlượng theo chu kỳ kiểm định lần thứ nhất 7

Bên cạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, công tác xây dựng môi trường, xãhội học tập tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều biến chuyển tích cực Trải qua các giaiđoạn triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập”, đến nay giáo dục nước ta đã đạt đượcnhiều thành tựu đáng kể như: hình thành hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ giáodục mầm non đến đào tạo sau đại học; việc mở rộng mạng lưới, quy mô giáo dục khắpcác vùng, miền của đất nước; sự đa dạng hóa các loại hình trường, lớp và phương thứccung ứng, kết nối giữa các trình độ đào tạo được cải thiện; công bằng xã hội trong giáodục có nhiều tiến bộ, nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đốivới trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn được thực hiện, các phong trào thi đua,khuyến học, khuyến tài đã từng bước đi vào chiều sâu và thực chất hơn Các nghiên cứuquốc tế cũng đánh giá cao thành tựu của giáo dục Việt Nam Theo Ngân hàng Thế giớithì Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục và nêu rõrằng sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung

7 TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, “Cần đổi mới phương thức kiểm định chất lượng chương trìnhđào tạo đại học”,https://giaoduc.net.vn/can-doi-moi-phuong-thuc-kiem-dinh-chat-luong-chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-post238446.gd, truy cập ngày 7/12/2023

Trang 11

Quốc Không chỉ vậy, cơ sở hạ tầng cho giáo dục ngày càng được đổi mới, hiện đại đểđảm bảo cho công tác dạy và học đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Nhìn lại đoạn đường phát triển của giáo dục Việt Nam trong thời gian vừa qua, nềngiáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển, thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quantrọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đấtnước Nhưng đồng thời nền giáo dục này cũng đang ẩn chứa một số yếu kém, bất cập domột số chính sách chưa thực sự toàn diện, triệt để cũng như sự tác động tiêu cực từ phía

dư luận xã hội đã làm cho chúng ta thụt lùi đi rất nhiều so với thế giới

Đầu tiên phải kể đến đó là phương pháp giảng dạy chưa thật sự chất lượng và hiệuquả Chương trình học ở Việt Nam được đánh giá là tương đối nặng về học thuật so vớicác quốc khác trên thế giới Trong chương trình trung học phổ thông có tổng cộng mười

ba môn học chưa tính đến các môn tự chọn khác Đa số các môn học đều nặng về lýthuyết, tính toán và học thuật, chương trình học đã có cải tiến khi đưa những tiết thựchành vào chương trình chính quy nhưng số lượng rất hạn chế, học sinh không được ápdụng những gì đã học vào thực tế dẫn đến việc tiếp thu kiến thức trở nên vô ích như Chủtịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy” Chưa kể kiến thức ngày càng khó và đòihỏi thời gian để tiếp thu ngày càng nhiều Chính vì điều đó mà sau giờ học chính quy rahọc sinh phải tất bật đến các lớp học thêm, những lò luyện thi để tiếp tục học vì chỉ khilàm như vậy thì học sinh mới mong đảm bảo kiến thức cho các bài thi và các bài kiểmtra, ngay sau cả những ca học ngoài giờ học sinh còn phải về nhà tự học và làm bài tập,tình trạng thức khuya, mất ngủ, lờ đờ, mất tập trung vào sáng ngày hôm sau diễn rathường lặp Như một điều tất nhiên, việc bắt ép nhồi nhét kiến thức không chỉ làm haotốn tâm sức, tiền bạc và thời gian của giáo viên, học sinh và phụ huynh mà còn khiếncho việc học trở thành nỗi ám ảnh, áp lực vô hình của toàn thể học sinh 8

8 Tạp chí giáo dục lý luận, số 279 (9/2018), truy cập ngày 7/12/2023

Trang 12

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ ủng hộ của dư luận xã hội đối với hình thức học thêm sau

giờ học của học sinh

Bên cạnh đó, việc thầy cô và phụ huynh quá xem trọng điểm số và thành tích, tậptrung quá nhiều vào các môn học chính như Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh mà xem nhẹcác môn phụ dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ, gian lận thi cử, Ở những bậc học caohơn cũng diễn ra những bất cập tương tự Hiện nay, phần lớn các trường đại học mới chỉcung cấp những gì mình có, chứ chưa phải những gì xã hội cần bởi nhiều trường đại họcchưa tiếp cận phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, người thầy vẫn đóng vai tròchủ đạo, việc học vẫn rất thụ động bởi sự tương tác giữa thầy và trò không nhiều Đó làmột trong những lý do khiến năm 2020, Việt Nam có 225.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốtnghiệp ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, hoặc chấp nhận làm không đúng nghềnghiệp được đào tạo, gây ra một sự lãng phí rất lớn Theo kết quả khảo sát tại 60 doanhnghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Đánh giámức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong nămđầu tiên sau khi tốt nghiệp” (bộ tiêu chí để đánh giá là kiến thức lý thuyết, kỹ năng thựchành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và kỹ năng nghề nghiệp), chỉ có 5% tổng sốsinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức khá, 30% ở mức độtrung bình và 40% ở mức độ không đạt Chính vì quá trình đào tạo ở các trường họckhông theo một quy trình chặt chẽ hay khoa học khiến cho giáo dục nước ta cứ mãi trìtrệ, không phát triển lên mà còn có dấu hiệu tụt hậu 9

Hình 2.5 Hình ảnh minh họa cho việc “nhồi nhét” kiến thức khiến học sinh mệt mỏi

(Nguồn: Internet)

Để phân tích và đánh giá thực trạng sự tác động của xã hội đến giáo dục và các đốitượng của nền giáo dục, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thông qua biểu mẫu và

có được kết quả phân tích như sau

9 Tạp chí giáo dục lý luận, số 279 (9/2018), truy cập ngày 7/12/2023

Trang 13

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của dư luận đến giới trẻ

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc học tập của một cá

nhân

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực của dư luận xã hội đối với nền giáo dục

Việt Nam

Kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng của giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất

từ dư luận xã hội chính là giới trẻ (đặc biệt là học sinh, sinh viên) Trong đó, ảnh hưởngtiêu cực nhất của dư luận đến nền giáo dục là “Chỉ đánh giá được bề nổi của nền giáodục” - chiếm 64%, tiếp đến là việc dư luận dễ dàng bị lợi dụng làm ảnh hưởng xấu đến

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w