Ự phát triển kinh tế đông á đề tài tác động của covid 19 đến sự phát triển kinh tế của các nước khu vực đông á bài học cho việt nam

13 1 0
Ự phát triển kinh tế đông á đề tài tác động của covid 19 đến sự phát triển kinh tế của các nước khu vực đông á bài học cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC--------Học phần: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÔNG Á Đề tài: Tác động của Covid-19 đến sự phát t

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC  Học phần: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÔNG Á Đề tài: Tác động của Covid-19 đến sự phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Á: Bài học cho Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hà Phương Sinh viên: Mai Thúy Ngân Lớp: K65 Đông Nam Á Mã sinh viên: 20030563 Hà nội ngày 08 tháng 1 năm 2022 1 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Impact of Covid-19 on the economic development of East Asia countries Experience for Vietnam Tác động của Covid-19 đến sự phát triển kinh tế các nước Đông Á Bài học cho Việt Nam Mai Thúy Ngân Faculty of Oriental Studies University of social sciences and humanities Abstract/Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện và sâu rộng đến các quốc gia trên thế giới từ cuối năm 2019 đến nay Nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, nền kinh tế của các nước khu vực Đông Á cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Thông qua các tài liệu và số liệu thống kê, bài báo phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đối với sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và một số đề xuất cho Việt Nam The Covid-19 pandemic has comprehensively affected countries around the world since the end of 2019 until now The global economy fell into a severe recession, and the economies of East Asian countries were also heavily affected by the Covid-19 pandemic Through document and statistics, this article analyzes the impact of Covid-19 on the economic development of East Asian Countries From there, draw lessons and some suggestions for Vietnam Keywords/Từ khóa: Covid-19, Kinh nghiệm, Hàn Quốc, Tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc The Covid-19 pandemic, Experiences, Economic growth, Korea, China Introduction/Đặt vấn đề: Khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, đến nay, đại dịch Covid-19 đã bùng phát ở 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thế giới ghi nhận 290.959.019 người mắc, 5.446.753 người tử vong, đứng thứ nhất là Mĩ với 54.910.550 ca, tiếp theo đó là Ấn Độ và Brazil Tại khu vực Đông Á, Nhật Bản đã ghi nhận con số 1.735.591 mắc Covid-19, Hàn Quốc với 645.226 ca Trong khi đó, Đông Nam Á vẫn đang là điểm nóng nhất châu Á về Covid-19 Mỗi ngày, thế giới có hàng trăm ngàn ca mắc mới và tử vong, thậm chí lây lan nhanh ở các quốc gia vừa nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội do các biến thể mới Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia, hiện vẫn diễn biến phức tạp Kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng Đông Á là một khu vực có nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Mặc dù chính phủ các nước khu vực này đã có sự kiểm soát dịch tương đối tốt, song Covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, gây gián đoạn chuỗi sản xuất và lưu thông hàng hóa, một số ngành như xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống…bị tác động trực tiếp Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngùng hoạt động hoạt thu hẹp quy mô Bài viết tập trung phân tích tác động của dịch Covid-19 đến sự phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Á, từ đó đưa ra bài học cho Việt Nam 2 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tổng quan nghiên cứu: Thế giới kể từ thời cận đại luôn lấy phương Tây làm trung tâm Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ II, nhờ sự trỗi dậy nhanh chóng của toàn bộ khu vực Đông Á – được Ngân hàng Thế giới gọi là kỳ tích Đông Á, vị thế của khu vực này trong cấu trúc toàn cầu đã nhanh chóng được nâng cao Bởi vậy, các nghiên cứu, đặc biệt là về kinh tế của Đông Á đã được tiến hành một cách toàn diện Tuy nhiên, ở bài nghiên cứu này, tôi sẽ làm rõ hơn về cách các quốc gia ở khu vực này phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua những số liệu về kinh tế để tổng quát hóa những tác động của Covid-19 đối với sự phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Á Từ đó đưa ra những bài học cho Việt Nam Kết quả và thảo luận: I Tình hình đại dịch Covid-19 tại khu vực Đông Á Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến ngày 05/01/2022, thế giới ghi nhận 290.959.019 người mắc, trong đó có 5.446.753 người tử vong Trước tiên, tôi xin trình bày tình hình lây nhiễm ở một số nước trong khu vực Đông Á Trong hình dưới đây, trục bên trái hiển thị các ca nhiễm mới, trục bên phải hiển thị tổng số ca nhiễm Biều đồ tổng số ca nhiễm và ca nhiễm mới ở khu vực Đông Á Nguồn: World Happiness Report Bảng A minh họa ở Trung Quốc đại lục, nơi virus Covid-19 lần đầu tiên được phát hiện và báo cáo Biểu đồ cho thấy các trường hợp mắc mới ở Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh vào đầu tháng 1/2020 và đạt mức cao nhất vào ngày 12/2/2020 với 14.106 trường hợp được báo cáo Các trường hợp mới sau đó giảm xuống dưới 1000 vào ngày 19/2 và tiếp tục giảm xuống dưới 500 vào đầu tháng 3 Tỷ lệ trường hợp mới kể từ đó vẫn ở mức rất thấp Kể từ khi phong tỏa thành phố Vũ Hán vào ngày 23/1, mất khoảng hai tháng để giảm các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng địa phương xuống dưới 100 và gần như ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của Covid-19 ở Trung Quốc đại lục Tại Hàn Quốc đã trải qua ba đợt lây nhiễm Hai làn sóng đầu tiên chủ yếu liên quan đến các hoạt động tôn giáo trong nhà và các cuộc hội họp chính trị được tổ chức chủ yếu bởi các nhóm tôn giáo Đợt đầu tiên xảy ra từ cuối tháng hai đến đầu tháng ba và đợt thứ hai diễn ra vào cuối tháng tám Tỷ lệ nhiễm cao điểm trong đợt hai là 441 ca mắc mới vào ngày 3 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 26/8/2020, thấp hơn nhiều so với mức cao nhất 851 trường hợp vào ngày 3/3 Trong hầu hết các ngày giữa các đợt cao điểm, các ca nhiễm mới đã được kiểm soát thành công với mức dưới 100 ca mỗi ngày Đợt thứ ba ghi nhận số ca nhiễm cao hơn hai đợt đầu và kéo dài hơn do có nhiều ca lây nhiễm rải rác ở các khu đô thị Vào ngày 31/12, tổng số ca nhiễm đã lên tới 61.769 ca, cao gấp đôi so với số ca nhiễm đầu đợt ba Các khu vực như Nhật Bản, HongKong, Đài Loan, dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng với các làn sóng lây nhiễm Nhưng nhìn chung ở một số quốc gia có hiệu suất tốt hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 so với phần còn lại của thê giới II Những tác động của Covid-19 đến sự phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Á “Ở một vài quốc gia khu vực Đông Á- Thái Bình Dương đã ngăn chặn được dịch Covid-19 lây lan, hoạt động kinh tế đang dần được phục hồi, nhưng nền kinh tế khu vực này phụ thuộc nhiều vào các khu vực khác trên thế giới, trong khi sức cầu trên toàn cầu còn yếu Cả khu vực dự kiến chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2020, là tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1967”- đó là nhận định của Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á- Thái Bình Dương số tháng 10/2020 do Ngân hàng Thế giới thực hiện Có thể thấy bối cảnh chung của khu vực này là khả năng bị đại dịch cản trở sự phát triển kinh tế và gia tăng tỷ lệ nghèo 1 Tác động của Covid-19 đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng của Covid-19 và đã thực hiện các biện pháp phong tỏa chưa từng có tiền lệ đã và đang giáng đong nặng nề vào nền kinh tế nước này vốn đã suy giảm mạnh do cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ kể từ năm 2018 1.1 Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Trung Quốc Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm rõ rệt Dịch bệnh Covid-19 làm cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị “co lại” lân đầu tiên kể từ những năm 70 của thế kỷ XX Nếu như tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 5,95% năm 2019– chạm mức thấp nhất trong vòng 29 năm qua (1990-2019) thì sự bùng phát bất ngờ của dịch bệnh Covid-19 đã tiếp tục thêm đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nước này khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống mức kỷ lục, 2,348% (Nguồn số liệu: World Bank Data) Vào thời điểm đó, theo đánh giá của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EUI), dịch bệnh Covid 19 có thể làm Trung Quốc giảm từ 0,5-1 điểm phần tram tăng trưởng GDP thực tế trong năm 2020 Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành du lịch và vận tải (hàng không và công ty lữ hành) Thậm chí, kinh tế Trung Quốc có thể bước vào trạng thái “ngủ đông” Tổng thiệt hại đối với nền kinh tế Trung Quốc khoảng 1.380 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 196 tỷ USD) trong tháng 1 và tháng 2-2020 do cả ba động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều sụt giảm mạnh Trong đó, tổng mức bán lẻ giảm hơn 20%, đầu tư tài sản cố định giảm 24,5% và xuất khẩu giảm gần 16% Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng giảm tới hơn 13% (tháng 3-2020) Thứ hai, sản lượng công nghiệp giảm mạnh Tác động của dịch bệnh Covid-19 lên khối ngành sản xuất phức tạp hơn nhiều trong bối cảnh hàng loạt nhà máy trên khắp Trung Quốc buộc phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian dài (năm 2018, khối ngành sản xuất đã đóng góp gần 30% vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc-theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2019) Đồng thời các hoạt động giao thương giữa khu vực sản xuất trong nước với thế giới bên ngoài đều bị đình trệ 4 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Toàn bộ hoạt động sản xuất tại Trung Quốc ngưng trệ trong tháng 2-2020 Hoạt động chế tạo giảm với tốc độ nhanh chưa từng thấy, thậm chí còn tồi tệ hơn thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Ngành sản xuất ô tô và thiết bị chuyên dụng là những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất Sản lượng đầu ra và tiêu thụ sản phẩm đều suy giảm do hạn chế lưu thông Tất cả các hoạt động kinh tế ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc đều suy giảm trầm trọng, khi mà các công ty đều khó mở lại hoạt động kinh doanh Theo đánh giá của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS - National Board of Statistics), sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm 15,7%, trong khi đầu tư giảm tới 31,5% (tháng 2-2020) - đây là mức giảm sản lượng công nghiệp mạnh nhất trong vòng 30 năm (1990 - 2020) Doanh số bán lẻ giảm 20,5% trong cùng kỳ, so với dự báo 4% Đầu tư tài sản cố định cũng sụt giảm 24,5%, so với con số dự báo là 2% Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục 6,2% Thứ ba, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất giảm Chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 1-2020 vẫn còn giữ ở mức 50 điểm mà sang tháng 2-2020 đã giảm mạnh xuống còn 35,7 điểm Trong đó, chỉ số PMI của các ngành sản xuất như sợi hóa học, thiết bị thông dụng, thiết bị chuyên dụng, ô tô đều giảm xuống dưới 30 điểm Với các ngành chế biến thực phẩm nông - lâm - ngư nghiệp và gia súc, thức ăn và đồ uống để bảo đảm nhu cầu cuộc sống cơ bản thì chỉ số PMI vẫn duy trì ở mức trên 42 điểm Ngành sản xuất dược liệu bảo đảm về sức khỏe y tế và khám chữa bệnh, PMI ở mức 39,7 điểm, cao hơn mức chung của ngành sản xuất Thậm chí, PMI ở các ngành phi sản xuất cũng giảm xuống mức kỷ lục, khoảng 29,6 diểm (tháng 2-2020) Trong đó, nhu cầu các ngành tiêu dùng mang tính tập trung đông người như giao thông vận tải, khách sạn, ăn uống, du lịch và dịch vụ đã sụt giảm mạnh, PMI trong các lĩnh vực liên quan giảm xuống dưới 20 điểm PMI tổng hợp chỉ ở mức 28,9 điểm cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc đã chậm lại rõ rệt Điều này cho thấy ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với các ngành, nghề liên quan đã trở nên nghiêm trọng hơn (Nguồn số liệu: Cục Thống kê Quốc gia) Thứ tư, dịch vụ hàng không và du lịch thiệt hại nặng nề Hàng loạt hãng hàng không trong và ngoài Trung Quốc đều phải giảm mạnh công suất vận tải Các hãng hàng không nội địa cắt giảm 10,4 triệu ghế trong các chuyến bay trong nước Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, dịch bệnh COVID-19 khiến ngành du lịch Trung Quốc thiệt hại 900 tỷ Nhân dân tệ (tháng 1 và tháng 2-2020) Tổng số hành khách của ngành hàng không Trung Quốc trong tháng 2 đã giảm 84,5% (xuống còn 8,34 triệu người) so với cùng kỳ năm 2019 Trước khi dịch bệnh xảy ra, Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA - International Air Transport Association) ước tính, dịch bệnh COVID-19 đã khiến các hãng hàng không thiệt hại 29 tỷ USD, chủ yếu ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương, trong đó hàng không Trung Quốc tổn thất khoảng 12,8 tỷ USD Chỉ riêng trong tháng 2-2020, Trung Quốc đã thiệt hại khoảng 24,59 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,53 tỷ USD) do dịch lan rộng làm giảm nhu cầu đi lại của người dân 1.2 Phản ứng chính sách của Trung Quốc Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, trong đó cả việc hỗ trợ thanh khoản tạm thời, giúp ổn định các thị trường Thứ nhất, giảm thuế và hạ thấp các loại thuế, phí cho doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt gói cứu trợ như giảm lãi suất cho vay, gia hạn các khoản vay, giảm và miễn trừ thuế Trung Quốc hạ lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm thêm 0,1%, xuống còn 4,05% (từ ngày 20-2-2020) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với dịch bệnh Lãi suất cho vay kỳ hạn 5 năm cũng giảm 0,05%, xuống còn 4,75% Mục tiêu của Chính phủ là giảm chi phí đi 5 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 vay cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế đang chịu thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định chi 1.200 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 174 tỷ USD) để duy trì thanh khoản trên thị trường, cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn 1 năm từ 3,25% (tháng 2-2020) xuống còn 3,15% đối với các khoản vay có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) Động thái này dự kiến sẽ mở đường cho việc giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) nhằm giúp giảm chi phí vay và giảm bớt căng thẳng tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh PBOC cung cấp thêm nguồn tín dụng cho các ngân hàng bằng cách cắt giảm tỷ lệ tiền mặt dự trữ tại ngân hàng Năm 2019, Trung Quốc đã giảm thuế và hạ phí hơn 2.300 tỷ Nhân dân tệ và đến năm 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm quy mô lớn trên 1.000 tỷ Nhân dân tệ Mức giảm chủ yếu được thực hiện đối với các doanh nghiệp địa phương Thứ hai, mở rộng và tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phát huy vai trò của chính sách tài khóa, tăng cường vốn đầu tư Chính phủ Trung Quốc đã bơm hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 142,26 tỷ USD (tháng 2-2020) vào hệ thống ngân hàng (9) Sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư của ngân sách trung ương, phát huy tính tích cực của đầu tư tư nhân, đẩy nhanh việc xây dựng các dự án trọng điểm Bên cạnh đó, thúc đẩy mở rộng quy mô xây dựng kết cấu hạ tầng Tập trung rót nguồn vốn tài trợ vào các doanh nghiệp dễ bị tổn thương, nhất là cách tiếp cận hỗ trợ có mục tiêu thay cho hỗ trợ ồ ạt Cắt giảm 10 điểm cơ bản lãi suất cho vay tiêu chuẩn đối với kỳ hạn 1 năm, 5 điểm cơ bản đối với kỳ hạn 5 năm và giảm lãi suất đối với các khoản vay trung hạn Hỗ trợ các dự án đầu tư lớn thông qua mức tăng ròng cho các khoản vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp đạt 1,66 nghìn tỷ Nhân dân tệ Trong khi đó, các khoản cho vay thế chấp trung và dài hạn đối với hộ gia đình đạt mức 749,1 tỷ Nhân dân tệ (107 tỷ USD) Dư nợ các khoản tài trợ tài chính cũng đạt mức cao 5,07 nghìn tỷ Nhân dân tệ (724 tỷ USD), tăng thêm 388,3 tỷ Nhân dân tệ (55 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019 Thứ ba, áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ Cùng với chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý đã được nới lỏng, PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bơm 800 tỷ Nhân dân tệ vốn dài hạn vào thị trường, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng Trung Quốc xuống 200 điểm cơ bản, điều này có nghĩa là có thể bơm 460 tỷ USD, tương đương 3% GDP vào nền kinh tế Tăng cường hỗ trợ tín dụng lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất, ưu đãi các dịch vụ tài chính cho các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Các ngân hàng thương mại tập trung hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh, còn PBOC tăng cường chính sách tiền tệ, nới lỏng các khoản vay cho doanh nghiệp Hệ thống ngân hàng Trung Quốc mạnh tay bơm tiền cứu trợ nền kinh tế Các ngân hàng thương mại đã gia hạn các khoản nợ trị giá gần 3,34 nghìn tỷ Nhân dân tệ (477 tỷ USD) trong tháng 1-2020 - tương đương với tổng dư nợ tín dụng ngân hàng Trung Quốc năm 2007 Nguồn cung tiền đã tăng 8,4%, vượt mức 202 nghìn tỷ Nhân dân tệ, khoảng 28,9 nghìn tỷ USD (tháng 1-2020) - mức cao nhất trong lịch sử, gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Trung Quốc Để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, PBOC tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong hệ thống ngân hàng thương mại từ 0,5 - 1 điểm phần trăm (tháng 3-2020) giúp giải phóng khoảng 550 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 80 tỷ USD Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nới lỏng trong ngắn hạn để ổn định nền kinh tế, như tung ra thị trường hơn 240 tỷ USD thông qua hợp đồng mua lại trên hệ thống ngân hàng để tạo thanh khoản; khuyến khích cho vay tín dụng, trì hoãn thanh toán các khoản vay; giảm lãi suất vay và miễn lãi quá hạn cho các khoản vay; cắt giảm thuế hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ nhằm bảo đảm nguồn cung; giảm chi phí đầu vào như khấu trừ thuế và miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp PBOC cũng cung cấp thêm các khoản vay trị giá 300 tỷ Nhân dân tệ (42,9 tỷ USD) cho các ngân hàng lớn và một số ngân hàng địa phương ở 6 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 các tỉnh bị ảnh hưởng nặng như tâm dịch Hồ Bắc, nhằm giảm chi phí tài chính, đặc biệt là cho hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Thứ tư, mở rộng mức hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp Trung Quốc tập trung khôi phục sản xuất cho các doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp nhà nước Hỗ trợ doanh nghiệp thương mại khối phục vụ sản xuất, tăng cường huy động vốn thương mại, phát huy tối đa vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Thúc đẩy các dự án trọng điểm đầu tư nước ngoài Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vốn đầu tư nước ngoài Thực hiện chính sách ưu tiên việc làm, hoàn thiện chính sách thuế, tài chính, bảo hiểm xã hội… hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Tỷ lệ phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp lớn và vừa là 85,6% Tỷ lệ nối lại hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc là 52% (tháng 3-2020) Về hỗ trợ tài chính, Ủy ban Quản lý, giám sát ngân hàng, bảo hiểm Trung Quốc yêu cầu giảm thêm 0,5 điểm phần trăm cho các khoản vay ưu đãi trong năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ; ở một số tỉnh như Hồ Bắc, Phúc Kiến, Vân Nam giảm thêm khoảng 1 điểm phần trăm cho các khoản vay ưu đãi trong năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc ban hành hàng loạt chính sách chủ yếu tập trung vào việc giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, tăng hỗ trợ tài chính, tăng trợ cấp tài chính và thuế, đồng thời hỗ trợ ổn định công việc và tối ưu hóa các dịch vụ của Chính phủ Để cứu giúp hoạt động cho các doanh nghiệp, Hội đồng Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc đã phát hành hơn 1.600 chứng nhận “tình trạng bất khả kháng vì dịch virus COVID-19” cho các doanh nghiệp thuộc hơn 30 lĩnh vực với tổng giá trị hợp đồng lên đến 15,7 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp này tránh bị phạt vi phạm hợp đồng Thứ năm, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước Chính phủ Trung Quốc đã ban hành 19 chính sách và biện pháp để cải thiện môi trường tiêu dùng, phá bỏ những vướng mắc về thể chế và cơ chế, nâng cao chất lượng quản trị trong lĩnh vực tiêu dùng Thúc đẩy tiêu dùng được tập trung vào 6 lĩnh vực, bao gồm cung ứng thị trường, nâng cấp tiêu dùng, mạng lưới tiêu dùng, sinh thái tiêu dùng, năng lực tiêu dùng và môi trường tiêu dùng Tập trung xây dựng mạng lưới tiêu dùng kết hợp giữa thành thị và nông thôn; nhanh chóng thiết lập hệ sinh thái tiêu dùng “thông minh”; nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân và kiến tạo môi trường tiêu dùng đáng tin cậy Nâng cao chất lượng và mở rộng tiêu dùng dịch vụ, tiêu dùng hàng hóa vật chất Thứ sáu, hỗ trợ tài chính giải cứu ngành hàng không Chính phủ Trung Quốc bơm hàng tỷ USD vào ngành hàng không, cho phép một số hãng hàng không nhà nước tiếp nhận các hãng nhỏ hơn bị thiệt hại nặng nề khi thị trường du lịch lao dốc, xem xét miễn trừ nợ và đưa ra các điều khoản thuê máy bay thuận lợi hơn Chính phủ trợ cấp tài chính cho các hãng hàng không, kèm theo gói hỗ trợ dịch vụ quốc tế, miễn trách nhiệm đóng quỹ phát triển hàng không, phí sân bãi tại sân bay và điều khiển không lưu cho các hãng Ngoài hỗ trợ về tài chính, Hãng hàng không Trung Quốc (CAAC) cũng tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho hàng không Trung Quốc Tổng cộng CAAC đã công bố 16 biện pháp hỗ trợ, tất cả đều nhằm “thúc đẩy sự phát triển ổn định” của ngành Cùng với các biện pháp hỗ trợ ngành hàng không, Trung Quốc công bố kế hoạch giảm thuế, phí cho các hãng hàng không, tạm thời miễn bảo hiểm xã hội các doanh nghiệp trong ngành để bảo vệ nguồn lao động Nhờ những chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, cùng với sự kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế Trung Quốc đã và đang phục hồi mạnh mẽ Số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 16/4 cho thấy GDP nước này trong quý I/2021 đạt 24.930 NDT, tăng 0,6% so với quý trước Số liệu mới công bố cho thấy những dấu hiệu đáng khích lệ về kinh tế Trong quý I, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định tăng tương ứng 24,5%, 33,6%, 25,6% Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 7 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 8470 tỷ NDT Kinh tế Trung Quốc đang có một khởi đầu thuận lợi, tiếp tục phục hồi tăng trưởng quý vững chắc 2 Tác động của Covid-19 đến sự phát triển kinh tế Hàn Quốc 2.1 Những tác động tiêu cực Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý IV/2020 đạt 1,1% Trong bối cảnh khủng hoảng dịch Covid-19, sau khi liên tục giảm trong quý I và quý II/2020 lần lượt đạt -1,3% và -3,2%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã quay lại tăng trưởng dương trong quý III và quý IV Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 của Hàn Quốc đạt -1%, lần đầu tiên tăng trưởng âm sau 22 năm kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1998 (-5,1%) Trong quý IV, xuất khẩu của Hàn Quốc nhìn chung vẫn duy trì ôn định, song tiêu dùng tư nhân trong nước bị ảnh hưởng do đợt tái bùng Covid-19 lần ba Kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc tăng 5,2% tập trung vào lĩnh vực chip bán dẫn và chế phẩm hóa học Kim ngạch nhập khẩu tăng 2,1% chủ yếu ở lĩnh vực máy móc và thiết bị Ngược lại, tiêu dùng tư nhân giảm 1,7% do các dịch vụ như nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, vận tải và tiêu dùng hàng hóa thực phẩm đều bị co hẹp Đầu tư xây dựng tăng 6,5%, đầu tư thiết bị giảm 2,1% Xét theo các dịch vụ công nghiệp, ngành chế tạo tăng 2,8%, ngành nông ngư nghiệp tăng 4,9%, ngành dịch vụ tăng 0,4% Tổng thu nhập quốc nội GDI đạt 0.7% thấp hơn mức 1,1% của GDP do điều kiện thương mại xấu đi 2.2 Phản ứng chính sách của Hàn Quốc Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn triển khai kế hoạch “With Covid-19”, còn gọi là “Trang trải cuộc sống cùng Covid-19”, đưa cuộc sống dần trở lại bình thường sau 22 tháng kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào tháng 1 năm 2020 Các biện pháp cách ly xã hội sẽ dần được nới lỏng, nhiều nhân viên làm việc tại nhà sẽ trở lại công sở theo từng giai đoạn Các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ được kỳ vọng sẽ phục hồi tiêu dùng, còn xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro cả rong và ngoài nước như lạm phát, động thái bình thường hóa chính sách tiền tệ của Mỹ có thể cản trở đà phục hồi kinh tế của Seoul Thêm vào đó, kế hoạch từng bước khôi phục đời sống thường nhật cũng có thể khiến tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn Xuất khẩu đã dẫn dắt nền kinh tế Hàn Quóc kể từ năm 2020, khi các ngành sản xuất truyền thống như chip bán dẫn, ô tô, thép và hóa dầu hoạt động tích cực Song nhìn xa hơn, đây sẽ là thách thức lớn nếu nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào ngành chế tạo Do đó, khi chính sách “With Covid-19” được thực thi và xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng thì nhu cầu trong nước sẽ đực hồi sinh, kỳ vọng tiêu dùng sẽ bùng nổ sau một thời gian dài bị dồn nén Thông qua các chỉ số kinh tế có thể thấy tiêu dùng đang co dấu hiệ phục hồi Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc BOK, chỉ số long tin của người tiêu dùng CSI trong tháng 10 đã đạt 106,8 điểm, cho thấy tỷ lệ người lạc quan về tình hình kinh tế nhiều hơn tỷ lệ người bi quan Trong tháng 10, chỉ số lòng tin doanh nghiệp (BSI), chỉ số CSI tổng hợp và chỉ số lòng tin về tin tức (NSI) đều tăng Tương tự chỉ số CSI, chỉ số NSI trên 100 điểm cho thấy nội dung các bài báo, tin tức có chiều hướng tích cực hơn tiêu cực, phản ánh sự cải thiện tâm lý hộ gia đình và doanh nghiệp Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch thứ 4, chỉ số này đã giảm xuống mức 110 điểm vào nửa sau tháng 9, nhưng đã tăng lên ngưỡng 120 điểm trong tháng 10 và vượt qua 130 điểm vào tháng 11 Để duy trì tâm lý tích cực, Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện nhiều chương trình kích thích tiêu dùng Bước vào giai đoạn từng bước khôi phục đời sống thường nhật, Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế như triển khai chương trình phát phiếu giảm giá mua hàng 8 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 với quy mô tới 23 tỷ won (200 triệu USD), tổ chức lễ hội mua sắm thường niên lớn nhất trong năm “Korea Sale Festa” từ 1-15/11 với nhiều chương trình giảm giá, khuyến khích người tiêu dùng mở hầu bao Rõ ràng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 4% của cả năm, cải thiện tiêu dùng là một yếu tố quan trọng Bất chấp đại dịch, xuất khẩu đã thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của Seoul đã vượt mốc 55,5 tỷ USD, con số cao thứ hai trong lịch sử kể từ khi bắt đầu thực hiện thống kê liên quan vào năm 1956 Xuất khẩu đã tăng trưởng trong 12 tháng liên tiếp kể từ tháng 11 năm ngoái Kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến tháng 10 vừa qua đạt 523,2 tỷ USD, vượt qua con số của cả năm ngoái Nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, xuất khẩu của năm 2021 có thể chạm cột mốc cao nhất mọi thời đại Dư luận đang kỳ vọng nhu cầu nội địa và xuất khẩu sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế Áp lực lạm phát gia tăng là một trong các yếu tố bất lợi chính ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung Giá cả tăng cao khiến người tiêu dùng dè dặt chi tiêu, giá nguyên liệu thô tăng trở thành gánh nặng tài chính lớn cho doanh nghiệp Lạm phát làm suy yếu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu mục tiêu của Hàn Quốc, từ đó tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Seoul Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 9 năm 9 tháng Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thậm chí tăng hơn 4,6%, hàng tạp hóa tăng hơn 5% so với một năm trước Giá cả tăng kìm hãm tiêu dùng, do đó lạm phát chính là vấn đề lớn nhất đối với quá trình chuyển đổi sang giai đoạn “sống chung với COVID-19” Ngoài ra, có những yếu tố tiêu cực từ bên ngoài Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã công bố quyết định siết chặt tốc độ thu mua tài sản từ cuối tháng 11, báo hiệu Washington sẽ chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ, và các chính sách này chắc chắn sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu Một yếu tố bất lợi khác là đà tăng trưởng của Trung Quốc suy yếu, khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III của nước này chỉ tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đối mặt với nguy cơ gián đoạn Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ một mặt đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng như cắt giảm 20% thuế xăng dầu để kiểm soát lạm phát, mặt khác lại nỗ lực khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn thông qua các phiếu mua hàng giảm giá và các sự kiện mua sắm lớn Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) đã công bố một báo cáo phân tích xu hướng tiêu dùng ở một số nền kinh tế lớn triển khai chính sách “With COVID-19” trước Hàn Quốc Theo đó, chính sách này đã giúp cải thiện đáng kể mức độ vận động của các thành phần kinh tế, góp phần phục hồi tiêu dùng ở các quốc gia Đặc biệt, số lượng khách sử dụng các dịch vụ tiếp xúc trực tiếp đã tăng 5% Đây cũng là nguyên nhân Chính phủ chủ trương kế hoạch “trang trải cuộc sống cùng đại dịch” dù đối mặt với nhiều rủi ro liên quan Chính phủ và BOK cần phối hợp để xây dựng đường lối chính sách phù hợp Trong khi Ngân hàng trung ương Hàn Quốc hy vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ so với dự kiến, Bộ Kế hoạch và tài chính lại nhấn mạnh vào việc vực dậy nền kinh tế Với các quan điểm trái chiều của các nhà hoạch định chính sách, thật khó để các chính sách đạt được hiệu quả như mong muốn Do đó, các chính sách liên quan cần được điều chỉnh một cách linh hoạt Về giá cả, rủi ro lạm phát sẽ còn kéo dài trong một thời gian, và các hộ gia đình mắc nợ cần quản lý tài chính hợp lý Quá trình thoát khỏi đại dịch và đưa cuộc sống trở lại bình thường chắc chắn là “con đường không không hoàn toàn bằng phẳng” Song nền kinh tế Hàn Quốc đã trở nên vững chắc hơn so với thời điểm mới bùng dịch, và được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hậu COVID-19 III Bài học cho Việt Nam 1 Kinh nghiệm xây dựng chính sách phục hồi nền kinh tế 9 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Có thể thấy Trung Quốc và Hàn Quốc có hai cách tiếp cận khác nhau trong nỗ lực phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc theo đuổi mục tiêu “Zero Covid”, kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh trước khi khôi phục lại các hoạt động kinh tế Trong khi đó Hàn Quốc với chính sách “With Covid-19”, tiếp cận theo hướng vừa khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội vừa kiểm soát dịch bệnh 1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Thứ nhất, chính sách hỗ trợ người dân Chính phủ Trung Quốc đã triển khai gói cứu trợ 4,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 4,7% GDP) với các biện pháp tài khóa cụ thể nhằm tăng cường chi tiêu chống dịch và kiểm soát sự lây lan của virus; sản xuất các thiết bị y tế; đẩy nhanh giải ngân bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp mở rộng cho lao động nhập cư; miễn, giảm thuế và nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội; tăng cường chi tiêu công Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc đã bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để gia tăng thanh khoản thông qua cơ chế thị trường mở; mở rộng các cơ chế cho vay lại hoặc tái chiết khấu khoản vay, cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế và đồ dùng thiết yếu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp; mở rộng nguồn cung tín dụng của ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; ban hành các công cụ mới để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, bao gồm cả chương trình lãi suất 0 đồng (chính phủ cấp tiền cho ngân hàng để ngân hàng cho doanh nghiệp vay lại)… Trung Quốc còn nới lỏng những quy định về điều kiện tài chính cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch và gặp khó khăn trong việc trả nợ; nới lỏng các điều kiện cho vay ràng buộc với hình thức vay trực tuyến và mở rộng hỗ trợ tín dụng cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ gia đình đủ điều kiện; tạm hoãn các khoản nợ xấu và cắt giảm các điều kiện quy định nợ xấu; hỗ trợ các tổ chức tài chính phát hành trái phiếu doanh nghiệp để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nguồn vốn trong dân thông qua việc nới lỏng các điều kiện bảo đảm đầu tư của bên phát hành, “bơm” thêm tiền vào các chương trình bảo lãnh tín dụng, cải cách quy định về quản lý tài sản theo hướng linh hoạt hơn, nới lỏng các chính sách về nhà ở ở địa phương… Thứ ba, chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ du lịch Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp, như đặt lịch hẹn, chuyển tải cao điểm, hạn chế luồng đi lại và tổ chức có trật tự hơn, ban hành các hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh và các tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng chi tiết dành cho lĩnh vực du lịch và lữ hành Các văn bản này không chỉ tập trung vào khách du lịch mà còn yêu cầu các cơ sở văn hóa du lịch, như điểm du lịch, khách sạn, công ty lữ hành, bảo tàng, rạp chiếu phim phải tuân thủ Các hướng dẫn và tiêu chuẩn này được cập nhật liên tục theo diễn biến của tình hình dịch bệnh 1.2 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc Với phương châm “Đừng bao giờ để khủng hoảng trôi qua một cách lãng phí”, giữa năm 2020 ngay từ giữa giai đoạn đầu của đại dịch), Tổng thống Moon Jae-in đã công bố kế hoạch “Korean New Deal”, với mục đích coi đại dịch như một bàn đạp để phục hồi và phát triển mạnh hơn Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Lee Boe-in, Tổng giám đốc phụ trách “Korea New Deal” cho biết kế hoạch này này là phản ứng của Seoul đối với những thách thức từ trước và trong đại dịch Kế hoạch này ban đầu đặt mục tiêu chi 160 nghìn tỷ won (135 tỷ USD) tiền mặt cho đến năm 2025, nhằm tạo ra 1,9 triệu việc làm Tuy nhiên “Korean New Deal” sau đó đã được điều chỉnh khi các thực tế mới xuất hiện “Korean New Deal 2.0” được hình thành vào tháng 7/2021, chia gói kích thích này vào 3 trụ cột, gồm: “Kế hoạch Kỹ thuật số Mới” (Digital New Deal), “Kế hoạch Xanh Mới” (Green New Deal) và “Kế hoạch Con người Mới” (Human 10 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 New Deal) Gói kích thích đã được mở rộng lên 220 ngàn tỉ won (186 tỉ USD) và hy vọng tạo ra 2,5 triệu việc làm Song song với việc đưa ra chính sách để kích thích tiêu dùng, chính phủ Hàn Quốc nỗ lực trong việc kiểm soát dịch bệnh để thực hiện mục tiêu kép Thông qua thông tin vị trí điện thoại di động, lịch sử sử dụng thẻ tín dụng, camera quan sát… giúp cơ quan phòng dịch Hàn Quốc nhanh chóng xác nhận thông tin của bệnh nhân và những người đã tiếp xúc Sau khi đã có thông tin thì việc xét nghiệm và chẩn đoán nhanh được ưu tiên hàng đầu Hàn Quốc có khả năng thực hiện 20.000 xét nghiệm/ngày Nhiều bệnh viện tư nhân tại Hàn Quốc còn áp dụng hình thức “phòng khám sàng lọc trong suốt”, trong đó người khám đi vào các căn phòng dạng hộp điện thoại công cộng và được nhân viên y tế được bảo vệ sau tấm acrylic trong suốt lấy mẫu xét nghiệm Nước này cũng đã thử nghiệm và đi đầu trong việc thực hiện “trạm xét nghiệm lưu động” Người xét nghiệm sẽ đặt lịch trước, lái xe một mình tới trạm xét nghiệm lưu động Tới nơi, họ được kiểm tra về lịch sử đi du lịch nước ngoài, khả năng tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19, các triệu chứng liên quan rồi mới quyết định có lấy mẫu xét nghiệm hay không Sau khi được quyết định, người đó chỉ cần mở hé cửa ô tô để nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm Toàn bộ quy trình từ tiếp nhận đến thu mẫu được thực hiện trong trạng thái người lấy mẫu ngồi trên ô tô và chỉ diễn ra trong 10 phút Khi có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng không rõ nguồn gốc, không truy được vết, Chính phủ chuyển chiến lược, chấp nhận “sống chung với lũ”, bố trí nhiều điểm xét nghiệm và khuyến cáo người dân tích cực đi xét nghiệm Để duy trì mục tiêu kép, Hàn Quốc khá chủ động trong việc phân loại, điều chỉnh và áp dụng linh động các biện pháp giãn cách xã hội Mục tiêu chính là để kiểm soát dịch bệnh mà không ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh tế 2 Bài học cho Việt Nam Thứ nhất, tiêm chủng vắc-xin là biện pháp quan trọng Dù tiếp cận theo cách nào - “đóng cửa” nền kinh tế kiểm soát dịch bệnh trước, hay song song thúc đẩy các hoạt động kinh tế kết hợp với kiểm soát dịch bệnh, thì tăng tỷ lệ người dân được tiêm chủng vắc-xin cũng vẫn là điều kiện cần của quá trình phục hồi nền kinh tế Gia tăng nguồn cung vắc-xin giúp các quốc gia có cơ hội lớn hơn trong việc tiêm chủng cho người dân Tùy theo quy mô dân số của nền kinh tế, ngưỡng 75% đến 85% dân số được tiêm phòng vắc-xin (2 mũi) là điều kiện để kiểm soát dịch bệnh và/hoặc chuyển đổi nền kinh tế sang giai đoạn phát triển kinh tế trong bối cảnh thích ứng với dịch bệnh Thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất vắc- xin và thuốc điều trị bệnh trong nước là điều kiện (đủ) để bảo đảm cho việc kiểm soát hay thích ứng trước sự phát triển của dịch bệnh Thứ hai, gia tăng các đối tác thương mại kết hợp với đơn giản hóa các thủ tục là điều kiện thúc đẩy thương mại Đại dịch COVID-19 là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhiều biện pháp phi thuế, cản trợ sự thuận lợi của thương mại Trong đại dịch, thương mại của một quốc gia sẽ chịu tác động tiêu cực lớn khi nền kinh tế đó phụ thuộc/có mối quan hệ thương mại chỉ với số ít đối tác chính Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, như mạng thông tin, hệ thống cảm biến, sinh trắc học… giúp các quốc gia cắt giảm các chi phí, thủ tục liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ cũng như thúc đẩy đi lại qua biên giới Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, truy xuất nguồn gốc của hàng hóa là cơ sở hạn chế việc áp dụng các biện pháp phi thuế Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan trong bối cảnh dịch bệnh là yêu cầu cấp thiết để góp phần tạo thuận lợi thương mại Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số, nền kinh tế không chạm Để phát triển kinh tế số, cần kết hợp thực thi các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng của nền kinh tế số và triển khai các chính sách thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt Bên cạnh đó, có những giải pháp hỗ 11 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/cá nhân tham gia xây dựng nội dung số, đặc biệt trong bối cảnh việc xây dựng nội dung số cũng chịu tác động tiêu cực từ quy định giãn cách vì phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng Thứ tư, triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, như cú sốc dịch bệnh Trong khi đó, các doanh nghiệp này lại là nhóm tạo nhiều việc làm cho nền kinh tế Trong bối cảnh đó, các quốc gia trên thế giới thường thiết kế chính sách riêng cho nhóm doanh nghiệp này, tập trung vào Kết hợp giữa giảm bớt tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trên diện rộng và thúc đẩy cấu trúc lại các doanh nghiệp, với các biện pháp cụ thể, gồm: Hỗ trợ nguồn lực nhằm khôi phục vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp gặp khó khăn, khuyến khích các giải pháp cấu trúc lại nợ, nâng cao hiệu quả của các thủ tục thanh lý, phá sản (nhằm phân bổ lại nguồn lực hiệu quả từ các doanh nghiệp kém hiệu quả sang các doanh nghiệp hiệu quả hơn) Đối tượng thụ hưởng chính sách phải được xác định cụ thể, thường là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Thông tin chính sách cần minh bạch và kịp thời để doanh nghiệp sớm tiếp cận Nội dung chính sách hướng đến là thúc đẩy sự phổ biến công nghệ và kiến thức, bảo đảm rằng lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số được chia sẻ giữa các doanh nghiệp và người lao động Thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tạo một môi trường kinh doanh năng động Hỗ trợ người lao động, nhất là nhóm yếu thế, chuyển đổi sang công việc, việc làm mới Tài liệu tham khảo: 1 PSG.TS Bùi Quang Tuấn – TS Hà Huy Ngọc, 12/10/2021, Phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Cộng sản https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/824164/phuc-hoi-kinh-te-sau-tac- dong-cua-dai-dich-covid-19 kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-nam.aspx 2 Mingming Ma – Shun Wang - Fengyu Wu, 20/03/2021, Covid-19 Prevalence and Well being: Lesson from East Asia https://worldhappiness.report/ed/2021/covid-19-prevalence- and-well-being-lessons-from-east-asia/ 3 Thu Hằng, 19/10/2021, Hàn Quốc đẩy mạnh kế hoạch kinh tế lớn, chớp cơ hội kỷ nguyên hậu đại dịch, Báo tin tức, Thông tấn xã Việt Nam https://baotintuc.vn/phan-tichnhan- dinh/han-quoc-day-manh-ke-hoach-kinh-te-lon-chop-co-hoi-ky-nguyen-hau-dai-dich- 20211018170819810.htm 4 Trung Hiếu, 07/10/2021, Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào, VOV https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/dai-dich-covid-19-giang-don-manh- va-bien-doi-kinh-te-trung-quoc-nhu-the-nao-896083.vov 5 Vũ Thị Phương Dung, 01/04/2020, Kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát đại dịch Covid-19, Tạp chí Cộng sản https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su- kien/-/2018/816019/kinh-te-trung-quoc-trong-boi-canh-bung-phat-dai-dich-covid-19.aspx 6 IFC International Finance Corporation, May 2020, Covid-19 Economy Impact – East Asia and the Pacific https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/b612cced-108c-42fb-9e8e- eb977bd7d19f/20200528-COVID-19-Response-Brief-EAP.pdf? MOD=AJPERES&CVID=n9swElA 7 KBS World, 08/11/2021, Kỳ vọng phục hồi kinh tế với kế hoạch “Trang trải cuộc sống cùng Covid-19 https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm? lang=v&menu_cate=business&id=&board_seq=413427 12 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 8 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách http://hoilhpn.org.vn/documents/24301/2436636/bao-cao- danh-gia-tac-dong-covid-19-den-nen-kinh-te.pdf/a7ff5633-e246-4945-8bc0-b56eb57d0b41 13 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan