1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài ảnh hưởng của việc làm thêm tới học tập của sinh viên khoa lưu trữ học và quản trị văn phòng

54 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của việc làm thêm tới học tập của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
Tác giả Hồ Phạm Minh Tiến, Vũ Anh Duy, Nguyễn Tùng Bách, Nguyễn Ngọc Yến Như, Phạm Đỗ Thảo Nhi, Đặng Ngọc Phương Vy, Bùi Thị Thúy Dung, Nguyễn Phương Uyên
Người hướng dẫn Mai Châu Thủy
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lưu trữ học và quản trị văn phòng
Thể loại Bài kiểm tra cuối kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Hồ Minh
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 788,76 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂNPHÒNG & HÀN QUỐC HỌC Bài kiểm tra cuối kì mônPhương pháp nghiên cứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN

Mã số sinh viên

2056200183 2056040110 2056200102

2056110227

2056140294

2056110298

Trang 2

7 năm 2022

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

4 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Câu hỏi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Lược khảo tài liệu 8

8 Tiểu Kết 17

PHẦN II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

1 Nhận thức về xu hướng làm thêm 18

2 Nhận thức về những ảnh hưởng giữa việc làm thêm và học tập 25

3 Tiểu Kết 37

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 39

1 Kết luận 39

1.1 Về mặt lý luận 39

1.2 Về mặt thực tiễn 39

2 Khuyến nghị 40

2.1 Đối với sinh viên 40

Trang 3

2.2 Đối với nhà trường 41

2.3 Đối với xã hội ( các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, ) 42

3 Tiểu kết 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHẦN PHỤ LỤC 45

MỤC LỤC BẢNG 52

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ 53

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ NHÓM 54

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có được sự thành công của bài khảo sát "Ảnh hưởng của việc làm thêm tới học tập của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM" như ngày hôm nay là nhờ

có sự góp sức của nhiều cá nhân, tập thể, Nhóm chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học - cô Mai Châu Thủy, người đã đồng hành cùng nhóm chúng em xuyên suốt môn học vừa qua, các thành viên trong nhóm đã góp sức trong việc hoàn thành bài báo cáo và đặc biệt là sinh viên năm nhất khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn đã tham gia điền khảo sát cho bài báo cáo và các anh chị đi trước

đã giúp nhóm chúng em kế thừa các tư liệu của những năm trước Nhóm chúng em cũng không quên chúng mọi người thành công, như ý trong cuộc sống

Trang 5

Ảnh hưởng của việc làm thêm tới học tập của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc

Điều đó đang trở thành một xu hướng của sinh viên hiện nay Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm thêm theo quan điểm của tôi đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân” Việc tích lũy kinh nghiệm trong môi trường học tập như: làm việc nhóm, làm bài tập… Dường như vẫn còn là những điều sinh viên cảm thấy vẫn chưa đủ cho sự nghiệp sau này mà còn là

sự va chạm đối với xã hội bên ngoài và “đi làm thêm" đó chính là thách thức đặt ra mà hầu hết các sinh viên lựa chọn để lĩnh hội thêm nhiều kỹ năng mềm mà họ cho rằng đó

là sự cần thiết cho tương lai sau này của chính bản thân mình

“Làm thêm” hay thường gọi với cái tên “việc làm part-time” có lẽ là một chủ đề được sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập, cả sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không nằm ngoài vòng xoay ấy

Mỗi sinh viên đi làm thêm có thể sẽ có những lý do cá nhân riêng Thường thì rất nhiều người nghĩ chỉ có những sinh viên gia đình khó khăn mới đi làm thêm, vì họ

Trang 6

muốn kiếm thêm thu nhập để giúp đỡ cho gia đình, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt Nhưng trên thực tế, có những bạn sinh viên gia đình rất khá giả vẫn tìm kiếm những công việc làm thêm ngoài giờ chủ yếu để trưởng thành, có cơ hội để cọ xát, đi vào thực tế và có thể rèn luyện những kỹ năng, tích lũy những kinh nghiệm mà trường học sẽ khó giúp họ có được Và sở dĩ việc làm thêm đã trở thành xu thế vì khi sống trong môi trường cạnh tranh không ngừng pháttriển như hiện nay, kiến thức thực tế và xã hội không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.Tuy nhiên, việc làm thêm là một công việc không chính thức Vì thế, về phía gia đình, nhiều phụ huynh muốn con em mình tập trung vào học tập và không ủng hộ việc

đi làm thêm bán thời gian Bên cạnh đó lại có những ý kiến cho rằng kiến thức sinh viênhọc trên lớp cũng chỉ là lý thuyết, nên đi làm thêm để va chạm sớm, có kinh nghiệm hơn sau khi ra trường và đặc biệt là kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống Chính vì thực tiễn đó, nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu là “Ảnh hưởng của việc làm thêm tới học tập của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM” Với mong muốn tạo ra cái nhìn tổng quan nhất về đề tài nghiên cứu khoa học đã nêu trên Đồng thời cũng chỉ ra mặt lợi, mặt hại của vấn đề để đề ra các giải pháp thiết thực nhất Không chỉ vậy, khi áp dụng vào thực tế sẽ giúp sinh viên lựa chọn được việc làm thêm phù hợp; xác định rõ ràng được mục tiêu mà mình muốn, tránh được những sai lầm không đáng có khi đi làmthêm Và đề tài cũng có thể ứng dụng rộng khắp cả nước để tìm hiểu về vấn đề làm thêm của sinh viên thời điểm hiện nay

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu đề tài, mô tả được những ảnh hưởng

của việc làm thêm tới với sinh viên, đồng thời đưa ra giải pháp giải quyết những ảnh hưởng mang tính tiêu cực

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 7

Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan tới việc làm thêm của sinh viên và những sinh viên đi làm thêm

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng từ việc làm thêm đối với sinh viên

Đưa ra những giải pháp để giúp cho sinh viên phát huy được những ảnh hưởng tốt

và khắc phục những ảnh hưởng chưa tốt của việc đi làm thêm đối với riêng cá nhân của sinh viên

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: sinh viên đi làm thêm của trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của việc làm thêm tới việc học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Nhân văn hiện nay như thế nào?

Nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên tham gia làm thêm là gì?

Việc đi làm thêm có những ảnh hưởng như thế nào tới việc học tập của sinh viên Nhân văn?

Có thể khắc phục và cần đưa ra những giải pháp như thế nào?

Sinh viên có thể tích luỹ và học hỏi gì gì từ công việc làm thêm hiện tại?

Trang 8

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong chương trình nghiên cứu lần này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp

nghiên cứu cơ bản Đó là:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp để thu thập những thông tin cần thiết (cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm; chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu; số liệu thống kê) nhằm phục vụ cho vấn đề nghiên cứu khoa học đặt ra Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu về ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến sinh viên và suy nghĩ về vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay

Phương pháp điều tra bảng hỏi thực chất là một cuộc phỏng vấn, nhưng không đốithoại trực tiếp bằng lời, mà bằng cách đưa những câu hỏi vào một biểu mẫu, gửi đến người được phỏng vấn để nhận được ý kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các sinh viên khoa Lưu trữ Học và Quản trị văn phòng đang theo học tại trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và được khảo sát thông qua thư điện tử Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu về đề tài “Ảnhhưởng của việc đi làm thêm đến sinh viên khoa Lưu trữ Học và Quản trị văn phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”, dự kiến nghiên cứu với số lượng 157 sinh viên khoa Lưu trữ Học và Quản trị văn phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh

7 Lược khảo tài liệu

Các khái niệm và Các lý thuyết liên quan:

Các khái niệm:

Sinh viên là gì ? : Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học [tr71]; Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang

Trang 9

học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học.

Làm thêm là gì ? Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm khoa báo chí tại một trường Hà Nội: “Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn

vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.”

Học tập là gì ? ( Các dạng của học tập ): Theo Bloom, học tập là một quá trình

nhận thức gồm 6 cấp độ sau: Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên đã được học Hiểu: hiểu các tư liệu đã được học, sinh viên phải

có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được Áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học Phân tích: biết tách

từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theocấu trúc của chúng 5.Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu 6.Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định

Các dạng của học tập: có 2 dạng chính là học tập về kiến thức và học tập về kỹ năng Trường Đại học cung cấp kiến thức còn xã hội cung cấp kỹ năng Sinh viên muốn

có được kỹ năng thì có thể tham gia các CLB, làm tình nguyện và làm thêm (NCKH của nhóm hướng đến vấn đề làm thêm là chính)

Các lý thuyết liên quan:

Thuyết nhận thức -hành vi: Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi trường để thích nghi

Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow: các đối tượng mong muốn được thỏa mãn với nhu cầu của thực tại

Tiếp cận trên quan điểm trao đổi: Trước hết quan điểm trên cho rằng hành vi của con người là hợp lý Đó là cách con người chọn chỉ bỏ ra ít nhất để thu về nhiều nhất

Trang 10

Giả thuyết thứ hai, một khi con người đã đạt được một cái gì đó, họ ít muốn tăng thêm cái mà xứng đáng với cái giá phải trả Tuy nhiên vẫn có thể khôi phục lại được Giả thuyết thứ ba, luôn chờ đợi sự cân bằng giữa cho và nhận Những người trong quan hệ trao đổi hi vọng một sự đáp lại công bằng.

Ai nghiên cứu:

Các nghiên cứu khoa học trong nước:

1 Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ – Nhóm sinh viên thuộc Khoa Kinh

tế và Quản trị kinh doanh, Khoa Khoa học tự nhiên trường Đại học Cần Thơ (2013) Nghiên cứu “Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”

Dựa trên cơ sở: thực tiễn Nhóm sinh viên nghiên cứu nhận thấy rằng sinh viên đi làm thêm ngày càng là một hiện tượng phổ biến, nhất là đối với sinh viên Khoa Kinh tế,Khoa Sư phạm Việc sinh viên đi làm thêm sẽ làm tiêu tốn thời gian dẫn đến kết quả học tập của các em cũng bị ảnh hưởng ít nhiều

Lợi ích: Nhìn chung, sự phù hợp với chuyên ngành cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên làm thêm, sinh viên làm việc đúng chuyên môn thì đỡ vất vả

và kết quả học tập có chiều hướng tốt hơn là làm công việc khác với chuyên ngành Hạn chế: Nhìn chung, sinh viên đi làm thêm cho dù là công việc gì thì hai yếu tố tác động chiếm tỷ lệ cao nhất đó là việc giảm thời gian tự học và sức khỏe bị ảnh bởi công việc Kết quả học tập giảm sút Gây mất tập trung

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập gồm những yếu tố: Thời gian đi làm thêm; Loại hình công việc; Vấn đề sức khỏe Kết luận: có sự khác biệt về kết quả học tập giữa nhóm sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm; giữa kết quả học tập trước và sau khi đi làm thêm

Kế thừa: Ảnh hưởng chủ yếu mà nhóm sinh viên này hướng đến là ảnh hưởng không tốt Trong đó ta có thể kế thừa được ý kiến “ việc làm thêm làm giảm thời gian tựhọc” và “công việc có sự phù hợp với chuyên ngành” có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trang 11

của nhóm Từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết sao cho phù hợp: xác định phương pháp học tập, tham gia vào các nhóm học, xây dựng thời khóa biểu học tập cụ thể

2 Nghiên cứu khoa học “ Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành Kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh” - đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Khoa học của cán bộ, giảng viên trẻ và người học sau Đại học trường Đại học Kinh tế - Luật năm 2019 – Thạc sĩ Nguyễn Văn Nên

Dựa trên cơ sở: Các nghiên cứu lý thuyết và tổng quan thực tiễn

Lợi ích: Sinh viên có công việc làm thêm liên quan đến ngành học thì kết quả học tập sẽ tăng lên 0,137 Tích lũy kinh nghiệm và có được một số kỹ năng mà ở trường họ không tìm thấy, hoặc có rất ít Những kiến thức thực tế sẽ giúp sinh viên dễ dàng hiểu

rõ hơn bài giảng ở trường Việc kiếm được thu nhập bằng chính công sức của bản thân

sẽ giúp sinh viên biết quý trọng đồng tiền hơn, biết vạch ra kế hoạch để chi tiêu hợp lý

và từ đó có thể phụ giúp gia đình

Hạn chế: Sự bất tiện trong lịch làm cố định đã góp phần khiến kết quả học tập của sinh viên giảm sút Mức lương và điểm trung bình có tỉ lệ ngược chiều nhau - khi mức lương tăng thêm 1 triệu thì kết quả học tập sẽ giảm 0,137 đơn vị Khoảng cách di

chuyển càng xa thì điểm số trung bình mà sinh viên đạt được càng thấp - khoảng cách nơi làm tăng lên 1km thì điểm số của sinh viên giảm 0,037 đơn vị Mức điểm tỉ lệ nghịch với thời gian làm thêm - thời gian làm thêm của sinh viên tăng thêm 1 giờ thì kếtquả học tập của sinh viên giảm đi 0,024 đơn vị điểm số

Kết luận: Việc đi làm thêm đã có những tác động tiêu cực nhất định đến kết quả học tập của sinh viên Việc khai thác triệt để các lợi ích từ việc đi làm thêm sẽ là tiền đề cho sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành Kinh tế nói riêng có cơ hội rèn luyện

và nâng cao tiềm năng phát triển, giá trị của bản thân để từ đó cải thiện chất lượng học tập và cuộc sống

Kế thừa: các yếu tố liên quan với việc làm thêm tác động đến kết quả học tập như:

loại công việc làm thêm, thời gian làm việc, mức lương, sự linh hoạt của công việc, khoảng cách đến nơi làm việc, hỗ trợ từ gia đình, cơ sở vật chất trường học Các giải

Trang 12

pháp được đưa ra là: chọn công việc có mức độ linh hoạt cao, chọn công việc làm thêm liên quan đến ngành học, nơi làm có mức độ di chuyển phù hợp và đặt ra giới hạn về lượng thời gian làm thêm phù hợp

3 Tiểu luận PPNCKH “Nhu cầu việc làm thêm của sinh viên đại học Thủ Dầu Một” - nhóm sinh viên Khoa Công tác xã hội trường ĐH Thủ Dầu Một

Dựa trên cơ sở: thực tiễn “Việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp”

Lợi ích: Có nhiều cơ hội hơn để tích lũy kinh nghiệm và tạo được các mối quan hệcần thiết để có cơ hội xin việc nhiều hơn Đồng thời trong quá trình làm thêm sinh viên

sẽ nhận ra ngành mình đang học có phù hợp hay không, nếu không phù hợp các bạn cũng có thể dễ dàng chuyển hướng và tiếp tục tìm kiếm ngành nghề phù hợp với bản thân

Hạn chế: Công việc bán thời gian sau giờ học của sinh viên bên ngoài xã hội này không hề đơn giản, mất nhiều thời gian

Kết luận: Thực trạng việc làm thêm hiện nay

Kế thừa: Một số giải pháp nhằm khuyến khích và quản lý việc làm thêm của sinh viên

Đề tài NCKH “Thực trạng làm thêm của sinh viên Đà Nẵng” - nhóm sinh viên ĐH

Trang 13

Biết trân trọng giá trị đồng tiền, biết tiết kiệm, quý trọng cuộc sống, biết cách đối nhân

xử thế và quan trọng nhất là biết yêu thương cha mẹ

Hạn chế: Biểu hiện hành vi “Làm việc trước, học tập sau” dẫn đến các biểu hiện tiêu cực với học tập như: đi học muộn, ngủ gật trong lớp, mất tập trung, làm việc riêng,

nợ môn, hay vắng mặt quá nhiều trong quá trình học, học lại, thi lại Các công việc làm thêm chiếm lĩnh hết quỹ thời gian của sinh viên Biểu hiện cảm xúc: thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, bực bội, mất niềm tin vào công việc khi bị lừa gạt Kết quả học tập giảm sút và hệ lụy đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của sinh viên Áp lực Kết luận: Hiện tượng sinh viên ĐH Sư phạm ở trọ và kí túc xá đi làm thêm đã trở nên phổ biến Nhu cầu làm thêm lớn nhưng nhu cầu được đáp ứng là khá ít Tất cả sinh viên đều cho rằng việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập không là phụ thuộc vàokhả năng mỗi người Đề xuất các giải pháp như: Nhà trường liên kết với các các tổ chức

xã hội thành lập trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm tư vấn; thành lập CLB doanh nghiệp, sinh viên đi làm thêm cần có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

Kế thừa: Phạm vi nghiên cứu rộng hơn các nghiên cứu khác, đề cập đến cả cuộc sống và học tập, nguồn tài liệu và dữ liệu nhiều, khá đáng tin cậy (vì có bảng khảo sát

và số liệu bằng số % cụ thể) Đồng thời cũng cung cấp nhiều lợi ích cũng như hạn chế hơn về vấn đề làm thêm của sinh viên Giải pháp rộng và nhiều

4 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Thể thao “ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH” - ThS Ngô Sách Thọ, TS Nguyễn Xuân Trãi Trường TDTT Bắc Ninh

Dựa trên cơ sở: thực tiễn “ Việc đi làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế… kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rấtlớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp Chính vì vậy, vấn đề việc làm thêm trở thành nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh không nằm ngoài xu thế đó”

Trang 14

Lợi ích: Việc làm thêm đa dạng, chiếm tỷ lệ đông nhất là tham gia bán hàng và làm nhân viên phục vụ Đây là công việc có tính thời vụ, thu nhập tương đối cao xong không có tính ổn định, phù hợp với những sinh viên thích được trải nghiệm, mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm thêm cơ hội việc làm trong tương lai Đi làm thêm cũng là mộtcách tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian có ích.

Hạn chế: Khó khăn lớn nhất của sinh viên khi đi làm thêm là khó tìm công việc phù hợp Những khó khăn còn lại khác là gặp phải sự lừa đảo, thiếu phương tiện, công

cụ thông tin liên lạc; gia đình không ủng hộ

Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã xác định thực trạng việc làm thêm hiện nay của sinh viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh với 572/922 sinh viên làm thêm chiếm tỷ lệ 62,04% và 350/922 sinh viên, chiếm tỷ lệ 37,96% sinh viên chưa bao giờ làm thêm

Kế thừa: Tham khảo được phần Lợi ích và Hạn chế

5 Luận văn “Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay”

Dựa trên cơ sở: thực tiễn “Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế Đó là đi làm thêm…Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp”

Lợi ích: Học được tài ăn nói, thuyết phục Tích lũy thêm kinh nghiệm bù vào (nếu như kết quả học tập không được xuất sắc) Cho sinh viên khả năng quan sát và thực tế hơn, biết cách tính toán, biết chi tiêu hơn Khó khăn gặp phải không ít nhưng nó sẽ giúpcác bạn thấy tự tin hơn Có thể nói việc làm thêm là một trong những phương thức hỗ trợ cho sinh viên đi tìm cánh cửa doanh nghiệp.

Hạn chế: Đề cập đến các hạn chế của sinh viên khi đi xin việc làm thêm: thái độ thờ ơ, cẩu thả; thiếu kinh nghiệm thực tế; hạn chế về kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ Khi đi làm thêm sẽ được bổ sung => trở thành lợi ích

Trang 15

Dựa trên cơ sở: thực tiễn Giống Tiểu luận số 3) và Luận văn số 6).

Lợi ích/ Hạn chế/ Kết luận/ Kế thừa: Giống hệt Luận văn số 6)

6 Đề tài “ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP”

- nhóm sinh viên Khoa Kinh tế phát triển trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên cơ sở: thực tiễn “ Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến học tập của sinh viên và yếu tố làm thêm cũng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đề tài sẽ làm rõ vấn đề này”

Lợi ích: Giúp ích về thu thập kinh nghiệm, giao tiếp, kiến thức

Hạn chế: Phần lớn sinh viên đi làm thêm đều không giúp ích cho học học tập Phần lớn sinh viên cho rằng đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập và phần lớn là ảnh hưởng ở mức độ cao Áp lực

Kết luận: Sinh viên làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập so với sinh viên không đi làm thêm Sinh viên làm thêm vào trái buổi ảnh hưởng nhiều hơn so với sinh viên làm thêm vào buổi tối

Kế thừa: Chủ yếu đề tài này liên quan đến tính toán mẫu số liệu nên không kế thừađược nhiều

7 Tạp chí khoa học “ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG” - ThS Bùi Đăng Toản, ThS.Nguyễn Ngọc Thắng, ThS Nguyễn Viết Hùng

Trang 16

Dựa trên cơ sở: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra, khảo sát thực trạng việc làm thêm của sinh viên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu “ Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang” - THS NGUYỄN THỊ PHƯỢNG (Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang) TRẦN THỊ DIỄM THÚY (Giảng viên Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang)

Dựa trên cơ sở: lý thuyết Chu kỳ kinh doanh, Tổ chức thị trường lao động và thể chế pháp luật, yếu tố cấu trúc khác

Lợi ích: Nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố tác động tích cực đến quyết định làm thêmcủa sinh viên gồm: thu nhập, kinh nghiệm, kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu, thời gian rảnh và kết quả học tập Những công việc làm thêm thường giản đơn, không đòi hỏi tay nghề cao, không qua đào tạo bài bản nhưng thông qua đó các bạn có thể học hỏi được kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề cũng như gia tăng thu nhập Không những vậy, sinh viên có thể tìm kiếm một môi trường để áp dụng kiến thức đã được học vào thực

tế, trải nghiệm kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh, từ đó giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp của mình sau khi ra trường

Hạn chế: Không có

Kết luận: Nghiên cứu đưa ra đánh giá khả năng tác động của các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định làm thêm của sinh viên, góp phần giúp lãnh đạo khoa Kinh tế, Ban Giámhiệu của Trường có định hướng đúng đắn để sinh viên vừa làm thêm đạt hiệu quả công việc vừa không ảnh hưởng đến kết quả học tập

Kế thừa: Nghiên cứu này có độ tin cậy cao vì là nghiên cứu khoa học của giảng viên và đã được đăng lên tạp chí Vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm (part-time) đối với sinh viên nên ta cũng chỉ có thể kế thừa được phần này vào NCKH của mình

Các NCKH nước ngoài:

Trang 17

1 Nghiên cứu “Part-Time Job and Students’ Academic Achievement” (Việc làm bán thời gian và thành tích học tập của sinh viên) của tác giả Safrul Muluk (T9.2017).

2 Nghiên cứu “The impact of part time employment on students' health and academic performance: a Scottish perspective” (Tác động của việc làm bán thời gian đối với sức khỏe và kết quả học tập của sinh viên: quan điểm của người Scotland) của nhóm tác giả Carney Claire Sharon McNeish and John McColl (2005)

8 Tiểu Kết

Những ảnh hưởng của việc làm thêm hầu đang diễn ra ở mọi sinh viên Chính vì vậy, để biết cụ thể xem những ảnh hưởng đó tác động như thế nào đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng nên nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những khó khăn nào đã diễn ra đối với sinh viên khoa để tìm ra các biện pháp cụ thể cho sinh viên cải thiện và quan tâm đến học tập hơn Dựa trên những nghiên cứu đã được tiến hành từ trước đó và từ đó nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thừa

kế và chắc lọc, tiến hành nghiên cứu đối tượng khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

để cho biết được công việc làm thêm và chất lượng học tập hiện tại của sinh viên

Trang 18

PHẦN II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Nhận thức về xu hướng làm thêm

Khi thực hiện khảo sát, trước hết, để biết nhu cầu làm thêm và nhận thức về xu hướng làm thêm của sinh viên hiện tại thì chúng tôi đã đưa ra một câu hỏi dành cho các

bạn sinh viên như sau: “Trường học chậm hơn trường đời” có phải là nguyên nhân sâu

xa khiến cho sinh viên phải đi làm thêm? Vì sao?” Dựa trên câu hỏi khảo sát này,

chúng tôi đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều tới từ các bạn sinh viên Với mỗi câu trả lời, họ đều có những lập luận và lí lẽ riêng của bản thân mình Những sinh viên đồng tình với ý kiến này có suy nghĩ rằng: trường học là một nơi đầy ắp những lý thuyết mà lại thiếu đi sự thực hành, dẫn tới việc kỹ năng và kinh nghiệm của sinh viên không được trau dồi và tích lũy theo thời gian Vì vậy, sinh viên sẽ dần dần được “học” nhưng lại không được “hành” dẫn tới việc thiếu đi sự thực tế trong công việc của họ Ngược lại, cũng có những sinh viên không đồng tình với ý kiến trên Họ cho rằng, kiến thức được học khi ngồi trên ghế nhà trường chính là nền tảng vững chắc nhất để có thể hoàn thành tốt công việc của mình Cũng có những bạn cho rằng đây là một ý kiến vừa đúng, vừa sai vì đối với các bạn ấy, trường học và trường đời luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp phần bù đắp những thiếu sót và giúp họ có thể hoàn thiện bản thân mình hơn

Trang 19

Biểu đồ 1.1: Suy nghĩ của sinh viên khoa về việc đi làm thêm

Từ hỏi trên, thì nhóm nghiên cứu đã đưa ra một câu hỏi trực tiếp về suy nghĩ của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng về việc “sinh viên có nên đi làm thêm hay không” thì dựa theo bảng khảo sát, có thể thấy hầu hết sinh viên khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng đồng tình việc sinh viên nên đi làm thêm ( 95,9% ), chỉ có số

ít là không đồng tình ( 4,1% ) Từ dữ liệu cho thấy suy nghĩ của sinh viên khoa là nên đilàm thêm

Trang 20

Biểu đồ 1.2: Bảng khảo sát về lí do đi làm thêm

Chính vì đa số sinh viên đều “đồng ý" với việc sinh viên nên đi làm thêm nên nhóm nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu lý do thì theo khảo sát cho biết sinh viên khoa đi làm thêm mang lại rất nhiều lợi ích, tiêu biểu nhất là “có thêm thu nhập” với 91,8% lựa chọn và “học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm” với 89,0% Có thể thấy, ngoài vấn đề tài chính ra thì kinh nghiệm, kiến thức cũng được sinh viên khoa vô cùng chú trọng đến khi làm thêm Ngoài ra, sinh viên cũng rất quan tâm đến tương lai khi ta thấy được lần lượt là 72,6% và 52,1% sinh viên lựa chọn lý do đi làm thêm là “rèn luyện kỹ năng mềm” và “tìm kiếm thêm cơ hội việc làm trong tương lai” Thông qua dữ liệu thì

ta có thấy được xu hướng lý do chung khi sinh viên khoa chọn đi làm đó là nỗi lo về vấn đề kinh tế và kinh nghiệm cần đạt được giúp ích cho sau này

Trang 21

Biểu đồ 1.3: Bảng khảo sát về lý do không đi làm thêm

Bên cạnh những lý do khiến sinh viên khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng quyết định đi làm thêm thì cũng tồn tại những lý do khiến cho bộ phận sinh viên còn lại lựa chọn việc không đi làm Trong đó, chiếm phần lớn là do “không có thời gian” ( 64,9% ) Tiếp đến, “chưa tìm được công việc thích hợp” ( 61,4% ) và muốn “tập trung cho việc học” ( 54,4% ) là hai lý do có số lượng sinh viên lựa chọn nhiều thứ hai và thứ

ba Hai lý do cuối cùng là “gia đình không cho” đi làm thêm và “không có nhu cầu đi làm thêm” Qua đó ta có thể biết được, xu hướng chung của sinh viên không đi làm thêm đó chính là vấn đề về thời gian hay lo lắng cho việc học

Trang 22

Biểu đồ 1.4: Bạn đã làm những công việc gì?

Để hiểu thêm cụ thể về công việc làm thêm mà sinh viên khoa chọn thì nghiên cứu

đã tiến hành hỏi công việc mà sinh viên khoa chọn làm Theo khảo sát thì đa số các bạn sinh viên khoa làm công việc “phục vụ quán” ( 54,8% ); tiếp đến là “phụ bán hàng” chiếm 32,9%; “gia sư” chiếm 24,7% và “quản trị fanpage" với 11% ; phần còn lại là những công việc khác cũng khá đa dạng Điều đó cho thấy đa số các bạn sinh viên đều chọn làm phục vụ hoặc phụ buôn bán, có thể nói đây là những công việc có tính thời vụ,đơn giản, dễ tìm, dễ thu xếp thời gian, không ảnh hưởng quá nhiều đến việc học của cácbạn sinh viên

Trang 23

Biểu đồ 1.5: Khung giờ làm thêm

Tiếp đến, thời gian làm thêm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc quyết định đi làm của sinh viên; vì vậy, khi đề cập đến khung giờ làm thêm của sinh viên khoa, thì đa số sinh viên đều chọn “buổi tối" với 82,2% Cho thấy xu hướng đa số sinh viên đều chọn làm buổi tối; bên cạnh đó thì “buổi sáng" cũng có 11% và buổi trưa với 11%, cho thấy sinh viên khoa hầu hết đều làm tất các buổi trong ngày, nhưng sinh viên làm nhiều nhất

đó chính là làm vào buổi tối, sinh viên có xu hướng tích cực làm thêm khi kết thúc một ngày học hoặc để nâng cao kinh nghiệm vào buổi tối

Trang 24

Biểu đồ 1.6: Xu hướng chọn công việc ở gần

Chúng ta có thể thấy khoảng cách di chuyển đối với công việc làm thêm ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên khoa, khi có đến 90,4% ý kiến “có” thể hiện rằng nhiều sinh viên ưu tiên cho những công việc làm thêm có khoảng cách gần, thuận tiện di chuyển Vì một số bạn sinh viên không có phương tiện đi lại cá nhân mà chỉ đi xe buýt

đi học và cả đi làm Trong khi đó ý kiến “không” chỉ chiếm 9,6% (một sự chênh lệch cực kỳ lớn) trên tổng 100%, điều này thể hiện rất rõ là các bạn sinh viên cảm thấy khoảng cách di chuyển đến nơi làm việc xa đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ tốn nhiều thời gian hơn để di chuyển, tốn nhiều sức lực, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe Cho thấy xu hướng chung của sinh viên khoa thay vì thời gian di chuyển xa đó các bạn sinh viên cũng có thể kiếm cho mình một công việc gần hơn, tiết kiệm thu gọn được khoảng cách mà còn giữ sức giữ thời gian cho việc học

Trang 25

Biểu đồ 1.7: Thời gian đi làm thêm của sinh viên

Từ lý do làm thêm ( biểu đồ 1.2 ) và khoảng cách di chuyển đến chỗ làm thêm thuận tiện hay không ( biểu đồ 1.6 ), thời gian đi làm thêm của sinh viên sẽ phụ thuộc vào hai tiêu chí đó Sinh viên khoa đều dành mỗi ngày từ 1-3 tiếng cho công việc làm thêm Ngoài ra, 3-5 tiếng và 5-7 tiếng cũng là khung giờ khá phổ biến Từ đó có thể kết luận rằng sinh viên tranh thủ từng thời gian tuỳ theo thời khoá biểu của bản thân để kiếm thêm thu nhập; trau dồi các kinh nghiệm bên ngoài hoặc kỹ năng mềm; tìm kiếm

cơ hội việc làm trong tương lai

Trang 26

Biểu đồ 1.8: Suy nghĩ của sinh viên khi có tiết học trùng với thời gian đi làm

Thời gian đi làm thêm hay khung giờ làm của sinh viên tác động rất nhiều đến việc học tập của sinh viên nên nhóm nghiên cứu đã đặt ra một tình huống: khi hỏi về việc ưu tiên việc đi học hay đi làm trong lúc hai việc này trùng giờ nhau thì đa số sinh viên khoa sẽ chọn việc “thu xếp thời gian để đi học" với 91,8%, ngoài ra cũng có sinh viên chọn “đi học" với 1,4% Chính vì vậy, có thể thấy được sinh viên khoa hầu hết đều

sẽ sắp xếp để ưu tiên việc đi học hơn là việc đi làm

2 Nhận thức về những ảnh hưởng giữa việc làm thêm và học tập

Bảng 1.1: Xung quanh bạn đã có ai vì mải mê làm thêm mà không học tập

nữa hay không ?

Trang 27

Để tiếp tục hỏi yếu tố khách quan - môi trường xung quanh liệu có tác động đến sinh viên hay không thì nhóm nghiên cứu đã đặt sinh viên vào câu hỏi về môi trường tác động “đã có ai mải mê làm thêm mà không học tập nữa không ?” thì theo dữ liệu cho biết, mức độ 3 - bình thường được lựa chọn nhiều nhất với 30,1% Nhưng, mức độ

4 và 5 cộng lại chiếm tới 42,5% trong khi mức độ 1 và 2 chỉ chiếm 27,4% Điều đó cho thấy rằng vấn đề “mải mê đi làm thêm mà không học tập nữa” vẫn còn đang tồn tại trong cộng đồng sinh viên Chính vì vậy, đã tác động trực tiếp sự hình thành suy nghĩ hay tư duy khi còn là sinh viên của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Biểu đồ 2.1: Khó khăn gặp phải khi lựa chọn công việc làm thêm

Nhóm khảo sát đưa ra bốn lý do cơ bản những khó khăn khi lựa chọn công việc làm thêm Trong đó lựa chọn chiếm tỉ lệ cao là “Khó tìm được công việc phù hợp” với 79.5% Sinh viên khoa cho rằng khi lựa chọn công việc làm thêm cần có nhiều yếu tố kết hợp hài hòa với nhau trong công việc như thời gian làm việc, yêu cầu của công việc, Ngoài ra lựa chọn “Thiếu phương tiện di chuyển cũng là một rào cản lớn khi sinh viên chủ yếu đi xe bus, các phương tiện công cộng Bên cạnh đó, sinh viên cũng e ngại bị lừa đảo khi dạo gần đây, thực trạng lừa đảo sinh viên với các mô hình đa cấp

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w