Vì vậy, nghiên cứu này được ra đời nhằm hỗ trợ nguồn tài liệu tham khảo về sự ảnh hướng của các yếu tố trong quản trị tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp báo hiểm ớ Vi
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA TOAN KINH TE
CHUYEN DE THUC TAP Chuyén nganh : Toan kinh té
Đề tai: ĐÁNH GIA ANH HUONG CUA CAC YEU TO QUAN TRI TỚI
HIEU QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA CAC CONG TY BAO
HIEM O VIET NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Tùng
Mã sinh viên: 11165753
Lớp: Toán Kinh tê 58
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Ngọc Hưng
Hà Nội, Tháng 11 / Năm 2020
Trang 2Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
3 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích và tong hợp lý thuyết4.2 Phương pháp điều tra
6 Cấu trúc của nghiên cứu
CHƯƠNG | CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ANH HUONG CUA CÁC YEU TO QUANTRỊ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY BẢOHIẾM Ở VIỆT NAM
1.1 Quản trị doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về quản trị doanh nghiệp1.1.1 Thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam1.1.2 Những yếu tổ ảnh hưởng tới hoạt động Quản trị doanh nghiệp
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ( firm performance )
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 1.2.2 Do lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.2.3 Các lý thuyết liên quan tới quản trị kinh doanh và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty
1.3 Danh sách các biến được sử dụng dé phân tích
1.4 Tổng quan về ngành bảo hiểm ở Việt Nam
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 3Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
2.3 Các kiểm định liên quan tới mô hình phân tích số liệu mảng
2.3.1 Kiểm định Breusch & Pagan Lagrangian2.3.2 Kiểm định Hausman
2.3.3 Kiểm định Wooldridge
CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 Ma trận tương quan
3.3 Kiểm định Wooldridge ( Wooldridge test for autocorrelation in panel data
3.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ( Breusch and Pagan Lagrangian
multiplier test for random effects )
3.6 Hồi quy theo mô hình FE
3.7 Kiểm định Hausman
3.8 Kết luận
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 4Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
DANH MỤC BANG
Bảng 1.3 Danh sách các biến được sử dụng trong phân tích
Bảng 3.1 (1) Cơ cấu giới tính của các CEO trong mẫu
Bảng 3.1 (2 ) Thống kê mô tả các biến sử dung trong phân tích
Trang 5Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tat cả quý thầy cô đã giảng dạy trong Khoa
Toán kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích về chuyên ngành Toán kinh tế, làm cơ sở cho tôi thựchiện tốt chuyên đề tốt nghiệp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự biết ơn sâu sắc đến giảng viênhướng dẫn em là TS Pham Ngọc Hung đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em rất nhiều
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện chuyên đề tốt nghiệp Trong
quá trình làm chuyên đề, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên những cácphân tích và kết quả được đưa ra khó tránh được những thiếu sót Tôi rất mongnhận được sự góp ý của thầy cô dé bài luận văn của tôi hoàn thiện hơn Xin chân
thành cảm ơn!
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 6Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
MỞ ĐẦU
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÈ TÀI
- Thực trạng thị trường bảo hiểm tới 2019 ( theo báo cáo của tổng công ty bảo hiểm
Xuân Thành ):
“ Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc với tăng trưởng cao
và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm tiếptục duy trì đà tăng trưởng, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được
hoàn thiện.
Tính đến 31/12/2019, thị trường bảo hiểm có 66 doanh nghiệp kinh doanh bảohiểm (trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảohiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 16 doanh nghiệp môi giới bảohiểm) và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
— Tổng tài sản năm 2019 ước đạt 454.379 tỷ đồng (tăng 15,03% so với năm 2018),trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 89.447 tỷ đồng, các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 364.932 tỷ đồng.
— Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm
2019 ước đạt 376.555 tỷ đồng (tăng 16,36% so với năm 2018), trong đó các doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 46.591 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểmnhân thọ ước đạt 329.964 tỷ đồng
— Tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2019 ước đạt
285.965 tỷ đồng (tăng 18,58% so với năm 2018), trong đó các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 21.638 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọước đạt 264.327 tỷ đồng
— Tổng doanh thu phí năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng (tăng 20.54% so vớicùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt52.387 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2018), các doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ ước đạt 107.793 tỷ đồng (tăng 25% so với năm 2018)
với năm 2018), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 30.118
tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 59.227 tỷ đồng
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 7Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
2019 ước đạt 44.006 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọước đạt 21.202 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 22.804 tỷ
đồng
— Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2019 ước đạt 9.487 tỷ đồng (giảm4,1% so với năm 2018) Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2019 ước đạt 710
tỷ đồng (tăng 4,1% so với năm 2018).”
- Mặc dù quản tri kinh doanh là 1 phần v6 cùng quan trọng, chiếm phần lớn quyếtđịnh hiệu quả làm việc công ty nhưng việc phân tích 1 cách chỉ tiết về mức độ ảnh
hưởng cua nó tới hiệu quả doanh nghiệp mới chỉ được quan tâm ở Việt Nam trong
vài năm trở lại đây Vì vậy, nghiên cứu này được ra đời nhằm hỗ trợ nguồn tài liệu
tham khảo về sự ảnh hướng của các yếu tố trong quản trị tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp báo hiểm ớ Việt Nam
có thể mang lại kết quả tích cực
3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu : sự ảnh hưởng của các yếu tố trong quản trị tới hiệu quảhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu : các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ hiện đang
hoạt động trên thị trường Việt Nam.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp phân tích và tong hợp lý thuyết
- Qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới chủ dé quản trị kinh doanh và phântích việc ứng dụng quan trị kinh doanh vào thực tiễn dé chọn biến và phương pháp
phân tích phù hợp với mô hình.
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 8Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
4.2 Phương pháp điều tra
- Ở bước thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra : khảo sátthông tin của các đối tượng nghiên cứu ( các công ty bảo hiểm đang hoạt động ởthị trường Việt Nam) , đồng thời tìm kiếm thông tin thích hợp ở các tài liệu liên
quan ( báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, các công bố đại chúng của công ty,
V.V ).
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dé trích xuất thông tin
— thông qua số liệu thu thập được, thực hiện phân tích với mô hình phù hợp và rút
ra các thông tin hữu ích.
5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
- Ý nghĩa thực tiễn :
+ Đề tài nghiên cứu giúp những người quan tâm tới mức độ [ một số yếu tố trongquản trị kinh doanh ] ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của các công ty bảo hiểm
ở Việt Nam có thêm thông tin và có thể thông qua đó để cải thiện năng lực hoạt
động của công ty mình một cách hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa lý luận :
+ Nghiên cứu giúp bé sung thêm vào các tài liệu liên quan tới phân tích tác độngcủa quản trị kinh doanh tới khả năng hoạt động của công ty bảo hiểm ở thị trườngViệt Nam Đồng thời hỗ trợ cho các nghiên cứu khác có chủ đề liên quan
6 CÁU TRÚC CỦA NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu này được chia làm các 8 phan lớn ( mỗi phần tương đương | chương
):
+0 Mở đầu : trình bay cơ sở lý luận, mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa nghiên
cứu
năng lực hoạt động của công ty : trình bày các khái niệm xung quanh quan tri kinh
doanh, thực tiễn tình hình áp dụng quản trị kinh doanh ở Việt Nam Đồng thời dựavào những mô hình nghiên cứu trước đề lựa chọn biến phù hợp Bên cạnh quản trịkinh doanh, phần này còn trình bày một số nội dung liên quan tới năng lực hoạt
động của công ty như : năng lực hoạt động của công ty là gì ? Năng lực này có thể
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 9Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
kinh doanh và năng lực hoạt động của công ty ?
+ Chương 2 Phương pháp nghiên cứu , chọn mau và thu thập dit liệu : chương 2 trình bày các nội dung liên quan tới việc chọn mẫu và mô hình phân tích
+ Chương 3 Tổng quan về ngành bảo hiểm ở Việt Nam : chương này trình bàymột cách sơ bộ tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong nhữngnăm gan đây; Và kết quả nghiên cứu : nêu ra các kết quả phân tích sau khi áp dụngcác nội dung lý thuyết đã nêu ở phần 2 đề phân tích số liệu thu thập được;
+ Phần cuối bao gồm các tài liệu đã được tham khảo dé thực hiện nghiên cứu này
và phụ lục
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 10Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
1.1 QUAN TRI DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về quản trị doanh nghiệp
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn ( Đại học Đà Nẵng ), khái niệm vềquản trị doanh nghiệp là một khái niệm chưa được sử dụng một cách thống nhấtgiữa các quốc gia Sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ sự khác biệt về thể chế
chính trị, văn hóa và sự phát triển thị trường tài chính ở mỗi nước “Tuy nhiên, có
thé đưa ra một định nghĩa chung, dung hòa được sự khác nhau trong cách quanniệm về quản trị công ty như sau: Quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế vàquy định, thông qua đó công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đápứng quyền lợi của nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành công ty.”
- Trong nghiên cứu này, các nhân té trong quản trị doanh nghiệp được tập trungphân tích là cơ chế của một công ty có ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả hoạt động
của công ty đó.
1.1.1 Thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam
- Trên góc độ quản lý công :
Năm 1990 có thé được đánh dấu là 1 năm quan trọng với thi trường doanh nghiệp
với việc Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành Thuật ngữ
“doanh nghiệp” với ý nghĩa là đơn vị kinh doanh mới chính thức xuất hiện Trước
đó, năm 1988, Nghị định 50-HĐBT về ban hành Điều lệ Xí nghiệp công nghiệp
quốc doanh vẫn gọi đơn vị kinh tế là “ xí nghiệp ” chứ chưa hề có thuật ngữ “
doanh nghiệp ”.
“ Luật doanh nghiệp Việt Nam giống như | sự pha trộn giữa công ty luật của Pháp
và công ty luật của người Mỹ gốc Anh” — Chihiro Nunoi ( 2008 ) Qua đây có thé
thấy rang các cơ quan chức năng đã gặp | chút van đề trong việc bắt kịp và quan
lý thị trường hiện đại trong thời kì mới mở cửa ( Ví dụ điển hình là nước ta đã lỗmột cách không thể sâu hơn trong thương vụ hợp tác với Coca Cola trong thời kìnày )
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 11Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
“ Sự sụp đồ của một số công ty lớn trên thế giới như Enron, WorldCom hay
những vụ bê bối ở những doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam do hoạt độngkhông hiệu quả, làm ăn thua lỗ đều có nguyên nhân sâu xa từ việc thực hiện quántrị doanh nghiệp không tốt” — Đỗ Tiến Thịnh ( 2014 ) ( Nhận định này có thé đượcthấy thông qua sự sụp đồ của tập đoàn Vinashin — một trong số những doanh nghiệpmang nhiều triển vọng nhất nhưng cũng mang lại vô cùng nhiều tổn thất cho Việt
Nam ).
+ Với doanh nghiệp nói chung, nhà nước quản lý thông qua Luật doanh nghiệp
2005 dé quan lý các van đề liên quan tới quản trị doanh nghiệp Luật doanh nghiệp
2005 có thé được coi là một bước phát triển mạnh mẽ trong việc quản lý doanhnghiệp do trong bộ luật này, “ pháp luật về doanh nghiệp đã được thống nhất theohướng không phân biệt thành phần kinh tế và tính chất sở hữu” Bộ luật này đã quy
định một cách đầy đủ và chỉ tiết các thành phần của bộ máy quản trị với 4 loại
doanh nghiệp chủ yếu : doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty cô phan “ Luật doanh nghiệp 2005 đã giải quyết nhữngvan dé cơ bản trong quản trị doanh nghiệp trên cơ sở áp dung các gợi ý, thông lệquốc tế ( 1 phần trong đó là khuyến nghị quản lý doanh nghiệp hướng tới các
nguyên tắc quản trị hiệu quả theo OECD 2004 ) và điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn ở thị trường Việt Nam ” Một số cải thiện so với bộ luật năm 1999 có thể
ké đến : “ bé sung mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cánhân làm chủ sở hữu; nâng ty lệ biểu quyết thông qua quyết định trong công ty cỗphần, công ty trách nhiệm hữu hạn và quy định về phương thức bầu dồn phiếutrong công ty cô phần; bố sung các quy định nhằm nâng cao tính công khai hóa,
minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp ” Tuy nhiên, luật doanh nghiệp vẫn có
thé được cải thiện ở một số điểm, vi dụ như tuổi tối thiểu của thành viên Ban kiểmsoát ( hiện quy định là 21 ), 1 người không được cùng lúc làm giám đốc 2 công ty( trên giấy tờ )
+ Với các doanh nghiệp đặc thù, hệ thống pháp luật Việt Nam chia doanh nghiệp
ra làm 2 nhánh chính dé quan lý: doanh nghiệp có vốn sở hữu của nhà nước vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( Ngoài ra, Nhà nước còn chia doanhnghiệp đặc thu ra theo các ngành dé quan lý như luật, công chứng, chứng khoán,
đã “ tạo bước ngoặt với hoạt động quản trị doanh nghiệp khu vực nay.” Những quy
định về quản trị doanh nghiệp cho những doanh nghiệp Nhà nước được thể hiệntại các văn bản hướng dẫn phái sinh của luật doanh nghiệp 2005 Những quy định
11165753 Nguyễn Hữu Tùng 10
Trang 12Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
này bao gồm nhưng không giới hạn ở các vấn đề quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữuNhà nước, cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa vụ của đại diện vốnNhà nước tại doanh nghiệp, v.v Với một số ngành đặc thù, các điều luật phái sinh
từ luật doanh nghiệp 2005 cũng có quy định rất rõ ràng ( chủ yếu ở các vấn đề :loại hình pháp lý mà doanh nghiệp được phép lựa chọn dé thành lập, tiêu chuẩncho 1 số chức vụ quản lý , ) ví dụ như :
+ Luật các tổ chức tín dụng ( với “ tổ chức tín dụng ” được định nghĩa “ là doanhnghiệp thực hiện một, một số hoặc tat cả các hoạt động ngân hàng ” ) quy định rấtchặt chẽ việc quán lý các tổ chức này vì đây là loại doanh nghiệp đặc biệt, có ảnhhưởng rat lớn tới nền kinh tế va sự ồn định xã hội ( do có khả năng huy động va
quyết định phân bé nguồn vốn của xã hội ) Một cách cụ thể, Luật Các tổ chức tín
dụng năm 2010 có nhiều quy định liên quan tới quản trị và điều hành tổ chức tín
dụng.
+ Các công ty quản lý quỹ và các công ty chứng khoán, theo quy định của Luật
doanh nghiệp, chỉ được tổ chức đưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cô phan Các công ty này được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ( loạiđặc thù cho công ty chứng khoán & công ty quản lý quỹ) — giấy này đồng thờiđược coi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Luật chứng khoán quy định việc
quản lý quỹ của các công ty này.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tô chức và hoạt động dựa theo các điềukhoản của Luật kinh doanh bảo hiểm Tuy nhiên, theo Luật kinh doanh bảo hiểm,các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải có dạng tổ chức năm trong số sau : {
hiểm liên doanh, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốnđầu tư nước ngoài } ( trong khi các khái niệm “ doanh nghiệp nhà nước”, “ doanhnghiệp liên doanh”, “ đoanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ” ở Luật doanh
nghiệp không còn được sử dụng như một loại hình doanh nghiệp).
1.1.2 Những yếu tố anh hướng tới hoạt động Quan trị doanh nghiệp
1.1.2.1 Hội đồng quản trị và tính chất của hội đồng quản trị
- Định nghĩa chung :
+ Hội đồng quản trị là một nhóm người được bau ra bởi các cổ đông nhằm giámsát và đưa ra định hướng chiến lược cho ban giám đốc Ban giám đốc phải cung
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 13Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
cấp các thông tin cần thiết về hoạt động của công ty cho hội đồng này ( như báo
cáo tài chính hay các báo cáo thường kỳ ) và chịu trách nhiệm trước hội đồng này
- Định nghĩa hội đồng quản trị và các đặc điểm phải có theo luật của hội đồng quản
trị ( Theo luật doanh nghiệp ) :
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danhcông ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộcthâm quyền của Đại hội đồng cổ đông
trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác )
+ Số thành viên Hội đồng quan trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công tyquy định Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm Nhiệm kỳ của thành viênHội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể đượcbầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
+ Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hộiđồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công việc
+ Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn
nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời
hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị
+ Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
- Theo nghiên cứu của Adam và Mehran vào 2003 —- “ Is Corporate Governance
Different for Bank Holding Companies ”, “ hội đồng quản trị cần có 1 lượng ngườitối thiêu để có thể vận hành công ty một cách hiệu quả Tuy nhiên, một số nghiêncứu khác cho rằng độ lớn của ban quán trị có tỷ lệ nghịch với kết quả hoạt động
của công ty ( Theo Lipton và Lorsh ,1992 và Yermack vào 1996 ).
- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban quan tri cũng có ảnh hưởng tới khả năng hoạt
động của công ty Tuy nhiên, chiều hướng của sự ảnh hưởng này thì không đượcthống nhất trong các nghiên cứu trước Nghiên cứu của Chung & Pruitt ( 1996 )
có kết luận mối quan hệ này là cùng chiều, trong khi đó nghiên cứu của Demsetz
& Lehn ( 1985 ) cho kết quả ngược lại
1.1.2.2 Giám đốc điều hành ( CEO )
* Định nghĩa về giám đốc điều hành
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 14Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
+ Tại Nhật Bản, giám đốc điều hành được coi là “ người điều hành hoạt động kinhdoanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việcthực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao ”
+ Tại Mỹ, giám đốc điều hành là “ một người được ủy nhiệm đầy đủ quyền hạn đềđiều hành hoạt động kinh doanh của công ty và có quyền hành động nhân danh
công ty trong mọi trường hợp ”.
Một cách tông quát, “ giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanhnghiệp giao quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng,
chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng
như kết quả của các hoạt động đó Đồng thời được hưởng thù lao tương xứng vớikết quả mang lại ”
* Với vai trò quan trọng như vậy, những đặc điểm nào của 1 giám đốc điều hành
có thể ảnh hưởng tới khả năng dẫn dắt công ty ?
- Tuổi của CEO
+ Tuổi của 1 CEO có thé được coi là một chỉ số đơn giản thế hiện một cách tươngđối về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân “ Ưu điểm của các nhà quản lý lớntuôi đó là họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết và do đó có thé sửdụng kinh nghiệm của mình để thực thi công việc một cách hiệu quả hơn ” “ Khicác nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thì vốn hiểu biết về xã hội cũng như sự trải
con người, lịch sử hình thành công ty và tương đồng nhiều hơn với giá trị công ty
Từ đó, có thé cho rằng tuổi của nhà quản ly tác động cùng chiêu tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty.”
+ Tuy nhiên, các nhà quản lý lớn tuổi không chỉ mang lại các lợi ích cho công ty
mà họ cũng có thé ra một vài quyết định có kha năng mang lại tác động tiêu cựccho công ty do khuynh hướng bảo thủ ( một dấu hiệu cho thấy lòng tin lớn vàokiến thức của bản thân ) và độc đoán ( Carlson & Karlsson, 1970 ) Ngược lại, cácgiám đốc điều hành trẻ có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn, với kỳ vọng mang
lại cho công ty sự tăng trưởng lớn hơn ( High risk — high reward ) ( Guthrie &
Olian, 1991 ) Song song với sự áp dụng kiến thức như các CEO lớn tuổi, các giámđốc điều hành trẻ tuéi còn thường xuyên kết hợp các kiến thức với nhau để tìm ra
những ý tưởng mới với hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, độ tuổi không chỉ thé hiện mức kiến thức có được, mà còn thé hiện nềnsức khỏe Và đương nhiên, ở khía cạnh này thì trên mặt bằng chung, các CEO trẻ
11165753 Nguyễn Hữu Tùng 13
Trang 15Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
có lợi thế hơn Sức khỏe không chỉ là điểm mạnh duy nhất của các giám đốc điều
hành trẻ, vì bên cạnh đó, những người trẻ nói chung có tốc độ tiếp nhận kiến thức
và học hỏi công nghệ mới vượt trội ( Bantel & Jackson — 1989 ) Luận điểm này
được ủng hộ bởi nghiên cứu của Fahlenvrach vào 2009 và nghiên cứu của Li &
Srinivasan 2011 Hai nghiên cứu này đều có kết luận là theo mẫu điều tra, khi tuổicủa giám đốc điều hành tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm
sút.
+ Như vậy, có thể thấy rằng giữa các nghiên cứu có hai luồng ý kiến trái chiều về
sự anh hưởng của tuổi của CEO tới khả năng lãnh đạo công ty Tuy nhiên, kết quảcủa những nghiên cứu này không nhất thiết phải được hiểu là chống lại nhau.Ngược lại, chúng còn hoàn thiện nhau khi chúng ta quan sát các kết quả này qua
góc nhìn được chỉ ra trong nghiên cứu của Vroom và Pahl vào 1971 : xét từ những
người trẻ tuổi nhất, khi tuổi đời của nhà quản lý tăng dần, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty có xu hướng tăng theo Tuy nhiên, sự tăng trưởng cùng chiềunày dần chậm lại và trở thành ngược chiều ở một mức tuổi nào đó ( mà khó lòngxác định chính xác được vì điều nảy còn được quyết định bởi môi trường hoạt độngcủa người đó ; Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, chúng ta có thé khang định này mức
tuổi này có tồn tại ( với một độ tin cậy nhất định )) Điều này có thể lý giải rằng
những CEO lớn tuổi có xu hướng tránh ra những quyết định rủi ro Thay vào đó,
họ ưu tiên các lựa chọn mang tính bền vững với mức rủi ro thấp hơn
Dựa theo những phân tích trên, có thé thay rằng độ tuổi của CEO có thé có quan
hệ tuyến tính với hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng cũng có thé có quan hệphi tuyến ( có thể là hàm bậc 2 ) với hiệu quả trong việc điều hành
- Thâm niên của CEO
+ Thâm niên của CEO là yếu tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới kinh nghiệmđiều hành của CEO - điều này có thé bị nhằm lẫn với tuổi của CEO Tuy nhiên,
kinh nghiệm làm việc : sự bình tĩnh trước các biến cố - nhân tổ rất quan trọng đểquản trị một công ty ở một thị trường đang phát triển và dé bị biến động theo cácyếu tố bên ngoài như Việt Nam Ngoài ra, có một số trường hop CEO lớn tuổi rồi
mới làm CEO và ngược lại, cũng có những người dat được vi trí CEO từ khi còn
trẻ trên thị trường bao hiểm Việt Nam — ví dụ như giám đốc của PTI từ 2006 tới
2014 là ông Phạm Anh Tuấn ( có 9 năm thâm niên ở vị trí CEO khi mới 41 tuổi (
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 16Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
năm 2016 ) ) trong khi giám đốc Clive Baker của Prudential lần đầu làm CEO khi
công ty có hệ thống giám sát yếu ( do có thể là nhờ vào thâm niên lâu năm, các
CEO có thể hiểu được cấu trúc công ty một cách sâu sắc, từ đó mở ra cơ hội tậndụng các lỗ hồng, tuy nhiên, phải nhắn mạnh rằng không phải giám đốc điều hànhnao cũng thé ) Nghiên cứu của Henderson, Miller và Hambrick ( 2006 ) cho rằng
có thé biểu diễn mối quan hệ của thâm niên CEO và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty là không hề đơn giản, vì mối quan hệ này có vẻ khá phức tạp và khó
có thể biểu diễn một cách tuyến tính Nghiên cứu gợi ý biểu diễn mối quan hệ này
với mô hình dang chữ U ngược
- Tỷ lệ sở hữu cô phiếu
+ Trong các công ty cô phần hiện đại ngày nay, việc tách bạch giữa chủ sở hữu vàCEO là khá rõ ràng Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Brickley từ 1988, nên gắn lợi
ích của nhà quản lý | cách tỷ lệ với sự tăng trưởng của công ty thông qua việc sở
hữu cổ phiếu Việc này có chức năng khích lệ sự hoạt động hiệu quả của giám đốcđiều hành ( Thậm chí công ty FPT ở Việt Nam đã áp dụng điều này nhiều hơn tácgiả gợi ý : tổ chức sự kiện thường niên phát hành cô phiếu với giá ưu đãi cho nhânviên có thành tích tốt ) Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu saunày của Adams và cộng sự thực hiện vào 2009 và Elisa và đồng sự thực hiện vào
2013 Cả 3 đều cho răng tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà quản lý có quan hệ cùng
chiều với kết quả hoạt động của công ty Hay nói một cách dễ hiểu hơn, khi CEO
tăng ty lệ sở hữu cé phiếu, họ có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn
+ Tuy nhiên, việc gia tăng sở hữu cổ phiếu này có thé dẫn tới tiêu cực khi CEO —nhà điều hành — chiếm quá nhiều cổ phan Điển hình là việc ra những quyết định
có lợi trong ngắn hạn ( qua đó mang lại lợi ích cho bản thân ) nhưng mang lại tácđộng xấu cho công ty trong dài hạn ( Phản ứng này được làm rõ trong nghiên cứu
CEO có thể giảm thiểu rủi ro mình bị sa thải, từ đó sẽ làm giảm động lực làm việc
và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 17Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
+ Giống như mối quan hệ giữa tuổi của giám đốc điều hành và hiệu quả điều hành,theo một số nghiên cứu trước, ty lệ sở hữu cô phiếu của giám đốc cũng có xu hướngtác động phi tuyến tới hiệu quả điều hành công ty Điền hình là theo nghiên cứucủa Demsetz và Lehn ( 1985 ), mối quan hệ này không han là tuyến tính, mà sẽ cómột mức sở hữu tối ưu đối với nhà điều hành Nghiên cứu vào 1988 của Morck
và Vishny đã phân tích chỉ tiết hơn rất nhiều để tìm con số này Kết quả phân tích
cho thấy khi tỷ lệ sở hữu cô phiếu nằm trong khoảng từ 0 đến 5 % , giá trị công ty
có xu hướng tăng theo thời gian, khi mức sở hữu nằm trong khoảng 5 tới 25 %, giátrị công ty lại có xu hướng giảm Từ những kết quả phân tích trên, có thể thấy cókhả năng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO cũng có mối quan hệ phi tuyến với hiệuquả điều hành công ty
- Sự kiêm nhiệm vi trí CEO của chủ tịch hội đồng quản trị
+ Ở các công ty cô phần, CEO có thé không nắm giữ cô phiếu, sở hữu rất ít, hoặc
có thé là thành viên hội đồng quan trị và thậm chí đồng thời là chủ tịch hội đồng
quản trị Theo nghiên cứu của Fama & Jensen ( 1983 ), nếu giám đốc điều hànhđồng thời có khả năng ảnh hưởng lớn tới quyết định của hội đồng quản trị, hộiđồng quản trị sẽ bị giảm vai trò trong việc giám sát Rechner và Dalton vào 1991
đã đưa ra 1 kết luận rõ ràng hơn nhiều : Các doanh nghiệp có CEO và chủ tịch hộiđồng quản trị là 2 người khác nhau sẽ hoạt động hiệu quả hơn Kết luận này nhậnđược sự đồng tình từ nghiên cứu của Coles và đồng sự (2001 ) Ngoài ra, một sỐnhận định có phần nặng nề hơn đã được đưa ra trong nghiên cứu của Daily vàDalton vào 1994 khi nói rằng những công ty có chủ tịch hội đồng quản trị kiêmgiám đốc điều hành có tỷ lệ phá sản cao hơn ( kết luận này được lặp lại 1 lần nữa
trong nghiên cứu của Finegold, Benson và Hecht thực hiện vào 2007 )
+ Tuy nhiên, 1 lần nữa, vẫn có những sự bất đồng tới từ các nghiên cứu khác:
Donalson và Davis trong nghiên cứu năm 1991 có lý luận rằng “ CEO là những
nhà quản trị, và việc quản trị sẽ thuận lợi nhất cho giám đốc điều hành khi họ có
quyền hành và khả năng tự quyết cao ” Quan điểm này được ủng hộ bởi khá nhiều
nghiên cứu khác như của Guillet, Seo, Kucukusta và Lee vào 2013 ; Yang và Zhao
vào 2014 và Peni vào 2014
+ Riêng trong vấn dé này, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có những nghiênviệc chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là CEO có hiệu quả hoạt động kinh doanh
11165753 Nguyễn Hữu Tùng 16
Trang 18Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
( khả năng sinh lợi ) cao hơn so với những công ty khác Sự khác biệt này được
giải thích bởi 1 thứ được gọi là “ văn hóa khoảng cách quyền lực cao” đặc trưng ở
Việt nam ( “Effective leadership in joint ventures in Vietnam: a cross-cultural perspective” — Dang Thi Kim Chi , Truong Quang, Fredric William Swierczek (
1998 ) )
- Gidi tinh CEO
+ So với các CEO nam, các CEO nữ có số lượng ít hơn nhiều Tuy nhiên, con sốnày đang dan được gia tăng ( Simon Ho & Annie Li & Kinsun Tam & Feida Zhang
— 2015 ) Theo nghiên cứu của Nina Smith, Valdemar Smith & Mette Verner vào
2005, những nhà điều hành là nữ có nhiều kinh nghiệm liên quan tới công việc vànhững lĩnh vực khác nhiều hơn Đồng thời, CEO nữ cũng được nhận định là cókhả năng xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn và nhân viên cảm thấy thunhập của mình được nhận là công bằng hơn ( Geoffrey Tate and Liu Yang — 2015
) Cũng theo Val Singh & Susan Vinnicombe ( 2004 ), các giám đốc điều hành nữ
thé hiện hiểu biết nhiều hơn về phân khúc thị trường hon, từ đó giúp gia tăng chấtlượng của các quyết định Sự vượt trội này được làm rõ hơn bởi Walayet A
Khan và João Paulo Vieito khi họ xem xét dữ liệu của các doanh nghiệp Mỹ giai
đoạn 1992 tới 2004 và rút ra kết luận rằng “ CEO nữ làm gia tăng khả năng sinh
lợi của công ty và làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp hơn so với CEO nam”.
+ Ngược lại, thông qua nghiên cứu của mình, Inmyxai Sengaloun, Yoshi Takahashi ( 2010); Noor Afza Amran (201 1), Chih-Shun Hsu , Lopin Kuo & Bao-
guang Chang ( 2013 ) cùng có kết luận rang công ty được điều hành bởi CEO nữ
có hiệu quả kém hơn CEO nam.
1.1.2.3 Một số nhân tổ ngoài giám đốc điều hành và hội đồng quan trị có liên quan
tới việc vận hành công ty
* Ban kiểm soát :
Ban kiểm soát được hiểu một cách don giản là một nhóm người được bau ra trongđại hội cô đông Nhóm người này có chức năng chính là giám sát hội đồng quantri và giám đốc điều hành trong việc điều hành công ty Ngoài ra, ban này cũng cóchức năng thâm định tính trung thực và đầy đủ của các báo cáo kinh doanh; kiểmtra và đánh giá độ hiệu quả của các hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Truy cập vào các tài liệu kế toán và các loại tài liệu quan trọng khác của công
ty
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 19Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
+ Tham dự và thảo luận tại các buổi họp của đại hội đồng cỗ đông, các buổi họpcủa hội đồng quản trị và những buổi gặp mặt khác mà họ cảm thấy cần+ Quyền được cung cấp thông tin : Một số tài liệu mang tính tổng kết liên quantới công ty phải được gửi một cách chủ động tới ban kiểm soát như : các nghị quyết
và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông & hội đồng quản trị; báo cáo của giámdéc/téng giám đốc trình lên hội đồng quản trị; v.v
* Thành viên độc lập của hội đồng quản trị :
- Trong hội đồng quản trị của công ty, có thé phải bé nhiệm vi tri “ thành viên độc
lập” này ( theo luật doanh nghiệp 2014 ) Thành viên này cũng được coi là thành
viên trong hội đồng quản trị, nhưng chức năng có một chút khác biệt so với thànhviên hội đồng quản trị
- Theo luật doanh nghiệp 2014, 1 công ty cô phần có thé lựa chọn 1 trong 2 mô
hình để tổ chức quản lý và hoạt động : Mô hình 1 gồm đại hội đồng cô đông, hội
đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc/ tổng giám đốc ( trong trường hợp công
ty cổ phần có ít hơn 11 cổ đông và các cổ đông là tô chức nắm trong tay ít hơn50% cổ phần của công ty thì có thể sử dụng mô hình 2 ); hoặc Mô hình 2 — giỗng
mô hình | nhưng không có ban kiểm soát Nếu 1 công ty hoạt động theo mô hình
2, ít nhất 1/5 số thành viên trong hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập Cácthành viên độc lập này thực hiện chức năng giám sát và kiểm soát như ban kiểm
soát.
- Ngoài điều kiện là được Đại hội đồng cổ đông bầu chọn, thành viên độc lập của
+ Hiện tại không làm việc cho công ty / công ty con của công ty; đồng thời khôngphải người đã từng làm việc ở công ty / công ty con của công ty trong vòng ít nhất
3 năm trở lại.
+ Hiện không hưởng lương / thù lao từ công ty ( trừ phụ cấp mà thành viên hộiđồng được hưởng theo quy định )
+ Không có họ hang & người thân thích giữ vị trí chủ chốt trong công ty như cổ
đông lớn hoặc là quản lý trong công ty hoặc công ty con của công ty.
+ Không trực tiếp hay gián tiếp sở hữu ít nhất 1% cổ phần có quyền biểu quyết ở
công ty.
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 20Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
+ Không nằm trong hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát của công ty trong vòng
5 năm trở lại.
1.2 HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CUA CÔNG TY ( FIRM
PERFORMANCE )
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Không giống với các khái niệm phổ biến như Quản trị kinh doanh hay Giám đốcđiều hành, định nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty chưa đượcđịnh nghĩa một cách chính xác mà thường xuất hiện dưới các dạng khác nhau trong
các nghiên cứu khác nhau.
Ví dụ như trong nghiên cứu của Võ Hồng Đức & Phan Bùi Gia Thủy ( 2013 ), hiệu
quả hoạt động kinh doanh công ty được đo một cách đơn giản thông qua chỉ số
ROA ( Return on Asset — ( Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay ) / Tổng tài sản ) Trong
một số nghiên cứu khác, như N Venkatraman & Vasudevan Ramanujam thực hiện
vào 1986, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được đo lường không chỉ
bằng một chỉ số tai chính mà được tính bằng một tập hợp các chỉ số khác và đượcgọi là “ Hiệu quả tô chức ” ( “ Organizational effectiveness” ) Các tác gia cho rằng
hiệu quả hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp không chỉ nên được đánh giá
qua 1 / 1 bộ chỉ số tài chính như tăng trưởng doanh thu, ROA, ROE ( return on
equity — lợi nhuận / vốn chủ sở hữu ) mà còn cần được đánh giá qua những chỉ số
phi tài chính khác như thị phan, chat lượng sản pham, ( những chỉ tiêu thườngđược xét là hiệu quả vận hành ) Một cách rõ ràng hơn, các tác giả có dé xuất 1 môhình đơn giản có thé giúp làm sáng tỏ vấn dé này dễ dang hơn : Khi xem xét 1doanh nghiệp , có thé chia các khía cạnh ra làm 3 phan được biéu thị bằng 3 vòngtròn đồng tâm, trong đó vòng tròn ngoài cùng thể hiện hiệu quả hoạt động doanhnghiệp, vòng tròn ở giữa thể hiện năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đó vàvòng tròn trong cùng đại diện cho năng lực tài chính Nếu như coi hiệu quả hoạtđộng doanh nghiệp là tập hợp Omega thì phần bù của năng lực kinh doanh có thể
là các yếu tố như : khả năng kiểm soát nguồn lực ( cả về tài sản vật chất và tài sản
con người ), triệt tiêu sai sót và bat đồng nội bộ; văn hóa tuân thủ kỉ luật, khả năng
hoàn thành mục tiêu đã đặt ra Sâu hơn bên trong, những yếu tố bên cạnh nănglực quản lý tài chính giúp định hình khả năng kinh doanh có thể ké tới : khả năng
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 21Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
Mặc đù quan điểm vừa nêu trên của Venkatraman và Ramanujam được đồng ý và
sử dụng lại trong nhiễu tài liệu khác ( như Robert B Carton và Charles W Hofer
«
trong quyên Measuring Organizational Performance : Metrics for
Entrepreneurship and Strategic Management Research ” hay nghiên cứu cua Pierre
Richard va cac đồng sự thực hiện vào 2009 ), việc phân tích hiệu quả hoạt độngkinh doanh của các công ty được tiếp cận và thực hiện trên nhiều phương diện
khác nhau ở các nghiên cứu khác nhau Trong | nghiên cứu được thực hiện bởi
Combs, Crook và Shook (2005) phân tích các bài viết trong tạp chí StrategicManagement Journal trong giai đoạn 1980 tới 2004 tìm thấy 238 nghiên cứu phântích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty sử dụng 56 chỉ số khác nhau.Chỉ số được sử dụng nhiều nhất là chỉ số về năng lực tài chính ( 82 % ) Nghiên
cứu của Santos và Brito ( 2012 ) nghiên cứu về các bài báo được xuất bản ở vùng
lãnh thé của họ cũng cho kết quả tương tự
Các tác giả cũng cho rằng cần lưu ý thêm 1 số yếu té khác khi phân tích kha năng
hoạt động của | công ty như khoảng thời gian phân tích và sự so sánh với các công
ty khác ( đặc biệt nên tránh việc so sánh 2 công ty có khác biệt lớn về quy mô và /hoặc ngành )( trong 1 số trường hợp có thê đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 công
ty thông qua giá trị trung bình của ngành hoặc của công ty đối thủ)
1.2.2 Do lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Như đã đề cập ở trên, có nhiều cách để đo đạc hiệu quả hoạt động kinh doanh
của 1 công ty Một trong số những cách phổ biến nhất vẫn là xem xét thông quachỉ số tài chính Loại chỉ số đầu tiên có thể xem xét là ROA ( Return on Asset )
hoặc ROE ( Return on Equity ) Đây là 2 chỉ số được sử dụng trong rất nhiều
nghiên cứu về khả năng hoạt động của doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế (
Võ Hồng Duc (2013 ), Bhagat & Black ( 1998 ) , Bolton & Bhagata ( 2008) )
- Cách tiếp cận thứ hai là sử dung chỉ số Q của Tobin ( Tobin’s Q ) Chỉ số nàyxuất hiện lần đầu trong nghiên cứu “ Pitfalls in Financial Model Building ” ( 1986) của James Tobin và William Brainard Đây là | trong số các chỉ số rất quan trọng
trong tài chính Hệ số Q của Tobin so sánh giá trị thị trường của một công ty và
chỉ phí thay thế tài sản của công ty Theo giả thiết của Tobin, giá trị thị trường của
1 công ty có thé = số tiền cần bỏ ra để có 1 công ty giống hệt như thế Có thé nói
$1 vào đầu tu , lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai lớn hơn $1.” ( Tobin’s Q của
giangle )
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 22Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
Chỉ số Q được tính 1 cách chính xác như sau
Q = Giá trị thị trường của công ty ( tổng tài san của công ty ) / Chi phí dé “thaythế” công ty ( tài sản công ty )
Tuy nhiên, công thức trên chỉ hiệu quả với các công ty chủ yếu cung cấp và sửdụng tài sản / sản phẩm vật lý ( ví dụ như một công ty sở hữu I căn nhà, thì giá trịthị trường của căn nhà được tính là “ Giá trị thị trường của công ty”, và chi phí đềmua một căn nhà gần như giống hệt trên thị trường bat động sản hoặc chi phí mua
đất và xây 1 căn nhà giống hệt sẽ được tính là “ Chi phí dé “ thay thé” công ty (tai
sản công ty ), và chúng ta đều biết là các công ty hiện đại thường không chỉ sở hữucác tài sản hữu hình ( và dé dàng định giá ) mà còn sở hữu các tài sản vô hìnhnhưng rất giá trị khác
Q = (( Giá trị mỗi cô phiếu phổ thông * Số cổ phiếu phé thông hiện hành ) + ( Giátrị mỗi cỗ phiếu ưu đãi * Số cô phiếu ưu đãi đã bán ) + ( Giá trị số sách của các
công ty )) /( Tổng gid trị số sách của các tài sản kế trên )
[ Nguồn : Giáo sư Raymond A K Cox — Đại học Thompson Rivers ]
( phân biệt Cổ phiếu phố thông với Cổ phiếu ưu đãi :
So với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi khác biệt ở chỗ được trả một lượng cổ tức
nhất định ứng với số cổ phiếu ưu đãi sở hữu, chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi có ítquyền quyết định trong việc quan trị công ty hơn chủ sở hữu cổ phiếu phô thông,
1.2.3 Các lý thuyết liên quan tới quản trị kinh doanh và hiệu qua hoạt động
kinh doanh của công ty
1.2.3.1 Lý thuyết đại điện ( Agency Theory )
- Lý thuyết đại diện là một lý thuyết về quản lý và kinh tế phân tích mối quan hệ
& mỗi quan tâm của mỗi nhân tố trong bộ phận quản trị cấp cao của công ty ( đượcchia làm 2 phần trong lý thuyết này : chủ sở hữu công ty ( các cô đông ) và các nhàquản lý ( những người được thuê và ủy quyền đề vận hành công ty ) ) Trong nghiêncứu của Jensen & Meckling (1976 ), họ định nghĩa mối quan hệ trong công ty là :
“a contract under which one or more persons engage another person to perform
some service on their behalf which involves delegating some decision making
authority to the agent ” — tạm dich : một hợp đồng mà thông qua đó một hoặc nhiều
người ( ( các ) cô đông ) ủy quyền một người ( giám đốc điều hành ) thay mặt cho
11165753 Nguyễn Hữu Tùng 21
Trang 23Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
họ điều hành công ty Trong mối quan hệ này, các nhà quản lý chịu trách nhiệm
cho việc ra các quyết định quan trọng với sự ủy quyền của chủ sở hữu công ty vàcác quyết định đó phải ( trên lý thuyết ) phục vụ mục tiêu cuối cùng là tối đa hóalợi nhuận đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của các cô đông Tuy nhiên, lý thuyết đạidiện cho thấy 2 vấn đề có thể xay ra với cấu trúc này : xung đột lợi ích ( conflict
of interest ) và bất cân xứng thông tin (information asymmetry) Agency theory
được xây dựng với gia thiết là tat cả những người có liên quan ( các cô đông, các
nhà quản lý, các chuyên gia phân tích, chính phủ, v.v ) đều ra quyết định mộtcách lý trí ( với các quyết định lý trí được hiểu là những quyết định giúp tối đa hóalợi ích cá nhân) Lý thuyết này được nghiên cứu với mục đích cuối cùng là tìm ramột / những cấu trúc của hội đồng quản trị mà có thể khắc phục 2 vấn đề trên và
đảm bảo lợi ích của các cô đông — các chủ sở hữu của công ty.
- Các van đề có thé xảy ra:
+ Vấn đề đầu tiên ( xung đột lợi ích ) có thé được hiểu là các cỗ đông kỳ vọng cácnhà điều hành — những người được thuê và được ủy quyền dé vận hành công ty —
sẽ hành động và quyết định với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của cácnhà điều hành Tuy nhiên, các giám đốc và nhà điều hành cấp cao các không nhấtthiết phải làm như vậy ( Vấn đề này được đưa ra lần đầu bởi Adam Smith, sau đóđược tiếp tục phân tích kĩ hơn trong nghiên cứu của Stephen A Ross vào 1973 vàJensen & Meckling (1976 ).) Một số ví dụ về việc này có thé ké tới như: tự quyếtđịnh mức thưởng cao hơn cho bản thân bat kể tình hình hoạt động của công ty,
Sự xung đột về lợi ích không chỉ dừng lại ở 2 nhóm ( các chủ sở hữu và các nhàquan lý ) mà có thé còn tổn tại ngay trong mỗi nhóm ( như giữa đa số cô đông và
thiểu số cổ đông, cổ đông kiểm soát và cổ đông không kiểm soát; giữa các giám
đốc; v.v )
+ Vấn đề thứ 2 cần được đề cập là bất cân xứng thông tin Vấn đề này sinh ra từ
1 sự thật là các nhà quản lý làm việc với các thông tin của công ty hàng ngày, họ
là những người nắm rõ các giao dịch và sự kiện diễn ra, đo đó có được tương đốiđầy đủ thông tin về tình trạng của công ty Ngược lại, các cổ đông — chủ sở hữu
của công ty — lại thường chi nắm bắt được thông tin qua các báo cáo được kiểm
soát bởi chính các nhà quản lý Lỗ hồng thông tin này sẽ khiến cho van dé 1 phátsinh ( do giả thiết của lý thuyết này là mọi người sẽ tối đa hóa lợi ích của bản thân)
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 24Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
- Như đã đề cập ở trên, lý thuyết này được nghiên cứu với mục đích tìm ra cấu trúc
của hội đồng quan trị mà có thé dam bảo lợi ích của các cổ đông Có 2 cau trúcđược đề xuất ( với xu hướng có vẻ hơi đối lập nhau ): Cấu trúc thứ nhất được xâydựng nên dựa trên quan điểm cho rằng hội đồng quản trị được thiết lập để hỗ trợđội ngũ các nhà quản lý ( các giám đốc , trưởng phòng, v.v ) Với sự hiểu biếttưởng tận tình hình công ty, hội đồng quản trị có thể giúp đội ngũ quản lý ra quyếtđịnh 1 cách phù hợp hơn với tình hình doanh nghiệp, thông qua đó giúp tạo ra kếtquả hoạt động tốt hơn Cấu trúc thứ hai thì lại cho rằng hội đồng quản trị nên có
cơ câu hoạt động với thiên hướng hỗ trợ các vị trí có chức năng kiểm soát công ty
( như ban kiểm soát / các thành viên độc lập của hội đồng quản trị ) qua đó giúpquản lý đội ngũ các nhà quản lý tốt hơn
+ Trong cấu trúc của hội đồng quản tri, tồn tại một bộ phận có sức ảnh hưởng rất
mạnh : cấu trúc lãnh đạo Cấu trúc lãnh đạo này có thể xuất hiện ở 2 dạng : Dạng
thứ nhất là cau trúc lãnh đạo hợp nhất — chủ tịch hội đồng quan trị đồng thời kiêmnhiệm vị trí giám đốc điều hành; Dạng thứ hai là cấu trúc lãnh đạo phân tách : vịtrí giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị được đảm nhiệm bởi 2 ngườikhác nhau Về cơ bản — như đã dé cập trong phần “ 1.1.2.2 Giám đốc điều hành (CEO ) - Sự kiêm nhiệm vị trí CEO của chủ tịch hội đồng quản trị ” — việc chủ tịchhội đồng quản trị kiêm nhiệm vị trí CEO sẽ tạo ra một giám đốc điều hành sở hữu
quyền lực gần như tuyệt đối và có thể dẫn tới khó khăn trong việc giám sát đội ngủ
quản lý thông qua đó bảo vệ lợi ích cổ đông của hội đồng quản trị
+ Một yếu tô nữa cũng được xét là có ảnh hưởng tới cấu trúc của hội đồng quảntrị là thành phần của hội đồng quản trị - số thành viên điều hành và không điềuhành trong hội đồng quản trị ( Những thành viên trong bộ phận điều hành sẽ làm
viên không điều hành sẽ thực hiện những công việc khác Một trong số các vai trò
quan trọng nhất của họ là giám sát ) Theo Agency Theory, một hội đồng quản trị
hiệu quả khi có đa số thành viên không năm trong bộ phận điều hành
+ Ngoài ra, cấu trúc của hội đồng quản trị cũng nên có các ủy ban mang tính
chuyên môn Các ủy ban này có chức năng giám sát chuyên môn một cách độc
lập cho các hoạt động của công ty Tầm quan trọng của các ủy ban chuyên môn
này đã được công nhận một cách thuyết phục ( song song với sự thật là rất nhiều
công ty thất bại có nguồn gốc từ việc xây dựng cấu trúc quản trị và giám sát yếu )
( Petra, 2007 ) Nhận thức được tầm quan trọng này, các nhà nghiên cứu thuộc ủy
ban Cadbury đã cho ra đời bản báo cáo Cadbury* ( 1992 ) Trong ban báo cáo này,
11165753 Nguyễn Hữu Tùng 23
Trang 25Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
các hội đồng quản trị được khuyến nghị nên bổ nhiệm các ủy ban với các chức
năng :
+ Ủy ban kiểm toán
+ Ủy ban tiền lương
+ Ủy ban bé nhiệm ( có chức năng giới thiệu và chỉ định thành viên mới cho hộiđồng quản tri )
Dé các ủy ban này thực sự hoạt động hiệu quả ( thay vì chi mang tính hình thức ),
các ủy ban cần được tổ chức và hoạt động độc lập; có khả năng tiếp cận tới thông
tin, các nghiệp vụ chuyên môn; sở hữu các thành viên có kiến thức và nghiệp vụtrong lĩnh vực tài chính ( Keong, 2002 ) Do đó, Ủy ban Cadbury và OECD đãkhuyến nghị rằng dé dam bao kha năng kiểm soát nội bộ, các ủy ban này chỉ nênbao gồm các thành viên độc lập của hội đồng quản trị.( Davis, 2002 ) Một thôngtin quan trọng nữa đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu là: các quy trình, quyđịnh quan trọng đều nên được soạn bởi các ủy ban trực thuộc hội đồng quản trịthay vì từ chính hội đồng quản trị Việc các tiểu ban phụ trách việc soạn ra các tàiliệu này sẽ giúp hội đồng quản trị giảm đi lượng áp lực thời gian và thông tin mà
họ phải đương đầu ( ( Kesner (1988) ; Lorsch (1989) ; Daily (1994, 1996) và
Dalton ( 1998 ) )
- Ngoài các giải pháp liên quan tới cấu trúc hội đồng quan trị như trên, Healy &
Palepu ( 2001 ) còn đề xuất 1 số giải pháp khác có thể khắc phục được các van đề
trong lý thuyết đại diện
+ Gắn lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích chung của công ty bằng các khoản
công ty,vv có thể giúp giảm di vấn đề xung đột lợi ích+ Khuyến khích sự giúp đỡ của những người tham gia thị trường không trực thuộccông ty như các chuyên gia tài chính, các công ty đối tác ( thông qua những việc
như minh bạch hóa thông tin và báo cáo sai phạm )
[ Bản báo cáo Cadbury là một văn bản nêu ra một cấu trúc mà các tập đoàn nên sửdụng để có thể kiểm soát công ty với đầy đủ thông tin hơn Báo cáo được công bốbởi ủy ban Cadbury Ủy ban này được thành lập vào tháng 05/1991 bởi ủy ban báo
cáo tài chính ( Financial Reporting Council ), Sở giao dịch chứng khoán London (
the London Stock Exchange ) và các kế toán viên chuyên nghiệp Sự ra đời của Ủy
ban này được thúc day bởi việc các nhà đầu tư dần mất niềm tin vào tính trung
11165753 Nguyễn Hữu Tùng 24
Trang 26Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
thực của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ( đặc biệt là sau sự sụp đồ của
2 tập đoàn lớn của Anh : Coloroll và Polly Peck vì sự kiện 2 tập doan này sụp đồ
là gần như không thể đoán trước — đặc biệt là nếu xét qua tình trạng tài chính của
2 tập đoàn này trong các báo cáo công khai) Thậm chí, ngay cả khi ủy ban này
đang bắt tay vào thực hiện bản báo cáo, hai scandal khác trong ngành tài chính lạitiếp tục diễn ra : Sự kiện đầu tiên là ngân hàng Tín dụng và Thương mại quốc tế (BCCI — Bank of Credit and Commerce International ) sup đồ ( mà sự sup đỗ nàyđược bắt nguồn từ việc ngân hàng này thực chất dính dáng tới rất nhiều phi vụ rửatiền, nắm quyền kiểm soát lợi ích ( controlling interest ) ở một ngân hàng lớn của
Mỹ và thực hiện các phi vụ phạm pháp liên quan tới tài chính khác.( “ Prelude to
terror” — Trento ) Sự kiện thứ hai là sau khi tập đoàn Maxwell Group phá sản,
người ta đã phát hiện ra Robert Maxwell đã biên thủ khoảng 440 triệu Bảng Anh (
thời kỳ 1992 ) trong quỹ lương hưu của tập đoàn này Bốn scandal tài chính nóitrên đã giáng một đòn mạnh vào lòng tin của các nhà đầu tư và từ đó khiến choviệc hoàn thành bản báo cáo của ủy ban Cadbury trở nên gấp rút hơn bao giờ hết,đồng thời cũng đặt áp lực về sự chính xác tuyệt đối vì mọi nhân vật trong ngànhtài chính đều đang chờ đợi sự ra đời của bản báo cáo này ( và cuối cùng vào tháng
12 năm 1992, bản báo cáo Cadbury cũng được ra đời, với một số nội dung cơ bảnnhư : 2 vị trí chủ tịch hội đồng quản trị và CEO nên được tách biệt; đa số thànhviên hội đồng quản trị nên là các thành viên độc lập của hội đồng quản trị; hộiđồng quản trị nên chỉ định ra một ủy ban kiểm toán nội bộ mà trong đó có ít nhất
3 thành viên là các thành viên hội đồng quản trị không điều hành, v.v )]
1.2.3.2 Ly thuyét quan ly ( Stewardship theory )
- Stewardship theory — lý thuyết quan lý là lý thuyết có xu hướng ngược với ly
thuyết đại điện — Lý thuyết quản lý cho rằng không có sự xung đột lợi ích giữa chủ
công ty ( các cổ đông ) và các nhà quản lý ( những người được thuê để vận hành
trúc giúp tối đa hóa kha năng phối hợp giữa 2 nhóm ( Donalson , 1990 ) Giả định
của Stewardship theory là : hành động của các nhà quản lý trùng với những thứ mà
các cô đông mong muốn, các nhà quản lý hoạt động một cách trung thực với mục
tiêu giúp cổ đông tăng tổng tài sản, họ vận hành doanh nghiệp với xu hướng trungthực đề bảo vệ danh tiếng và sự nghiệp của bản thân trong tương lai
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 27Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
Trong phần giải thích lý thuyết này, nghiên cứu của Davis, Schoorman và
Donaldson ( 1997 ) đã viết : “ Một “steward” — nhà quản lý — có chức năng bảo vệ
và tối đa hóa tài sản của cổ đông thông qua các hoạt động của công ty Động lựcthực hiện điều này của một nhà quản lý là thông qua việc tối đa hóa lợi ích cổ đông,lợi ích của họ cũng đồng thời được tăng theo.”
1.2.3.3 Lý thuyết các bên liên quan ( Stakeholder theory ) và mô hình stakeholder
- Lý thuyết các bên liên quan được xuất hiện lần đầu năm 1984 trong nghiên cứu
của Freman về quản trị và đạo đức kinh doanh
- Lý thuyết các bên liên quan có giả định rằng doanh nghiệp sẽ hoạt động không
chỉ vì lợi ích của các cổ đông ( stokeholders ) mà còn vì những người khác có lợi
ích liên quan tới công ty ( stakeholders* ) Vì vậy, nghĩa vụ của doanh nghiệp là
đối xử với các bên liên quan một cách công bằng; trong trường hợp có xung độtlợi ích giữa các bên này, doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp có tính cân bằng tối
đa lợi ích các bên Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thông thường, các bên liên
quan liên tục có sự thay đổi về độ gắn kết với công ty nên doanh nghiệp có xuhướng ưu tiên tập trung thỏa mãn các bên có lợi ích gần và sát với lợi ích của chínhdoanh nghiệp, với kỳ vọng rằng các bên còn lại cũng được thỏa mãn thông quaviệc doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch kinh doanh phù hợp và báo cáo thông
tin một cách minh bạch.
( * Stakeholder : những người / tổ chức có mối quan tâm tới lợi ích của công ty
trong dài hạn Stakeholder được chia làm 2 loại : bên trong và bên ngoài.
Stakeholder bên trong là những người có quan hệ trực tiếp với công ty như các
nhân viên và quản lý, thậm chí là các cô đông Stakeholder bên ngoài có thé là chủ
nợ của công ty, các nhà cung cấp đầu vào và phân phối đầu ra của công ty, thậm
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 28Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
Internal stakeholders
Hình 1.2.3.3 Phân loại các nhân tố có mặt trong Stakeholder theory ( nguồn anh :
Wikipedia )
- Lý thuyết này rất phù hợp khi áp dụng dé giải thích các trường hợp tổ chức /doanh nghiệp tự nguyện sử dụng hệ thống kế toán môi trường* với chức năng hỗtrợ chính phủ và các tô chức nghiên cứu trong việc thu thập thông tin về khả năngtác động của công ty tới môi trường Thông qua các thông tin đó, các tổ chức và
cơ quan có thẩm quyền có thé nắm bắt rõ hơn những nhân tố tác động tới môitrường và xây dựng các chính sách / luật phù hợp với tình hình ( Việc áp dụng kế
toán môi trường không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn giúp các nhà quản
lý trong doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin mới, giúp điều hành doanhnghiệp tốt hơn và tránh những sai phạm không đáng có liên quan tới môi trường )
* Kế toán môi trường ( Environmental management accounting - EMA) : ( Theođịnh nghĩa của Cục bảo vệ môi trường Mỹ ) là QUÁ TRÌNH nhận dạng, thu thập
và phân tích 2 loại thông tin liên quan tới môi trường trong nội bộ đơn vị ( 1 Thông
tin về vật chất sử dụng có liên quan tới môi trường như sử dụng và thải vật chất
liên quan tới năng lượng, nước và nguyên nhiên vật liệu ( bao gồm cả chất thải )
và 2 Thông tin về các chỉ phí, lợi nhuận và các khoản tiền khác có liên quan tới
của kê toán quản tri hiện nay”
- Mô hình stakeholder cho rằng có 4 vai trò chính mà quản trị kinh doanh cần làm
để cân bằng được lợi ích giữa các bên : xây dựng chiến lược; xây dựng chính sách
đối đãi với các bên; giải trình các thông tin cần thiết và theo dõi quá trình điềuhành công ty Đề thực hiện được các vai trò này, hội đồng quản trị nên có 2 phần
11165753 Nguyễn Hữu Tùng
Trang 29Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế
lãi phần điều hành công ty va 1 bộ phận giám sát Việc phân chia hội đồng quảntrị thành 2 phần sẽ giúp cho 2 bộ phận có thể xác định và thực hiện nhiệm vụ củamình một cách rõ ràng : bộ phận điều hành tập trung vào các mục tiêu, chiến lượcphát triển công ty trong tương lai; bộ phận giám sát chỉ tập trung vào kiểm tra độ
chính xác trong việc tuân thủ các quy định và mệnh lệnh của các bộ phận khác.
1.2.3.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực ( Resource dependency theory )
- Theo định nghĩa trong giáo trình “ Quan trị kinh doanh” — DH KTQD, “ Quản trị
kinh doanh là tập hợp các hoạt động có liên quan và tương tác mà một chủ thédoanh nghiệp tác động lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp dé sửdụng một cách tốt nhất mọi nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệptrong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu dé ra theo đúng luật định vàthông lệ kinh doanh” Như vậy, có thé thay tìm kiếm, sở hữu và sử dụng nguồn lực
là 1 phần rất quan trọng trong hoạt động quản trị kinh doanh Tuy nhiên, các nguồn
lực này không thể tự nhiên mà có Các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng phần
nhiều là huy động / thuê / mua từ bên ngoài ( văn phòng, nguồn lực con người,nguồn vốn, nguyên liệu đầu vào ( nếu có ) v.v ) Đặc biệt, trong xã hội ngày nay,
khi độ chuyên môn hóa cao thì việc các doanh nghiệp chỉ tập trung vào làm những
việc mình làm tốt nhất và thuê ngoài những dịch vụ không sử dụng đều đặn/ thường
xuyên hoặc yêu cầu lượng vốn lớn nhằm tiết kiệm chi phi và được dam bao về mặt
chất lượng dịch vụ là một điều hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu Tuy nhiên, việc này
cũng đồng thời làm doanh nghiệp phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác và có thégặp rủi ro trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ tiến gần tới mức độc quyền và
có khả năng ảnh hưởng mạnh tới giá sản phẩm, sản phẩm càng quan trọng đối với
doanh nghiệp thì mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp càng cao.
- Đề tránh rủi ro nêu trên, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược giúp giảm độ phụ
thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài ( theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, mục
tiêu của | doanh nghiệp là tối thiêu hóa sự phụ thuộc vào các tổ chức khác ) Chiếnlược này tập trung vào khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường và pháttriển hệ thống tự cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quan trọng Ngoài ra, doanhnghiệp còn có thê kí kết hợp đồng và tạo ra các mối liên kết khác với doanh nghiệp
Day là phần mà hội đồng quản trị có thé can thiệp : bằng cách tạo và duy trì mốiquan hệ / liên kết ồn định với ( các ) nhà cung cấp đầu vào, họ có thé dam bao 1phần lớn khả năng hoạt động trơn tru của doanh nghiệp )
11165753 Nguyễn Hữu Tùng