Trên thế giới, để đánh giá sự tăng trưởng của một nền kinh tế người ta thường căncứ vào sự phát triển của thị trường chứng khoán ở quốc gia đó, vì thị trường chứng khoán đóng một vai trò
Trang 1TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA KINH TE HOC
CHUYEN DE THUC TAP ANH HUONG CUA CAC YEU TO KINH TE Vi MO DEN
THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM
SV thuc tap: Tran Thi Phuong Thao
Ma SV: 11184642
Lớp: Kinh tế học 60Chuyên ngành: Kinh tế học
Hệ : Chính quy
Trang 2LMG au AnsgáỘỪỪủa44 4
IL Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên COU cceccssessessessessecsessessessessessssseeseeseeseesees 6
1.Cơ sở lý thUYẾT ¿-52- 5s St E21 211211211211011211 71 1111111111111 211110111111 1 xe 6
a Chỉ số giá chứng khoá n -¿- 2 2-52 ©E+SE£EE£EE£EEEEEE2EE2E12E12E12212121 21k crk 8
b Quan hệ giữa các yếu tổ kinh tế vĩ mô va thị trường chứng khoán 9
Lam phát và thi trường chứng khoán - -s + ++sk*sE+skEsessreeeeseeee 9
Cung tiền và thị trường chứng khoán ¿- ¿+22+++++2x++tz++zxszzzed 9
Tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoán - 2-2-5 s++s+sz+zzzzzce2 10Lãi SUẤT, St SE E1 EE1111111111111111111111711111111E 11111111111 TEEEEEkrkee 11
2 Tổng quan nghiên CU cccccscsessssesssesssesssecssecssecssecsssssssssssecssecssecssecssecssecssecesess 11
a Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp ( 2013) “ Quan hệ giữa các yếu tốkinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán : bằng chứng nghiên cứu từ
thi trong Vidt Nam” TT 12
b Nguyễn Thị Nhu Quỳnh, Võ Thị Hương Linh (2019) “ Tac động của một số
yêu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam ““ 12
c Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo ( 2013 ) “ Phân tích tác
động của các nhân tố kinh tế vi mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam” 13
d.Hoang Tuan DAO, Le Hang VU, Thanh Lam PHAM, Kim Trang NGUYEN (2022 ) Macro-Economic Factors Affecting the Vietnam Stock Price Index : An Application of the ARDL Model - - - <6 + + kE*E+kEikEkseikrerkre 14
e Matadeen, S.J (2017) The Macroeconomic Determinants of Stock Market Development from an African Perspective 0.0 ceeieseseesceeeeeeseeeeeseeseeseeseeseees 14
TIL Số liệu và phương pháp nghiên cứu 2-2-2 ¿+ £+x£+E++Exz+Exvrxeerxerreee 15
1 Phương pháp nghién CỨU - - G2223 3911311891181 E91 8118911811 1111 1 kg re 15 PjĐìg¡ ¡8u 8120)15i CUU 0n 16
IV Kết quả và thảo luận -:- 2-55 £+E2E£2EE2EE2E12EEEE1E712717171 7171.21.21 1 re 17
1.Kiểm định tính dừng của chuỗi SỐ TIỆU - St EEEEEEEEEEEErrkerkerkerrred 172.Kiểm định Johansen ¿- cSxSt*kEEkEEEEEEEEEKEEEEEEEEEEEEEETEEEEEELSEEEEEEkrrkerrrkd 18
Trang 33.Ước lượng mô hình VIECM - 2 + 2++t+E+E+E+E+E+E+EeEetetetetexexrxrxrsrxrxrsree 20
4.Kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng, phân rã phương sai 21
V Kết luận và hàm ý chính sách ¿2 2 2+ £+S£+EE+EE+EE£EEEEEEEEeEErErrkerrerrerree 25
1.Chính sách kinh tế vĩ mô cần hướng đến tạo sự ồn định, bền vững cho thị
trường chứng khoán - - <6 x1 91 1 HH HH nhi, 25
2 Nâng cao tính hiệu quả của thông tin vĩ M6 - - +5 ++< + +sex+exss 26
3 Chính sách tiền tệ trong tương quan với TTCK 2- 2: ©z+s+sz+zxz+se+¿ 26
4 Gia tăng nội lực cho nền kinh tẾ ¿2 2 22 s+E£+EE+EE£EE£EEeEEerErrrrerrecrx 275.Hướng đến một thị trường chứng khoán hiệu quả về thông tin 27
II ii 8‹ on 28
Trang 4Danh mục bảng biểu
Hình 1: Kết quả thống kê mô tả các biến - 2 +¿©£+E£+EE+EE£+EEerxezrxerseer 17Hinh 2 Két qua lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình bằng lag length exclussion test 18Hình 3 Kết quả kiêm định Johansen c.cccccscssssesssesssesssessssessvssssecssecssecssecsseessecssecs 19Hình 4 Kết quả ước lượng mô hình VECM -2¿- 2 ©+2++++tzxzzx+zrscee 21
Hình 5 Kết quả kiêm định Granger - 2-2 2 5++++Ex+2E++EE+2Exerxrzrxerxezrxersrees 21
Hình 6 Kết quả hàm phản ứng 2-2 2£ ©£+EE£2EE+EE2EE£EEEEEEEEEEEerkerrkrrrrere 22
Hình 7 Phan ứng của LVNI trước cú sốc của IR -¿-ss¿+z++cxz+zx+csze 22Hình 8 Phản ứng của LVNI trước cú sốc của LYSA -¿ 2-©z+c++cxz+zxvrsze 23Hình 9 Phan ứng của LVNI trước cú sốc của LLCPI - 2 5¿©s+sz+z++2szz 23Hình 10 Kết quả phân rã phương sai -2¿ 22 +22S£2EE£+EE++EEEtEEEvtrxrrrxrsrxeee 24
Bảng 1: Mô tả các biến số kinh tế vĩ mô -¿- 2¿©5222S+22+++EEEtEExtrrxrsrxrsrxree l6Bảng 2 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADE -2-22©5Z©5++2zxc2zxeszxcee 17
Trang 5Trên thế giới, để đánh giá sự tăng trưởng của một nền kinh tế người ta thường căn
cứ vào sự phát triển của thị trường chứng khoán ở quốc gia đó, vì thị trường chứng
khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung vốn trung và dài hạn cho
nền kinh tế, nguồn vốn quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Dường
như không có một nền kinh tế phát triển nào trên thế giới mà không gắn liền với một
thị trường chứng khoán phát triển xứng tầm với nó, chăng hạn như Mỹ, Anh Đức,
Nhật
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ việc thành lập Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước vào ngày 28/11/1996, theo Nghị định số 75/1996/NĐ-CP của Chính phủ.Đến ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã chính
thức di vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu một bước
ngoặt lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam Đến nay, thị trường chứng
khoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tê.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt
Nam đã ghi nhận nhiều cột mốc đáng nhớ cũng như sự phát trién mạnh mẽ cùng với
sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt
được, TTCK đã và đang tiềm ân nhiều rủi ro xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật,
ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK và đi ngược lại với lợi ích chung của quốc gia
Trong những năm gần đây, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc,thể hiện rõ qua số lượng công ty Việt nam có vốn hoá thị trường trên 1 tỷ USD vớitổng vốn hoá TTCK tăng mạnh từ 30% đến 90% GDP của Việt Nam Tính từ cuối
tháng 1 năm 2020, giá trị vốn hoá thị trường cô phiếu đạt 4.770.000 tỷ đồng, tương
đương 7% GDP, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2020 đạt 6.671 tỷ
đồng/phiên; thị trường hiện có 759 mã cô phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký
giao dịch đạt 1.479.000 tỷ đồng Số lượng tài khoản của nhà đầu tư đạt khoảng 2.7
triệu tài khoản trong đó nha đầu tư nước ngoài là gần 31 nghìn tài khoản
Bên cạnh những mặt tích cực, TTCK cũng tiềm ấn nhiều rủi ro xảy ra các hành vi
vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK, đi ngược lại với lợi ích
chung của thị trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tô chức, cá nhân
Lý do đến từ nhiều mặt, khách quan và chủ quan Về mặt khách quan, TTCK tại
Việt nam được xây dựng và phát triển trong bối cảnh các yếu té thị trường còn sơ
Trang 6khai, tính chất hoạt động chứng khoán phức tạp, nhạy cảm trong khi hiểu biết của
thành viên thị trường và nhà đầu tư nhỏ lẻ còn nhiều hạn chế, ý thức tuân thủ pháp
luật chung hay pháp luật chứng khoán là chưa cao Di cùng với mô thị trường gia
tăng, các hoạt động chứng khoán ngày cảng đa dạng, các vi phạm pháp luật trên thi
trường cũng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tap
Thị trường chứng khoán là một trong những nơi đầu tư, tích lũy và tạo ra tài sản từ
moi lứa tuổi TTCK phát triển cũng khiến cho nền kinh tế ngay càng đi lên ( Hafer
& Hein, 2007) Mặc dù trải qua hơn 20 năm ké từ khi bắt đầu hoạt động, nhưng
TTCK Việt Nam nhìn chung van còn non trẻ và ân chứa bên trong nhiều biến động
Do đó, việc phân tích những yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán là điều cần thiết
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra mỗi liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các biến sốkinh tế vĩ mô: Lạm phát, cung tiền, lãi suất, ti giá hối doai, giá vàng đến chỉ số giá
chứng khoán VN-Index trong giai đoạn 2000 — 2021
Câu hỏi nghiên cứu : Các yêu tô kinh tê vĩ mô trên có tác động tích cực hay tiêu cực đên chỉ sô VN —Index
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: chỉ số VNIndex của Việt Nam giai đoạn 2008
-2020
IL Cơ sở lý thuyết và tong quan nghiên cứu
1.Cơ sở lý thuyết
Một thị trường vốn hiệu quả là thị trường mà giá của chứng khoán điều chỉnh tức
thời khi xuất hiện các nguồn thông tin mới ; hay nói cách khác giá hiện tại của cô
phiếu đã thê hiện tat cả các thông tin về cô phiếu đó Được Fama (1970) đưa ra vớinền tảng vững chắc, lý thuyết thị trường hiệu quả ( Efficent Market Hypothsis —
EMH) đã đặt ra cơ sở lý thuyết cực kỳ quan trọng cho các nhà làm chính sách cũngnhư cho các nhà đầu tư chứng khoán Theo đó, các nhà làm chính sách có thể tự dothi hành các chính sách vĩ mô quốc gia mà không cần phải lo sợ răng các chính sáchnày sẽ làm thay đổi ban chất của thị trường chứng khoán vì chúng chỉ ảnh hưởng
đên chỉ sô giá chứng khoán mà thôi.
Dưới ảnh hưởng của các yêu tổ kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khoán, EMH nóirằng: sự cạnh tranh giữa các nha dau tư — những người luôn muốn tối đa hóa lợi ích
của mình — bảo đảm tat cả các thông tin hiện tại được cho là có liên quan đên việc
Trang 7thay đổi của các yếu tố vĩ mô sẽ phản ánh day đủ vào trong giá chứng khoán, nên
nhà đầu tư không thê kiếm được các tỷ suất sinh lợi bất thường thông qua dự đoán
xu hướng thị trường chứng khoán trong tương lai Hay có thê coi rằng nhà đầu tư
không thé đánh bại được thi trường.( Samuelson, 2007)
Do đó các nhà tư vấn đầu tư sẽ không thê đưa ra những nhận định giúp khách hàng
của mình kiếm được thu nhập trên mức trung bình hay nói cách khác: một tỷ suất
sinh lợi vượt trội ( ngoại trừ việc thực hiện các giao dịch dựa trên thông tin nội gián
— một van dé bị nghiêm cắm và nếu vi phạm sẽ bi trừng phạt bởi pháp luật); và nhưvậy sẽ không thé có ngành công nghiệp môi giới chứng khoán, nếu họ tin vào kết
luận của EMH.
Trái ngược hoàn toàn với kết luận của EMH, các bằng chứng cho thay các yếu tố vĩ
mô quan trọng có thé giúp dự bao được chuỗi tỷ suất sinh lợi tích lũy Phản bác lại
kết luận của EMH, ta có thé ké đến những nghiên cứu của Gan, Lê và Zhang (2006),MukheJee và Naka (1995),Narayan, K.P và Narayan,S (2010) tất cả đều khẳng
định các yếu tố vĩ mô cơ có ảnh hưởng đến thu nhập và biến động chỉ số giá chứng
khoán
Ngoài ra các giả thuyết trong kinh tế học còn cho rằng, giá chứng khoán không chỉ
phản ánh các thông tin hiện có mà còn cho nhà đầu tư biết thêm về tương lai hoạt
động của các doanh nghiệp Nếu giá chứng khoán phản ánh chính xác các yếu tố vĩ
mô co ban, thì nó có thé được sử dụng như là một chỉ báo hàng đầu về tình trạng củanền kinh tế trong tương lai
Lý thuyết thị trường hiệu qua do Fama phát triển năm 1970 cho rằng: Giá cả của
các chứng khoán trên thị trường tài chính phản ánh đầy đủ mọi thông tin mà nhà đầu
tư đã biết ( Malkiel & Fama, 1970) Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu thực tế
trong thời gian gần đây có thê kê đến như nghiên cứu của Akbar, Iqbal, và Noor
(2019); Wei, Qin, Li, Zhu, va Wei (2019); Gonzalez, Nave, va Rubio (2018) ; Tran
(2017), đã chứng minh phan lớn thị trường là không hiệu qua, tức là giá cả của
các loại chứng khoán chưa thực sự phản anh đúng thực tế của thị trường do ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác.
Cho đến nay đã tồn tại một số các nghiên cứu về tác động của các nhân tố vĩ mô đến
TTCK hoặc giá chứng khoán như nghiên cứu cua Akbar và cộng sự (2019); Singhal, Choudhary, và Biswal (2019) ; Gonzalez và cộng sự (2018); tại Việt Nam đã có một
vài nghiên cứu phân tích chủ đề này như Nguyen và Nguyen (2013); Truong (2014);
Dinh và Nguyen (2008) Mặc dù vậy, các nghiên cứu này chủ yêu tập trung vào việc
Trang 8đo lường ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến giá của cô phiếu hoặc nếu nghiên cứu
về chỉ số giá chứng khoản VN-Index thì chỉ dừng lại một số chỉ tiêu cơ bản như lạm
phát, tỷ giá,cung tiền, giá vàng mà chưa có nghiên cứu tông thé về các nhân tố vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index tại nước ta.
a Chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển
của thị trường cổ phiếu, thé hiện xu hướng thay đổi của giá cô phiếu và tình hình
giao dịch trên thị trường Don giản, chỉ số giá chứng khoán là giá bình quân cố
phiếu tại một ngày nhất định so với ngày sốc ( Bui, 2013) Tại Việt Nam, chỉ số Index là chỉ số giá chứng khoán của sàn gia dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Vn-Minh (HOSE), thé hiện xu hướng biến động giá của toàn bộ cô phiếu niêm yết trên
HOSE
Chỉ số VN-Index thé hiện mức biến động giá, được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền của toàn bộ các cô phiếu trong rô tính toán so với phiên giao dịch
gần nhất hoặc so với ngày gốc và được tính theo điểm Về nguyên tắc, VN-Index
được tính bằng phương pháp Passher theo công thức:
VN- Index= Èữ# Z2 x 100
Li(Pit X dio)
Trong do:
VN-Index : La chỉ số giá VN-Index được tính theo phương pháp Paasche
Pit : Giá cô phiếu i thời kỳ t
dit: Khối lượng ( quyền số) thời điểm tính toán (t) hoặc cơ cau của khối lượng thờiđiểm tính toán
i: Cô phiếu I tham gia tính toán chỉ số giá
Trong đó, cách chọn rô đại điện ( chọn cổ phiếu ¡ để tham gia tính toán ) của thị
trường bao gồm các cô phiếu tiêu biéu và đại diện được cho tổng thé thị trường Do
đó, các cô phiếu trong ré đại diện thường xuyên được thay đôi do phải thay đổi
những cổ phiếu không còn tiêu biểu bằng các cô phiếu tiêu biểu hơn Ba tiêu thức
Trang 9quan trọng đê xác định sự tiêu biêu của cô phiêu là (i) sô lượng cô phiêu niêm yết,
giá tri niêm yết và (iii) tỷ lệ giao dịch chứng khoán đó trên thị trường
Chỉ số giá chứng khoán được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà đầu từ và cả các nhà
phân tích kinh tế vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội của quốc gia đó cũng như trên thế giới
b Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán
Lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hànghóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó vì thế làmthay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân cư Lam phát thường được do qua chỉ
so giá tiêu dùng
Nhiều nghiên cứu tại các nước phát triển cho thay lạm phát và thị trường chứng
khoán có mối liên hệ ngược chiều nhau, bởi lẽ xu hướng của lạm phát quyết định
khả năng tăng trưởng của một quốc gia Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấynền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng nhanh nhưng lại kém bền vững, vì
thế thị trường chứng khoán được coi như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe của nền kinh tế
Khi lạm phát tăng cao, giá trị của đồng tiền bị giảm đi, khiến cho người dân không
muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyên sang nắm giữ các tài
sản có giá khác như vàng, bất động sản hay ngoại tệ mạnh khiến một nguồn vốnlớn của xã hội tách ra ngoài vòng tuần hoàn của nền kinh tế nằm im dưới dạng tài
sản chết Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của
doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại Lạm phát tăng cao
không chỉ gây ảnh hướng lớn đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới các
doanh nghiệp ; dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ
lệ cô tức bị giảm giá trị khi lạm phát cao Điều này khiến đầu tư chứng khoán không
còn là kênh sinh lợi
Cung tiền
Quan hệ giữa lượng cung tiền và thị trường chứng khoán là cùng chiều được thể
hiện thông qua chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt:
Chính sách tiền tệ mở rong :
Nếu lượng cung tiền tăng lên sẽ làm tăng động luc tiêu dùng của người dân cũng
như gia tăng việc đầu tư vào các tài sản tài chính như chứng khoán Khi lượng cungtiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán
Trang 10bởi tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp Chính sách mở
rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế từ đó làm giảm lãi suất chiết khấu của
chứng khoán và làm tăng giá kỳ vọng cũng như thu nhập.
Chính sách tiên tệ thắt chặt:
Chính sách tiền tệ thắt chặt khiến lãi suất cao hơn gây tác động xấu đến TTCK
Lý do: thứ nhất, khi lãi suất chiết khấu tăng khiến giá của chứng khoán giảm; thứ
hai, khi lãi suất cao chứng khoán cho thu nhập cố định trở nên hap dẫn hơn thanh
khoản của cô phiếu; thứ ba, lãi suất cao cũng khiến xu hướng vay dé dau tư vào
chứng khoán giảm; và cuối cùng, vì lãi suất cao dẫn đến chi phí vận hành doanh
nghiệp tăng từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty.
Tỷ giá hồi đoái
Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng
khoán:
Đầu tiên theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho giá chứng khoán
và tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều Hai ông lý luận: một khi đồng tiền trong nướcđược định giá thấp sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranhhơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ Điều này làm cho giá
cô phiếu của những doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làmgia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ Điều này làm cho giá cổ phiếu của nhữngdoanh nghiệp này sử dụng nhiều chi phí nhập khẩu cho đầu vào trong sản phẩm của
họ Sự gia tăng chi phí trong sản phâm do đồng tiền trong nước được định giá thấp
có thê làm cho doanh thu và lợi nhuận của họ giảm, điều này sẽ làm cho giá cô
phiếu của những doanh nghiệp này giảm !
Một cách tiếp cận khác bang mô hình cân bằng danh mục dau tư về ty giá, Branson(1983) đã chứng minh rằng: tỷ giá và chỉ số giá chứng khoán có mối quan hệ ngượcchiều nhay, nguyên nhân có thé được giải thích từ chiều tác động của giá cổ phiếu
lên tỷ giá Trong mô hình này, những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ những tài sản
trong nước và tài sản nước ngoài ( bao gồm cả tiền tệ trong danh mục đầu tư của
họ) Ở đây, tỷ giá hối đoái giữ một vai trò là điều chỉnh cân bằng cung va cau tài
sản Một khi những nhà đầu tư cá nhân này muốn mua nhiều tài sản trong nước hơnthì họ sẽ bán bớt những tài sản nước ngoài mà hiện tại ít hấp dẫn họ, điều này sẽ dẫnđến đồng tiền trong nước được định giá cao hay tỷ giá giảm ( vì tỷ giá được xác định
là giá của một đơn vi ngoại tệ được tính theo giá của một đồng tiền khác — trong
Trang 11nước), vì vậy môi quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá là ngược chiêu là khi có
su gia tăng đâu tu trong khôi dau tư nước ngoài vào tài sản trong nước cũng làm gia tăng giá chứng khoán Điêu này cũng là nguyên nhân của sự đánh giá cao đông tiên
trong nước.
Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thị trường tài
san, Gavin (1989) trong mô hình tiền tệ đã khang định tỷ giá và giá cổ phiếu có mối
quan hệ yêu hoặc hoàn toàn không có quan hệ Giống như giá của những tài sản
khác, tỷ giá cũng được xác định bởi tỷ giá tương lai kỳ vọng Bat kỳ yếu tố nào ảnhhưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá ở hiện tại Nhữngyêu tố gây nên sự thay đổi trong giá cổ phiếu, trong những trường hợp này sẽ khôngtồn tại quan hệ giữa những tài sản trên Khi có một vài yếu tô ảnh hưởng đến cả giá
cô phiếu và tỷ giá, chúng ta hy vọng rằng có sự liên hệ giữa hai biến này Sự không
liên hệ xảy ra khi: đồng tiền trong nước được định giá thấp dé nâng cao giá trị của
những doanh nghiệp này nhập khẩu nhiều chỉ phí cho đầu vào ở nước ngoài thì giá
cô phiếu có thé sẽ không tăng khi đó chi phí cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng
làm cho doanh nghiệp giảm tính cạnh trang Mặt khác, những doanh nghiệp không
xuất khẩu những sản phẩm của họ đến quốc giá khác nhưng lại nhập khẩu nguyên
liệu thô có thé giá cô phiếu của chúng sẽ giảm khi đồng tiền trong nước được định
giá thấp.”
Tóm lại : mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số giá chứng khoán có thé là cùng chiều
hoặc ngược chiều , tùy vào môi trường nghiên cứu thực nghiệm và các nền kinh tế
khách nhau sẽ cho ra các kết quả khác nhau ( có mối quan hệ cùng chiều, ngược
chiều hoặc nhiều khi không có mối liên hệ nào giữa thị trường chứng khoán và tỷ
giá)
Lãi suất
Lãi suất là chi phí mà người đi vay phải tra để có cơ hội sử dụng vốn (Devereux &Yetnam, 2002), được xác định bởi nguồn cung và nhu cầu sử dụng vốn Khi nhu cầu
về vốn tăng, lãi suất sẽ tăng và ngược lại Với quan điểm của doanh nghiệp, tín dụng
dé tài trọ vốn lưu động hoặc chi tiêu, sẽ gia tăng chi phí nợ Điều này tác động làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và cô tức của cô đông Do đó, giá cổ phiếu có thégiảm Mặt khác, lãi suất cao hơn làm giảm giá tri của thu nhập cô tức trong tương
lai, điêu này sẽ khiên nha dau tư ngại dau tư vào cô phiêu.
2 Tổng quan nghiên cứu
Trang 12a Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp (2013) “ Quan hệ giữa các yếu tố
kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán : bằng chứng nghiên cứu từ
thị trường Việt Nam”
Nghiên cứu đo lường mối quan hệ giữa 4 yếu tô vĩ mô : Chỉ số giá tiêu dùng ( do
lường mức độ lạm phat), tỉ giá hồi đoái VND/USD, cung tiền M2, giá vàng đến mức
độ biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam ( thông qua chỉ số giá chứng
khoàn VN- Index)
Dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2011
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định ADF xác định tính dừng, kiểm định
đồng tích hợp Cointegrated Test bằng phương pháp của Johansen dé xem xét có tồntại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến đang nghiên cứu
Khi các chuỗi dữ liệu không dừng và tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp thì phươngpháp hồi quy đồng tích hợp Cointegrated Test bang kỹ thuật bình phương bé nhất đã
được hiệu chỉnh hoàn toàn ( Fully Modified Least Squares — FMOLS) sẽ được áp
dụng dé xác định mối quan hệ trong dai hạn; kiểm định nhân qua Granger dé xác
định mức độ ảnh hưởng của các biên trong ngăn hạn.
Trong khi đó mô hình hiệu chỉnh sai số ECM giúp theo dõi quá trình điều chỉnh củathị trường chứng khoán Việt Nam từ trạng thái ngăn hạn hướng tới cân bằng trong
đài hạn
Kêt quả: Trong dài hạn, chỉ sô giá chứng khoán có quan hệ cùng chiêu với cung tiên
và giá vàng, còn với lam phát có môi quan hệ ngược chiêu , trong khi đó tỷ giá hôi đoái và chỉ sô giá chứng khoán không có môi liên hệ với nhau
Trong ngăn hạn, chỉ sô giá chứng khoán hiện tại có quan hệ cùng chiêu với chỉ sô
giá chứng khoán tháng trước và quan hệ ngược chiều với tỷ giá hối đoái
Tốc độ điều chỉnh dự kiến chỉ ra rằng: thị trường chứng khoán Việt Nam hội tụ đến
trạng thái cân bằng trong dài hạn là chậm: Mắt khoảng 8 tháng ( điều chỉnh khoảng 13.04% mỗi tháng) đề đạt đến trạng thái cân bằng trong dài hạn.
b Nguyễn Thị Như Quỳnh, Võ Thị Hương Linh (2019) “ Tác động của một số
yêu tô kinh tê vĩ mô đên chỉ sô giá chứng khoán tại Việt Nam “
Nghiên cứu nhằm đo lường tác động 6 yếu tố vĩ mô: giá dầu, chi số giá tiêu dùng,
cung tiền M2, lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá vàng đến TTCK qua chỉ số giá chứng
khoán
Trang 13Dữ liệu là chuỗi thời gian theo tháng ( từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 12 năm
2008) Nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM theo phương pháp
Johansen dé ước lượng Mô hình có dạng:
LVNI = F ( LOP, LCPI, LM2, LIR, LEX, LGP )
Các biến được lay logarit dé tăng tinh ồn định, trong đó
VNI: chỉ số giá chứng khoán VN - Index ; OP : giá dầu ; CPI : lam phát ; M2: cungtiền ; IR: lãi suất ; EX : tỉ giá hối đoái ; GP : giá vàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy
Giá dầu có tác động không đáng kể đến chỉ số VN — Index ; Lam phát có tác động
cùng chiều đến chỉ số VN — Index trong dài hạn ; lãi suất có tác động ngược chiều
đến chỉ số VN — Index ; cung tiền không ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
trong dài hạn ; bên cạnh đó cung tiền có tác động tích cực đến chỉ số giá chứng
khoán trong ngắn hạn Tỷ giá hối đoái không tác động dến chỉ số VN — Index trong
dài hạn ; giá vàng tac động không đáng kê đến chỉ số VN - Index cả trong ngắn và
` 2
dai hạn
c Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo ( 2013 ) “ Phân tích tác
động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam”
Nghiên cứu nhằm kiêm định tại Việt Nam có tồn tại mối tương quan giữa những
nhân tố kinh tế vĩ mô (cung tiền, lạm phát, hoạt động kinh tế thực, lãi suất , tỉ giá hối
đoái, giá dầu) với thị trường chứng khoán Việt Nam hay không Dữ liệu được lay
theo tháng từ thang 7/2000 đến tháng 9/2011
Nghiên cứu áp dung kiểm định đồng tích hợp theo phương pháp kiểm định nghiệmđơn vị phan dư Engle Granger sau đó dùng phương trình ước lượng hồi quy bội dé
phản ánh mối tương quan giữa các biến cuối cùng thực hiện hậu kiểm định Wald,
kiêm định Durbin — Watson dé nâng cao mức xác thực của phương trình hồi quy
Mô hình nghiên cứu có dạng :
VNI, =0+ 0œaM;t + 03 CPI, + Oy IP, + 5 R, + U6 EX, + O7 OP, + Uu
Trong đó : VNI: chi số giá chứng khoán ; M2: cung tiền ; CPI : chi số giá tiêu dùng
;IP: sản lượng công nghiệp ; R : lãi suất cho vay ngắn hạn ; EX: tỉ giá VND/USD;
OP : trung bình giá dầu thô FOB giao ngay mỗi ngày
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy :
Trang 14Cung tiền tương quan dương với thị trường chứng khoán ; Lãi suất tương quan âm
với TTCK ; Lam phát tương quan dương với TTCK; Sản lượng công nghiệp tương
quan dương với TTCK ; Tỉ giá hối đoái có tương quan âm với TTCK ; Giá dầu thế giới có tương quan dương với TTCK *
d.Hoang Tuan DAO, Le Hang VU, Thanh Lam PHAM, Kim Trang NGUYEN (2022 ) Macro-Economic Factors Affecting the Vietnam Stock Price Index : An Application of the ARDL Model
Sử dụng phương pháp ARDL, nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô
đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn từ năm 2010 đến
năm 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy về lâu dài, cung tiền và tỷ giá tương ứng
ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Cung tiền có ảnh hưởng tích cực đến chỉ sốVN-Index, trong khi ty giá lại cho thấy hiệu ứng ngược lại Tuy nhiên, nghiên cứu
không tìm thấy mỗi quan hệ giữa giá dầu thế giới và lãi suất đến chỉ số VN-Index
trong dài hạn Mặt khác, trong ngắn hạn, lãi suất và tỷ giá có tác động tiêu cực đến
chỉ số VN-Index, trong khi giá dầu thế giới và biến động cung tiền M2 của một và
hai tháng trước đó cho thấy tác động cùng chiều đến chỉ số này Sự khác biệt trongkết quả hồi quy về tác động của tỷ giá và giá dầu đối với chỉ số VN-Index so với cácnghiên cứu trước đến từ đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam, với vốn
hóa lớn của các công ty trong lĩnh vực dau khí, và cơ cau nền kinh tế của Việt Namvới xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI
e Matadeen, S.J (2017) The Macroeconomic Determinants of Stock Market
Development from an African Perspective.
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố kinh tế vĩ mô nao đóng góp vào sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tập hợp 14 quốc gia châu Phi được xem xét Dữ
liệu chuỗi thời gian từ năm 1989 đến năm 2016 Nghiên cứu sử dụng mô hình
VECM đã chỉ ra răng động lực chính của sự phát triển thị trường chứng khoán trongkhu vực là tăng trưởng kinh tế, phát triển đầu tư và tính thanh khoản của thị trường
Nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển ngân hàng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thịtrường chứng khoán trong dài hạn Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra tiết kiệm có tác độngđáng ké va bat lợi đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Thứ tư, trong ngắnhạn, chỉ có tăng trưởng kinh tế và phát triển ngân hàng được coi là yếu tố quyết định
quan trọng của sự phát triển thị trường chứng khoán Hơn nữa nghiên cứu cũng tiết
Trang 15lộ mối quan hệ hai chiều giữa phát triển thi trường chứng khoán và phát triển ngân
hàng trong ngắn hạn”
III Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Bao gốm các nội dung: Lựa chọn thiết kế nghiên cứu phù hợp, lý do lựa chọn thiết
kế đó Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
1 Phương pháp nghiên cứu
Do dữ liệu của các biến số kinh tế vĩ mô là sự kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời
gian không dừng dẫn đến khả năng cao sự kết hợp này lại cho ta một chuỗi dừng (
gọi là đồng tích hợp) vì thé tác giả sử dụng mô hình VECM dé xem xét các mối
quan hệ đồng tích hợp thường được gọi là các mô hình hiệu chỉnh sai số
Trên cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định
ADF ( Augemented Dickey — Fuller test) dé xác định tính dừng ,kiểm định đồng tích
hợp Johansen dé xác định số mối quan hệ đồng tích hợp và xây dựng mô hình vecto
hiệu chỉnh sai số VECM từ đó xác định mối quan hệ trong dài hạn và chỉ ra các biến
số kinh tế vĩ mô sẽ phản ứng như thế nào để duy trì mối quan hệ trong dài hạn."
1.1 Cơ sở lý thuyết mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM)
Xét một mô hình VAR(p) có dạng như sau:
Y= AIY¿i + Ao Ypot tApYep + ur (1)
Ta biến đổi, viết lai mô hình thành:
AY,=Y,— Y.¡= HY,¡ + CIAY,.¡ + C2AY,¿+ CÐC,.AY,p + uy (2)
Trong đó: II = - (I-A; - Ag - -Ap); CG, =— )A¡ G = itl — p), i-1,2, , p-l; HY,¡ là
phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; p là bậc tự tương quan (hoặc số trễ)
Mặt khác, =o x Bp’
Trong đó: Ma trận ơ là ma trận tham số điều chỉnh; B là ma trận hệ số dài hạn thể
hiện tối đa (n-1) quan hệ đồng liên kết trong một mô hình n biến nội sinh B’ đảm
bảo răng Yt sẽ hội tụ về cân bằng bền vững trong dài hạn
Mô hình số (2) được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số Vector (VECM) Theo đó, mô
hình được phát triển từ mô hình VAR số (1) nhưng lại có dang của một mô hình
4 Matadeen, S.J (2017) The Macroeconomic Determinants of Stock Market Development from an African
Perspective.