Với triển vọng tăng trưởng khả quan đó, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng trở nên tinh tế hơn và đang thay đổi theo cơ chế xu hướng “4 không”: Không theo lối mòn – Người tiêu dùng trở n
MÔ TẢ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM 2024
T ỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG V IỆT N AM
Nhìn chung, thị trường tiêu dùng Việt Nam trong năm 2024 được dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ và có dấu hiệu tăng trưởng trở lại Bất chấp một số khó khăn trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 6% vào năm 2024, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á (Theo ADB) Vậy nên, cùng với sự phát triển rực rỡ của kinh tế, thị trường mua bán và tiêu dùng của Việt Nam cũng diễn ra rất sôi nổi và nhộn nhịp
Tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ và dịch vụ đạt 9%, tuy giảm 0.6% cùng kỳ so với 2023, đây vẫn là một tốc độ ổn định và là một tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng này ở thị trường Việt Nam Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam, bao gồm toàn bộ các danh mục sản phẩm như sản phẩm thực phẩm, điện tử và thiết bị gia dụng, đồ uống và thuốc lá, Uớc tính đạt 276,37 tỷ USD vào năm 2024
Biểu đồ 1.Biểu đồ mô tả ngành bán lẻ Việt Nam
2 Tóm lại, thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển tích cực và hứa hẹn Người tiêu dùng Việt Nam có thể mong đợi thêm nhiều cơ hội và lựa chọn hấp dẫn trong tương lai khi thị trường tiếp tục phát triển và đa dạng hóa.
T ỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG V IỆT N AM
Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ, khoảng 64% người Việt Nam tự tin về khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế của đất nước cao hơn so với thời điểm trước đại dịch COVID-19 trong vòng 2-3 tháng, theo khảo sát Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam của McKinsey năm 2022 (Ban tư vấn Hàng tiêu dùng đóng gói của McKinsey, 2023) Với triển vọng tăng trưởng khả quan đó, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng trở nên tinh tế hơn và đang thay đổi theo cơ chế xu hướng “4 không”:
Không theo lối mòn – Người tiêu dùng trở nên sáng suốt và có ý thức hơn về giá trị của việc chi tiêu cho hàng hóa cao cấp hay sản phẩm chất lượng có giá cả phù hợp, cụ thể là họ sẵn sàng tăng chi tiêu cho đồ dùng gia đình, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân trong khi chi tiêu các sản phẩm ngành hàng thiết yếu có khả năng suy giảm mạnh
Không ranh giới – Trong giai đoạn đại dịch xu hướng mua sắm đa kênh của người tiêu dùng ở Việt Nam tăng trưởng nhanh, và việc nghiên cứu và mua hàng qua các nền tảng kênh hỗn hợp được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ Đặc biệt, hành vi mua hàng của người tiêu dùng trẻ tuổi bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố mạng xã hội, điều này dẫn đến sự xóa bỏ ranh giới giữa các ngành hàng khi các nhà cung cấp cần mở rộng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu mua sắm và tiêu dùng đa phương tiện
Không trung thành – Người tiêu dùng Việt Nam đang bắt đầu thay đổi thói quen mua sắm trung thành trở thành mua sắm tự do để tối ưu hóa việc chi tiêu cho các mặt
3 hàng, thương hiệu cao cấp hơn do họ cảm thấy đáng giá trị về chất lượng, tính mới mẻ và ưu tiên cá nhân hóa
Phát thải ròng bằng không – Theo khảo sát của McKinsey, khoảng 75% người tiêu dùng tăng chi tiêu đối với sản phẩm liên quan đến sức khỏe và mang tính bền vững, tuy nhiên chỉ có 24% người tiêu dùng quan tâm đến việc mua sắm sản phẩm có nguyên liệu thân thiện với môi trường hay có khả năng tái chế Qua đó cho thấy, ngoài việc tiêu dùng sản phẩm xanh, ưu tiên tính bền vững, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề cần phải được quan tâm (Ban tư vấn Hàng tiêu dùng đóng gói của McKinsey, 2023)
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, đa dạng hơn và nhu cầu mua sắm, sử dụng của người dân tiếp tục mở rộng, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu theo tiêu chuẩn toàn cầu năm 2035, thu nhập khả dụng gia tăng và là nguồn động lực cho tiêu dùng (Ban tư vấn Hàng tiêu dùng đóng gói của McKinsey, 2023)
Tóm lại, năm 2024 hứa hẹn sẽ là năm bùng nổ cho nền kinh tế nước ta nói chung và cơ hội vào các thị trường ngách mới nói riêng Với những biến đổi về cơ cấu dân số, tình hình kinh tế nói trên và sự đa dạng trong việc tiếp nhận thông tin, thị trường Việt Nam đã và đang diễn ra những xu hướng, trào lưu mới Vì vậy, việc phân tích và đào sâu về các xu hướng của người tiêu dùng là việc vô cùng cần thiết.
C ÁC XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI V IỆT 2024
Việt Nam là một trong những nước phát triển có nhịp độ tăng trưởng sôi nổi tại khu vực Đông Nam Á Vì vậy, tại nơi đây luôn cập nhật những xu hướng trên mọi lĩnh vực Đặc biệt, xu hướng của người tiêu dùng là một trong những thực tiễn phản ánh rất nhiều về con người, thị trường và nền kinh tế của đất nước đó Sau đây, nhóm 1 sẽ phân tích 6 xu hướng đã, đang và sẽ diễn ra sôi nổi tại Việt Nam
1.3.1 Xu hướng tiêu dùng “Tích hợp công nghệ để tối ưu hoá cuộc sống”
Xu hướng "Tích hợp công nghệ để tối ưu hoá cuộc sống" (Technology Integration for Life Optimization - TILO) đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ số và sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân Xu hướng này thể hiện qua việc người tiêu dùng sử dụng các thiết bị và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc, học tập, giải trí và chăm sóc bản thân
Sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số đi kèm sự ra đời của vô vàn thiết bị công nghệ thông minh đã đặt dấu mở đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của ứng dụng công nghệ vào đời sống thực tế Ngoài ra, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng internet, đi kèm với nhu cầu kết nối, giao tiếp ngày càng tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng “tích hợp công nghệ để tối ưu hoá cuộc sống” càng ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng Việt
Theo Báo cáo về mức độ sử dụng internet tại Việt Nam năm 2023 (Kemp, 2023), tính đến tháng 1 năm 2023, có tổng cộng 77,93 triệu người Việt Nam sử dụng internet Tỷ lệ thâm nhập internet của Việt Nam đứng ở mức 79,1% tổng dân số vào đầu năm 2023
Internet và các thiết bị công nghệ thông minh đang dần từng bước thâm nhập vào đời sống tiêu dùng và sinh hoạt của người Việt Sự bùng nổ của thương mại điện tử là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho việc người tiêu dùng Việt đang tích cực tích hợp công nghệ vào đời sống để tối ưu hoá cuộc sống của mình
1.3.2 Xu hướng tiêu dùng “Mua sắm trực tuyến ngày càng chiếm lĩnh thói quen mua hàng của người Việt Nam”
Mua sắm trực tuyến hay thương mại điện tử (TMĐT) là hoạt động mua hàng hóa trực tuyến thông qua các website và ứng dụng mua sắm Và khi được hỏi về hành
5 vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ thay đổi ra sao trong 6 tháng tới, gần 64% người trả lời rằng việc mua sắm trực tuyến sẽ diễn ra thường xuyên hơn Đó là kết quả nổi bật của cuộc khảo sát “Thói quen Tiêu dùng tại Việt Nam” được PwC công bố từ tháng
4 năm 2023 Bên cạnh đó, một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, doanh thu bán lẻ và dịch vụ đã tăng khoảng 19,8% vào năm 2022 so với năm 2019 Nền kinh tế internet tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 23 tỷ USD năm 2022 lên ước tính 52 tỷ USD vào năm 2025 Mua sắm trực tuyến ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ sự tiện lợi, sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh tranh, cùng với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt làm thay đổi thói quen chi tiêu khi chú trọng vào mua sắm trực tuyến hơn
(Nguồn : Khảo sát thói quen tiêu dùng tại Việt Nam của PwC) Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 đạt đỉnh điểm vào những năm 2020 - 2021 đã góp phần vào sự tăng trưởng đầy ngoạn mục cho TMĐT khi báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn lại thông tin trong báo cáo TMĐT Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, TMĐT Việt Nam năm
2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng lên đến 46%, Cũng theo khảo sát thì có đến 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần mỗi tuần đạt mức 59% Đặc
Biểu đồ 2 Biểu đồ khảo sát thói quen người tiêu dùng Việt Nam
6 biệt, có 85% người tiêu dùng cho biết họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát
Số liệu trên cho xu hướng mua sắm trực tuyến sẽ trở thành xu hướng mua sắm chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam và sẽ thúc đẩy nhu cầu trong tương lai
1.3.3 Xu hướng tiêu dùng “Chi tiêu có đạo đức vào các sản phẩm Xanh, bền vững, thân thiện với môi trường”
Tiêu dùng xanh là một lối sống đề cao sự cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ môi trường Đây là xu hướng tiêu dùng đã và đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ
Tại Việt Nam, sau đại dịch Covid-19 nhận thức về sức khỏe và cộng đồng ngày càng được nâng cao, 80% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cam kết giá trị
“xanh” và “sạch” (Quyên Lưu, 2017), đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thô thân thiện với môi trường Vì thế, xu hướng tiêu dùng vì sức khỏe, vì cộng đồng đang dần trở thành tất yếu trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nhờ vậy, người tiêu dùng có thể ưu tiên mua hàng vào các thương hiệu vì môi trường, khảo sát năm 2023 của NielsenIQ 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng
Như vậy, thị trường các sản phẩm Xanh cho sức khỏe, bền cho môi trường sẽ cực kỳ sôi động trong năm 2024 vì nhu cầu được an toàn và bảo vệ môi trường đang ngày một quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt
1.3.4 Xu hướng tiêu dùng “Sản phẩm và dịch vụ của người cao tuổi”
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Giá trị văn hoá là những niềm tin được kế thừa và được lưu giữ Những niềm tin ấy làm cho thái độ và cách đối nhân xử thế của cá nhân có tính đặc thù Trong phân tích về hành vi người tiêu dùng, giá trị văn hoá chi phối hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt ở đây là một trong những giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Việt Nam: giá trị văn hóa “kính trên nhường dưới”
Có thể nói, giá trị văn hoá “kính trên nhường dưới” là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng tiêu dùng “Sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi” Không chỉ nhận thấy đây là một tệp đối tượng khách hàng tiềm năng, giá trị văn hóa “kính trên nhường dưới” tác động đến cách mà cả bản thân người tiêu dùng Việt phản ứng với sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, đồng thời là sự chuyên tâm trong nghiên cứu đáp ứng nhu cầu này của phía các doanh nghiệp Việc thấu hiểu và giải quyết các yêu cầu đặc biệt này của nền văn hoá phương Đông là một cơ hội phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp
Nhóm xã hội hay tầng lớp xã hội được định nghĩa là một nhóm người chia sẻ cùng những mục tiêu và quy chuẩn Một nhóm xã hội thường biểu hiện những mức độ liên kết xã hội nhất định chứ không chỉ là sự tập hợp của các cá nhân đơn thuần
Dễ dàng nhận thấy dựa trên khái niệm, với nhận thức ngày càng cao về các vấn đề môi trường, xã hội và sức khỏe, không khó để con người dần hình thành những mục tiêu và quy chuẩn chung; là cơ sở nền tảng để hình thành các nhóm hay nhóm xã hội Các nhóm hoạt động xã hội thân thiện với môi trường được hình thành trong nền văn minh đương đại, cấp tiến của con người đã dần khiến những thế hệ gần như Millennials hay Gen Z tiến gần hơn đến với xu hướng tiêu dùng “Chi tiêu có đạo đức vào các sản phẩm xanh, bền vững, thân thiện với môi trường” Người ta tin rằng, việc sử dụng những sản phẩm này không chỉ đơn thuần đến từ mong muốn bảo vệ môi trường hay nỗi sợ thuần túy về tương lai của môi trường nhân loại, mà còn là sự áp lực đến từ các quy chuẩn cộng đồng xuất phát là các nhóm xã hội được tạo lập và hình thành bên trên.
Nhóm tham khảo hay cá nhân tham khảo là một nhóm người hay một cá nhân mà thái độ, hành vi của họ được người khác coi như là chuẩn mực cho thái độ và hành vi của mình Hầu hết các hành vi mua hàng đều có thể bị ảnh hưởng từ các ý tưởng và quan điểm của nhóm tham khảo (Nesai, 2009)
Các nhóm tham khảo chính, phụ sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hành vi người tiêu dùng Tuy nhiên, sự tác động sâu sắc của nhóm tham khảo đến với xu hướng tiêu dùng “Bùng nổ mua sắm trực tuyến” là không thể chối cãi
Ví dụ, theo số liệu thống kê trích từ báo cáo của Statista, tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng Việt sau khi được KOLs đề xuất là 79% Ngoài ra, việc nghe theo những lời khuyên “mua sắm trực tuyến sẽ dễ dàng và thuận tiện, với mức giá cả cạnh tranh cao so với mua sắm trực tiếp” từ một người bạn hoặc một người thân trong gia đình tác động rất lớn đến quyết định và tâm thức của người tiêu dùng Việc sử dụng mạng xã hội khiến việc trao đổi, tham khảo này diễn ra dễ dàng, từ đây càng là minh chứng thuyết phục, khẳng định cho sự bùng nổ “mua hàng trực tuyến” trong thời đại công nghệ số là tất yếu
Gia đình là hai hoặc nhiều người sống chung với nhau có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân Nó là một phần của hộ gia đình bao gồm cá nhân sống đơn lẻ hoặc cùng với những người khác trong một khu dân cư (Durmaz 2014) Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua của cá nhân vì gia đình có quan hệ mật thiết, thường xuyên, được coi là chuẩn mực để noi theo
Hiện nay mối quan tâm chính của các gia đình chủ yếu xoay quanh vấn đề sức khỏe khi có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm từ các công ty có tác động tích cực đến môi trường Điều này cho thấy gia đình có ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng chi tiêu có đạo đức vào các sản phẩm xanh, bền vững, thân thiện với môi trường khi mà các giá trị văn hóa và hành vi tiêu dùng xanh được hình thành giữa các thành viên nếu gia đình họ coi trọng việc bảo vệ môi trường, ví dụ như việc lựa chọn các sản phẩm Organic hay các sản phẩm không độc hại với môi trường như ly giấy, ống hút tre để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cho các thành viên trong gia đình
Giai tầng xã hội là một nhóm bao gồm những người có những địa vị tương đương trong một xã hội Tầng lớp xã hội đề cập đến những nhóm người có những hành vi tương tự dựa trên vị trí kinh tế của họ trên thị trường (Blackwell, Miniard, & Engel, 2006)
Theo nghiên cứu, những người trong tầng lớp trung lưu có thể ưu tiên các sản phẩm có thương hiệu mạnh hơn so với những tầng lớp khác và những người trong cùng một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng cư xử giống nhau kể cả hành vi tiêu dùng Cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam càng làm cho các mặt hàng xa xỉ phẩm trở nên phổ biến hơn giúp cho xu hướng tiêu dùng “sử dụng hàng hiệu, hàng chất lượng cao của tầng lớp trung lưu” ngày càng phát triển khi mà việc
13 sở hữu xa xỉ phẩm như một cách để “nhận dạng” giữa những người tiêu dùng trong tầng lớp này và cũng là cách để thể hiện địa vị của họ so với các tầng lớp khác trong xã hội.
YẾU TỐ BÊN TRONG
Tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định đến những gì mà người tiêu dùng muốn, và với những biến đổi về tuổi tác sẽ có tác động đến nhu cầu sản phẩm và dịch vụ Khi mà tỉ lệ già hóa dân số ở mức cao, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu cho các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mục đích chăm sóc sức khỏe cũng như các sản phẩm liên quan
Yếu tố tuổi tác ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng tiêu dùng “sản phẩm và dịch vụ của người cao tuổi” khi mà tốc độ già hóa dân số tăng cao tại Việt Nam Giờ đây thế hệ bạc không chỉ dựa vào con cái khi mà gần 79% người cao tuổi ở Việt Nam có nguồn thu nhập , độc lập về tài chính và không dựa dẫm vào nguồn tài chính chu cấp để được hỗ trợ Điều này giúp cho họ chú trọng hơn cho các dịch vụ cho người già, đặc biệt nằm ở mảng chăm sóc sức khỏe và tinh thần, khi mà người lớn tuổi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe hơn trước Người cao tuổi Việt Nam dành gần 13% thu nhập để chi cho việc chăm sóc sức khỏe, bao gồm thực phẩm bổ sung, thời trang, ăn uống và du lịch Với thu nhập cao hơn và có nhiều thời gian hơn khi về hưu để chăm sóc bản thân, nhóm người cao niên hứa hẹn là đối tượng tiêu dùng tiềm năng để các doanh nghiệp có thể tận dụng để đưa các dịch vụ và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ
Theo Woodside, Arch; Wilson, Elizabeth,1985, khi mức sống của người dân tiếp tục tăng và thu nhập tiếp tục tăng, các khái niệm cuộc sống của mọi người luôn thay đổi Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người
14 đó (Kushwaha, 2011) Các nhà marketing nghiên cứu thấy rằng, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm mà họ muốn mua khi có đủ thu nhập, có tiền tiết kiệm đặc biệt là mua sắm những sản phẩm không thiết yếu Qua đó cho thấy, khi nền kinh tế ngày càng phát triển vượt bậc, thu nhập tăng lên được xem là yếu tố hàng đầu dẫn đến “xu hướng tiêu dùng phổ biến của Việt Nam năm 2024”
Cụ thể, với tốc độ đô thị hóa nhanh, vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hệ sinh thái là động lực hàng đầu thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, đặc biệt là người cao tuổi, chi tiêu cho các sản phẩm xanh, bền vững, thân thiện với môi trường để duy trì lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tác động gây hại đến môi trường sống Người tiêu dùng có thu nhập cao và ổn định cũng bắt đầu xem xét đến việc chi tiêu cho các sản phẩm hàng hiệu, hàng chất lượng cao, có uy tín thương hiệu với mong muốn nâng tầm chất lượng cuộc sống Bên cạnh đó, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế là thời đại công nghệ tăng trưởng mạnh mẽ, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi các thiết bị điện tử, sản phẩm ICT hiện đại hơn và tích hợp các sản phẩm công nghệ vào các hoạt động thường ngày như học tập, làm việc, giải trí, mua sắm, thanh toán, để tối ưu hóa cuộc sống
Quan niệm bản thân (self-concept) được định nghĩa là toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân có liên quan đến bản thân mình như một đối tượng, là nhận thức và cảm xúc của một cá nhân đối với anh ấy hoặc cô ấy Nói cách khác, quan niệm bản thân bao gồm các thái độ đối với bản thân (Trường N X., 2011) Những khía cạnh của bản thân được coi trọng nhất và ảnh hưởng nhất đến hành vi tiêu dùng khác nhau Một số sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với một cá nhân hoặc được sử dụng để báo hiệu các khía cạnh đặc biệt quan trọng của bản thân người đó đối với người khác
“Xu hướng mua sắm các hàng hiệu, hàng chất lượng cao tầng lớp trung lưu” dần trở nên phổ biến trong giai đoạn kinh tế phát triển và sự gia tăng mạnh mẽ
15 của nhóm nhân khẩu học này với 4 triệu người gia nhập năm 2024 và đến 2030 có thêm 23,2 triệu người, theo World Data Lab (TTXVN, VietNamplus, 2023) Người tiêu dùng có xu hướng yêu thích các thương hiệu phù hợp với quan niệm bản thân của họ Đặc biệt là đối với người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu, họ thường nhìn nhận bản thân là một người thành đạt, có địa vị xã hội hơn nữa là mong muốn hướng đến sở hữu các sản phẩm xa xỉ, hàng hiệu, hàng chất lượng cao thể hiện được phong cách sống sang trọng, có đẳng cấp của bản thân
Lối sống về cơ bản là cách một người sống và thể hiện quan niệm bản thân họ và được xác định bởi kinh nghiệm trong quá khứ, đặc điểm bẩm sinh và tình hình hiện tại Lối sống của mỗi cá nhân phản ánh thông qua hành vi tiêu dùng của họ, đó là mong muốn ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi mua và sử dụng (Trường N X., 2011) Một số nghiên cứu chứng minh rằng mối quan hệ giữa lối sống và quan niệm bản thân được thể hiện thông qua các hoạt động, sở thích, hành vi Vì vậy, người tiêu dùng quan niệm bản thân là người có địa vị thông qua lối sống xa hoa, có đẳng cấp của họ là yếu tố tạo nên
“xu hướng tiêu dùng hàng hiệu, hàng chất lượng cao của tầng lớp trung lưu”
Lối sống về cơ bản là cách một người sống và thể hiện quan niệm bản thân họ và được xác định bởi kinh nghiệm trong quá khứ, đặc điểm bẩm sinh và tình hình hiện tại Lối sống của mỗi cá nhân phản ánh thông qua hành vi tiêu dùng của họ, đó là mong muốn ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi mua và sử dụng (Trường N X., 2011) Một số nghiên cứu chứng minh rằng mối quan hệ giữa lối sống và quan niệm bản thân được thể hiện thông qua các hoạt động, sở thích, hành vi Vì vậy, người tiêu dùng quan niệm bản thân là người có địa vị thông qua lối sống xa hoa, có đẳng cấp của họ là yếu tố tạo nên “xu hướng tiêu dùng hàng hiệu, hàng chất lượng cao của tầng lớp trung lưu”
Cụ thể là, qua việc đặt sự ưu tiên cao vào sở hữu các sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu nổi tiếng và đẳng cấp, tầng lớp trung lưu thể hiện “Lối sống xa xỉ” của mình Họ có thể coi việc sử dụng các sản phẩm hàng hiệu là một cách để đầu tư đẳng cấp và phong cách sang trọng của bản thân Một yếu tố quan trọng là sự chú trọng vào chất
16 lượng và tiêu chuẩn cao cũng xuất phát từ “lối sống của người có tiền” Người tiêu dùng trung lưu thường mong đợi rằng các sản phẩm hàng hiệu sẽ có chất lượng tốt nhất và có tiêu chuẩn khắt khe đối với nguồn gốc sản xuất (từ các nguyên liệu cao cấp, đảm bảo độ bền và hiệu suất tốt nhất,…)
Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của một người, dẫn đến cách ứng xử tương đối bền vững và nhất quán trước hoàn cảnh riêng của người ấy (Keller, 2011) Các quyết định mua hàng thường liên quan đến tính cách cá nhân bao gồm sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu
Cá tính “yêu thích đổi mới” đã tác động mạnh mẽ đến “xu hướng tiêu dùng sản phẩm ICT và thiết bị điện tử tại Việt Nam” Một trong những lý do hàng đầu cho sự “yêu thích đổi mới” của người tiêu dùng ở ngành hàng thiết bị điện tử là mong muốn tân tiến cùng công nghệ mới Cụ thể là khi công nghệ liên tục phát triển, người tiêu dùng càng có nhu cầu trải nghiệm những tiến bộ và tính năng hiện đại mà các sản phẩm mới mang lại Sự mong đợi này thúc đẩy nhu cầu thay đổi thiết bị điện tử với hiệu suất tiên tiến, đảm bảo về sự tiện ích và tiềm năng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ Theo một nghiên cứu của GfK vào năm 2022, 72% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ thích mua các thiết bị điện tử mới nhất trên thị trường, ngay cả khi họ không thực sự cần chúng
Nhận thức (Perception) nghĩa là thu thập hoặc tiếp nhận, là việc tổ chức, xác định và giải thích thông tin cảm tính để biểu diễn và hiểu được thông tin hoặc môi trường được trình bày (Schacter, Giáo trình hành vi người tiêu dùng, 2011)
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING CHO SẢN PHẨM
T ỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÁC LOẠI SẢN PHẨM TẨY RỬA SINH HỌC
Trong những năm gần đây, thị trường chất tẩy rửa tại Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể với mảng chất tẩy rửa chiếm khoảng 78% giá trị trong ngành chăm sóc cá nhân và gia đình tại Việt Nam (Trường T , 2020) Do mối lo ngại của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn sức khỏe và đại dịch COVID-19 cũng đã tác động mạnh mẽ đến ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian sống sạch sẽ Thị trường chất tẩy rửa cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu và được nhận diện với hàng loạt loại loại sản phẩm của hai “ông lớn” Unilever, P&G và một số ít rất ít đến từ những doanh nghiệp gia công (Lao động Đồng Nai, 2022) Theo theo báo cáo của Euromonitor, trong năm 2019, chỉ tính riêng trong phân khúc chất tẩy rửa, phần lớn thị phần đang thuộc về các đại gia ngoại như Unilever với 54,9%, P&G với 16% thị phần, 28,1% còn lại thuộc các nhà sản xuất nội như bột giặt NET, Lix, Vico, Đại Việt Hương,… (Trường T , 2020)
(Nguồn: Khảo sát doanh thu các doanh nghiệp trong thị trường chất tẩy rửa của Euromonitor 2016-2019)
Biểu đồ 4 Doanh thu các doanh nghiệp trong thị trường tẩy rửa giai đoạn 2016-2019
21 Xét về lâu dài, thị trường chất tẩy rửa sẽ đứng dưới áp lực các quy định nghiêm ngặt về môi trường, đây là yếu tố chính được dự đoán sẽ hạn chế sự tăng trưởng của ngành hàng chất tẩy rửa trong giai đoạn 2022-2027 Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh về việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
G IỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
Với nhu cầu sử dụng chất tẩy rửa gia tăng, các thành phần hóa học có bên trong hợp chất trở thành điều kiện khắt khe để người tiêu dùng xem xét việc lựa chọn mua sản phẩm Trong khi các sản phẩm tẩy rửa đa năng chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa chất tẩy rửa công nghiệp thì việc sử dụng các hóa chất làm sạch có nguồn gốc sinh học được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2022-2027 Đặc biệt, đô thị hóa nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái Đây là yếu tố chính thúc đẩy việc thay đổi hành vi người tiêu dùng từ sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chứa hóa chất không lành mạnh sang ưu tiên tiêu dùng sản phẩm sinh học chứa thành phần lành tính, đảm bảo an toàn cho sức khỏe Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu Thuần sản xuất các sản phẩm tẩy rửa xanh có thành phần lên men từ dứa là một ý tưởng kinh doanh dựa trên xu hướng “chi tiêu có đạo đức vào các sản phẩm xanh, bền vững, thân thiện với môi trường” mà nhóm 1 lựa chọn
Thương hiệu Thuần - Dung dịch rửa chén sinh học lên men từ Enzyme dứa và tạo bọt từ bồ hòn là sản phẩm chúng tôi lựa chọn Với sứ mệnh đem lại các sản phẩm tẩy rửa hữu cơ nhưng vẫn hiệu quả vượt trội giúp người tiêu dùng tiết kiệm lượng sản phẩm khi mua
Thương hiệu của chúng tôi được lấy cảm hứng từ nhu cầu sống xanh cũng như nỗi trăn trở của người tiêu dùng về tác hại của của thành phần hóa học đọng lại trên chén dĩa Vì thế, chúng tôi lựa chọn nguyên liệu 100% từ thiên nhiên như enzyme từ
22 dứa và tạo bọt từ bồ hòn để tạo ra sản phẩm dung dịch rửa chén an toàn mà vẫn hiệu quả.
Đ ỐI THỦ CẠNH TRANH
Tên thương hiệu Giới thiệu thương hiệu
Giá cả cho sản phẩm nước rửa chén Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
L’artisan Savonnier Thương hiệu đến từ Pháp sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc sinh học
Nguồn gốc thực vật, không phẩm màu hoá học, không chứa nguồn gốc hoá dầu, hương thơm tổng hợp, tự nhiên từ tinh dầu, tính phân huỷ sinh học cao
Từ 110.000đ /1000ml Đối thủ cạnh tranh trong nước
Fuwa3e Là nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm thiên nhiên, an toàn, thân thiện với môi trường
Fuwa áp dụng công nghệ Enzyme từ dứa với nguồn nguyên liệu Dứa dồi dào chiếm 90%
Enzyco Enzyco xuất phát từ mong muốn cá nhân để người thân và gia đình có một sản phẩm an toàn, lành tính, hạn chế tiếp xúc với
Giữ trọn mùi thơm cùng của Enzyme dứa với 90% và 10% từ các loại phụ liệu khác
Ecocare Thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ lên men bồ hòn
Kết hơp giữa công nghệ lên men bồ hòn (75%) với các tinh chất quế, sả chanh, hoa nhài…
Tero Sinh Học TERO Sinh
Học là thương hiệu phát triển ứng dụng công nghệ sinh học đa enzyme 100% nguồn gốc từ Châu Âu, thân thiện với môi trường
Thành phần hơn 85 % có nguồn gốc từ tự nhiên an toàn cho da, không gây hại sức khỏe và thân thiện môi trường
Từ 29.000đ/ 900ml Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Cocoon Thành lập từ năm 2013, với lợi thế là thương hiệu nội địa và sản phẩm thiên nhiên, Cocoon có tiềm năng phát triển các sản phẩm chất tẩy rửa xanh hơn và đa dạng hóa danh mục sản phẩm
Bảng 1 Đánh giá đối thủ cạnh tranh (Nguồn: nhóm tự tham khảo và thiết kế)
CHIẾN LƯỢC S-T-P
Theo vị trí Tất cả nhưng chủ yếu ở các thành phố lớn
Theo nhân khẩu học Độ tuổi Millennials (25 tuổi đến 40 tuổi)
Giới tính Không giới hạn giới tính
Nghề nghiệp Dân văn phòng, đặc biệt là các cô nội trợ
Nhu cầu Đảm bảo an toàn sức khỏe về lâu dài
Thu nhập Người có thu nhập trung bình khá từ 10-20 triệu đồng/ tháng trở lên
Lối sống Thân thiện với môi trường, yêu thiên nhiên, lành mạnh Động cơ Mong muốn sử dụng sản phẩm vừa có hiệu quả làm sạch tốt nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe và môi trường
Theo hành vi người tiêu dùng
Mua cho sử dụng cá nhân, gia đình đáp ứng nhu cầu sử dụng chất tẩy rửa an toàn cho sức khỏe
Lợi ích tìm kiếm An toàn cho sức khỏe vì không đọng lại các hóa chất độc hại
An toàn cho môi trường vì không thải ra hóa chất độc hại
Mức độ sử dụng Mức độ sử dụng vừa phải, tuỳ thuộc vào tần suất sử dụng Mức độ sử dụng trung bình từ
Khách hàng có lòng trung thành trung bình thấp
25 Bảng 2 Phân khúc thị trường cho sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học
(Nguồn: nhóm tự tham khảo và thiết kế)
Thương hiệu Thuần đặc biệt tập trung vào thị trường mục tiêu là những người ở thế hệ Millennials từ 25 đến 40 tuổi, đang làm các công việc văn phòng và nội trợ và có mức thu nhập trung bình khá trở lên Họ là những người quan tâm đến sức khỏe và có hành vi tiêu dùng hướng đến môi trường, ưu tiên sự thực dụng của sản phẩm, cụ thể hơn, các sản phẩm tẩy rửa họ yêu cầu sự hiệu quả cao Vì theo khảo sát, cứ 5 Millennials thì có đến 4 người ưa chuộng những sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe Đây cũng là nhóm có ý thức cộng đồng khá cao nên những mối quan tâm chủ yếu của nhóm này chủ yếu xoay quanh các vấn đề về môi trường và mong muốn đóng góp những điều tích cực cho cộng đồng Do đó đây được coi là thị trường mục tiêu mà thương hiệu Thuần đang hướng đến
Dựa vào bản đồ định vị về yếu tố giá và mức độ hữu cơ Ta có thể hiện nay để thương hiệu Enzyco,
Fuwa3e đang có mức giá dễ chịu và mức độ hữu cơ cao Nhìn chung, để cạnh tranh và nổi bật trên bản đồ, thương hiệu Thuần phải nổ lực cải tiến công thức của dung dịch để tăng hiệu quả làm sạch Thêm vào đó, ngay từ khi mới ra mắt, chúng tôi lựa Hình 1 Bản đồ định vị các sản phẩm nước rửa sinh học trên thị trường Việt Nam
26 chọn định vị ở mức giá dễ chịu nhất để có thể thu hút khách hàng mới và tệp khách hàng từ các thương hiệu khác
(Nguồn: nhóm tự tham khảo và thiết kế)
3.4.3.b Chiến lược định vị - Chiến lược định vị theo thuộc tính
➢ Định vị dựa trên sự khác biệt về thành phần:
Sau khi khảo sát tệp khách hàng tiềm năng, nhóm nhận thấy nỗi lo lắng lớn nhất về các sản phẩm tẩy rửa sinh học đó là cảm giác các sản phẩm tẩy rửa hữu cơ đó là:
Không đem lại cảm giác sạch sẽ bằng các sản phẩm truyền thống, theo Nielsen, 32% người tiêu dùng cho biết họ e ngại rằng sản phẩm tẩy rửa sinh học có thể không hiệu quả bằng sản phẩm tẩy rửa truyền thống trong việc loại bỏ bụi bẩn cứng đầu
Không tiết kiệm, vì đặc tính thiên nhiên nên để làm sạch các sản phẩm cần một lượng lớn để rửa
Tóm lại, từ các trở ngại từ khách hàng và quan sát về các thành phần của các sản phẩm tẩy rửa hữu cơ trên thị trường, nhóm đề xuất sản phẩm tẩy rửa sinh học của thương hiệu Thuần có hai yếu tố nổi bật sau:
+ Thuần hữu cơ - An toàn không để lại cặn hóa chất độc hại Với thành phần gồm 90% Enzyme lên men từ vỏ dứa, 2% chiết suất vỏ bồ hòn, 8% các phụ liệu thiên nhiên
+ Tiết kiệm - Chỉ một lần nhấn sẽ làm sạch kin kít Vì thành phần cải tiến có chiết suất bồ hòn Từ đó, sản phẩm sạch vượt trội và tiết kiệm
➢ Định vị dựa vào sự khác biệt bao bì:
27 Nhận thấy sự lo lắng về vấn đề tái chế của tệp khách hàng tiềm năng, chúng tôi đã nghiên cứu về sự khác biệt về bao bì của các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và từ đó đề xuất bao bì riêng của thương hiệu Thuần:
Bảng so sánh đặc điểm chung bao bì sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh:
Artisan Savonnier Nước rửa bát
Chất liệu Nhựa Nhựa Nhựa Nhựa
Hoa oải hương, logo Artisan Savonnier
Lá trà xanh, logo Enzyco
Hoa quế, cam mật, logo TERO
Bảng 3 So sánh đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh
(Nguồn: nhóm tự tham khảo và thiết kế)
=> Nhược điểm chính của bao bì sản phẩm nước rửa bát sinh học ở Việt Nam là việc sử dụng chất liệu nhựa và thiếu rõ ràng về khả năng tái chế Tem nhãn bằng nhựa làm tăng lượng chất thải nhựa không cần thiết và gây ra các vấn đề về môi trường
Dựa vào bảng trên, chúng tôi đã quyết định chọn bao bì là một trong những điểm khác biệt giúp Thuần nổi bật Nhóm chúng tôi đã lựa chọn một số đặc điểm sau: Định vị sản phẩm về bao bì của doanh nghiệp Thuần
Màu sắc Chất liệu Thiết kế
Trắng be và màu nâu, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi với môi trường.
Sử dụng chất liệu nhựa sinh học làm từ lúa mạch, tem nhãn làm từ giấy tái chế, đảm bảo tính thân thiện với môi trường và khả năng phân hủy sinh học.
Bao bì hộp vuông vức, viền cong và góc bo tròn, vẻ hiện đại, sang trọng Mặt trước có hình dứa, thảo mộc, hiệu ứng mờ mềm mại Logo và tên sản phẩm in ở phía trên, phông chữ tối màu, nổi bật.
Bảng 4 Định vị sản phẩm về bao bì của Thuần
C Ơ HỘI VÀ THÁCH THỨC
3.5.1.a Chính sách thuế thấp cho các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên tái tạo
Hiện nay, các chính sách được ban hành để thực hiện mục tiêu phát triển xanh
Cụ thể, chính sách: Chính sách thuế tài nguyên với nguyên tắc “tài nguyên không có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất cao, “tài nguyên có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất thấp” Đây là cơ hội cực kỳ tốt dành cho thương hiệu Thuần tối ưu chi phí và động lực để phát triển hơn nữa
3.5.1.b Nhu cầu ngày càng tăng cho các sản phẩm bền vững, an toàn với sức khỏe và môi trường
Tại Việt Nam, nhận thức về bảo vệ môi trường, chú ý an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình ngày càng một nâng cao Vì vậy, hành vi mua sắm của họ cũng có sự thay đổi, theo một kết quả điều tra của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết "xanh" - "sạch" Cụ thể, 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo, trong khi 79% trả lời sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn
3.5.1.c Sự phát triển của sàn thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí, nguồn lực
Ngày nay, việc phát triển thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp mới như thương hiệu Thuần tối ưu hóa chi phí hoạt động: Thuê mặt bằng, thuê nhân viên bán hàng Thêm vào đó, thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo vì tính tiện lợi trong việc cập nhật thông tin sản phẩm
3.5.1.d Nguồn nguyên liệu dồi dào
Quả dứa là nguyên liệu cốt lõi tạo ra các sản phẩm tẩy ra của thương hiệu Thuần, đây là nguyên liệu thân thiện với môi trường và có nguồn cung dồi dào và quanh năm Theo báo cáo, Việt Nam có diện tích trồng dứa ở mức lớn nhất trong nhóm 9 nước, đạt tổng cộng 40.000 ha Sản lượng dứa đạt trên 500.000 tấn/năm Vậy nên, đây vừa là nguyên liệu thân thiện và nguồn cung dồi dào
3.5.2.a Lợi thế cạnh tranh bị lép vế
Tình hình thị trường nước tẩy rửa Việt Nam rất cạnh tranh Thêm vào đó, thói quen sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thông thường đã ăn sâu vào hành vi mua hàng của người tiêu dùng Vậy nên để thay đổi thói quen mua hàng từ sản phẩm tẩy rửa thông thường sang tẩy rửa sinh học cần mất rất nhiều thời gian
3.5.2.b Chi phí nguyên liệu cao
Mang sứ mệnh đem lại các sản phẩm tẩy rửa sinh học từ dứa và các loại hoa quả thiên nhiên, đây cũng là ưu và nhược điểm bởi vì doanh nghiệp sẽ rất khó kiểm soát được các nguồn nguyên liệu
3.5.2.c Thái độ tiêu cực về hiệu quả làm sạch của các sản phẩm tẩy rửa sinh học
Xu hướng sống xanh và ưu tiên sử dụng sản phẩm hữu cơ đang phát triển tại Việt Nam Tuy nhiên vẫn còn một số định kiến về hiệu quả của các dòng sản phẩm này, cụ thể tại các dòng tẩy rửa sinh học, theo khảo sát Nielsen, năm 2022: Khảo sát 1.000 người tiêu dùng Việt Nam về thói quen sử dụng sản phẩm tẩy rửa, 32% người tiêu dùng cho biết họ e ngại rằng sản phẩm tẩy rửa sinh học có thể không hiệu quả bằng sản phẩm tẩy rửa truyền thống trong việc loại bỏ bụi bẩn cứng đầu.
Đ Ề XUẤT CHIẾN LƯỢC M ARKETING M IX (4P S ) CHO SẢN PHẨM DUNG DỊCH RỬA CHÉN SINH HỌC T HUẦN
3.6.1 Chiến lược sản phẩm - Product
3.6.1.a Kích thước tập hợp sản phẩm
Hiện tại, thương hiệu Thuần phát triển dòng sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học được lên men từ dứa và tạo bọt từ bồ hòn Với thành phần chiết suất 90% enzyme từ dứa và 2% chiết suất bồ hòn và 8% từ các phụ liệu từ thiên nhiên Chúng tôi ra mắt hai hai loại bao bì cho dòng sản phẩm này bao gồm:
Chai dung dịch khối lượng tịnh 500gr, được thiết kế vừa tiện lợi trong quá trình sử dụng và làm đẹp cho không gian bếp núc của khách hàng
Túi refill giấy khối lượng tịnh được thiết kế tiện lợi với dung tích lớn để khách hàng có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài
31 (Nguồn: nhóm tự thiết kế)
3.6.1.b Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu Để tiết kiệm chi phí, thương hiệu chúng tôi quyết định kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu
Giới thiệu về logo của thương hiệu Thuần - sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học:
Hình 2 Bao bì của sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học Thuần
Giới thiệu về ý nghĩa của nhãn hiệu
Màu sắc và biểu tượng nhãn hiệu Được thiết kế với màu nâu, một màu sắc đặc trưng của áo bà ba Việt Nam và nón lá, tạo ra hình ảnh của những phụ nữ Việt Nam thuần Việt
Tên gọi nhãn hiệu Ý nghĩa của tên Thuần là thuần hữu cơ, thuần thiên nhiên Vì trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn mong muốn hướng đến những giá trị bền vững cho sức khỏe và xanh sạch cho môi trường
Bảng 5 Giới thiệu chi tiết về nhãn hiệu Thuần
(Nguồn: nhóm tự thiết kế)
3.6.1.c Các quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm
Về chất lượng sản phẩm, ngay từ ở bước định vị, chúng tôi quyết định sản phẩm Thuần - Dung dịch rửa chén sinh học lên men từ Enzyme dứa và tạo bọt từ bồ hòn là sản phẩm chất lượng cao Bởi vì sứ mệnh của chúng tôi là đem lại sản phẩm thuần hữu cơ thân thiện với môi trường và đặc biệt an toàn cho người sử dụng
Về đặc tính, điểm khác biệt của sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học Thuần là kết hợp thành phần bồ hòn để tăng hiệu quả làm sạch vượt bật, chỉ một lần nhấn là sạch kin kít nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn không để lại cặn hóa chất nhờ công nghệ Enzyme lên men 100% từ dứa
Tóm lại, từ nghiên cứu thành phần sản phẩm đến quyết định bao bì chúng tôi lựa chọn tiêu chí xanh - sạch với môi trường và đảm bảo an toàn đến người tiêu dùng Chúng tôi tin rằng sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học Thuần sẽ là sản phẩm ưu việt
33 trong thị trường dung dịch tẩy rửa nói chung và thị trường dung dịch rửa chén sinh học nói riêng
3.6.1.d Thiết kế bao bì sản phẩm
Bảng 6 Đặc điểm bao bì của Thuần
(Nguồn: nhóm tự thiết kế)
❖ Thông tin trên bao bì sản phẩm
In đầy đủ các thông tin sau đây trên cả chai nhựa và túi refill giấy:
- Tên sản phẩm: Dung dịch rửa chén sinh học "Thuần"
Tính chất Chai nhựa 500 gram Túi refill giấy 1,5 kilogram
Chất liệu PLA Giấy kraft
Kích thước 200 mm x 75 mm 250 mm x 150 mm x 50 mm
Thiết kế Thân trơn, nắp vòi nhấn, họa tiết đơn giản
Có thể dạng phẳng hoặc đứng, có quai xách, họa tiết đơn giản Ưu điểm Chịu va đập tốt, tái chế 100% Chống thấm, chống ẩm, dễ mang theo
Nhược điểm Dễ nứt/vỡ khi va đập mạnh Có thể thấm nước/ẩm nếu không bảo quản đúng cách
- Khối lượng/Dung tích: 500 gram (cho chai nhựa) hoặc 1,5 kilogram (cho túi refill giấy)
- Thành phần: Liệt kê đầy đủ các thành phần của sản phẩm, bao gồm cả thành phần sinh học
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng in rõ ràng, dễ nhìn
- Sử dụng thêm các biểu tượng để minh họa cho thông tin sản phẩm: trái bồ hòn, quả dứa, nón lá Việt Nam
Hình 3 Tem nhãn của từng loại bao bì của sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học Thuần
(Nguồn: nhóm tự thiết kế)
3.6.1.e Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm:
35 Mang đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng với dung dịch rửa chén sinh học "Thuần"
Nâng cao sự hài lòng tuyệt đối và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu "Thuần"
Góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng và thống trị thị phần cho sản phẩm
• Hỗ trợ trước khi mua
Tư vấn chuyên sâu & cá nhân hóa:
- Phân tích nhu cầu và sở thích của từng khách hàng để đề xuất sản phẩm phù hợp hoàn hảo
- So sánh "Thuần" với các sản phẩm khác trên thị trường một cách chi tiết & khách quan
- Cung cấp thông tin minh bạch về thành phần, công dụng, giá cả và các chương trình ưu đãi
• Hỗ trợ mua hàng đa kênh:
- Đặt hàng trực tuyến, qua điện thoại, hoặc trực tiếp tại cửa hàng với quy trình đơn giản & nhanh chóng
- Thanh toán linh hoạt qua nhiều hình thức: tiền mặt, thẻ ngân hàng, ví điện tử, v.v
- Giao hàng miễn phí, hỗ trợ chi phí vận chuyển tối ưu
• Hỗ trợ quá trình sử dụng
Cung cấp video hướng dẫn sử dụng sản phẩm chi tiết & dễ hiểu trên website, mạng xã hội và ứng dụng di động
Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về cách sử dụng sản phẩm một cách chính xác & tận tình
Chia sẻ mẹo & bí quyết sử dụng "Thuần" hiệu quả và tiết kiệm
• Hỗ trợ giải quyết vấn đề kịp thời:
Tiếp nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm qua nhiều kênh hỗ trợ
Xử lý khiếu nại, đổi trả sản phẩm một cách nhanh chóng & minh bạch
Cung cấp giải pháp hiệu quả cho các vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm
• Hỗ trợ sau khi mua:
Luôn sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi và giải đáp thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi nơi thông qua Hotline 24/7
Cung cấp thông tin về trải nghiệm sử dụng sản phẩm, ưu đãi độc quyền và thông tin về các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết qua Email
Lắng nghe ý kiến phản hồi và cải tiến sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng
Cộng đồng “Thuần” kết nối & chia sẻ:
37 Tạo dựng cộng đồng trực tuyến trên Website & ứng dụng di động để khách hàng kết nối, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm và học hỏi lẫn nhau
Tổ chức các hoạt động thú vị như minigame, livestream tư vấn, v.v trên
Fanpage & Zalo để thu hút sự tham gia của khách hàng
Sử dụng Chatbot thông minh để trả lời tự động các câu hỏi thường gặp và hỗ trợ khách hàng 24/7
❖ Định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh
Với thương hiệu Thuần, chúng tôi sử dụng chiến lược định giá dựa vào các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước rửa chén sinh học trên thị trường là Enzyco, Ecocare và Fuwa3e Với mức giá 49.000đ của Thuần thì đây là mức giá thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Cả 3 sản phẩm Fuwa3e, Ecocare có dung tích 500ml và Enzyco có dung tích là 480ml với mức giá lần lượt là 58.000đ, 72.000đ và 79.000đ có mức giá đắt hơn so với chai dung dịch rửa chén Thuần
Thương hiệu Thuần Fuwa3e Enzyco Ecocare
Mức giá chai dung dịch/nước rửa chén
Bảng 7 Tham khảo giá các đối thủ cạnh tranh (Nguồn: nhóm tự tham khảo và thiết kế)
3.6.2.b Chiến lược định giá sản phẩm mới
❖ Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Mức giá ban đầu của các sản phẩm nước rửa chén sinh học đến từ thương hiệu Thuần đưa ra là như sau:
Túi refill 1,5kg giá 119.000đ/bịch
Mức giá cho 2 sản phẩm trên đều rẻ hơn với các sản phẩm cùng loại của các công ty sản xuất dung dịch rửa chén sinh học hiện có trên thị trường nhằm thu hút khách hàng trải nghiệm các sản phẩm mới của chúng tôi Hiểu được mong muốn có một thương hiệu dung dịch rửa chén sinh học với thành phần hữu cơ, thân thiện với môi trường, chúng tôi đưa đến những sản phẩm có chất lượng tốt cùng với mức giá cả phải chăng đến khách hàng
3.6.2.c Chiến lược điều chỉnh giá
❖ Định giá tâm lý Áp dụng mức giá cho 2 sản phẩm chai dung dịch rửa chén sinh học 500gr và túi refill 1,5kg ở mức giá lần lượt là 49.000đ/chai và 119.000đ/túi giúp thúc đẩy hành vi mua ở khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn và tạo cảm giác giá của các sản phẩm trên rẻ hơn so với các sản phẩm dung dịch rửa chén khác Chiến lược giá này dựa vào hiệu ứng số lẻ (Odd-Pricing Effect) nhằm đánh vào tâm lý của khách hàng rằng số lẻ đồng nghĩa với rẻ hơn, đồng thời thói quen nhìn giá tiền từ trái qua phải hay hiệu ứng Left-Diget giúp cho mức giá 49.000đ/chai hay 119.000đ/túi ở các sản phẩm của chúng tôi sẽ tạo cảm giác rẻ hơn so với mức giá thực tế so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác
39 Điều chỉnh giá khuyến mại là chiến lược không thể thiếu ở các doanh nghiệp nhằm tạo sự thích thú và kích thích giúp kích thích nhu cầu mua sắm cho khách hàng Thị trường dung dịch rửa chén sinh học hiện tại đang có khá nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nên để thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm đến từ thương hiệu Thuần, chúng tôi quyết định đưa sản phẩm bông xơ mướp rửa chén với thành phần là xơ mướp hữu cơ 100% như một sản phẩm tặng kèm với sản phẩm chai rửa chén sinh học Thuần, giúp thương hiệu Thuần có lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
C HIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI - P LACE
Việc xây dựng chiến lược phân phối là công cụ đắc lực không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường mức độ bao phủ thị trường, đưa sản phẩm thâm nhập vào các phân khúc mới mà còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng liên kết hoạt động sản xuất của mình với khách hàng, trung gian thông qua các hoạt động marketing (Thu, 2011)
Thêm vào đó, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng “tiêu dùng trực tuyến - mua sắm đa kênh”, vì thế Thuần quyết định xây dựng chiến lược phân phối tích hợp giữa kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối online để đáp ứng tối đa sự tiện lợi trong nhu cầu mua sắm
(Nguồn: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân)
Hình 4 Cấu trúc của kênh phân phối của thương hiệu Thuần
3.7.1.a Kênh phân phối hiện đại
Trong kênh phân phối hiện đại, nhà sản xuất và các trung gian phân phối hợp lại thành thể thống nhất, dòng chảy sản phẩm lưu thông trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua thể thống nhất đó (GEM Digital , 2019) Đặc điểm nổi trội của kênh phân phối hiện đại là quá trình phân phối sản phẩm vô cùng đơn giản và dễ dàng Thông qua hệ thống kiểm soát chặt chẽ của các đơn vị trung gian, sản phẩm được đảm bảo vận chuyển tới khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp (Đức, 2023)
Việc phân phối sản phẩm qua các kênh hiện đại như siêu thị (Lotte Mart, GO! VIETNAM, Co.op Mart, AEON, Emart, ) và cửa hàng tiện lợi (Vinmart, Family Mart, B’s Mart, Ministop, Circle K, ) giúp doanh nghiệp tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng và xây dựng lòng tin với thương hiệu Các nhà trung gian này có hệ thống rộng lớn và đa dạng, thu hút người tiêu dùng thông qua không gian và cách trưng bày sản phẩm
Kênh phân phối online cho phép nhà sản xuất đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua Internet, cụ thể là trên website bán hàng, sàn thương mại điện tử , và các nền tảng mạng xã hội
Với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng một trang web bán hàng chính thức cho sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng (Vũ, 2024) Bên cạnh đó, tham gia vào các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon và kết hợp sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram,… là những công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến lượng lớn người tiêu dùng trực tuyến, tạo ra trải nghiệm mua sắm linh hoạt và thuận tiện mọi lúc mọi nơi cho khách hàng, tăng khả năng nhận biết thương hiệu và tìm kiếm sản phẩm trên cộng đồng trực tuyến
C HIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ - P ROMOTION
Thương hiệu định hướng truyền thông đến đối tượng khách hàng từ 25 - 40 tuổi, làm văn phòng hoặc công việc nội trợ, có thu nhập trung bình khá và quan tâm đến sức khỏe và bảo vệ môi trường Sản phẩm được tập trung vào USP (Unique Selling Proposition) “an toàn cho sức khoẻ, bảo vệ môi trường”, hướng đến thu hút lượng mua và chi lớn từ nhóm đối tượng này Đồng thời, cũng quan tâm đến các nhóm tham khảo như gia đình, bạn bè, người thân để tạo ra một chiến dịch truyền thông toàn diện
3.8.1.b Mục tiêu truyền thông Để thâm nhập thị trường, “Thuần” tập trung vào mục tiêu truyền thông bước đầu là "tăng độ nhận diện thương hiệu" bằng cách tối ưu hóa các công cụ truyền thông xuất hiện với tần suất đủ nhiều cùng thông điệp cốt lõi của nhãn hàng, sử dụng mạng xã hội và sử dụng Influencer Marketing Mục tiêu là để người tiêu dùng nhận ra sự tồn tại của một thương hiệu Việt Nam với sản phẩm dung dịch rửa chén sinh học công nghệ hiện đại
Với lần đầu ra mắt, Thuần chọn cho mình một thông điệp vừa quen thuộc vừa mới lạ, mong muốn t người tiêu dùng nhớ về bản thân doanh nghiệp như một thương hiệu với “sản phẩm dung dịch rửa chén vừa 100% hữu cơ, vừa tiết kiệm” Với slogan
“Một lần nhấn - Sạch kin kít”, Thuần muốn truyền thông về một sản phẩm tiết kiệm, hữu ích, hợp hiện đại và bảo vệ môi trường
Công cụ truyền thông là các kênh phương tiện và thông tin được sử dụng để quảng bá và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng (Á Châu Media, 2023) Việc lựa chọn công cụ truyền thông một cách chính xác là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực
42 tiếp đến hiệu quả của chiến lược chiêu thị và mức độ tiếp cận với đúng đối tượng khách hàng Hiểu được điều này, Thuần lựa chọn một số các công cụ truyền thông như sau:
Quảng cáo (Advertising): Là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm/thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông (Thu, 2011)
TVC: Tạo một video viral với chủ đề “Hành trình của giọt nước”, mô tả quá trình của giọt nước rửa chén từ vòi pump đến bồn rửa và làm sạch chén bát Tận dụng đồ họa cùng hiệu ứng âm thanh để tạo sự thu hút vào công nghệ lên men enzyme dứa và thành phần tạo bọt từ bồ hòn có trong sản phẩm Làm nổi bật yếu tố thuần hữu cơ – an toàn không để lại cặn hóa chất độc hại và tiết kiệm – chỉ một lần pump, làm sạch kin kít Với thông điệp chính: “Mỗi giọt nước là một bước tiến mới trong việc làm sạch, chăm sóc cho gia đình và bảo vệ môi trường xanh”
Dựng poster và standee tại các cửa hàng organic, cửa hàng chuyên bán thực vật, cây cảnh, nhà hàng bán thực phẩm chay,… Đây là những nơi mà người tiêu dùng yêu thích lối sống xanh, lành mạnh có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm/hàng hóa tự nhiên, hữu cơ Bằng cách đặt poster và standee tại đây, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu khi họ đang mua sắm các sản phẩm khác
43 (Nguồn: Do nhóm tác giả thiết kết)
Giao tế (Public Relations): Các hoạt động truyền thông xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp hay thương hiệu (Thu, 2011) Đăng bài truyền thông thông qua báo chí: Hợp tác với các tờ báo chuyên về lối sống healthy và bảo vệ môi trường để đăng bài viết chi tiết về sản phẩm Đảm bảo rằng nội dung bài viết phản ánh chính xác và chi tiết về công nghệ và tính năng của sản phẩm, giúp tạo sự tin tưởng và hiểu biết sâu hơn từ phía khách hàng
Tặng hàng mẫu dùng thử tại các cửa hàng bán sản phẩm organic: Tạo ra trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm Thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua việc cung cấp trải nghiệm thực tế
Booking các Influencer, KOL/KOC có sức ảnh hưởng trong thị trường: Liên hệ booking đối với các Influencer, KOL/KOC như chuyên gia về sức khoẻ, chuyên gia
Hình 5 Poster quảng cáo của Thuần cho chiến lược chiêu thị
44 hoá học, chuyên gia về sản phẩm tẩy rửa, Từ đây làm cơ sở nền tảng hình thành nhận thức và sự tin tưởng của khách hàng
Khuyến mại (Sales promotion): Là những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm (Thu, 2011)
Quà tặng khi mua sản phẩm: Đối với khách hàng cuối: Tặng kèm các sản phẩm liên quan như xơ mướp Điều tạo ra sự hứng thú trong mua hàng và ấn tượng thân thiện, tích cực của khách hàng đối với thương hiệu Đối với khách hàng trung gian: Cung cấp quà tặng đặc biệt cho trung gian và nhà phân phối lẻ khi họ đạt một mức doanh số nhất định
Phiếu giảm giá trên sàn thương mại điện tử: Sử dụng các sàn thương mại điện tử phổ biến để cung cấp các ưu đãi đặc biệt như phiếu giảm giá hoặc ưu đãi độc quyền khi đăng kí thành viên và mua sản phẩm Điều này không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu mà còn tăng cơ hội tiếp cận đối với những người tiêu dùng mới.
NGÂN SÁCH DỰ TÍNH
STT CHI PHÍ GIÁ (triệu đồng)
1 Chi phí nghiên cứu thị trường 100
2 Chi phí nghiên cứu sản phẩm 700
Chi phí phát triển sản phẩm
3.2 Chi phí nguyên vật liệu 200
4.1 Chi phí tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
4.2 Chi phí thiết kế hình ảnh 150
4.4 Chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội
4.5 Chi phí nội dung bài viết 100
Bảng 8 Bảng ngân sách dự tính (Nguồn: Do nhóm tác giả tham khảo và tự thiết kế) a
TÀI LIỆU THAM KHẢO Á Châu Media (2023) Các kênh truyền thông phổ biến nhất hiện nay là gì? Retrieved from Á Châu Multimedia & Ads: https://achaumedia.vn/cac-kenh-truyen- thong.html/
Anh, M (2024, 4 3) Hành vi tiêu dùng của người Việt ngày càng chịu ảnh hưởng bởi các influencer Retrieved from VnEconomy: https://vneconomy.vn/hanh-vi-tieu- dung-cua-nguoi-viet-ngay-cang-chiu-anh-huong-boi-cac-influencer.htm
Ban tư vấn Hàng tiêu dùng đóng gói của McKinsey (2023) Người tiêu dùng Việt Nam trưởng thành trong năm 2023: Làm sao doanh nghiệp có thể đón đầu xu hướng
(2021) Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Nhà xuất bản thống kê
(2021) Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Nhà xuất bản thống kê Đức, Đ M (2023) Các kênh phân phối hiện đại và những điều doanh nghiệp cần biết
Retrieved from Bizfly: https://bizfly.vn/techblog/cac-kenh-phan-phoi-hien- dai.html
GEM Digital (2019) KÊNH PHÂN PHỐI LÀ GÌ? 5 BƯỚC XÂY DỰNG KÊNH PHÂN
PHỐI Retrieved from GEM Digital : https://gemdigital.vn/kenh-phan-phoi/
Hare, A P (1964) Interpersonal relations in the small group In Handbook of modern sociology (pp 217-271) kê, T c (2021) Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Nhà xuất bản thống kê b Keller, K & (2011) Giá trình hành vi người tiêu dùng Nhà xuất bản Thanh niên
Kemp, S (2023, February 13) DATAREPORTAL Retrieved from https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam
Kushwaha, S (2011) Giáo trình Hành vi người tiêu dùng Nhà xuất bản Thanh niên
Lao động Đồng Nai (2022) Thị trường chất tẩy rửa ở Việt Nam Thị trường chăm sóc cá nhân và gia đình Retrieved from KIẾN THỨC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
VIỆT NAM: https://laodongdongnai.vn/thi-truong-chat-tay-rua-o-viet-nam- 1652028768/
Nam, U V (2023) Báo cáo Dự báo Dân số Việt Nam giai đoạn 2020 - 2050
Nhật, C (2020) Giaso Trình Hành Vi Người Tiêu Dùng Ho Chi Minh: NXB Thanh
Quyên Lưu (2017) Bộ Công Thương Việt Nam Retrieved from Bộ Công Thương Việt
Nam: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/80-nguoi-tieu-dung-san-sang-chi- nhieu-hon-cho-san-pham-xanh-2.html
Schacter, G W (2011) Giáo trình hành vi người tiêu dùng Nhà xuất bản thanh niên Schacter, Gilbert, Wegner, & (2021)
Schiffman, W & (2019) Giáo trình môn hành vi người tiêu dùng Nhà xuất bản thanh niên
Thi, N V (2020) Nhóm xã hội In Hành vi người tiêu dùng (p 105) Nhà xuất bản
Thanh Niên c Thi, N V (2020) Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng In Hành vi người tiêu dùng (p 111) Nhà xuất bản Thanh Niên
Thu, N T (2011) Marketing căn bản Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Thùy, L (2023) 3 xu hướng nổi bật tác động đến thị trường tiêu dùng Việt Nam Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại
Trường, N (2020) Giaso Trình Hành Vi Người Tiêu Dùng HCM: NXB Thanh Niên
Trường, N X (2011) Giáo trình Hành vi người tiêu dùng Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Trường, T (2020) Thị trường chăm sóc cá nhân và gia đình: Khi doanh nghiệp nội cựa mình thức giấc Retrieved from VietnamBiz: https://vietnambiz.vn/thi-truong- cham-soc-ca-nhan-va-gia-dinh-khi-doanh-nghiep-noi-cua-minh-thuc-giac- 20201008173515851.htm
TTXVN, VietNamplus (2023) Năm 2024, Việt Nam có thêm 4 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu Retrieved from Vietnamplus: https://www.vietnamplus.vn/nam-2024-viet-nam-co-them-4-trieu-nguoi-gia- nhap-tang-lop-trung-luu-post905977.vnp
Vũ, T (2024) Các nghiên cứu về bán hàng đa kênh (cập nhật năm 2024) Retrieved from Subiz: https://subiz.com.vn/blog/ban-hang-da-kenh-cap-nhat-2024.html d
BÁO CÁO KIỂM TRA TRÙNG LẶP
Hình 6 Báo cáo kiểm tra trùng lặp của nhóm 1 e
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN
1 Thời gian: 8g00, ngày 24 tháng 04 năm 2024
2 Hình thức: Trực tuyến qua nền tảng Google Meet phối hợp với trực tiếp
4 Thành viên vắng mặt/Lý do vắng: 0
5 Chủ trì cuộc họp: Trần Tú Quyên
6 Thư ký cuộc họp: Nguyễn Cao Phương Anh thống nhất và tổng hợp
7 Bảng phân công công việc:
STT Tên MSSV Mức độ hoàn thành (%)