1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

trình bày khái quát quy định của cisg về vấn đề miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở ngại phân tích một án lệ điển hình để minh họa

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày khái quát quy định của CISG về vấn đề miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở ngại. Phân tích một án lệ điển hình để minh họa.
Tác giả Lưu Bích Ngọc, Hoàng Minh Ngọc, Phạm Quang Minh, Lê Huyền Mai, Phạm Mỹ Dung, Phạm Ngọc Linh, Phạm Quốc Đạt, Bùi Gia Bách, Bùi Thế Huy, Trần Thị Thanh Trúc
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 683,02 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUKỷ nguyên bùng nổ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cánh cửa cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, biến nó thành động lực

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ

Đề bài:

Trình bày khài quàt quy đinh cuà CISG về vàn đề miền tràch nhiềm do bền thứ bà co quàn hề với mot bền trong hớp đong gà&p trớ ngài Phàn tìch mot àn lề điề*n hình đề* minh hoà.

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm: 02

Lớp: N01.TL2

Khóa: 47

Đề bài: Trình bày khái quát quy định của CISG về vấn đề miễn trách nhiệm

do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở ngại Phân tích một án lệ điển hình để minh họa

Kết quả tham gia thực hiện bài tập nhóm của từng thành viên như sau:

Đánh giá ý thức SV ký

tên

Đánh giá của GV

(số)

Điểm (chữ)

GV ký tên

1 472410 Lưu Bích Ngọc X

2 472411 Hoàng Minh Ngọc X

3 472412 Phạm Quang Minh X

6 472415 Phạm Ngọc Linh X

7 472416 Phạm Quốc Đạt X

10 472419 Trần Thị Thanh Trúc X

Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2024

Giảng viên chấm thứ nhất:.………… NHÓM TRƯỞNG

Giảng viên chấm thứ hai:.………

Kết quả điểm thuyết trình:

Giảng viên cho thuyết trình:………… Lưu Bích Ngọc

Điểm kết luận cuối cùng:……….

Giảng viên đánh giá cuối cùng:………

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Quy định của CISG (Điều 79.2) 2

1 Phân tích Điều 79.2 2

2 Đối tượng “bên thứ ba” được đề cập trong điều khoản 2

II Nội dung vụ tranh chấp 3

III Lập luận của các bên trong vụ tranh chấp và cơ quan tài phán 4

1 Lập luận của nguyên đơn 4

2 Lập luận của bị đơn 5

3 Lập luận của cơ quan tài phán (Tòa phúc thẩm) 6

IV Đánh giá, bình luận của nhóm 7

1 Vụ tranh chấp 7

2 Đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam 8

KẾT LUẬN 10

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CISG: Công ước viên Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế

CHF / Fr: Đơn vị tiền tệ “Franc”

HĐTT: Hội đồng Trọng tài

ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

ITL: Đơn vị tiền tệ “Ý Lira”

LTM: Luật Thương mại

Trang 5

MỞ ĐẦU

Kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật hiện đại

đã mở ra cánh cửa cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, biến nó thành động lực thúc đẩy kinh tế cho các quốc gia Thương mại quốc tế hiện nay

đã vượt ra khỏi khái niệm đơn thuần về buôn bán, thương mại quốc tế còn phản ánh sự phụ thuộc của các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi bên thực hiện nghĩa vụ gặp trở ngại do lỗi của bên thứ ba có quan hệ với họ làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trong hợp đồng Trong bối cảnh đó, CISG đóng vai trò quan trọng trong việc quy định các trường hợp miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng do lỗi của bên thứ ba Cụ thể, nhóm sẽ làm rõ và nghiên cứu sâu hơn vấn đề này thông qua việc phân tích một bản án từ Thuỵ

Sĩ số 890

Trang 6

NỘI DUNG

I Quy định của CISG (Điều 79.2)

1 Phân tích Điều 79.2

Điều 79.2 của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) đặt ra những yêu cầu đặc biệt trong trường hợp một bên xin xem xét miễn trách nhiệm Điều này xảy ra khi xuất hiện việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của một bên thứ ba, là bên được thuê để thực hiện một phần hoặc toàn bộ của hợp đồng

Từ “và” ở khoản a nêu trên đã chứng minh cho việc cả 2 điều kiện này cần phải được đáp ứng đồng thời, và được xem là “điều kiện kép” (double force

majeure) Vì vậy, điều khoản này được đánh giá là gây ra nhiều khó khăn cho

bên không thực hiện hợp đồng trong việc xin miễn trách

Để được xét vào diện theo điều 79.2, thì phải đồng thời thỏa mãn điều kiện của điều 79.1, và để được hưởng miễn trách theo điều 79.1, có 03 điều kiện cần phải chứng minh, đó là: (1) Xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên; (2) Không thể lường trước một cách hợp lý tại thời điểm ký kết hợp đồng; (3) Sự kiện và hậu quả của nó không thể tránh được hoặc không thể khắc phục được Ngoài ra, để áp dụng được điều khoản này thì đồng thời cả bên đưa ra yêu cầu miễn trách nhiệm và bên thứ ba liên quan đó phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 79 của CISG Hay nói cách khác, điều kiện cả người bán (bên vi phạm) và người thứ ba (người thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng chính giữa người bán và người mua) không thực hiện được hợp đồng đều là do gặp

“trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát” là điều kiện kép cần phải được đồng thời đáp ứng

2 Đối tượng “bên thứ ba” được đề cập trong điều khoản

Để áp dụng khoản 2 Điều 79 của CISG, việc xác định rõ “bên thứ ba” theo quy định tại điều khoản này rất quan trọng Hiện tại, Hội đồng tư vấn CISG xác định có ít nhất 02 loại “bên thứ ba” khác nhau Nhóm thứ nhất là những “bên thứ ba” được người mua cho phép hỗ trợ hoặc tạo tiền đề cho việc giao hàng phù hợp của người bán nhưng hoàn toàn không được người bán ủy thác thực hiện

2

Trang 7

hợp đồng Nhóm thứ hai, “bên thứ ba” được xác định là những cá nhân, pháp nhân “độc lập” được bên bán giao tham gia để thực hiện trực tiếp tất cả hoặc một phần hợp đồng với người mua, và là nhóm thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 79 Bởi nếu bên thứ ba nằm trong sự quản lý của bên vi phạm thì hành vi của bên thứ ba cũng được đồng nhất với hành vi của bên vi phạm

Để được miễn trách nhiệm, trong trường hợp “người thứ ba” tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 79.1 - gặp phải “trở ngại khách quan” Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình, không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng và không thể tránh được, khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra Thứ hai, miễn trách nhiệm

do lỗi của bên bị vi phạm khi nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành

vi hay sơ suất của chính bên bị vi phạm Nói cách khác, bên bị vi phạm sẽ mất quyền yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và

sơ suất của bên bị vi phạm

II Nội dung vụ tranh chấp

Nguyên đơn: N

Bị đơn: H SA

Cơ quan giải quyết tranh chấp: Tòa án Phúc thẩm Ticino

Sự kiện pháp lý:

Cuối tháng 7 năm 1995, nguyên đơn cung cấp và lắp đặt đợt đầu tiên vách ngăn di động loại “extra standard” cho bị đơn Tháng 10 năm 1995, nguyên đơn

cung cấp đợt thứ hai vách ngăn di động trang bị loại “DIVA” cho văn phòng của

nhà máy, tuy nhiên vách ngăn không được cách âm đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của bị đơn Đối với đợt cung cấp thứ hai, nguyên đơn đã lập hai hóa đơn: Một hóa đơn trị giá 27.790.000 ITL và một hóa đơn trị giá 37.495.500 ITL

Ngày 4 tháng 2 năm 1997 nguyên đơn đã kiện bị đơn để đòi khoản tiền còn lại liên quan đến lô hàng thứ hai, cùng với lãi suất 14% kể từ ngày 30 tháng

11 năm 1995 và các khoản phụ phí Bị đơn phản đối yêu cầu và đã từ chối thanh

Trang 8

toán khoản tiền còn lại, giữ lại một số tiền để bù đắp cho giá trị công trình thấp hơn thỏa thuận hợp đồng do vách ngăn di động DIVA không được cách âm tốt

Ngày 11 tháng 9 năm 2002, Thẩm phán Sơ thẩm đã ra phán quyết chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn thanh toán 14.578.65 Fr cùng với lãi suất 14% kể từ ngày 10 tháng 1 năm 1996, đồng thời bác bỏ hoàn toàn đơn phản đối với lệnh thi hành án đối với khoản tiền này Theo thẩm phán, vách ngăn di động DIVA không được lắp đặt bởi nguyên đơn mà bởi ông G và B Vậy nên vách ngăn không đạt tiêu chuẩn như bị đơn nêu ra là do việc lắp đặt,

do đó nguyên đơn không phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp vách ngăn di động DIVA Về vấn đề thanh toán, thẩm phán xác định khoản tiền còn lại cần phải tính đến cả hai lô hàng, tương đương 104.578.65 Fr Do bị đơn đã thanh toán 90.000 Fr nên khoản tiền còn lại là 14.578.65 Fr

Bị đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm, vách ngăn di động DIVA được thực hiện bởi ông G và B., trực tiếp thông qua Rodeca SA, là đại diện của N Tại tòa phúc thẩm, Tòa tuyên bố và ra lệnh lời kháng án ngày 7 tháng 10 năm 2002 của bị đơn H SA, Lodrino bị từ chối Tòa tuyên bố lời kháng án phụ ngày 3 tháng

12 năm 2002 của bị đơn N Piove di Sacco bị từ chối

Vấn đề pháp lý:

(1) Người bán và bên thứ ba có quan hệ hợp đồng trong việc lắp đặt không?

(2) Trách nhiệm của người bán được xác định như thế nào khi không thể kiểm soát, khắc phục hành động ngoài thoả thuận của bên thứ ba đối với người mua?

Nguồn luật áp dụng: Khoản 1 Điều 1, Điều 3, Điều 8, khoản 1 Điều 36,

Điều 53, Điều 57, Điều 79, khoản 2 Điều 79 Công ước viên (CISG)

III Lập luận của các bên trong vụ tranh chấp và cơ quan tài phán

1 Lập luận của nguyên đơn

Thứ nhất, nguyên đơn N cho rằng hợp đồng mua bán chỉ liên quan đến việc giao hàng đã đặt, nên việc lắp đặt không giống như các vách ngăn tiêu chuẩn đã được lắp là khiếm khuyết được bị đơn chỉ ra ở đây chứ không phải do

4

Trang 9

vật liệu cung cấp Như vậy, việc vách ngăn không đạt đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại trừ khỏi trách nhiệm của nguyên đơn Các bức tường được giao đều tuân thủ các quy định kỹ thuật và đúng với chất lượng đã cam kết Và việc lắp đặt không được thực hiện bởi nguyên đơn mà bởi ông G và ông B., hai người này đã tự mình thực hiện chứ không thay mặt cho nguyên đơn Họ đã lập hóa đơn 22.100

Fr và tự thu tiền từ bị đơn

Thứ hai, nguyên đơn đã làm rõ rằng đối tượng của tranh chấp đề cập đến nguồn cung cấp thứ hai chứ không phải nguồn cung đầu tiên đã được thanh toán Về vách ngăn di động DIVA, trong xác nhận đơn hàng, ông E.G (người giám sát công trình cho bị đơn) đã loại bỏ chi phí lắp đặt nên hóa đơn được phát hành sau đó chỉ ghi “cung cấp hàng hóa” chứ không ghi “lắp đặt” Hơn nữa, nguyên đơn cũng chỉ nhận được khoản thanh toán tạm ứng là 85.000 Fr chứ không phải 90.000 Fr như thẩm phán Tòa sơ thẩm nhận định Ông G đã giữ lại 5.000 Fr mặc

dù ông không có nghĩa vụ thu tiền cho nguyên đơn Nguyên đơn cũng khẳng định G và B chỉ là đại lý môi giới

2 Lập luận của bị đơn

Thứ nhất, bị đơn phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về khoản tiền bồi thường 19.748,65 CHF Bị đơn cho rằng giá của vách ngăn di động loại tiêu chuẩn và loại DIVA tổng cộng là 102.000 CHF và nguyên đơn đã được thanh toán trước 90.000 CHF vào ngày 3/8/1995 Như vậy, số tiền còn lại cần thanh toán là 12.000 CHF chứ không phải 19.748,65 CHF Đồng thời, bị đơn trình bày rằng việc lắp đặt các bức tường di động loại DIVA đã được thực hiện thông qua R.SA, là người đại diện cho nguyên đơn ở Ticino với giá trong hóa đơn riêng là 22.000 CHF Thêm vào đó, bị đơn đã từ chối thanh toán khoản tiền còn lại là 12.000 CHF, ông cho rằng có thể giữ lại khoản tiền này để bù đắp cho việc vách ngăn di động của nguyên đơn không đáp ứng điều kiện về cách âm Hơn nữa, bị đơn cũng khiếu nại rằng nguyên đơn đã không cung cấp bảo hành bằng 10% giá trị phần công trình đã thi công

Thứ hai, bị đơn không đồng tình với kết luận của Tòa Sơ thẩm và kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Thẩm phán khẳng định rằng vách ngăn di động DIVA

Trang 10

không do nguyên đơn trực tiếp lắp đặt và ông G và B là những người tự ý thực hiện việc lắp đặt chứ không đại diện cho nguyên đơn Tuy nhiên, bị đơn phản đối lập luận của thẩm phán và cho rằng vách ngăn di động DIVA không được tự

ý lắp đặt bởi G và B mà do nguyên đơn ủy quyền thực hiện Hơn nữa, bị đơn lập luận rằng hợp đồng này không chỉ bao gồm việc cung cấp vách ngăn mà còn bao gồm việc lắp đặt Việc lập hóa đơn riêng cho việc lắp đặt là không cần thiết

do G và B đã thực hiện việc lắp đặt thay cho người bán Như vậy, nguyên đơn phải chịu trách nhiệm về việc lắp đặt vách ngăn bị lỗi do không được dựng đến trần nhà

Ngoài ra, bị đơn còn cho biết khiếm khuyết của vách ngăn được lắp đặt đã được thông báo kịp thời vào ngày 21/03/1996 Tuy nhiên, bị đơn cho rằng kể cả trong trường hợp thông báo về khiếm khuyết này bị trễ hạn thì người bán vẫn không được miễn trách nhiệm Bởi lẽ, nguyên đơn biết rằng đặc điểm của vách ngăn di động DIVA khác với vách ngăn loại tiêu chuẩn ở chỗ vách ngăn di động DIVA có khả năng cách âm và chuyên dùng để đảm bảo cách âm giữa xưởng và văn phòng Bên cạnh đó, theo chuyên gia định giá, chi phí sửa chữa lỗi là 16.000

Fr trong khi giá của hai lô hàng là 124.614 Fr và bị đơn đã thanh toán 112.000

Fr Do đó, bị đơn cho rằng số tiền chưa thanh toán là 12.284 Fr có thể được bù đắp với chi phí sửa lỗi là 16.000 Fr Cuối cùng, với phản hồi và kháng cáo bổ sung của nguyên đơn, bị đơn vẫn khẳng định rằng ông B và ông G là đại diện của nguyên đơn và có thể nhận thanh toán

3 Lập luận của cơ quan tài phán (Tòa phúc thẩm)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 CISG và dựa trên báo cáo giám định, thẩm phán đã loại trừ trách nhiệm của nguyên đơn do những lỗi này không liên quan đến vật liệu được cung cấp, vì vật liệu này tuân thủ các quy định kỹ thuật ISO R717 và có khả năng hấp thụ âm thanh 47dB, bên cạnh đó lỗi này liên quan đến việc lắp đặt mà không phải do nguyên đơn thực hiện mà do ông B và ông G tự thực hiện

Theo mục a khoản 2 Điều 79 CISG với điều kiện để miễn trách nhiệm là bên bán phải chứng minh rằng sự không thực hiện hợp đồng là do lỗi của bên

6

Trang 11

thứ ba độc lập với ý chí của họ và họ không thể dự liệu, xem xét, ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả của nó tại thời điểm ký hợp đồng Có thể thấy rằng không có một lời khai nào làm sáng tỏ hoặc có thể suy luận với độ chắc chắn rằng nguyên đơn đã giao phó nhiệm vụ cho B và G để tiến hành lắp đặt các vách ngăn di động DIVA Trong tình trạng không có bằng chứng rõ ràng, trách nhiệm chứng minh điều này thuộc về bên bị đơn, và quyết định của tòa sơ thẩm

do đó được thông qua

Theo Điều 53 CISG, người mua có nghĩa vụ phải thanh toán giá mua bán và chấp nhận việc cung cấp Nếu người mua không có thỏa thuận thanh toán cho người bán tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải thanh toán cho người bán tại một cơ sở thương mại của người bán (điểm a khoản 1 Điều 57) hoặc nếu thanh toán phải thực hiện cùng lúc khi nhận hàng hoặc chứng từ, nơi giao hàng (điểm b khoản 1 Điều 57) Việc chỉ định một tài khoản ngân hàng không có nghĩa là chọn một địa điểm để thanh toán, theo nguyên tắc, tất cả các khoản thanh toán, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu được thực hiện tại trụ sở của bên bán tại Piove di Sacco hoặc tại Ngân hàng Thương mại Ý ở Padova Trong trường hợp này không phải tất cả các khoản thanh toán đều được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản/ngân hàng Vì vậy Tòa án nhận định rằng ông B và ông

G không chỉ là những người môi giới kinh doanh duy nhất tại Ticino của nguyên đơn như đã tuyên bố, mà còn là những đại diện được ủy quyền thực sự để nhận các khoản thanh toán

IV Đánh giá, bình luận của nhóm

1 Vụ tranh chấp

Vụ tranh chấp này phản ánh một trong những trở ngại phổ biến thường được các bên viện dẫn làm căn cứ phát sinh yêu cầu miễn trách nhiệm của bên

vi phạm, đó là trở ngại liên quan tới một bên thứ ba Trong trường hợp này, người mua cho rằng dịch vụ lắp đặt mà bên thứ ba thực hiện là theo sự uỷ quyền của bên bán dẫn đến các vách ngăn không đạt tiêu chuẩn Thực tế là không có sự thỏa thuận với bên thứ ba về vấn đề lắp đặt, bên bán đã không thể kiểm soát và khắc phục một cách hợp lý các vấn đề do hành động của bên thứ ba gây ra

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w