Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ trong mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu Marketing của tài trợ của Tập đoàn VinGroup...20 2.3.2.. Bằng cách tài trợ cho các sự kiện, tổ chức hoặc sá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
-
-BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ PR
Đề tài: Phân tích hoạt động tài trợ của Tập đoàn Vingroup và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông
marketing và tình thế marketing của công ty.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Dũng Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Lớp học phần: 232_MAGM0611_01
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của PR 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Vai trò của PR 6
1.1.3 Chức năng của PR 7
1.2 Hoạt động tài trợ 7
1.2.1 Khái niệm và phân loại hoạt động tài trợ 7
1.2.2 Quy trình thực hiện hoạt động tài trợ 9
1.2.3 Quy trình vận động hoạt động tài trợ 9
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ PR CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP 11
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn VinGroup 11
2.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 11
2.1.2 Lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 12
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn 14
2.2 Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ của tập đoàn VinGroup 15
2.2.1 Các hoạt động tài trợ của Tập đoàn VinGroup 15
2.2.1 Quy trình thực hiện hoạt động tài trợ 16
2.2.3 Quy trình vận động hoạt động tài trợ 17
2.3 Mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông và tình thế marketing của tài trợ của Tập đoàn VinGroup 20
2.3.1 Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ trong mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu Marketing của tài trợ của Tập đoàn VinGroup 20
2.3.2 Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ trong mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu truyền thông Marketing của tài trợ của Tập đoàn VinGroup 21
2.3.3 Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ và tình thế marketing của tài trợ của Tập đoàn VinGroup 21
2.3.3.1 Tình thế marketing của Tập đoàn 21
2.3.3.1.1 Môi trường bên trong 21
Trang 32.3.3.1.3 Môi trường vĩ mô 25
2.3.3.2 Mối quan hệ đáp ứng tình thế marketing 27
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 29
3.1 Đánh giá hoạt động tài trợ của Tập đoàn VinGroup 29
3.1.1 Một số điểm mạnh trong hoạt động tài trợ của Tập đoàn VinGroup 29
3.1.2 Hạn chế trong hoạt động tài trợ của Tập đoàn VinGroup 30
3.1.3 Nguyên nhân cho các hạn chế trong hoạt động tài trợ của Tập đoàn VinGroup .31
3.2 Đề xuất giải pháp 31
3.2.1 Dự báo thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh 31
3.2.2 Giải pháp đề xuất 33
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày nay, điều quan trọng là các công ty phảithiết lập sự hiện diện mạnh mẽ và tạo nhận thức về thương hiệu Đây là lúc tài trợ phát huytác dụng Bằng cách tài trợ cho các sự kiện, tổ chức hoặc sáng kiến,… Nó không chỉ mang ýnghĩa hỗ trợ tài chính cho các hoạt động, chương trình, dự án mà còn là kênh hiệu quả đểquảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh và giá trị của tổ chức, doanh nghiệp trong cộngđồng Hoạt động tài trợ được xem như một công cụ marketing mang tính một hoạt động củachiêu thị và đem lại hiệu quả cao hơn về nhiều mặt
Vingroup là một trong những tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam với nhiềulĩnh vực hoạt động như bất động sản, bán lẻ, y tế, giáo dục, du lịch, Tập đoàn luôn chútrọng vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, trách nhiệm và gắn liền với cộng đồng
Do đó, hoạt động tài trợ và quan hệ công chúng (PR) đóng vai trò quan trọng trong chiếnlược marketing của Vingroup, góp phần vào việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và xãhội của tập đoàn Để tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực này; nhóm 7 đã tiến hành phân tích, tìm
hiểu đề tài “Phân tích hoạt động tài trợ của Tập đoàn Vingroup và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing của công ty”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy đã giúp chúng em hoànthành bài thảo luận này Do thời gian và kiến thức của nhóm còn hạn chế nên sẽ có những lỗisai nhất định Vì vậy chúng em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến của thầy và cácbạn để nhóm có thể sửa đổi và hoàn thiện hơn cho những bài nghiên cứu tiếp theo Chúng
em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của PR
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR như:
- PR là nghệ thuật và khoa học xã hội, nghiên cứu các khuynh hướng và dự báo các hệquả của chúng, tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức thực thi các chương trình hành động đã đượclập kế hoạch, phục vụ cho quyền lợi của cả tổ chức và công chúng (First World Assembly,1978)
- PR là quá trình quản lý về truyền thông, nhận biết, thiết lập và duy trì các mối quan hệhữu ích qua lại giữa một bên là tổ chức và bên kia là các công chúng riêng lẻ (Cutlip, Centerand Broom, 1985)
- PR là những nỗ lực được hoạch định và thực hiện bền bỉ nhằm mục tiêu hình thành vàduy trì mối quan hệ thiện cảm và thông hiểu lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của
nó (Viện quan hệ công chúng Anh - IPR)
Các định nghĩa trên tuy được trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có cùngchung một số điểm:
- PR là một chương trình hành động được hoạch đầy đủ, duy trì liên tục và dài hạn vớimục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững các mối quan hệ giữa một tổ chức và côngchúng mục tiêu của tổ chức đó
- Tiến trình hành động PR dựa trên hệ thống truyền thông và hệ thống này không chỉchú trọng vào tuyên truyền, quảng bá đến công chúng bên ngoài mà cả công chúng nội bộcủa tổ chức
- Tất cả những nỗ lực đó nhằm thiết lập và duy trì mối thiện cảm và sự thông hiểu lẫnnhau giữa tổ chức và công chúng
- Chiến dịch PR không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn đem lại lợi ích cho xãhội
Trang 6Mối quan hệ giữa công chúng với một doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại giữa doanhnghiệp đó và công chúng của nó Quan hệ công chúng được định nghĩa là chức năng quản lýgiúp xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa một doanh nghiệp với công chúng củanó.
1.1.2 Vai trò của PR
* Vai trò của PR trong Marketing - mix:
PR hiện hữu ở tất cả các tổ chức, lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận Trong marketing - mixcủa doanh nghiệp, PR được coi là một bộ phận quan trọng, biểu thị cho sự cảm nhận củakhách hàng về sản phẩm/ doanh nghiệp Sự có mặt của PR góp phần khuếch trương hình ảnhcủa tổ chức và tạo ra mỗi thiện cảm giữa công chúng và tổ chức, tạo ra những môi trườngthuận lợi giúp cho hoạt động marketing thành công dễ dàng hơn
Một hệ thống truyền thông hữu hiệu sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động PR Ngược lại, việctruyền thông kém sẽ đem lại những kết quả không mong muốn cho tổ chức
* Vai trò của PR trong doanh nghiệp:
PR quảng bá sự hiểu biết về tổ chức cũng như sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổchức Nhờ thế, PR khắc phục sự hiểu lầm hoặc định kiến của công chúng đối với tổ chức,thay đổi tình thế bất lợi
Đối với công chúng nội bộ, PR thu hút và giữ chân được người tài qua việc quan hệ nội
bộ tốt Đối với công chúng bên ngoài, PR tạo ra một thiện cảm về trách nhiệm xã hội của tổchức đối với cộng đồng qua các hoạt động xã hội, tài trợ, từ thiện, văn hóa, thể thao, gâyquỹ…
Vai trò của người làm PR được thể hiện ở 4 phương diện chính:
- Quản lý: Quản lý hình ảnh của tổ chức và quy trình truyền tải hình ảnh này đến côngchúng; quản lý các hoạt động nội bộ, các vấn đề nhân sự, các hoạt động đào tạo và phát triển,tạo ra bầu không khí làm việc thân thiện tích cực trong tổ chức, từ đó tạo ra động lực làmviệc cho nhân viên
- Thực thi: Tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động theo kế hoạch đã đề ra baogồm cả các hoạt động PR bên trong và bên ngoài tổ chức
- Tư duy: Nhận thức và phân tích những chuẩn mực và giá trị hiện hữu hoặc đang thayđổi trong xã hội để tổ chức kịp thời thích ứng, cùng có được sự đồng cảm giữa công chúng
và tổ chức
Trang 7- Giáo dục: Liên quan đến các hoạt động huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kỹ năngtruyền thông của các nhân viên PR trong tổ chức.
1.1.3 Chức năng của PR
- Quan hệ báo chí: Trình bày tin tức và thông tin về tổ chức theo hướng tích cực nhất
- Đại chúng hóa sản phẩm: Những hoạt động tài trợ để phổ biến cho công chúng các sảnphẩm cụ thể
- Truyền thông doanh nghiệp: Tăng hiểu biết về tổ chức thông qua các hoạt độngtruyền thông trong và ngoài doanh nghiệp
- Vận động hành lang: Quan hệ với các thành viên cơ quan lập pháp, các cơ quan Chínhphủ để xúc tiến hoặc loại bỏ các quy định và luật lệ
- Tư vấn: Tư vấn cho ban quản trị những vấn đề về công chúng, vị thế doanh nghiệp, vàhình ảnh doanh nghiệp trong những thời điểm tốt đẹp và khó khăn
- Công tác xã hội: Xây dựng và duy trì quan hệ cộng đồng trong nước hay với địaphương
- Quan hệ tài chính: Duy trì mối quan hệ với các cổ đông và những người khác trongcộng đồng tài chính
1.2 Hoạt động tài trợ
1.2.1 Khái niệm và phân loại hoạt động tài trợ
Hoạt động tài trợ liên quan đến hai chủ thể chính: Nhà tài trợ và chủ thể nhận tài trợ.Các cá nhân, công ty hay tổ chức cung cấp một số nguồn lực (tài chính) được gọi là nhà tàitrợ Đối với nhà tài trợ, tài trợ là một công cụ marketing cơ bản Trong khi đó, những cá nhânhay tổ chức tiếp nhận những nguồn lực (tài chính) của nhà tài trợ được gọi là chủ thể nhận tàitrợ Đối với chủ thể nhận tài trợ, tài trợ là biện pháp tài chính và là nguồn thu chủ yếu Tài trợ
đã được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau: một nhóm tiếp cận theo hướng quy trình(chẳng hạn, Bruhn, 2004) và nhóm còn lại tiếp cận theo hướng truyền thông
Một trong những khái niệm điển hình theo định hướng quy trình là khái niệm củaBruhn (2004) Nội dung của khái niệm bên cạnh tập trung vào quá trình tài trợ, còn thiết lậpmục tiêu từ thiện của công ty để hỗ trợ và bảo trợ chủ thể nhận tài trợ Bên cạnh đó, kháiniệm này ngoài đề cập đến tài trợ các lĩnh vực văn hóa, dịch vụ xã hội và môi trường còn đềcập tới cả lĩnh vực tài trợ thể thao Bởi vì, hoạt động tài trợ thể thao từ trước đến nay khôngđược coi là từ thiện, mà chủ yếu nhằm mục đích thương mại và mục tiêu cơ bản của nhà tài
Trang 8Trong khi đó, những khái niệm theo hướng truyền thông dường như sẽ phù hợp hơntrong lĩnh vực tài trợ sự kiện Tài trợ là “Việc cung cấp nguồn lực (chẳng hạn tiền, conngười, thiết bị) bởi một tổ chức một cách trực tiếp tới một sự kiện, nguyên nhân hay hoạtđộng nhằm đổi lấy một liên hệ (liên kết) trực tiếp tới sự kiện, nguyên nhân hay hoạt động đó.
Tổ chức cung cấp có thể tiến hành marketing liên kết tài trợ để đạt những mục tiêu công ty,marketing hoặc phương tiện truyền thông của họ.”(Lee và cộng sự, 1997) Khái niệm nàycũng nhằm mục đích phân biệt tài trợ sự kiện với quảng cáo trong các sự kiện (chẳng hạn,mua thời gian quảng cáo trong suốt chương trình truyền hình sự kiện) và với marketing phụckích - Ambush marketing (việc liên kết một thương hiệu với một sự kiện nhưng thương hiệukhông cung cấp bất kỳ nguồn lực nào) Meenaghan (1991) nhấn mạnh trọng tâm vào truyềnthông là quan trọng hơn bởi đứng trên khía cạnh của công ty, tài trợ là một hoạt động đầu tưnhằm tiếp cận và khai thác tiềm năng marketing của một chủ thể nhận tài trợ nhất định Từ
đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng tài trợ sự kiện về cơ bản khác với các hoạt động hỗ trợkhác như đóng góp và bảo trợ Sự khác nhau cơ bản là tài trợ luôn bao gồm một số lợi ích vàđiều khoản về quyền truyền thông marketing và nhận thức, trong khi đó đóng góp và bảo trợ
là những hoạt động mang tính vị tha với mục đích cơ bản - việc tốt nên làm
- Khái niệm: Tài trợ là một hình thức truyền thông trong đó doanh nghiệp tài trợ cho sựkiện quan trọng, tổ chức hoặc cá nhân tiêu biểu nào đó Đây là một trong những hoạt động
PR của doanh nghiệp hướng tới công chúng để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Thông quatài trợ, doanh nghiệp sẽ tranh thủ được cơ hội quảng bá trên các phương tiện truyền thôngđại chúng với chi phí thấp hơn so tự mình quảng cáo mà hiệu quả lại cao
- Phân loại:
+ Từ thiện (Bảo trợ): Là ủng hộ, nâng đỡ, bảo vệ hay tác động đến một cá nhân khác;
là một loại tài trợ thường thấy trong các lĩnh vực khoa học, từ thiện, giáo dục; là sự
“bảo lãnh” của các tổ chức, đơn vị có uy tín để hoạt động của một sự kiện diễn rathuận lợi, bài bản và nâng tầm sự kiện tốt hơn
+ Thương mại hay tài trợ thương mại: là hỗ trợ vật chất (tiền, hiện vật) cho sự kiện;
là một cam kết công việc nhằm tạo lợi ích cho cả người tài trợ lẫn được tài trợ làmột yếu tố riêng biệt của lĩnh vực tiếp thị; thường xuất hiện trong các lĩnh vực thểthao, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, vì mục đích thương mại
1.2.2 Quy trình thực hiện hoạt động tài trợ
Trang 9Trong bước này, cần xác định rõ đối tượng mà ta muốn tài trợ trong quan hệ côngchúng Đối tượng này có thể là một dự án, sự kiện, tổ chức hay cá nhân cần hỗ trợ tài chính.
- Bước 2: Hoạch định ngân sách
Sau khi xác định đối tượng, ta cần lập kế hoạch và xác định ngân sách dành cho quátrình thực hiện tài trợ Việc này bao gồm định rõ số tiền và các nguồn tài trợ có thể sử dụng
- Bước 3: Xác định mục tiêu
Trước khi thực hiện tài trợ, cần xác định rõ mục tiêu mà ta muốn đạt được Mục tiêu cóthể là tăng cường nhận thức về đối tượng, tạo dựng hình ảnh tích cực, hoặc thu hút sự quantâm từ công chúng
- Bước 4: Xây dựng thông điệp
Sau khi xác định mục tiêu, ta cần xây dựng thông điệp phù hợp để truyền tải đến côngchúng Thông điệp này phải được thiết kế sao cho hấp dẫn, thuyết phục và phản ánh đúnggiá trị của đối tượng tài trợ
- Bước 5: Theo dõi thực hiện
Trong quá trình thực hiện tài trợ, cần thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá để biếtđược tiến độ và hiệu quả của các hoạt động quan hệ công chúng Việc này giúp đảm bảorằng các hoạt động được triển khai theo kế hoạch và đưa ra điều chỉnh nếu cần thiết
- Bước 6: Đánh giá kết quả
Cuối cùng, sau khi hoàn thành quá trình thực hiện tài trợ, cần tiến hành đánh giá kết quả
để đo lường hiệu quả và sự thành công của chiến dịch Đánh giá này có thể dựa trên các tiêuchí đã định trước và sự phản hồi từ công chúng hoặc đối tác liên quan
1.2.3 Quy trình vận động hoạt động tài trợ
- Lên ý tưởng chương trình
Trong bước này, công chúng cần tạo ra ý tưởng và kế hoạch chương trình cần được tàitrợ Ý tưởng này phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức và hấp dẫn đối với nhà tài trợ Nó cóthể là một sự kiện, dự án hay chương trình gì đó mà cần sự hỗ trợ tài chính
- Chuẩn bị hồ sơ tài trợ
Sau khi có ý tưởng chương trình, công chúng cần chuẩn bị hồ sơ tài trợ chuyên nghiệp
và thuyết phục để gửi đến các nhà tài trợ tiềm năng Hồ sơ tài trợ này bao gồm thông tin về
Trang 10chương trình, lợi ích của việc tài trợ, ngân sách, kế hoạch thực hiện, và các yếu tố khác đểthuyết phục nhà tài trợ quan tâm và ủng hộ.
- Kế hoạch truyền thông, báo chí
Sau khi có ý tưởng chương trình, công chúng cần chuẩn bị hồ sơ tài trợ chuyên nghiệp
và thuyết phục để gửi đến các nhà tài trợ tiềm năng Hồ sơ tài trợ này bao gồm thông tin vềchương trình, lợi ích của việc tài trợ, ngân sách, kế hoạch thực hiện, và các yếu tố khác đểthuyết phục nhà tài trợ quan tâm và ủng hộ
- Liên lạc, đàm phán với nhà tài trợ
Trong bước này, công chúng cần tiếp cận và liên lạc với các nhà tài trợ tiềm năng Điềunày bao gồm việc gửi hồ sơ tài trợ, gặp gỡ và đàm phán với các đối tác tài trợ để thuyết phục
và đạt được sự ủng hộ tài chính Quá trình này có thể bao gồm việc thương lượng về điềukhoản, ngân sách, và các yêu cầu khác
- Thực hiện chương trình
Trong bước này, công chúng cần tiếp cận và liên lạc với các nhà tài trợ tiềm năng Điềunày bao gồm việc gửi hồ sơ tài trợ, gặp gỡ và đàm phán với các đối tác tài trợ để thuyết phục
và đạt được sự ủng hộ tài chính Quá trình này có thể bao gồm việc thương lượng về điềukhoản, ngân sách, và các yêu cầu khác
- Báo cáo, quyết toán
Cuối cùng, sau khi chương trình đã hoàn thành, công chúng cần lập báo cáo và quyếttoán với nhà tài trợ Báo cáo này cung cấp thông tin về việc sử dụng nguồn tài trợ, kết quảđạt được, và hiệu quả của chương trình Quyết toán tài chính cần được thực hiện để đảm bảo
sự minh bạch và chính xác trong việc sử dụng nguồn tài trợ
Trang 11CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ PR CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP 2.1 Giới thiệu về Tập đoàn VinGroup
2.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup tiền thân là công ty Technocom được thành lập vào ngày 8 tháng 8năm 1993 tại Ukraina bởi một nhóm sinh viên người Việt chuyên về sản xuất mì ăn liền.Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam bắt đầu tập trung đầu tư vào lĩnhvực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom.Đến tháng 1/2012, công ty cổ phần Vincom và công ty cổ phần Vinpearl sáp nhập, chínhthức hoạt động dưới mô hình tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup
Vingroup là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam nóiriêng và khu vực châu Á nói chung với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ.Vingroup khởi đầu tại Việt Nam với lĩnh vực du lịch và bất động sản Tập đoàn đã pháttriển mạnh mẽ với hệ sinh thái toàn diện đa ngành từ bất động sản nhà ở, thương mại, du lịchđến các dịch vụ tiêu dùng gồm bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp.Hiện nay Vingroup hoạtđộng trong 3 lĩnh vực cốt lõi gồm:
Trong gần 10 năm tập đoàn phát triển, Vingroup đã xây dựng và phát triển hàng loạtchuỗi dự án lớn của tập đoàn như chuỗi dự án nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn tại ViệtNam gồm có Royal City, Time City, Vinhome Riverside,…
Trang 122.1.2 Lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
2 Năm 2003, khai trương khu nghỉ dưỡng năm sao Vinpearl Nha Trang Resort, khunghỉ dưỡng năm sao đầu tiên mang thương hiệu Vinpearl
3 Năm 2004, khai trương Vincom Center Bà Triệu, trung tâm thương mại (TTTM)hiện đại đầu tiên tại Hà Nội
4 Năm 2006, khai trương khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, biển đảo Hòn Tre, NhaTrang, Khánh Hòa
5 Năm 2007, vận hành Cáp treo Vinpearl dài 3.320m nối Hòn Tre với đất liền Niêmyết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu VIC
6 Năm 2008, tham gia thành lập Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt NamPVF
7 Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhậpbằng cách hoán đổi cổ phần
8 Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mụcđích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố HồChí Minh (HOSE)
9 30/09/2016, tổng tài sản của Vingroup đạt 173.234 tỷ đồng, tăng 27.680 tỷ đồng.Vốn chủ sở hữu đạt 41.905 tỷ đồng, tăng 4.320 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015
10 31/12/2016, tổng tài sản của Vingroup đạt 180.451 tỷ đồng, tăng 34.896 tỷ đồng.Vốn chủ sở hữu đạt 45.266 tỷ đồng, tăng 7.681 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015
11 30/9/2017, tổng tài sản của Vingroup đạt 204.938 tỷ đồng, tăng 24.482 tỷ đồng sovới cuối năm 2016 Vốn chủ sở hữu đạt 49.718 tỷ đồng (theo baodautu)
12 Tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản của tập đoàn Vingroup đạt 357.159 tỷ đồngtương đương 15,5 tỷ USD, Vốn chủ sở hữu đạt 125.408 tỷ đồng, tăng lần lượt là 24%
Trang 13và 26,7% so với năm 2018 Luỹ kế 9 tháng đầu năm của Vingroup đạt 92.614 tỷ đồngdoanh thu thuần, tăng 10% so với cùng kỳ.
vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân loại và nâng tầm vị thế củathương hiệu Việt trên trường quốc tế
* Sứ mệnh
“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.” Đây là một tuyên bố đầy ý nghĩa và tập
trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội
Mục tiêu cải thiện cuộc sống: cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng để nâng caochất lượng cuộc sống của người dân Vingroup tập trung vào việc phát triển các dự án bấtđộng sản, công nghệ, y tế và giáo dục để tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng.Trách nhiệm xã hội: Vingroup đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục vànghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, nhằm cung cấp các giải pháp và cơ hội tốt nhấtcho cộng đồng
Đồng lòng với mọi người: Vingroup tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội và gópphần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của cộng đồng
Sứ mệnh của Vingroup “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” thể hiện cam kếtcủa tập đoàn trong việc tạo ra giá trị và sự tiến bộ cho cả cộng đồng và xã hội Sứ mệnh nàygợi cảm hứng cho Vingroup trong việc phát triển các dự án và hoạt động kinh doanh, nhằmđáp ứng nhu cầu và mong muốn của mọi người
* Giá trị cốt lõi: “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân”
Tín: Vingroup đặt chữ tín lên hàng đầu, lấy chữ tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ
chữ Tín như bảo vệ danh dự của mình
Tâm: Vingroup đặt chữ tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh
doanh, thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn caonhất Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và
Trang 14mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho kh những sp-dvu hoàn hảonhất; coi sự hài lòng của kh là thước đo thành công
Trí: Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác
biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm - dịch vụ; đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm,tìm tòi, đề cao chủ trương về 1 “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học
và “vượt lên chính mình”
Tốc: Tôn chỉ “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” và lấy “Quyết định nhanh
-Đầu tư nhanh - Triển khai nhanh - Bán hàng nhanh - Thay đổi và thích ứng nhanh…” làmgiá trị bản sắc
Tinh: mong muốn xây dựng đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi
thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình
Nhân: Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà
đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn
Hiện nay, Vingroup đang tập trung vào 3 lĩnh vực: Công nghệ - Công nghiệp, Thươngmại dịch vụ, Thiện nguyện xã hội
- Về thương mại dịch vụ, Vingroup đầu tư vào thị trường bất động sản với hàng loạt têntuổi gồm Vinhomes, VinCity, Vincom Retail Trong đó, Vinhomes được đánh giá là thươnghiệu nhà ở cao cấp hàng đầu trong ngành bất động sản
- Về lĩnh vực du lịch, giải trí, Vinpearl là thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởnghàng đầu Việt Nam với 31 khách sạn, biệt thự 13.000 phòng nằm ngay cạnh bờ biển, tiện íchgiải trí như sân golf, bể bơi, công viên,…
- Về công nghệ, VinGroup sáng lập VinTech City nhằm mục đích xây dựng hệ sinhthái nghiên cứu và phát triển công nghệ Việt
- Về công nghiệp, thương hiệu nổi tiếng là VinFast sản xuất ô tô, chuyên nghiên cứu vàphát triển các sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu Việt
- Về xã hội, Vingroup quan tâm xã hội trên mọi lĩnh vực: giáo dục - VINSCHOOL,VINUNI, VINIF; y tế - VINMEC, vận tải công cộng - VINBUS; các quỹ vì cộng đồng, philợi nhuận - VINIF, VINFUTURE, Quỹ thiện tâm, Quỹ vì tương lai xanh
Trang 152.2 Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ của tập đoàn VinGroup
2.2.1 Các hoạt động tài trợ của Tập đoàn VinGroup
Quỹ VINIF:
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn(VNCDLL) có mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học và các tài năng trẻ thuộc các Trường đạihọc và các Viện nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạotrong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế và giáo dục nhằm tạo ranhững thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam Quỹ VINIF sẽ tài trợ cho các dự án vàhoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo với định hướng đưa ra các sản phẩm, các giảipháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
Quỹ VINIF đã hỗ trợ gần 500 tỷ đồng cho 83 dự án khoa học công nghệ và 5 dự án vănhóa lịch sử Các dự án này được chọn lựa kỹ càng thông qua ba vòng đánh giá khoa học Đếnnay, quỹ đã và đang trợ lực cho hơn 3.000 nhà khoa học, nhà nghiên cứu thông qua các côngtrình nghiên cứu mũi nhọn, các đề án hợp tác đào tạo ngành tiên phong, các suất học bổngsau đại học và các hoạt động lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của dân tộc.Chương trình đã có trên 1.000 công trình công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế, 200 giảithưởng khoa học, 500 sản phẩm các loại, 70 phát minh sáng chế, tỷ lệ dự án nghiệm thu đãthương mại hóa và chuyển giao công nghệ đạt 21% và 50% Câu lạc bộ VINIF Alumni quy
tụ trên 1.500 thành viên là các nhà khoa học trẻ với nhiều sự kiện giao lưu tri thức, góp phầnlan tỏa các giá trị cốt lõi của VINIF tới cộng đồng
Với sự đồng hành của VINIF, hàng loạt công trình nghiên cứu đã bắt kịp và thậm chíđạt được những đỉnh cao của khoa học thế giới như dự án “Nghiên cứu cơ chế phá hủy vậtliệu điện cực xúc tác và tìm kiếm các giải pháp làm bền hóa chúng hướng tới chế tạo linhkiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu H2 từ nước (PRE-H2)”, dự án “Công nghệ in3D trên nền tảng máy học sâu”, dự án “VAIPE: Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sứckhỏe thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật cho người Việt”…
Hay đó là những công trình có tính ứng dụng cao như dự án “Nấm lớn trong rừng ViệtNam”, dự án “Innovative and Smart Agriculture Platform” (nhằm phát triển nền tảng nôngnghiệp thông minh, đổi mới sáng tạo cho chuỗi sản xuất cà phê bền vững tại Việt Nam) cùngnhiều dự án được thương mại hóa với doanh thu hàng chục tỉ đồng
Đặc biệt, để phù hợp với đòi hỏi và thực trạng xã hội, trong tháng 2 năm 2020, khi dịchCOVID-19 vừa xuất hiện tại Việt Nam, VINIF là tổ chức đầu tiên tài trợ cho nghiên cứu
Trang 16phòng chống COVID-19 Các chương trình khẩn cấp này đã nhận được sự hỗ trợ tâm huyếtcủa các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế.
2.2.1 Quy trình thực hiện hoạt động tài trợ
Dự án: “Vingroup tài trợ 20 tỷ đồng cho các nghiên cứu chống virus Corona”
- Xác định mục tiêu và phạm vi:
Vingroup định rõ mục tiêu của hoạt động tài trợ và xác định phạm vi cụ thể của dự án.Điều này có thể liên quan đến giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hỗ trợ cộng đồng hoặc cáclĩnh vực khác
Đối với dự án này, mục tiêu chương trình nhằm đẩy mạnh các biện pháp khẩn cấpphòng chống sự lây lan của dịch bệnh, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh báo sớm, hướng tớichăm sóc, điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
- Lập kế hoạch và nguồn tài chính:
Sau khi xác định mục tiêu, Vingroup lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động tài trợ, baogồm các hoạt động cụ thể, nguồn tài trợ và ngân sách dự kiến Tập đoàn này có thể sử dụngnguồn tài chính từ nguồn vốn tự có hoặc hợp tác với các tổ chức khác
Trong dự án này, qũy VINIF có hợp tác với văn phòng các chương trình trọng điểm cấpNhà nước, Bộ KHCN để cùng nhau xét duyệt thông qua Hội đồng Khoa học cấp quốc gia,sau này sẽ nghiệm thu và quản lý. Ngân sách dự kiến cho dự án là 20 tỷ
- Đánh giá và lựa chọn dự án:
Vingroup thực hiện quá trình đánh giá các dự án được đề xuất để tìm hiểu về tính khảthi, tiềm năng tác động và phù hợp với mục tiêu của tập đoàn Dựa trên các tiêu chí này,Vingroup sẽ lựa chọn các dự án tài trợ thích hợp để triển khai
Ba đơn vị nhận được tài trợ của quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF (Tập đoàn Vingroup)gồm: Công ty TNHH Một Thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech); Viện Vệ sinhDịch tễ Trung ương; Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Các dự án để nhận tài trợ đã trải qua đầy đủ các quy trình xét chọn từ việc lập hồ sơ, gửiphản biện, họp hội đồng và ra quyết định tài trợ từ Hội đồng khoa học (gồm các nhà khoahọc đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ sinh học, y học dự phòng, vệ sinh dịch tễ và điều trịcác bệnh truyền nhiễm trong và ngoài nước)
- Triển khai dự án:
Trang 17Sau khi lựa chọn dự án, Vingroup thực hiện các bước cụ thể để triển khai hoạt động tàitrợ Điều này có thể bao gồm xây dựng, đầu tư, hợp tác với các đối tác, xây dựng hệ thốngquản lý và thực hiện các hoạt động liên quan.
Trong đó, Công ty TNHH Một Thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) sẽnhận tài trợ 8 tỷ đồng cho dự án nghiên cứu: “Phát triển vắc-xin chống lại chủng mới củavirus Corona (Covid-19) trên giá thể baculovirus ở quy mô phòng thí nghiệm” do Chủ tịchcông ty TS Đỗ Tuấn Đạt, làm chủ nhiệm
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận tài trợ gần 7,5 tỷ đồng cho đề tài “Nghiên cứuđặc điểm dịch tễ và Virus bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới 2019(2019-nCoV) tại Việt Nam” do PGS.TS Phan Trọng Lân làm chủ nhiệm; Viện trưởng ViệnVSDT TƯ GS.TS Đặng Đức Anh, làm phó chủ nhiệm
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng nhận tài trợ 4 tỷ đồng với đề tài “Pháttriển hệ thống cảnh báo sớm quốc gia về dịch bệnh Covid-19 toàn cầu nhằm đánh giá nguy
cơ lây nhiễm và xây dựng kế hoạch đáp ứng khẩn cấp” do Viện trưởng GS.TS Lê ThịHương làm chủ nhiệm
- Đánh giá và theo dõi:
Vingroup thực hiện đánh giá và theo dõi tiến độ và hiệu quả của các hoạt động tài trợ.Điều này giúp đảm bảo rằng mục tiêu đã đề ra được đạt được và tạo ra tác động tích cực chocộng đồng và xã hội
- Báo cáo và công bố:
Vingroup thường xuyên báo cáo về các hoạt động tài trợ và công bố kết quả đạt được.Điều này giúp tăng cường sự minh bạch và tạo lòng tin đối với cộng đồng và các bên liênquan
2.2.3 Quy trình vận động hoạt động tài trợ
- Lên ý tưởng chương trình:
Ý tưởng chương trình là phần quan trọng nhất của bất kỳ sự kiện nào Nó thể hiện đượcgiá trị, năng lực của người tổ chức, thu hút được các nhà tài trợ và những người tham gia.Nắm được điều này, VinGroup luôn bắt đầu triển khai từ việc lên ý tưởng chương trình saocho phù hợp với mục tiêu của tổ chức, hấp dẫn đối với nhà tài trợ Ngoài ra, VinGroup cũngrất chú trọng đến giá trị cốt lõi sẽ truyền đạt đến người nhận thông qua chương trình.Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn có mục
Trang 18cứu thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực: khoahọc, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế và giáo dục nhằm tạo ra những thay đổi tích cực vàbền vững cho Việt Nam Chính vì vậy khi lên ý tưởng chương trình, VinGroup sẽ chú trọngtới lĩnh vực khoa học, công nghệ để phù hợp với mục tiêu thành lập quỹ.
- Chuẩn bị hồ sơ tài trợ:
Sau khi đã có ý tưởng về chương trình, VinGroup sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ tài trợchuyên nghiệp và thuyết phục để gửi đến các nhà tài trợ tiềm năng Một bộ hồ sơ tài trợ củaVinGroup bao gồm:
+ Thư ngỏ
+ Bản mô tả tổng quát chương trình, dự án
+ Mô tả mức chi phí tài trợ, các gói tài trợ
+ Phương thức tài trợ: hiện vật, hiện kim, dạng hình liên kết…
+ Mô tả các quyền lợi nhà tài trợ: xuất hiện hình ảnh trên các phương tiện tuyêntruyền, phương tiện truyền thông và trong chương trình của VinGroup…
+ Bảng so sánh các quyền lợi tài trợ (chỉ dùng khi có nhiều gói tài trợ khác nhau để
so sánh, làm nổi bật và hướng nhà tài trợ đến sự lựa chọn tốt nhất)
+ Tóm tắt kinh phí: những tóm lược về mặt kinh phí của chương trình mà tập đoàn sẽ
tổ chức
+ Kế hoạch truyền thông - báo chí
+ Timeline: Bảng thể hiện trình tự và tiến độ mà VinGroup tổ chức, triển khai thựchiện chương trình
+ Một số hình ảnh minh họa, bản vẽ thiết kế…
Hồ sơ tài trợ cần phải giới thiệu đầy đủ về Quỹ Đổi mới sáng tạo, mục tiêu, sứ mệnh,hoạt động, kết quả và kế hoạch tài trợ
- Kế hoạch truyền thông, báo chí:
+ Mục tiêu truyền thông: Nâng cao nhận thức về Quỹ Đổi mới sáng tạo và mục tiêucủa quỹ, thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ tiềm năng và khuyến khích các cánhân, tổ chức tham gia đóng góp cho quỹ