1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận

300 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Tác giả Nguyễn Minh Nhã
Người hướng dẫn PGS. TS. Bùi Văn Dương, TS. Trần Thị Thanh Hải
Trường học Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 300
Dung lượng 2,15 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
  • 2. Mục tiêu luận án (18)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (19)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 6. Ý nghĩa của đề tài (21)
    • 6.1. Phương diện học thuật (21)
    • 6.2. Phương diện thực tiễn (22)
  • 7. Cấu trúc của đề tài (22)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây (25)
      • 1.1.1. Nghiên cứu về tác động tổng quan của việc áp dụng IFRS (25)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS xuyên quốc gia (29)
      • 1.1.3. Nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ theo phương diện giá trị thông tin của kế toán (31)
      • 1.1.4. Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT và QTLN dưới góc độ chất lượng BCTC (38)
    • 1.2. Nhận xét tổng quát các nghiên cứu đi trước (46)
    • 1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu (48)
    • 1.5. Kết luận chương 1 (50)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1. Những khái niệm và đo lường (51)
      • 2.1.1. IFRS và việc áp dụng IFRS (51)
      • 2.1.2. Hiệu quả hoạt động (53)
      • 2.1.3. Mức độ công bố thông tin (56)
      • 2.1.4. Quản trị lợi nhuận (58)
    • 2.2. Lý thuyết nền (60)
      • 2.2.1. Lý thuyết đại diện và vận dụng lý thuyết vào luận án (60)
      • 2.2.2. Lý thuyết tín hiệu và vận dụng lý thuyết vào luận án (63)
    • 2.3. Giả thuyết nghiên cứu (66)
      • 2.3.1. Tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ (66)
      • 2.3.2. Tác động của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT (68)
      • 2.3.3. Tác động của việc áp dụng IFRS đến QTLN (70)
      • 2.3.4. Tác động của MĐCBTT đến HQHĐ (72)
      • 2.3.5. Tác động của QTLN đến HQHĐ (75)
      • 2.3.6. Tác động gián tiếp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ với vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN (77)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (80)
    • 2.5. Kết luận chương 2 (82)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1. Qui trình nghiên cứu (83)
    • 3.2. Thiết kế nghiên cứu (85)
    • 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu (89)
    • 3.4. Thiết kế nghiên cứu định tính (99)
      • 3.4.2. Mục tiêu nghiên cứu định tính (100)
      • 3.4.3. Đối tượng phỏng vấn (101)
      • 3.4.4. Cỡ mẫu và phạm vi nghiên cứu (102)
      • 3.4.5. Công cụ thu thập số liệu (104)
      • 3.4.6. Phân tích bổ sung bằng phương pháp mạng xã hội (Social Network Analysis - SNA) (106)
    • 3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng (106)
      • 3.5.1. Quy trình nghiên cứu định lượng (106)
      • 3.5.2. Mục tiêu nghiên cứu định lượng (106)
      • 3.5.3. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng và phương pháp thu thập số liệu (107)
      • 3.5.4. Phương tiện và cách thức xử lý số liệu (112)
    • 3.6. Kết luận chương 3 (114)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (23)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính (115)
      • 4.1.1. Đánh giá sự thích hợp của thang đo các biến nghiên cứu (116)
      • 4.1.2. Đánh giá sự thích hợp của mô hình luận án đề xuất (121)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng (131)
      • 4.2.1. Tổng quan mẫu dữ liệu nghiên cứu (131)
      • 4.2.2. Kiểm tra khuyết tật của mô hình (135)
      • 4.2.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết (138)
      • 4.2.4. Kết quả kiểm tra sự khác biệt (147)
    • 4.3. Bàn luận kết quả (148)
    • 4.4. Kết luận chương 4 (155)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (23)
    • 5.1. Kết luận (157)
    • 5.2. Hàm ý nghiên cứu (158)
      • 5.2.1. Về phương diện lý luận (158)
      • 5.2.2. Hàm ý quản trị (162)
    • 5.4. Kết luận chương 5 (166)
  • KẾT LUẬN (167)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (170)
  • PHỤ LỤC (199)

Nội dung

Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuậnTác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận

Tính cấp thiết của đề tài

TỪ khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), nhiều nghiên cứu đã thực hiện xem xét và đánh giá sự ảnh hưởng của nó Các công trình trước đây chủ yếu tập trung vào việc xem xét ảnh hưởng trực tiếp của IFRS đến chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những công trình đánh giá tác động này trong bối cảnh mức độ công bố thông tin (MĐCBTT) và quản trị lợi nhuận (QTLN), mặc dù tác động của cả hai yếu tố này đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) là một nội hàm thiết yếu trong kế toán tài chính.

Siddiqui, 2022) Chính vì vậy, việc kiểm tra ảnh hưởng của MĐCBTT và QTLN đến sự ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ của DNNY là rất cần thiết

Kể từ khi IFRS được ban hành, một số nước nước đang phát triển đã áp dụngIFRS (Samaha & Stapleton, 2008), tuy nhiên, muốn áp dụng có hiệu quả, phải xem xét bối cảnh sử dụng Cụ thể, một vài công trình đã được tiến hành để xem xét bối cảnh áp dụng ở những khu vực đang phát triển (Elbannan, 2011; Gordon và cộng sự, 2012; Hassan, 2008; Liu và cộng sự, 2011) và các quốc gia ASEAN (Ismail và cộng sự, 2013; Wijayana & Gray, 2019) Vì vậy, điều cần thiết là phải hiểu được những động cơ kinh tế vĩ mô để áp dụng IFRS và các hệ quả kinh tế của nó ở các nước này dựa trên thiết lập thể chế cụ thể Tuy nhiên, hiểu biết hiện nay về đổi mới(việc áp dụng IFRS) và tác động kinh tế của nó (HQHĐ) vẫn chưa thật sự rõ ràng khi nói đến các nước này Rosenbusch và cộng sự (2011) chỉ ra rằng những quốc gia châu Á có nhiều khả năng biểu thị sự ảnh hưởng tích cực của đổi mới đối với hoạt động của tổ chức Bởi vì môi trường văn hóa được đặc trưng bởi chủ nghĩa tập thể, thúc đẩy tương tác xã hội và hành vi nhóm hợp tác, và điều này sẽ thuận lợi cho sự đổi mới Adeyeye và cộng sự (2013) cũng như Robson và cộng sự (2009) khám phá được rằng đổi mới có sự ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của DNNY tại các quốc gia châu Á và châu Phi đang phát triển, và đây là các khu vực mà bộ máy chính phủ đang thúc đẩy đổi mới sáng tạo như một thành phần thiết yếu cho sự tăng trưởng của kinh tế quốc gia (Azeem và cộng sự, 2021)

Một số công trình tìm cách giải thích sự tuân thủ IFRS được tiến hành tại các nước đang phát triển (Al Mutawaa & Hewaidy, 2010; Bova & Pereira, 2012;

Samaha & Stapleton, 2008) Việc tuân thủ IFRS thường được đo lường trong các nghiên cứu căn cứ vào việc kiểm tra công bố thông tin (CBTT), ví dụ như một số yêu cầu CBTT theo IFRS Hơn nữa, chế độ thực thi IFRS của một quốc gia cực kỳ quan trọng, nhất là khi xem xét hoàn cảnh những khu vực đang phát triển Cụ thể,Ball và cộng sự (2003) nhận thấy rằng trong khi Hồng Kông, Malaysia, Singapore và Thái Lan áp dụng các chuẩn mực kế toán (CMKT) tương đồng với các quốc gia thông luật như Vương quốc Anh, chất lượng CBTT của DNNY tại những nước này không tốt hơn so với những nước khác Để làm sáng tỏ hơn về việc tuân thủ IFRS và ảnh hưởng của nó, cần xem xét các tồn tại này trong một vài quốc gia thực thi thấp, cụ thể là những khu vực đang phát triển Theo đó, những khu vực phát triển và đang phát triển là hai nhóm có sự khác nhau về luật bảo vệ nhà đầu tư và việc thực thi các luật này (Bova & Pereira, 2012) Trong khuôn khổ này, kế toán và BCTC được xem như ủy nhiệm cho một cơ chế quan trọng mà qua đó các quyền của bên liên quan được bảo vệ Mặc dù vậy, bằng chứng thực nghiệm của Burgstahler và cộng sự (2006), Street và Gray (2001) gợi ý rằng việc chỉ áp dụng các CMKT chất lượng cao hơn không chuyển thành BCTC chất lượng cao hơn, nhất là ở những nước đang phát triển Điều này đặt ra câu hỏi liệu việc cải thiện các CMKT có thể dẫn đến cải thiện chất lượng BCTC tại những quốc gia này hay không? Hơn nữa,Chen và cộng sự (2011) nhận thức rằng chất lượng BCTC gia tăng sau khi áp dụngIFRS có khả năng kéo giảm sự kém hiệu quả của đầu tư ở những quốc gia này Tuy nhiên, những tài liệu trước đây chỉ đánh giá các động lực tiềm năng của việc tuân thủ IFRS trong bối cảnh thị trường đang phát triển, hiện vẫn còn khe hổng về các công trình đánh giá tác động sau khi thực thi IFRS tại những nước đang phát triển.

Những nước này có nhiều điểm đặc trưng liên quan đến thể chế, luật pháp và các đặc điểm kinh tế IFRS ít cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp và kế toán viên có khả năng tiến hành công việc của mình theo cách linh hoạt hơn Những quốc gia này (ví dụ: ASEAN) cần thêm thời gian cũng như nỗ lực hơn là chỉ tuân theo các quy định, nhất là do nguồn nhân sự và hệ thống kế toán ở các nước này chưa đủ mạnh để thích ứng điều kiện áp dụng IFRS Hơn nữa, IFRS được phát triển trên cơ sở nền kinh tế toàn cầu, nhưng điều này sẽ không hoàn thiện nếu không có sự hài hòa các thông lệ kế toán ở những khu vực đang phát triển, ví dụ ASEAN Cụ thể hơn, Nguyen và cộng sự (2023) đã dùng mẫu số liệu gồm các nước (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giai đoạn 2006-2019 để lượng hóa tác động của việc áp dụng IFRS Kết quả công trình đã ngụ ý rằng các khoản dồn tích bất thường sẽ rõ ràng hơn trong giai đoạn sau khi sử dụng IFRS, và nó thích hợp với các biện pháp dồn tích thay thế, và tương đồng với việc quản lý thu nhập thực tế Thêm vào đó, Fuad và cộng sự (2022) lượng hóa ảnh hưởng của việc tuân thủ sớm IFRS 16 ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam bằng các ước lượng đa biến Nhóm học giả này đã nhận thấy rằng các doanh nghiệp có cơ chế quản trị thấp hơn và nền tảng thể chế lỏng lẻo hơn có nhiều khả năng nhận thấy rằng việc triển khai IFRS có thể hạn chế khả năng thao túng thu nhập của ban quản lý Ngoài ra, Madah Marzuki và Abdul Wahab (2018) chỉ ra rằng IFRS nâng cao chất lượng BCTC và giảm tính ngẫu nhiên của các quyết định dựa trên thông tin tài chính như đã được đưa ra bởi chủ nghĩa bảo thủ vô điều kiện tại khu vực Đông Nam Á Do đó, điều cần thiết là những đơn vị quản lý ở khu vực này phải kết hợp việc tuân thủ IFRS vào luật và quy định Chi tiết hơn, các công trình trước đây về sự chuyển đổi kế toán ở Việt Nam (Nguyen & Richard, 2011; Nguyen &

Tran, 2012) khám phá rằng việc đồng tồn tại của CMKT riêng của quốc gia (cụ thể là VAS) và hệ thống kế toán thống nhất theo cách tiếp cận của Trung Quốc cho phép Việt Nam giải quyết các đặc thù của đất nước Các câu hỏi về cách hai hệ thống này liên kết với nhau, và IFRS đã được ngữ cảnh hóa và chuyển tải một cách hợp pháp đến người dùng như thế nào, vẫn chưa được trả lời Chính vì vậy, đối với tiến trình thực hiện sự dụng IFRS, những DNNY ở Việt Nam nên đánh giá tương quan lợi ích và chi phí, xây dựng kế hoạch cũng như dự toán chuyển đổi dựa trên tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp, sẵn sàng với các biến động trọng yếu có thể phát sinh trên BCTC (Deloitte Việt Nam, 2020) Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn để các doanh nghiệp áp dụng tự nguyện IFRS và Bộ Tài Chính đã có hướng đi rất rõ ràng theo QĐ 345/2020/QĐ-BTC Vì vậy, việc áp dụng IFRS ở Việt Nam được khá đông học giả quan tâm Hơn nữa, theo Phan và cộng sự (2018), Việt Nam được xem như một thị trường rất đáng chú ý do lịch sử độc đáo và những ảnh hưởng chính trị xã hội đa dạng Đây là khu vực trung tâm của thị trường ASEAN, với phạm vi rộng lớn của chương trình nghị sự định hướng thị trường Tính hợp pháp về thể chế là động lực thúc đẩy Việt Nam đi theo con đường hội tụ dẫn đến việc áp dụng IFRS trong những năm tiếp theo Tuy nhiên, thiếu các công trình đánh giá cơ chế tác động phức tạp (thông qua các biến trung gian) giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ được công bố với mẫu nghiên cứu là một số quốc gia Đông Nam Á (Minh và cộng sự, 2023), bao gồm Việt Nam Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành đề tài “Tác động của việc áp dụng IFRS đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận” nhằm mục đích phần nào đó làm rõ thêm nội dung này đối với bối cảnh hiện tại của một số quốc gia Đông Nam Á.

Mục tiêu luận án

- Mục tiêu tổng quan của công trình này: đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đối với HQHĐ của DNNY thông qua MĐCBTT và QTLN tại một số quốc gia Đông Nam Á.

(1) Đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của việc áp dụng IFRS đối với HQHĐ của DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á;

(2) Đánh giá ảnh hưởng gián tiếp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ củaDNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á thông qua vai trò trung gian củaMĐCBTT;

(3) Đánh giá ảnh hưởng gián tiếp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ củaDNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á thông qua vai trò trung gian củaQTLN.

Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ theo những mục tiêu tổng quan và chi tiết ở trên, tác giả đề xuất ba câu hỏi nghiên cứu, cụ thể là:

- Đối với mục tiêu 1: việc áp dụng IFRS tác động trực tiếp đến HQHĐ của DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

- Đối với mục tiêu 2: việc áp dụng IFRS tác động gián tiếp đến HQHĐ thông qua MĐCBTT của DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

- Đối với mục tiêu 3: việc áp dụng IFRS tác động gián tiếp đến HQHĐ thông qua QTLN của DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu mà đề tài đã xác định, phương pháp nghiên cứu (PPNC) hỗn hợp gắn kết được sử dụng, trong đó PPNC định tính gắn kết trong PPNC định lượng PPNC định tính được sử dụng trước khi tiến hành PPNC định lượng nhằm có thể xác lập bối cảnh nghiên cứu phù hợp nhất (Corbin & Strauss, 1990) Cụ thể như sau:

Khi tiến hành luận án, việc trao đổi với CG bằng dàn bài thảo luận được tác giả áp dụng, bao gồm hai mục đích:

(1) CG giúp xem xét sự thích hợp của khái niệm cũng như phương pháp đo lường biến từ các học giả đi trước khi áp dụng vào DNNY tại Đông Nam Á;

Theo nhận định của CG, các thành phần của mô hình đề xuất có mối liên quan trực tiếp và gián tiếp Điều này giúp luận án xác lập mô hình chính thức để tiến hành phương pháp phân tích nhân tố định lượng (PPNC).

Ngoài ra, luận án đã áp dụng cách thức phân tích mạng xã hội (SNA) bằng phần mềm UCINET 6.7 nhằm kiểm soát sự tác động ngược lại đối sánh với mô hình mà ban đầu tác giả đã đề xuất

Phát hiện thu được từ PPNC định tính giúp xác lập và hoàn thiện mô hình dùng cho PPNC định lượng.

Cách thức lấy số liệu: HQHĐ và QTLN của DNNY được tính toán thông qua số liệu trích xuất bởi cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - DataStream Đối với số liệu về việc áp dụng IFRS và MĐCBTT, tác giả thu thập gián tiếp dựa trên cơ sở dữ liệu Compustat và trực tiếp dựa trên các BCTC, báo cáo thường niên; cũng như số liệu công bố tại trang chủ của DNNY và trang chủ của các Sở giao dịch chứng khoán ở một số quốc gia Đông Nam Á Phần mềm Stata giúp kiểm định tác động giữa những yếu tố của mô hình nghiên cứu

Kiểm định cụ thể gồm:

(1) Kiểm tra tính dừng dành cho bộ số liệu bảng;

(2) Đánh giá khiếm khuyết của mô hình;

(3) Đánh giá ảnh hưởng giữa những biến của mô hình cấu trúc tuyến tính;

(4) Độ thích hợp của mô hình nghiên cứu được xem xét dựa vào các chỉ số χ², RMSEA, CFI, TLI và SRMR; kiểm tra sự ổn định của mô hình.

(5) Kiểm tra sự khác biệt trong mẫu nghiên cứu.

Ý nghĩa của đề tài

Phương diện học thuật

Với luận án này, tác giả sẽ hoàn thành một công trình mở đầu để xác lập mô hình nghiên cứu đối với ảnh hưởng gián tiếp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ của DNNY với vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN tại một số quốc gia Đông Nam Á.

Hơn nữa, công trình này cũng kế thừa những học giả đi trước trên thế giới để góp phần phân tích chi tiết hơn những khái niệm và thang đo về việc áp dụng IFRS, HQHĐ, MĐCBTT và QTLN trong bối cảnh một số quốc gia Đông Nam Á.

Thêm vào đó, kết quả thu được từ công trình này cũng đóng góp một số bằng chứng hỗ trợ mạnh mẽ cho nền tảng lý thuyết khi áp dụng lý thuyết đại diện cũng như lý thuyết tín hiệu tại một một số nước Đông Nam Á, trong đó, việc áp dụngIFRS là lựa chọn kế toán mà bộ phận quản trị của DNNY muốn ảnh hưởng phần nào đến HQHĐ

Bên cạnh đó, công trình này cũng góp phần cung cấp thêm một vài bằng chứng mạnh mẽ đề cập đến vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN đối với ảnh hưởng gián tiếp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ trong hoàn cảnh DNNY tại một số nước Đông Nam Á.

Phương diện thực tiễn

Công trình nghiên cứu này đóng góp ý chính sách cho các cơ quan quản lý ở Đông Nam Á trong quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách ứng dụng IFRS, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐ) của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) Về quản trị, nghiên cứu làm rõ vai trò của việc áp dụng IFRS, mô hình đòn bẩy cấu trúc tài chính (MĐCBTT) và chất lượng lợi nhuận (QTLN) đối với HQHĐ của DNNY, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý xây dựng chính sách công bố phù hợp và sử dụng linh hoạt các tùy chọn kế toán để nâng cao hiệu quả ứng dụng IFRS Đối với học giả, công trình cung cấp nguồn tham khảo về tác động tác động tích hợp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ thông qua vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN, mở ra hướng nghiên cứu approfon cho các học giả tương lai.

Cấu trúc của đề tài

Công trình này gồm 5 chương, cụ thể:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

1.1.1 Nghiên cứu về tác động tổng quan của việc áp dụng IFRS

Luận án đã tiến hành thống kê những công trình về tác động của việc áp dụngIFRS (thông qua sự hỗ trợ của Connected Papers với bài báo gốc là công trình củaDe George và cộng sự (2016)) và được kết quả trong Hình 1.1 Theo đó, các công trình đã công bố chủ yếu theo hướng này gồm có 41 công trình, gồm cả PPNC định tính, định lượng cũng như hỗn hợp Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể thì tác giả loại bỏ một vài công trình không liên hệ trực tiếp đến hướng đánh giá của luận án Bên cạnh đó, luận án đã tìm kiếm thêm một số nguồn khác (tìm kiếm các bài báo trên cơ sở dữ liệu Web of Science và Scopus với các từ khóa: Áp dụng IFRS, khu vựcASEAN, IFRS và HQHĐ, IFRS và MĐCBTT, IFRS và QTLN…) để thống kê nhằm trình bày gần như đầy đủ nhất những công trình có liên quan.

Hình 1.1 Các công trình về tác động của việc áp dụng IFRS cập nhật đến năm 2023

(Nguồn: Tác giả tự thống kê thông qua Connected Papers)

Sử dụng PPNC định tính, De George và cộng sự (2016) đã lược khảo các bài báo liên quan đến việc áp dụng IFRS Học giả trên cung cấp một bức tranh toàn diện các công trình thực nghiệm về sự ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến chất lượng BCTC, thị trường vốn, ra quyết định của tổ chức, quản lý và quản trị, ký kết hợp đồng nợ và kiểm toán Theo đó, những sự ảnh hưởng này có những khác nhau đáng kể giữa những DNNY và quốc gia khác nhau Hơn nữa, thiết kế thực nghiệm của những công trình trước là rất khác nhau, từ đó gây khó khăn cho việc đánh giá những khác biệt trên Các ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS chi tiết như sau:

Một số công trình trước đây lượng hóa tác động trực tiếp nhất của việc áp dụng IFRS, tức là ảnh hưởng của nó đối với chất lượng BCTC Tập trung vào những nước áp dụng tự nguyện, các học giả đã ghi nhận rằng áp dụng IFRS dẫn đến chất lượng BCTC được cải thiện (Barth và cộng sự, 2008; Bassemir & Novotny‐

Farkas, 2018; Christensen và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, việc không xác định được những thay đổi về chất lượng thu nhập (CLTN) xung quanh việc áp dụng IFRS có thể dẫn đến sự khác biệt trong các kết luận (Bassemir & Novotny‐Farkas, 2018). Đối với các nước áp dụng bắt buộc IFRS, nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng BCTC tăng lên (Ab Klish và cộng sự, 2021; Barth và cộng sự, 2012; Barth và cộng sự, 2014), nhưng một vài công trình cho thấy chất lượng BCTC bị giảm sút (Ahmed và cộng sự, 2013; Lin và cộng sự, 2012) hoặc cho kết luận hỗn hợp (Neel, 2017).

Ngoài ra, Opare và cộng sự (2021) cho thấy rằng việc áp dụng IFRS đã góp phần cải thiện khả năng so sánh BCTC, và chính điều này giúp cải thiện chất lượng BCTC Tổng quát hơn, thực thi IFRS sẽ tăng cường chất lượng BCTC thông qua một số cơ chế thực thi phù hợp như quản trị công ty, cụ thể là cần tăng cường tính độc lập của ủy ban kiểm toán và hội đồng quản trị để đảm bảo rằng ban quản lý không chỉ áp dụng IFRS mà thực tế các tiêu chuẩn này còn được tuân thủ (Mbir và cộng sự, 2020).

Các nghiên cứu đánh giá tác động của IFRS lên thị trường chứng khoán thường ghi nhận phản ứng tích cực của thị trường và các bên liên quan sau khi áp dụng IFRS Các nghiên cứu cho thấy IFRS có thể giảm sự bất cân xứng thông tin và tăng tính thanh khoản của cổ phiếu trong trường hợp áp dụng tự nguyện Tuy nhiên, vẫn có báo cáo trái chiều đối với các công ty có rủi ro bị kiện tụng cao hơn Một số nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy IFRS cải thiện tính thanh khoản hoặc tiết giảm chi phí vốn.

(2015) cho rằng khi áp dụng IFRS cho phép các nhà quản lý tìm hiểu thêm từ dữ liệu của những bên liên quan, ví dụ phản ánh trong giá cổ phiếu Đối với các trường hợp áp dụng bắt buộc, đa số học giả nhận thấy mối quan hệ thuận lợi về vấn đề này (Christensen và cộng sự, 2013; Daske và cộng sự, 2008), mặc dù vậy, số ít công trình chỉ ra thực thi IFRS giúp cắt giảm chi phí gắn liền với BCTC và giảm chi phí xử lý BCTC của bên liên quan (L Chen và cộng sự, 2015) Hơn nữa, Saha và Bose (2021) thấy rằng những yêu cầu CBTT theo IFRS có sự liên quan tiêu cực với chi phí vốn Cụ thể là, các DNNY có mức độ công bố IFRS cao hơn sẽ có chi phí vốn thấp hơn (áp dụng IFRS có sự liên quan nghịch chiều với chi phí nợ cũng như vốn chủ sở hữu).

Ngoài ra, còn có các công trình xem xét vai trò quản lý và ký kết hợp đồng nợ khi áp dụng IFRS (Florou & Kosi, 2015), xem xét tác động đối với thù lao dành cho giám đốc điều hành (Ozkan và cộng sự, 2012), giám sát quản lý đã thay đổi như thế nào khi áp dụng IFRS (Marra & Mazzola, 2014; Verriest và cộng sự, 2013) Tổng quỏt hơn, Banghứy và cộng sự (2023) lượng húa ảnh hưởng của việc ỏp dụng IFRS đến độ nhạy cảm với hiệu quả trả lương ở khu vực kinh tế Châu Âu và chỉ ra rằng phần lớn là kết quả tiêu cực (chỉ có tác động thuận lợi ở một nước) Một hạn chế lớn của hướng đánh giá này là không xác lập chính xác các cơ chế mà qua đó việc áp dụng IFRS ảnh hưởng như thế nào, hoặc là không xác định được các thuộc tính kế toán cụ thể thúc đẩy sự thay đổi khi áp dụng IFRS Theo đó, liệu các kết quả hiện tại về ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến những thay đổi có thể là do ảnh hưởng nào khác hay không? (De George và cộng sự, 2016) Kết quả là, các nhà khoa học nên cẩn thận khi khái quát hóa kết luận từ những công trình thực nghiệm hoặc quy kết các ảnh hưởng từ việc áp dụng IFRS cho các biến thể chế riêng lẻ.

Một hướng khác là những công trình gắn liền với những vấn đề kiểm toán bị ảnh hưởng từ việc áp dụng IFRS, bao gồm: ảnh hưởng của IFRS đến việc xác minh kiểm toán (Diehl, 2010; Pirveli, 2022) và chức năng kiểm toán (Bananuka và cộng sự, 2018; Ghaleb và cộng sự, 2020; Tumwebaze và cộng sự, 2022) Cụ thể, việc áp dụng IFRS nhìn chung đã làm tăng phí kiểm toán của DNNY Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về cách thức kiểm toán viên ảnh hưởng đến BCTC theo IFRS, và việc liên kết tốt hơn tài liệu kiểm toán với các tác động quan sát được khác của IFRS (De George và cộng sự, 2016) Gần đây, Deb và cộng sự (2023) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu thực nghiệm sâu rộng về tác động của việc áp dụng IFRS đối với phí kiểm toán, độ trễ của thị trường kiểm toán và báo cáo kiểm toán với dấu hiệu cải thiện chất lượng kiểm toán Theo đó, những người thiết lập tiêu chuẩn kiểm toán có thể xem xét nhằm xác lập các tiêu chuẩn hiện đại, sửa đổi những tiêu chuẩn hiện có dựa trên những phát hiện về mối quan hệ giữa áp dụng IFRS và các vấn đề kiểm toán liên quan đối với bối cảnh hiện tại.

Sau cùng, một vài công trình tập trung vào các thuộc tính kế toán cụ thể của việc áp dụng IFRS Một số hướng đánh giá chính bao gồm: (1) thuộc tính giá trị hợp lý của IFRS (Ball và cộng sự, 2015; DeFond và cộng sự, 2015), (2) tập trung vào các thuộc tính giá trị không hợp lý của IFRS (Hamberg và cộng sự, 2011; Hsu

& Pourjalali, 2015) Các học giả này giúp hiểu chi tiết hơn về các cơ chế tiềm năng mà IFRS trở nên quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về đo lường và triển khai một IFRS cụ thể Tuy nhiên, họ đã không tách biệt các hậu quả kinh tế do các chuẩn mực cụ thể gây ra, và cỡ mẫu tương đối nhỏ là hạn chế của hướng nghiên cứu này Điều này đã làm giảm khả năng khái quát hóa các kết quả đánh giá (De George và cộng sự, 2016) Ngoài ra, Opare và cộng sự (2021) kêu gọi nghiên cứu sâu hơn tập trung vào chi phí nợ cũng như các công trình sử dụng số liệu gần đây nhằm phản ánh những thay đổi trong IFRS Và đó sẽ là những cơ sở quản lý nghiên cứu cũng như định hướng chính sách để CQQL xem xét hoạt động của việc áp dụng IFRS Hơn nữa, cần phải đánh giá nhiều góc độ về chi phí và lợi ích tương đối của các yêu cầu công bố theo IFRS theo góc nhìn từ những người đặt ra tiêu chuẩn, CQQL và người sử dụng BCTC (Saha & Bose, 2021).

1.1.2 Nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS xuyên quốc gia

Tác động này đã được nhiều công trình ghi nhận với khá nhiều hướng nghiên cứu khác nhau Ramanna và Sletten (2014) cho thấy rằng việc áp dụng IFRS làm hạn chế chi phí giao dịch xuyên biên giới Từ đó, một số quốc gia sẽ có lợi ích kinh tế tăng lên khi nhiều khu vực tài phán có quan hệ kinh tế với nó đã áp dụng IFRS.

Beneish và cộng sự (2015) nhận thấy sự gia tăng các khoản đầu tư vốn sở hữu xuyên biên giới sau khi IFRS được áp dụng, chủ yếu do các nhà đầu tư tại Hoa Kỳ thúc đẩy Cụ thể, IFRS có tác động mạnh hơn đến các khoản đầu tư nợ xuyên quốc gia và việc triển khai IFRS thu hút các nhà đầu tư nợ mới từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Do đó, có thể suy ra rằng việc áp dụng IFRS mang lại lợi ích lớn hơn cho các khoản đầu tư nợ so với các khoản đầu tư vốn.

Bên cạnh đó, áp dụng IFRS làm tăng tỷ lệ thâu tóm xuyên biên giới của DNNY (Louis & Urcan, 2014) Cụ thể hơn, Sakawa và cộng sự (2021) lượng hóa sự liên quan giữa việc áp dụng IFRS và mức độ quốc tế hóa của những DNNY xuyên quốc gia Theo đó, việc áp dụng IFRS tự nguyện cao hơn ở các doanh nghiệp đa quốc gia có mức độ quốc tế hóa cao hơn.

Về sự tương quan giữa việc áp dụng IFRS và dòng vốn xuyên biên giới, các học giả tập trung vào việc giải thích tại sao nó quan trọng đối với những nhà đầu tư ngoại quốc Trước hết, bằng cách thay thế các tiêu chuẩn báo cáo đặc thù của mỗi quốc gia bằng một bộ tiêu chuẩn duy nhất với chi phí thấp hơn, IFRS có thể giảm bớt những bất lợi về thông tin của người đầu tư ngoại quốc so với người đầu tư bản địa (Yu & Wahid, 2014) và giúp những người đầu tư ngoại quốc đánh giá DNNY và thị trường nước ngoài (Amiram, 2012) Có quan điểm cho rằng những người đầu tư đa quốc gia có khả năng trích xuất nhiều hơn các giá trị thông tin của kế toán từ BCTC theo IFRS (Geng, 2022; Yip & Young, 2012) Theo đó, Wang (2014) nghiên cứu việc chuyển giao thông tin nội ngành xuyên biên giới bằng cách kiểm tra những thay đổi trong việc truyền thông tin xuyên biên giới khi áp dụng IFRS Nghiên cứu đã cho thấy khả năng đối sánh của dữ liệu BCTC tăng lên sau khi áp dụng IFRS.

Nhận xét tổng quát các nghiên cứu đi trước

Áp dụng IFRS tác động đến nhiều tiêu chí tài chính, bao gồm chất lượng hoạt động kinh doanh (HQHĐ), mức độ cải thiện bộ thông tin (MĐCBTT) và quản trị lợi nhuận (QTLN) Trong đó, nhiều nghiên cứu trước đây tập trung đánh giá ảnh hưởng của IFRS lên HQHĐ, một tiêu chí quan trọng để đo lường lợi ích từ việc áp dụng IFRS (Ngọc và cộng sự, 2020).

Ngoài ra, tác động đến MĐCBTT là tiêu chí để đánh giá tính hữu ích của việc áp dụng IFRS (Black & Maggina, 2016; Li và cộng sự, 2021) Hơn nữa, tác động đến QTLN là tiêu chí để đánh giá sự thao túng quyền sở hữu của nhà quản lý sau khi áp dụng IFRS (Abd Alhadi và cộng sự, 2020) Một số nhận xét cụ thể như sau: Đầu tiên, tác giả thấy rằng việc áp dụng IFRS ảnh hưởng đến HQHĐ tài chính (ROA và ROE) có được nhiều sự chú ý của những công trình đi trước (Abdullahi và cộng sự, 2017; Imran và cộng sự, 2021; Khan và cộng sự, 2022; Miah, 2021), trong đó, việc áp dụng IFRS có ảnh hưởng một cách trực tiếp và thuận lợi đối với ROA và ROE Bên cạnh đó, kết quả thu được từ một số nghiên cứu cho thấy kết quả tiêu cực (Yeboah & Takacs, 2018), điều này phần nào là do cách các học giả xây dựng thang đo và đo lường những yếu tố của mô hình cũng như hoàn cảnh đánh giá khác biệt nhau Theo đó, những khác biệt này có khả năng là do những khu vực theo thông luật, yêu cầu MĐCBTT cho bên liên quan cũng như sự minh bạch là cao.

Theo đó, những quốc gia có CMKT chất lượng cao có thể không xuất hiện những thay đổi đáng kể sau khi áp dụng IFRS Do đó, tiến hành một công trình thực nghiệm chuyên sâu về ảnh hưởng từ việc áp dụng IFRS đến HQHĐ của DNNY là cần thiết, đặc biệt là cơ chế tác động gián tiếp phức tạp

Tác giả thấy rằng việc thực thi áp dụng IFRS ảnh hưởng đến MĐCBTT thu được nhiều sự chú ý từ những công trình trước (Akhter, 2022; Hlel và cộng sự, 2020; Hlel & Nafti, 2019; Li và cộng sự, 2021; Rouhou và cộng sự, 2021), theo đó, việc áp dụng IFRS có ảnh hưởng một cách thuận lợi đối với MĐCBTT Từ đó, tác giả xác định được hướng tác động chính yếu của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT của DNNY Ảnh hưởng từ việc thực thi vận dụng IFRS đối với QTLN cũng được nhiều tác giả trước quan tâm đến, và phần lớn đều cho rằng việc áp dụng IFRS có ảnh hưởng ngược chiều đối với QTLN (Abd Alhadi và cộng sự, 2020; Alhadi và cộng sự, 2018; Almaqtari và cộng sự, 2021; Bassemir & Novotny‐Farkas, 2018;

Eiler và cộng sự, 2022; Habib và cộng sự, 2019; Wasan & Mulchandani, 2020)

Thứ hai, những công trình trước trên toàn cầu đã chỉ ra có sự tác động của MĐCBTT và QTLN đến sự liên kết giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ (Alhadi và cộng sự, 2018; Wasan & Mulchandani, 2020), từ đó ảnh hưởng đến HQHĐ của DNNY Tuy nhiên, minh chứng thực nghiệm đối với nội dung này thật sự rất hạn chế Bên cạnh đó, về mô hình, phần lớn nghiên cứu đi trước chỉ xem xét và phân tích riêng biệt từng yếu tố về những ảnh hưởng từ thực thi IFRS Theo đó, về mô hình nghiên cứu, học giả đi trước chưa thật sự xem xét một cách tổng hợp ảnh hưởng giữa việc áp dụng IFRS, MĐCBTT, QTLN và HQHĐ đồng thời trong một mô hình nghiên cứu duy nhất

Thứ ba, những công trình trước thường hướng sự chú ý vào khảo sát ở những khu vực phát triển hoặc từng quốc gia riêng biệt, và chưa bao quát cho những khu vực đang phát triển cũng như đánh giá cùng lúc nhiều quốc gia thuộc cùng một khu vực kinh tế, nhất là khu vực Châu Á Đa số những nhà kinh tế chính thống có xu hướng cho rằng các quốc gia này có sự cởi mở và dễ dàng thu nhận đối với công nghệ nước ngoài nhằm cải thiện năng suất của DNNY (Chudnovsky và cộng sự,2006) Wadho và Chaudhry (2018) cho rằng phần lớn sự thiếu bao quát này là do hạn chế về dữ liệu chi tiết cấp DNNY đối với các quá trình đổi mới ở những khu vực đang phát triển Thêm vào đó, mặc dù quan tâm IFRS, những khu vực này có thể thiếu một cơ chế tốt để thực hiện IFRS và các nguồn lực cho việc đào tạo và phát triển các CG kế toán, cũng như đã và đang gặp phải sự phản kháng từ cộng đồng kế toán (Phan và cộng sự, 2018) Chính vì vậy, cần thực hiện điều tra thực nghiệm theo bối cảnh các nước đang phát triển đối với những công trình trong tương lai thì kết quả sẽ mang tính đại diện các quốc gia này Thêm vào đó, cần tiến hành đánh giá cùng lúc những nước thuộc cùng một khu vực kinh tế cụ thể để đánh giá đúng sự ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS.

Thứ tư, riêng đối với những công trình trước ở Đông Nam Á, đã có những công trình về tác động trực tiếp của việc IFRS ở khu vực này đối với HQHĐ (Fuad và cộng sự, 2022; Siregar và cộng sự, 2018), MĐCBTT (Siregar và cộng sự, 2018) và QTLN (Fuad và cộng sự, 2022; Setiawan và cộng sự, 2020) Tuy vậy, thiếu các công trình lượng hóa cơ chế tác động phức tạp (thông qua các biến trung gian nhưMĐCBTT và QTLN) giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ của DNNY tại khu vực này (Minh và cộng sự, 2023) Đối với bối cảnh Việt Nam, tác giả đã nhận ra là phần lớn những công trình đi trước đều xác định áp dụng IFRS có ảnh hưởng một cách tích cực (Ngoc và cộng sự, 2020; C A Tu và cộng sự, 2019; O L T Tu và cộng sự, 2019) Tuy nhiên, rất ít công trình khám phá và lượng hóa về các ảnh hưởng từ việc áp dụng IFRS đối với DNNY, đặc biệt là về MĐCBTT cũng như ảnh hưởng gián tiếp Nói chung, những công trình đi trước ở Việt Nam chủ yếu quan tâm đến việc xác định tác động tổng quát của việc áp dụng IFRS, chưa đánh giá chuyên sâu cho một tiêu chí cụ thể nào Hơn nữa, những nghiên cứu đi trước chưa xác định và phân tích tác động giữa việc áp dụng IFRS, MĐCBTT, QTLN và HQHĐ củaDNNY đồng thời trong một mô hình, với hoàn cảnh nghiên cứu ở Đông Nam Á.

Xác định khe hổng nghiên cứu

Dựa trên lược khảo tổng quát những tài liệu quá khứ, tác giả đã thấy rằng xác định và phân tích tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ của DNNY,MĐCBTT, QTLN là cần thiết và là nhóm tiêu chí nền tảng khi xem xét sự hữu ích của việc áp dụng IFRS Tuy nhiên, phát hiện của những công trình trước đây chưa nhất quán về những vấn đề nêu trên Như vậy, luận án này trước hết sẽ xác định các ảnh hưởng một cách trực tiếp của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ, MĐCBTT và QTLN

Như đã thống kê và phân tích ở trên, phần lớn những nghiên cứu đi trước chỉ xem xét và đánh giá riêng biệt từng yếu tố đối với những tác động từ việc áp dụng IFRS Hơn nữa, những công trình đi trước chưa xác định và phân tích tác động giữa việc áp dụng IFRS, MĐCBTT, QTLN và HQHĐ của DNNY đồng thời trong một mô hình nghiên cứu duy nhất Do đó, khoảng trống nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở đây là cần đánh giá chuyên sâu sự ảnh hưởng đồng thời của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT, QTLN và HQHĐ

Ngoài ra, tác giả cũng thấy rằng có thể tồn tại ảnh hưởng một cách gián tiếp từ việc áp dụng IFRS đến HQHĐ với vai trò trung gian của MĐCBTT, QTLN và hai biến trung gian này vẫn chưa được công trình nào trước đây tích hợp cùng một mô hình Chính vì vậy, khoảng trống nghiên cứu thứ hai cũng cần được chú ý là thực hiện đánh giá chuyên sâu về sự ảnh hưởng gián tiếp từ việc áp dụng IFRS đối với HQHĐ thông qua MĐCBTT và QTLN.

Thêm vào đó, những đề tài trước đây phần lớn tập trung ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS vào hoàn cảnh những nước phát triển hoặc từng quốc gia đơn lẻ Tuy nhiên, hệ thống kinh tế ở những khu vực đang phát triển khác với hệ thống kinh tế ở các khu vực phát triển Cụ thể về bản chất, hệ thống kinh tế ở những khu vực đang phát triển chủ yếu dựa vào ngân hàng (Gafoor và cộng sự, 2018) Rosenbusch và cộng sự (2011) cho thấy là những quốc gia châu Á có nhiều khả năng thể hiện ảnh hưởng thuận lợi của đổi mới (ví dụ: áp dụng IFRS) Đã có những công trình về tác động trực tiếp của việc IFRS ở khu vực Đông Nam Á đối với HQHĐ (Fuad và cộng sự, 2022; Siregar và cộng sự, 2018), MĐCBTT (Siregar và cộng sự, 2018) vàQTLN (Fuad và cộng sự, 2022; Setiawan và cộng sự, 2020) Các nghiên cứu trên chủ yếu lượng hóa tác động trực tiếp và riêng lẻ của việc áp dụng IFRS đến những chỉ tiêu kinh tế với bối cảnh một vài nước cụ thể Kết quả là, các nghiên cứu trên đã có một vài đóng góp như: (1) bổ sung minh chứng thực tế vào luồng nghiên cứu

IFRS tại các khu vực đang phát triển, (2) khuyến khích thực thi IFRS tại khu vực đang phát triển và (3) cung cấp minh chứng thực tế về sự liên kết giữa việc áp dụngIFRS và MĐCBTT, QTLN Mặc dù vậy, sự đánh giá về cơ chế tác động phức tạp(thông qua các biến trung gian như MĐCBTT và QTLN) giữa việc áp dụng IFRS vàHQHĐ của DNNY tại khu vực này vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu (Minh và cộng sự, 2023) Hơn nữa, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á 1 , các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á có tốc độ phát triển GDP cũng như tỷ lệ lạm phát đạt mức trung bình ở Châu Á trong khoảng thời gian 2018 - 2020 Thêm vào đó, thiếu những công trình thực nghiệm chuyên sâu về việc chuyển IFRS dành riêng khu vựcASEAN (Minh và cộng sự, 2023) Do đó, việc chọn một mẫu từ khu vực này để lượng hóa ảnh hưởng của IFRS là phù hợp Vì vậy, khoảng trống nghiên cứu thứ ba là đánh giá chuyên sâu về cơ chế tác động phức tạp giữa việc áp dụng IFRS vàMĐCBTT, QTLN, HQHĐ ở những quốc gia thuộc Đông Nam Á Đây cũng chính là điểm nổi bật của đề tài luận án khi đối sánh với các công trình đi trước.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Những khái niệm và đo lường

2.1.1 IFRS và việc áp dụng IFRS

CMKT toàn cầu, trong đó có IFRS, là tập hợp những CMKT được phát triển và ban hành bởi Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) nhằm 3 mục tiêu chính là giúp BCTC của DNNY thống nhất, minh bạch và có khả năng đối sánh trên phạm vi toàn cầu Cụ thể, theo IFRS Foundation 2 , IFRS mang đến việc minh bạch dữ liệu thông qua nâng cao khả năng đối sánh quốc tế cũng như chất lượng của dữ liệu tài chính; tăng cường trách nhiệm giải trình thông qua việc thu hẹp sự mất cân xứng về dữ liệu giữa các bên liên quan; phần nào mang lại hiệu suất kinh tế thông qua việc giúp những người đầu tư xác định những cơ hội cũng như rủi ro trên phạm vi thế giới, từ đó nâng cao vấn đề phân bổ vốn.

IFRS Foundation 3 phát triển và duy trì các hồ sơ đối với việc áp dụng IFRS trong các khu vực pháp lý riêng lẻ Tính đến tháng 5 năm 2023, có 168 khu vực pháp lý đã áp dụng IFRS, cụ thể: Châu Âu (44), Châu Phi (39), Trung Đông (13), Châu Á và Châu Đại Dương (35), Châu Mỹ (37) Trong đó, có 160/168 khu vực cam kết tuân thủ IFRS và 146/160 khu vực yêu cầu IFRS đối với toàn bộ hoặc hầu hết những DNNY Có 22 khu vực pháp lý chưa áp dụng IFRS, bao gồm: (1) Mười ba khu vực tài phán cho phép IFRS: Belize, Bermuda, Quần đảo Cayman, Guatemala, Honduras, Nhật Bản, Madagascar, Nicaragua, Panama, Paraguay,

2 IFRS - Why global accounting standards?

3 IFRS - Who uses IFRS Accounting Standards?

Ở những khu vực pháp lý này, việc áp dụng IFRS có những mức độ khác nhau: (1) Những khu vực pháp lý yêu cầu IFRS cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết công khai: Suriname, Thụy Sĩ, Timor-Leste; (2) Một khu vực pháp lý yêu cầu IFRS cho các tổ chức tài chính nhưng không phải là DNNY: Iraq; (3) Một khu vực pháp lý đang hội tụ các CMKT quốc gia về cơ bản (nhưng không hoàn toàn) với IFRS: Indonesia; (4) Bảy khu vực pháp lý sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực: Bolivia, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Macao SAR, Hoa Kỳ, Việt Nam.

Theo IFRS Foundation 4 , thực tế áp dụng IFRS tại một số quốc gia Đông Nam Á như sau:

Brunei Darussalam (không có thị trường chứng khoán) đã thực thi đầy đủ các IFRS đối với những DNNY có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 Ở điểm khởi đầu, việc áp dụng đầy đủ IFRS chỉ được yêu cầu đối với NHTM, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm và bảo hiểm tương hỗ

Cambodia đã bắt buộc thực hiện áp dụng IFRS đối với NHTM và tổ chức tài chính vi mô bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2016 Tuy nhiên, số liệu về việc áp dụng IFRS ở quốc gia này ít được công khai và khó tiếp cận.

Indonesia chưa áp dụng IFRS Cam kết của Indonesia là hỗ trợ IFRS như CMKT được chấp nhận trên toàn cầu và tiếp tục quá trình hội tụ IFRS, cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa CMKT quốc gia và IFRS Indonesia vẫn chưa công bố lộ trình áp dụng đầy đủ IFRS.

Vào tháng 11 năm 2011, Malaysia đã ban hành Khung MFRS là Chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS), về cơ bản, đối ứng từng chữ với tất cả các IFRS có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 Các DNNY bắt buộc phải sử dụng Khung MFRS, giống hệt với các IFRS.

Tại Myanmar, các DNNY trong nước được yêu cầu sử dụng Chuẩn mực BCTC Myanmar, giống với phiên bản 2010 của các IFRS Vào tháng 7 năm 2018, Myanmar đã công bố sử dụng những phiên bản gần nhất của các IFRS đối với các kỳ BCTC bắt đầu trong hoặc sau năm tài chính 2022–2023.

Philippines đã áp dụng các IFRS làm Chuẩn mực BCTC của Philippines (PFRS) PFRS 17 (Hợp đồng bảo hiểm) đã được hoãn lại từ ngày 1 tháng 1 năm

4 IFRS - Who uses IFRS Accounting Standards?

2023 để có hiệu lực đối với những kỳ báo cáo bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2025 Ngoài ra, Philippines cho phép một số quyền chọn và biện pháp cứu trợ tạm thời, được coi là sai lệch so với các yêu cầu của PFRS BCTC được lập áp dụng bất kỳ biện pháp giảm nhẹ nào đều được coi là được lập theo khuôn khổ tuân thủ dành riêng cho ngành chứ không phải PFRS.

Singapore đã áp dụng tất cả các IFRS có hiệu lực (ngoại trừ IFRIC 2), đồng thời đã thực hiện một vài sửa đổi cơ bản đối với các điều khoản chuyển đổi và ngày có hiệu lực của các IFRS mà nước này đã thông qua Theo đó, các Chuẩn mực BCTC Singapore về căn bản là đối ứng với các IFRS Việc không sử dụng IFRIC 2 không tác động đến các DNNY nội địa (cả niêm yết và chưa niêm yết) Khuôn khổ BCTC mới giống với các IFRS được áp dụng bắt buộc bởi DNNY trên sàn giao dịch Singapore cho kỳ báo cáo thường niên bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2018.

Từ năm 2019, Thái Lan áp dụng toàn bộ các IFRS có hiệu lực, được gọi là Chuẩn mực Báo cáo tài chính Thái Lan (TFRS) TFRS là bản dịch của IFRS với thời gian có hiệu lực chậm hơn một năm so với ngày có hiệu lực của IFRS được phép áp dụng sớm TFRS là bắt buộc đối với các thực thể chịu trách nhiệm công bố, bao gồm cả các doanh nghiệp niêm yết đại chúng (DNNY).

Việt Nam chưa sử dụng các IFRS mà bắt buộc phải sử dụng CMKT Việt Nam.

Một số công ty Việt Nam lập BCTC theo IFRS nhằm đáp ứng việc báo cáo cho nhà đầu tư ngoại quốc Tuy nhiên, BCTC theo IFRS là BCTC được công bố bổ sung và không thay thế cho BCTC được lập theo CMKT Việt Nam

Ngày nay, HQHĐ của DNNY đã trở thành một khái niệm phù hợp trong nghiên cứu quản lý chiến lược Mặc dù HQHĐ rất phổ biến trong các tài liệu học thuật, nhưng định nghĩa và cách thức đo lường của nó hầu như không có sự thống nhất Định nghĩa theo nghĩa rộng, HQHĐ là kết quả thực tiễn của một tổ chức đối sánh với kết quả dự kiến ban đầu, ví dụ như là mức độ thực hiện được những mục tiêu (Im & Lee, 2012)

Xét trên phương diện của doanh nghiệp, khái niệm HQHĐ cần được phân biệt với khái niệm rộng hơn về hiệu quả của tổ chức Venkatraman và Ramanujam (1986) đưa ra một biểu đồ dễ hiểu gồm ba vòng tròn đồng tâm chồng lên nhau với hiệu quả tổ chức lớn nhất, rồi đến hiệu quả về kinh doanh, và hiệu quả (hoạt động) về tài chính Chi tiết xem Hình 2.1.

Hình 2.1: Mô hình HQHĐ theo Venkatraman và Ramanujam (1986)

Quan điểm về HQHĐ của Venkatraman và Ramanujam (1986) đã thu hút được sự đồng thuận từ đa số học giả trên toàn cầu theo phương diện nó chính là sự đánh giá một cách toàn vẹn nhất đối với HQHĐ của tổ chức (H Zhao và cộng sự, 2010), đặc biệt là DNNY Thêm vào đó, tính đến thời điểm tháng 05/2023, công trình của Venkatraman và Ramanujam (1986) đạt được 6.956 trích dẫn, đây chính là lượng trích dẫn tương đối cao Theo đó, đây là mô hình nổi bật trong nghiên cứu chiến lược thực nghiệm và HQHĐ được xem như tốc độ phát triển các chỉ số tài

Lý thuyết nền

2.2.1 Lý thuyết đại diện và vận dụng lý thuyết vào luận án

2.2.1.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Xuất hiện lần đầu trong công trình của Jensen và Meckling (1976) với bối cảnh những năm 1970 của ngành bảo hiểm, lý thuyết đại diện tập trung xem xét sự thiếu cân xứng về dữ liệu giữa bên sở hữu (bên chủ) và bên quản lý (bên đại diện).

Lý thuyết đại diện tập trung vào cơ chế để người đại diện có thể tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu dù nắm giữ nhiều thông tin và có lợi ích riêng biệt hơn Lý thuyết này giải quyết những xung đột lợi ích hoặc mục tiêu giữa chủ sở hữu và đại diện, cũng như sự khác biệt về khả năng chấp nhận rủi ro dẫn đến các hành động khác nhau Do nhu cầu liên tục về dữ liệu chất lượng cao trong quản lý và đầu tư, lý thuyết đại diện đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp đưa ra các quyết định sáng suốt nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

Agana và cộng sự (2023) tìm ra là phần lớn những nghiên cứu tuân thủ IFRS đều sử dụng lý thuyết đại diện, vì các DNNY đang cố gắng thu hẹp khoảng cách dữ liệu giữa người nội bộ và người bên ngoài, bằng cách cố gắng tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn BCTC có liên quan Cụ thể hơn, Barth và cộng sự (2008) đã sử dụng lý thuyết đại diện cho thấy các DNNY có thể áp dụng và tuân thủ IFRS nhằm giảm chi phí đại diện, vì việc tuân thủ IFRS giúp CBTT nhiều hơn và minh bạch hơn Dựa trên lý thuyết đại diện, Al-Shammari và cộng sự (2008) xác định quy mô củaDNNY là một thành tố dự đoán đối với việc tuân thủ IFRS Theo đó, việc giảm sự bất cân xứng thông tin dễ được quan sát hơn và có nhu cầu nhiều hơn ở các DNNY lớn Abdullah và cộng sự (2015) cũng áp dụng lý thuyết đại diện để kiểm tra xem liệu việc tập trung quyền sở hữu như kiểm soát gia đình có tác động đối với việc tuân thủ IFRS hay không Kết quả chỉ ra sự liên hệ tiêu cực giữa việc tập trung quyền sở hữu và việc tuân thủ IFRS, và chủ nghĩa cơ hội của chủ sở hữu có tác động đối với mức độ mà hội đồng quản trị yêu cầu tuân thủ IFRS Việc áp dụngIFRS đã dẫn đến mối tương quan đáng kể giữa các BCTC và báo cáo nội bộ, trong khi nhu cầu chuẩn bị thông tin theo IFRS đòi hỏi tăng các chi phí bổ sung đối với DNNY Tuy nhiên, IFRS không chỉ hữu ích cho người dùng bên ngoài mà còn cho người dùng nội bộ và cung cấp cơ sở thích hợp để báo cáo, kiểm soát và ra quyết định nội bộ (Ali Abebe, 2022) IFRS được cho là đáng tin cậy cho những khu vực đang phát triển và mới nổi, thiếu nguồn lực để phát triển các tiêu chuẩn của riêng mình hoặc những người muốn hưởng lợi từ việc áp dụng IFRS (Samaha và cộng sự, 2016) Theo Soderstrom và Sun (2007), việc thực thi IFRS tại châu Âu làm hạn chế chi phí so sánh xuyên biên giới của DNNY Nó cũng làm giảm chi phí của người đầu tư nhằm đánh giá chất lượng của BCTC giữa những DNNY, tức là hạn chế bớt chi phí đại diện.

2.2.1.2 Vận dụng lý thuyết đại diện vào luận án

Trước đây, các học giả đã áp dụng lý thuyết này để kiểm tra liệu việc áp dụng IFRS có phải là lựa chọn kế toán mà các nhà quản lý lựa chọn để tăng cả lợi nhuận thực tế và giá trị thị trường của công ty hay không Cụ thể, IFRS làm giảm sự không tương thích của dữ liệu và tăng thông tin so sánh giữa các báo cáo tài chính, nhờ đó độ chính xác trong báo cáo tài chính được cải thiện (Hlel et al., 2020; Hlel

& Nafti, 2019; Rouhou và cộng sự, 2021) Hơn nữa, lý thuyết đại diện là cơ sở để xem xét tác động của MĐCBTT đến HQHĐ của DNNY (Alipour và cộng sự, 2019) Orowhuo Wobo và cộng sự (2022) cho rằng việc gánh thêm nợ trong cơ cấu vốn của DNNY sẽ có lợi và dẫn đến chất lượng BCTC được cải thiện Điều này nhất quán đối với lý thuyết đại diện trong giai đoạn trước IFRS nhưng lợi ích này đã bị xói mòn dần, dẫn đến chất lượng BCTC thấp hơn sau IFRS (Orowhuo Wobo và cộng sự, 2022) Do đó, việc áp dụng IFRS có ý nghĩa rất lớn đối với mức độ ảnh hưởng của những khoản mục đến CLTN dựa theo luận điểm từ lý thuyết đại diện.

Bên cạnh đó, Alsaeed (2006) đã lập luận rằng thu nhập tốt hơn có liên hệ đối với chi phí ủy nhiệm lớn hơn và nhằm đáp ứng toàn vẹn yêu cầu của các chủ nợ,dẫn đến gây ra áp lực đến ban quản trị DNNY để công khai thêm dữ liệu và hạn chế thông tin mất cân xứng Tuy nhiên, mối liên hệ giữa đòn bẩy và các khoản DTTY đã thay đổi sau khi IFRS được áp dụng Nhìn chung, khi quyền quyết định của người quản lý bị hạn chế theo IFRS, cấp quản lý nợ cao hơn buộc phải công bố nhiều thông tin hơn và giảm thao túng thu nhập Tuy nhiên, sau khi áp dụng IFRS, đòn bẩy cao hơn dẫn đến các phương pháp quản lý thu nhập tăng lên Tương tự, Nikoomaram và cộng sự (2012), Waweru và Riro (2013) cho rằng đòn bẩy cao hơn sẽ buộc những DNNY phải tham gia vào hành vi QTLN để có khả năng lôi kéo nhiều nguồn tài chính từ bên ngoài hơn với tỷ lệ thấp hơn từ các cổ đông, và điều này góp phần ủng hộ lý thuyết đại diện Ảnh hưởng của đòn bẩy về tài chính đối với khả năng thao túng thu nhập của nhà quản lý được đo lường bằng các khoản DTTY được báo cáo âm trong thời kỳ trước IFRS và dương trong thời kỳ hậu IFRS (Orowhuo Wobo và cộng sự, 2022) Việc gia tăng đòn bẩy có sự ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng thao túng thu nhập của những người quản trị, và do đó ảnh hưởng thuận lợi đối với chất lượng BCTC các DNNY

Dựa trên lý thuyết đại diện, Pereira và Alves (2017) cho thấy các dấu hiệu QTLN mặc dù giảm đi nhưng vẫn tồn tại sau khi áp dụng IFRS Theo lý thuyết này, Weerathunga và cộng sự (2020) nhận thấy là áp dụng IFRS gắn liền với việc tăng cường dữ liệu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, qua đó phần nào làm cho nhà quản lý hạn chế bớt việc thao túng thu nhập Hasan và cộng sự (2022), Wang và cộng sự (2023) chỉ ra việc áp dụng IFRS có liên quan đến việc giảm QTLN thực tế dựa theo luận điểm từ lý thuyết đại diện Tiếp theo đó, lý thuyết này giúp giải thích việc áp dụng IFRS đã phần nào giúp tăng đáng kể HQHĐ của DNNY đối với thị trường ở một số quốc gia thực thi yếu kém (Saravanan & Firoz, 2022).

Với bối cảnh luận án này, lý thuyết đại diện được vận dụng nhằm diễn giải tác động từ việc áp dụng IFRS đến QTLN và HQHĐ của DNNY Cụ thể, dưới góc độ giải thích sự ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS, lý thuyết này giúp giả định rằng áp dụng IFRS sẽ giảm bớt khả năng người quản trị áp dụng những thủ thuật kế toán nhằm QTLN (ví dụ: Hasan và cộng sự (2022), Wang và cộng sự (2023)), qua đó, sẽ giúp nâng cao HQHĐ của DNNY nhờ thu hút thêm người đầu tư cũng như giảm thiểu chi phí (ví dụ: Saravanan và Firoz (2022))

2.2.2 Lý thuyết tín hiệu và vận dụng lý thuyết vào luận án 2.2.2.1 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)

Lý thuyết đãi ngộ lao động dùng để giải thích những phản ứng về thị trường lao động (Spence, 1978) Không chỉ vậy, lý thuyết còn ứng dụng trong bất kỳ thị trường tài chính nào gặp phải thách thức về thông tin không đối xứng (Morris, 1987).

Theo đó, thông tin bất cân xứng được quản lý bởi nhóm người nắm giữ lượng lớn dữ liệu quan trọng hơn những người khác

Thuyết tín hiệu tìm cách xác định vấn đề liên quan đến thông tin bất đối xứng trên thị trường vốn và lý giải cách những vấn đề đó gửi tín hiệu tới nhà đầu tư Áp dụng IFRS có thể giúp giảm chi phí vốn cho DNNY Nghiên cứu của Abdul-Baki và cộng sự (2014) sử dụng lý thuyết tín hiệu để khám phá tác động của IFRS đến tỷ số tài chính của DNNY Họ phát hiện rằng chỉ có tỷ lệ khả năng đầu tư và lợi nhuận hoạt động được cải thiện theo IFRS do chi phí được giảm bớt.

Thêm vào đó, theo lý thuyết tín hiệu, việc áp dụng IFRS làm thu hẹp sự bất cân xứng của thông tin và tăng chất lượng CBTT thông qua việc cải thiện thông tin tài chính (Hlel và cộng sự, 2020).

2.2.2.2 Vận dụng lý thuyết tín hiệu vào luận án

Theo lý thuyết tín hiệu, những giám đốc có khả năng sử dụng BCTC để báo hiệu ý định cũng như kỳ vọng của họ cho các bên liên quan (Samaha & Khlif,2016) Cụ thể, DNNY áp dụng IFRS gửi tín hiệu đến bên liên quan rằng họ sẵn sàng tiết lộ dữ liệu liên quan dựa trên những nguyên tắc kế toán đáng tin cậy hơn Đối với việc thực thi IFRS, lý thuyết tín hiệu giúp đề xuất những nhân tố có thể bị chi phối Cụ thể, khả năng sinh lời cũng như tính thanh khoản thường được đưa ra giả thuyết để điều tra sự liên hệ giữa việc áp dụng IFRS và thông tin bất đối xứng, sự thiển cận trong quản lý trên thị trường vốn (Al-Akra và cộng sự, 2010) Ngoài ra,theo Hlel và cộng sự (2020), lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS có thể được coi là một tín hiệu thuận lợi về chất lượng tốt hơn và tính minh bạch hơn củaBCTC, thông qua việc tăng độ chính xác của dự báo Theo đó, một số nghiên cứu nhấn mạnh sự liên kết giữa việc áp dụng IFRS và khả năng dự báo thu nhập của ban quản lý (Georgakopoulos và cộng sự, 2022; Li & Yang, 2016) Georgakopoulos và cộng sự (2022) lượng hóa ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS bắt buộc đến dự báo thu nhập từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường ở Úc Các học giả nhận thấy rằng việc áp dụng IFRS có sai số dự báo cao hơn so với khi áp dụng GAAP của Úc Hơn nữa, Hlel và cộng sự (2020) chỉ ra việc áp dụng IFRS và các thuộc tính quản trị doanh nghiệp có tác động đối với độ chính xác dự báo thu nhập của ban quản lý được công khai trong báo cáo về đợt chào bán cổ phiếu lần đầu của DNNY tại Pháp Lý thuyết tín hiệu, cũng được áp dụng để làm rõ việc dự báo trong CBTT tự nguyện (Hlel và cộng sự, 2020) Dựa trên quan điểm tín hiệu, Williams (1996) nhấn mạnh rằng tính chính xác từ dự đoán thu nhập của ban quản trị có thể được xem như tín hiệu về độ tin cậy và tính minh bạch đối với những nhà quản lý, đồng thời nó cũng chỉ ra là những người quản lý đang hành động nhằm có được lợi ích tối ưu cho DNNY.

Hơn nữa, lý thuyết tín hiệu cho rằng người quản lý hiểu rõ hơn về giá trị nội tại của DNNY so với những người đầu tư và cổ đông bên ngoài, vì họ chỉ có quyền tiếp cận những dữ liệu được công bố (Abdullah và cộng sự, 2023) Bởi vì thông tin bất cân xứng xảy ra giữa người bên ngoài và người bên trong, ban quản trị có khả năng dùng việc áp dụng IFRS như một phương tiện để báo hiệu thông tin về triển vọng của DNNY (ví dụ: tăng cường MĐCBTT, nâng cao HQHĐ) cho những người ngoài Tuy nhiên, có thể phát sinh một tổn thất lớn (ví dụ: tăng chi phí) liên quan đến việc truyền tín hiệu này (Abdullah và cộng sự, 2023) Hơn nữa, việc bắt buộc áp dụng IFRS được cho là sẽ làm giảm thông tin bất cân xứng (Abdullah & Tursoy,2021) Vì vậy, việc áp dụng IFRS có thể là yếu tố chính góp phần tăng MĐCBTT,giảm QTLN và phản ánh chính xác hơn HQHĐ của DNNY Ngoài ra, việc áp dụngIFRS giúp cải tiến môi trường dữ liệu, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi dùng dữ liệu kế toán để lượng hóa HQHĐ tài chính của DNNY(Guermazi & Khamoussi, 2018) Điều này cũng có thể giúp nâng cao giá trị thông tin của kế toán đối với những khoản mục trên BCTC Hơn nữa, việc áp dụng IFRS làm tăng tỷ lệ sở hữu ngoại quốc cũng như tính thanh khoản cổ phiếu (Sampaio và cộng sự, 2020), tăng độ chính xác của BCTC (Gao và cộng sự, 2019), giảm việc

QTLN sai lầm (Elbakry và cộng sự, 2017), sau đó nâng cao giá trị công ty (Agyei- Boapeah và cộng sự, 2020).

Lý thuyết tín hiệu lý giải tác động của việc áp dụng IFRS đối với mức độ công bố thông tin bắt buộc (MĐCBTT) và chất lượng hoạt động hiệu quả (HQHĐ) của doanh nghiệp niêm yết (DNNY) Cụ thể, lý thuyết này giả định rằng áp dụng IFRS khuyến khích DNNY tăng cường công bố thông tin tài chính (CBTT) để phát tín hiệu với các bên liên quan, như nhà đầu tư và tổ chức tín dụng Việc cải thiện CBTT này dẫn đến HQHĐ tốt hơn nhờ thu hút thêm nhà đầu tư, giảm chi phí huy động vốn hoặc gia tăng HQHĐ tài chính.

Giả thuyết nghiên cứu

Từ lược khảo những công trình đi trước, tác giả đã nhận ra rằng tồn tại sự liên hệ bền chặt giữa việc áp dụng IFRS với MĐCBTT, QTLN, và nhất là HQHĐ của DNNY Dựa vào cơ sở này, tác giả tiến hành phân tích để làm sáng tỏ hơn các giả thuyết nghiên cứu, để xác lập nền tảng nhằm đề xuất một mô hình nghiên cứu đối với luận án.

2.3.1 Tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ

Trước tiên, ảnh hưởng từ việc áp dụng IFRS đến HQHĐ được lý giải và luận bàn dựa trên lý thuyết đại diện Theo đó, có khả năng giả định rằng các lựa chọn kế toán có thể được xác định bởi các bộ phận quản lý của DNNY muốn tác động đối với chất lượng BCTC ở những thị trường không hoàn hảo Hơn nữa, những khu vực đang phát triển (ví dụ: ASEAN) có thể được xem như thị trường không hoàn hảo(Islam, 2015) Do đó, áp dụng IFRS là lựa chọn kế toán mà những người quản lýDNNY tại những quốc gia này muốn gây ra tác động phần nào đối với chất lượngBCTC Từ đó, giảm bớt chi phí và cải tiến khả năng cuốn hút nhà đầu tư, giúp gia tăng HQHĐ của DNNY Điều này chỉ ra rằng chuyển sang áp dụng IFRS có ảnh hưởng đối với HQHĐ theo lý thuyết đại diện.

Thêm vào đó, một vài công trình trước đây đều chỉ ra sự liên kết tích cực giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ đối với những bối cảnh thực tiễn cụ thể (Hameedi và cộng sự, 2021; Malo-Alain và cộng sự, 2021; Miah, 2021) Tiền đề cơ bản ủng hộ việc áp dụng IFRS là nó cung cấp các lợi ích vượt quá chi phí tuân thủ Hơn nữa, việc áp dụng IFRS giúp cho BCTC trở nên dễ hiểu, có khả năng đối sánh được, phù hợp và đáng tin cậy giữa các thị trường tài chính để cải tiến chất lượng thông tin kế toán (Benkraiem và cộng sự, 2022) Theo đó, việc giảm đáng kể tình trạng bất cân xứng thông tin đã làm hạn chế chi phí vốn, cải thiện hiệu quả đầu tư, tăng cường mua lại xuyên biên giới và đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước (Akisik và cộng sự, 2020; Wijayana & Gray, 2019) Sự cải tiến về chất lượng thông tin kế toán đã nâng cao đánh giá của người đầu tư về HQHĐ của DNNY (được đo bằng sự tăng hoặc giảm khả năng đạt được lợi nhuận đối với một khoảng thời gian cụ thể) và mức độ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn (do kết quả tích cực hơn của việc đánh giá) đã thu hút được nhiều đầu tư hơn (Ofoegbu & Odoemelam, 2018) Bên cạnh việc hạn chế sự tùy tiện trong BCTC và yêu cầu MĐCBTT nhiều hơn, việc áp dụng IFRS cũng chỉ ra lợi ích bắt nguồn từ việc hài hòa kế toán Cụ thể, các CMKT thống nhất giữa những quốc gia giúp cải thiện khả năng so sánh giữa những DNNY và điều này sẽ tăng cường dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia Chính vì thế, việc áp dụng IFRS giúp cải thiện HQHĐ của các DNNY Thêm vào đó, Neel (2017) lượng hóa sự liên quan giữa việc áp dụng IFRS với khả năng đối sánh và chất lượng BCTC dựa trên bốn chỉ số kinh tế là Tobin’s Q, tính thanh khoản đối với chứng khoán vốn, sự chính xác từ dự đoán của nhà phân tích và thỏa thuận dự đoán của người phân tích sau khi áp dụng IFRS Học giả này đã góp thêm bằng chứng về cơ chế có liên hệ đến những thay đổi về khả năng so sánh và chất lượng báo cáo xung quanh việc áp dụng IFRS.

Ngoài ra, xét trên khía cạnh tài chính, một vài công trình gần đây chỉ ra ảnh hưởng thuận lợi từ việc áp dụng IFRS đến HQHĐ tài chính đối với DNNY tại những khu vực đang phát triển Tại Ai Cập, Hussein và Nounou (2021) cho rằng có những khác nhau đáng kể giữa các DNNY thực hiện IFRS và các DNNY không áp dụng về tỷ lệ giá trị công ty Hơn nữa, một vài công trình chỉ ra IFRS có ảnh hưởng đáng chú ý đến tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu ở những DNNY (Abdul-Baki và cộng sự, 2014; Ali Abebe, 2022; Terzi và cộng sự, 2013) Tương tự, một vài công trình ngụ ý IFRS có ảnh hưởng đáng kể đối với tỷ lệ thanh khoản của các DNNY (Ali Abebe, 2022; Terzi và cộng sự, 2013) Chính vì thế, có khả năng kết luận là lợi nhuận/vốn chủ sở hữu và thanh khoản đối với DNNY ở những quốc gia đang phát triển có những biến đổi đáng kể sau khi áp dụng IFRS Dựa vào đó, những nền kinh tế này dù đã hội tụ với IFRS vẫn tồn tại những khác biệt đáng kể trong báo cáo so với IFRS (Bansal & Garg, 2021; Tawiah, 2020), kéo theo những khác biệt đáng kể trong việc tuân thủ IFRS (Abdelqader và cộng sự, 2021) vì các cơ chế giám sát của quốc gia có thể cản trở quá trình hội tụ IFRS (Silva và cộng sự, 2021) Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS một cách đầy đủ sẽ thu được những lợi ích tốt hơn (ví dụ nâng cao HQHĐ) so với việc chỉ hội tụ IFRS theo hình thức (Nepal & Deb, 2024) Do đó, sự hội tụ IFRS theo hình thức làm giảm chất lượng kế toán và CBTT, từ đó ảnh hưởng xấu đến HQHĐ, ngược lại áp dụng đầy đủ IFRS sẽ tạo ra hiệu ứng tốt hơn

Tổng kết lại, giả thuyết 1 được xác lập như sau:

Giả thuyết 1 (H1): Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến HQHĐ.

2.3.2 Tác động của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT

Căn cứ vào lý thuyết tín hiệu, việc áp dụng IFRS làm giảm tính bất đối xứng của dữ liệu và tăng cường chất lượng CBTT dựa trên việc cải thiện thông tin tài chính được công khai (Hlel và cộng sự, 2020) Theo đó, các giám đốc có khả năng dùng BCTC nhằm báo hiệu ý định cũng như kỳ vọng của họ đối với những người đầu tư (Samaha & Khlif, 2016) Thêm vào đó, lý thuyết tín hiệu, cũng được áp dụng nhằm làm rõ việc dự báo trong CBTT tự nguyện (Hlel và cộng sự, 2020) Điều này chỉ ra rằng chuyển sang áp dụng IFRS có ảnh hưởng đối với MĐCBTT là theo khuôn khổ lý thuyết tín hiệu.

Ngoài ra, nghiên cứu trước đây cho thấy MĐCBTT theo IFRS tăng lên đáng kể, và hầu hết các điều chỉnh đối với thu nhập theo IFRS làm thu nhập tăng lên thay vì không đổi (Bhattacharya và cộng sự, 2003) DNNY áp dụng IFRS chú trọng nhiều hơn vào thước đo hiệu suất thể hiện sự cải thiện MĐCBTT nhiều hơn (Bowen và cộng sự, 2005) Tuy nhiên, DNNY áp dụng IFRS thiếu nhất quán trong việc loại trừ các mục giống nhau trong các CBTT tiếp theo (Bhattacharya và cộng sự, 2004).

Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2011) xác định rằng mô hình định giá lại tài sản cố định (FVA) và kế toán mua lại doanh nghiệp (BPA) là những yếu tố chính dẫn đến sự khác biệt trong thu nhập theo chuẩn mực kế toán địa phương và theo IFRS Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa việc áp dụng IFRS và mô hình định giá lại tài sản cố định dựa trên các phép đo do chính mô hình tự đưa ra (Aksu & Espahbodi, 2016; Bassemir &

Novotny‐Farkas, 2018; Hlel và cộng sự, 2020; Hlel & Nafti, 2019; Li và cộng sự, 2021; Rouhou và cộng sự, 2021) Đối với việc áp dụng một vài IFRS cụ thể, các học giả trước đây cũng cho thấy kết quả tích cực Cụ thể, Aboud và cộng sự (2019), Saleh và cộng sự (2023) chỉ ra minh chứng toàn diện về ảnh hưởng của IFRS 8 đến MĐCBTT trong báo cáo thường niên của các DNNY ở Liên minh Châu Âu, và cho thấy những thay đổi thuận lợi từ việc áp dụng Mnif và Znazen (2020), Tjondro và cộng sự (2023) đã kiểm tra những nhân tố quyết định việc tuân thủ các công bố bắt buộc theo IFRS 7, và cho thấy MĐCBTT tăng lên khi áp dụng IFRS (dữ liệu bắt buộc được công khai nhiều hơn) Đối với tổ chức phi chính phủ, có bằng chứng cho thấy áp dụng IFRS giúp tăng cường MĐCBTT về môi trường khi có sự phối hợp với những qui tắc hướng dẫn về phát triển bền vững (Maama và cộng sự, 2020). Để phát triển nền tảng về ảnh hưởng của các chuẩn mực báo cáo (căn cứ quy tắc hoặc nguyên tắc) đối với MĐCBTT, cần xem xét ảnh hưởng của IFRS đối với các giao dịch kế toán được ghi chép (Solsma & Wilder, 2015) Các tiêu chuẩn dựa trên quy tắc thường phức tạp hơn bao gồm một số tùy chọn linh hoạt Các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc cung cấp nhiều cơ hội hơn để phán xét Việc sử dụng phán đoán gây ra lo ngại rằng sự đa dạng trong ứng dụng có thể bao gồm hành vi cơ hội Đối với các trường hợp cụ thể, Collins và cộng sự (2012) khám phá là DNNY áp dụng IFRS có nhiều khả năng báo cáo hợp đồng thuê (dưới dạng thuê vốn) hơnDNNY áp dụng GAAP của địa phương Trong một số trường hợp mà mục đíchBCTC cần chặt chẽ hơn, có thể ít hoặc không cần sử dụng một cách cơ hội các thuyết minh tùy chọn Khi đó, DNNY sử dụng GAAP địa phương ít có khả năng thao túng CBTT hơn DNNY áp dụng IFRS Tương tự, Ajili và Bouri (2017) cũng cho thấy MĐCBTT là cao hơn đối với nhóm DNNY áp dụng IFRS so với nhóm DNNY áp dụng các GAAP địa phương Sự khác biệt này là rõ ràng hơn khi xem xét cho các DNNY lớn và lâu đời Ở các DNNY này, thông tin được phân tách rõ ràng hơn và có độ tin cậy cao hơn vì áp dụng IFRS làm giảm rủi ro sụt giảm giá cổ phiếu cũng như giảm chi phí vốn cổ phần ở mức độ lớn hơn (Bui và cộng sự, 2023;

Nguyen & Dang, 2023) Tổng quát hơn, Alruwaili và cộng sự (2023) xác nhận rằng việc áp dụng IFRS có vai trò then chốt đối với chất lượng BCTC của các DNNY (nhờ việc nâng cao MĐCBTT), và hỗ trợ tạo ra một môi trường kinh tế tích cực tại các quốc gia Theo đó, MĐCBTT cao hơn theo yêu cầu của IFRS giúp cho việc chuyển đổi sang khuôn khổ này sẽ có ảnh hưởng đáng chú ý đến các chức năng tài chính/kế toán (Ghosh & He, 2023; Liu và cộng sự, 2018).

Tổng kết lại, giả thuyết 2 được xác lập như bên dưới:

Giả thuyết 2 (H2): Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến MĐCBTT.

2.3.3 Tác động của việc áp dụng IFRS đến QTLN

Xem xét việc áp dụng IFRS là lựa chọn kế toán mà những người quản lý muốn gia tăng CLTN cũng như HQHĐ của DNNY là theo nền tảng của lý thuyết đại diện.

Nhìn chung, khi quyền quyết định của người quản lý bị hạn chế theo IFRS, cấp quản lý nợ cao hơn buộc phải công bố nhiều thông tin hơn và giảm thao túng thu nhập Áp dụng IFRS với tư tưởng ban đầu là minh bạch CBTT cho các bên liên quan, từ đó, góp phần giảm bớt việc thao túng của nhà quản lý đến thu nhập được báo cáo Hơn nữa, lý thuyết đại diện là cơ sở để xem xét tác động của IFRS đếnQTLN của DNNY (Eiler và cộng sự, 2022) Điều này chỉ ra rằng chuyển sang áp dụng IFRS có ảnh hưởng đối với QTLN là theo khuôn khổ lý thuyết đại diện Dựa trên lý thuyết đại diện, có một số giải thích về lý do tại sao các nhà quản lý tham gia vào QTLN, chẳng hạn như bảo vệ nhà đầu tư (Jiraporn và cộng sự, 2008), tăng khả năng thông tin của DNNY (Martins & de Campos Barros, 2021) và các khía cạnhCBTT tự nguyện Một yếu tố khác liên quan đến QTLN là bản chất của các CMKT

GAAP địa phương so với IFRS là phương pháp được sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính IFRS được cho là cần thiết khi người quản lý không có động cơ về lợi ích cá nhân Việc áp dụng một bộ tiêu chuẩn có chất lượng cao hơn, chẳng hạn như IFRS, có thể giúp khắc phục sự sai lệch lợi ích giữa người quản lý (chịu toàn bộ chi phí để chuẩn bị dữ liệu có chất lượng cao hơn) và cổ đông (được hưởng lợi từ việc tăng giá trị DNNY).

Các công trình trước đây nhận thấy QTLN ít hơn sau khi áp dụng IFRS (Barth và cộng sự, 2008; Christensen và cộng sự, 2015; Zéghal và cộng sự, 2011) Thêm vào đó, những đề tài gần đây đều chỉ ra sự liên hệ tiêu cực của việc chuyển sang áp dụng IFRS đối với QTLN (Abd Alhadi và cộng sự, 2020; Almaqtari và cộng sự, 2021; Wijayana & Gray, 2019) Tuy nhiên, có những phát hiện hỗn hợp đối với tác động của việc chuyển đổi từ GAAP địa phương sang IFRS đối với QTLN (Ahmed và cộng sự, 2013) Cụ thể, một số học giả cho thấy tác động tiêu cực của việc áp dụng IFRS đối với QTLN theo phương diện khoản DTTY giảm đi (Bassemir &

Novotny‐Farkas, 2018; Eiler và cộng sự, 2022; Habib và cộng sự, 2019) hoặc góc độ CLTN tăng lên (Abd Alhadi và cộng sự, 2020; Almaqtari và cộng sự, 2021) Trái lại, một vài học giả cho thấy mối liên hệ tích cực của IFRS đến QTLN (Karapınar &

Zaif, 2022), hay Ideh và cộng sự (2021) chỉ ra rằng với việc thực thi áp dụng IFRS không có khả năng ảnh hưởng một cách đáng kể đến QTLN Tổng quát hơn, Lam và cộng sự (2023) nhận thấy thực thi IFRS làm tăng QTLN rõ rệt hơn ở các quốc gia/xã hội có độ tin cậy thấp, và làm giảm QTLN ở các quốc gia/xã hội có độ tin cậy cao Đối với riêng khu vực Đông Nam Á, học giả đi trước cho thấy áp dụng IFRS làm giảm QTLN (Fuad và cộng sự, 2022; Setiawan và cộng sự, 2020)

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào sự giúp đỡ của những lý thuyết nền và phát triển thêm từ đề tài trước đây, mô hình lý thuyết được luận án xây dựng như sau:

Nguồn: Tác giả xây dựng

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu của luận án ở Hình 2.2 gồm 7 giả thuyết, cụ thể trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Thống kê những giả thuyết nghiên cứu Giả thuyế t

Nội dung Lý thuyết nền

Công trình tiêu biểu trước đây

H1 Việc áp dụng IFRS có tác Lý thuyết đại Miah (2021) +

H 7 (Giả thuyết trung gian) Áp dụng IFRS

Biến kiểm soát Mức độ công bố thông tin

Nội dung Lý thuyết nền

Công trình tiêu biểu trước đây

Kỳ vọng động tích cực đến HQHĐ diện H2

Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến MĐCBTT

Việc áp dụng IFRS có tác động tiêu cực đến QTLN

MĐCBTT có tác động tích cực đến HQHĐ

QTLN có tác động tích cực đến HQHĐ

Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến HQHĐ thông qua MĐCBTT

Lý thuyết tín hiệu Tác giả đề xuất +

Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến HQHĐ thông qua QTLN

Lý thuyết đại diện Tác giả đề xuất +

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bên cạnh đó, căn cứ vào lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu, tác giả sẽ xem xét sự ảnh hưởng từ những biến kiểm soát đến HQHĐ tại một số quốc gia ĐôngNam Á trong mô hình luận án Cụ thể, những biến này gồm có cấu trúc vốn, qui mô, tính hữu hình, tăng trưởng, tỷ lệ thanh toán hiện hành và biến kiểm soát về sự khác biệt giữa quốc gia trong mẫu nghiên cứu Những biến kiểm soát này không phải là mục đích của công trình này, do đó, luận án chỉ sử dụng chúng nhằm xem xét mức độ luận giải của yếu tố phụ thuộc mặc dù chúng được đo lường giống những biến độc lập Bên cạnh đó, những biến này được tác giả đánh giá và chọn lựa kỹ lưỡng dựa theo những công trình trước đây (Khuong và cộng sự, 2019; Li và cộng sự, 2021; Miah, 2021; Wijayana & Gray, 2019) và biến kiểm soát về sự khác biệt giữa quốc gia dựa trên công trình của Li và cộng sự (2021) Hơn nữa, luận án sử dụng những yếu tố kiểm soát này vì:

(1) Những yếu tố này giúp cải thiện sự liên hệ giữa các yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc (Khuong và cộng sự, 2019) trong hoàn cảnh nghiên cứu liên quan đến Việt Nam;

(2) Những yếu tố này thích hợp cho hoàn cảnh nghiên cứu ở một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia (Ismail và cộng sự, 2013), Indonesia (Hernawati và cộng sự, 2021), Singapore và Thái Lan (Wijayana & Gray, 2019).

Chính vì vậy, tác giả không xây dựng giả thuyết nghiên cứu với những biến này và sử dụng chúng để kiểm soát biến phụ thuộc Ngoài ra, kỹ thuật bootstraping sẽ được dùng xác lập ảnh hưởng của những yếu tố này đến biến phụ thuộc thông qua đánh giá ý nghĩa thống kê của chúng (Hà Nam Khánh Giao & Bùi Nhất Vương,2019) Thống kê lại, mô hình luận án được tác giả xây dựng thông qua việc tổng kết từ nền tảng lý thuyết cũng như những đề tài có liên kết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Qui trình nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án kết hợp hiệu quả giữa phương pháp nghiên cứu định tính (PPNCĐT) và phương pháp nghiên cứu định lượng (PPNCDT) để nâng cao giá trị của kết quả (Creswell & Hirose, 2019) Thứ nhất, PPNCĐT được thực hiện trước, giúp làm rõ mô hình nghiên cứu qua phỏng vấn và thảo luận nhóm chuyên gia (CG), đánh giá tính khả thi, các mối tương quan và điều chỉnh các thang đo cho phù hợp với Đông Nam Á Thứ hai, dựa trên PPNCĐT, luận án hiệu chỉnh lại mô hình và thang đo nếu cần thiết trước khi tiến hành PPNCDT.

Khi tiến hành xong PPNC định tính, kết quả thu được là mô hình luận án và thang đo chính thức Các thang đo của luận án này được tính toán từ số liệu thứ cấp theo BCTC mà DNNY đã công bố Kết quả thu được sẽ trải qua bước kiểm tra sơ bộ thông qua công cụ SPSS 26 Sau đó, phần mềm STATA 14 được dùng nhằm đánh giá mô hình, và xác lập đầy đủ, rõ ràng sự liên hệ giữa những yếu tố của mô hình luận án Các bước thực hiện chi tiết của qui trình nghiên cứu được khái quát ở Hình 3.1

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Các giai đoạn thực hiện trong qui trình luận án ở Hình 3.1 lần lượt như sau:

Bước 1: Lược khảo các đề tài đi trước Khoảng trống nghiên cứu  Mô hình luận án đề xuất Trong bước này, tác giả chú trọng việc tìm kiếm lý thuyết nền làm nền tảng đối với luận án.

Bước 2: Nghiên cứu định tính: Luận án xây dựng dàn bài thảo luận 

Phỏng vấn CG: nội hàm khái niệm, đo lường biến, sự tồn tại mối liên hệ giữa những khái niệm trong mô hình luận án  Mô hình luận án chính thức.

Tổng kết lý thuyết Quan sát thực tế

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu chính thức Thang đo chính thức

Làm sạch dữ liệu Thống kê mô tả

Bước 3: Nghiên cứu định lượng: Mô hình luận án chính thức Thu thập số liệu thứ cấp trên BCTC của những DNNY và các cơ sở dữ liệu Thomson Reuters – DataStream, Compustat Global Phân tích dữ liệu bằng SPSS 26 và Stata 14: Làm sạch, đánh giá các khuyết tật, ước lượng mô hình thích hợp, đánh giá những khác biệt…

Bước 4: Viết báo cáo (bàn luận + hàm ý): Kết quả kiểm định  Đối sánh với đề tài đi trước  Ý kiến thảo luận + Hàm ý chính sách.

Thiết kế nghiên cứu

PPNC hỗn hợp gắn kết được sử dụng trong đề tài này, theo đó, PPNC định lượng có vai trò chủ yếu và PPNC định tính là phụ Cụ thể, PPNC định tính giúp phát triển nhân tố mới đó là hai nhân tố trung gian (MĐCBTT và QTLN) Qua đó, luận án cũng sẽ xác nhận rằng có tồn tại hay không sự liên hệ giữa những biến của mô hình nghiên cứu đề xuất Thêm vào đó, PPNC định lượng giúp lượng hóa và kiểm định các mối tương quan trực tiếp giữa việc áp dụng IFRS, MĐCBTT và QTLN với HQHĐ Đồng thời, PPNC này giúp đo lường sự ảnh hưởng gián tiếp từ việc áp dụng IFRS đến HQHĐ thông qua vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN Như vậy, luận án xác lập được mức độ ảnh hưởng cũng như khuynh hướng ảnh hưởng của những yếu tố trung gian trong mô hình luận án Kết quả là, xác lập được biến nào có tác động mạnh hơn, thể hiện vị trí quan trọng hơn.

Luận án áp dụng PPNC hỗn hợp gắn kết vì một số nguyên nhân sau đây.

Trước tiên, PPNC hỗn hợp là PPNC có sự phối hợp theo các cấp độ khác nhau giữa định tính và định lượng để giải quyết vấn đề nghiên cứu (Creswell & Creswell, 2018) Lợi thế của PPNC này là có thể khắc phục được những nhược điểm khi chỉ vận dụng một phương pháp duy nhất là định tính hoặc định lượng (Doyle và cộng sự, 2009) Hơn nữa, việc tích hợp yếu tố định tính và định lượng vào trong một quy trình nghiên cứu có khả năng cải thiện giá trị cho kết quả đánh giá (Yin, 2006).

PPNC hỗn hợp đã được áp dụng từ lâu trong ngành khoa học xã hội (Creswell, 2008) và hiện đang được dùng khá phổ biến trong ngành kinh doanh (Creswell &

Trong nghiên cứu kế toán-kiểm toán, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Creswell, 2018; Grafton et al, 2011) kết hợp định lượng và định tính để mở rộng quan điểm, tạo cơ hội tích hợp các mô hình khác nhau, từ đó nâng cao hiểu biết về vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, luận án nhằm khám phá sự liên kết giữa áp dụng IFRS, HQHĐ, MĐCBTT và QTLN trong thực tiễn DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài ra, luận án cũng xác lập và kiểm định mô hình trung gian nhằm lượng hóa ảnh hưởng của áp dụng IFRS đến HQHĐ thông qua vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN Tại Đông Nam Á, mối quan hệ trung gian này là rất mới và gần như chưa được thực hiện, cho nên tác giả sử dụng PPNC hỗn hợp gắn kết để giải quyết khía cạnh còn hạn chế này Trong PPNC này, định tính được dùng hỗ trợ cho định lượng nhằm tận dụng điểm mạnh của cả hai phương pháp nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu (Johnson & Onwuegbuzie, 2004) Theo đó, định lượng có vị thế chủ đạo, định tính có thể được thực hiện theo cách thông thường (Johnson

Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính (PPDT) (Andaleeb & Onwuegbuzie, 2004) thông qua phỏng vấn bán cấu trúc BCH (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Ngoài ra, việc kết hợp PPDT định tính với PPDT định lượng cũng rất phổ biến (Leal và cộng sự, 2018) Luận án sử dụng PPDT định tính để khám phá cơ chế tác động phức tạp giữa áp dụng IFRS, MĐCBTT, QTLN và HQHĐ ở các DNNY Đông Nam Á Ở giai đoạn này, tác giả phỏng vấn sâu và đánh giá ý kiến chuyên gia (CG) để tìm hiểu cơ chế tác động, đồng thời định lượng mức độ phù hợp của mô hình với thực tiễn ở một số quốc gia Đông Nam Á Cụ thể, phỏng vấn CG giúp xác định các khái niệm và thang đo biến nghiên cứu, hiệu chỉnh mô hình cho phù hợp với địa điểm nghiên cứu, khẳng định mối liên kết giữa các yếu tố trong mô hình và kiểm định các giả thuyết ở giai đoạn định lượng Phần định lượng sử dụng số liệu thứ cấp để chứng minh sự phù hợp của mô hình và chấp nhận các giả thuyết đề xuất trong mô hình luận án.

Thứ ba, các công trình trước đây chủ yếu kiểm định những mô hình tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ ở các nước phát triển Do đó, tác giả dùng PPNC định lượng nhằm đánh giá mô hình nghiên cứu tại khu vực ASEAN – đa số thuộc nhóm đang phát triển Cụ thể, dữ liệu của luận án là số liệu thứ cấp trên BCTC của DNNY tại các quốc gia này PPNC định lượng với sự giúp đỡ từ những phần mềm thống kê sẽ giúp lượng hóa mối quan hệ của các biến trong mô hình nghiên cứu.

Các lý thuyết nền và kết luận đánh giá định lượng này sẽ giúp nâng cao nền tảng khoa học cho những kết luận và đề xuất của luận án.

Thiết kế nghiên cứu được thể hiện trong Hình 3.2, cụ thể:

Nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên mục tiêu luận án, câu hỏi nghiên cứu cũng như những công trình trước và lý thuyết nền có sự liên kết, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo nháp Bằng việc phân tích, lược khảo những công trình đi trước và dựa trên những lý thuyết nền, tác giả xác định được thang đo và mô hình nghiên cứu cơ bản ban đầu.

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả tiến hành nghiên cứu theo hai giai đoạn là định tính và định lượng Giai đoạn định tính tập trung phỏng vấn chuyên gia (CG) để hoàn thiện mô hình và điều chỉnh thang đo Dựa trên những kết quả từ giai đoạn định tính, tác giả chỉnh sửa thang đo và hoàn thiện mô hình cho luận án chính thức.

Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá lại mô hình thông qua số liệu thực tế Các bước đánh giá gồm thống kê mô tả, kiểm định đơn biến, kiểm định đa biến nhằm xem xét thang đo cũng như kiểm tra mô hình Ngoài ra, tác giả dùng kiểm địnhMedsem (ML-SEM) nhằm lượng hóa tác động của các biến trung gian.

Hình 3.2: Thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mô hình luận án đề xuất và thang đo nháp

Mô hình luận án hiệu chỉnh + thang đo hiệu chỉnh

Kết quả kiểm định mô hình - Các nghiên cứu trước liên quan

- Lý thuyết nền liên quan

Nghiên cứu lý thuyết Vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn CG - Chọn mẫu định tính

- Nguồn số liệu thứ cấp & Mẫu nghiên cứu - Mô hình thực nghiệm & Đo lường các biến - Công cụ & phương pháp phân tích:

+ SPSS 26: Làm sạch dữ liệu và phân tích đơn biến

+ STATA 14: Kiểm định mô hình Kiểm tra tính dừng

Kiểm tra khuyết tật mô hình Kiểm định SEM

Kiểm định sự khác biệt

Kết quả và bàn luận

Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Đề tài này kế thừa và vận dụng cách đo lường theo những công trình đi trước được xuất bản trên các tạp chí có độ uy tín cao Việc áp dụng các cách đo lường trước đây vào bối cảnh nghiên cứu cũng được xem xét cẩn thận để việc vận dụng có sự phù hợp nhất. Đo lường việc áp dụng IFRS

Thang đo áp dụng IFRS được những công trình trước đây xây dựng theo hai góc độ là biến nhị phân hoặc biến tỷ lệ Trong đó, đo lường IFRS theo biến nhị phân được dùng trong hầu hết các đề tài đối với ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS (Li và cộng sự, 2021; Miah, 2021; Wijayana & Gray, 2019) Ngược lại, đo lường IFRS theo biến tỷ lệ bằng cách tính toán số lượng chuẩn mực IFRS được sử dụng trên tổng số chuẩn mực IFRS hiện hành thì chỉ được số ít nghiên cứu vận dụng (Alnodel, 2016)

Luận án này hướng đến xác lập biến động của HQHĐ của DNNY ở một số quốc gia Đông Nam Á Theo đó, IFRS được tác giả đo lường theo biến nhị phân, với 0 (chưa áp dụng IFRS) và 1 (đã áp dụng IFRS). Đo lường HQHĐ

Thông thường, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp (HQHĐ DNNY) là một khái niệm trừu tượng, cũng như rất khó thống nhất trong quá trình đo lường (Nitzl và cộng sự, 2019) Dựa theo Andersen và cộng sự (2016), HQHĐ thường được đo theo hai cách phổ biến, đó là đo bằng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp Cụ thể hơn, Andrews và cộng sự (2006) cho rằng đo lường HQHĐ bằng số liệu thứ cấp được đánh giá cao vì nhiều lý do, đặc biệt là do biện pháp này không phụ thuộc vào các phán đoán và chủ yếu tập trung vào góc nhìn định lượng.

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các thước đo khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động hành chính (HQHĐ), chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Nghiên cứu của Khan và cộng sự (2022), Tobin's Q (Neel, 2017) và dòng tiền tự do (Richardson, 2006) là các chỉ số được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh (HQHĐ) Tobin's Q và ROA đều phù hợp để đo lường HQHĐ (Scherer & Ross, 1990) Tuy nhiên, Tobin's Q có hạn chế về tính độc lập khỏi yếu tố tâm lý (Shoaib & Siddiqui, 2022) và mô tả không chính xác khấu hao (Demsetz & Villalonga, 2001) Trong khi đó, ROA là thước đo chính xác HQHĐ, cung cấp thông tin về hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp (Shoaib & Siddiqui, 2022) Tuy nhiên, ROA có thể bị thao túng hoặc ảnh hưởng bởi thay đổi phương pháp kế toán (Dalton và cộng sự, 1999) Vì vậy, nhiều nghiên cứu đồng thời sử dụng ROA và Tobin's Q để đo lường HQHĐ.

Vì vậy, tác giả kết hợp đo lường HQHĐ theo ROA (lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản) và Tobin's Q (chênh lệch giá trị thị trường và giá trị sổ sách của DNNY) Tuy có nhiều cách đo lường ROA, nhưng việc đo lường ROA như trên giúp giảm thiểu sai lệch quy mô trong mẫu nghiên cứu (Shoaib & Siddiqui, 2022), vì luận án này đã dùng số liệu liên quan đến các ngành công nghiệp khác biệt, với các DNNY có quy mô không giống nhau. Đo lường MĐCBTT

Thước đo HQHĐ được áp dụng trong luận án này căn cứ vào dữ liệu thứ cấp tính toán từ BCTC, nên nhất quán với nó, MĐCBTT cũng dựa trên tính toán số liệu thứ cấp Do đó, luận án này đo lường MĐCBTT bằng thước đo trực tiếp về những thay đổi liên quan cụ thể đến BCTC Một số thước đo chủ yếu được những công trình trước sử dụng như mức độ phân tách của dữ liệu kế toán thông qua số lượng các mục không bỏ sót (S Chen và cộng sự, 2015; Li và cộng sự, 2021), sai số dự báo tuyệt đối (Hlel và cộng sự, 2020; Hlel & Nafti, 2019), chỉ số tổng hợp nhiều khía cạnh (Rouhou và cộng sự, 2021) và các thước đo điểm số được tính toán từ các chỉ tiêu trên BCTC (Aksu & Espahbodi, 2016; Bassemir & Novotny‐Farkas, 2018) Sự phân tách lớn hơn dẫn đến nhiều thông tin hơn và tốt hơn trong BCTC, qua đó, thể hiện MĐCBTT tốt hơn (Li và cộng sự, 2021) Do đó, luận án này đo lường MĐCBTT theo mức độ phân tách của dữ liệu kế toán thông qua số lượng các mục không bỏ sót Một số lý do cho việc sử dụng thang đo này như sau:

(1) Mức độ tốt của dữ liệu kế toán được truyền đạt thông qua thông tin tách biệt và nó nâng cao độ tin cậy của BCTC bằng cách cung cấp cho những người quản trị ít mức độ tự do hơn trong việc thao túng thông tin kế toán (S Chen và cộng sự, 2015).

(2) Mặc dù sử dụng các thang đo như lỗi dự báo tuyệt đối, chỉ số tổng hợp nhiều khía cạnh và điểm số mang lại những hiểu biết hữu ích, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi kinh tế khác đồng thời xảy ra xung quanh việc áp dụng IFRS (Li và cộng sự, 2021)

(3) Theo IFRS, DNNY được yêu cầu công bố nhiều dữ liệu tách biệt hơn trên BCTC hoặc trong phần chú thích

Theo đó, trong luận án này, tác giả dùng mức độ phân tách của dữ liệu kế toán thông qua số lượng các mục không bỏ sót theo mô hình của Li và cộng sự (2021) để đo lường MĐCBTT Cụ thể, MĐCBTT được định lượng theo mô hình (Li và cộng sự, 2021) như sau:

Nonmissing items: Số các khoản mục Cấp I không bị bỏ sót Total items: Tổng số khoản mục Cấp I

Tài khoản: Giá trị của các mục k Tổng tài sản: Tổng giá trị của các mục Cấp I k: Tổng số các mục Cấp I trong cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập.

Bảng cân đối kế toán được chia thành 7 nhóm chính gắn liền với 45 tài khoản con, bao gồm tài sản lưu động, tài sản cố định hữu hình, tài sản vô hình, đầu tư, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Trong đó, tài sản lưu động có 11 mục, tài sản cố định hữu hình có 11 mục, nợ ngắn hạn có 7 mục, nợ dài hạn có 4 mục và vốn chủ sở hữu có 12 mục Tương tự, Báo cáo thu nhập được chia thành 6 nhóm chính, bao gồm tổng doanh thu, tổng chi phí hoạt động, chi phí khấu hao và phân bổ, lãi vay và chi phí tài chính, thu nhập khác và thuế thu nhập Điểm Mức độ chi tiết báo cáo tài chính (MĐCBTT) của cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập đều được tính bằng cách đánh giá tỷ lệ tài khoản con được sử dụng, có giá trị từ 0 đến 1, với điểm số cao hơn biểu thị MĐCBTT cao hơn.

Cuối cùng, tác giả chia tổng điểm số MĐCBTT theo Bảng cân đối kế toán vàBáo cáo thu nhập cho 2 nhằm xác lập điểm số MĐCBTT (từ 0 đến 1) Luận án đã phân biệt hai tình huống có thể dẫn đến một mục bị thiếu trong tệp Compustat: (1)DNNY có một khoản mục (nhưng không báo cáo nó) và cơ sở dữ liệu Compustat mã hóa nó là thiếu; (2) DNNY không có một khoản mục và Compustat mã hóa nó là thiếu Để giảm thiểu các lỗi trên, cách tiếp cận dựa vào tính năng lồng ghép nhau (tức là tổng số tiền khoản mục con phải bằng số tiền khoản mục lớn) là một cơ chế sàng lọc của S Chen và cộng sự (2015) và Li và cộng sự (2021) Luận án đã sử dụng các cơ chế sàng lọc trên để giảm thiểu lỗi mã hóa một khoản mục bị thiếu trong khi thực tế là nó không bị thiếu (do nó có giá trị bằng 0) Minh họa cho kết quả về việc đo lường biến MĐCBTT được thể hiện trong Phụ lục 10. Đo lường QTLN

Những đề tài đi trước thường đo lường QTLN theo khoản DTTY (Chi, 2009;

Khuong và cộng sự, 2019; Wijayana & Gray, 2019) hoặc thu nhập trước các khoản bất thường trong năm Phương pháp được dùng một cách thông dụng để ước tính QTLN là mô hình Jones đã hiệu chỉnh theo Kothari và cộng sự (2005) nhằm kiểm soát những rủi ro thay đổi phương sai và sai số xác định (Dong và cộng sự, 2020;

Thiết kế nghiên cứu định tính

3.4.1 Quy trình nghiên cứu định tính

Trong phương pháp tiếp cận định tính, có hai cách thức phổ biến: lý thuyết cơ sở và nghiên cứu tình huống Nghiên cứu tình huống được áp dụng khi lý thuyết và nghiên cứu vẫn còn trong giai đoạn sơ khai Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của IFRS đối với hiệu quả hoạt động, nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét vai trò trung gian của mức độ chịu trách nhiệm báo cáo tài chính và chất lượng lợi nhuận Do đó, tác giả sử dụng nghiên cứu tình huống để tiến hành phỏng vấn sâu các thành viên cao cấp trong công ty, nhằm tìm hiểu vai trò trung gian này.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), có hai phương thức thu thập số liệu đối với nghiên cứu tình huống là đa và đơn tình huống Nghiên cứu đơn tình huống khi tình huống là một trường hợp đặc thù, cực đoan hoặc bất thường, khá thông dụng hoặc theo chiều dọc (Perano và cộng sự, 2021; Yin, 2018) Trong khi đó, dữ liệu đa tình huống giúp tác giả có thêm nhiều quan điểm trong xây dựng lý thuyết từ các dữ liệu đã thu thập (Nguyễn Đình Thọ, 2013) và phương pháp này giúp hạn chế sự thiên vị trong quan sát (Xu và cộng sự, 2003) Chính vì thế, trong công trình này, luận án xây dựng lý thuyết từ dữ liệu đa tình huống.

Tóm lại, để xác nhận sự hiện hữu mối tương quan giữa những yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất, luận án dùng cách thức phỏng vấn CG Qui trình tiến hành nghiên cứu định tính được trình bày chi tiết ở Hình 3.3.

Hình 3.3: Qui trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.4.2 Mục tiêu nghiên cứu định tính

Căn cứ vào kết quả lược khảo những công trình đi trước cũng như lý thuyết nền có liên quan, luận án xác lập mô hình nghiên cứu dự kiến với biến độc lập là việc áp dụng IFRS, các biến trung gian là MĐCBTT và QTLN, biến phụ thuộc là HQHĐ của DNNY và những yếu tố kiểm soát bao gồm cấu trúc vốn, qui mô, tính hữu hình, tăng trưởng, tỷ lệ thanh toán hiện hành và sự khác biệt giữa các quốc gia.

Phỏng vấn CG sẽ giúp tác giả đánh giá lại các khái niệm, sự liên hệ giữa những yếu Mục tiêu nghiên cứu định tính

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Đối tượng, cỡ mẫu, phạm vi nghiên cứu

Cách thực hiện: trao đổi trực tiếp

Công cụ thu thập số liệu

Dàn bài trao đổi (Bảng hỏi bán cấu trúc) Tổng hợp, phân tích số liệu

Phân loại, thống kê dữ liệu Kết quả nghiên cứu định tính

Mô tả và kết luận tố cũng như thang đo của những yếu tố nghiên cứu Hơn nữa, bước nghiên cứu định tính nhằm làm rõ vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN đối với mối quan hệ giữa áp dụng IFRS và HQHĐ Sau cùng, tác giả xác lập được mô hình chính thức của luận án.

Khi thực hiện PPNC định tính, luận án dùng những cuộc phỏng vấn trực tiếp cũng như riêng biệt với mỗi CG vì các nguyên nhân sau đây Thứ nhất, phỏng vấn cá nhân tiết kiệm chi phí hơn so với thảo thuận nhóm tập trung (Adams & Cox, 2008) Khi có sự giới hạn về nguồn lực, phỏng vấn cá nhân là phù hợp Thứ hai, những cuộc phỏng vấn trực tiếp cũng như riêng biệt được phân tích và đánh giá là khả thi hơn một nhóm tập trung (Krueger, 2014) Với sự giới hạn nguồn lực, phỏng vấn cá nhân là có thể tiếp cận được Do đó, phương pháp phỏng vấn trực tiếp và riêng biệt với mỗi CG được tác giả tiến hành trong đề tài này.

Các tiêu chí chọn đối tượng phỏng vấn là CG phải chuyên môn hóa về kiến thức và đặc biệt am hiểu một cách sâu sắc về kế toán tài chính, cụ thể là:

(1) Thâm niên công tác (dự kiến trên 10 năm);

(2) Trình độ chuyên môn (giảng viên dự kiến tiến sĩ hoặc đang là nghiên cứu sinh trở lên, CG thực tiễn dự kiến cử nhân trở lên);

(3) Đảm bảo độ am hiểu về vấn đề nghiên cứu (giảng viên dự kiến giảng dạy chuyên ngành hoặc có công trình thuộc về kế toán tài chính, nhất là đã có các công bố liên quan; CG thực tiễn là kế toán trưởng hay nhà quản lý ở DNNY ở Việt Nam và nhất là các kiểm toán viên)

Tiêu chí có tính trọng yếu nhất là mức độ am hiểu chuyên sâu đối với kế toán tài chính và nhất là việc thực thi áp dụng IFRS Sự am hiểu về vấn đề này sẽ giúpCG nhận định chính xác hơn về ảnh hưởng của nó một cách trực tiếp cũng như gián tiếp đến HQHĐ và các nội dung phỏng vấn khác Hơn nữa, tác giả dự kiến lựa chọn các CG thực tiễn ở các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, qui mô, lĩnh vực hoạt động Điều này góp phần đảm bảo tính tích hợp và khái quát hóa của mô hình luận án cũng như thang đo của những khái niệm cho tất cả các loại hình và lĩnh vực hoạt động Do đó, phát hiện thu được ở giai đoạn phỏng vấn sẽ mang tính tổng quát hơn.

3.4.4 Cỡ mẫu và phạm vi nghiên cứu

Công trình này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để lựa chọn đối tượng phỏng vấn Cụ thể, phương pháp thuận tiện kết hợp linh hoạt với phương pháp phán đoán được sử dụng, tức là chọn ngẫu nhiên theo tiêu chí.

(1) Có thể tiếp cận được;

(2) Tự phán đoán là phù hợp, để mời tham gia phỏng vấn (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Mặc dù có những hạn chế, phương pháp này cho phép lấy mẫu nhanh chóng và cho thấy góc nhìn đầy đủ hơn về sự phong phú và đa dạng của tổng thể (Speak và cộng sự, 2018) Việc thiếu tính ngẫu nhiên có thể được cải thiện dựa trên việc thay thế các phép xác định cá nhân bằng những tiêu chuẩn lựa chọn nghiêm ngặt (Michalcová và cộng sự, 2011) Cụ thể, tiêu chí kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế từ cá nhân tham gia phần nào giúp gia tăng tính đại diện của mẫu được lựa chọn

Tác giả đang là giảng viên tại một trường đại học với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy đối với lĩnh vực kế toán tài chính Ngoài giảng dạy chuyên môn, tác giả tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chứng chỉ kế toán trưởng doanh nghiệp một cách thường xuyên Chính vì vậy, tác giả có thể tiếp xúc một cách trực tiếp và đặc biệt là trao đổi một cách cởi mở với nhiều trưởng phòng kế toán, kế toán tổng hợp cũng như những người quản lý tài chính Về nghiên cứu học thuật, nghiên cứu về kế toán tài chính là hướng nghiên cứu mà tác giả theo đuổi và đã có công trình xuất bản trong những kỷ yếu hội thảo khoa học, tạp chí uy tín trong nước và quốc tế Kinh nghiệm thu được từ quá trình này sẽ hỗ trợ tác giả tích lũy được các hiểu biết nền tảng và cần thiết một cách toàn diện nhất về lĩnh vực kế toán tài chính. Điều này phần nào đó giúp cải thiện khả năng phán đoán của tác giả trong việc chọnCG để có được tính đại diện đảm bảo sự tin cậy hơn cho mẫu.

Việc phỏng vấn CG có điểm dừng khi thông tin mà cuộc phỏng vấn thu được không có thêm sự khác biệt (Silverman, 2015), tức là không có thêm yếu tố mới.

Số lượng mẫu đạt ngưỡng bão hòa phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu Một số khuyến nghị dựa trên các cân nhắc về phương pháp luận và kinh nghiệm bao gồm:- Smith và cộng sự (2009): Cỡ mẫu không quá 10 đối với nghiên cứu định tính.- Xu và cộng sự (2003): Cỡ mẫu không quá 20.- Boddy (2016), Marshall và cộng sự (2013): Cỡ mẫu không quá 30.- Bernard (2013): Cỡ mẫu lên đến 50-60.

Ritchie và cộng sự, 2014) Trái lại, một số công trình không đưa ra cỡ mẫu định tính cụ thể (Onwuegbuzie & Leech, 2007)

Tuy nhiên, cần phải xác định và chọn lựa cỡ mẫu tại điểm bão hòa, sau đó,chọn thêm một mẫu nhằm khẳng định một cách chính xác điểm bảo hòa và dừng lại(Nguyễn Đình Thọ, 2013) Hơn nữa, theo Guest và cộng sự (2006), cỡ mẫu từ 6 đến12 người là thích hợp cho bối cảnh các cuộc phỏng vấn chuyên sâu Do đó, tác giả chọn lựa cỡ mẫu là 8 CG để phỏng vấn Khoảng thời gian phỏng vấn CG gồm 2 đợt,đợt 1 tháng 07/2022 - 09/2022 và đợt 2 tháng 5/2023 Trong đó, các CG được chia thành 2 nhóm, bao gồm một nhóm đánh giá về những thang đo sử dụng để lượng hóa những yếu tố của mô hình luận án (bao gồm 7/8 CG) và một nhóm đánh giá đối với những mối quan hệ trung gian giữa những yếu tố của mô hình luận án đề xuất(bao gồm 7/8 CG) Điểm bảo hòa của cả 2 nhóm CG này đều là 7, bởi vì tác giả nhận thấy có sự bão hoà về thông tin thu nhận nếu tiếp tục thực hiện phỏng vấn thêm các CG khác Cụ thể, nhà nghiên cứu sẽ ngừng thực hiện phỏng vấn và xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính khi không thu nhận được thêm những số liệu mới (Saunders và cộng sự, 2018) Việc này cũng thích hợp với quan điểm không có kích thước mẫu nào được mặc định phổ biến cho các nghiên cứu định tính vì kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào mục đích, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu, cũng như mức độ phong phú và chất lượng của thông tin thu thập (Boddy, 2016; Elo và cộng sự, 2014) Do đó, cỡ mẫu với 7 CG được đánh giá là phù hợp cho mỗi nhóm

3.4.5 Công cụ thu thập số liệu

Thiết kế nghiên cứu định lượng

3.5.1 Quy trình nghiên cứu định lượng

Khi tiến hành PPNC định lượng, luận án dùng kết hợp một cách linh hoạt những kỹ thuật phân tích phù hợp nhằm đánh giá mô hình luận án bằng dữ liệu thực tiễn Qua đó, tác giả sẽ thu được phản hồi xác đáng cho các câu hỏi nghiên cứu cũng như thỏa mãn được những mục tiêu đã đặt ra trong luận án Quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng được thể hiện chi tiết ở Hình 3.4.

3.5.2 Mục tiêu nghiên cứu định lượng

Luận án tập trung xem xét vai trò trung gian của MĐCBTT và QTLN đến mối tương quan giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ của DNNY Theo đó, tác giả sử dụng PPNC định lượng nhằm lượng hóa, phân tích tác động trung gian cũng như đánh giá mối quan hệ của những yếu tố trong mô hình chính thức.

Hình 3.4: Quy trình nghiên cứu định lượng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.5.3 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng và phương pháp thu thập số liệu

3.5.3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng

Quy trình chọn mẫu bao gồm năm bước theo khuyến nghị của Nguyễn Đình Thọ (2013):

Bước 1: Xác định đám đông nghiên cứu (qui mô của đám đông mà tác giả có khả năng thu thập được để tiến hành luận án).

Đám đông nghiên cứu của luận án bao gồm các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại một số quốc gia Đông Nam Á, tập trung vào việc phân tích hiệu quả của các doanh nghiệp này.

Bước 2: Xác định khung mẫu (danh sách liệt kê số liệu cơ bản của đám đông nhằm tiến hành việc chọn mẫu).

Khung mẫu của luận án là tập hợp các DNNY trên sàn chứng khoán một số quốc gia Đông Nam Á Tuy nhiên, tác giả lựa chọn số liệu công bố của DNNY có thể tiếp cận được để thu thập số liệu với tỷ lệ lựa chọn hợp lý Cụ thể, tác giả lựa

Mục tiêu nghiên cứu định lượng

Phươn g pháp nghiên cứu định lượng Đối tượng, cỡ mẫu, phạm vi nghiên cứu

Cách thực hiện: dữ liệu thứ cấp

Công cụ thu thập dữ liệu

BCTC của các doanh nghiệp được tổng hợp từ các chuyên trang cung cấp dữ liệu Phân tích số liệu

Kết quả nghiên cứu và bàn luận chọn các nước này theo tỷ lệ đóng góp GDP của mỗi nước vào GDP chung của ASEAN trong giai đoạn 2017-2021 theo số liệu thống kê tại https://data.aseanstats.org/ Cụ thể hơn, tác giả xác định cỡ mẫu cho một số quốc gia Đông Nam Á dựa trên: (1) Các nghiên cứu gần đây về IFRS ở khu vực ASEAN, ví dụ: Fuad và cộng sự (2022), Setiawan và cộng sự (2020), Siregar và cộng sự (2018); (2) Tỷ trọng GDP của từng quốc gia so với tổng GDP của khu vực Đông Nam Á; và (3) tác giả không lựa chọn bốn quốc gia bao gồm Lào, Myanmar, Brunei Darussalam và Campuchia, vì theo Kurniawan và Rokhim (2023) hiện thiếu dữ liệu cần thiết về các DNNY trên sàn chứng khoán Lào và Myanmar, trong khi không có DNNY nào trên sàn chứng khoán Brunei Darussalam và Campuchia có trong cơ sở dữ liệu Refinitiv Eikon hay Thomson Reuters - DataStream.

Giai đoạn 2017-2021 được chọn xuất phát từ các lý do cụ thể: (1) Các tác động đáng chú ý của IFRS lên chỉ số tài chính của DNNY từ năm 2017-2020 (đặc biệt là IFRS 9, IFRS 15 và IFRS 16) đã được Liutkevičiūtė và cộng sự (2021) chỉ ra; (2) Chính sách thương mại tự do của ASEAN trong giai đoạn 2017-2021 đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, thể hiện qua sự gia tăng thương mại giữa các nước thành viên, đóng góp vào năng suất và hiệu quả trong chuỗi cung ứng quốc tế (Saefurrahman và Preticia, 2023); (3) Số liệu về hoạt động kinh doanh của DNNY trong khu vực ASEAN ở giai đoạn này gần như đầy đủ (Sabrina và Rulindo, 2023).

Bước 3: Xác lập kích cỡ mẫu

Xác định kích thước mẫu phù hợp là một vấn đề phức tạp, tùy thuộc vào độ tin cậy và phương pháp xử lý dữ liệu Mặc dù kích thước mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao, nhưng đồng thời chi phí cũng tăng lên Do đó, cần cân nhắc giữa độ tin cậy và chi phí để xác định kích thước mẫu phù hợp cho nghiên cứu của mình.

Có một số ý kiến khác biệt về cỡ mẫu của PPNC định lượng Theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng (2008) cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành cho đánh giá yếu tố với số lượng quan sát phải gấp 5 lần số lượng các yếu tố trở lên.

Ngoài ra, kích thước mẫu nhỏ nhất phải bằng 10 lần số lượng quan sát nhiều nhất được đo lường cho một yếu tố, hay bằng 10 lần số lượng đường dẫn nhiều nhất tác động đến một yếu tố của mô hình nghiên cứu (Hair Jr và cộng sự, 2017)

Theo đó, mô hình của công trình này có 5 đường dẫn ảnh hưởng (trực tiếp cũng như gián tiếp) đối với HQHĐ của DNNY Theo đó, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 50.

Tuy nhiên, kích thước mẫu cần thiết chủ yếu căn cứ vào cách thức phân tích của đề tài (Hà Nam Khánh Giao & Bùi Nhất Vương, 2019) Công trình này dùng các cách thức ước lượng cần thiết để kiểm định số liệu bảng Hiện chưa có qui chuẩn về cỡ mẫu tối thiểu cho dữ liệu bảng (Guermazi, 2020) Do đó, phù hợp với quan điểm cỡ mẫu càng lớn càng tốt, tác giả xác định cỡ mẫu là 1.000 DNNY ở một số quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2017-2021 Tỷ lệ lựa chọn mẫu của các quốc gia cụ thể trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tỷ lệ chọn mẫu các quốc gia Đông Nam Á

Quốc gia Tổng GDP (2017-2021) ĐVT: triệu USD

(Nguồn: tác giả tự tính toán) Bước 4: Xác định phương pháp chọn mẫu

Dựa theo mục tiêu nghiên cứu, các giới hạn cũng như tính tổng quát hóa của kết quả luận án, cách thức lấy mẫu thuận tiện kèm theo các tiêu chuẩn chọn lọc nghiêm ngặt được tác giả dùng cho luận án Cách thức này được dùng vì một số dữ liệu của biến MĐCBTT phải thu thập bằng tay nên nếu số liệu của DNNY nào không đầy đủ để có thể tính toán thì bắt buộc phải loại bỏ và thay thế bằng DNNY khác Mặc dù có những hạn chế, phương pháp này cho phép lấy mẫu nhanh chóng và cung cấp góc nhìn trọn vẹn hơn về sự phong phú và đa dạng của tổng thể (Speak và cộng sự, 2018) Sự thiếu ngẫu nhiên có khả năng được tăng cường bằng cách lấy mẫu phân tầng chặt chẽ, thay thế các phép xác định cá nhân bằng các tiêu chí nghiêm ngặt được tường thuật và lặp lại (Michalcová và cộng sự, 2011)

Chính vì vậy, dựa trên số lượng mẫu phân bổ cho từng quốc gia, tác giả căn cứ vào tỷ lệ DNNY theo các ngành nghề (phân loại của Global Industry Classification Standard - GICS) để chọn mẫu DNNY trong từng quốc gia Theo đó, tác giả tính

“tỷ lệ DNNY theo từng ngành nghề/tổng số DNNY” trong mỗi quốc gia để xác định cỡ mẫu cho từng ngành nghề Cụ thể như sau:

Bảng 3.4 Tỷ lệ chọn mẫu theo ngành nghề

Hàng tiêu dùng thiết yếu

(Nguồn: tác giả tự tính toán)

Bước 5: Tiến hành chọn mẫu Kích thước mẫu cuối cùng được chọn là 1.000 DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2017-2021 (với 5.000 quan sát).

3.5.3.2 Cách thức lấy dữ liệu

Luận án dùng các số liệu thứ cấp trên BCTC của DNNY được tổng hợp từ các chuyên trang cung cấp dữ liệu Theo đó, số liệu đối với DNNY tại Việt Nam được lấy từ website của những Sở giao dịch chứng khoán gồm HOSE, HNX và UpCom; số liệu của một số quốc gia Đông Nam Á được thống kê từ trang web cung cấp dữ liệu tổng hợp https://vn.investing.com/ và trang web của Sở giao dịch chứng khoán tại những nước này Trong đó:

- Số liệu để tính toán MĐCBTT được hỗ trợ lấy từ Compustat Global.

- Dữ liệu về HQHĐ và một số biến kiểm soát được hỗ trợ lấy từ Thomson Reuters - DataStream.

- Số liệu về QTLN được lượng hóa từ số liệu công bố trên BCTC của DNNY.

Dữ liệu áp dụng IFRS trong nghiên cứu này được mã hóa theo tiêu chí doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS hay không Thông tin này thu thập từ phần Cơ sở trình bày tại Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam hoặc mục Notes to the Financial Statements đối với các quốc gia khác Bên cạnh đó, các thông tin này được đối chiếu với mốc thời gian các nước ASEAN bắt đầu áp dụng IFRS do IFRS Foundation (2023) công bố Dữ liệu được lấy từ cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - DataStream.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa trên những tiêu chí lựa chọn CG đã được thể hiện ở Chương 3 và năng lực tiếp cận của tác giả, 8 CG đã được tiếp cận Tác giả đã thực hiện những cuộc phỏng vấn CG với hai hình thức là gặp mặt phỏng vấn trực tiếp (5 CG); gửi email nhờ CG trả lời và kết hợp phỏng vấn qua cuộc gọi zalo (3 CG) (chi tiết ở Phụ lục 6) Thêm vào đó, để tạo sự thuận lợi và thoải mái cho CG trong suốt tiến trình trao đổi, tác giả đã phân tách 2 nhóm CG, bao gồm một nhóm đánh giá về những thang đo sử dụng nhằm lượng hóa những yếu tố của mô hình luận án (bao gồm 7/8 CG) và một nhóm đánh giá đối với những mối quan hệ trung gian giữa những yếu tố của mô hình luận án đề xuất (bao gồm 7/8 CG) Do đó, có 6 CG đánh giá được toàn bộ nội dung BCH phỏng vấn Điểm bảo hòa đối với mỗi nhóm đều là 7 CG.

4.1.1 Đánh giá sự thích hợp của thang đo các biến nghiên cứu

Tác giả đã thảo luận với 7 CG trong danh sách 8 CG ở Phụ lục 6, để đánh giá sự thích hợp của thang đo những yếu tố nghiên cứu trong bối cảnh một số quốc gia Đông Nam Á Căn cứ theo các nội dung thảo luận với CG, luận án đúc kết lại một số nội dung sau (chi tiết xem Phụ lục 7):

Kết quả thảo luận về cách đo lường biến HQHĐ Đối với thang đo này, có 7/7 CG đồng ý với cách đo lường căn cứ vào những công trình trước đây trên thế giới là theo ROA (Miah, 2021) và theo Tobin’s Q (Neel, 2017)

CG số 6 cho rằng “…cách đo lường này không những phản ánh được phương diện số liệu kế toán của HQHĐ mà nó còn kết hợp với phương diện giá trị thị trường của nó”

Hơn nữa, theo CG số 3 “…việc đo lường theo cách này phù hợp để đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ của DNNY”

Bên cạnh đó, CG số 4 gợi ý thêm rằng “Để bao quát khía cạnh tài chính về số liệu kế toán của HQHĐ thì nên sử dụng thêm thang đo ROE…”

Dựa trên ý kiến này, luận án đã xem xét và bổ sung thang đo ROE cho biến HQHĐ vì các lý do sau:

(1) Thang đo này được một số công trình gần đây sử dụng nhằm lượng hóa tác động của IFRS (Imran và cộng sự, 2021; Khan và cộng sự, 2022) Cụ thể, ROE bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu Theo các CG, cách tính này giúp giảm thiểu sai lệch vì luận án sử dụng dữ liệu liên quan đến nhiều DNNY có ngành nghề đa dạng và thích hợp với bối cảnh lấy dữ liệu từ Việt Nam;

(2) ROE là tốt hơn ROA trong trường hợp DNNY vay nhiều nợ hơn (Li và cộng sự, 2018) nhất là ở những khu vực đang phát triển như khu vực ASEAN.

Kết quả thảo luận về cách đo lường biến IFRS

Trong đợt thảo luận 1, tất cả 7/7 CG đều đồng ý cách đo lường theo thang đo 3 mức (0: chưa áp dụng IFRS, 1: áp dụng IFRS một phần và 2: áp dụng IFRS hoàn chỉnh) kế thừa từ những công trình trước đây trên toàn cầu (ví dụ: Alon và Dwyer (2014), Komalasari (2017), Ramanna và Sletten (2014))

Tuy nhiên, việc xác định rõ ràng mức độ áp dụng IFRS đối với từng BCTC của DNNY là rất khó khăn Vì vậy, tác giả đã điều chỉnh trong đợt thảo luận 2: áp dụng IFRS theo thang đo nhị phân với 0: chưa áp dụng IFRS và 1: đã áp dụng IFRS (theo Li và cộng sự, 2021; Miah, 2021; Wijayana &)

Gray, 2019) Cả 100% CG đều đồng ý cách đo lường này

Theo CG số 6 “Bản thân công tác trong một DNNY, tôi hoàn toàn đồng ý với thang đo lần này Thật sự thang đo này phản ánh đúng bản chất của sự việc là có hay không áp dụng IFRS, để từ đó xác định các lợi ích về sau…”

Thêm vào đó, CG số 4 cho rằng “Việc áp dụng thang đo nhị phân là khá phổ biến trong các nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu lựa chọn ra quyết định Do đó, thang đo này là phù hợp với quyết định của các DNNY tại các quốc gia được cho phép áp dụng IFRS tự nguyện, tức là họ được lựa chọn có hoặc không áp dụng IFRS”

Như vậy, tác giả giữ nguyên cách đo lường việc áp dụng IFRS theo thang đo nhị phân.

Kết quả thảo luận về cách đo lường biến MĐCBTT Đối với thang đo này, 100% CG đều đồng ý cách đo lường theo mức độ phân tách của dữ liệu kế toán thông qua số lượng các mục không bỏ sót theo mô hình của Li và cộng sự (2021)

CG số 8 cho rằng “Đo lường MĐCBTT theo các khoản mục không bỏ sót dựa trên công thức này là hoàn toàn phù hợp với quan điểm khi tuân thủ áp dụng IFRS.

Rõ ràng là, DNNY càng ít bỏ sót khoản mục được yêu cầu công bố thì người sử dụng BCTC càng đánh giá cao MĐCBTT của nó…”

Thêm vào đó, CG số 3 lưu ý rằng “…cách đo lường này dựa trên IFRS, do đó, đối với BCTC của các nước chưa áp dụng (Indonesia và Việt Nam) cần phải có sự ánh xạ các khoản mục tương tự từ IFRS sang….”

Mặc dù đây là một nhiệm vụ phức tạp, nhưng tác giả hoàn toàn nhất trí với đánh giá của CG số 3 và đã tiến hành thực hiện đối với một số ít DNNY không tìm thấy dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - DataStream và Compustat Global.

Như vậy, tác giả giữ nguyên cách đo lường MĐCBTT theo thang đo đã đề xuất sau khi thảo luận với CG.

Kết quả thảo luận về cách đo lường biến QTLN Đối với thang đo biến QTLN, toàn bộ CG đều đồng ý việc ước tính QTLN theo mô hình Jones đã hiệu chỉnh theo Kothari và cộng sự (2005) Đối với góc độ lý thuyết, CG số 4 cho rằng “…Đo lường như thế này là phù hợp với đại đa số các nghiên cứu về QTLN và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mặc dù có rất nhiều cách đo QTLN đã và đang được áp dụng, nhưng mô hình Jones đã sửa đổi vẫn thể hiện được tầm quan trọng của nó đối với các nghiên cứu chuyên sâu và QTLN”

Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.1 Tổng quan mẫu dữ liệu nghiên cứu

4.2.1.1 Tổng quan về các doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu

Mẫu cuối cùng của luận án này là một tập dữ liệu bảng gồm 1.000 DNNY tại Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam với khoảng thời gian 2017 – 2021 (với 5.000 quan sát năm-DNNY)

Tỷ lệ DNNY thu thập được theo từng quốc gia, ngành nghề không hoàn toàn đáp ứng đúng định mức đặt ra, nhưng phần nào đại diện một cách toàn vẹn cho tổng thể những quốc gia Đông Nam Á (theo GDP) cũng như phân loại ngành nghề (theo GICS)

Số lượng các DNNY trong mẫu nghiên cứu chi tiết theo ngành và quốc gia được thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Phân loại mẫu nghiên cứu theo ngành

Thái Lan Indonesia Singapore Malaysia Philippines Vietnam Tổng

SL % SL % SL % SL % SL % S

Hàng tiêu dùng thiết yếu

Thái Lan Indonesia Singapore Malaysia Philippines Vietnam Tổng

SL % SL % SL % SL % SL % S

(Nguồn: tác giả tự tính toán)

Nếu xét theo quốc gia thì mẫu nghiên cứu có tỷ lệ DNNY tại Thái Lan là 17,1%, Indonesia là 36,9%, Singapore là 12,5%, Malaysia là 11,9%, Phillipines là 12,4% và Việt Nam là 9,2% Do BCTC của vài DNNY bị khuyết một số chỉ tiêu, nên tập số liệu bảng của công trình này là không cân bằng.

Các DNNY được thu thập dữ liệu rất đa dạng về ngành nghề, vì thế có thể đại diện cho những hoạt động kinh tế ở một số quốc gia Đông Nam Á Theo đó, các ngành công nghiệp có tỷ lệ nhiều nhất 16,8%, tiếp đến là hàng tiêu dùng thiết yếu (15,1%), bất động sản (13,8%), hàng tiêu dùng (11,2%), nguyên vật liệu (11%) và các ngành nghề còn lại đều dưới 10%.

4.2.1.3 Thống kê mô tả các biến

Nội dung thống kê mô tả những yếu tố của mô hình nghiên cứu theo bộ số liệu bảng được thể hiện ở Bảng 4.4 Trong giai đoạn 2017-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xét theo ROA, ROE thì một số DNNY có HQHĐ kém do thua lỗ, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tiện ích Trái ngược lại, một số DNNY thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lại có kết quả ROA, ROE khá cao Kết quả mô tả về Tobin’s Q cũng nhất quán với điều này.

Thống kê mô tả biến IFRS chỉ ra việc áp dụng IFRS không đồng đều ở một số quốc gia Đông Nam Á Cụ thể, tính đến năm 2023, các nước như Thái Lan,

Singapore, Malaysia và Philippines đã áp dụng IFRS hoặc CMKT tương đương của quốc gia, trong khi đó, Việt Nam và Indonesia gần như chưa áp dụng.

Về MĐCBTT, biến DQ được tính toán từ trung bình cộng của MĐCBBT trên BCĐKT và BCTN (BCKQKD) biến động từ 0,7208 đến 0,9569 chỉ ra mức độ này không đồng đều trong mẫu Thống kê thêm cho thấy phần lớn các DNNY thuộc nhóm chưa áp dụng IFRS có MĐCBTT kém hơn nhóm đã áp dụng Điều này góp phần chỉ ra sự liên hệ giữa chúng, mặc dù vậy cần có những phân tích sâu thêm để kết luận chính xác (Xem Phần E Phụ Lục 11).

Bảng 4.4 Thống kê mô tả mẫu dữ liệu

Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả phân tích Stata 14, năm 2023

Về QTLN, biến DA có biến động từ -0,4946 đến 0,3526, với độ lệch chuẩn 0,0513 Điều này cũng chỉ ra rằng mức độ không đồng nhất giữa những DNNY về QTLN, đặc biệt theo phân tích thêm có sự khác nhau khá lớn giữa nhóm đã áp dụng IFRS và nhóm chưa áp dụng (Xem Phần E Phụ Lục 11).

Biến LEV có giá trị tối đa là 0,9761, và bé nhất là 0,0043, với độ lệch chuẩn là0,191 Cơ cấu vốn của DNNY có sự tác động rất lớn đối với HQHĐ của nó, do đó,với mức độ biến thiên lớn của biến LEV trong nghiên cứu này, phần nào sẽ mang lại góc nhìn rõ nét hơn về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với HQHĐ của DNNY ở một số quốc gia Đông Nam Á

Tương tự, các biến SIZE, GROW, TAN và CR cũng có khoảng biến thiên lớn theo Bảng 4.4 Điều này góp phần mang lại góc nhìn rõ nét hơn đối với ảnh hưởng của các biến này đến HQHĐ của DNNY tại Đông Nam Á

Cuối cùng, biến động của biến COUNTRY trong Bảng 4.4 cho thấy GDP bình quân trên người giữa những quốc gia của mẫu nghiên cứu có sự khác nhau khá lớn.

Tuy nhiên, phân tích thêm cho thấy rằng chênh lệch trên đã có khuynh hướng thu hẹp lại trong những năm về sau

Kết quả thống kê chi tiết về bức tranh áp dụng IFRS ở từng quốc gia Đông Nam Á được trình bày ở Phần A, B và C Phụ lục 11

4.2.1.3 Kiểm tra tính dừng của bộ dữ liệu bảng

Trước khi tiến hành ước lượng hồi quy, tính dừng của chuỗi số liệu bảng được kiểm tra bằng kiểm định Augmented Dickey–Fuller trong giai đoạn 2017 – 2021.

Kết quả kiểm định tính dừng cho biến phụ thuộc (ROA, ROE và TOBINQ) như sau (Chi tiết xem Phần F Phụ lục 11):

Bảng 4.5 Kiểm tra tính dừng

Biến Z(t) Giá trị nội suy Dickey-Fuller

Giá trị p gần đúng của MacKinnon cho Z(t) = 0,0000 Số quan sát: 5.000

Nguồn: Kết quả phân tích Stata 14, năm 2023

Theo Bảng 4.5, giá trị tuyệt đối của Z(t) của 3 biến ROA, ROE và TOBINQ đều cao hơn nhiều so với trị tuyệt đối của giá trị nội suy Dickey-Fuller ở cả 3 mức1%, 5% và 10% Vì thế, có thể kết luận chuỗi dữ liệu của 3 biến ROA, ROE và

TOBINQ đã dừng Kết quả là, bộ số liệu bảng của công trình này đủ điều kiện để thực hiện các ước lượng hồi qui.

4.2.2 Kiểm tra khuyết tật của mô hình

Bảng 4.6 Ma trận tương quan và hệ số phóng đại phương sai

ROA ROE TOBINQ IFRS DQ DA LEV SIZE GROW TAN CR

Nguồn: Kết quả phân tích Stata 14, năm 2023

Xem xét vấn đề đa cộng tuyến: kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) được dùng nhằm đảm bảo độ tin cậy đối với những kết quả, trong đó Gujarathi (2022) cũng đã báo cáo rằng có vấn đề đa cộng tuyến khi VIF và dung sai (Tolerance) lần lượt vượt quá 5 và ít hơn 20% Bảng 4.6 chỉ ra không có vấn đề về đa cộng tuyến trong các yếu tố của nghiên cứu này khi những giá trị VIF bé hơn 5 (trong khoảng 1,03 đến 1,92) cũng như các giá trị Tolerance lớn hơn 20% (trong khoảng 0,521 đến 0,9708) Nói cách khác, những yếu tố độc lập không xuất hiện những quan hệ tương quan lẫn nhau.

Theo Bảng 4.6, biến phụ thuộc HQHĐ đo lường qua 3 biến ROA, ROE và TOBINQ có sự tương quan bền chặt với nhau theo mức thống kê 1% (p=0,0000).

Do đó, khi kiểm định mối quan hệ phải tách riêng 3 biến này.

Bảng 4.6 cũng chỉ ra rằng sự tương quan của 2 yếu tố phụ thuộc ROA và TOBINQ với IFRS, DQ, DA là tích cực (hệ số dương); biến ROE tương quan tích cực với IFRS và DQ, và gần như không có sự tương quan đối với DA Kết quả này phần nào chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS, MĐCBTT và QTLN có sự tương quan tích cực đối với HQHĐ theo mức ý nghĩa 5%

Bàn luận kết quả

Theo Bảng 4.13, toàn bộ những giả thuyết từ H1 đến H7 đều được chấp thuận với mức ý nghĩa về phương diện thống kê là 5% Đối sánh với những học giả trước đây trên toàn cầu, các phát hiện của luận án có một số điểm nổi bật sau đây. Đầu tiên, với việc chấp nhận giả thuyết H1 “Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến HQHĐ”, luận án đã góp phần làm sáng tỏ thêm lợi ích của việc áp dụng IFRS đối với những quốc gia Đông Nam Á Các phát hiện này hoàn toàn nhất quán với những công trình trước đây về lợi ích của việc áp dụng IFRS trên thế giới (Abdullahi và cộng sự, 2017; Imran và cộng sự, 2021; Khan và cộng sự, 2022;

Miah, 2021) và Việt Nam (ví dụ: Deloitte Việt Nam (2020), Mai Thị Hoàng Minh và Lê Việt (2020) và Trần Thị Hải Vân (2017)) Tuy nhiên, so với các học giả trước đây, nhất là những công trình tại Việt Nam, luận án này đã tiến hành đo lường lợi ích từ việc áp dụng IFRS một cách định lượng hơn Cụ thể, lợi ích từ việc áp dụng IFRS không chỉ trình bày chung chung mang tính ước lượng mà luận án này đã đo lường thông qua HQHĐ của DNNY bằng ROA, ROE và Tobin’s Q Tuy nhiên, có thể vì sự khác nhau đối với bối cảnh nghiên cứu, cỡ mẫu, cách thức lấy số liệu và cách thức phân tích số liệu mà luận án này có kết quả không tương đồng với một vài công trình trước đây trên toàn cầu về ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ như Yeboah và Takacs (2018) Ngoài ra, các phát hiện này nhất quán theo lý thuyết đại diện, với giả định rằng các lựa chọn kế toán có khả năng được xác định bởi các bộ phận quản lý của DNNY muốn tác động đến thu nhập được công bố tại các thị trường không hoàn hảo và tại quốc gia đang phát triển (Islam, 2015), cụ thể là một số nước Đông Nam Á Như vậy, kết quả luận án khẳng định việc áp dụng CMKT toàn cầu giúp DNNY nâng cao HQHĐ, như giảm bớt chi phí và cuốn hút thêm người đầu tư Kết quả này góp phần ủng hộ lộ trình chuyển đổi sang IFRS ở Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết H2 "Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến MĐCBTT" Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu quốc tế trước đó và nghiên cứu trong nước Tuy nhiên, nghiên cứu này đo lường MĐCBTT theo phương pháp mới liên quan đến việc tuân thủ IFRS, cụ thể là mức độ phân tách dữ liệu kế toán qua số lượng các mục không bị bỏ sót Dù vậy, kết quả khác với nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2013).

Những khác biệt trong kết quả nghiên cứu về MĐCBTT có thể xuất phát từ bối cảnh đề tài, cỡ mẫu và cách đo lường khác nhau Lý thuyết tín hiệu cho rằng việc áp dụng IFRS giúp giảm tính bất đối xứng thông tin, nâng cao chất lượng CBTT thông qua việc tăng cường MĐCBTT tài chính Đồng thời, IFRS còn tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa BCTC bên ngoài và nội bộ, cho thấy các nhà quản lý muốn phát tín hiệu về mục đích của họ tới các bên liên quan Việc áp dụng IFRS chính là lựa chọn kế toán giúp các nhà quản lý tăng cường MĐCBTT trên BCTC, qua đó nâng cao sự minh bạch và giải trình trách nhiệm với các bên liên quan.

Việc áp dụng IFRS tác động tiêu cực đến chất lượng lợi nhuận (QTLN) (H3) IFRS hạn chế sự thao túng thu nhập và tăng tính công khai thông tin, phù hợp với lý thuyết đại diện Phát hiện này tương đồng với nghiên cứu trước của Wijayana và Gray (2019) Hơn nữa, áp dụng IFRS tại ASEAN cũng cho thấy mối liên hệ tiêu cực với QTLN, tương tự như các nghiên cứu trước ở các quốc gia đang phát triển như Dayanandan et al (2016), Ismail et al (2013), Yurisandi và Puspitasari (2015) Kết quả này cho thấy sự nhất quán trong tác động của IFRS đối với QTLN ở các quốc gia, bất kể giai đoạn áp dụng ban đầu hay đã ổn định.

Kết quả chấp thuận cả ba giả thuyết H1, H2 và H3 của đề tài chỉ ra tác động tích cực và rất đáng chú ý của lợi ích từ việc áp dụng IFRS ở những quốc gia ASEAN Điều này góp phần ủng hộ và khẳng định tính đúng đắn của Việt Nam khi chuẩn bị áp dụng IFRS cho DNNY trong tương lai gần Có khả năng nhận thấy rằng, tuy còn nhiều hạn chế và cản trở do đặc thù của những khu vực đang phát triển, nhưng đó không nên là lý do để các nước này đứng ngoài cuộc chơi hội tụ kế toán toàn cầu Hội tụ toàn cầu là khuynh hướng không thể tránh được đối với nền kinh tế hiện đại, và nhằm đáp ứng nhu cầu này, các quốc gia phải hội nhập luôn cả về kế toán Tuy nhiên, việc hội tụ kế toán toàn cầu chỉ thành công khi các quốc gia có chiến lược, kế hoạch và lộ trình rõ ràng, không thể vội vàng tham gia cuộc chơi khi chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt vì có thể gây ra cú sốc cho DNNY.

Thứ tư, phát hiện của luận án này chỉ ra giả thuyết H4 “MĐCBTT có tác động tích cực đến HQHĐ” được ủng hộ Lưu ý rằng chỉ mô hình đo lường HQHĐ theo ROA và ROE là thích hợp và đạt ý nghĩa về phương diện thống kê, số liệu MĐCBTT ở mô hình Tobin’s Q không đạt ý nghĩa về phương diện thống kê Phát hiện này hoàn toàn nhất quán theo các học giả trước đây trên thế giới về tác động của MĐCBTT đến HQHĐ của DNNY (ví dụ: Aksu và Espahbodi (2016), Asmar và cộng sự (2018), Beyer và cộng sự (2010)), và đặc biệt là HQHĐ tài chính (ví dụ:

Jiao (2011), Qizam (2021), Temiz (2021) và Wu và cộng sự (2011)) Tuy nhiên, so với những công trình trước đây, sự nổi bật của luận án này là đo lường MĐCBTT dựa trên mức độ phân tách của dữ liệu kế toán thông qua số lượng các mục không bỏ sót trên BCTC Việc đo lường này không chỉ gắn liền và phù hợp khi xét đến HQHĐ trên phương diện tài chính mà nó còn biểu thị tính khách quan khi đo lường MĐCBTT dựa trên bản chất của thông tin hơn là các ước lượng chủ quan khác.

Nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này góp phần làm sáng tỏ quan điểm lý thuyết đại diện rằng sở hữu thông tin phi đối xứng (MĐCBTT) có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp niêm yết đại chúng (DNNY) MĐCBTT có thể ảnh hưởng đến người sử dụng dữ liệu trong báo cáo tài chính (BCTC) khi đánh giá HQHĐ của DNNY Từ đó, MĐCBTT trở nên quan trọng trong quá trình giám sát hành vi của ban giám đốc, giúp DNNY nâng cao HQHĐ và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu (cổ đông).

Thứ năm, theo phát hiện từ nghiên cứu, luận án này đã chấp thuận giả thuyết

H5 “QTLN có tác động tích cực đến HQHĐ” Lưu ý rằng chỉ mô hình đo lường

HQHĐ theo ROA và Tobin’s Q là thích hợp và đạt ý nghĩa về phương diện thống kê, số liệu QTLN ở mô hình ROE không đạt ý nghĩa về phương diện thống kê Có khả năng thấy rằng kết luận này là tương đồng với những công trình trước đây trên toàn cầu, đặc biệt là những khu vực đang phát triển (ví dụ: Ding và cộng sự (2018), Mangala và Dhanda (2019)), Indonesia (ví dụ Hernawati và cộng sự (2021)) và Việt Nam (ví dụ: Khuong và cộng sự (2019)) Thêm vào đó, nghiên cứu này có thể xem là bằng chứng thực nghiệm nhằm bổ sung và khẳng định kết quả công trình của Khuong và cộng sự (2019) tại Việt Nam, cụ thể, những người quản lý đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin để rút lại các hành động sử dụng quá mức dẫn đến hậu quả bất lợi trong tương lai, cũng như tăng cường tính minh bạch tài chính của DNNY ở Việt Nam Mặc dù vậy, phát hiện của luận án này không nhất quán với kết quả đề tài của một số học giả trước đây, khi họ cho rằng QTLN có ảnh hưởng tiêu cực đối với HQHĐ (Dakhlallh và cộng sự, 2020; Mahdavi Ardekani và cộng sự, 2012) Sự khác biệt này chủ yếu là do bối cảnh nghiên cứu tại những lãnh thổ đang phát triển đối sánh với những nước phát triển và phần nào đó là bởi cách thức định lượng QTLN theo những mô hình khác nhau Hơn nữa, việc chấp nhận giả thuyết H5 đã góp phần hỗ trợ bằng chứng thực nghiệm đối với quan niệm của lý thuyết đại diện về mối quan hệ giữa QTLN và HQHĐ của DNNY Có thể thấy rằng một cơ chế hoặc chiến lược hiệu quả sẽ hạn chế các thông lệ QTLN, ảnh hưởng đến hành vi của nhà quản lý, hạn chế các vấn đề về ủy nhiệm cũng như nâng cao HQHĐ của DNNY

Thứ sáu, từ các phát hiện của luận án này đã chấp thuận giả thuyết H6 “Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến HQHĐ thông qua MĐCBTT” Theo kết quả kiểm định ML-SEM, cả ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp trong giả thuyết này đều đạt mức ý nghĩa và cùng chiều với nhau ở cả 3 mô hình đo lường HQHĐ theo ROA, Tobin’s Q và ROE Từ đó, tác giả xác lập vai trò trung gian bổ sung của MĐCBTT đối với sự tương quan giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ của DNNY.

Phát hiện này của luận án thể hiện tính mới đối với những công trình tại Việt Nam và toàn cầu Bên cạnh đó, phát hiện này của luận án cũng nhận được sự ủng hộ bởi lý thuyết tín hiệu Cụ thể, lý thuyết này chỉ ra sự quan trọng của MĐCBTT, qua đó, giúp HQHĐ của DNNY tốt hơn Theo đó, áp dụng IFRS thể hiện tín hiệu của nhà quản lý là phổ biến hệ thống CMKT toàn cầu, giúp tăng cường chất lượng thông tin của BCTC, qua đó, phần nào cải thiện HQHĐ của DNNY Chính vì vậy, đánh giá vai trò trung gian của MĐCBTT ảnh hưởng đến sự tương quan giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ là tuân theo khuôn khổ lý thuyết tín hiệu Về mặt kinh tế và hiệu quả, việc xác định cơ chế trung gian thông qua MĐCBTT giúp DNNY tại các nước chưa áp dụng IFRS đưa ra định hướng tốt hơn khi bắt đầu việc áp dụng Cụ thể, việc công khai toàn diện các khoản mục được yêu cầu theo IFRS là yếu tố cần được quan tâm Khi áp dụng IFRS, các DNNY có thể phải tốn thêm khoản chi phí có liên quan đến quá trình chuyển đổi, nhưng khoản tổn thất này sẽ được bù đắp nếu DNNY thực hiện toàn vẹn những yêu cầu theo IFRS Theo đó, MĐCBTT của DNNY gia tăng khi áp dụng IFRS, và điều này sẽ giúp DNNY có thêm lòng tin từ người đầu tư hiện có cũng như các nhà đầu tư tiềm năng mới Kết quả là, HQHĐ của DNNY sẽ tăng lên của về phương diện tài chính và phương diện giá trị thị trường Điều này cũng tương đồng với thực trạng hiện tại của các DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á (đặc biệt là Indonesia và Việt Nam) khi họ đang dành sự lưu tâm lớn hơn đến công tác chuẩn bị và vận hành hệ thống kế toán khi được yêu cầu áp dụng IFRS (Fuad và cộng sự, 2022; Minh và cộng sự, 2023; Siregar và cộng sự, 2018) Từ đó, có thể tận dụng tối đa các lợi ích từ việc áp dụng IFRS như cải thiện chất lượng CBTT (Abu Afifa & Nguyen, 2022; Minh và cộng sự, 2023).

Thứ bảy, kết quả đạt được từ luận án này cũng đã cho thấy giả thuyết H7

“Việc áp dụng IFRS có tác động tích cực đến HQHĐ thông qua QTLN” được chấp nhận Các kết quả ML-SEM chỉ ra ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp trong giả thuyết này đều đạt mức ý nghĩa và ngược chiều với nhau ở 2 mô hình đo lường HQHĐ theo ROA và Tobin’s Q Từ đó, tác giả xác lập vai trò trung gian cạnh tranh của QTLN đối với sự tương quan giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ của DNNY. Đây là phát hiện có tính mới không chỉ với những công trình tại Việt Nam mà còn với những đề tài quốc tế mà tác giả có thể tiếp cận Bên cạnh đó, phát hiện này của luận án cũng nhận được sự ủng hộ bởi lý thuyết đại diện Cụ thể, nó giả định rằng áp dụng IFRS sẽ giảm bớt khả năng người quản trị áp dụng những thủ thuật kế toán nhằm QTLN, nhờ đó cuốn hút thêm nhà đầu tư cũng như hạn chế bớt chi phí (tức nâng cao HQHĐ) của DNNY Chính vì vậy, có thể thấy rằng đánh giá vai trò trung gian của QTLN ảnh hưởng đến sự tương quan giữa việc áp dụng IFRS và HQHĐ là theo khuôn khổ lý thuyết đại diện Về mặt kinh tế và hiệu quả, việc xác định cơ chế trung gian thông qua QTLN giúp DNNY tại các nước chưa áp dụng IFRS đưa ra định hướng tốt hơn khi bắt đầu việc áp dụng Cụ thể, việc công khai và minh bạch đầy đủ thông tin về phương pháp kế toán, ước tính kế toán… được yêu cầu theo IFRS là yếu tố cần được quan tâm Kết quả là, QTLN của DNNY bị hạn chế khi áp dụng IFRS, và điều này sẽ giúp DNNY có thêm lòng tin từ người đầu tư hiện có cũng như các nhà đầu tư tiềm năng mới Theo đó, HQHĐ của DNNY sẽ tăng lên của về phương diện tài chính và phương diện giá trị thị trường Thực trạng hiện nay của các DNNY tại một số quốc gia Đông Nam Á (đặc biệt là Indonesia và Việt Nam) khá tương đồng với điều này khi họ chú ý nhiều đến việc chuẩn bị và vận hành bộ máy kế toán khi được yêu cầu áp dụng IFRS (Fuad và cộng sự, 2022; Minh và cộng sự, 2023; Siregar và cộng sự, 2018) Qua đó, có thể tận dụng đầy đủ các lợi ích đến từ việc áp dụng IFRS như cải thiện sự minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình (Abu Afifa & Nguyen, 2022; Minh và cộng sự, 2023).

Tiếp đó, việc chấp nhận cả hai giả thuyết H6 và H7 chỉ ra tầm quan trọng của các cơ chế trung gian khi đánh giá lợi ích của việc áp dụng IFRS cho những quốc gia Đông Nam Á Một lần nữa, có khả năng thấy rằng tính mới của đề tài này khi đối sánh với những học giả trước đây ở Việt Nam và trên thế giới Trong đó, tác giả đã xác lập hai cơ chế trung gian đối với sự tương quan giữa việc áp dụng IFRS và

Kết quả ước lượng ML-SEM cho thấy hệ số của trung gian bổ sung (MĐCBTT) trong cả ba mô hình đều lớn hơn hệ số của trung gian cạnh tranh (QTLN) Điều này ngụ ý rằng tác động trung gian bổ sung của MĐCBTT mạnh hơn tác động trung gian cạnh tranh của QTLN, cho thấy vai trò mạnh mẽ hơn của lý thuyết tín hiệu so với lý thuyết đại diện trong bối cảnh áp dụng IFRS tại một số quốc gia Đông Nam Á.

Ngày đăng: 17/07/2024, 15:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các công trình về tác động của việc áp dụng IFRS cập nhật - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 1.1. Các công trình về tác động của việc áp dụng IFRS cập nhật (Trang 26)
Hình 1.2. Các công trình về tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 1.2. Các công trình về tác động của việc áp dụng IFRS đến HQHĐ (Trang 33)
Hình 1.3. Những công trình về tác động của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 1.3. Những công trình về tác động của việc áp dụng IFRS đến MĐCBTT (Trang 39)
Hình 2.1: Mô hình HQHĐ theo Venkatraman và Ramanujam (1986) - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 2.1 Mô hình HQHĐ theo Venkatraman và Ramanujam (1986) (Trang 54)
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 80)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất (Trang 84)
Hình  Tổng tài sản cố định/tổng tài sản (Khuong và cộng sự, 2019) - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
nh Tổng tài sản cố định/tổng tài sản (Khuong và cộng sự, 2019) (Trang 95)
Bảng 3.2. Tổng hợp mô tả thang đo - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 3.2. Tổng hợp mô tả thang đo (Trang 96)
Hình 3.3: Qui trình nghiên cứu định tính - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 3.3 Qui trình nghiên cứu định tính (Trang 100)
Hình 3.4: Quy trình nghiên cứu định lượng - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 3.4 Quy trình nghiên cứu định lượng (Trang 107)
Bảng 3.4. Tỷ lệ chọn mẫu theo ngành nghề - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 3.4. Tỷ lệ chọn mẫu theo ngành nghề (Trang 110)
Bảng tổng hợp thang đo chính thức của các khái niệm nghiên cứu như sau: - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng t ổng hợp thang đo chính thức của các khái niệm nghiên cứu như sau: (Trang 120)
Hình Tổng tài sản cố định/tổng tài sản (Khuong và cộng sự, 2019) - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
nh Tổng tài sản cố định/tổng tài sản (Khuong và cộng sự, 2019) (Trang 121)
Hình 4.1. Kết quả phân tích SNA từ UCINET 6.7 - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Hình 4.1. Kết quả phân tích SNA từ UCINET 6.7 (Trang 129)
Bảng tổng hợp các giả thuyết của mô hình nghiên cứu chính thức như sau: - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng t ổng hợp các giả thuyết của mô hình nghiên cứu chính thức như sau: (Trang 130)
Bảng 4.3. Phân loại mẫu nghiên cứu theo ngành - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 4.3. Phân loại mẫu nghiên cứu theo ngành (Trang 131)
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu dữ liệu Biến Giá trị trung - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu dữ liệu Biến Giá trị trung (Trang 133)
Bảng 4.6. Ma trận tương quan và hệ số phóng đại phương sai - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 4.6. Ma trận tương quan và hệ số phóng đại phương sai (Trang 136)
Bảng 4.8 cũng chỉ ra giả thuyết H7 được khẳng định với hệ số dương và sig. < - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 4.8 cũng chỉ ra giả thuyết H7 được khẳng định với hệ số dương và sig. < (Trang 140)
Bảng 4.9 chỉ ra là giả thuyết H1 được chấp thuận với hệ số dương và sig. < - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 4.9 chỉ ra là giả thuyết H1 được chấp thuận với hệ số dương và sig. < (Trang 142)
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định sự khác biệt - Tác động của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết thông qua mức độ công bố thông tin và quản trị lợi nhuận
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định sự khác biệt (Trang 147)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w