• Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như virus, vi khuẩn hoặc các độc tố do chúng tiết ra để gây mầm bệnh
Trang 15 tác nhân gây bệnh có thể sử dụng
làm vũ khí khủng bố trong Nông Nghiệp Việt Nam
Phụ lục:
Phần 1: Giới thiệu chung
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2 Tính cấp thiết
1.3 Mục tiêu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phần 2: Nội dung
2.1 Cúm Gà H5N1
2.2 Lợn Tai Xanh
2.3 Lùn Sọc Đen
2.4 Nhiệt Thán
2.5 Rùa Tai Đỏ
Phần 3: Kết Luận
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản:
• Khủng bố sinh học là những hành động làm phát tán có chủ định các yếu tố sinh học gây hại như virus, vi khuẩn Những yếu tố này có thể gây bệnh hoặc làm chết người, động vật, thực vật
Trang 2• Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như virus, vi khuẩn hoặc các độc tố do chúng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người hay động vật, cây trồng
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt thì vũ khí sinh học được coi là nguy hiểm nhất vì khó kiểm soát nhưng lại dễ nghiên cứu và phát triển Việt Nam là một nước Nông Nghiệp Do vậy những hành động phá hoại hướng vào Nông Nghiệp sẽ gây những tổn thất lớn nghiêm trọng cho nền kinh tế cũng như tâm lý người dân
1.3 Mục tiêu:
Phân tích đặc điểm, nguy cơ tiềm ẩn cũng như khả năng gây hại của các tác nhân sẽ sử dụng làm vũ khí khủng bố trong Nông Nghiệp Việt Nam 1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Trong Nông Nghiệp Việt Nam
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 Cúm gà H5N1
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây lan rất nhanh gây chết hàng loạt gia cầm và chim hoang dã, có thể lây sang người, do virus typ A ho Orthomyxorviridae gây nên
Trang 32.1.1 Nguyên nhân: bệnh do virus typ A thuộc họ Orthomyxorviridae là
Influenza A virus gây nên
Sức đề kháng của Virus:
- Virus cúm gia cầm vẫn có thể tồn tại trong nước cất hơn 100 ngày ở 28oC và 200 ngày ở 17oC và thời gian tồn tại của virus ở 4oC được ước lượng là hơn 1300 ngày (Stallknecht, 1990a)
- Khả năng lây nhiễm của virus vẫn tồn tại sau khi chịu tác động của nhiệt độ 56độ C trong 30 phút nhưng sẽ mất khả năng này sau khi chịu tác động ở 56độ C trong vòng 60 phút (Muhammad,2001)
- ánh sáng của bức xạ tia cực tím không thể hạn chế hoạt động của virus cúm gia cầm một cách kịp thời (Muhammad et al.,2001)…
2.1.2 Khả năng gây hại:
Ở nước ta
Đợt dịch đầu tiên tại Hà Tây, Long An và Tiền Giang Lây lan rất nhanh, đến 4/2004 đã xuất hiện ở 2574 xã, phường, 381 quận, huyện gây thiệt hại nặng.
Đợt dịch thứ 2 từ 4-11/2004 làm 84078 con gia cầm bị tiêu hủy.
Sự bùng phát dịch do chim di cư gây ra trong tháng 1 năm 2005 đã ảnh
hưởng tới 33/64 tỉnh thành, dẫn đến buộc phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm Hơn 140 triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy do đợt dịch này
Qua 3 đợt dịch làm giảm 0.5% tăng trưởng RDP quốc gia, xấp xỉ 3000 tỷ đồng Và có 71 trường hợp người bị nhiễm, trong đó 36 người bị chết
2.1.3 Điều kiện phát sinh:
- Mùa phát bệnh: Bệnh cúm gà xảy ra quan năm nhưng ở nước ta bệnh dễ dàng bùng nổ vào dịp thu đông và đông xuân hơn
Trang 4- Điều kiện phát sinh: Theo qui luật phát sinh dịch, khi thời tiết trở lạnh thì vi rút cúm H5N1 có điều kiện thuận lợi để phát triển và bùng phát thành dịch
2.1.4 Sự lan truyền và xâm nhiễm:
- Chim bị nhiễm virus phóng thích H5N1 trong nước bọt, dịch mũi và phân Những con khác có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết trên hoặc khi gián tiếp qua các bề mặt bị ô nhiễm bởi các chất trên
- Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm H5N1 (Cúm Gà) ở người là do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh hoặc các bề mặt nhiễm các dịch tiết và chất bài tiết của loài chim bị bệnh
- Gia cầm lây bệnh chủ yếu qua con đường hô hấp do virus lan truyền trong không khí, phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo…
- Virus cúm gia cầm không có khả năng truyền qua phôi tức là không truyền dọc từ gia cầm mẹ qua phôi trứng sang con
Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể vật chủ lập tức sinh sản theo phương thức tự nhân đôi theo cấp số nhân 1 cách nhanh chóng ngay tại nơi chúng xâm nhiễm vào.
Từ nơi xâm nhập vào đó, chúng nhanh chóng theo đường máu, đường Lympho di hành đến tất cả các cơ quan của cơ thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng huyết rất nặng, làm cho cơ thể nhanh chóng bị suy sụp và dẫn đến tử vong.
2.1.5 Làm sao để phòng chống?
Trang 5Để phòng chống cúm gà, cần phải nhận thức rằng thực phẩm từ gia cầm (kể cả trứng gà và trứng vịt) dễ bị lây nhiễm bởi virút và vi khuẩn
Do đó, đối với cá nhân và gia đình, biện pháp phòng chống tốt nhất là: Nên nấu chín thức ăn, thức ăn chưa nấu nên để kín trong hộp và giữ trong
tủ lạnh (nếu có) ở ngăn trên (ngăn đá) để phòng chống virút lan truyền, tránh không ăn những món không nấu chín như tiết canh vịt, tiết canh heo, trứng vịt lộn, nên tránh tiếp xúc với những gia cầm có dấu hiệu bị nhiễm cúm gia cầm, nếu đã tiếp súc gia cầm thì nên làm vệ sinh cá nhân cẩn thận Một khi đã tiếp xúc với gia cầm, nên rửa tay chân bằng xà bông hay các chất alcohol diệt khuẩn
Điều trị:
- Hiện nay chưa có vắc-xin chuyên biệt cho cúm influenza H5N1, dù Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng các nỗ lực phát triển loại vắc-xin này đang được tiến hành
=>phòng là chủ yếu
2.2 Lợn tai xanh
Một loại dịch mà virus gây bệnh không có vaccin đặc trị Một loại dịch
đã lây lan khắp 24 tỉnh, cả 3 miền, gần 1/2 quốc gia Một loại dịch có tốc
độ lây nhiễm kinh hoàng và khả năng ngặn chặn rất thấp do không tiêu diệt được virus Loại dịch bệnh đó có nên gọi là đại dịch?
Dịch bệnh “lợn tai xanh” hay còn gọi là “ rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn” là bệnh truyền nhiễm cấp tính đang bùng phát ở hầu hết các địa phương trên cả nước, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng
2.2.1 Nguyên nhân:
Dịch bệnh do virus Lelystad, phân lập được từ các ổ dịch ở Hà Lan, là nguyên nhân chính gây ra hội chứng trên Virus có cấu trúc ARN, thuộc
họ Togaviridae ( virus PRRS) Virus PRRS là loại virus đơn ký chủ.
Trang 62.2.2 Khả năng gây hại
Trên vật nuôi:
- Dịch bệnh do virus Lelystad ( virus PRRS) virus có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá hủy và giết chết đại thực bào( tới 40%) Do vậy, khi đã xuất hiện trong đàn, chúng thường có xu hướng duy trì sự tồn tại và hoạt động âm thầm Đại thực bào bị giết sẽ làm giảm chức năng của
hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh kế phát Điều này thấy rõ ở những đàn vỗ béo hoặc chuẩn bị giết thịt có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi
- Heo có thể chết sau 5-7 ngày vì suy giảm hệ miễn dịch, giống như trường hợp nhiễm HIV ở người Bệnh chỉ lây từ heo sang heo và không lây sang người
- Hiện nay, tổng số đàn lợn bị nhiễm bệnh ở miền Trung khoảng 30.000
con Số phải tiêu hủy ước tính có thể lên tới vài nghìn con Tuy nhiên việc đền bù mới chỉ hỗ trợ được một phần Đối với bà con nông dân, thiệt hại lớn không chỉ là gia súc bị chết, bị chậm lớn mà còn do giảm giá Hiện chưa có con số tính toán cụ thể, nhưng có thể lên đến nhiều chục tỷ đồng
Trên con người:
Dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn không chỉ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn gây ra những hậu quả về mặt xã hội và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Bởi lợn mắc virut gây bệnh tai xanh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc thêm các bệnh kế phát như liên cầu khuẩn và từ đó lây sang người qua việc sử dụng các thức ăn
từ lợn chưa được nấu chín kỹ hoặc còn sống (như tiết canh, nem chua, nem chạo )
2.2.3 Điều kiện gây hại
Trang 7Khi lợn chết, lực lượng an ninh xã, thú y viên đều từ chối tham gia tiêu hủy Nên chủ hộ chăn nuôi có lợn chết bệnh vứt lợn ra bãi rác, sông, hồ, không chôn lấp, thậm chí còn đào lợn đã chôn để tiêu thụ
Nguyên nhân chủ yếu là chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời lực lượng tham gia phòng, chống dịch
- Nguyên nhân cơ bản, sâu xa là do hệ thống chăn nuôi của chúng ta vẫn lạc hậu, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, nhiều nơi trâu bò, gà thả rông Hơn 60% đàn gia cầm được nuôi ở gần 8 triệu hộ nông dân Mật độ gia súc gia cầm tăng lên mạnh, lưu thông mạnh nên việc lây lan cũng có điều kiện phát triển
- Có hiện tượng “chạy lợn”, tức là việc người nông dân mang lợn chết từ địa phương này sang nhận đền bù tại địa phương khác bởi chính sách hỗ trợ của Nhà nước ở mỗi địa phương là khác nhau
2.2.4 Phân bố:
Trong 4 ngày từ 30.8 đến 2.9 có thêm 3 tỉnh xuất hiện dịch lợn tai xanh
Cả nước hiện có 30 tỉnh có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày Các ổ dịch mới liên tiếp phát sinh tại một số tỉnh
30 tỉnh có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày là Nghệ An, Cao Bằng, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Hậu
Guang, Lâm Đồng, Tây ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Kon Tum, Đắc Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bình Thuận, và Quảng Ninh
Trang 8Hiện nay, Tiền Giang là địa phương có đàn heo bệnh tai xanh nhiều nhất trong khu vực phía Nam Từ tháng 7 đến nay, toàn tỉnh có hơn 49.000 con heo của gần 20.000 hộ nuôi bị mắc bệnh tai xanh, tiêu hủy hơn 20.000 con Tổng thiệt hại từ bệnh tai xanh trên heo theo ước tính hơn 400 tỷ đồng
2.2.5 Biện pháp phòng trừ
Theo phương án 2 Quyết định 80 của Bộ Nông Nghiệp qui định về phòng chống dịch tai xanh Bắt đầu từ ngày 11/8, tiêu hủy những con bệnh nặng qua điều trị mà không khỏi, những con bệnh nhẹ thì cách ly điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này Có thể sử dụng một
số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị bệnh chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát
+ Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học:
- Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng
- Mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo
- Thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần
- Sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác
- Thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng
- Thường xuyên tiêu dộc, khử trùng chuồng nuôi
- Một biện pháp hiệu quả là tiêm phòng vắc- xin (giá là 30.000đ/ mũi)
Trang 9- Thành lập các chốt chặn, dựng biển cảnh báo ở các khu vực có dịch heo tai xanh
Heo tai xanh là loại bệnh dịch gây tổn thất rất lớn về kinh tế cho nghề chăn nuôi trên thế giới và gây thiệt hại lớn nhất so với các bệnh khác gây
ra ở lợn Chuyện dịch, hay đại dịch, ở một khía cạnh nào đó chỉ đơn thuần là chuyện câu chữ nhưng lại thể hiện nhiều thái độ trách nhiệm của
cơ quan chức năng đối với loại dịch bệnh đang hoành hành khắp đất nước
và làm nghèo đi túi tiền của những người nông dân, tầng lớp vốn là
những người nghèo nhất nhì trong xã hội
2.3 Lùn sọc đen
2.3.1 Diễn biến
Bệnh lùn sọc đen đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh ở các địa phương phía bắc Năm 2009, bệnh lùn sọc đen cũng gây hại 42.000 ha lúa tại 19 tỉnh, thành phố từ Khánh Hòa trở ra Vì vậy, ngoài sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền và ngành chức năng thì bà con nông dân cần tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất để phát triển bền vững
Trước tình hình bệnh lùn sọc đen hại lúa phát sinh tại nhiều tỉnh,thành phố trong cả nước và đang có diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm ban hành thông tư hướng dẫn biện pháp phòng trừ căn bệnh nguy hiểm gây hại cho nông nghiệp
2.3.2 Nguyên nhân
Theo tài liệu của các nguồn tin cậy trong nước thì tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là virus lùn sọc đen phương nam (Souther Rice Black Streaked Dwarf Virus – SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus – 2, họ
Reoviridae, lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc năm 2002, gây hại
Trang 10nặng vào năm 2007 tại đảo Hải Nam và một số tỉnh phía nam Trung Quốc Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới virus này xuất hiện,và gây hại nặng ở vụ mùa năm 2009 tại miền Bắc Hiện chưa có thuốc đặc hiệu trị virus này trên cây lúa Rầy lưng trắng là mô giới truyền bệnh
-Các loài cây ký chủ trong tự nhiên gồm có: Lúa (Oryza sativa),
Bắp(Zea mays), lúa mì(Triticum sativum),yến mạch(Avena sativa)
2.3.3 Biện pháp phòng, trừ bệnh:
Phòng bệnh -Để ngăn chặn căn bệnh này, theo thông tư,bà con nông dân có thể áp dụng một số biện pháp phòng bệnh như vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét,lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước,đốt dọn tàn dư thực vật từ cây ngô hoặc bảo vệ mạ bằng cách thực hiện gieo mạ có che ny lông để kết hợp chắn rầy với chống rét trong
vụ Đông Xuân
-Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo nông dân không gieo mạ ở những ruộng vụ trước có bệnh Ở những địa bàn vụ trước lúa
bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạy giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và tiến hành phun thuốc trừ rầy cho mạ, dùng thuốc nội hấp
Biện pháp trừ bệnh:
-Thông tư hướng dẫn cụ thể một số biện pháp trừ bệnh Đó là, khi lúa ở giai đoạn từ gieo cấy –đứng cái xuất hiện bệnh, bà con cần nhổ,vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm cây lúa khỏe Phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc nội hấp trên ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh Chăm sóc để cây lúa mau chóng phục hồi:bón cân đối N-P-K, lưu ý không bón thừa đạm; khi lúa chưa phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón lân và kali
Trang 11-Trong giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi, cần thường xuyên quan sát
kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng, khi phát hiện có rầy lưng trắng tiến hành ngay phun thuốc trừ rầy ở ruộng đó và các ruộng xung quanh,sử dụng loại thuốc theo thời kì sinh trưởng của cây lúa Giai đoạn lúa phân hóa đòng –trỗ dùng thuốc trừ rầy nội hấp hoặc thuốc trừ rầy tiếp xúc, hoặc kết hợp việc tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa không còn khả năng cho năng suất (nhiễm nặng, khó phục hồi được) Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ, nếu hết thời vụ trồng cây khác (ngoại trừ ngô) thay lúa nếu điều kiện cho phép.Hệ thống giải pháp này cần được vận dụng linh hoạt để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, không chỉ đối với vùng trồng lúa mà còn đối với các vùng trồng bắp, nhất là vùng trồng bắp chuyên canh
Mặc dù hiện nay bệnh lùn sọc đen chưa gây hại lúa ở các tỉnh phía nam,song không nghĩa là vĩnh viễn sẽ không bị nhiễm Vì thế, cũng không là quá sớm nếu ngay từ bây giờ các cơ quan chuyên ngành cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nông dân nắm bắt được những thông tin, nhận biết về loại bệnh mới này, sớm phát hiện và có biện pháp quản lý kịp thời trước khi bệnh lây lan thành dịch
2.4 Nhiệt thán
Bệnh nhiệt thán hay bệnh than là bệnh truyền nhiễm thường ở thể cấp tính, chung cho nhiều loài gia súc( loài ăn cỏ, loài ăn thịt, lợn…) và
Trang 12người Trên trâu, bò bệnh xảy ra thể cấp tính hoặc quá cấp, có đặc tính bại huyết gây chết nhanh.
2.4.1 Nguyên nhân: Bệnh do Bacillus anthracis gây ra, còn gọi là trực
khuẩn Đaven (Davaine.1850 ) do ông Đaven tìm ra mầm bệnh trong máu một cừu bị bệnh
Hình thái: Là trực khuẩn Gram dương hiếu khí, không di động, hình thành giáp mô và nha bào Chính là 2 yếu tố độc lực của vi khuẩn (Yếu
tố gây phù nề làm bất hoạt tế bào bạch cầu trung tính của vật chủ làm cho các tế bào này không có khả năng thực bào để tiêu diệt vi khuẩn; yếu tố gây chết kích thích các đại thực bào sản sinh TNF-alpha và
interleukin-1-beta gây sốc phản vệ và có thể gây chết vật chủ Các nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn nhiệt thán còn tác động đến các tế bào nội mạc gây tổn thương các mạch máu dẫn đến sốc và chết do mất máu).
2.4.2 Sức đề kháng của vi khuẩn:
Bào tử không phân chia, không chuyển hóa và đề kháng với nhiệt, khô
hạn, tia cực tím, bức xạ gamma và nhiều chất sát khuẩn (Watson & Keir, 1994) Ở môi trường đất thích hợp, bào tử có thể tồn tại ở dạng tiềm sinh trong vài thập kỷ Cụ thể:
- Vi khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt Ở nhiệt độ 50-58oC chết sau 15-40 phút, hoặc ở nhiệt độ đun sôi trong 10 phút Ánh sáng mặt trời giết
vi khuẩn sau từ 10-16 giờ Các chất sát trùng thông thường đều diệt được
vi khuẩn
- Nha bào có sức đề kháng cao và chỉ bị diệt khi đun sôi 100oC từ
10-12 phút; hấp ướt 10-120oC trong 20 phút, hấp khô 140oC trong 3 giờ
- Ở đất sâu không ánh sáng và không khí nha bào có thể sống 15 năm, trong nước phân nha bào sống 15-17 tháng