1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài nguyên tắc pacta sunt servanda

11 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Pacta Sunt Servanda
Tác giả Lý Thị Thuỳ Nhị, Hoàng Thị Thu Trang, Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Bá Tấn, Phan Minh Quân
Người hướng dẫn GVHD: Lê Thị Xuân Phương
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Vấn đề này luôn là mối quan tâm hàng đầu của lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế cũng như pháp luật quốc gia từ trước đến nay, và đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức thiết đòi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA

GVHD: Lê Thị Xuân Phương MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ LỚP: LAW 323 C NHÓM: 7

Lý Thị Thuỳ Nhị - 1435

Hoàng Thị Thu Trang - 0144

Nguyễn Anh Khoa - 1360

Nguyễn Bá Tấn - 2886

Phan Minh Quân - 2498

Trang 2

Mục Lục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA 1

1.1 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của nguyên tắc Pacta sunt servanda 1

1.1.1 Nguồn gốc hình thành 1

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT 1

1 Nguyên tắc pacta sunt servanda 1

1.1.Nguồn gốc 1

1.2.Cơ sở pháp lý 2

1.3.Chú thích 3

1.4 Ngoại lệ 3

2 Nghĩa vụ 3

2.1 Khái niệm 3

2.2 Các sự kiện liên quan 4

CHƯƠNG III THỰC TIỄN 4

1 Pacta sunt servanda trong Công ước quốc tế 4

2 Nghĩa vụ 5

2.1 Các loại hợp đồng 5

2.2 Mô hình Quyền – Nghĩa vụ 6

Chương IV VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG VỚI NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA 7

1 Việc thực hiện NVHĐ không tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda 7

2 Thực hiện NVHĐ tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda 8

CHƯƠNG V KẾT LUẬN 8

Chương VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Quan hệ thứ bậc giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia và việc áp dụng điều ước quốc tế(chấp nhận hay chuyển hoá – nội luật hoá, các quy phạm điều ước quốc tế thực chất phản ánh nội hàm của mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia Vấn đề này luôn là mối quan tâm hàng đầu của lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế cũng như pháp luật quốc gia từ trước đến nay, và đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức thiết đòi hỏi có sự luận giải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính chính trị pháp lý, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhằm giái quyết các vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có phải là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống pháp luật thống nhất hay không, hay chúng là các hệ thống pháp luật khác nhau ở các quy phạm điều ước quốc tế có vị trí như thế nào trong mối tương quan so sánh với các quy phạm pháp luật quốc gia Thứ hai, việc áp dụng điều ước quốc tế được thực thi bằng phương thức nào, nói một cách khác, điều ước quốc tế sau khi đã được hoàn thành các thủ tục ký kết, sẽ được áp dụng trực tiếp hay phải thông qua một thủ tục chuyển hoá bằng việc sửa đổi hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Việc giải quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên sẽ đặt nền móng cho những luận cứ khoa học

vô cùng quý báu, nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật quốc tế - đặc biết là cơ chế thực thi các điều ước quốc tế theo nguyên tắc Pacta Sunt Servanda bảo vệ tối đa lợi ích dân tộc, bảo vệ triệt để chủ quyền và an ninh quốc gia trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá Ngày nay, nguyên tắc pacta sunt servanda có thể nói là phổ biến và tồn tại hầu như trong tất cả các giao dịch từ các điều ước quốc tế đến các giao dịch dân sự hằng ngày phục vụ sinh hoạt Nó tồn tại và in hằn trong tâm trí con người chúng ta Một đứa trẻ khi được cha mẹ thưởng cho một số tiền, nó sẽ lập tức đi mua bánh kẹo, đứa trẻ chỉ đơn giản là mua kẹo và đưa tiền cho người bán Đứa trẻ không hề phát sinh ý định là lấy kẹo về và không đưa tiền; người bán cũng không có ý định là lấy tiền của đứa trẻ và không đưa cho nó chiếc kẹo Như vậy việc mua kẹo và bán kẹo giữa hai chủ thể là đứa trẻ và người bán đều xuất phát từ thiện chí và cả hai bên đều đạt được lợi ích của mình sau giao dịch Tuy nhiên, mặc dù nguyên tắc này rất phổ biến nhưng nó vẫn chưa được phổ cập rộng rãi Mọi người chỉ ngầm thừa nhận nó và thực hiện nó theo bản năng tự nhiên và xã hội được vận hành theo như thế

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA

1 1 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda

1.1.1 Nguồn gốc hình thành

Nguồn gốc của nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta

Sunt Servanda) có lịch sử lâu đời nhất trong số các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Trang 5

Xuất hiện rất sớm từ thời La mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp

lý quốc tế với tên gọi là nguyên tắc “Tuân thủ điều ước quốc tế” trước khi được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương ngày nay Trước khi có Luật quốc

tế thì nguyên tắc này tồn tại chủ yếu để mang lại lợi ích cho các nước lớn bởi vì trước đây điều ước quốc tế thường chứa đựng các quy phạm mang tính chất bất bình đẳng do các nước lớn áp đặt cho các nước nhỏ phi kí kết Vì sự nghiệp phát triển của loài người với mục đích công bằng bình đẳng phát triển tiến bộ cùng đi lên khi tham gia đời sống quốc

tế cho nên hiện nay được xem là một quy định có tính chất “hiến định” điều chỉnh việc thực hiện thực thi thiện chí, các điều ước quốc tế trong Luật quốc tế, mang lại lợi ích cho các nước tham gia đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ cho các chủ thể Luật quốc tế Điều 26 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 ghi nhận lại nguyên tắc này như sau: “Mỗi điều ước quốc tế đang có hiệu lực đều ràng buộc các bên thành viên của điều ước đó và phải được các bên thực thi một các thiện chí.”

1.1.2 Sự phát triển của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda

Trước đây, nguyên tắc Pacta sunt servanda được tồn tại dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế trước khi được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế một cách chính thức Hiện nay, nguyên tắc này tồn tại trong hầu hết các văn bản pháp lý quan trọng của luật quốc tế, ngay tại lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng đình “ tạo điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”, tại khoản 2 điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa

vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có” Bên cạnh đó, tại Điều 6 Công ước viên

1969 đã khẳng định các nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và quy phạm pacta sunt servanda đã được toàn thế giới công nhận Ngoài ra thì tại Tuyên bố năm 1970 về điều chỉnh các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã ghi nhận một cách chính thức, theo đó mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt

ra, các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của Luật quốc tế Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc tận tâm; thiện chí thực hiện cam kết quốc tế là nguyên tắc cần thiết để đảm bảo luật quốc tế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tế và trật tự pháp lý được duy trì Bởi trong quan hệ quốc tế không tồn tại bộ máy chuyên biệt thực hiện chức năng cưỡng chế tuân thủ quy phạm luật quốc tế; việc thực hiện nó phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào thiện chí; sự tự giác của các bên chủ thể luật quốc tế Các biện pháp bảo đảm chỉ được đưa ra khi có một sai phạm nghiêm trọng như là một bước cuối cùng để đảm bảo nghĩa vụ thành viên Liên Hợp Quốc Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của luật điều ước quốc tế Sự tận tâm; thiện chí của chủ thể kí kết vừa là cơ sở; vừa là bảo đảm quan trọng để chủ thể tự ràng buộc vào nghĩa vụ thực hiện các quy định của luật điều ước nói chung và điều ước

Trang 6

quốc tế nói riêng với tính chất là các cam kết quốc tế tồn tại song hành cùng các điều khoản thỏa thuận trong điều ước

1.2 Khái niệm

Nguyên tắc Pacta sunt Servanda hay còn gọi là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực

hiện cam kết quốc tế được xuất hiện từ rất sớm, là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế(Điều ước Công ước Việt Nam) Nguyên tắc này còn được biết đến với một tên gọi thuần việt là: Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế hay Tôn trọng các nguyên tắc quốc tế Vì là nguyên tắc cơ bản trong Luật quốc tế, nên nguyên tắc Pacta Sunt Servanda là quy phạm pháp luật mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quốc tế "Pacta" có nghĩa là thỏa thuận, điều ước cũng như hợp đồng, theo từ ngữ La Tinh Thiện chí là các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế phải vì mục đích tốt đẹp, vì lợi ích của tất cả các bên tham gia, kí kết Việcthực hiện các cam kết phải trên cơ sở tự nguyện, không chịu sự

ép buộc từ bất kì yếu tố nào khác Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc

tế được hiểu là khi các bên chủ thể trong quan hệ quốc tế tham gia vào ký kết các Điều ước quốc tế thì phải dựa trên cơ sởcủa sự thỏa thuận và tự nguyện, bình đẳng Đồng thời, khi đã tham gia vào Điều ước quốc tế đó các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung

mà mình đã cam kết

1.3 Đặc điểm

Hệ thống pháp luật quốc tế luôn đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ một cách tận tâm, có thiện chí và đầy đủ nghĩa vụ của các điều ước quốc tế đặt ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số trường hợp chịu sự chi phối của các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến việc thực hiện các cam kết được quy định cũng như hiệu lực pháp lý của các điều ước bị ảnh hưởng Để đề phòng những trường hợp nêu trên, nguyên tắc này đã mở ra một

lổ hổng trong hành lang pháp lý cho phép các quốc gia không cần phải thực hiện theo những quy định tại các Điều ước quốc tế mà mình là thành viên

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA 2.1 Nội dung

Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế được hiểu là khi các bên chủ thể trong quan hệ quốc tế tham gia vào ký kết các Điều ước quốc tế thì phải trên cơ

sở của sự thoả thuận và tự nguyện bình đẳng Đồng thời, khi đã tham gia vào Điều ước quốc tế đó các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế xuất hiện rất sớm từ thời

La Mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế (Pacta Sunt Servanda) trước khi được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương

Trang 7

ngày nay Nguyên tắc này được ghi nhận chính thức tại khoản 2 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc 1945; Công ước viên năm 1969 và Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế năm 1970

Theo các văn kiện pháp lý quốc tế nếu trên, nguyên tắc này bao gồm các nôin dung chính sau:

-Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện; thiện chí; trung thực và đầy

đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình Điều này xuất phát từ việc các quốc gia tiến

hành thực hiện các cam kết do chính mình đưa ra (cam kết đơn phương) (VD: Việt Nam đưa ra tuyên bố không bán phá giá mặt hàng da giày, thì cam kết này chỉ phát sinh nghĩa

vụ với chính quốc gia Việt Nam); cam kết song phương giữa hai quốc gia, hai chủ thể của Luật quốc tế; hoặc cam kết đa phương được tiến hành bởi nhiều chủ thể Luật quốc tế (như Hiến chương Liên hợp quốc 1945 làm phát sinh nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên…)

-Mọi quốc gia phải tuân thủ tuyệt đối việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế; tuân thủ một cách triệt để; không do dự Các sự kiện khách quan xảy ra như thay đổi chính phủ; thay đổi hình thức quản lý hay chế độ xã hội; biểu tình; thiên tai; thay đổi lãnh thổ hay sự thay đổi hoàn cảnh quốc tế không thể là lý do để quốc gia không thực hiện điều ước quốc tế VD: Việt Nam và Trung Quốc có ký kết một điều ước về việc xác

lập ranh giới lãnh hải giữa hai quốc gia Giả sử Trung Quốc có sự thay đổi chế độ từ XHCN sang TBCN cũng không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện điều ước đã ký giữa hai quốc gia

-Các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước làm nguyên nhân từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 27 Công ước Viên năm 1969) Yêu cầu này được coi là một bộ phận không tách rời của

nguyên tắc Pacta Sunt Servanda và được quy định trong Điều 27 Công ước viên năm

1969 VD: Việt Nam và Thái Lan ký kết điều ước về dẫn độ người nước mình phạm tội trên lãnh thổ nước bạn Như vậy, việc Việt Nam không đồng ý trả người cho Thái Lan vì

lý do tội của người này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam, phải do Nhà nước Việt Nam xử lý là trái với Điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết

-Các quốc gia không có quyền kí kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia đã kí kết hoặc tham gia trước đó với quốc gia khác VD: khi Việt Nam tham gia ký kết Điều ước quốc tế ở

ASEAN thì không được trái với Hiến chương Liên hợp quốc mà Việt Nam đã ký kết trước đó

Trang 8

-Không cho phép quốc gia đơn phương ngừng thực hiện; xem xét lại điều ước quốc tế Hành vi này chỉ được thực hiện bằng phương thức đình chỉ; xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các thành viên điều ước VD: khi Việt Nam tham gia vào ký kết

Điều ước quốc tế với WTO Trong quá trình hoạt động, nếu thấy một điều khảon nào đó không hợp lý thì Việt Nam không được đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều ước quốc tế đó Việt Nam chỉ được đình chỉ và xem xét dưới sự đồng ý của các thành viên khác

-Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao; quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của điều ước không ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này; trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự là cần thiết cho việc thực hiện điều ước VD: Nga cắt đứt quan hệ lãnh sự với mỹ vì cho rằng các thành viên lãnh sự Mỹ

hoạt động gián điệp trên lãnh thổ Nga Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến quan hệ pháp lý phát sinh giữa Nga và Mỹ trong việc thực hiện Điều ước quốc tế được quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc

Như vậy, chính thoả thuận là cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ điều ước và thực hiện nghĩa vụ cam kết chính là tôn trọng những thoả thuận đã đạt được giữa các bên Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda chỉ được áp dụng đối với các Điều ước quốc tế có hiệu lực, tức

là đối với những điều ước được ký kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng Bất kì một điều ước nào bất bình đẳng cũng đều xâm phạm chủ quyền quốc gia và Hiến chương Liên hợp quốc

2.2 Ngoại lệ

Luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia thực hiện tận tâm, có thiện chí và đầy đủ các nghĩa vụ của điều ước Tuy nhiên, trong một số trường hợp chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước thì nguyên tắc này cũng cho phép các quốc gia có thể không phải thực hiện điều ước quốc tế mà mình là thành viên:

Thứ nhất, các quốc gia không phải thục hiện điều ước quốc tế nếu trong quá trình

ký kết các bên có sự vi phạm pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục ký kết VD: Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế chỉ được ký với hai danh nghĩa nhà nước và được coi là một điều ước quốc tế (chẳng hạn như: các thoả thuận hợp tác giữa trường Đại học Luật Hà Nội với Đại học Luật Bắc Kinh không phải điều ước quốc tế…)

Thứ hai, khi điều ước quốc tế đó có nội dung trái với Hiến chương Liên hợp quốc,

trái với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế VD: 2 quốc gia ký kết một điều ước quốc tế có nội dung thiết lập chính sách nhằm phân biệt đối

xử giữa các sắc tộc khác nhau…

Trang 9

Thứ ba, khi có sự vi phạm nghiêm trọng của một bên cam kết thì bên còn lại có quyền từ chối thực hiện, vì nghĩa vụ theo điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện trên

cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa cácbên kí kết Một bên kí kết có quyền viện dẫn sự vi phạm của bên kí kết khác để chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện hiệu lực của toàn bộ hay một phần điều ước đã kí kết Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về việc hủy bỏ hoặc tạm đình chỉ hiệu lực thi hành của điều ước thì chủ thể kết ước có quyền hành động theo thỏa thuận trong điều ước đó

Thứ tư, khi xuất hiện điều khoản Rebus-sic-stantibus (điều khoản về sự thay đổi cơ

bản của hoàn cảnh) dẫn đến các bên không thể tiếp tục thực hiện được điều ước quốc tế (Điều 62 Công ước Viên 1969) Khi xuất hiện điều khoản này, các quốc gia có thể viện dẫn để thực hiện một trong ba hành vi sau:

-Chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế Hành vi này chỉ tạm thời làm mất hiệu lực của Điều ước quốc tế

-Rút khỏi quan hệ Điều ước quốc tế Hành vi này không làm chấm dứt hiệu lực hoàn toàn của điều ước quốc tế Điều ước quốc tế chỉ mất hiệu lực với quốc gia viện dẫn điều khoản Rebus-sic-stantibus., nó vẫn có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên khác của điều ước

+Hoàn cảnh bị thay đổi được ghi nhận trong Điều 62 Công ước Viên 1969 phải là

cơ sở chủ yếu tạo nên sự thoả thuận của các bên; hoàn cảnh này các bên không thể thấy trước (dự liệu trước) vào thời điểm ký kết điều ước quốc tế

+Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là: hoàn cảnh đó bị xáo trộn lớn đến mức làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước Sự tahy đổi này vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các bên Các bên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan hệ điều ước Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh sẽ không thể được nên lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi quan hệ điều ước nếu đó là điều ước liên quan đến việc thiết lập biên giới quốc gia; hoặc sự thay đổi đó là kết quả của một sự vi phạm nghiêm trọng của chính bên nêu lên đó Trong trường hợp này, bên còn lại có thể viện dẫn chính điều khoản Rebus-sic-stantibus để giải thoát mình khỏi các nghĩa vụ trong cam kết mà không bị coi là vi phạm nguyên tắc Pacta Sunt Servanda Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản Rebus-sic-stantibus phải được thông báo cho bên kia biết

Ngoài ra, hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước quốc tế có thể bị tác động bởi việc thực hiện các hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết, như hành vi bảo lưu điều ước, hành vi thực hiện quyền kế thừa của chủ thể luật quốc tế trong giải quyết các vấn đề kế thừa quốc gia, Chính phủ

Trang 10

Có thể nói nguyên tắc Pacta Sunt Servanda có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới ngày nay, vì trong quan hệ quốc tế không tồn tại bộ máy hoàn toàn thực hiện chức năng cưỡng chế tuân thủ quy phạm pháp luật quốc tế, mà việc thực hiện nó phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào thiện chí và tính tự giác của các bên chủ thể Bên cạnh nguyên tắc này thì sáu nguyên tắc còn lại, mỗi nguyên tắc lại chiếm một vai trò quan trọng khác nhau trong mối quan hệ quốc tế

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các điều ước đã kí kết một cách tận tâm, thiện

chí như đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc Trung Quốc thi hành chính sách ba không: không công nhận thẩm quyền của Tòa, không tham gia, không chấp nhận thi hành phán quyết Nhưng là một thành viên Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước viên năm

1969 về Luật Điều ước quốc tế và UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước, trong đó có nghĩa vụ thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài (theo nguyên tắc Pacta Sunt Servanda - tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế) Là chủ thể của luật quốc tế, Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế - những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế, mà một trong những nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế là nguyên tắc Pacta sunt servanda Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 hay Điều 26 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế chỉ ra rằng: "Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí" Nguyên tắc này còn được ghi nhận một cách chính thức trong Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc

cơ bản của luật quốc tế Trong khi đó, Trung Quốc là bên ký kết và phê chuẩn UNCLOS

có nghĩa là họ đồng ý với toàn bộ Công ước, trong đó có những phần và điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp Philipines đã căn cứ vào mục giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước để đưa các vấn đề ra Tòa Tòa Trọng tài được thành lập theo đúng quy định ở phụ lục VII của Công ước Công ước cũng quy định rõ thủ tục thành lập Tòa

và quy trình xét xử nếu một bên trực tiếp liên quan không tham gia và trên thực tế, Tòa trọng tài vụ kiện Philippines - Trung Quốc đã được thành lập và tiến hành xem xét các nội dung theo đúng các quy trình này Vì vậy, khi phán quyết được ban hành, là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định của Công ước, trong đó có nghĩa vụ thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài Ngoài ra, Trung Quốc từng tuyên bố rút khỏi UNCLOS nhưng cũng sẽ không làm mất đi nghĩa vụ của họ phải thực hiện theo phán quyết của Tòa Trọng tài do không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của phán quyết Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là căn cứ pháp

lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Luật quốc tế Trong đó, nguyên tắc pacta sunt servanda có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ trong quan hệ quốc tế không tồn tại

bộ máy hoàn toàn thực hiện chức năng cưỡng chế tuân thủ quy phạm pháp luật quốc tế,

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w