1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài bộ môn kinh tế vi mô tác động của covid 19 đến nền kinh tế việt nam

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tác giả Cao Thiên Thanh, Phạm Hương Giang, Cao Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Lan
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Trang
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

Nhìn chung, căn bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa, đình trệ sản xuất- kinh doanh và các ngành dịch vụ.Tính đến 09/02/2023

Trang 1

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI

BỘ MÔN: KINH TẾ VI MÔ

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Minh Trang

Sinh viên thực hiện: Nhóm 14 lớp KTVM- KTQT 50.1

Cao Thiên Thanh

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU……… 3

1 Tính cấp thiết của đề tài ……… ……… 3

2 Mục tiêu nghiên cứu……… 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 3

4 Phương pháp nghiên cứu……….4

B NỘI DUNG………4

CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA COVID- 19 ĐẾN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI……… 4

1.1 Sự giảm sút của khối lượng xuất khẩu của Việt Nam 4

1.2 Ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam 7

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP……….9

2.1.Giới thiệu chung về ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo….………9

2.2 Nguyên nhân chủ yếu tác động đến ngành công nghiệp chế biến chế

2.5 Tình hình chung của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong đại dịch COVID 19……… …… 13

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH - DỊCHVỤ……….14

3.1 Ảnh hưởng đến ngành du lịch, dịch vụ 14

3.2 Các biện pháp hỗ trợ và đối phó của ngành du lịch và dịch vụ Việt Nam trong thời kì Covid-19……… 17

C TỔNG KẾT………18

D DANH MỤC THAM KHẢO……… 20

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký Hiệu Nguyên Nghĩa 1 GDP Tổng sản phẩm trong nước

2 EU Liên Minh Châu Âu

3 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4 FDI Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

5 TCTK Cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn phương pháp đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát 6 IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp

7 PMI Chỉ số quản lí thu mua 8 HIS Markit Công ty đa quốc gia về thông tin

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Biểu đồ 1 Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2020

5 2 Biểu đồ 2 Biểu đồ tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010-2020 7 3 Biểu đồ 3 Biểu đồ Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn

Trang 4

A MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài.

Virus Corona ban đầu được nhận định là một loại bệnh ‘’viêm phổi lạ’’, bùng phát lên ở tỉnh Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2019, sau đó lây lan sang các nơi khác trên thế giới Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp của con người và đã trở thành đại dịch toàn cầu chỉ sau hơn 3 tháng xuất hiện Dịch bệnh đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khiến thị trường tài chính chao đảo, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Nhìn chung, căn bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa, đình trệ sản xuất- kinh doanh và các ngành dịch vụ.

Tính đến 09/02/2023, theo thống kê chính thức hiện nay, toàn thế giới có hơn 755 triệu ca nhiễm và hơn 6,8 triệu trường hợp tử vong, trong đó Việt Nam ghi nhận 11,6 triệu ca nhiễm và 43,2 trường hợp tử vong Việt Nam ta tuy không bị bùng phát dịch bệnh trên quy mô rộng nhưng nền kinh tế cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp lớn phải tuyên bố phá sản, các nhà kinh doanh trẻ bị chững lại, nhiều người dân mất việc khiến nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng tụt dốc, lao đao.

Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu và làm rõ đề tài “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam” là cần thiết để có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế trong thời kì dịch, giúp phát triển chiến lược và biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, nắm bắt được những thách thức cụ thể và cơ hội để điều chỉnh chính sách kinh tế và tài chính Từ đó, ta có thể kịp thời phán đoán các tác động của nó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của nước ta và có sự chuẩn bị kịp thời.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu về đề tài “Tác động của dịch bệnh Covid-19 tới nền kinh tế Việt Nam”, nhóm tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích những tác động của đại dịch đến nền kinh tế của đất nước Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế, từ trực tiếp đến gián tiếp, vì vậy cần phải phân tích rõ hơn mức độ ảnh hưởng đến các ngành Từ đó ta có được cái nhìn tổng quát nhất để đề ra những giải pháp khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn sau dịch.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận tập trung vào ảnh hưởng tiêu cực mà dịch bệnh tác động tới nền kinh tế Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để nghiên cứu về vấn đề “Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam” một cách toàn diện nhất, các thành viên trong nhóm đã sử dụng một số phương pháp như:

- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ các trang uy tín: ITC, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan,… cùng các tạp chí kinh tế, báo, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó được tiến hành chọn lọc để đánh giá toàn diện nhất đối tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian.

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 Tác động của Covid-19 đến đầu tư và thương mại.

Trong bối cảnh đại dịch, tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới không ngừng giảm tốc, từ đó tác động mạnh mẽ đến tổng cầu kinh tế thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dối tác đầu tư và thương mại của Việt Nam.

Suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra đã tác động rất lớn tới tổng cầu kinh tế thế giới Khi các đối tác thương mại và đầu tư của Việt Nam thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách li và hạn chế để ngăn chặn sự lây lan phát tán của virus corona, các hoạt động kinh tế dần chậm lại và trở nên ngưng trệ, dẫn đến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu giảm sút Sự suy giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu do đại dịch đã tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam Phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thương mại quốc tế, Việt Nam chịu tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động đầu tư và thương mại khi nhu cầu từ các đối tác thương mại giảm mạnh.

1.1 Sự giảm sút của khối lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ nhất, nhu cầu toàn cầu giảm kéo theo khối lượng xuất khẩu của Việt Nam giảm Các lĩnh vực xuất khẩu chính của đất nước như sản xuất và dệt may đã

Trang 6

bị ảnh hưởng do đơn đặt hàng từ thị trường nước ngoài giảm Sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng GDP, dự trữ ngoại hối và cán cân thương mại của đất nước Dưới đây là một số ngành nghề liên quan tới xuất nhập khẩu đã chịu ảnh hưởng do đại dịch gây ra:

a/ Trong lĩnh vực Công Nghiệp Xây Dựng: Các ngành như dệt may, da giày; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm từ gỗ; đều ảnh hưởng rất nhiều.

- Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho hay: “Xuất khẩu dệt may có thể giảm 20% do ảnh hưởng bởi COVID-19” (Theo báo Vietnam ngày 01/05/2020) Đại diện Vinatex cho biết xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý 1/2020 đạt 8,4 tỷ USD, đã giảm 2,02% so với cùng kỳ năm ngoái Riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chứng kiến mức sụt giảm 7,42%.

- Các đối tác nhập khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… giảm lượng lớn các đơn hàng Đặc biệt tại 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản (chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam) lượng hàng hóa nhập khẩu giảm mạnh đã khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động.

Biểu đồ 1 Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2020 (Theo Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo ngày 07/01/2022) b/ Riêng với lĩnh vực điện thoại, điện tử, điện máy và linh kiện, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp (chỉ khoảng 5-10%), tỷ trọng đóng góp trong nước trong xuất khẩu cũng rất thấp (khoảng 8%) nên mức độ tác động của dịch Covid-19 là tương đối nhỏ.

Trang 7

c/ Lĩnh vực nông-lâm nghiệp-thủy sản gặp phải khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp.

- Nhiều mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông - thuỷ sản đã gặp khó khăn trong quý 1/2020 do đại dịch Covid-19, lúc đầu là thị trường Trung Quốc, sau lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và từ đầu tháng 3/2020 là các thị trường Hoa Kỳ, EU và ASEAN.

- Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông-lâm sản giảm 4,5%, thủy sản giảm 11,2% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ; trong đó có nhiều mặt hàng giảm mạnh như cao su (-26,1%), rau quả (-11,5%), cafe (-6,4%)…v.v Theo đó, giá cổ phiếu ngành thủy sản giảm gần 2% quý 1/2020 so với đầu năm (Theo báo WHO CENTER ngày 13/04/2020)

d/ Lĩnh vực dịch vụ:

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là ngành du lịch (gồm dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành Khách du lịch quốc tế đóng góp khoảng 6,1% GDP năm 2019, trong đó các thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đóng góp trung bình 61,4% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam Trong quý I/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã sụt giảm 18% so với cùng kỳ năm trước; trong khi lượng khách trong nước sụt giảm 6%, doanh thu toàn ngành suy giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019 (Sẽ được trình bày rõ ở mục III)

- Ngành vận tải, kho bãi cũng phải chịu ảnh hưởng cực mạnh Theo Bộ GTVT, thiệt hại bước đầu của việc ngừng khai thác đường bay của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương giảm 60% so với cùng kỳ) Theo TCTK, số lượng hành khách chuyên chở của ngành trong quý 1/2020 giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước (quý 2/2020) dự báo sẽ còn giảm mạnh hơn do các lệnh bắt buộc phong tỏa, cách ly và hạn chế đi lại, nhất là khu vực Mỹ, Châu Âu và ASEAN) Tương tự như lĩnh vực du lịch, giá cổ phiếu của nhóm vận tải, kho bãi giảm rất mạnh (-32,8%) so với đầu năm; và số doanh nghiệp vận tải – kho bãi tạm ngừng hoạt động trong quý 1/2020 tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019 Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam Việc tiếp cận bị trì hoãn hoặc hạn chế với các đầu vào và linh kiện thiết yếu cho sản xuất đã cản trở ít nhiều hoạt động sản xuất và lắp ráp của quốc gia Đặc biệt là ảnh hưởng tới ngành giao thông vận tải, trung chuyển hàng hóa trong và ngoài nước.

e/ Cuối cùng, suy thoái kinh tế nói chung có thể tạo ra những thách thức trong nước như giảm cơ hội việc làm, thu nhập thấp hơn và giảm tiêu dùng trong nước Những yếu tố này có thể làm giảm thêm tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

→Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam Khi doanh thu xuất khẩu giảm sẽ dẫn đến sự sụt giảm GDP của đất nước Các lĩnh vực định hướng xuất khẩu như sản xuất, dệt may và điện tử là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Thu nhập xuất

Trang 8

khẩu giảm dẫn đến giảm doanh thu, sản xuất và cơ hội việc làm, do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP chung của cả quốc gia.

Biểu đồ 2 BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG GDP VIỆT NAM GIAI Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt tới mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD).( Thông số lấy từ Tổng Cục Thống Kê) Dù tăng trưởng dương những vẫn giảm mạnh so với GDP của các năm trước, phản ảnh sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

1.2 Ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư có xu hướng trở nên ngại rủi ro hơn và thận trọng hơn khi đầu tư vào thị trường nước ngoài Kèm theo đó là khả năng tiếp cận vốn trở nên hạn chế hơn do các tổ chức tài chính trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay Điều này có thể khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn đầu tư, trong đó có vốn FDI Hoạt động kinh tế toàn cầu suy giảm có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, dẫn đến dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm Các công ty có thể trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch đầu tư do điều kiện kinh tế không chắc chắn và nhu cầu ở nước họ giảm.

Trang 9

FDI thấp hơn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng, tiến bộ công nghệ và cơ hội việc làm của Việt Nam.

Nhưng ngược lại, dù chịu ảnh hưởng lớn từ Covid-19, xong tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2020 vẫn đạt bằng 75% so với cùng kỳ năm trước đó Dù giảm nhưng vẫn là một dấu hiệu tích cực trong thời buổi kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng.

Biểu đồ 3 Biểu đồ Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2021 (Nguồn Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư, 2021) Tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2020 giảm 6,7% so với năm trước, với giá trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 tỷ USD Về cơ cấu của vốn FDI trong giai đoạn này, giá trị vốn đăng ký cấp mới luôn cao hơn khoảng 2-3 lần so với vốn đăng ký điều chỉnh, điều này cho thấy Việt Nam vẫn liên tục thu hút các nhà đầu tư mới vào thị trường Bước sang năm 2021, mặc dù lúc này tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp hơn cả năm 2020, song kết quả thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 vẫn khá khả quan Tổng lượng vốn đăng ký mới đạt tới con số 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi tổng lượng vốn đăng ký điều chỉnh đạt trên 8 tỷ USD, tăng tới 26,7% so

Trang 10

với năm 2020 Tính lũy kế đến 20/11/2021, Việt Nam đã thu hút tổng cộng 405,9 tỷ USD với tổng cộng 34.424 dự án đầu tư FDI Điều này cũng nhờ một phần vào các chính sách, biện pháp phòng chống COVID-19 hiệu quả khiến đất nước không ảnh hưởng quá lớn vì đại dịch, vẫn là một thị trường an toàn để đầu tư trong thời kỳ suy thoái kinh tế mà nhà đầu tư phải đắn đo rất nhiều để chọn mặt gửi vàng 2 Tác động của Covid-19 đến các ngành công nghiệp.

2.1 Giới thiệu chung về ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo.

Công nghiệp chế biến, chế tạo một bộ phận của ngành công nghiệp - dịch vụ, là những ngành tham gia vào chế biến sản phẩm, nguyên liệu hoặc các chất liệu khác nhau thành những sản phẩm mới Quá trình chuyển đổi này có thể là vật lý, hoá học hoặc cơ học nhằm gia công, sản xuất hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Đó là những hoạt động kinh tế với quy mô sản xuất lớn, được sự trợ giúp ngày càng lớn của tiến bộ công nghệ, khoa học, kĩ thuật để cải tiến chất lượng hàng hoá, đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất Đó là những hoạt động kinh tế với quy mô sản xuất lớn, được sự hỗ trợ rất lớn của tiến bộ công nghệ, khoa học, kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình phát triển.

Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần khác là nguyên liệu thô từ những sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình chế biến, chế tạo Những đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hoá cũng được xem là hoạt động chế biến, chế tạo Các chủ thể trong ngành này không phải chỉ là các xí nghiệp, nhà máy hay xưởng cơ khí dùng máy móc và trang thiết bị thủ công để chế tạo ra sản phẩm, mà có cả các hộ dân tạo ra sản phẩm thủ công tại gia đình rồi bán ra thị trường, trong đó có sản phẩm từ dệt may, thực phẩm cũng thuộc ngành công nghiệp CBCT Các chủ thể của công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm tất cả các hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện dịch vụ chế tạo, xử lý vật liệu và bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị mà không trực tiếp tạo ra sản phẩm đó.

2.2 Nguyên nhân chủ yếu tác động đến ngành công nghiệp chế biến chế tạo Do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, một loại viruss đã khiến cho biết bao người phải ra đi mãi mãi, rất nhiều chuyên gia phải đau đầu về chúng, các thị trường cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các chuỗi cung ứng trong ngành nghề chế tạo và lan ra khắp các khu vực bởi vai trò vượt trội của Trung Quốc là cơ sở sản xuất Việc hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất sẽ bị gián đoạn ở những quốc gia sử dụng linh kiện do Trung Quốc sản xuất Thậm chí, ngay cả ở

Trang 11

các công ty không liên hệ trực tiếp với Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng một phần nào đó.

Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ chế biến, chế tạo gặp khá nhiều nhiều trở ngại trong hoạt động sản xuất khi cơn địa chấn COVID-19 tác động một cách trực tiếp vào thị trường xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ nguyên vật liệu trên thế giới Nhiều nhà hợp tác ở các nước dừng giao dịch, thậm chí xin hủy đơn hàng đã ký từ trước đó Trong bối cảnh đầy thách thức này buộc tất cả các doanh nghiệp phải chủ động sắp xếp lại tổ chức, dây chuyền sản xuất và tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng không mấy khả quan đó là các đơn hàng nước ngoài không ngừng sụt giảm nghiêm trọng.

2.3 Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến ngành công nghiệp trong năm 2020.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và chế biến của Việt Nam đều sụt giảm Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì, ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều biến thể mới hết sức nguy hiểm và khó kiểm soát khiến số lượng doanh nghiệp chế biến, chế tạo rút khỏi thị trường ngày càng nhiều.

2.4 Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến ngành công nghiệp trong năm 2021.

Đến với năm 2021, trong 6 tháng đầu, số lượng doanh nghiệp chế biến, chế tạo tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 4.225 doanh nghiệp, tăng 18,48% so với cùng kỳ năm 2020 Doanh nghiệp chế biến, chế tạo hoàn thành xong thủ tục giải thể là 1.138 doanh nghiệp, tăng 29,79% Việc đứt gãy chuỗi cung ứng kéo theo những hạn chế của chuỗi cung ứng đường dài Những chuỗi cung ứng đường dài này có thể gây ra việc doanh nghiệp phải đối mặt với tình cảnh hàng tồn kho chất chồng nư núi Chỉ số tồn kho trong toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24,2% (tháng 6-2021) so với cùng thời điểm năm 2020 (tăng 26,6%) Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao, như sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa ( plastic ); chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; dệt may; sản xuất chế biến lương thực thực phẩm; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, vào tháng 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn mức tăng 9,3% của cùng kỳ năm 2019.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w