1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Đề Tài Truyền Thông Dân Ca Ví, Dặm Ở Hà Tĩnh Hiện Nay.pdf

55 32 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Thông Dân Ca Ví, Dặm Ở Hà Tĩnh Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Nam
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Loại hình nghệ thuật này phổ biến trongđời sống cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa…Lời ca của dân ca ví, dặm ca ngợi những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thành Nam

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Lớp : VHTT10B

Hà Nội, 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

6 BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN 7

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT DÂN CA VÍ, DẶM HÀ TĨNH 8

1.1 Lý luận về truyền thông và di sản văn hóa 8

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 8

1.1.2 Đặc điểm của truyền thông về di sản văn hóa 9

1.1.3 Vai trò của truyền thông trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 10

1.2 Khái quát về dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh 11

1.2.1 Bối cảnh hình thành dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh 11

1.2.2 Nguồn gốc, và quá trình phát triển của Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh 13

1.2.3 Phân loại Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh 17

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG DÂN CA VÍ DẶM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 19

2.1 Chủ thể và đối tượng truyền thông 19

2.2 Nội dung truyền thông 19

2.2.1 Giá trị Ví, dặm và vai trò của dân ca Ví, dặm 19

2.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông dân ca Ví, dặm tại Hà Tĩnh hiện nay 23

Trang 3

2.3 Các phương thức truyền thông 26

2.3.1 Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng 26

2.3.2 Tuyên truyền cổ động trực quan 26

2.3.3 Tuyên truyền thông qua các cuộc thi, liên hoan, hội thảo, các hoạt động về Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh 26

2.3.4 Đưa Dân ca Ví, dặm vào trường học 28

2.3.5 Thành lập các câu lạc bộ hát ví, dặm 29

Chương 3: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRUYỂN THÔNG DÂN CA VÍ, DẶM Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY 30

3.1 Đánh giá hoạt động truyền thông dân ca Ví, Dặm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 30

3.3.1 Tích cực 30

3.3.2 Hạn chế 31

3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò truyền thông dân ca Ví, Dặm ở Hà Tĩnh hiện nay 32

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 40

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng vànước Việt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, vớinhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm

cỡ quốc gia và quốc tế như bãi biển Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Mũi Đao, hồ Kẻ Gỗ,chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn kéo dài trên địa bàn 34 xã ở các huyệnNghi Xuân, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá đượccông nhận cấp Quốc gia; Có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, nguồn tàinguyên và nhân lực dồi dào, nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư HàTĩnh đang nỗ lực vươn lên, mở rộng vòng tay chào đón bè bạn

Tại mảnh đất này, có một nền văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đặcsắc và có giá trị hết sức to lớn Khi nhắc đến nền văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh(Nghệ Tĩnh là tên một tỉnh cũ từ năm 1976 đến năm 1991, từ năm 1991 táchriêng thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), trước hết phải nói đến dân ca Ví, Dặm -một di sản không thể thiếu của mảnh đất này Tuy nhiên, hiện nay một vấn đềbức thiết đang xảy ra đối với dân ca Ví Dặm cần phải được giải quyết đó là vấn

đề truyền thông dân ca ví, dặm, bởi dân ca ví, dặm ngày càng có xu hướng bịlãng quên, không còn được ưa chuộng và xem như là món ăn tinh thần chính củangười dân nơi đây nữa

Trước tình hình như vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Truyền thông dân ca Ví, Dặm ở Hà Tĩnh hiện nay” làm đề tài tiểu luận với mong muốn góp phần nhỏ vào

việc giới thiệu, tìm hiểu các giải pháp truyền thông, để bảo tồn và phát huy lànđiệu Ví Dặm tại mảnh đất Hà Tĩnh

Trang 5

Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân cachiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân hai tỉnh Nghệ An

và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam Loại hình nghệ thuật này phổ biến trongđời sống cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường,

từ ru con, dệt vải, trồng lúa…Lời ca của dân ca ví, dặm ca ngợi những giá trị sâusắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tậntụy với người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữacon người với con người

Trong bối cảnh hiện nay, khi nhịp sống đang ngày một trở nên vội vàng vàgấp gáp theo sự phát triển đi lên của xã hội thì để dân ca Ví, Dặm tồn tại đượclâu dài, bền bỉ và đúng như bản chất vốn có của nó là một điều hết sức khó khăn

Do đó, để nhân dân, trước hết là nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và nhândân cả nước, xa hơn nữa là bạn bè quốc tế biết đến giá trị, tầm quan trọng củaloại hình nghệ thuật văn hóa này thì công tác truyền thông, nghiên cứu, quảng bá

là hết sức quan trọng Do đó đề tài “Truyền thông dân ca Ví, Dặm ở Hà Tĩnh hiện nay” của tôi là một đề tài thiết thực, góp phần đưa ra những kiến nghị và

giải pháp truyền thông nhằm lan tỏa những giá trị và phát huy dân ca Ví, Dặmtrong giai đoạn hiện nay

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nhận thức sâu sắc về vai trò, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể dân ca

ví, dặm đối với đời sống tinh thần của nhân dân, trong thời gian qua đã có rấtnhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu về làn điệu dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnhvới một số đề tài như:

Trang 6

Tác giả Hoàng Thị Thủy với đề tài “Bảo tồn và phát huy làn điệu VíDặm” Đề tài đã bàn đến những đặc trưng, ý nghĩa, vai trò và thực trạng bảo tồn

và phát huy dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trần Thị Lan với đề tài “Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân

ca Ví, Dặm xứ Nghệ” Mục đích của đề tài là khẳng định nét độc đáo riêng cócủa ví, dặm, hình dung được nét đẹp văn hóa trong tư tưởng, tình cảm và tâmhồn người dân xứ Nghệ, qua đó xem xét các xu hướng vận động, các quan điểmthẩm mỹ khác nhau, xác lập, định hướng có tính dự báo, kiến nghị các giải pháp

để bảo tồn và phát huy hiệu quả dân ca xứ Nghệ trước xu thế hội nhập

Hay đề tài “Dân ca Ví Dặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay” của tác giả

Hồ Thị Việt Yến Đề tài nhằm làm rõ những điều kiện thuận lợi và khó khăntrong việc phát huy di sản dân ca Ví, Dặm, xem xét thực trạng hiện nay dân ca

ví, dặm còn được cồng đồng nuôi dưỡng và phát huy hay không Từ đó góp ýkiến thiết thực vào việc bảo tồn di sản dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh cho phù hợpvới nguyên tắc của UNESCO…

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trước đây đều tìm ra các giải phápchung để bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Dặm nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu

về công tác truyền thông về dân ca Ví, Dặm Đây cũng chính là lí do khiến tôithêm quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thông dân ca

Trang 7

sống xã hội nói chung và đời sống xã hội của người dân Hà Tĩnh nói riêng Từ

đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của các hoạt độngtruyền thông về làn điệu dân ca ví, dặm tại tỉnh Hà Tĩnh

3.2 Nhiệm vụ:

Đề tài chỉ ra được những lợi thế và khó khăn trong hoạt động truyền thôngdân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh tại tỉnh Hà Tĩnh hiện nay Từ đó đề xuất được các giảipháp truyền thông thiết thực góp phần phát huy di sản văn hóa phi vật thể củanhân loại

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1.Đối tượng nghiên cứu:

Các hoạt động truyền thông dân ca ví, dặm tại tỉnh Hà Tĩnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, bài viết đã sử dụng một số phương phápsau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 8

6 BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN

Ngoài Mở đầu (3 trang), Kết luận (1 trang), Tài liệu tham khảo, Chúthích và Phụ lục (2 trang), nội dung chính của tiểu luận được chia làm 03

chương:

Chương 1: Lý luận chung về truyền thông về di sản văn hóa và

khái quát dân ca ví, dặm Hà Tĩnh

Chương 2: Thực trạng truyền thông dân ca ví, dặm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Chương 3: Phát huy vai trò của truyền thông dân ca ví, dặm ở

Hà Tĩnh hiện nay

Trang 9

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HÓA

VÀ KHÁI QUÁT DÂN CA VÍ, DẶM HÀ TĨNH 1.1 LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ DI SẢN VĂN HÓA

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

a Khái niệm truyền thông:

Ngay từ rất sớm, con người không chỉ biết sử dụng, khai thác thông tintrong giao tiếp mà còn biết sử dụng thông tin như một công cụ để chinh phục, tácđộng vào đối tác của mình Đó là việc con người đã biết làm truyền thông vớihình thức sơ khai nhất là truyền miệng

Truyền thông, xét trên phương diện lý luận, hiện nay còn là khái niệm mởvới rất nhiều định nghĩa Tùy thuộc vào góc nhìn, góc nghiên cứu của mỗi họcgiả, nhà nghiên cứu, truyền thông lại có những khái niệm khác nhau

Theo John R Hober (năm 1954): truyền thông là quá trình trao đổi tư duyhoặc ý tưởng bằng lời

Martin P Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua đóchúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó làmột quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống

Còn theo quan niệm của Dean C Barlund (năm 1964), truyền thông là quátrình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn

Trang 10

Theo Frank Dance (năm 1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trướcđây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiềungười.

Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trìnhchuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang một tìnhhuống khác theo một thiết kế có chủ đích

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền thông.Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý riêng Tuy nhiên, cácđịnh nghĩa, quan niệm khác nhau này vẫn có những điểm chung, với những néttương đồng rất cơ bản

Khi đặt truyền thông vào trong quá trình truyền đạt thông tin giữa bên cho

và bên nhận, khái niệm truyền thông đã được xem xét ở ý nghĩa rất rộng của nó.Khái niệm "truyền thông", tương ứng với thuật ngữ "communication" trong tiếngAnh hoặc tiếng Pháp, là một dạng hoạt động căn bản của bất kì một xã hội nàomang tính xã hội Xuất phát từ gốc tiếng Latinh "communicare", nghĩa là biến nóthành thông thường, chia sẻ, truyền tải Truyền thông được mô tả như việc truyền

ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm ngườisang một người/một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tínhiệu

Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau

về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung,hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi cánhân/nhóm/xã hội

Trang 11

Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phươngtiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặcnhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thôngnày diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớntrong thời gian và không gian Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻmột khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải Quá trình giao tiếp đượccoi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi.

Có hai loại phương tiện để giao tiếp - phương tiện truyền thông đại chúng

và các phương tiện truyền thông giữa các cá nhân Phương tiện truyền thônggiữa các cá nhân là một phương tiện tốn kém nhưng rất hữu ích cho việc giaotiếp tập trung Mặc khác, trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyềnhình hay báo đài thì ít tốn kém hơn và bao quát rộng hơn các nhóm đối tượng

Vậy, ta có thể hiểu rằng: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm , chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.

b Khái niệm di sản văn hóa:

Theo nghĩa Hán Việt, di sản văn hóa là những tài sản văn hóa có giá trị

của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.

Khái niệm di sản văn hóa với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có mộtquá trình hình thành khá lâu dài, được hình thành và biết đến từ cuộc cách mạng

Trang 12

tư sản Pháp 1789 Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tàisản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạothành cái ý thức về di sản quốc gia”.

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định

nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế

hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện naymong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”

Như vậy, với các quan niệm về di sản nói trên thì di sản văn hóa được hiểunhư là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau Di sản văn hóa làcác tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiếntrúc, các tác ph ẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học mà các thế hệ trước để lạicho hậu thế mai sau

Tuy nhiên, khái niệm di sản văn hóa là một khái niệm có tính vận động thay đổi theo thời gian Ngày nay khái niệm di sản văn hóa không hoàn toàn

đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ nữa Bởi lẽ không phải bất cứ cái gìcủa quá khứ cũng được coi là di sản Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó

là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại Di sản là sự lựachọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu,nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại

Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa di sản văn hóanhư sau: Di sản văn hóa là tập hợp những biểu hiện vật thể hoặc biểu tượng disản quá khứ truyền lại cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thể nhân loại

Trang 13

Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa, làmột dạng di sản nhân loại, di sản văn hóa mang lại những đặc điểm riêng chomỗi địa danh cụ thể, và vì thế nên là nơi cất giữ kinh nghiệm con người Việcbảo tồn và giới thiệu di sản văn hóa này là cốt lõi của mọi chính sách văn hóa.

Luật di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác

định:

“Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vậtthể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam”

Như vậy, theo các quan điểm trên, con người bao giờ cũng có 2 nhu cầu cơbản, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần Do đó hoạt động của conngười cũng có 2 loại cơ bản, đó là sản xuất ra của cải vật chất và sản xuất ra cácgiá trị tinh thần Tương ứng với nó là những giá trị của di sản văn hóa vật thể và

di sản văn hóa phi vật thể:

Thứ nhất, di sản văn hóa vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuất vật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất

và sinh hoạt, đồ ăn, đồ mặc, các phương tiện đi lại Di sản văn hóa vật thể là mộtdạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiềucao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong khônggian và thời gian xác định Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéoléo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt Di sản văn hóa vật thể được kháchthể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, luôn chịu sự tháchthức của quy luật bào mòn c ủa thời gian, trong sự tác động của con người thời

Trang 14

đại sau Di sản văn hóa vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổirất nhiều so với nguyên gốc Do đó, vấn đề giữ gìn những di sản văn hóa vật thểlâu đời đòi hỏi cần công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.

Tại điều 4, Luật Di sản văn hóa định nghĩa di sản văn hóa vật thể như sau:

“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vậtquốc gia”

Thứ hai, di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thể hiện

trong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước thể hiệnmối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người với tổ tiên, với lựclượng siêu nhiên mà con người luôn tin tưởng Đó là toàn b ộ tri thức liên quanđến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát tri ển của conngười như sản xuất lương thực, y học dân gian, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công

Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, múa rối, sân khấu, các loạihình thức trình diễn cho đến kiến trúc, trang trí, đồ họa…Đó là các loại hìnhnghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ

Theo điều 2 của bản Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, kháiniệm

Di sản văn hóa phi vật thể được UNESSCO hiểu như sau:

Các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèmtheo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liênquan mà các c ộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá

Trang 15

nhân, công nh ận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệnày sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhómngười không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và quan hệ qua lại giữacộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ýthức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đadạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.

Điều 4 của Luật di sản văn hóa cho rằng:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc

cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn

và các hình thức khác

Trên thực tế, sự phân biệt hai thể loại di sản văn hóa như trên chỉ có ýnghĩa quy ước, thực ra chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phânbiệt rạch ròi Cả hai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữgìn và phát huy

Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tác giả

đi trước về di sản văn hóa vừa khái quát, có thể rút ra: Di sản văn hóa là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.

Trang 16

1.1.2 Đặc điểm của truyền thông về di sản văn hóa

Di sản văn hóa không phải là một hiện tượng tĩnh, đặc biệt là di sản vănhóa phi vật thể, nó liên tục thay đổi Nhiều biểu đạt và hình thức thể hiện di sảnvăn hóa phi vật thể bị đe dọa và có nguy cơ thất truyền do ảnh hưởng của quátrình toàn cầu hóa cũng như do thiếu sự ủng hộ, tôn trọng và hiểu biết Bảo vệ disản là sự chuyển giao tri thức, kỹ năng và ý nghĩa Nói cách khác, bảo vệ nhấnmạnh vào các quy trình chuyển giao hay truyền dạy các di sản văn hóa phi vậtthể từ thế hệ này sang thế hệ khác Bảo vệ có nghĩa đảm bảo di sản là một phầncuộc sống của thế hệ hiện tại và sẽ được truyền cho thế hệ tương lai Phổ biếnthông tin về các hình thức di sản trên các phương tiện truyền thông cũng là mộtcách để góp phần bảo tồn di sản đó Ở một khía cạnh khác, thu nhập của các disản từ khách tham quan không chỉ là lợi nhuận hiện kim mà còn là lợi ích các giátrị của di sản và sự đánh giá, công nhận của công chúng Nhiều lễ hội, thông quacác hoạt động văn hóa và các dịch vụ của mình, thu hút khách du lịch đến tham

dự để trau dồi tri thức về vùng đất, văn hóa, lịch sử đồng thời tiêu dùng các sảnphẩm văn hóa và kinh tế ở địa phương Việc phát triển du khách rất cần sự hỗ trợcủa các phương tiện truyền thông nhằm mục đích marketing, quảng bá FestivalHuế là một minh chứng rõ rệt nhất cho vai trò của truyền thông trong việc thuhút khách du lịch

Truyền thông là một thành viên quan trọng trong thị trường di sản Bêncạnh việc tư liệu hóa và phổ biến các di sản, truyền thông còn tạo diễn đàn chia

sẻ các quan điểm của cộng đồng cũng như từ các phía thành viên khác của thịtrường di sản Sản phẩm và dịch vụ di sản rất đa dạng, nhu cầu xã hội đối với sảnphẩm và dịch vụ di sản cũng rất phong phú Sự đa dạng phong phú này là nguồngốc của các vấn đề, các mâu thuẫn trong thị trường di sản, và truyền thông là

Trang 17

diễn đàn góp phần làm hài hòa các mối quan hệ Truyền thông là hình thức hiệuquả trong việc lưu giữ, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản Truyền thông gópphần nhận diện giá trị, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một di sản cũng như làmphong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất của xã hội; là nguồn di sản tưliệu, tạo ra các sản phẩm lưu giữ thông tin về di sản dưới nhiều dạng thức độcđáo.

1.1.3 Vai trò của truyền thông trong việc bảo tồn và phát huy giá trị

di sản văn hóa phi vật thể

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, vai trò của người dân, của các cơquan quản lý văn hóa được xem là yếu tố nòng cốt và quyết định Tuy nhiên, đểgiá trị của di sản đó được lan tỏa, không thể không nhắc tới vai trò của truyềnthông Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm qua, truyền thông đã và đangđóng góp tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóadân tộc Nhìn lại con số thống kê về di sản văn hóa trên cả nước, có thể thấy,truyền thông đã mang di sản đến gần hơn với công chúng Truyền thông đã gópphần đưa Vịnh Hạ Long của Việt Nam thành di sản thiên nhiên thế giới, được Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh.Cũng nhờ truyền thông, những di sản nổi tiếng của Việt Nam đã được bạn bèquốc tế biết đến nhiều hơn, như: Quần thể Di tích Cố đô Huế, khu phố cổ Hội

An, danh thắng Tràng An, rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng… Nhờ đó, lượngkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, khẳng định vị trí và vai tròcủa di sản văn hóa trong đời sống xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước Thêm vào đó, từ những phát hiện, phản ánh của truyềnthông đã góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương nắmbắt được những vấn đề bất cập để tháo gỡ, xử lý Có thể kể đến vụ việc các công

Trang 18

trình xây dựng trong khu di sản văn hóa Tràng An - Bái Đính, khu danh thắngNúi Sam, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn…

Có thể nói, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự phát triển củabáo chí đa phương tiện, việc kết hợp được thế mạnh của truyền thông trong việc

hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa là biện pháp hữuhiệu thu hút sự quan tâm của cộng đồng với di sản văn hóa, bảo vệ di sản trướcthách thức của quá trình hội nhập…

1.2 KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA VÍ, DẶM NGHỆ TĨNH

1.2.1 Bối cảnh hình thành dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

a Đặc điểm địa lí, địa hình

Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sôngLam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhânkiệt" Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên cường.Nhiều anh hùng, danh nhân Việt Nam xuất thân từ Hà Tĩnh

Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông

La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ Núi HồngLĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiệnđang đặt tại cố đô Huế

Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giảcủa Truyện Kiều Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" củadòng họ Nguyễn Huy Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh

ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa

Trang 19

tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), TruyệnKiều.

Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, YênHội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú nổidanh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương

Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát catrù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò vídặm Đan Du, Phong Phú Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội,hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, PhùLưu Thượng Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núiHồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã đểlại nhiều thơ văn và trước tác Đặc biệt,đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sảnsinh ra làn điệu Dân ca ví, dặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại

b Con người Hà Tĩnh

Dù du khách về Hà Tĩnh bằng đường bộ, đường sắt hay đường thuỷ thìcuộc đi nào cũng đến cội nguồn của các di tích lịch sử văn hoá Hà Tĩnh Đó lànhững làng quê đã sinh ra những con người có tên tuổi lớn, được dân tộc này lưudanh muôn đời, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Nguyễn Huy

Tự, Đặng Dung, Đặng Tất, Bùi Cầm Hồ…đến Phan Đình Phùng, Trần Phú, HàHuy Tập…nối tiếp sau này như Xuân Diệu, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Hãn,Nguyễn Phan Chánh…

Tính cách con người Hà Tĩnh được hình thành bởi thế ứng xử của conngười trong môi trường chính trị- lịch sử-xã hội của vùng đất này Để vượt thoát

Trang 20

được sự kỳ thị trung tâm và ngoại vi (mà là một ngoại vi khá đặc biệt, một ngoại

vi muốn và bị khép kín bởi tính bản sắc), người Hà Tĩnh không có cách nào khác

là vươn lên bằng chính sức lực và trí lực của mình Sự cần cù trong lao động, sựtảo tần trong cuộc sống, sự mạnh mẽ trong ý chí sống, sự quyết tâm cao tronghọc hành và thi cử là những điều mà người dân nơi đây buộc phải lựa chọn trongbối cảnh xã hội khá khắc nghiệt của mình

Người Hà Tĩnh có đức tính cần cù, chịu khó, ham học Theo số liệu điềutra năm 2005, hiện có khoảng 654.622 người trong độ tuổi lao động, trong đó cókhoảng 20% đã được đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ có: 150 người; Lao động có trình

độ Đại học trở lên: 9.491 người; Lao động có trình độ Trung học chuyên nghiệp

và Cao Đẳng: 35.930 người; Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có bằng,chứng chỉ: 16.574 người, trong đó thợ lành nghề chiếm khoảng 5% - 7 %; Sốhọc sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm từ 20.000 đến 25.000, lànguồn bổ sung lao động quý giá

Hà Tĩnh có 1 Trường Đại học và các trường trung học chuyên nghiệp.Hiện có 28 cơ sở dạy nghề, trong đó: Có 6 Trường dạy nghề, 3 Trường trung học

có đào tạo nghề; 3 Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, 2 Trung tâm dạynghề tư thục; 2 Trung tâm dịch việc làm có đào tạo nghề; 11 Trung tâm kỹ thuậttổng hợp hướng nghiệp - Dạy nghề của 9 huyện và 2 thị xã

Ngoài ra còn có các lớp dạy nghề bên cạnh các doanh nghiệp, các Sở,ngành, các tổ chức chính trị xã hội với hình thức liên kết gửi học sinh đi đào tạotại các trường Trung ương và tỉnh bạn

Trang 21

Với nguồn lao động dồi dào, trẻ, trình độ văn hoá khá và hệ thống cáctrường dạy nghề hiện có đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân cho các doanhnghiệp, các nhà đầu tư.

Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản lý,những công nhân lành nghề, các thương gia và doanh nhân đang sống và làmviệc ở các tỉnh trong nước, ở nước ngoài luôn luôn hướng về quê hương vớimong muốn xây dựng quê hương giàu đẹp Hà Tĩnh còn là tỉnh ổn định về chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, con người Hà Tĩnh cởi mở, thân thiện,môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ, bộ máy và các thủ tục hành chínhđang được sắp xếp cải tiến gọn nhẹ… là môi trường đầu tư khá thuận lợi

1.2.2 Nguồn gốc, và quá trình phát triển của Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

Về nguồn gốc:

Cũng như các loại hình dân ca khác, ví, dặm bắt nguồn từ đời sống xã hội,

do nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân trong lao động cũng như lúc rảnhrỗi, vui chơi Nó là một phương tiện văn nghệ tự túc của nhân dân địa phương,hòa vào dòng chảy văn hóa chung của dân tộc Từ đời Tấn (265-120 TCN), trongsách Giao Châu kí, Lưu Hán ghi rằng nông thôn thời bấy giờ trẻ mục đồng cưỡitrâu, thổi sáo và hát các bài đồng dao của người Việt; còn trong sách Thuyếtuyển (năm 16 TCN), Lưu Hướng có ghi lại một bài ca của người Việt hát tronglúc chèo đò và gọi đó là Việt ca… Ví, dặm người Nghệ Tĩnh cũng có thể đã cómột lịch sử hình thành từ lâu đời nhưng phải đến thế kỉ XVII - XVIII mới đủlông đủ cánh, hình thành ra những cuộc hát với thủ tục, lề lối chặt chẽ như nhiềunhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định

Trang 22

Về quá trình phát triển:

Như mọi loại hình nghệ thuật dân gian khác, Ví, dặm Nghệ Tĩnh cũng cóquá trình biến đổi, phát triển vừa để hoàn thiện mình, vừa để thích ứng tốt vớiđiều kiện lịch sử mới trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Từ khi ra đờiđến nay, có lúc thăng, trầm do hoàn cảnh chiến tranh, song nhìn chung, lịch sửcủa ví, dặm là lịch sử liền mạch xuyên suốt quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội,ứng xử giữa con người với nhau của các thế hệ người dân Nghệ Tĩnh qua nhiềutrăm năm, luôn được trao truyền, gìn giữ và phát triển, cả bề rộng lẫn bề sâu màchưa hề đứt quãng Phải sinh tồn trong cộng đồng người Nghệ Tĩnh qua hàngtrăm năm mới thấy được sự trưởng thành của dân ca ví, dặm Từ sơ khai vớinhững bài ca lao động, những bài ca giao gửi gắm nỗi niềm tâm sự qua cuộcsống của người nơi đây chúng được nâng cao, hoàn thiện dần, để rồi, đến nhữngnăm đầu thế kỷ XVII - XVIII trở đi, hát ví, dặm đã phát triển và trở thành hìnhthức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng với sự tham gia của nhiều tầnglớp, từ người lao động bình dân, tiêu biểu như Ả Sạ, O Uy (nổi tiếng về hátphường vải Trường Lưu) đến các nhà khoa bảng, thầy đồ và tri thức đương thời,tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Quýnh, nhà khoabảng Đinh Viết Thận, Tham gia hát ví, dặm họ thường làm "thầy bày", "thầygà" cho bên nam hoặc bên nữ, một số người cũng trực tiếp hát Đến giữa thế kỷXIX trở đi cho đến khoảng năm 1945 (tức đến giữa thế kỷ XX), dân ca ví, dặmđược lưu truyền rộng rãi, bên cạnh hình thức sinh hoạt tự túc, bình dân gắn vớilao động nghề nghiệp như quay tơ dệt vải, cày cấy, trèo non hay chèo thuyền trênsông nước đã hình thành một số trung tâm gắn với sự tham gia tích cực của cácnhà khoa bảng, các nhà nho yêu nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu, VươngThúc Quý, Trần Văn Lương Bởi vậy, bên cạnh những nội dung bài bản dân

Trang 23

gian, ví, dặm còn có nội dung thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộcvới cách diễn đạt sang trọng, bác học Từ 1945 đến nay, ví, dặm Nghệ Tĩnh đã cónhững thay đổi về môi trường diễn xướng, về hình thức thể hiện, về đề tài phùhợp với sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội và nhu cầu của công chúng Cóthể tạm chia ra các giai đoạn nhỏ gắn với các mốc thay đổi của lịch sử, của hìnhthái kinh tế - xã hội như sau:

Từ 1945 - 1975, giai đoạn này đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh khốcliệt, cộng đồng không có không gian văn hóa để sinh hoạt, không khí chiến tranhkhông cho phép tụ tập đông người, nhân lực dốc vào nhiệm vụ phục vụ chiếntranh, mọi nhiệm vụ khác đều tạm gác lại, cả nước đều có chung mục tiêu làkháng chiến chống giặc ngoại xâm và độc lập dân tộc, tất cả phục vụ cho tiềntuyến Vì thế mà sinh hoạt ví, dặm ở các làng, xã không được quan tâm và khôngđược diễn ra thường xuyên và công khai như trước Sinh hoạt dân ca dưới hìnhthức cộng đồng, tập thể bị lắng xuống Người dân không còn tụ họp hát phường,hát hội với tính chất giải trí hay trao gửi tâm tình như xưa nữa Thay vào đó, dân

ca đã được sinh hoạt dưới một hình thức mới, bên cạnh việc trực tiếp phục vụ laođộng, sản xuất ở địa phương như trước đây thì giai đoạn này, dân ca được đưavào cổ vũ, động viên tinh thần cho bộ đội trong chiến trường Với một loạt cácphong trào, tiêu biểu như phong trào "tiếng hát át tiếng bom", dân ca ví, dặmbắt đầu đã được sử dụng để sáng tác thành những vở kịch hát ngắn gọn để sửdụng phục cụ kháng chiến trên chiến trường

Từ 1976 - 1995, thời kỳ này hòa bình được lập lại, đất nước hình thànhnhiều tổ chức làm ăn kinh tế mới làm cho xã hội có sự thay đổi, kéo theo đờisống văn hóa có nhiều thay đổi trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh Để phù hợp với sựphát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống hiện đại, dân ca cũng được chuyển

Trang 24

hóa từ hình thức diễn xướng dân gian lên hình thức diễn xướng chuyên nghiệp.

Để phù hợp với bước chuyển hóa đó thì Đoàn kịch hát dân ca được ra đời, rồiđến Nhà hát dân ca Nghệ An nay là Trung tâm Bảo tồn Phát huy Di sản Dân ca

xứ Nghệ với hàng chục vở diễn đạt Huy chương vàng, Huy chương bạc trong các

Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp như các vở diễn: Không phải tôi, Mai Thúc Loan, Chuyện tình ông vua trẻ, và sau này với các vở diễn như: Soi vào quá khứ, Mô ̣t cây làm chẳng nên non, Người thi hành án tử, Đường đua trong bóng tối Có thể khẳng định đây là giai đoạn thể nghiệm thành công sân khấu hóa dân

ca Nghệ Tĩnh Sự thể nghiệm này đã làm nên một sự nghiệp lớn "Sự nghiệp sânkhấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh" đã được cả nước công nhận, đặc biệt giới nghệthuật sân khấu công nhận Như vậy, trong đại gia đình sân khấu kịch hát dân tộcViệt Nam có thêm một bộ môn kịch hát dân ca, trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh,hay còn gọi kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh

Từ 1995 đến nay, đất nước đã đi vào ổn định, đời sống kinh tế được cảithiện, kéo theo nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân cũng nâng lên Ở cácđịa phương đã có sự quan tâm và đầu tư kinh phí của các cấp chính quyền và cáccấp quản lý văn hóa Vì thế sinh hoạt dân ca đang dần được phục hồi trở lại,nhưng không phải bằng hình thức hát phường, hát hội như xưa Giờ đây dân cađược sinh hoạt trong các đội văn nghệ, các lễ mít tinh, hội họp đoàn thể, lễ hiếu,

hỉ, mừng sinh nhật, mừng thọ… Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế hội nhập vàphát triển, kéo theo sự giao lưu của nhiều luồng văn hóa thì dòng nhạc truyềnthống trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh đang bị lấn át và có nguy cơ mai một dần.Trước tình hình đó để dân ca Nghệ Tĩnh vẫn tồn tại, phát triển phù hợp và thíchứng với tình hình mới, Nghệ An và Hà Tĩnh đã sớm thành lập Trung tâm bảo tồndân ca và Nhà hát truyền thống, bước đầu tạo ra phong cách chuyên nghiệp trong

Trang 25

quá trình bảo tồn, truyền dạy cũng như góp phần tạo sự lan tỏa, truyền bá di sảnvăn hóa địa phương qua thực tiễn cũng như các phương tiễn truyền thông Cụthể: khẳng định và đẩy mạnh con đường sân khấu hóa dân ca, tích cực thành lậpcâu lạc bộ dân ca ở các địa phương, đưa dân ca vào trường học, dạy hát dân catrên sóng phát thanh truyền hình, tổ chức các kỳ thi liên hoan dân ca hàng năm…

1.2.3 Phân loại Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

Thể hát ví: Ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy,

ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, víchuỗi, ví ghẹo

Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc ( lục bát, songthất lục bát, lục bát biến thể )

Ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể

co dãn một cách ngẫu hứng Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vàolời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ

Tình điệu (tính biểu cảm) thì tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gianthời gian và tâm tính của người hát Âm vực của ví thường không quá một quãng

8 Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, thathiết ân tình Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước,nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ

Thể hát dặm: Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nóicách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá Dặm cũng

có nhiều làn điệu như: Dặm kể, dặm cửa quyền, dặm ru, dặm vè, dặm nối, dặmxẩm

Trang 26

Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ,

có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm) Tuyvậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, cókhi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà cóthể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể)

Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải Cũng

có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng.Và có cả dặm trữ tình giaoduyên

Trang 27

Chương 2

THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG DÂN CA VÍ DẶM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 2.1 CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG

- Chủ thể truyền thông: Bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước về truyền

thông có chức năng quản lý vĩ mô đối với truyền thông xã hội thông qua hệthống chính sách pháp luật Đối với dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh, chủ thể chính làchính quyền địa phương, ban quản lý di sản, thuộc sự quản lý của Nhà nước

- Đối tượng truyền thông: Là những người / nhóm người có sự tương đồng

về một hay nhiều mặt nào đó (như độ tuổi, mối quan tâm ) Họ là mục tiêu đượccác nhà truyền thông marketing, các chiến dịch truyền thông marketing nhắm tớinhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái

độ của họ đối với vấn đề được truyền thông Đối tượng truyền thông của dân ca

Ví, Dặm Nghệ Tĩnh là công chúng truyền thông tại địa phương, trong nước vàquốc tế Cùng với tất cả những người yêu thích dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

2.2 NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

2.2.1 Giá trị Ví, Dặm và vai trò của dân ca Ví, Dặm

- Giá trị của dân ca Ví, Dặm

Dân ca Ví, Dặm tạo nên bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tìnhdân gian của tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ Đó là bởi nó được bắt nguồn và hìnhthành từ chính cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dânđịa phương, gắn bó mật thiết với cuộc đời của họ Người dân xứ Nghệ hát ví, hátDặm ở mọi nơi, mọi lúc: khi ru con, đan lát, dệt vải, lúc làm ruộng, chèo thuyền,

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN