1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận đề tài thực trạng tài nguyên thủy sản và vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên thủy sản tại việt nam

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do số lượng sản phẩm phong phú và đa dạng, mặt hàng thủy sản nước ta có cơ hội cạnh tranh cao trên thị trường tiêu dùng quốc tế.Được biết thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN THỦY SẢN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, KHAITHÁC TÀI NGUYÊN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

A TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài 3260km trải dài từ Bắc xuống Nam, với các vùng biển và thềm lục địa, trung bình cứ 100km đất liền thì có 1km bờ biển, đây được đánh giá là tiềm năng lớn để thúc đẩy phát triển thủy sản Nhờ vào các điều kiện địa lý và tự nhiên ở Việt Nam đã tạo nên nhiều hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú về thủy sản Do số lượng sản phẩm phong phú và đa dạng, mặt hàng thủy sản nước ta có cơ hội cạnh tranh cao trên thị trường tiêu dùng quốc tế.

Được biết thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và ngành khai thác thủy sản nước ta những năm qua đã phát triển nhanh (tổng sản lượng thủy sản năm 2022 là 9 triệu tấn); có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong các năm trở lại đây hoạt động khai thác thủy sản đã nảy sinh nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ như: công tác quản lý tàu cá; nghề khai thác thủy sản phát triển tự phát không kiểm soát được; tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát chưa có sự liên kết và hợp tác trong tổ chức sản xuất; công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; sự cạnh tranh trong khai thác ngày càng tăng; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra đã làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ; thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu nghề cá để phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch khai thác hải sản; đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải và thiếu đồng bộ… Mặt khác, hệ thống tổ chức quản lý khai thác và thực thi pháp luật chưa được triển khai chặt chẽ, chưa được hoàn thiện dẫn đến vi phạm pháp luật và tồn tại tình trạng khai thác trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) Đây là một thách thức rất lớn, tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế biển nói chung, đòi hỏi cần phải có những chính sách toàn diện và đột phá.

Hiện nay hệ thống sinh thái thủy sản bị cạn kiệt và ô nhiễm phóng xạ, sử dụng hóa chất nông nghiệp và chất thải công nghiệp không đúng quy trình Mặt khác sự thay đổi khí hậu cũng gây ra nhiều mất mát trong sản phẩm thủy sản Môi trường tăng nhiệt độ và biến đổi có thể khiến cho sự phát triển các loài thủy sản không ổn định Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên thủy sản nước ta cũng như các nước trên thế giới.

Ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào nhưng những khó khăn, thách thức cũng rất lớn Những vướng mắc, thách thức đó chính là lực cản vô hình khắc chế ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong hành trình tăng tốc, vươn tầm ra thế giới.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên cần kiểm soát được hoạt động tàu cá trên biển, khai thác trên cơ sở sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực, các hoạt động hỗ trợ phục vụ cho khai thác hải sản để phát triển bền vững, gắn khai thác hải sản với bảo vệ nguồn lợi và môi trường

Trang 2

sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển đảo của tổ quốc và sự hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu xây dựng các mô hình quản lý đối với hoạt động khai thác thủy sản là hết sức cần thiết.

2.Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhận biết rõ những thuận lợi, khó khăn mà ngành thủy sản Việt Nam gặp phải, từ đó đề xuất ra các giải pháp thích hợp để giải quyết khó khăn, góp phần làm tăng lên sự phát triển của ngành này trong nền kinh tế.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu thực trạng của ngành thủy sản ở Việt Nam nói riêng và tình hình phát triển ngành thủy sản trên thế giới nói chung.

Nghiên cứu về vấn đề khai thác, quản lý tài nguyên thủy sản Việt Nam.

Tìm hiểu và đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác của ngành thủy sản Việt Nam.

3.Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên ngành thủy sản ở Việt Nam.

Các vấn đề liên quan đến quản lý, khai thác thủy sản tại Việt Nam.

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp so sánh.

Phương pháp thu thập tài liệu.

Từ đó rút ra những kết luận cần thiết để đánh giá xu hướng phát triển và những thay đổi ngành thủy sản Việt Nam.

B NỘI DUNG

1.Các cơ sở lý luận chung

1.1 Tổng quan ngành thủy sảna) Khái niệm

Tài nguyên thủy sản là tài nguyên sinh vật (động vật, thực vật hay vi sinh vật) sống ở các vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế (chế biến, sử dụng), giá trị khoa học (nghiên cứu đa dạng sinh học).

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù,bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi các ngành khai thác, đóng

Trang 3

sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thủy sản trực thuộc ngành công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thủy sản thuộc ngành công nghiệp nhóm B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thủy sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.

b) Phân loại

-Nghề nuôi trồng thủy sản rất đa dạng tùy thuộc theo từng chuyên ngành trong đó, có hơn bốn loại lĩnh vực chính, tương ứng với các sản phẩm khác nhau : nhóm động vật thân mềm, nhóm tảo, nhóm giáp xác (tôm, cua) và các loại cá.

-"Thủy sản" là "một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi", sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá.

-Sự phân lại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn và môi trường sống và khí hậu.

Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước ngọt

hay cá nước lợ Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình

Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và

cua là các đối tượng nuôi quan trọng Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển

Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh

vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương) và một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc)

Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài có kích thước

nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria.

Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động vật bốn chân có

màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da).

c) Vai trò và vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

 Vị trí:

Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.

Trang 4

Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp Giai đoạn 5 năm 1995-2000, GDP của Ngành Thuỷ sản đã tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần và năm 2003 ước tính đạt 24.327 tỷ đồng (theo giá thực tế) Tỷ trọng GDP của Ngành Thuỷ sản trong GDP của toàn bộ nền kinh tế năm 1990 chưa đến 3%, năm 2000 tỷ lệ đó là 4% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững Trái lại, GDP của ngành nông nghiệp đã giảm xuống tương đối: năm 1990, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp là 38,7% đến năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn 24,3% và năm 2003 còn 16,7%.

Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp

Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Kể từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm nuôi mặn lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động.

Một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào Ngành Thuỷ sản Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2004 đạt gần 2,4 tỷ USD, vượt 20% so với kế hoạch, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí thứ 10 trong số nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới

 Vai trò:

-Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam

50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng

Trang 5

triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

-Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm

Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông

-Xoá đói giảm nghèo

Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.

-Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn

Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập

Trang 6

cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha Năm 2001, diện tích đã nuôi được xác định là 239.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

-Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai

Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.

-Nguồn xuất khẩu quan trọng

Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD.

- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ Thực hiện quyết định này, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát triển đã cho vay 867.871 triệu đồng, tương đương với 802 con tàu Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg về việc sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắt hải sản xa bờ, tổng số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là 182.372 triệu đồng để đóng mới 166 con tàu Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển của nước ta Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương trình Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang) Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổ quốc.

1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản Việt Nam1.1.1.Vị trí địa lý và lãnh thổ

Vị trí địa lý tạo ra những thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản một cách toàn diện Đối với các nước giáp biển, trong đó bao gồm cả Việt Nam thì ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản trở thành ngành thế mạnh Các khu vực như vũng, vịnh nước nông, đầm là những nơi vô cùng

Trang 7

thích hợp để nuổi trồng các loài hải sản với giá trị kinh tế cao Mặt khác, diện tích vùng biển lớn cũng cung cấp nhiều nguồn thủy hải sản tự nhiên, phong phú và đa dạng.

1.1.2.Điều kiện tự nhiên

Thuận lợi

Nước ta có bờ biển dài với chiều dài 3260 km và có vùng đặc quyền kinh tế rộng.

Nguồn hải sản rất phong phú với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn và cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, rong biển hơn 600 loài và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa +Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Dọc bờ biển có nhiều vũng – vịnh, những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).

Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, và các ô trũng ở vùng đồng bằng có khả năng nuôi trồng hải sản nước ngọt Trên cả nước ta đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Khó khăn

Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi Miền Trung là nơi có số ngày nắng, mức độ bốc hơi nước lớn nhất cả nước, cho nên hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhất Nhiều ao nuôi tôm cá đã bị bỏ hoang vì không có nước để cung cấp trong quá trình nuôi Một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã bị cạn kiệt nguồn nước trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi Tôm cá chưa đến kích thước thương phẩm bán với giá quá rẻ hoặc làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Nắng lắm ắt phải mưa nhiều, gây ra hiện tượng lũ lụt ở nhiều nơi Lượng mưa trung bình có xu hướng tăng dần qua các năm Lũ lụt đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng ở nhiều địa phương trong cả nước Nhiều nơi có thể được xem là nơi thuận lợi phát triển nếu hiện tượng khô hạn xảy ra, nhưng chính nơi đây là nơi dễ bị rủi ro nhất nếu lũ lụt xảy ra Khô hạn có thể cung cấp nước, nhưng lũ lụt thì rất khó chống Nhiều ao nuôi đã được chuẩn bị bao đê kiên cố, cao để chống nước dân cao vào mùa mưa, nhưng không thể chống được lũ lụt Đối với nghề nuôi thủy sản mặn lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho

Trang 8

tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn Lũ xãy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đề bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thiên tai, mỗi năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều lần gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, thiên tai nhiều làm hạn chế số ngày ra khơi Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn Bão đã gây ra những cơn sóng giữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng nuôi trồng thủy sản Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất.

Một số vùng ven biển, do hoạt động của con người làm môi trường bị suy thoái, môi trường nước bị ô nhiễm nguồn lợi thủy sản suy giảm nhiều.

Ví dụ: Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay có gần 4000 ha nuôi tôm công nghiệp sản lượng chiếm gần ¼ cả nước, tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng thì có khoảng 70 % các đầm tôm công nghiệp xả thải thẳng ra môi trường ảnh hưởng rất lớn đến môi trường gây ra tình trạng trì trệ kém phát triển cho tình hình chung của ngành thủy sản

1.1.3.Điều kiện về kinh tế - xã hội

Thuận lợi

Nhân dân và ngư dân nước ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Dân cư, lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm

Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây theo đó mà thị trường tiêu thụ được mở rộng Điều này tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, đồng thời thúc đẩy sự đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất ngành thủy sản.

Nhà nước có những đổi mới trong chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.

 Chính sách hỗ trợ và khích lệ từ chính phủ và các tổ chức kinh tế, xã hội có thể giúp ngành thủy sản tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi Các chính sách như hỗ trợ vốn, giảm thuế, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào tạo kỹ thuật giúp thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của ngành thủy sản.

Trang 9

Các phương tiện phục vụ cho ngành thủy sản như tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn, ngày càng được đổi mới hơn.

Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm thay đổi cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản…

Cơ sở hạ tầng ( hệ thống điện, nước, giao thông…) ngày càng được hoàn thiện

 Sự phát triển công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản Công nghệ tiên tiến sẽ giúp cải thiện hiệu suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Khó khăn

Cơ sở vật chất: thiếu đồng bộ, còn lạc hậu

Tàu thuyền tuy được cải thiện nhưng phần đa vẫn còn thô sơ, lạc hậu, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu

Ví dụ: Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bị xuống cấp, bồi lắng, tàu thuyền chỉ có thể ra vào cảng vào thời điểm thủy triều lên.

Cảng cá Lạch Hới một buổi sáng

Trang 10

Nhiều tàu cá nội tỉnh cập cảng, chuyển tôm cá lên bờ Trên bờ, thương lái tranh nhau thu mua hải sản Những chiếc xe bồn chở dầu, đá vào tận cảng, chen lấn, tấp nập Trời mưa phùn, từng vũng nước đọng lại trên cầu cảng, xác cá vương vãi khiến mùi tanh bốc lên nồng nặc Cảng Lạch Hới đã bị bồi lắng Nhiều tàu thuyền của ngư dân Thanh Hóa hoặc cải hoán hoặc đóng mới, đa phần có công suất từ 400 - 800CV Vì vậy, việc ra vào cảng đã khó khăn nay càng khó hơn Cảng Lạch Hới hiện chỉ là nơi ra vào của các tàu trong tỉnh, không thu hút được tàu ngoại tỉnh đem hải sản vào bờ buôn bán.

Nghề thuỷ sản đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là cơ sở vật chất, trong khi phần lớn ngư dân nước ta tập trung ở các làng nghề nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.

Việc nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa được đổi mới, còn mang tính chất quảng canh nên năng

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam là thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt là hệ thống chế biến đông lạnh nên chưa tạo được những sản phẩm có giá trị cao Mặt khác, tình trạng ngư dân khai thác “vô tội vạ” không theo mùa vụ, trong khi nguồn tài nguyên ven bờ đang cạn kiệt dần do khai thác quá mức mà chưa coi trọng công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản Việc thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ tuy có mang lại một số kết quả quan trọng, nhưng nhiều tàu thuyền do trang bị thiếu đồng bộ nên hiệu quả đạt thấp, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như các nguồn lực đầu tư Việc chuyển đổi nghề cho lực lượng tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt ven bờ khó khăn Tình trạng đánh bắt ven bờ, hủy diệt nguồn lợi thủy sản chưa được ngăn chặn có hiệu quả

Tổng hợp lại, điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam Việc khai thác và sử dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên, cùng với việc tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và định vị Việt Nam trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực này.

1.2 Sơ lược tình hình phát triển ngành thủy sản trên thế giới

 Ở Nhật Bản

Trang 11

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của Nhật Bản đã giảm 7,5% vào năm 2022 so với năm trước, đạt mức thấp kỷ lục 3,85 triệu tấn.

Ba loài có sản lượng khai thác thấp kỷ lục bao gồm cá thu đao Thái Bình Dương, mực bay Thái Bình Dương và bạch tuộc Sản lượng đánh bắt cá thu đao năm 2022 đạt tổng cộng 18.400 tấn, giảm 8,4% so với năm trước đó nhưng giảm 97% so với mức thấp kỷ lục năm 1930 Cá thu đao đã từ một mặt hàng chủ lực giá rẻ ở Nhật Bản trở thành của hiếm trong thập kỷ qua.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của Nhật Bản đã giảm 7,5% vào năm 2022

Sản lượng khai thác mực bay của Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục là 29.700 tấn, giảm 8,3% so với năm trước, nhưng tương tự như cá thu đao, giảm 95,6% so với mức đỉnh năm 1968 Giá tăng 40% lên mức cao mới 823 JPY (5,69 USD hay 5,18 EUR)/kg Trong khi đó, sản lượng khai thác bạch tuộc đạt mức thấp kỷ lục 22.200 tấn.

 EU tập trung vào chuyển đổi năng lượng thủy sản

Ủy ban Châu Âu (EC) đã bắt đầu hợp tác nhiều bên để khử cacbon trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhằm đạt được mục tiêu khí hậu năm 2050.

EC đã tổ chức một hội nghị cấp cao về sáng kiến chuyển đổi năng lượng cho nghề cá của EU Liên minh các tổ chức phi chính phủ Oceana, ClientEarth và Our Fish kêu gọi EU và các bên liên quan đến nghề cá đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng để đạt được khả năng đánh bắt bền vững và trung hòa carbon vào năm 2050 Sáng kiến chuyển đổi năng lượng và quan hệ đối tác liên quan sẽ giúp ngành thủy sản giải quyết thách thức môi trường lớn nhất hiện nay, biến đổi khí hậu.

Các tổ chức phi chính phủ lưu ý rằng thông điệp khoa học mới nhất của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc rất rõ ràng: tất cả các ngành phải cắt giảm mạnh lượng khí thải nhà kính.

Sự phụ thuộc của ngành thủy sản vào nhiên liệu hóa thạch và tính dễ bị tổn thương về kinh tế của ngành trước sự tăng vọt của giá năng lượng cho thấy sự cần thiết phải đẩy nhanh các biện pháp để giảm sự phụ thuộc này và hướng tới năng lượng sạch Để đạt được mục tiêu này, EC đang khởi xướng một quan hệ đối tác nhiều bên và phát triển một lộ trình liên quan đến sáng kiến chuyển đổi năng lượng cho nghề cá của EU.

Để đạt được hiệu quả, lộ trình từ sự hợp tác này phải có nội dung giải quyết tất cả các tác động khí hậu của hoạt động đánh bắt cá Cụ thể, giảm phát thải nhiên liệu trực tiếp; bảo vệ nguồn carbon xanh, bao gồm các môi trường sống giàu carbon nhạy cảm, khỏi sự xáo trộn vật lý do ngư cụ kéo đáy và bảo vệ cá khỏi đánh bắt thâm canh

Ngoài việc yêu cầu ngành đánh bắt cá cắt giảm lượng khí thải trực tiếp và bảo vệ carbon xanh, EC phải đảm bảo rằng các quốc gia thành viên thực hiện tốt hơn chính sách thủy sản chung và ưu tiên phân bổ cơ hội đánh bắt cho các đội tàu ít tác động đến khí hậu hơn, bao gồm cả những đội sử dụng có chọn lọc hơn, ít sử dụng năng lượng hơn và các kỹ thuật ít gây hại cho môi trường

Trang 12

sống hơn Ngoài ra, Ủy ban phải cung cấp hướng dẫn cần thiết và hỗ trợ tài chính để đồng hành cùng ngư dân trong quá trình chuyển đổi này.

 Xuất khẩu thủy sản của Nga 7 tháng đầu năm 2023

Liên minh Thủy sản Nga cho biết giá trị xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng của Nga giảm 12% so với cùng kỳ xuống còn 2,9 tỷ USD Thuế quan mới của Anh và lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ đã phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Nga Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu không đổi so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 1,4 triệu tấn.

Trung Quốc chiếm 53% xuất khẩu thủy sản của Nga về khối lượng và 43% về giá trị Hàn Quốc chiếm 34% tổng lượng và 35% về giá trị, Hà Lan lần lượt là 8% và 14% và Nhật Bản là 1% và 3%.

Cá minh thái đông lạnh chiếm 44% tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu về khối lượng (tăng 23% so với cùng kỳ) và 21% về giá trị (tăng 26% so với cùng kỳ) Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tajikistan và Uzbekistan.

Cá trích đông lạnh chiếm 19% tổng khối lượng (tăng 40% so với năm trước) và 5% về giá trị (tăng 9% so với cùng kỳ) Trung Quốc, Hàn Quốc, Nigeria và Anh là những thị trường hàng đầu.

Cá minh thái phi lê chiếm 5% về khối lượng (giảm 42% so với cùng kỳ) và 7% về giá trị (giảm 48% so với cùng kỳ) Các thị trường chính là Hàn Quốc, Hà Lan và Đức.

Cá tuyết Đại Tây Dương đông lạnh chiếm 5% về khối lượng (giảm 3% so với cùng kỳ) và 7% về giá trị (tăng 5% so với cùng kỳ) Hà Lan, Trung Quốc và Na Uy là ba thị trường xuất khẩu hàng đầu.

Cá tuyết Thái Bình Dương đông lạnh chiếm 3% về khối lượng (giảm 17% so với cùng kỳ) và 5% về giá trị (giảm 25% so với cùng kỳ) Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Đan Mạch.

Cua ghẹ chiếm 2% về khối lượng (tăng 19% so với cùng kỳ) và 22% về giá trị (tăng 21% so với cùng kỳ) Khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 43% hàng năm, trong khi xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 16% so với cùng kỳ và sang Nhật Bản giảm 37%.

 Tình hình thủy sản của Cannada với hoạt động đánh bắt cua tuyết

Bộ Thủy sản và Đại dương Canada (DFO) đã kéo dài mùa cua tuyết ở các vùng Newfoundland và Labrador.

Hoạt động khai thác cua tuyết bắt đầu muộn vào năm 2023 sau 6 tuần bế tắc về giá cả khiến những người khai thác phải neo đậu tại bến

Việc bắt đầu mùa khai thác muộn khiến ngư dân khó có thể đánh bắt hết hạn ngạch năm 2023 Mùa đánh bắt ở một số khu vực ban đầu dự kiến kết thúc vào ngày 30/6, nhưng DFO đã thông báo gia hạn ở nhiều khu vực để người thu hoạch có thêm thời gian đánh bắt.

Trang 13

Giá cua tuyết tiếp tục tăng kể từ khi bắt đầu mùa đánh bắt Tuy nhiên, do mùa khai thác bắt đầu muộn nên tính đến ngày 23/6 chỉ có 22.340 tấn trong hạn ngạch 54.737 tấn đã được đánh bắt.

 Châu Á đóng góp 89% tổng sản lượng nuôi trông thủy sản thế giới

Trong hai thập kỷ gần đây, Châu Á là khu vực có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất, chiếm tới gần 89% thị phần sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đạt 72,8 triệu tấn năm 2018 Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm thị phần gần 58% tổng sản lượng nuôi thế giới, đạt hơn 47 triệu tấn (năm 2018) Năm nước có sản lượng nuôi cao nhất thế giới đều thuộc khu vực châu Á và đang củng cố vị trí này trong nhiều năm Tiếp sau Trung Quốc lần lượt là Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam và Bănglađét với sản lượng tương ứng năm 2018 là 7 triệu tấn, 5,4 triệu tấn, 4,1 triệu tấn và 2,4 triệu tấn.

Cũng trong thời gian này, châu Mỹ và châu Phi đã tăng tỷ trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới với mức đóng góp tương ứng là 2,67% và 4,63% Trong khi đó, tỷ trọng này của châu Âu và châu Đại Dương lại có sự sụt giảm nhẹ so với những năm trước Trong số các nước đứng đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản, không kể Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Bănglađét và Na Uy, Ai Cập và Chile đều đang củng cố thị phần về sản lượng nuôi trồng thủy sản trong khu vực và trên thế giới để giữ được vị thế ở mức khác nhau trong suốt hai thập kỷ qua Tại khu vực châu Phi, ngoài Ai Cập, Nigiêria đã tăng đáng kể sản lượng nuôi để trở thành quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai ở châu lục này, dù tổng sản lượng của châu lục này vẫn còn chiếm thị phần khiêm tốn 2.7% tổng sản lượng nuôi trồng toàn cầu.

Theo số liệu thống kê của FAO, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng nuôi trồng thủy sản sử dụng cho mục đích thương mại nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại kể từ năm 1991 Từ năm 2016, nhiều những chính sách và chiến lược đã được chính phủ nước này đưa ra nhằm tổ chức lại ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng xanh và sạch hơn, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên cũng như phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở một số vùng trọng điểm Do vậy, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc có bị chậm lại, chỉ đạt mức 2,2% năm 2017 và 1,6% năm 2018 tỷ trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới của nước này đã giảm từ 59,9% năm 1995 xuống còn 57,9% vào năm 2018 Xu thế này được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm tới Vài năm trở lại đây, một số nước trong tốp đầu về nuôi trồng thủy sản đều cho rằng giá thị trường của loài thủy sản chủ lực đang giảm dần, phản ánh sự bão hòa của thị trường theo mùa vụ và theo từng địa phương sản xuất lớn các đối tượng này.

 Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới theo châu lục và một số nước đứng đầu

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w