1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 07 quản lý môi trườngbài tiểu luận đề tài thực trạng phát sinh và công tác qlmt đối với ctr sinh hoạt ở nông thôn

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Nhìn chung, công tác quản lý môi trường đối với chất thải rắn trên cả nước trong những năm gần đây có nhiều quan tâm, từ việc cải tiến quy trình xử lý, phân loại cũng như bộ máy quản lý

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ CÔNG TÁC QLMT ĐỐI VỚI CTRSINH HOẠT Ở NÔNG THÔN

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 07

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Hồng Ngọc

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

1.1 Tên đề tài 2

1.2 Đặt vấn đề 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG 3

2.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 3

2.2 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn hiện nay 4

2.3 Nguyên nhân 8

2.3.1 Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt 8

2.3.2 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 8 THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ CÔNG TÁC QLMT ĐỐI VỚI CTR SINH HOẠT Ở NÔNG THÔN 1.2 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã có những bước tiến phát triển nhảy vọt bên cạnh đó là sự gia tăng dân số và GDP thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội thì lại là sức ép lên tài nguyên thiên và môi trường đăc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn

Tại các thành phố, vấn đề quản lý chất thải rắn rất được quan tâm và thực hiện khá hiệu quả và nghiêm túc Còn đối với khu vực nông thôn đặc biệt là các thị trấn, các quận, huyện, các thị xã, nông thôn thì vấn đề quản lý chất thải rắn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Trang 3

Nhìn chung, công tác quản lý môi trường đối với chất thải rắn trên cả nước trong những năm gần đây có nhiều quan tâm, từ việc cải tiến quy trình xử lý, phân loại cũng như bộ máy quản lý và điều hành.Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh môi trường ở nhiều địa phương vẫn chưa được đảm bảo do nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân khách quan như thiếu kinh phí, thiếu diện tích đất quy hoạch bãi chôn lấp đúng tiêu chuẩn thì nguyên nhân quan trọng nhất là ý thức của người dân còn chưa cao, chưa quản lý được hoạt động của lực lượng thu gom rác, việc phối hợp giữa khâu thu gom, phân loại rác, vận chuyển rác và lưu chứa/xử lý rác gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, tình hình môi trường càng trở nên phức tạp và rất khó kiểm soát nhất là tại các bãi rác tự phát chưa được quy hoạch.

Các vấn đề nêu trên chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới trước áp lực về tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, đô thị hóa, công nhiệp hóa, …đang là sức ép lớn đối với môi trường và có thể sẽ trầm trọng hơn nếu như các cơ quan quản lý lại các tỉnh, thành phố và địa phương không có các hành động can thiệp kịp thời và mang tính chất chiến lược Vì những lí do trên nên nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Thực trạng phát sinh và công tác QLMT đối với chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn”, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô Ths Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi Trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để bài tiểu luận được hoàn thành tốt hơn.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu để thấy rõ được thực trạng và công tác quản lý môi trường về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn hiện nay.Từ đó đề ra một số giải pháp có tính hiệu quả, khả thi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn.

PHẦN II: NỘI DUNG

2.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt

thường ngày của con người Về cơ bản, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các chất vô cơ (thủy tinh, kim loại, giấy, cao su…) và các chất hữu cơ (thực phẩm thừa, xác động thực vật.) và các chất khác Hiện nay, túi nilong đang nổi lên 3

Trang 4

như một vấn đề đo ngại trong quản lý chất thải rắn do thói quen sinh hoạt của người dân

2.2 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn hiện nay 2.2.1 Thực trạng rác thải vùng nông thôn

Sự phát triển kinh tế-xã hội cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đã khiến cho rác thải sinh hoạt tại Việt Nam không chỉ tại các thành phố lớn mà ngay cả các vùng nông của cả nước, đang ngày một gia tăng về số lượng mà thành phần rác thải sinh hoạt cũng tăng theo, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước, không khó để bắt gặp những bãi rác tự phát cạnh con đường liên thôn, liên xã Thậm chí, rác thải sinh hoạt còn được người dân thiếu ý thức đóng thành bao ném xuống sông, trên các kênh, rạch, sông suối… Các loại rác này đang được thải ra môi trường nông thôn mỗi ngày mà phần lớn là chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường Thực trạng đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước.

Việt Nam hiện có trên 62,6 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm xấp xỉ 65% dân số trong cả nước Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt, 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi và hơn 14 nghìn tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại… Tuy nhiên, theo thống kê chỉ khoảng 50% khối lượng rác thải trên được thu gom, xử lý, phần còn lại chủ yếu là chất thải rắn khó xử lý, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe người dân.

+ Tại Bắc Ninh, theo thống kê, mỗi ngày ở vùng nông thôn thải ra gần 400 tấn rác sinh hoạt các loại mỗi ngày Tuy nhiên, chỉ có khoảng hơn 20% số rác thải này được thu gom, tập kết vào nơi quy định để xử lý Ở các làng nghề thuộc thị xã Từ Sơn và các huyện Yên Phong, Gia Bình… lượng rác thải từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được người dân tự do thải ra đường, cống rãnh, bờ đê, sông lạch… Cả tỉnh có 125 xã, phường, thị trấn nhưng mới chỉ có ba địa phương là thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành), thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ), thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) thành lập

Trang 5

được hợp tác xã dịch vụ - môi trường Còn lại một số thôn, cụm công nghiệp làng nghề tuy có tổ vệ sinh môi trường nhưng hiệu quả hoạt động rất thấp.

+ Tại Tuyên Quang, Sở Tài nguyên và môi trường cho biết, khối lượng chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn phát sinh trên địa bàn mỗi ngày khoảng 202 tấn Theo dự báo đến năm 2025, khi dân số tỉnh Tuyên Quang tăng trên 713 nghìn người, khi đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải sẽ tăng lên 285 tấn/ngày Trong khi tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực đô thị của Tuyên Quang đạt trên 96% thì tại khu vực nông thôn, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%, tương đương 60,6 tấn/ngày Tuyên Quang hiện chỉ có 11 đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn, chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn Tuy nhiên những đơn vị này chưa có đủ năng lực về phương tiện cũng như nhân lực để thu gom, vận chuyển rác thải của cả khu vực nông thôn Hầu hết ở các thôn phải từ 2 đến 3 ngày, thậm chí có nơi 5 ngày mới thu gom một lần Do vậy, đã dẫn đến tình trạng chất thải rắn, chất thải sinh hoạt vẫn tồn đọng trong khu dân cư Cùng với đó, điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt được bố trí ở đầu thôn, xóm, mặt đường giao thông chính của xã, không được che đậy kín dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm xấu cảnh quan xóm, làng …

+ Tại Nghệ An, vùng nông thôn hàng ngày phát sinh ra môi trường gần 900 tấn rác thải Hầu hết các chất thải này vẫn ở tình trạng lẫn lộn, bao gồm chất thải có khả năng phân hủy và khó phân hủy (nilon, thủy tinh, cành cây, xác động vật…) Riêng tại khu vực vùng sâu, vùng xa, những địa phương còn khó khăn của tỉnh vẫn còn phổ biến tình trạng xả rác thải sinh hoạt ngay tại vườn hoặc những địa điểm công cộng như chợ, đường giao thông và điểm giáp ranh giữa các thôn, xóm…

+ Tại Vĩnh Phúc, Sở Tài Nguyên và Môi trường, cho biết: Mỗi ngày khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh thải ra môi trường khoảng 590 tấn rác thải nhưng khả năng thu gom, xử lý rác ở khu vực này mới đạt khoảng 69% và chủ yếu theo phương thức chôn lấp Nhiều địa phương như: Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo; xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường; xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên; xã Ngọc Thanh, Tiền Châu, Nam Viêm, thị xã Phúc Yên chưa có bãi rác thải tạm thời nên phải tập kết về điểm trung chuyển, sau đó thuê các công ty môi trường đô thị vận chuyển đến bãi rác ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên để xử lý… Mặc dù, thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị bàn bạc, đưa ra giải pháp thu gom, xử lý rác thải sinh 5

Trang 6

hoạt như quy hoạch xây dựng bãi rác rộng hơn, đầu tư lò đốt rác, nhà máy xử lý rác có quy mô, công suất lớn để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải tại địa phương song đến nay tỉnh vẫn chưa có dự án nào chính thức được đầu tư xây dựng vào lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải nông thôn…

+ Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện mỗi ngày phát sinh khoảng 650 tấn chất thải, trong đó ở khu vực nông thôn có khoảng 250 tấn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nông thôn ở Sóc Trăng mới chỉ đạt khoảng gần 50% Cùng với đó, công tác phân loại chất thải tại nguồn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, có nhiều nơi chất thải nhựa, nilon lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, tình trạng ứ đọng rác thải tại các hố lưu chứa gây ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở nhiều nơi Đặc biệt, rác thải từ các chợ ở cả khu đô thị lẫn nông thôn cũng khiến cho ngành môi trường của Sóc Trăng khó khăn trong xử lý Theo báo cáo, khu vực đô thị và nông thôn trên địa bàn Sóc Trăng có hơn 130 khu chợ, mỗi ngày hoạt động tại các chợ phát sinh khoảng 100 tấn chất thải rắn và gần 1.000m3 nước thải Qua kiểm tra các đơn vị chức năng cho biết, nước thải ở các chợ nông thôn và chợ tự phát đang bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh; chất thải rắn không ngừng gia tăng về khối lượng, đa dạng về thành phần đang tác động xấu đến môi trường nước tại các sông, kênh, rạch ở địa phương.

+ Tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, tình trạng xả thải bừa bãi ra ruộng đồng các vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật hay chỉ tập kết rác vào một khu vực mà không có biện pháp xử lý đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở các vùng quê.

+ Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ cần đi dọc theo các tuyến đường liên ấp, liên xã… chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh những túi nylon, những bao chứa rác thải sinh hoạt được vứt bừa bãi 2 bên lề đường, ném quanh các bụi rậm, có khu vực, rác thải sinh hoạt được chất thành từng đống bên vệ đường Dọc các kênh, mương cũng không ngoại lệ, nhiều nơi, rác thải được đổ trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ càng ngày càng nhiều Những bãi rác như vậy đang hình thành ngày càng nhiều, chủ yếu là do thiếu nơi tập kết rác thải.

2.2.2 Những khó khăn trong việc thu gom,xử lý chất thải rắn ở nông thôn

Trang 7

Những năm gần đây, công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thực sự được coi trọng Nhiều thôn, xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác Do phương tiện xe gom không đủ, không đúng quy cách, thời gian thu gom không thống nhất… dẫn tới rác tồn đọng trong khu dân cư Hiện nay, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chỉ mới đạt khoảng 40% đến 55%.

Theo điều tra và quan sát ở các thôn, xã, phải từ 2 đến 3 ngày, thậm chí có nơi 10 ngày mới thu gom rác một lần Điểm tập kết rác thường bố trí ở đầu thôn, xóm, mặt đường giao thông chính của xã, không được che đậy kín dẫn đến ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan làng, xóm Thực trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi về lâu dài theo hướng chuyên nghiệp trong việc thu gom, xử lý rác thải, bảo đảm vệ sinh an toàn môi trường nông thôn và cho người dân

Phần lớn chất thải rắn được thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh nên gây ô nhiễm môi trường, chiếm diện tích lớn Rác thải, ô nhiễm môi trường nông thôn đang ngày càng trở nên bức xúc, trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường hiện chưa phát triển đúng mức Nếu khu vực đô thị việc thu gom rác được cơ giới hóa thì khu vực nông thôn vẫn bằng thủ công, năng suất lao động, hiệu quả thấp Một số địa phương có phương án hoặc có khó khăn về địa điểm chôn lấp rác đã tính đến việc xây dựng các lò đốt rác, nhưng lại vướng phải những khó khăn do không có kinh phí hoặc kỹ thuật vận hành Thông thường, lò đốt rác ở khu vực nông thôn được xây dựng hiện nay chỉ là loại nhỏ, công suất khoảng 2 tấn/ngày, không đủ đáp ứng nhu cầu.

Tóm lại các xã vùng nông thôn chưa có quy hoạch địa điểm xử lý rác, dẫn đến chỗ thừa chỗ thiếu Một số lò đốt không đủ điều kiện để hoạt động Ngoài ra, các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, công nhân tham gia vận hành không đủ kiến thức chuyên môn để vận hành lò đốt, trình độ vận hành của công nhân còn hạn chế, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cho nên chưa đáp ứng yêu cầu về

7

Trang 8

bảo vệ môi trường; ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn thấp; công tác xã hội hóa các nguồn lực để thu gom, xử lý rác chưa tốt…

Có thể thấy, ở các vùng nông thôn để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường rất khó do nhiều yếu tố tác động như về phương tiện thô sơ, các hộ sản xuất nhỏ lẻ không đồng bộ hay ý thức của người dân ở đây không cao Đáng quan tâm hiện nay là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp Ô nhiễm môi trường từ các làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói quen xả rác thải; chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt

Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất thải sinh hoạt Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng như bì ni lông, vỏ chai lọ, các đồ dùng sinh hoạt có chứa nhiều chất độc hại do người dân thải ra như pin các loại, bình điện, bóng đèn, các loại vỏ bao gói Trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế chưa đem lại hiệu quả cao.

Việc sinh hoạt thường ngày của người dân cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hộ sử dụng nhà vệ sinh trên kênh rạch đã gây ra sự ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

2.3.2 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi

Ở nước ta, chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành một vấn đề Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, mỗi năm chăn nuôi thải ra 61 triệu tấn chất thải rắn, 304 triệu m3 chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí Hiện nay, điều đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi quy mô nhỏ hay lớn thì hầu hết các loại chất thải chăn nuôi vẫn chưa được xử lý Hầu hết do tập quán hay do điều kiện sản xuất mà chất thải chăn nuôi ngày càng gây ô nhiễm đang ở mức báo động, các chất thải chăn nuôi không những gây ra mùi

Trang 9

khó chịu ảnh hưởng nặng nề đến không khí mà còn ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước và từ đó ảnh hưởng đến con người

2.3.3 Ảnh hưởng do ý thức

Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì nguyên nhân cơ bản khác là nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn chưa cao Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả nước, rác thải, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh ), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng sẽ rất hạn chế.

2.4 Giải pháp

2.4.1 Biện pháp đề xuất giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt ở nông thôn Việc đưa ra những biện pháp quản lí thích hợp đối với chất thải rắn nông nghiệp không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn về mặt môi trường mà còn tận dụng được giá trị vật chất và năng lượng một cách hiệu quả.

9

Trang 10

*Việc thu gom, phân loại và vận chuyển: chất thải rắn sinh hoạt cần căn cứ vào

mục đích sử dụng lại và các biện pháp xử lí chúng Việc thu gom chất thải rắn nông nghiệp chia làm 2 nguồn chính: chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ Cần phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh căn cứ vào mục đích sử dụng để có những biện pháp thu gom thích hợp: Thành phần chất thải có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học tạo sản phẩm khí biogas và phân bón hữu cơ; thành phần chất thải rắn nhựa có thể tái chế; thành phân không thể tái chế.

Phân loại chất thải tại nguồn

Thu gom

Vận chuyển

Xử lý

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w