Tiểu luận quản lí môi trường hiện trạng phát sinh và công tác qlmt đối với chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn

21 0 0
Tiểu luận quản lí môi trường hiện trạng phát sinh và công tác qlmt đối với chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: Điều kiện t nhiên kinh tế - xã hội ở thị trấn Trâu Quỳ 1.1 Tổng quan về CTR sinh ho t + Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt- Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người l

Trang 1

H C VIỆN NÔNG NGHIÊ P VIỆT NAMCÔ NG H A X HÔ I CH NGH A VIÊ T

Hiện tr ng phát sinh và công tác QLMT đối với chất thải rắn sinh ho t ở nông thôn Họ và tên nhóm sinh viên th c hiện:

Lê Công Hoàng – 652251 Nguyễn Đức Minh – 654423 Lê Hải Hà – 651814 Hoàng Hải Đăng – 6661743

Trang 2

Mục Lục

Phần 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ở thị trấn Trâu Quỳ

Phần 2: Hiện trạng môi trường

Phần 3: Các công cụ quản lý môi trường đã được áp dụng tại thị trấn

Trang 3

Phần 1: Điều kiện t nhiên kinh tế - xã hội ở thị trấn Trâu Quỳ 1.1 Tổng quan về CTR sinh ho t

+) Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế -xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt đọng sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

- Hiện nay có 4 nguồn chất thải rắn chính Đó là:

Chất thải rắn đô thị: Là các rác thải rắn, chất thải từ cơ quan, chợ, trường học, khu công cộng

Chất thải y tế: Là các rác thải phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh Chất thải rắn sinh ho t: Gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn, thức uống, chai lọ, rác sinh hoạt

Chất thải rắn công nghiệp: Là toàn bộ chất thải từ các xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy Ví dụ như các loại phế liệu sắt thép, kim loại, nhựa, giấy, thủy tinh, cao su

Trang 4

1.2 Điều kiện t nhiên kinh tế-xã hội ở xã Trâu Quỳ - Thị trấn Trâu Quỳ có vị trí địa lý:

Phía đông giáp các xã Phú Thị, Dương Xá

Phía tây giáp quận Long Biên và xã Đông Dư, huyện Gia Lâm Phía nam giáp xã Đa Tốn

Phía bắc giáp quận Long Biên và các xã Cổ Bi, Đặng Xá, huyện Gia Lâm.

Hình ảnh bản đồ thị trấn Trâu Quỳ

- Theo số liệu thống kê thì tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Trâu quỳ qua 3 năm (2018, 2019, 2020) có sự tăng lên nhanh chóng và tăng đặc biệt trong 2 lĩnh vực công nghiệp – xây dụng và thương mại – dịch vụ Tổng giá trị sản xuất của toàn thị trấn năm 2018 đạt 949,65 tỷ đồng.

- Trong đó cơ cấu ngành Nông nghiệp chiếm 1,02% (9,713 tỷ đồng),Công nghiệp xây dựng chiếm 47,98% tổng giá trị sản xuất (455,616 tỷ đồng) và thương mại – dịch vụ chiếm 51% tổng giá trị sản xuất (484,321 tỷ đồng) Điều này cho thầy, kinh tế của thị trấn có sự giảm mạnh về tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trong ngành công nghiệp, dịch vụ.

3

Trang 5

- Ở năm 2019 và 2020 thì nông nghiệp vẫn giảm mạnh còn công nghiệp – xây dụng và thương mại – dịch vụ thì ngày 1 tăng nhanh chóng.

- Ta có thể thấy được 1 phần đất nông nghiệp được dùng cho mục địch khác đồng thời cơ cấu lực lượng lao động thay đổi Do đó cơ cấu nông nghiệp giảm dân so với các nghành nghề khác Qua đó thị trấn Trâu Quỳ ngoài nông nghiệp còn phát triển các hoạt động buôn bán kinh doanh nhỏ và vừa…tập trung chủ yếu ở ngoài mặt phố Đồng thời trong 5 năm trở lại đây trên địa bàn có nhiều công ty tư nhân xây dựng, vận tải, thương mại, cơ khí, trang thiết bị ngành điện tử, ngành may mặc… được mở ra và thu hút một số lượng lớn người lao động cũng như tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong thị trấn.

Hình ảnh dự án East Center tại khu đấu giá 31ha ở Trâu Quỳ

Trang 6

Phần 2: Hiện tr ng môi trường 2.1 Hiện tr ng CTRSH ở việt nam

-Đông Nam Bộ là khu vực có lượng phát sinh CTR cao nhất cả nước, tiếp đến là Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, Trung Du Miền Núi Phía Bắc, thấp nhất là khu vực Tây Nguyên.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại 6 vùng cả nước

-Giai đoạn 2016 - 2020, lượng CTRSH phát sinh tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước Ước tính lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16 % mỗi năm Lượng CTRSH đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

-Tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày (13.002.592 tấn/năm), chiếm khoảng 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh của cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có khối lượng CTRSH đô thị phát sinh lớn nhất Chỉ tính riêng 2 đô thị này, tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ khu vực đô thị lên tới 12.000 tấn/ngày, chiếm 33,6% tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh trên cả nước Tại một số đô thị nhỏ (từ loại II trở xuống), mức độ gia tăng khối lượng CTRSH phát sinh không cao do mức sống thấp hơn và tốc độ đô thị hóa không cao.

5

Trang 7

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị (theo vùng, 2019) • Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta đang ngày tăng nhanh chóng

theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội

• Lượng chất thải rắn khó được xử lý triệt để do công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt của nước ta còn nhiều hạn chế và khó khăn.

• Quản lý, kiểm soát hệ thống chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn phát sinh đến nơi phát thải cuối cùng không được chặt chẽ và hệ thống

- Năm 2021, khối lượng CTRSH đô thị phát sinh khoảng 52.000 tấn/ngày Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng CTRSH phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2015 – 2020 đạt trung bình 12% mỗi năm

- Bộ TN và MT cho biết, theo ước tính đến năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính lên tới 60.000 tấn/ngày trên phạm vi cả nước, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi ngày có 7000-9000 tấn rác thải.

Trang 8

Hình ảnh xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

-Lượng phát sinh CTRSH ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhìn chung, khu vực đồng bằng có lượng phát sinh CTRSH cao hơn khu vực miền núi, khu vực có mức tiêu dùng cao hơn thì lượng CTRSH phát sinh cũng cao hơn.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn (theo vùng, 2019) 2.2 Hiện tr ng CTRSH ở thị trấn Trâu Quỳ

7

Trang 9

- Sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất sử dụng của các hộ nông dân bị thu hẹp nhường chỗ cho các công trình công cộng và các cơ sở hạ tầng Đồng thời, mức sống của người dân trong thị trấn được nâng lên rõ rệt kéo theo lượng rác thải tăng lên và thành phần cũng phức tạp hơn, trong đó có nhiều thành phần rác thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ thủy tinh

- Bên cạnh đó, khu vực thị trấn là nơi tập trung nhiều cơ quan; trường đại học, cao đẳng, nghề, trung cấp; cho nên lượng người về khu vực này rất lớn đồng nghĩa với lượng CTRSH hàng ngày cũng lớn

- Rác thải từ các hộ gia đình, các cửa hàng kinh doanh trong các khu chợ ven đường giao thông hầu hết chưa được thu gom và xử lý một cách hợp lý

- Rác thường được chất đống trong một vài ngày nên gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí nơi đây.

- Bất kỳ một khu đất trống công cộng nào trên địa bàn khu vực cũng có thể trở thành bãi đổ rác, làm nơi sinh sống cho các vi sinh vật gây bệnh, kéo theo ruồi muỗi và mùi hôi thối gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống của người dân.

- Việc quy hoạch khu dân cư không hợp lý làm cho nước thải bị ứ đọng trong các cống rãnh thoát nước, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới cảnh quan khu vực

- Kinh phí thu gom rác ở địa phương còn hạn chế do vẫn còn có người dân không đóng phí vệ sinh

- Ngoài ra, do địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nên lượng rác ngày càng gia tăng

Trang 10

- Ô nhiễm rác thải sinh hoạt: tại thị trấn có nhiều làng nghề truyền thống như may da, dát vàng, nghề gốm Chính vì thế mà kinh tế nông thôn hiện nay rất phát triển, kéo theo đó là việc đời sống người dân dẫn được cải thiện Tuy nhiên, đi cùng với đỏ thì lượng CTRSH thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng gia tăng

- Thành phần rác thải trên địa bàn huyện không cố định mà khá da dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống

- Báo cáo cho biết thêm: nguồn phát sinh CTRSH lớn nhất trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ các hộ dân (chiếm 80,23% lượng rác thải phát sinh toàn thị trấn)

- Tình trạng đổ chất thải, rác thải sinh hoạt diễn ra ngày càng nhiều.Tuy nhiên, công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng nói trên vẫn còn lỏng lẻo, bên cạnh đó, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên tình trạng trên ngày càng nở rộ.

Hình ảnh rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi

9

Trang 11

2.3 Tác h i của chất thải rắn đối với môi trường hiện nay

Ô nhiễm chất thải rắn gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại tới môi trường và con người Cụ thể:

- Tác động chất thải rắn đến môi trường nước:

Chất thải rắn không được thu gom mà xả thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước Đường nước lưu thông bị tắc nghẽn, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí Chất thải rắn hữu cơ phân hủy sẽ gây bốc mùi hôi thối làm phú dưỡng nguồn nước khiến cho thủy sinh vật nước mặt bị suy thoái.

Đặc biệt, tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác vô cùng độc, ô nhiễm Chúng chứa hàm lượng cao chất hữu cơ của phân súc vật, các thức ăn thừa… Chất thải độc hại từ bao bì đựng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm Nhưng chất này cực độc với con người và sinh vật sống khi tiếp xúc Chúng gây các bệnh về tiêu hóa, da, các bệnh nguy hiểm như ngộ độc, ung thư.

-Tác động chất thải rắn đến môi trường không khí:

Theo nghiên cứu, tại các bãi chôn lấp rác, lượng khí phát thải phát sinh tự nhiên chiến 30% khí phát sinh mà không cần tác động nhiệt Con số này tăng lên nhiều lần khi nhiệt độ tăng Sự thoát khí dẫn tới lan truyền các mùi hôi thối do phân hủy chất tahir rắn hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân xung quanh.

Những mùi hôi kinh khủng dễ bắt gặp như mùi khai Amoni, mùi Hydrosunfur trứng thối, mùi Amin cá ươn, Diamin mùi thịt thối

Bên cạnh hoạt động chôn lấp, việc tiêu hủy chất thải rắn cũng gây ô nhiễm không khí nặng Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi, các mùi khó chịu Chúng còn phát tán nhiều chất độc như lưu huỳnh, thủy ngân là những khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn Việc phát sinh các bệnh tật khi hít phải là khó tránh khỏi.

- Ô nhiễm đất do chất thải rắn:

Các chất thải rắn tích lũy dưới đất trong thời gian dài sẽ khiến đất bị ảnh

Trang 12

Hình ảnh ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt

Phần 3: Các công cụ quản lý môi trường đã được áp dụng t i thị trấn Trâu Quỳ

11

Trang 13

Luật pháp: Thị trấn Trâu Quỳ đã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,

Chính sách: Thị trấn đã ban hành các chính sách, kế hoạch, chương trình về bảo vệ môi trường, như Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, Chương trình giảm thiểu chất thải nhựa,

Luật Bảo vệ Môi trường

Trang 14

Kế hoạch hành động: Thị trấn đã xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường, như kế hoạch thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí,

Điều tra, giám sát: Thị trấn thường xuyên thực hiện các hoạt động điều tra, giám sát môi trường để nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tuyên truyền, giáo dục: Thị trấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư.

Khuyến khích, hỗ trợ: Thị trấn đã có các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường.

13

Trang 15

Phần 4: Những khó khăn, thách thức thường gặp

- Việc quản lý CTRSH chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu trong sinh hoạt.

-_ Việc triển thai thực hiện các quy hoạch CTR gặp nhiều khó khăn do các quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tế, một số quy định về khoảng

cách an toàn môi trường từ khu xử lý chất thải đến khu dân cư không phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương.

- Chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; các chương trình phân loại tại các địa phương còa mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ,chưa được chính thức hóa Cơ sở hạ tầng, thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ.

- Hoạt động tái chế CTRSH còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu vẫn được thực hiện bởi khu vực phi chính thức ở các làng nghề, gây ô nhiễm môi trường Còn thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền về BVMT ở địa phương Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp.

- Phương thức xử lý CTRSH chủ yếu vẫn là chôn lấp, các bãi chôn lấp chủ yếu tồn tại từ lâu, tiêu tốn quỹ đất; tỷ lệ chất thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp Nhiều cơ sở xử lý CTRSH đã được xây dựng và vận hành nhưng chưa đạt yêu cầu về BVMT.

Trang 16

Phần 5: Các giải pháp QLMT về chất thải rắn

5.1 Các giải pháp quản lý môi trường chất thải rắn trong sinh ho t t i thị trấn Trâu Quỳ bao gồm:

Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt:

Thị trấn đã triển khai thu gom rác thải sinh hoạt bằng xe rác chuyên dụng, đảm bảo thu gom rác thải 2 lần/ngày đối với khu vực nội thị và 1 lần/ngày đối với khu vực ngoại thị Rác thải sinh hoạt được thu gom tập trung về bãi rác tập trung của thị trấn để xử lý.

Xử lý rác thải sinh hoạt:

Thị trấn đã đầu tư xây dựng bãi rác tập trung với diện tích 10ha, có hệ thống xử lý rác thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Rác thải sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt:

Thị trấn đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác thải, giảm thiểu sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần.

15

Trang 17

5.2 Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường chất thải rắn trong sinh ho t, thị trấn Trâu Quỳ cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác thải, giảm thiểu chất thải nhựa.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải rắn.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để triển khai các dự án quản lý chất thải rắn.

Trang 18

Hình ảnh lò xử lý chất thải rắn để phát điện

- Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường chất thải rắn trong sinh hoạt tại thị trấn Trâu Quỳ:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân: - Thị trấn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác thải, giảm thiểu chất thải nhựa Các hoạt

17

Trang 19

động tuyên truyền, giáo dục cần được triển khai đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải rắn:

- Thị trấn cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải rắn, bao gồm:

Xây dựng thêm các điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư Xây dựng các trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt để giảm tải cho bãi rác tập trung.

Đầu tư các thiết bị, máy móc hiện đại để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế: - Thị trấn cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để triển khai các dự án quản lý chất thải rắn Các dự án này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trong sinh hoạt tại thị trấn.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan