Tuy nhiên, nguồn ngân sách hạn chế của Nhà nước phải đồng thời phân bổ cho nhiều dự án đầu tư xây dựng đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý tại Việt Nam.. Đứng trước những yêu cầ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO
HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM”
HÀ NỘI _2023
Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Diệp
Nhóm thực hiện: : Nhóm 01
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1 6668583 Phan Thị Lan Anh K66KTB
2 6669001 Lê Thị Quỳnh Chi K66KTB
4 651552 Nguyễn Quỳnh Anh K65KTA
5 6668323 Nguyễn Ngọc Ánh K66QLNNL
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 3
2.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư 3
2.1.1 Một số khái niệm 3
2.1.2 Các hình thức hợp tác PPP 3
2.2 Một số dự án theo hình thức đối tác công tư đã hoàn thành 4
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
3.1 Thực trạng đầu tư công PPP tại Việt Nam 5
3.2 Nội dung về quy định và kết quả thực hiện dự án PPP tại Việt Nam 7
a, Kết quả thực hiện dự án đầu tư công PPP 7
b, Kết quả thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 8
c, Kết quả thực hiện dự án PPP qua các dự án điển hình 10
3.3 Những thuận lợi và khó khăn của dự án PPP tại Việt Nam 12
a, Về thuận lợi 12
b, Về khó khăn 12
3.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả dự án PPP tại Việt Nam 13
PHẦN IV KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế
- chính trị - văn hóa, nhu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang ngày càng trở nên bức thiết Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011-2020 vào khoảng 167 tỷ USD, trong đó mỗi năm Việt Nam cần khoảng 133 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông vận tải Tuy nhiên, nguồn ngân sách hạn chế của Nhà nước phải đồng thời phân bổ cho nhiều dự án đầu tư xây dựng đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý tại Việt Nam (Trần Thu Phương, 2021)
Trong điều kiện đó, chủ trương của Việt Nam là huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư CSHT thông qua chính sách xã hội hóa đầu tư với một trong những kênh chủ yếu là hình thức PPP Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về huy động và quản lý đầu tư theo hình thức này Trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam đã triển khai thực hiện PPP trong phát triển CSHT, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, còn nhiều bất cập và đang có dấu hiệu chững lại Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là chính sách quản lý, triển khai thực hiện dự án PPP còn nhiều bất cập Việc đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn sẽ là cơ sở quan trọng để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT Việt Nam hiện nay
Đứng trước những yêu cầu đó nhóm một chúng tôi quyết định tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả các dự ác đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam trong thời gian tới
1
Trang 61.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các dự án đầu tư theo hình thức đôí tác công tư
Đánh giá thực trạng đầu tư đối tác công tư
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư tại Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam trong thời gian tới
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích hiệu quả dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam
Trang 7PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO
HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 2.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
2.1.1 Một số khái niệm
PPP là viết tắt của cụm từ tiếng anh "Public–private partnership" - một mô hình đối tác công tư trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân hợp tác với nhau để xây dựng, quản lý và vận hành các dự án công cộng Mô hình PPP là một cách để tận dụng các nguồn lực của cả hai bên để đạt được mục tiêu chung
Dự án PPP là một dự án được thực hiện bằng mô hình đối tác công tư, trong đó các đối tác tư nhân sẽ cung cấp nguồn vốn, kiến thức và kỹ năng để thực hiện các dự
án công cộng và chính phủ sẽ cung cấp môi trường ổn định và các quy định phù hợp
để bảo vệ lợi ích cộng đồng
2.1.2 Các hình thức hợp tác PPP
Theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP, các hình thức hợp đồng đối tác công tư gồm: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT- Build – Operate-Transfer) là hình thức do công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (-BTO) là mô hình sau khi xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sở hữu nhưng công ty thực hiện dự
án vẫn giữ quyền khai thác công trình
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14
và Khoản 3 Điều 43 Nghị định này
Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate- BOO) là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có 3
Trang 8thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình
đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này
Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ
sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
* Các lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP
Dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công gồm:
Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan;
Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang; nhà máy điện, đường dây tải điện;
Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao
và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin;
Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
2.2 Một số dự án theo hình thức đối tác công tư đã hoàn thành
(1) Dự án Nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 tổng mức đầu tư lên tới 1,775 tỷ USD vận hành thương mại từ năm 2018 Dự án được góp vốn bởi Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam Trung Quốc, Công ty TNHH Điện lực Quốc tế Trung Quốc và Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP Sau 2 năm đi vào hoạt động, Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1 đã phát lên lưới quốc gia hơn 20 tỷ kWh điện thương
Trang 9phẩm, tiêu thụ hơn 10 triệu tấn than Với đóng góp này nhà máy, hệ thống điện quốc gia đã đảm bảo cung ứng đủ điện, đặc biệt tại khu vực miền Nam Đồng thời, kể từ khi vận hành, nhà máy đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 2.000 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020, riêng năm 2020 là 813 tỷ đồng, vượt 138% kế hoạch, giữ vai trò quan trọng trong đóng góp cho ngân sách địa phương
(2) Dự án nhà máy Duyên Hải 2 đầu tư theo hình thức BOT tổng vốn đầu tư 2,188 tỷ USD, vận hành thương mại từ năm 2021 do Công ty TNHH Janakuasa Việt Nam (thuộc Công ty TNHH Janakuasa, Malaysia) làm chủ đầu tư và PECC 2 là đơn vị
tư vấn quản lý dự án Dự án đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân địa phương, giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện ở miền Nam Việt Nam, góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
(3) Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 tổng vốn đầu tư 2.208 tỷ USD, vận hành thương mại từ năm 2022 do Tổng Công ty Điện lực KEPCO, Hàn Quốc và Tập đoàn Marubeni, Công ty Điện lực Tohuku, Nhật Bản làm chủ đầu tư Đáp ứng điện năng cho vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh thành phía Bắc của Tổ quốc; góp phần hoàn thành mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia
5
Trang 10PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng đầu tư công PPP tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính trong năm 2019, cả nước có tổng
số 403 dự án với 166.784 tỷ đồng gồm 29 dự án đầu tư PPP với tổng mức đầu tư 7.834
tỷ đồng và 374 dự án đầu tư có sử dụng dụng đất với tổng mức đầu tư khoảng 158.950
tỷ đồng
Trong 29 dự án PPP, có 11 dự án BT (xây dựng chuyển giao) với tổng mức đầu
tư 3.856 tỷ đồng, 7 dự án BOT (xây dựng – chuyển giao - kinh doanh) với - tổng mức đầu tư 1.574 tỷ đồng, 7 dự án BLT (xây dựng — thuê dịch vụ - chuyển giao) với tổng mức đầu tư 1.425 tỷ đồng, 1 dự án BOO (xây dựng sở hữu kinh doanh) với tổng mức đầu tư 253 tỷ đồng, 1 dự án áp dụng hợp đồng kết hợp với tổng mức đầu tư 542 tỷ đồng, 2 dự án còn lại cấp cơ quan chưa cung cấp thông tin cụ thể về loại hợp đồng dự án
PPP đã góp phần tích cực vào việc hoàn thiện số lượng, chất lượng và kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân Tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy các dự án PPP còn tồn tại bất cập như đa số các dự án PPP áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát vốn do chọn lựa nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án Quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư kéo dài
Trong những năm gần đây, hình thức đầu tư PPP mang lại kết quả CSHT phát triển tốc độ nhanh đã thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia Theo số liệu thống kê của Chính phủ tổng hợp thì tính đến thời điểm tháng 11/2019, tổng số dự án PPP với tổng vốn đầu tư khoảng 1.609.335 tỷ đồng, trong đó dự án giao
thông chiếm 672.345 tỷ đồng
Trang 11Bảng 2.1: Số lượng các dự án PPP tai Việt Nam đến tháng 11 năm 2019
TT Lĩnh vực dự án Số lượng Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
2 Nhà tái định cư, ký túc xá… 32 12.356
5 Cấp nước, thoát nước, môi trường 18 21.716
6 Y tế, văn hóa, thể thao 11 4.632
Như vậy, qua tổng quan về đầu tư CSHT theo hình thức PPP tại Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy PPP đã khẳng định vai trò làm đa dạng hóa nguồn vốn đầu
tư phát triển CSHT và đang trở thành một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả giữa nhà nước và tư nhân trong phát triển CSHT ở Việt Nam Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các dự án PPP còn nhiều vướng mắc, khó thực hiện do hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đánh giá đúng những tồn tại và nguyên nhân các tồn tại cần khắc phục, nhằm thu hút được nhà đầu tư tư nhân, để giải quyết nhu cầu huy động vốn
ở Việt Nam hiện nay
3.2 Nội dung về quy định và kết quả thực hiện dự án PPP tại Việt Nam
a, Kết quả thực hiện dự án đầu tư công PPP
Tính đến 11/2019, cả nước có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó, 140
dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác Tổng vốn huy động vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia đạt khoảng 1,6 triệu tỉ đồng Các dự án PPP được triển khai khắp
cả nước trong những năm qua góp phần tích cực hoàn thiện số lượng, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải , kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô, kích cầu sản xuất trong nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018 Việt Nam xếp thứ 79 trong số 137 quốc gia trên thế giới về chất 7
Trang 12lượng cơ sở hạ tầng, tăng 2 bậc so với năm 2014 và tăng 44 bậc so với năm 2010 (xếp thứ 123)
41.66%
55.95%
2.38%
Dự án BOT Dự án BT Dự án khác
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số dự án đầu tư công theo hình thức hợp đồng PPP
b, Kết quả thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công
Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy tỷ lệ giải ngân năm có xu hướng tăng mạnh vào năm 2020 (chiếm 34%) nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 lại thấp hơn nhiều so với giai đoạn (chỉ chiếm 7%) Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2019 phải thực hiện đồng thời với thủ tục điều chỉnh kế hoạch trung hạn, điều chỉnh hiệp định, nhiều dự án chưa kịp điều chỉnh để đi vào thực hiện, nhiều dự án TPCP vào chu kỳ cuối, kết thúc thực hiện và giải ngân, các dự án TPCP quy mô lớn như: Dự án đường Cao tốc Bắc - Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án hạ tầng giao thông chiếm tới gần 50% tổng số vốn TPCP của kế hoạch năm 2019 nhưng tiến độ giải ngân rất chậm, nên đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước
Trang 13Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công các năm giai đoạn 2015 - 2020
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2020)
Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ đến môi trường đầu tư, kinh doanh và các hiệp định đã ký kết Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công từ chục năm qua đã tạo ra nút thắt cổ chai đối với nền kinh tế, gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó có bốn hậu quả lớn
Thứ nhất, giải ngân chậm làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP
Thứ hai, vốn đầu tư công là nguồn lực của các dự án lớn, phát triển cơ sở hạ tầng, là nguồn lực quan trọng nên khi bị chậm sẽ kéo lùi các dòng vốn tư nhân, đầu tư nước ngoài, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, giảm uy tín quốc gia, niềm tin của các nhà đầu tư
Thứ ba, chậm giải ngân sẽ gây lãng phí lớn khi tiền nằm ở đó mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn
Thứ tư, doanh nghiệp, xã hội, chủ đầu tư phải chịu nhiều chi phí đội lên, việc làm giảm đi, nợ nần tăng thêm và uy tín làm ăn giảm sút
9