Kinh tế phát triển, mức sống của con người được nâng cao thì nhu cầu du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng và giải trí của con người cũng ngày càng tăng lên.Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19
Trang 1BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -
-TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG
NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAM NĂM 2022
Giảng viên bộ môn: Nguyễn Minh TrangHọc phần: Kinh tế vi mô
Sinh viên thực hiện: Nhóm 12 – Lớp KTQT49C1
Hà Nội, Tháng 2/2023
Trang 2 Cơ hội và thách thức của ngành du lịch – khách sạn Việt Nam trong năm 2023
Trang 4MỞ ĐẦU 11
1 Lý do lựa chọn đề tài 11
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 11
3 Đối tượng nghiên cứu 12
1.1.1 Khái niệm thị trường 14
1.1.2 Phân loại thị trường 14
CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19 16
Trang 53.1 Tổng quan về thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam trước giai
đoạn COVID-19 16
3.1.1 Nguồn nhân lực 16
3.1.2 Những thành tựu đáng nể của thị trường ngành du lịch – khách sạn ViệtNam trước giai đoạn COVID-19 17
3.1.3 Đóng góp của ngành công nghiệp không khói đến nền kinh tế Việt Nam
Trang 64.2.2 Thành phố Đà Nẵng 27
4.2.3 Thành phố Hồ Chí Minh 28
CHƯƠNG 5: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAM NĂM 2022 29
5.1 Sự phục hồi sau thời kỳ dịch bệnh COVID-19 29
5.2 Các chính sách của Nhà nước giúp thúc đẩy sự phát triển 31
5.3 Ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraine dẫn đến biến động giá cả 32
5.4 Nhân lực là vấn đề chính của ngành 33
CHƯƠNG 6: DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAM TRONG NĂM 2023 34
CHƯƠNG 7: GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAM NĂM 2022 35
7.1 Chính sách của Nhà nước 35
7.1.1 Chính sách mở cửa quốc tế và tự do đi lại 36
7.1.2 Chính sách ưu đãi đầu tư 36
7.1.3 Chính sách cải cách 36
7.2 Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp 36
7.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh 37
7.2.2 Đảm bảo nguồn nhân lực 38
CHƯƠNG 8: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAM TRONG NĂM 2023 39
Trang 78.2.1 Ảnh hưởng sau đại dịch COVID-19 41
8.2.2 Sự đổi mới về nhu cầu của khách hàng 41
8.2.3 Vấn đề bảo vệ môi trường 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC THAM KHẢO 44
MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngành du lịch – khách sạn hiện đang là một trong những lĩnh vực đóng góp nguồn thu khổng lồ cho GDP toàn cầu Đây là ngành được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh và
Trang 8khả năng phục hồi cao trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến đổi liên tục Kinh tế phát triển, mức sống của con người được nâng cao thì nhu cầu du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng và giải trí của con người cũng ngày càng tăng lên.
Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến tương đối phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngành du lịch – khách sạn trên toàn thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, cả quốc gia phát triển lẫn quốc gia đang phát triển Thị trường ngành theo đó có nhiều biến động, tiêu biểu là Việt Nam – quốc gia có thị trường chịu nhiều tác động rõ rệt bởi đại dịch COVID-19.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam trong năm 2022 có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế quốc dân để làm rõ thực trạng của ngành và đưa ra những giải pháp và bình luận phù hợp và chính xác là hết sức cần thiết.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng hướng nghiên cứu về thực trạng thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam năm 2022: Vneconomy.vn đã đề cập đến sự tăng trưởng tích cực của ngành du lịch trong trung và dài hạn tiếp tục là nhân tố hấp dẫn các “ông lớn” khách sạn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2022 Tapchixaydung.vn đã đưa ra dự đoán thị trường khách sạn Việt Nam sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim vào cuối năm 2022 Congthuong.vn dự đoán rằng thị trường khách sạn, nghỉ dưỡng sẽ càng khởi sắc hơn trong năm 2023.
Tuy nhiên, các tài liệu trên vẫn chưa trình bày một cách đầy đủ thực trạng thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam trong năm 2022.
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam trong năm 2022.
Trang 94 Khách thể nghiên cứu
Khách thể của đề tài là thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam
5 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về tổng quan xu hướng thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam Đồng thời đề tài sẽ phân tích thực trạng thị trường lĩnh vực nêu trên theo ba giai đoạn cụ thể: trước giai đoạn COVID-19, trong giai đoạn COVID-19 và sau giai đoạn COVID-19 (cụ thể là năm 2022) Qua đó, tìm hiểu một số giải pháp cụ thể, kết hợp phân tích các dự báo về thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam và đề cập về những cơ hội và thách thức trong năm 2023.
6 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc thu thập thông
tin dữ liệu về thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu này sẽ giới thiệu chung về thị trường ngành du lịch –
khách sạn tại Việt Nam Không chỉ vậy nghiên cứu còn khai thác sâu hơn về thực trạng, nguyên nhân tác động đến thị trường trong lĩnh vực du lịch – khách sạn tại Việt Nam trong năm 2022 Từ đó trình bày một số chính sách do Chính phủ ban hành, đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp và đưa ra dự đoán về tình hình phát triển của ngành trong năm tới.
Phạm vi thời gian: Trong năm 20227 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết
từ các nguồn sẵn có như sách báo, internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học khác, từ đó xây dựng lý luận và chứng minh cho thực trạng của thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam trong năm 2022.
Trang 10Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các kết quả thu được trong quá trình
nghiên cứu về thực trạng thị trường ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam trong năm 2022, từ đó tổng hợp lại và đưa ra những luận điểm chính cho đề tài nghiên cứu.
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Thị trường
1.1.1 Khái niệm thị trường
Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ; qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.
1.1.2 Phân loại thị trường
Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học phân loại thị trường như sau:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường độc quyền
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm)
Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế học chú ý tới những tiêu thức cơ bản như: - Số lượng người sản xuất
- Chủng loại sản phẩm - Sức mạnh của hãng sản xuất - Các trở ngại xâm nhập thị trường - Hình thức cạnh tranh phi giá cả
Trang 121.2 Ngành du lịch – khách sạn
1.2.1 Khái niệm ngành du lịch – khách sạn
Ngành du lịch – khách sạn là nhóm ngành dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực du lịch, lưu trú và ăn uống Mục tiêu sau cùng cũng giống như nhiều nhóm ngành dịch vụ khác là làm hài lòng khách hàng, khiến họ muốn quay trở lại sử dụng dịch vụ hoặc/và giới thiệu với người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
1.2.2 Đặc điểm của ngành du lịch - khách sạn
Tính vô hình
Dịch vụ không thể được nhìn thấy, nếm, nghe hoặc ngửi và đo lường trước khi được nhận Vì vậy, nhân viên dịch vụ khách sạn cần đặc biệt chú ý đến việc cá nhân hóa các nghi thức phục vụ, cách trò chuyện trong khách sạn, chất lượng thiết bị phục vụ thân thiện với môi trường cũng như chất lượng sản phẩm Tính vô hình đề cập đến các dịch vụ chức năng được tính nhiều hơn dịch vụ hữu hình hoặc kỹ thuật Nếu khách hài lòng với sản phẩm và dịch vụ, họ sẽ quay lại nhiều lần.
Tính không thể tách rời
Trong quá trình phục vụ khách hàng, các nhân viên phục vụ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các thiết bị để cung cấp dịch vụ hữu hình Vì vậy, dịch vụ không thể tách rời nhà cung cấp dịch vụ, đôi khi khách hàng cũng tham gia vào việc chuẩn bị sản phẩm và dịch vụ thể hiện qua các hình thức giải trí khác nhau.
Tính không đồng nhất
Hệ thống dịch vụ của ngành du lịch – khách sạn có thể thay đổi từ cơ sở này sang cơ sở khác Đây chính là bản chất của ngành Cơ sở vật chất, phương pháp chuẩn bị, thương hiệu, nhân viên phục vụ, sản phẩm bổ sung được cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phản ứng của khách Nhờ vậy, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, qua đó nâng cao chất lượng trải nghiệm cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ
Trang 13CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN VIỆT NAM
Việt Nam đã và đang có sự bùng nổ về du lịch trong nước và du lịch quốc tế trong nhiều thập kỷ vừa qua Với giải thưởng World Travel Awards 2018, Việt Nam được coi là điểm đến hàng đầu châu Á Bên cạnh đó, theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), Việt Nam là điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ ba trên thế giới Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ thống khách sạn ở quốc gia này Theo thống kê, Việt Nam hiện có 25,000 cơ sở lưu trú, trong đó số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều
Khi thu nhập khả dụng tiếp tục tăng lên, nhu cầu nghỉ dưỡng tại các khách sạn sang trọng của du khách trong nước ngày càng lớn Ngoài ra, du khách nước ngoài tuy có sự nhạy cảm về giá cả nhưng vẫn tìm kiếm các khách sạn cao cấp làm địa điểm lưu trú khi đến Việt Nam, dù với mục đích giải trí hay du lịch hội họp - khuyến khích - hội nghị - triển lãm (meeting - incentives - conference - exhibition, hay được gọi tắt là MICE)
Vào năm 2020, thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam phải đối mặt với những thách thức, khó khăn vô cùng lớn khi đại dịch COVID-19 phát tán trên diện rộng Các biện pháp được áp dụng nhằm kìm hãm sự lan truyền của dịch bệnh đã hạn chế các hoạt động du lịch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng và doanh thu của thị trường ngành du lịch – khách sạn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Đại dịch vẫn chưa được kiểm soát, và các ảnh hưởng xấu sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi Việc tăng tỷ lệ tiêm chủng, lượng lớn các gói kích thích kinh tế từ các Chính phủ, cùng với tình trạng “mệt mỏi” do chính sách đóng cửa biên giới đã tăng nhu cầu về chỗ ở lên mức cao bất ngờ, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của ngành Với nhiều dự án hấp dẫn đang được triển khai, thị trường lưu trú cao cấp tại Việt Nam đang khai thác tiềm năng to lớn, mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài vừa và nhỏ muốn đầu tư vào hệ thống khách sạn tại Việt Nam.
Trang 14CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAMTRƯỚC VÀ TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19
3.1 Tổng quan về thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam trước giai đoạn COVID-19
3.1.1 Nguồn nhân lực
Là 1 trong những quốc gia dẫn đầu mảng khách sạn trong khu vực, Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu nhân lực trầm trọng.
Hằng năm, các trường đại học tại Việt Nam tiếp nhận và đào tạo hàng chục nghìn cử nhân nhưng chỉ 1/3 trong số đó đáp ứng được những tiêu chí mà ngành đề ra Tính đến nay, số lượng lao động lĩnh vực khách sạn mới chỉ chiếm 2,5% tổng lao động cả nước trong khi quy mô ngành cần nhiều hơn thế Khi đặt trong bối cảnh kinh tế khu vực, lực lượng lao động Việt Nam không chỉ bị cạnh tranh về mặt số lượng mà còn về chất lượng và năng lực thực hành Xét về năng suất lao động trong các nước Đông Nam Á, nước ta mới chỉ bằng 1/15, 1/5 Malaysia – một con số quá khiêm tốn so với tiềm lực nội tại.
3.1.2 Những thành tựu đáng nể của thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam trước giai đoạn COVID-19
Có thể nói những năm trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ ngành không công “không khói” ở Việt Nam trên đà phát triển với những con số tương trưởng vô cùng ấn tượng Mỗi năm, trung bình ngành du lịch Việt Nam đón tới hơn 14 triệu lượt khách quốc tế.
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới và xếp vị trí đầu tiên trong khối các nước Đông Nam Á Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng khách du lịch tới Việt Nam đã mang lại nguồn doanh thu hàng trăm nghìn tỷ đồng, tăng 22.5% so với cùng kỳ năm trước.
Trang 15Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam
Cùng với sự phát triển bùng nổ vào năm 2017 và năm 2018 thì năm 2019 cũng là một năm đất nước ta nhận về những con số và kết quả đáng mong đợi Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%)
Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam năm 2019
3.1.3 Đóng góp của ngành công nghiệp không khói đến nền kinh tế Việt Nam
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019)
Trang 163.2 Tổng quan về thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam trong giai đoạn COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực nói chung và ngành dịch vụ nói riêng Trong đó thị trường khách sạn bị ảnh hưởng trực tiếp và gần như nặng nề nhất Theo nhận định từ ngân hàng ACB, đại dịch COVID-19 được ví như cơn đại suy thoái thứ 2 và gây ra nhiều thiệt hại, tác động nặng nề đến nền kinh tế.
3.2.1 Nguồn nhân lực
Theo chia sẻ của nhiều đơn vị hoạt động du lịch, 2 năm chịu tác động của dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa, dừng hoạt động, cạn kiệt nguồn lực về tài chính dẫn tới nhiều lao động trong ngành du lịch – khách sạn đã phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm công việc mới Nhiều lao động có tay nghề lo ngại việc làm trong ngành du lịch thiếu tính ổn định nên cũng tìm cách chuyển nghề, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt lao động ngành du lịch, trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Cùng với đó khi học sinh THPT cũng dè chừng khi lựa chọn ngành du lịch – khách sạn là ngành học của mình sau khi tốt nghiệp, điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ không khói của nước ta sau này
Trang 17Năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70 - 80% Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, 10% lao động làm việc cầm chừng Nguồn lao động trong ngành nhà hàng khách sạn đối mặt với vô vàn khó khăn trong thời kì dịch bệnh bùng phát
3.2.2 Tổng quan về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với thị trường ngành du lịch –khách sạn Việt Nam
Theo số liệu của tổng cục thống kê cho biết lượng khách quốc tế cả năm 2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019.
Năm 2021, ngành du lịch phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách nội địa và 3.500 khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020 Số doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép, chỉ còn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc, trong đó rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc dừng hoạt động Kinh doanh lưu trú du lịch – lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách (trừ các cơ sở đón khách cách ly).
Trang 18CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN VIỆT NAMTRONG NĂM 2022
4.1 Tổng quan thị trường ngành du lịch – khách sạn Việt Nam năm 2022
4.1.1 Lượng khách quốc tế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 12/2022, Việt Nam đón 707,1 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 18,5% so với tháng trước, cao nhất tính từ đầu năm Thị trường tăng trưởng tốt có Singapore (tăng 68,4%), Malaysia (+42,9%), Hàn Quốc (39,7%), Thái Lan (+25,4%)
Tính chung cả năm 2022 có trên 3,66 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đạt 73% kế hoạch năm Một số thị trường có sự hồi phục tốt so với năm 2019 thời điểm trước đại dịch, đó là Campuchia (88%), Lào (79%), Ấn Độ (82%).
Trang 19Hàn Quốc là thị trường khách lớn nhất của Du lịch Việt Nam năm 2022 với 965,4 nghìn lượt, chiếm 26,4% tổng số khách quốc tế Mỹ xếp thứ hai với 318,2 nghìn lượt, chiếm 8,7%.
Trong 10 thị trường gửi khách hàng đầu, khu vực Đông Nam Á có Thái Lan: 202,2 nghìn lượt, xếp thứ 3; Campuchia đạt 200,9 nghìn lượt, xếp thứ 4; Singapore: 178,9 nghìn lượt, xếp thứ 5; Malaysia: 170,9 nghìn lượt, xếp thứ 7.
Trang 20Đặc biệt, thị trường tiềm năng Ấn Độ có sự tăng trưởng rất ấn tượng Cả năm 2022, tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam đạt 137,9 nghìn lượt, xếp thứ 9 trong 10 thị trường gửi khách đến Việt Nam Tốc độ tăng trưởng khách đạt bình quân 45%/tháng Từ tháng 7/2022 trở đi lượng khách Ấn Độ hàng tháng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tổng số 3,66 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 có 2,6 triệu lượt đến từ châu Á (chiếm 71%); 0,5 triệu từ châu Âu (13,9%); 0,39 triệu từ châu Mỹ (chiếm 10,6%)
Khách Hàn Quốc đóng góp 37% tổng số khách châu Á; Đông Nam Á đóng góp 34,7%.
Trang 21Đáng chú ý, ở cả TP HCM và Hà Nội, các khách sạn 4 – 5 sao đón một lượng rất lớn các đoàn khách theo hình thức MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) Đơn cử, tại Hà Nội, các khách sạn Melia, Sheraton, Hilton Opera đang có tỷ lệ khách nội địa và quốc tế là 50 – 50, nhiều thời điểm tỷ lệ là 40 – 60 nghiêng về khách nước ngoài.
4.1.2 Lượng khách nội địa
Năm 2022, thị trường nội địa vẫn là động lực chính của ngành du lịch Việt Nam Cả năm 2022, hoạt động du lịch trong nước ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với tổng số khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19.