1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài quy luật giá trị và sự tác động của nó đến nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xhcn ở việt nam

22 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Giá Trị Và Sự Tác Động Của Nó Đến Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN Ở Việt Nam
Tác giả Lê Huy Hoàng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác – Lê Nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa...62.Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh...83.Thực hiện sự lựa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -

TIỂU LUẬN

Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

định hướng XHCN ở Việt Nam

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

I Nội dung của quy luật giá trị 4

IV Vai trò của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường 6

1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa 6

2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh 8

3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất…… 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 10

I Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam 10

II Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 11

1 Trong lĩnh vực sản xuất 11

2 Trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa 12

a Hình thành giá cả 12

b Nguồn hàng lưu thông 12

III Những hạn chế của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường 13

1 Sự phân hóa giàu nghèo 13

2 Vấn nạn ô nhiễm môi trường 13

3 Cạnh tranh 14

IV Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật giá trị ở nền kinh tế Việt Nam 14

1 Kế hoạch chung 14

2 Đề xuất riêng 15

a Điều tiết khống chế quản lý vĩ mô đồng thời có sự giám sát của xã hội 15

b Nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO 15

c Giảm bất bình đẳng xã hội, giải quyết mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng 16

d Quan tâm, đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quy luật giá trị, một quy luật kinh tế cốt lõi của sản xuất và trao đổi hànghóa, luôn tồn tại và phát huy hiệu quả mỗi khi có sản xuất và trao đổi hànghóa Quy luật này ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong quá trình sản xuất vàlưu thông hàng hóa, và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các khủng hoảng kinh

tế chu kỳ, sự phân hóa giữa giàu và nghèo, và cạnh tranh không lành mạnh.Hiện tại, Việt Nam đang xây dựng mô hình kinh tế thị trường, nơi mà nềnkinh tế hàng hóa đang phát triển ở mức độ cao theo hướng xã hội chủ nghĩa

Do đó, việc hiểu và nắm bắt rõ quy luật này trở nên càng quan trọng hơn, và

có thể xem là một nhiệm vụ cấp bách cho quốc gia chúng ta

Nhận thức được sự quan trọng và tính khẩn cấp của vấn đề này, em đã chọn

đề tài tiểu luận là: “Quy luật giá trị và sự biểu hiện của nó trong nền kinh tếthị trường” với mục tiêu nghiên cứu sâu hơn về quy luật giá trị để tìm ranhững hướng đi chính xác giúp phát triển nền kinh tế thị trường một cách tốtđẹp hơn Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm

rõ hơn mối quan hệ giữa quy luật giá trị và nền kinh tế thị trường cũng như

sự tác động lẫn nhau giữa chúng Bài tiểu luận của em bao gồm hai phầnchính: cơ sở lý luận (bản chất, vai trò và nội dung của quy luật giá trị) vàliên hệ thực tiễn (thực trạng quá trình áp dụng quy luật giá trị trong nền kinh

tế thị trường và đề xuất một số giải pháp để áp dụng hiệu quả hơn) Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do thiếu kinh nghiệm và kiến thức, emkhông thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung Em rất mong nhận được

sự đánh giá và đóng góp từ giảng viên để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ

BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I

Nội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản điều chỉnh sản xuất và lưu thônghàng hóa Nơi nào có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì nơi đó có sự hiệndiện và hoạt động của quy luật giá trị Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất

và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết:

- Trong lĩnh vực sản xuất: Mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động

cá nhân của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không được quyết định bởihao phí lao động cá nhân mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Do đó, để

có thể bán hàng hoá, bù đắp chi phí và kiếm lợi nhuận, người sản xuất phảiđiều chỉnh sao cho hao phí lao động cá nhân của mình phù hợp với mức chiphí mà xã hội chấp nhận Nói cách khác, đối với việc sản xuất một hàng hoá

cụ thể thì yêu cầu của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ: hàng hoá của người sảnxuất, nếu muốn được bán trên thị trường hay được xã hội công nhận, thì phảiđáp ứng yêu cầu là lượng giá trị của một hàng hoá cụ thể phải phù hợp vớithời gian lao động xã hội cần thiết Đối với một loại hàng hoá thì yêu cầuquy luật giá trị thể hiện là tổng giá trị của hàng hoá phải phù hợp với nhucầu có khả năng thanh toán của xã hội

- Trong lĩnh vực trao đổi: Việc trao đổi được tiến hành theo nguyên tắc nganggiá Quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận độngcủa giá cả xung quanh giá trị Giá cả phụ thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở

Trang 5

của giá cả, những hàng hoá có hao phí lao động lớn thì giá trị của nó lớn dẫnđến giá cả cao và ngược lại Đối với mỗi hàng hoá thì giá cả hàng hoá có thểbằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hoá của xãhội thì tổng giá cả hàng hoá luôn bằng tổng giá trị.

- Như vậy, quy luật là khách quan, đảm bảo sự công bằng, hợp lý, bình đẳnggiữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá Quy luật giá trị buộc nhữngngười sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo “mệnh lệnh” của giá cảthị trường Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trịhàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sảnxuất và trao đổi hàng hoá

II Sự vận động của quy luật giá trị

- Sự vận động của quy luật giá trị phụ thuộc vào sự vận động của giá cả hànghoá Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền củagiá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Hàng hoá nào nhiều giá trịthì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại

- Trên thị trường , ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố kháchnhư: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền Sự tác động của các nhân

tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lênxuống xoay quanh trục giá trị của nó Sự vận động giá cả thị trường củahàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quyluật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trịphát huy tác dụng

Trang 6

III Hình thức của quy luật giá trị

- Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn: lưu thông và buôn bán khôngphải là mục đích chính của người sản xuất mà sản phẩm được sản xuất rachủ yếu là để trao đổi

- Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa: Hàng hoá được làm rakhông chỉ để trao đổi mà còn để buôn bán và lưu thông Giá trị hàng hoábiểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả hàng hoá Trong nền kinh tế xã hộichủ nghĩa, tiền tệ cũng dùng làm tiêu chuẩn giá cả

- Không phải trong giai đoạn nào quy luật giá trị cũng có hình thức chuyểnhóa như nhau Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luậtgiá trị chuyển hoá thành quy luật giá cả sản xuất Trong giai đoạn chủ nghĩa

tư bản độc quyền, quy luật này lại chuyển hoá thành quy luật giá cả độcquyền cao

IV Vai trò của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường

1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Quy luật giá trị có khả năng tự động điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ mộtngành sang ngành khác, từ một địa điểm sang địa điểm khác Có thể nói,trong nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ tư hữu, thường có tình trạng:các nhà sản xuất cùng lúc từ bỏ một ngành để chuyển sang ngành khác Kếtquả là quy mô sản xuất của ngành bị từ bỏ sẽ thu hẹp, trong khi ngành đượcchuyển sang lại mở rộng với tốc độ nhanh chóng

Xem xét 3 trường hợp thường xảy ra trên thị trường hàng hoá, ta thấy:

- Giá cả bằng giá trị: cung cầu trên thị trường thống nhất với nhau, sảnxuất đáp ứng đúng và đủ nhu cầu xã hội Dựa trên chế độ tư hữu, sản xuất

Trang 7

Kinh tế chính

trị Mác -… None

16

TIỂU LUẬN KTCT Tiểu luận cô Tùng…

Kinh tế chính

trị Mác -… None

16

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TR…

Kinh tế chính

trị Mác -… None

21

Trang 8

hàng hóa tiến hành một cách tự phát, vô chính phủ nên trường hợp nàythường rất hiếm và chỉ xảy ra ngẫu nhiên.

- Giá cả cao hơn giá trị: cung ít hơn cầu, sản xuất không thỏa mãn đượcnhu cầu của xã hội nên hàng hóa bán hết nhanh và lãi cao Do đó, nhiềungười kinh doanh tiến hành mở rộng sản xuất, cộng thêm những người sảnxuất khác cũng đổ xô sang sản xuất hàng hóa loại này Tình hình đó làmtăng mức tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành này

- Giá cả thấp hơn giá trị: cung cao hơn cầu , sản phẩm làm ra bị dư thừa

do nhu cầu người tiêu dùng có giới hạn, hàng hóa bán không chạy và lỗ vốn.Tình hình đó buộc một số người sản xuất ở ngành này rút một số vốn đểchuyển sang ngành khác, làm giảm mức tư liệu sản xuất và sức lao động ởngành này

- Như vậy là sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành nàysang ngành khác phụ thuộc vào giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoayquanh giá trị mà có Việc điều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động trongtừng lúc theo nhu cầu của xã hội, tạo nên một tỷ lệ cân đối nhất định giữacác ngành sản xuất Đó chính là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.Nhưng do sản xuất trong giai đoạn chế độ tư hữu, cạnh tranh, vô chính phủnên những tỷ lệ cân đối tự phát đó chỉ là mang tính tạm thời và thườngxuyên bị phá vỡ, gây ra những tổn thất to lớn về của cải xã hội

- Ngoài điều tiết sản xuất, quy luật giá trị còn điều tiết cả lưu thônghàng hóa Giá cả của hàng hóa hình thành một cách tự phát theo quan hệcung cầu Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả càng có tácdụng thu hút luồng hàng từ giá thấp đến giá cao Vì thế quy luật giá trị cũngđiều tiết lưu thông hàng hóa qua sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị

Tieuluan

Kinh tế chínhtrị Mác -… None

13

Trang 9

2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thểkinh tế độc lập, tự quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khácnhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí laođộng xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao, ngược lại thì sẽ bịthiếu vốn Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, hay phásản, họ phải làm cho hao phí lao động cá biệt của mình bằng hao phí laođộng xã hội cần thiết Việc đạt được mục tiêu này đòi hỏi họ phải luôn tìmcách cải tiến kỹ thuật, cải thiện cách tổ chức quản lý, tăng năng suất laođộng Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽhơn, mang tính xã hội, dẫn đến là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩyphát triển mạnh mẽ

3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: nhữngngười có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kinh nghiệm cao, trang bị

kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hộicần thiết, nhờ đó thu được lợi nhuận, giàu lên nhanh chóng Họ trang bịthêm tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô Ngược lại, những người không cóđiều kiện thuận lợi, làm ăn kém, hoặc gặp khó khăn trong kinh doanh nên bịthua lỗ dẫn tới phá sản trở nên nghèo khó hơn

Bàn về vấn đề này, Lênin đã viết “Mỗi người đều sản xuất riêng biệt, cho lợiích riêng của mình, không phụ thuộc vào nhà sản xuất khác Họ sản xuất chothị trường, nhưng dĩ nhiên không một người nào trong số họ biết được dung

Trang 10

lượng của thị trường Mối quan hệ như vậy giữa những người sản xuất riêng

rẽ, sản xuất cho một thị trường chung, thì gọi là cạnh tranh Dĩ nhiên trongnhững điều kiện ấy, sự thăng bằng giữa sản xuất và tiêu dùng chỉ có thể cóđược sau nhiều lần biến động Những người khéo léo hơn, tháo vát hơn và

có sức lực hơn sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ những sự biến động ấy; cònnhững người yếu ớt, vụng về thì sẽ bị sự biến động đó đè bẹp Một vài ngườitrở nên giàu có, còn quần chúng trở nên nghèo đói, đó là kết quả không tránhkhỏi của quy luật cạnh tranh Kết cục là những người sản xuất bị phá sảnmất hết tính chất độc lập về kinh tế của họ và trở thành công nhân làm thuêtrong công xưởng đã mở rộng của đối thủ tốt số của họ.”

Như vậy, trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị cũnghoàn toàn tác động tự phát "sau lưng" người sản xuất, ngoài ý muốn của nhà

tư bản Nhưng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khi chế độ công hữu về tưliệu sản xuất chiếm vị trí thống trị, con người mới có thể nhận thức và vậndụng quy luật giá trị một cách đúng đắn để phục vụ lợi ích cá nhân.Vậy, ta tổng kết: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đàothải các yếu kém, thúc đẩy các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác nó lạigây ra sự phân hóa giàu nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

I

Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam

- Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế hàng hóa phát triển ở mức độ cao,nơi mà tất cả các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình sản xuất đềuđược điều chỉnh thông qua thị trường Các cơ sở khách quan để phát triểnkinh tế thị trường ở Việt Nam bao gồm:

- Sự phân công lao động ngày càng đa dạng và phong phú trong từng khuvực và từng địa phương Điều này bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,

sở hữu tư nhân (bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tưnhân), và sở hữu hỗn hợp…

- Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có những khác biệt rõ ràng.Mặc dù cùng dựa trên chế độ sở hữu công về tư liệu sản xuất, nhưng mỗiđơn vị kinh tế lại có những quyền tự chủ và lợi ích riêng, không kể đến sựkhác biệt về trình độ kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý…

- Quan hệ hàng hóa và tiền tệ là cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại.Trong bối cảnh phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ,mối quan hệ kinh tế này càng trở nên quan trọng vì mỗi quốc gia là một đơn

vị riêng biệt và là chủ sở hữu của hàng hóa được trao đổi trên thị trường

Trang 12

II Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

1 Trong lĩnh vực sản xuất

Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết của quy luật giá trị màchịu sự chi phối của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội và quy luậtphát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân

Tuy nhiên, quy luật giá trị không phải không có tác dụng đến sản xuất.Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù đắp vào sức lao động đã hao phítrong quá trình sản xuất,đều được sản xuất và tiêu thụ dưới hình thức hànghoá và chịu sự tác động của quy luật giá trị Một nguyên tắc căn bản củakinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực hiện sự trao đổi hàng hoáthông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hoá Nguyên tắc này đòihỏi tuân thủ quy luật giá trị: sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ

sở thời gian lao động xã hội cần thiết

Do vậy, Nhà nước đã đưa ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình

độ chuyên môn Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến kỹ thuật, mẫu mã,nâng cao tay nghề lao động Nếu không, quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiệnvai trò đào thải của nó Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w