Đặc điểm của cân đối NSNN
- Thứ nhất, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm nhằm đạ t được các mục tiêu đã đề ra Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu kinh tế-xã hội.
- Thứ hai, cân đối ngân sách nhà nước là c ân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước – đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước Cân bằng thu chi ngâ n sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt được mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến độngNhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp Bên cạnh đó, cần phân bổ nguồn thu hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội giữa các địa phương Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định ngân sách nhà nước.
Document continues below tài chính ngân hàng
Go to course đề-cương- Qltsc - Đề thi cuối kì tài chính ngân hàng 100% (1) 42
KTMT-nhóm 9 - Thảo luận nhóm mô… tài chính ngân hàng None
Att02 k15 b3 (3T) - 21e3 tài chính ngân hàng None
3 Định giá tài sản - Người giàu có nhất… tài chính ngân hàng None
QUẢN TRỊ Doanh NGHIỆP - Người già…
- Thứ ba, cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách nhà nước so vớ i tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế s ử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách Cân đối ngân sách nha nước phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Vai trò của cân đối NSNN
– Một là,cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Nhà nước thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế Từ đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định,…
– Hai là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, s ử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, để đảm bảo được va i trò này ngay từ khi lập dự toán nhà nước đã lựa chọn trình bày ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách Trong phân cấp quản lý ngân s ách, nếu cân đối ngân sách nhà nước phân định nguồn thu một cách hợp lý giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau thì sẽ đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.
– Ba là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các địa phương Nước ta với mỗi một vùng lại có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, có những vùng c ó điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn làm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng c uộc sống của người dân, có những vùng điều kiện kinh tế xã hội rất thuận lợi, phát triển làm cho thu nhập và cuộc sống của người dân được cải thiện Vì vậy,cấn đối ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo được sự công bằng, giảm thiểu sự bất bình đẳ ng giữa các người dân và các vùng miền Bên cạnh đó, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phát huy lợi thế của từng địa phương, tạo nên thế mạnh kinh tế c ho địa phương đó dựa trên tiềm năng có sẵn của địa phương.
Nguyên tắc cân đối NSNN
- Về các khoản phải thu từ thuế, phí và lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật: Phải được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo tài chính ngân hàng None ĐỀ-TÀI-THẢO- LUẬN-KẾ-TOÁN-… tài chính ngân hàng None
4 đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kế t về hội nhập quốc tế.
- Về bù đắp bội chi NSNN: Vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
- Về bội chi ngân sách địa phương: a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; c) Bội chi ngâ n sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
- Về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương: a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Công cụ thực hiện cân đối NSNN
Để cân đối Ngân sách Nhà nước, Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa (bao gồm Chính sách tài khỏa cùng chiều và Chính s ách tài khóa ngược chiều) Giả định của lý thuyết vận dụng chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa ngược chiều là Chính phủ thiết lập một chính sách thu - chi Ngân sách sao cho tại mức sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu dùng tiềm năng của nền kinh tế thì Ngân sách cân bằng
Mức thuế thu được từ nền kinh tế có mối quan hệ tỉ lệ thuận với mức sản lượng tiềm năng Như vậy, khi mức sản lượng sản xuất thấp hơn mức sả n lượng tiềm năng thì Ngân sách Nhà nước sẽ bội chi, ngược lại, khi mức sản lượng sản xuất lớn hơn mức sản lượng tiềm năng thì Ngân sách Nhà nước sẽ thặng dư.
2.1.1 Chính sách tài khóa cùng chiều
Khi mục tiêu của C hính phủ là cần phải đạt được Ngân sách cân đối cho dù sản lượng có thể thay đổi thế nào, thì chính sách tài khóa được áp dụng sẽ là chính sách tài khóa cùng chiều, tức là thu và chi Ngân sách phải cùng tăng hoặc cùng giảm C hính sách tài khóa chỉ là một trong những biện pháp cân đối NSNN
- Trường hợp 1: Khi sả n lượng thực tế thấp hơn mức sả n lượng tiềm năng, tức là thu Ngân sách có xu hướng giảm, cần phải tăng đồng thời cả thu Ngân sách và chi Ngân sách để làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, kích thích sản xuất, gia tăng sản lượng sản xuất tiêu dùng.
- Trường hợp 2: Khi sả n lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng, thì nên giảm thu Ngân sách và giảm chi Ngân sách là tốt hơn để đưa sản lượng thực tế giảm về gần mức sản lượng tiềm năng, kiềm chế được lạm phát
- Trường hợp 3: Khi sản lượng thực tế chạm mức sản lượng tiềm năng, thực hiện tăng thu và chi Ngân sách sẽ làm gia tăng lạm phát, còn giảm thu và chi Ngân s ách sẽ đưa nền kinh tế đến mức thất nghiệp cao.
2.1.2 Chính sách tài khóa ngược chiều
Theo chính sách này, Chính phủ sẽ cố định mức thu hoặc mức chị Ngân sách, để điều chỉnh thay đổi mức chi hoặc mức thu còn lại.
Trường hợp 1 Phương án Cách thức
Sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng Để chạm mức sản lượng tiềm năng
Tăng tổng cầu của nền kinh tế
- Cách 1: Giữ nguyên các mức thu Ngân sách mà chủ yếu là thu từ thuế, trong khi đó tăng chi Ngân sách để kích cầu tiêu dùng.
- Cách 2: Giữ nguyên nhu cầu chi Ngân sách, đồng thời giảm thu thuế => thu nhập khả dụng của nền kinh tế tăng lên Phần thu nhập tăng thêm của dân chúng do được giảm thuế sẽ được đưa vào tiêu dùng và đầu tư => tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, khiến sản lượng thực tế sẽ tăng chạm mức sản lượng tiềm năng
Sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng Để đưa về mức sản lượng tiềm năng
Giảm cầu của nền kinh tế
- Cách 1: Giữ nguyên mức chi Ngân sách, trong đó tăng thu – chủ yếu là thu từ thuế, tác động trực tiếp tới cầu c ủa người tiêu dùng.
- Cách 2: Giữ nguyên mức thu Ngân sách, đồng thời giảm chi Ngân sách => Tổng cung của nền kinh tế bị hạn chế trong khi nhu cầu giữ nguyên sẽ làm giá cả hàng hóa gia tăng => Người tiêu dùng dần dần sẽ giảm chi do giá cả đắt đỏ => Tổng cầu dần dần được tiết giảm.
Khi Ngân sách Nhà nước mất cân đối do sản lượng thực tế không cân bằng với mức sản lượng tiềm năng, cho dù là bội chi Ngân sách (sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng) hay thặng dư Ngân sách (sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng) thì Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ để ngay lập tức can thiệtp Bằng các công cụ điều chỉnh mức c ung tiền như: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Nghiệp vụ thị trường mở, Lãi suấ t tái chiết khấu, Chính sách tiền tệ tác động gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế khiển mức sản lượng thực tế thay đổi về hướng sản lượn tiềm năng g
Biện pháp cân đối NSNN
2.2.1 Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thuế
Tăng thuế không chỉ hiểu đơn thuần là tăng các mức thuế suất mà còn bằng cách điều chỉnh mức tăng thuế suất; hướng đến cả i cách các sắc thuế, mở rộng đối tượng chịu thuế, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác hành thu nhằm chống thất thu thuế Khi vận dụng biện phá p này thông qua hình thức tăng thuế suất còn phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của nền kinh tế Vì thế, khi áp dụng cần xem xét khả năng thu thuế cũng như các nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng và kiện toàn hệ thống thuế Ưu điểm Hạn chế
- Tạo ra tính chủ động cho nhà nước
- Tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế, lậu thuế.
- Tăng thu quá đà dẫn đến triệt tiêu tiết kiệ m ở khu vực tư nhân, về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu vốn đậu tư phát triển nền kinh tế
- Không dễ áp dụng và rất tốn kém.
Biện pháp này hướng tới việc cắt giảm các khoản chi mang tính chất chưa cấp bách, không quá thiết yếu đối với quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thu và chi Ngân sách Biện pháp này
10 chỉ thực sự hiệu quả khi cắt giảm hợp lý các khoản chi bao cấp chi lãng phí; thực hiện tiết kiệm chi tiêu qua việc nâng cao hiệu quả của quá trình chi tiêu công. Ưu điểm Hạn chế
- Phù hợp cho cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn;
- Dễ dàng thực hiện vì nằm trong quyền quyết định của Chính phủ
- Không tạo gánh nặng nợ cho quốc gia.
- Giảm sút tiết kiệm ở khu vực tư nhân Sự giảm sút này không tưởng ứng với mức tăng quỹ đi tiết kiệm của NSNN
- Có giới hạn, không thể giảm chi quá nhiều;
- Đứng trước giác độ điêu tiết vĩ mô, biện pháp này được đánh giá là tiêu cực vì ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng, của doanh nghiệp Vì thế dễ gây phản ứng từ phía công luận
Nguồn vay nợ của chính phủ bao gồm: vay nợ qua phát hành giấy tờ có giá trị trên thị trường trong và ngoà i nước (công trái, trái phiếu chính phủ …), vay qua NHTW, vay từ các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, vay từ chính phủ nước khác, phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu đầu tư Ở Việt Nam, C hính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình. Ưu điểm Hạn chế
- Duy trì việc giảm thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặ c giảm dự tr ữ quốc tế.
- Tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong và ngoài nước
- Nguồn vốn quốc tế có lãi suất ưu đãi và qui mô lớn
- Chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển, khả năng đầu tư của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
- Việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ từ đó cần phải tính toán kĩ lưỡng hiệu quả sử dụng tiền vay, thời hạn hoàn trả, lãi suất
- Vay nợ nhiều tạo áp lực buộc Nhà nước phải tăng thuế trong tương lai để trả nợ vay
Viện trợ gồm 2 loại: viện trợ không hoàn lại 100% và viện trợ ưu đã i (cho vay với mức lãi suất thấp trong 1 khoảng thời gian dài) Ưu điểm Hạn chế
- Khắc phục được nhanh chóng tình trạng thiếu hụt
- Tạo điều kiện phát triển cơ sở
- Chính phủ dễ bị tác động phải nhượng bộ trước những yêu cầu của nước viện trợ về kinh tế, chính trị
- Ví dụ: Chấp nhậ n dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành c ông nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập hạ tầng, phát triển giáo dục, thúc đẩy toàn bộ nề n kinh tế phát triển.
- Lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài, thậm chí không cần hoàn lại khẩu hàng hoá của nước tài trợ; Mở cửa thị trường bảo hộ cho những da nh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; Yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
Nhà nước phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN bằng hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp.
Có nhiều ý kiến cho rằng đây là biện pháp tiêu cực, dễ gây tổn thất cho nền kinh tế, tuy nhiên nếu vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát của NHTW thì phát hành tiền là giải pháp tốt để kích thích tăng cầu về đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế. Ưu điểm Hạn chế
NSNN một cách nhanh chóng
- Ít tốn kém về chi phí
- Không gây ra gánh nặng nợ quốc gia
- Chính phủ dễ bị tác động phải nhượng bộ trước những yêu cầu của nước viện trợ về kinh tế, chính trị
- Ví dụ: Chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế qua n bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ; Mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; Yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như c ho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỐI VỚI NSNN VIỆT NAM (Giai đoạn 2019 – 6 Tháng đầu 2022)
Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng
12 không nhỏ tới quyết định kinh doanh, đầu tư và thương mại toàn cầu Các tổ chức quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019.
Tuy nhiên, GDP năm 2019 của Việt Nam vẫn ghi nhận đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% Mức tăng trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng c ủa các năm 2011-2017 Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90% (đóng góp 50,4%); khu vực dịch vụ tăng 7,3% (đóng góp 45%) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01% (đóng góp 4,6%) vào mức tăng chung
Về thu ngân sách Nhà nước năm 2019 (tính đến ngày 15/12) đã đạt dự toán năm, trong đó nhiều khoản thu đạt trên 90% và vượt mức dự toán Chi ngân sách năm 2019 đá p ứng các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân nă m 2019 chỉ tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm Bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra, đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua.
Tóm lại, trong bối cả nh tình hình thế giới năm qua biến động phức tạp, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm nhưng nhờ s ự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doa nh nghiệp và nhân dân cả nước nên bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm
2019 đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực Nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, đây là năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn chiến lược 10 năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu đề ra, quy mô được mở rộng với chất lượng ngày càng được cải thiện Đây là tiền đề vững chắc, là hy vọng để bước sang năm 2020 nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu mới.
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng c ủa các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt2,91%.Tuy là mức tăng thấp nhấ t trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch
Covid-19 năm 2020 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68% (đóng góp 13,5%) và o tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98% (cao nhất trong số 3 khu vực kinh tế) đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34% (đóng góp 33,5%)
Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp c hính sách tài khóa, cùng với sự phục hồi của nề n kinh tế những tháng cuối năm đã góp phần làm gia tăng số thu NSNN Chi ngân sách Nhà nước đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, … đặc biệt là hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt.
Tóm lại, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống c ủa người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng
Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi quốc gia trên thế giới Trong nước, làn sóng dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến c hủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sự an toàn của người dân và phát triển kinh tế- xã hội
Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho tổng thu ngân sách Nhà nước cả năm 2021 đạt 1.365,53 nghìn tỷ đồng, bằng 101,7% dự toán, đây là con số hiếm hoi tăng trưởng trong khi các nước cùng khu vực tăng trưởng âm Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nề n
14 kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nhất là những khó khăn chung toàn cầu do các hệ lụy và tác động tiêu cực của dịch COVID-19, cùng với ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao Nền kinh tế trong nước đã có bước phục hồi nhưng đã và đang phả i đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là giá cả xăng dầu, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải tăng c ao, tiềm ẩn rủi ro, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là người nghèo – thu nhập thấp.
Những tháng đầ u năm 2022, hầu hết các ngành, lĩnh vực trên đà tăng trưởng trở lại; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động dần ổn định và phát triển trong trạng thái bình thường mới.
Thực trạng thu NSNN
Dự toán thu NSNN là 1.411,3 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt 1.551,1 nghìn tỷ đồng, tăng 139,77 nghìn tỷ đồng (+9,9%) so dự toán; tỷ lệ động viên thu NSNN đạt25,7%GDP, riêng thu thuế và phí đạt 21,1%GDP a) Thu nội địa đạt 1.273,88 nghìn tỷ đồng, vượt 100,38 nghìn tỷ đồng (+8,6%) so dự toán, trong đó: (i) Thu tiền sử dụng đất vượt 62,9 nghìn tỷ đồng so dự toán; (ii) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết vượt 4,9 nghìn tỷ đồng; (iii) Thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế vượt 3,7 nghìn tỷ đồng; (iv) Thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng nhà nước vượt 21,25 nghìn tỷ đồng s o dự toán; (v) Các khoản thu nội địa còn lại đạt 952,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6 nghìn tỷ đồng (+0,8%) so dự toán
Mặc dù vậy, vẫn còn một s ố khoản thu không đạt dự toán, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 92,8%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,4%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 98,7%, thuế thu nhập cá nhân đạt 96,7%, thuế bảo vệ môi trường đạt 91,5% dự toán Nguyên nhân c hủ yếu do: (i) Số doa nh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, tạo động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế, song chủ yếu là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ được hưởng các chính sách ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật, nên số thu nộp ngân sách còn thấp; (ii) Một số ngành hàng, doanh nghiệp có đóng góp số thu lớn cho ngân sách hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, tăng trưởng thấp hơn dự kiến, thậm chí giảm so với năm trước, ảnh hưởng đến nguồn thu ngâ n sách. b) Thu từ dầu thô đạt 56,25 nghìn tỷ đồng, vượt 11,65 nghìn tỷ đồng (+26,1%) so dự toán, chủ yếu nhờ giá dầu thô bình quân đạt 67,5 USD/thùng, tăng 2,5 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng thanh toán đạt 11,04 triê u tấn, tăng 610 nghìn tấn so với kế hoạch. c) Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 214,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1 nghìn tỷ đồng (+13,2%) so dự toán Trong năm 2019 một số mặt hàng có thuế suất cao, số thu lớn tăng mạnh so với dự toán như than đá, ôtô nguyên chiếc, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, linh kiện phụ tùng ôtô , nên giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 7,7% so với năm 2018 và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tăng thu nợ đọng thuế, nợ thuế đã giảm so với năm trước, góp phần tăng thu NSNN.
Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, về thực hiện thu NSNN, Ủy ban thẩm tra cho rằng, thu NSNN năm 2019 vượt dự toán 9,9% thể hiê n sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện quản lý thu, cải cách hành chính trong quản lý thuế Tuy nhiên, s ố tăng thu 2019 chủ yếu từ đất, tài nguyên và từ thu hồi vốn của nhà nước… thể hiện cơ cấu thu chưa bền vững, phụ thuộc nhiều các yếu tố thiếu ổn định, không thường xuyên
Kết quả thực hiện thu NSNN cả năm đạt 1.507,8 nghìn tỷ đồng, tăng 158 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, bằng 98% so dự toán; trong đó: a) Thu nội địa: Dự toán thu là 1.290,77 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 1.290,9 nghìn tỷ đồng, vượt 117 tỷ đồng so dự toán, tăng 1,3% so thực hiện năm 2019 Do ảnh hưởng quá lớn của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với các lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải hàng không, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may, da giày, kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống, lưu trú, làm giảm nguồn thu NSNN Đồng thời, trong năm đã thực hiện nhiều giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Vì vậy, không kể số thu tiền sử dụng đấ t, thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế, các khoản thu nội địa còn lại chỉ có 40% đạt và vượt dự toán, 60% còn lại không đạt dự toán. b) Thu từ dầu thô: Dự toán thu là 35,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 34,6 nghìn tỷ đồng, giảm
602 tỷ đồng (-1,7%) so dự toán Giá dầu thô bình quâ n đạt 45,7 USD/thùng, giảm 14,3 USD/thùng so giá dự toán; sản lượng thanh toán đạt 9,56 triệu tấn, tăng 540 nghìn tấn so kế hoạch. c) Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩ u: Dự toán thu là 208 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30,5 nghìn tỷ đồng (-14,6%) so dự toán, trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 314,57 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo thực tế phát sinh là 137 nghìn tỷ đồng.
Tóm lại, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải phá p chính sách góp phần thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, thu NSNN năm 2020 mặc dù không đạt dự toán đề ra (giảm 31,2 nghìn tỷ đồng so dự toán), nhưng cao hơn nhiều so với đánh giá báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tăng 158 nghìn tỷ đồng) So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã đạt được thành công đá ng khen ngợi nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ.
Dự toán thu là 1.343,3 nghìn tỷ đồng T hực hiện 9 tháng đạt 1.077,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2020, kết quả như trên là tích cực Tuy nhi ên, do tác động của đợt dịch bùng phát dịch Covid-19 c uối tháng 4, diễn biến thu có xu h ướng giảm rõ rệt qua từng tháng Trên cơ sở kết quả thu 9 tháng, phấn đấu quyết liệt những tháng cuối năm, đánh giá thực hiê n cả năm thu NSNN đạt 1.365,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với dự toán Trong đó: a) Thu nội địa: Dự toán thu là 1.133,5 nghìn tỷ đồng Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là nghiêm trọng, còn phức tạp và có thể kéo dài, dự kiến số thu nội địa, nhất là các khoản thu từ hoạt động sản xuất-kinh doanh các tháng tới tiếp tục giảm, thực hiện thu cả năm đạt 1.133,2 nghìn tỷ đồng, giảm 12,2% so với thực hiê n năm 2020. b) Thu từ dầu thô: Dự toán thu là 23,2 nghìn tỷ đồng trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước 8 triệu tấn, giá bán 45 USD/thùng Thực hiện thu từ dầu thô cả nă m đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, tăng 51,7% so dự toán, tăng 1,7% so thực hiê n năm 2020, trên cơ sở dự kiến giá dầu thanh toán bình quân cả năm khoảng 62 USD/thùng, cao hơn 17 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng thanh toán cả năm ước đạt 8,48 triê u tấn, vượt 480 nghìn tấn so kế hoạch. c) Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự toán thu 178,5 nghìn tỷ đồng Trong các tháng tiếp theo, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động xuất nhập khẩu của doa nh nghiệp Đánh giá thực hiê n cả năm, tổng số thu cân đối t ừ hoạt động xuất nhâ p khẩu đạt 189 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so dự toán, tăng 6,5% so thực hiê n năm 2020.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, trong tổng số thu hơn 941.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, số thu từ dầu thô đạt 35.421 tỉ đồng, bằng 125,6% so với dự toán, bằng 180% so với cùng kỳ năm 2021 Thu nội địa đạt 747.865 tỉ đồng, bằng 63,6% dự toán, bằng 115,7% so với cùng kỳ năm ngoái Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 157.928 tỉ đồng bằng 79,4% dự toán Đặc biệt, số thu cả 3 khu vực doanh nghiệp đều đạt mức khá như doanh nghiệp nhà nước đạt 56,8% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56,6% Riêng khu vực công nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 67,7% dự toán.
Số thu ngân sách 6 tháng đầu năm có tiến độ đạt khá so với dự toán cũng như so với cùng kỳ 2021, trong đó có một số nguồn thu thể hiện sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, như thuế giá trị gia tăng tăng 15,6%, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng8,6% so với cùng kỳ 2021 Tuy nhiên bên cạnh các mặt đạt được thì số thu ngân sách nhà nước tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay vẫn chủ yếu tập trung vào các khoản thu mang tính hữu hạn, tài nguyên quốc gia, như thu từ dầu thô tăng 85,1%, thu từ tiền thuê đất tăng103% so với cùng kỳ 2021.
Thực trạng chi NSNN
Dự toán chi NSNN là 1.633,3 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1.747.987 tỷ đồng, tăng 114.687 tỷ đồng (7,02%) so dự toán Trong đó: a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 429.300 tỷ đồng; thực hiê n đạt 438.371 tỷ đồng, tăng 9.071 tỷ đồng (+2,11%) so với dự toán. b) Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 124.884 tỷ đồng; thực hiê n đạt gần 107.984 tỷ đồng, giảm 16.900 tỷ đồng (-13,53%) so dự toán Chủ yếu do dư nợ trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả lãi trong năm 2019 thấp hơn khi xây dựng dự toán c) Chi thường xuyên: dự toán chi là 999.466 tỷ đồng; thực hiện đạt 1.004.621 tỷ đồng, giảm 11.200 tỷ đồng (-0,96%) so dự toán chủ yếu là tăng chi của ngân sách địa phương do được bổ sung từ nguồn dự phòng NSTW, dự phòng và tăng thu của ngân sách địa phương
Công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ, bám sát mục tiêu, dự toán được giao; kỷ luật tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ Chính phủ đã bảo đảm nguồn lực xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội theo quy định.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng như chi s ự nghiệp khoa học công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chính sách an sinh xã hội, tiếp tục được chú trọng bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời tích cực đổi mới, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình tính chi phí đầy đủ theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội
Dự toán chi NSNN là 1.773,76 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1.787,95 nghìn tỷ đồng, tăng 14,18 nghìn tỷ đồng (+0,8%) so dự toán Trong đó: a) Chi đầu tư phát triển
Dự toán chi là 497,26 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm số được chuyển nguồn sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng (+10,6%) so dự toán, do được bổ sung từ dự phòng ngân sách các cấp và nguồn vượt thu tiền sử dụng đấ t của ngân sách địa phương.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư có tiến bộ; đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2020 (31/01/2021) đạt xấp xỉ 96,6% dự toán Quốc hội quyết định đầu nă m, đạt 97,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn thực hiện năm 2019 (tương ứng đạt 73,7% và 76,75%) b) Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 118,19 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạ t 107,3 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9 nghìn tỷ đồng (-9,2%) so dự toán, chủ yếu là giảm chi trả nợ lãi của NSTW do dư nợ trái phiếu C hính phủ và lãi suất bình quân phải trả trong nă m 2020 thấp hơn mức xây dựng dự toán; đồng thời, trong nă m đã đàm phán thành công với Ngân hàng thế giới để giãn thời điểm trả nợ lãi nhanh một số khoản vay IDA. c) Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.056,49 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạ t 1.072,07 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 nghìn tỷ đồng (+1,5%) so với dự toán.
Công tác điều hành chi thường xuyên nă m 2020 được thực hiện chủ động, đả m bảo chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ; tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN Các B ộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp đã đề ra; rà soát, cắt giảm mạnh các khoản kinh phí chưa thực sự cần thiết (th ực hiện tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí và 10% kinh phí thường xuyên khác của các
Bộ, cơ quan trung ương); bố trí các nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công; tăng cường c ông tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách và tài sản công.
Dự toán chi NSNN là 1.687 nghìn tỷ đồng, thực hiê n chi năm 2021 đạt 1.709,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán, trong đó: a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 477,3 nghìn tỷ đồng; thực hiê n đạt 489,9 nghìn tỷ đồng, tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán Mă c dù trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệ nh, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bô , ngành, địa phương quyết liê t đẩy nhanh tiến đô thực hiê n và giải ngân vốn đầu tư công Nhờ vậy, tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2021 (31/01/2022), số vốn thực hiê n giải ngân đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 102,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 32,85% kế hoạch. b) Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 110 nghìn tỷ đồng; thực hiê n đạt 105,865 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 phù hợp với tiến đô thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, không để tồn đọng vốn vay; kế t hợp với tranh thủ diễn biến thị trường thuận lợi, giảm lãi suất phát hành bình quân phải trả lãi trong năm 2021 thấp hơn khi xây dựng dự toán; đồng thời không phát sinh các khoản chênh lê ch tỷ giá c) Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạ t 1.059,197 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán
Công tác điều hành chi NSNN năm 2021 được thực hiê n chủ đô ng, chă t chẽ, đảm bảo đúng chính sách, chế đô , cắt giảm những nhiê m vụ chi chưa thực sự cần thiết, châ m triển khai, triê t để tiết kiê m chi thường xuyên gắn với sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ c hi, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân; đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hô i đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Tổng chi NSNN 6 tháng đầu nă m 2022 đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó: a) Chi đầu tư phát triển: đạ t 150,4 nghìn tỷ đồng, bằng 28,6% dự toán Quốc hô i quyết định. Tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đạt 97,26% kế hoạch Tuy nhiên, tốc độ giải ngân vốn còn chậm mới đạt 27,75% kế hoạch. b) Chi trả nợ lãi: đạt 51,9 nghìn tỷ đồng, bằ ng 50,1% dự toán Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiê m quốc gia. c) Chi thường xuyên: đạt 509,2 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán, đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý kịp thời các nhiệm vụ đô t xuất phát sinh về phòng chống dịch,khắc phục hâ u quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hô i Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 27,2 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hâ u quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Đánh giá và kiến nghị một số giải pháp gia tăng hiệu quả cân đối NSNN trong
Năm 2019 a) Về thu NSNN: Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt, thậm chí vượt dự toán Công tác quản lý thu NSNN đã được chú trọng, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh; thực hiê n miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế theo đúng quy định của luâ t thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liê t xử lý thu nợ thuế, b) Về chi NSNN: Công tác điều hành c hi NSNN được thực hiê n chủ đô ng, tích cực, chặt chẽ, tiết kiệm; tâ p trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến đô giải ngân vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng dự phòng NSNN tập trung cho các mục tiêu khắc phục hậu quả thiên tai, mưa bão, dịch bệnh và một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phát sinh.
Năm 2020 a) Về thu NSNN: Miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với tác động không thuận c ủa đại dịch là 111,5 nghìn tỷ đồng; trong đó: gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm khoảng 24,3 nghìn tỷ đồng các khoản thuế, phí, lệ phí. b) Về chi NSNN: Tăng chi NSNN 16,83 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ cho người dân; trong đó: chi công tác phòng chống dịch khoảng 4 nghìn tỷ đồng,chi hỗ trợ người dân là 12,83 nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, các giải pháp tài chính - NSNN đã thực hiện nêu trên là phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, qua đó giúp cho doanh nghiệp, người kinh doanh c ó thêm vốn khả dụng để vượt qua khó khăn, duy trì các hoạt động sản xuất - kinh doanh và c hi trả tiền công người lao động, từng bước thích ứng với trạng thái bình thường mới và có khả năng phục hồi ngay khi có điều kiện; đời sống của một bộ phận người lao động, người dân gặp khó khăn do đại dịch được đảm bảo; được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận quốc tế đánh giá cao.
Năm 2021 a) Về chính sách thu NSNN: đã kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho khoả ng 121,5 nghìn doa nh nghiệp và 19,1 nghìn hộ gia đình, với giá trị thực hiện khoảng 125,4 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số miễn, giảm theo các chính sách ban hành trong năm 2020 nhưng tiếp tục được thực hiện trong năm 2021), trong đó, số gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất khoảng 99,9 nghìn tỷ đồng; số miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 25,5 nghìn tỷ đồng. b) Về chính sách chi NSNN: Đến hết năm 2021, NSNN đã chi 77,6 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân Bên cạnh đó, đã thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19, với số tiền huy động đến hết ngày 31/12/2021 đạt 8,803 nghìn tỷ đồng; Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi 7,95 nghìn tỷ đồng từ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để mua khoảng 75 triệu liều vắc-xin.
6 tháng đầu năm 2022 a) Về thu NSNN: Kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng Giảm thêm 7 nghìn tỷ đồng vớ i thuế bảo vệ môi trường trong cơ cấu thuế của xăng dầu b) Về chi NSNN: Chi NSNN 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 28,6% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 50,1% dự toán, chi thường xuyê n đạt 45,8% dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách Cân đối NSNN, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo.
Tồn tại, hạn chế a) Về các nguyên tắc hạch toán vào NSNN
Cân đối ngân sách nhà nước đã được đảm bảo bằng các quy phạm mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật ngân sách nhà nước đã bắt gặp những vướng mắc, tồn tại, trong đó vấn đề về phạm vi cân đối và và cách tinh bội chi ngân sách nhà nước còn có một số điểm chưa rõ ràng chưa đúng với luật ngân sách nhà nước, chưa đúng với thông lệ quốc tế Cụ thể là các khoản huy động vốn của chính quyền địa phương chưa được tổng hợp vào
24 bội chỉ ngân sách nhà nước Số thu về phí, lệ phí chưa được hạch toán đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước Các khoản vay về để cho vay, các khoản viện trợ chính thức ODA, các khoản vay về trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục cũng chưa được phả n ánh vào cân đối ngân sách nhà nước. Ở Việt nam cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc thận trọng Khi cân đối NSNN quán triệt nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; và bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển Nhưng kết quả kiểm toán c ho thấy một số khoản thu phí, lệ phí không được tính toán vào cân đối ngân sách nhà nước mà để lại đơn vị chi tiêu; khi quyết toán sẽ thực hiện ghi thu, ghi chi vào NSNN Mặt khác các khoản thu về phí, lệ phí là con số không nhỏ (ước tính hàng ngàn tỷ đồng) và đây là nguồn thu NSNN cần phải được đưa vào cân đối, bố trí trong dự tóan hàng năm. b) Về thu NSNN:
Công tác quản lý thu thuế c ó tiến bộ nhưng mức độ vẫn còn hạn c hế Tình trạng nợ đọng thuế có dấu hiệu gia tăng, trong bối cảnh tình hình kinh tế có khó khăn, mức phạt chậm nộp thuế thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, dẫn tới nhiều doanh nghiệp chiếm dụng tiền nộp thuế; tình trạng buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, hạch toán sai lệch kết quả tài chính để trốn lậu thuế… vẫn c hậ m được khắc phục; các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, chưa triệt để
Vẫn còn trường hợp kê khai chưa chính xác các khoản thu tiền sử dụng đất, thu từ khai thác tài nguyên, khoáng s ả n, thu từ các doanh nghiệp có giao dịch liên kết Tình trạng trốn thuế diễn ra phức tạp, dẫn đến giảm thu NSNN. c) Về chi NSNN:
Tình trạng chung đối với chi đầu tư là giải ngân chậm, đầu tư dàn trải, phân giao vốn đầu tư không đúng quy định, vi phạm trong đầu tư XDCB vẫn khá phổ biến, hiệu quả đầu tư chưa cao… Đối với chi đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại mang tính c hấ t lặp lại như: Phải điều chỉnh nhiều lần; phải hủy dự toán vốn ngoài nước; phân bổ kế hoạch vốn, giao kế hoạch vốn chậm,
Vẫn còn tình trạng sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí, chi không đúng định mức, c hế độ; có địa phương còn để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản; chi chuyển nguồn lớn; lập, thẩm định, trình quyết toán NSNN còn chậm so với thời hạn quy định
Về thu NSNN: Đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính trong quản lý thu NSNN: Trước mắt là nâng cao hơn nữa sự tiện lợi và hiệu quả trong giải quyết c ác thủ tục hành chính về thuế và hải quan để góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; thực hiện tốt chuyể n đổi số và cải cách thủ tục hành chính cũng giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và tạo thuận lợi để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo thu NSNN ở cấp chính quyền địa phương và chính quyền trung ương: Hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai lệch dự báo thu NSNN.
Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế: Đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn lực tài chính cho sản xuất, kinh doanh Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách: Rà soát, xác định những nguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả , tập trung vào một số lĩnh vực như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại điện tử; xây dựng cơ bản; kinh doanh xăng dầu; tăng c ường công tác kiểm tra đối với các đơn vị có khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch vụ mà Nhà nước không định giá; khu vực doanh nghiệp ngoà i quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh.
Rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu: bù đắp một phần số giảm thu NSNN do yếu tố khách quan gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tăng cường kiểm soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra.