PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỐI VỚI NSNN VIỆT NAM (Giai đoạn 2019 – 6 Tháng đầu 2022)
3.3. Thực trạng chi NSNN
Dự toán chi NSNN là 1.633,3 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1.747.987 tỷ đồng, tăng 114.687 tỷ đồng (7,02%) so dự toán. Trong đó:
a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 429.300 tỷ đồng; thực hiê n đạt 438.371 tỷ đồng, tăng 9.071 tỷ đồng (+2,11%) so với dự toán.
b) Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 124.884 tỷ đồng; thực hiê n đạt gần 107.984 tỷ đồng, giảm 16.900 tỷ đồng (-13,53%) so dự toán. Chủ yếu do dư nợ trái phiếu Chính phủ và lãi suất bình quân phải trả lãi trong năm 2019 thấp hơn khi xây dựng dự toán
c) Chi thường xuyên: dự toán chi là 999.466 tỷ đồng; thực hiện đạt 1.004.621 tỷ đồng, giảm 11.200 tỷ đồng (-0,96%) so dự toán. chủ yếu là tăng chi của ngân sách địa phương do được bổ sung từ nguồn dự phòng NSTW, dự phòng và tăng thu của ngân sách địa phương
Công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ, bám sát mục tiêu, dự toán được giao; kỷ luật tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ. Chính phủ đã bảo đảm nguồn lực xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội theo quy định.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng như chi s ự nghiệp khoa học công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chính sách an sinh xã hội, tiếp tục được chú trọng bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời tích cực đổi mới, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình tính chi phí đầy đủ theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội.
3.3.2. Năm 2020
Dự toán chi NSNN là 1.773,76 nghìn tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 1.787,95 nghìn tỷ đồng, tăng 14,18 nghìn tỷ đồng (+0,8%) so dự toán. Trong đó:
a) Chi đầu tư phát triển
20
Dự toán chi là 497,26 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm số được chuyển nguồn sang năm 2021) đạt 550 nghìn tỷ đồng, vượt 52,8 nghìn tỷ đồng (+10,6%) so dự toán, do được bổ sung từ dự phòng ngân sách các cấp và nguồn vượt thu tiền sử dụng đấ t của ngân sách địa phương.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư có tiến bộ; đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2020 (31/01/2021) đạt xấp xỉ 96,6% dự toán Quốc hội quyết định đầu nă m, đạt 97,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn thực hiện năm 2019 (tương ứng đạt 73,7% và 76,75%)
b) Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 118,19 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạ t 107,3 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9 nghìn tỷ đồng (-9,2%) so dự toán, chủ yếu là giảm chi trả nợ lãi của NSTW do dư nợ trái phiếu C hính phủ và lãi suất bình quân phải trả trong nă m 2020 thấp hơn mức xây dựng dự toán; đồng thời, trong nă m đã đàm phán thành công với Ngân hàng thế giới để giãn thời điểm trả nợ lãi nhanh một số khoản vay IDA.
c) Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.056,49 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạ t 1.072,07 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 nghìn tỷ đồng (+1,5%) so với dự toán.
Công tác điều hành chi thường xuyên nă m 2020 được thực hiện chủ động, đả m bảo chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ; tăng cường kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Các B ộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp đã đề ra; rà soát, cắt giảm mạnh các khoản kinh phí chưa thực sự cần thiết (th ực hiện tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí và 10% kinh phí thường xuyên khác của các Bộ, cơ quan trung ương); bố trí các nhiệm vụ chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công; tăng cường c ông tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách và tài sản công.
3.3.3. Năm 2021
Dự toán chi NSNN là 1.687 nghìn tỷ đồng, thực hiê n chi năm 2021 đạt 1.709,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán, trong đó:
a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 477,3 nghìn tỷ đồng; thực hiê n đạt 489,9 nghìn tỷ đồng, tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán. Mă c dù trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệ nh, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bô , ngành, địa phương quyết liê t đẩy nhanh tiến đô thực hiê n và giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ vậy, tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2021 (31/01/2022), số vốn thực hiê n giải ngân đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 102,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 32,85% kế hoạch.
b) Chi trả nợ lãi: Dự toán chi là 110 nghìn tỷ đồng; thực hiê n đạt 105,865 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 phù hợp với tiến đô thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, không để tồn đọng vốn vay; kế t hợp với tranh thủ diễn biến thị trường thuận lợi, giảm lãi suất phát hành bình quân phải trả lãi trong năm 2021 thấp hơn khi xây dựng dự toán; đồng thời không phát sinh các khoản chênh lê ch tỷ giá.
c) Chi thường xuyên: Dự toán chi là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạ t 1.059,197 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán.
Công tác điều hành chi NSNN năm 2021 được thực hiê n chủ đô ng, chă t chẽ, đảm bảo đúng chính sách, chế đô , cắt giảm những nhiê m vụ chi chưa thực sự cần thiết, châ m triển khai, triê t để tiết kiê m chi thường xuyên gắn với sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ c hi, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân; đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hô i đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
3.3.3. 6 tháng đầu năm 2022
22
Tổng chi NSNN 6 tháng đầu nă m 2022 đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó:
a) Chi đầu tư phát triển: đạ t 150,4 nghìn tỷ đồng, bằng 28,6% dự toán Quốc hô i quyết định.
Tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đạt 97,26% kế hoạch. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân vốn còn chậm mới đạt 27,75% kế hoạch.
b) Chi trả nợ lãi: đạt 51,9 nghìn tỷ đồng, bằ ng 50,1% dự toán. Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiê m quốc gia.
c) Chi thường xuyên: đạt 509,2 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán, đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý kịp thời các nhiệm vụ đô t xuất phát sinh về phòng chống dịch, khắc phục hâ u quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hô i. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 27,2 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hâ u quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.