Đánh giá và kiến nghị một số giải pháp gia tăng hiệu quả cân đối NSNN trong

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối ngân sáchnhà nước liên hệ thực tế đối với ngân sách nhà nước việtnam (Trang 24 - 29)

PHẦN III: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỐI VỚI NSNN VIỆT NAM (Giai đoạn 2019 – 6 Tháng đầu 2022)

3.4. Đánh giá và kiến nghị một số giải pháp gia tăng hiệu quả cân đối NSNN trong

3.4.1. Đánh giá

Thành tựu đạt được Năm 2019

a) Về thu NSNN: Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt, thậm chí vượt dự toán. Công tác quản lý thu NSNN đã được chú trọng, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh;

thực hiê n miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế theo đúng quy định của luâ t thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liê t xử lý thu nợ thuế,...

b) Về chi NSNN: Công tác điều hành c hi NSNN được thực hiê n chủ đô ng, tích cực, chặt chẽ, tiết kiệm; tâ p trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến đô giải ngân vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng dự phòng NSNN tập trung cho các mục tiêu khắc phục hậu quả thiên tai, mưa bão, dịch bệnh và một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phát sinh.

Năm 2020

a) Về thu NSNN: Miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với tác động không thuận c ủa đại dịch là 111,5 nghìn tỷ đồng; trong đó: gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm khoảng 24,3 nghìn tỷ đồng các khoản thuế, phí, lệ phí.

b) Về chi NSNN: Tăng chi NSNN 16,83 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ cho người dân; trong đó: chi công tác phòng chống dịch khoảng 4 nghìn tỷ đồng, chi hỗ trợ người dân là 12,83 nghìn tỷ đồng.

Nhìn chung, các giải pháp tài chính - NSNN đã thực hiện nêu trên là phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, qua đó giúp cho doanh nghiệp, người kinh doanh c ó thêm vốn khả dụng để vượt qua khó khăn, duy trì các hoạt động sản xuất - kinh doanh và c hi trả tiền công người lao động, từng bước thích ứng với trạng thái bình thường mới và có khả năng phục hồi ngay khi có điều kiện; đời sống của một bộ phận người lao động, người dân gặp khó khăn do đại dịch được đảm bảo; được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận quốc tế đánh giá cao.

Năm 2021

a) Về chính sách thu NSNN: đã kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí ... để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho khoả ng 121,5 nghìn doa nh nghiệp và 19,1 nghìn hộ gia đình, với giá trị thực hiện khoảng 125,4 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số miễn, giảm theo các chính sách ban hành trong năm 2020 nhưng tiếp tục được thực hiện trong năm 2021), trong đó, số gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất khoảng 99,9 nghìn tỷ đồng; số miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 25,5 nghìn tỷ đồng.

b) Về chính sách chi NSNN: Đến hết năm 2021, NSNN đã chi 77,6 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó, đã thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19, với số tiền huy động đến hết ngày 31/12/2021 đạt 8,803 nghìn tỷ đồng; Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi 7,95 nghìn tỷ đồng từ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để mua khoảng 75 triệu liều vắc-xin.

6 tháng đầu năm 2022

a) Về thu NSNN: Kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân. Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng. Giảm thêm 7 nghìn tỷ đồng vớ i thuế bảo vệ môi trường trong cơ cấu thuế của xăng dầu

b) Về chi NSNN: Chi NSNN 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40%

dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 28,6% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 50,1% dự toán, chi thường xuyê n đạt 45,8% dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cân đối NSNN, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo.



Tồn tại, hạn chế

a) Về các nguyên tắc hạch toán vào NSNN

Cân đối ngân sách nhà nước đã được đảm bảo bằng các quy phạm mang tính nguyên tắc.

Tuy nhiên, việc thực hiện Luật ngân sách nhà nước đã bắt gặp những vướng mắc, tồn tại, trong đó vấn đề về phạm vi cân đối và và cách tinh bội chi ngân sách nhà nước còn có một số điểm chưa rõ ràng chưa đúng với luật ngân sách nhà nước, chưa đúng với thông lệ quốc tế. Cụ thể là các khoản huy động vốn của chính quyền địa phương chưa được tổng hợp vào

24

bội chỉ ngân sách nhà nước. Số thu về phí, lệ phí chưa được hạch toán đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước Các khoản vay về để cho vay, các khoản viện trợ chính thức ODA, các khoản vay về trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục cũng chưa được phả n ánh vào cân đối ngân sách nhà nước.

Ở Việt nam cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc thận trọng. Khi cân đối NSNN quán triệt nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; và bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. Nhưng kết quả kiểm toán c ho thấy một số khoản thu phí, lệ phí không được tính toán vào cân đối ngân sách nhà nước mà để lại đơn vị chi tiêu; khi quyết toán sẽ thực hiện ghi thu, ghi chi vào NSNN. Mặt khác các khoản thu về phí, lệ phí là con số không nhỏ (ước tính hàng ngàn tỷ đồng) và đây là nguồn thu NSNN cần phải được đưa vào cân đối, bố trí trong dự tóan hàng năm.

b) Về thu NSNN:

Công tác quản lý thu thuế c ó tiến bộ nhưng mức độ vẫn còn hạn c hế. Tình trạng nợ đọng thuế có dấu hiệu gia tăng, trong bối cảnh tình hình kinh tế có khó khăn, mức phạt chậm nộp thuế thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, dẫn tới nhiều doanh nghiệp chiếm dụng tiền nộp thuế;

tình trạng buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, hạch toán sai lệch kết quả tài chính để trốn lậu thuế… vẫn c hậ m được khắc phục; các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, chưa triệt để.

Vẫn còn trường hợp kê khai chưa chính xác các khoản thu tiền sử dụng đất, thu từ khai thác tài nguyên, khoáng s ả n, thu từ các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Tình trạng trốn thuế diễn ra phức tạp, dẫn đến giảm thu NSNN.

c) Về chi NSNN:

Tình trạng chung đối với chi đầu tư là giải ngân chậm, đầu tư dàn trải, phân giao vốn đầu tư không đúng quy định, vi phạm trong đầu tư XDCB vẫn khá phổ biến, hiệu quả đầu tư chưa cao…

Đối với chi đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại mang tính c hấ t lặp lại như: Phải điều chỉnh nhiều lần; phải hủy dự toán vốn ngoài nước; phân bổ kế hoạch vốn, giao kế hoạch vốn chậm,

Vẫn còn tình trạng sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí, chi không đúng định mức, c hế độ; có địa phương còn để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản; chi chuyển nguồn lớn;

lập, thẩm định, trình quyết toán NSNN còn chậm so với thời hạn quy định...

3.4.2. Kiến nghị giải pháp

Về thu NSNN:

Đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính trong quản lý thu NSNN: Trước mắt là nâng cao hơn nữa sự tiện lợi và hiệu quả trong giải quyết c ác thủ tục hành chính về thuế và hải quan để góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; thực hiện tốt chuyể n đổi số và cải cách thủ tục hành chính cũng giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và tạo thuận lợi để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Nâng cao chất lượng công tác dự báo thu NSNN ở cấp chính quyền địa phương và chính quyền trung ương: Hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai lệch dự báo thu NSNN.

Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế: Đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn lực tài chính cho sản xuất, kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN.

Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách: Rà soát, xác định những nguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả , tập trung vào một số lĩnh vực như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại điện tử; xây dựng cơ bản; kinh doanh xăng dầu; tăng c ường công tác kiểm tra đối với các đơn vị có khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch vụ mà Nhà nước không định giá; khu vực doanh nghiệp ngoà i quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh.

Rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu: bù đắp một phần số giảm thu NSNN do yếu tố khách quan gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản;

tăng cường kiểm soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách các cấp: Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn và phát hiện, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, mua bán, vận c huyển kinh doanh hàng cấm;

trong đó chú ý các mặt hàng: xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, …

Về chi NSNN:

Thực hiện phân bổ chi ngân sách tập trung, tránh dàn trải, lãng phí: Việc phân bổ, quản lý chi đầu tư phá t triển từ ngân sách phải tuân thủ Luật Đầu tư công. Tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầ u tư công; quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn được phân bổ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân sang các dự án khác để thanh toán khối lượng hoà n thành; hạn chế tối đa việc chuyển nguồn, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.

Bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư: Bố trí nguồn lực đầu tư Nhà nước phù hợp để thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước. Tiếp tục quản lý chặ t chẽ và nâng c a o hiệu quả các khoản chi từ NSNN; thực hiện phân bổ chi ngân sách tập trung, tránh dàn trải, lãng phí

26

Quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn: Nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; kiên quyết điều chuyển vốn từ các dự á n chậm tiến độ, chậm giải ngân sang các dự án khác để thanh toán khối lượng hoàn thành; hạn chế tối đa việc chuyển nguồn, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối ngân sáchnhà nước liên hệ thực tế đối với ngân sách nhà nước việtnam (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)