Các nguyên liệu dùng dể sản xuất mỹ phẩm:Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm có thể bao gồm các thành phần từ tự nhiên và các chất tổng hợp.. Dưới đây là một số nguyên liệu phổ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG
-
-BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : NGUYÊN LIỆU SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Minh
Thành viên nhóm & MSSV:
Bùi Nguyễn Ngọc Thúy An 2374202070001
Lê Nguyễn Thị Mộng Trinh 2374202070312
Nguyễn Thị Ngọc Châu 2177202010009
Đặng Ngọc Hải Yến 2377202070083
Phạm Nguyễn Nhã Thy 2374202070066
Lưu Trần Đỗ Quyên 2374202070055
Ngô Thị Như Ý 2374202070081
Nguyễn Ngọc Mai Khuê 2374202070092
Hồ Ngọc Minh Anh 2374202070004
Phạm Phan Khánh Ngân 2374202070295
Lê Thị Thu Thủy 2374202070059
Bùi Nhu Linh 2374202070032
Nguyễn Văn Tâm 2374202070057
Lớp: 71K29CNTM
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I Mỹ phẩm là gì? 1
II Các nguyên liệu dùng dể sản xuất mỹ phẩm 1
III Nguyên liệu sinh học ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm: 2
1 Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm từ thực vật: 2
1.1 Vitamin B5 – Axit Pantothenic: 2
1.2 Vitamin B12 – Cobalamin 2
1.3 Vitamin A – Retinol: 3
1.4 Vtamin B3 – Niacin: 3
1.5 Vitamin C – Axit ascorbic: 4
1.6 Vitamin E – Tocopherol: 6
1.7 Tinh dầu: 7
1.8 Dầu hạnh nhân: 8
1.9 Dầu vừng: 8
2 NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT MỸ PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT: 9
2.1 Mỡ lông cừu : 9
2.2 Gan cá mập: 9
2.3 Sáp ong : 10
2.4 Collagen từ da cá: 10
2.5 Lông chồn: 11
2.6 Bọ xương rồng: 12
Trang 3I Mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay
đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người Mỹ phẩm còn là dưỡng chất được thiết kế để làm sạch, bảo vệ và thay đổi diện mạo của các bộ phận bên ngoài cơ thể Mỹ phẩm là nhóm sản phẩm chứa các thành phần với nhiệm vụ chăm sóc và duy trì một làn da khoẻ mạnh và thẩm mỹ Mỹ phẩm có một số công dụng như nuôi dưỡng làn da, cấp ẩm, làm sáng, chống oxy hoá, cân bằng dầu nước, chống lão hoá, v.v
II Các nguyên liệu dùng dể sản xuất mỹ phẩm:
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm có thể bao gồm các thành phần từ tự nhiên và các chất tổng hợp Dưới đây là một số nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm:
- Dầu và chất béo: Dầu cây cỏ, dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu ô liu, bơ hạt mỡ và các dạng chất béo khác được sử dụng nhưng nguyên liệu dưỡng
ẩm và làm mềm da trong mỹ phẩm
- Hoa quả và thực vật: Trái cây như cam, dứa, lựu, nho, trái cây họ citrus, cà chua, dưa chuột, hoa hồng, hoa oải hương, hoa cúc, nha đam và các thành phần từ cây thực vật khác được sử dụng để cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa và các thành phần dưỡng da khác
- Các dầu, mỡ, sáp: dầu cây cỏ, dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu ô liu, bơ hạt mỡ và các dạng chất béo khác được sử dụng nhưng nguyên liệu dưỡng
ẩm và làm mềm da trong mỹ phẩm
- Chiết xuất thảo dược: Chiết xuất từ các loại thảo dược như cây xạ đen, cây gừng, hương thảo, lô hội, cam thảo, trà xanh và nhiều loại thảo dược khác được sử dụng cho các tính chất chống vi khuẩn, làm dịu da và làm mềm da
- Chất tạo màng và tạo kết cấu: Các chất như gelatin, carrageenan, cellulose, guar gum và xanthan gum được sử dụng để tạo đặc và tạo kết cấu trong các sản phẩm
mỹ phẩm như kem dưỡng da và sữa rửa mặt
1
Trang 4- Chất chống nắng: Các chất chống nắng như oxybenzone, avobenzone, zinc oxide
và titanium dioxide được sử dụng để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại
- Chất làm ẩm: propylene- glycol có chức năng giữ ẩm bởi đặc tính hút nước nên
da sẽ ít bị khô hay bong tróc ngoài ra còn giúp phục hồi da và làm mềm mại da Khả năng làm giảm độ nhớt và tạo mùi thơm cho sản phẩm
- Chất hoạt động bề mặt: được sử dụng rộng rãi trong các loại kem dưỡng da, dầu gội, dầu xả, kem đánh răng… Dựa vào cấu trúc hóa, chất hoạt động bề mặt có thể được phân loại thành chất hoạt động bề mặt anion, cation, lưỡng tính, không ion và các chất hoạt động bề mặt tự nhiên
- Chất sát trùng: Triclosan cũng được công nhận là hoạt chất trong một số dược phẩm như kem và dung dịch có nồng độ dưới 2% để sát trùng tay, vết thương và da trước khi mổ, tiêm, châm cứu và được phép sử dụng trong mỹ phẩm ở hàm lượng dưới 0,3%
- Chất chống oxy hóa: oxybenzone, avobenzone, zinc oxide và titanium dioxide được sử dụng để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại
- Hương liệu: dầu hoa oải hương, chiết xuất hoa hồng, dầu cam/ quýt bergamo, dầu ngọc lan tây, chanh, cam / quýt, bạc hà, bạch đàn, quế
- Chất bảo quản: một số chất bảo quản như phenoxyethanol, methylparaben và propylparaben được sử dụng để bảo quản mỹ phẩm và ngăn chặn sự phát triển của
vi khuẩn và nấm
- Chất màu:
Màu nâu tự nhiên đến từ chiết xuất của đường caramel Nó được xem là một trong những phẩm màu an toàn nhất, thậm chí cho cả mỹ phẩm vùng mắt
Màu xanh chlorophylls copper complex là một chiết xuất từ thực vậy như cỏ linh lăng
Màu tím Guanine được chiết xuất từ vảy cá trích
Chất tạo màu Annatto ngả từ vàng sang cam đậm, đến hạt giống của loại cây điều màu ở các vùng nhiệt đới
Màu vàng cam khiến chúng ta nghĩ đến cà rốt Cho mỹ phẩm, beta-carotene được chiết xuất từ một loại nấm
Trang 5Một màu đỏ ngả cam đến từ cà chua Lycopene còn được cho là có tác dụng dưỡng da, kháng khuẩn và cải thiện đàn hồi
Màu đỏ thắm đến từ bọ cánh cứng họ cochineal
- Các chất phụ gia khác
Số lượng cũng như thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức của từng loại sản phẩm Mỗi loại nguyên liệu có thể có một hoặc nhiều chức năng và các tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác
III Nguyên liệu sinh học ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm:
1 Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm từ thực vật:
1.1 Vitamin B5 – Axit Pantothenic:
Có trong hạt hướng dương là một trong
những loại hạt quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta Loại hạt này không những
dễ ăn mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng
giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe Chỉ 100gr hạt
hướng dương , cơ thể chúng ta được nhận
khoảng 71% hàm lượng vitamin B5 mà cơ thể
cần hàng ngày Ngoài ra, hạt hướng dương là
một nguồn cung cấp các hợp chất thực vật có
lợi, bao gồm axit phenolic và flavonoid – cũng
có chức năng như chất
chống oxy hóa
1.2 Vitamin B12 –
Cobalamin:
Có trong sữa thực
vật là một thức uống
không phải là sữa mà
được sản xuất từ chiết
xuất thực vật để tạo mùi
hương và mùi vị Sữa
thực vật được dùng như
3
Trang 6một dạng thay thế cho sữa từ động vật Bên cạnh đậu nành, hạnh nhân và sữa gạo , vitamin B12 được bổ sung vào sữa non-dairy, làm cho chúng trở thành nguồn vitamin B12 Một ví dụ là sữa đậu nành, có thể cung cấp tới 86% DV cho vitamin B12 trong 1 cốc (240ml)
1.3 Vitamin A – Retinol:
Bakuchiol là thành phần thiên nhiên được ví von là Retinoid (tên gọi chung cho các dạng Retinol) thực vật – Được tìm thấy nhiều trong lá và hạt của cây Psoralea Corylifolia Có công dụng như hoạt động kháng khuẩn, chống viêm, chống loãng xương và chống ung thư Trong mỹ phẩm Bakuchiol được ứng dụng
để dưỡng da chống lão hóa vì đặc tính nổi trội là chống ô xy hóa, làm giảm rõ rệt
sự thay đổi màu da do tiếp xúc với môi trường và làm dịu da Nhiều người chọn hoạt chất Retinoid thực vật này vì nó dịu nhẹ cho làn da, ít gây kích ứng
1.4 Vtamin B3 – Niacin:
Niacin là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có nghĩa là cơ thể không tự sản xuất được mà hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày Nguồn Niacin thực vật bao gồm bơ, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, đậu xanh và khoai tây hoạt động dựa trên cơ chế trung hòa các gốc tự do Quá trình này không chỉ qua trong trong sinh tổng hợp năng lượng mà còn giúp bảo vệ
cơ thể chống lại các tổn thương mô do quá trình oxy hóa Trong khi hầu hết mọi người thường bỏ qua tác dụng chống lại quá trình oxy hóa của niacin thì các nhà khoa học đã nhận thức được điều này và tiến hành nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt ở những người mắc bệnh đái tháo đường
Trang 71.5 Vitamin C – Axit ascorbic:
Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, là một loại vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học trong cơ thể Nó có tác dụng chống oxi hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch, thúc đẩy sự hấp thụ sắt, và tham gia vào quá trình tổng hợp collagen
Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể tận dụng như trái cây (cam, chanh, kiwi,…); rau xanh; các loại quả khô; hay các thực phẩm từ quả mọng
Quá trình tách chiếc : Chọn trái cam tươi và chín đủ Rửa sạch trái cam để loại
bỏ bụi bẩn và các chất cặn
Lấy nước cam: Cắt trái cam làm đôi và vắt lấy nước cam bằng cách sử dụng
một máy ép hoặc bằng tay Bạn cũng có thể sử dụng máy trái cây để trích xuất nước cam
5
Trang 8Lọc nước cam: Sử dụng một cái lọc hoặc một tấm vải mỏng để lọc nước cam
và tách lấy các cục bột hoặc hạt nhỏ
Đun sôi nước cam: Đun sôi nước cam trong một nồi nhỏ Đun trong khoảng
5-10 phút để tách chất chứa vitamin C ra khỏi nước cam
Làm lạnh nước cam: Sau khi đun sôi, cho phép nước cam nguội tự nhiên Bạn
cũng có thể đặt nước cam trong tủ lạnh để làm lạnh nhanh hơn
Tách riêng chất cặn: Sau khi nước cam đã nguội hoàn toàn, bạn có thể thấy
một lớp chất cặn dưới dạng kết tủa Sử dụng một cái lọc hoặc một lớp bông để tách riêng phần nước cam đã làm sạch khỏi chất cặn này
Bảo quản nước cam: Nước cam đã được chiết xuất và làm sạch có thể được
bảo quản trong hũ thuỷ tinh kín hoặc lọ chứa vitamin C
Trang 91.6 Vitamin E – Tocopherol:
Vitamin E là một loại vitamin toàn diện thuộc nhóm vitamin hòa tan trong chất béo Nó có vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc
tự do và có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin E mà bạn có thể tận dụng như dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành…); các loại hạt (hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt bí,
…); các loại quả giàu dầu (cà chua, dứa,…) hay rau xanh và trứng cũng là thực phẩm giàu vitamin E, đặc biệt là lòng đỏ
Vitamin E có thể được chiết xuất từ cây ô liu thông qua quá trình trích ly dầu cây ô liu Dầu cây ô liu là một nguồn giàu vitamin E và có nhiều công dụng trong chăm sóc da và dinh dưỡng Dưới đây là quy trình chiết xuất vitamin E từ cây ô liu:
7
Trang 10Chuẩn bị cây ô liu: Thu hoạch quả ô liu chín tươi từ cây ô liu Rửa sạch quả ô
liu để loại bỏ bụi bẩn và các chất cặn
Chiết xuất dầu: Một phương pháp phổ biến để chiết xuất dầu cây ô liu là sử dụng phương pháp cơ học hoặc phương pháp hóa học Trong phương pháp cơ học, quả ô liu được nghiền hoặc ép để tách dầu Trong phương pháp hóa học, quả ô liu được xử lý bằng các chất hóa học để tách dầu Cả hai phương pháp đều tạo ra dầu cây ô liu, chứa một lượng vitamin E đáng kể
Lọc dầu: Sau khi chiết xuất dầu, bạn có thể sử dụng một cái lọc hoặc một lớp
bông để loại bỏ các cục bột hoặc chất cặn nhỏ khỏi dầu cây ô liu Điều này giúp làm sạch và tinh chế dầu
Bảo quản dầu: Dầu cây ô liu có thể được bảo quản trong hũ thuỷ tinh kín hoặc
chai chứa vitamin E Đảm bảo lưu trữ dầu ở nhiệt độ phù hợp và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp để bảo quản vitamin E tốt nhất
1.7 Tinh dầu:
Trang 11Tinh dầu có trong các bộ phận khác nhau của cây , như ở hoa (hồng, nhài, cam, chanh ); ở lá (bạch đàn, bạc hà, hương nhu ); ở vỏ cây (quế); ở thân cây ( hương đàn, peru ); ở rễ (hương bài, gừng, nghệ, xuyên khung ) Cung cấp dưỡng chất tái tạo và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và giúp chống lão hóa da Chúng còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, giúp da tái tạo và duy trì vẻ tươi trẻ
1.8 Dầu hạnh nhân:
Là loại dầu không những tốt cho việc
làm đẹp mà nó còn tốt cho sức khoẻ Dầu hạnh
nhân chứa các dưỡng chất và 60% axit oleic ,
30% axit linoleic , còn lại là các chất béo ,
vitamin E:
Giúp tái tạo tế bào da , bảo vệ da khỏi tác
động của tia cực tím
Kháng nấm và kháng viêm, kích thích vi
tuần hoàn và cung cấp các vitamin thiết yếu cho
da
Dầu hạnh nhân còn nuôi dưỡng và phục
hồi cho những mái tóc hư tổn , chẻ ngọn , khô ráp
1.9 Dầu vừng:
Dầu vừng là chất béo thực vật bổ sung nhiều thành phần
acid béo chưa no, omega-3, omega-6 giúp ngăn ngừa các căn
bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch và đột quỵ Ngoài ra,
dầu vừng còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: canxi, sắt,
magie, kẽm, protein, cùng một số vitamin và khoáng chất
khác
9
Trang 122 NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT MỸ PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT:
2.1 Mỡ lông cừu :
Lanolin (hoạt chất làm mềm) còn gọi là sáp len hay mỡ len là một loại sáp tiết ra từ tuyến bã nhờn của lông cừu, lanolin giúp bảo vệ da, lông của cừu trước các điều kiện thời tiết khắc nhiệt của tự nhiên Lanolin được phụ nữ Bắc Mỹ sử dụng để chống nứt nẻ da và môi vào mùa đông lạnh giá, sau với tính chất dưỡng
ẩm vượt trội làm da hồng hào và mịn màng hơn nên mỡ cừu được khai thác để ứng dụng vào các sản phẩm dưỡng da như làm giảm nếp nhăn,làm mềm môi, dưỡng
tóc, làm dịu da Trong son lanolin (mỡ cừu) là một thành phần không thể thiếu nó giúp son có độ mềm dẻo, mượt mà khi lên môi, dưỡng môi mềm, hồng hào, chống nứt nẻ môi
2.2 Gan cá mập:
Gan cá mập chứa một loại dầu đặc
biệt, được gọi là squalene Squalene có
trong dầu gan cá cũng có trong tế bào da
Trang 13nhờn có tác dụng giữ ẩm, giúp da và tóc thêm mềm mại và trẻ trung Bên cạnh đó, squalene còn giúp bảo vệ da trước tác hại của tia UV, giúp điều trị mụn trứng cá và bệnh chàm nhờ vào khả năng chống viêm mạnh
2.3 Sáp ong :
Sáp ong là phần lấy được sau khi thu hoạch
tổ ong và bỏ đi lớp màng phía bên ngoài Trong sáp
ong chứa các chất dinh dưỡng như: axit béo, este,
các chất caffeine, axit phenethyl ester (CAPE) và
bioflavonoids Flavonoids có đến 20 - 30 loại khác
nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin,
pinocembrin và galangin Bên cạnh đó, sáp ong còn
chứa các chất monosaccharide, cellulose, các axit
amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E,
D, axit nicotinic, axit folic, các chất khoáng như
canxi, magiê, sắt, đồng, kẽm
Sáp ong còn có tác dụng rất tốt trong việc
làm đẹp: dưỡng ẩm cho da, làm sạch mụn, giảm vết rạn da, điều trị nhiễm nấm da
2.4 Collagen từ da cá:
Collagen chiết xuất từ da cá là một dạng của collagen được sản xuất từ các phần của cá, thường là da cá Để sản xuất collagen từ da cá, quá trình trích xuất được thực hiện bằng cách lấy da của cá, thường là cá biển như cá hồi, cá trích, hoặc cá bớp, sau đó tách chất collagen từ các thành phần khác trong da Sau đó, collagen được tinh chế và làm sạch để tạo ra các sản phẩm collagen có thể sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Collagen chiết xuất từ da cá thường được sử dụng trong ngành công nghiệp
mỹ phẩm và làm đẹp như kem chống lão hóa, mặt nạ dưỡng da, và viên uống bổ sung collagen để giúp da mịn màng, giảm nếp nhăn, và tăng độ đàn hồi
11
Trang 142.5 Lông chồn:
Cọ makeup, mi giả là hai trong số nhiều công cụ làm đẹp quen thuộc làm từ lông chồn Để lấy những sợi lông chồn này, người ta sẽ dùng cách chải bộ lông của con chồn và thu thập lại những sợi lông bị rụng ra, sau đó lông này sẽ được đem đi khử trùng và sử dụng để làm lông mi giả gắn vào mi thật Thực tế, chồn không phải là động vật có thể nuôi nhốt Chúng cần được sống tự do trong môi trường tự nhiên vì bản chất thích bảo vệ lãnh thổ, sợ người và cực kỳ hung dữ khi hoảng sợ Mặc dù nhiều cơ sở nuôi nhốt chồn lấy lông đã lên tiếng bao biện rằng lông mà họ cung cấp cho thị trường là lông bỏ đi sau khi chải, chúng ta vẫn không thể cho rằng đây là điều đúng đắn Tổ chức bảo vệ động vật PETA cho biết, chồn hoàn toàn không cảm thấy thoải mái khi chải lông Chồn được nuôi tại các trang trại cũng không được ăn uống và chăm sóc sức khoẻ đầy đủ, cộng thêm việc tra tấn dã man như lột da sống để đảm bảo chất lượng bộ lông, giật điện, bẻ cổ, nhét khí gas đến chết để khai thác lông