ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT * * * * * BÀI TIỂU LUẬN MÔN “QUẢN TRỊ CÔNG TY” Đề tài: Nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD qua đó phân tích về sự tiếp nhận của pháp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
* * * * *
BÀI TIỂU LUẬN MÔN “QUẢN TRỊ CÔNG TY”
Đề tài: Nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD qua đó phân tích về sự tiếp nhận của pháp luật Việt Nam đối với nguyên tắc này và thực trạng thực thi trong hoạt động quản trị công ty Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ” CỦA OECD 3 1.1 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng Quản trị 3 1.2 Hội đồng Quản trị phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông 3 1.3 Hội đồng Quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, quan tâm tới lợi ích của cổ đông 3 1.4 Hội đồng Quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu 3 1.5 Hội đồng Quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết độc lập, khách quan về các vấn đề của công ty 5 1.6 Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên Hội đồng Quản trị phải được tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời 5 CHƯƠNG II: SỰ TIẾP NHẬN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ” CỦA OECD VÀ THỰC TRẠNG THỰC THI NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG
TY TẠI VIỆT NAM 6 2.1 Sự tiếp nhận của pháp luật Việt Nam với nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD 6
2.1.1 Luật Doanh nghiệp năm 2020 6 2.1.2 Thông tư số 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng 7
2.2 Thực trạng thực thi nguyên tắc trong hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam 8 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ” CỦA OECD 9 KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and
Development)
Trang 4MỞ ĐẦU
Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới Một trong những nguyên tắc nòng cốt được coi như sợi chỉ xuyên suốt trong quản trị công ty của Bộ nguyên tắc phải kể đến nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” Cùng với chiến lược chỉ đạo công ty, Hội đồng Quản trị chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả công tác quản lý và đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho cổ đông đồng thời ngăn ngừa các xung đột lợi ích và cân bằng yêu cầu cạnh tranh cho công ty Ngoài ra, Hội đồng Quản trị còn giám sát các hệ thống được xây dựng để đảm bảo công ty tuân thủ các luật lệ có liên quan, bao gồm luật thuế, cạnh tranh, lao động, môi trường, công bằng cơ hội, sức khỏe và an toàn lao động
Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD, pháp luật Việt Nam đã tiếp nhận và áp dụng từ rất sớm, có thể kể đến các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, tại Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán hay tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, pháp luật Việt Nam về tiếp nhận nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” vẫn còn tồn tại một số bất cập gây ảnh hưởng đến doanh
nghiệp và kinh tế Chính vì thế, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD qua đó phân tích về sự tiếp nhận của pháp luật Việt Nam đối với nguyên tắc này và thực trạng thực thi trong hoạt động quản trị công ty Việt Nam” là cần thiết và có giá trị thực tiễn cao Tiểu luận tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận, tìm hiểu hiện trạng pháp luật Việt Nam về áp dụng nguyên tắc để đưa ra nhận xét và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này Bám sát vào đề tài, ngoài danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận được thể hiện trong ba chương như sau:
Trang 5Chương 1: Phân tích nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD
Chương 2: Sự tiếp nhận của pháp luật Việt Nam với nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD và thực trạng thực thi nguyên tắc trong hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam
Chương 3: Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD
2
Trang 6CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ” CỦA OECD 1.1 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng Quản trị
Thành viên HĐQT phải có trách nhiệm cẩn trọng và trách nhiệm trung thành Trách nhiệm cẩn trọng yêu cầu thành viên HĐQT hoạt động với thông tin đầy đủ, tin cậy, mẫn cán và cẩn trọng Khi một công ty đặt dưới sự kiểm soát của một công ty khác, trách nhiệm trung thành của thành viên HĐQT chỉ liên quan tới công ty đó và tất cả cổ đông của nó mà không liên quan tới công ty kiểm soát tập đoàn
1.2 Hội đồng Quản trị phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông
Khi thực hiện trách nhiệm của mình, HĐQT không được tự coi là, hoặc hành động với tư cách là tập hợp của các cá nhân đại diện cho các nhóm cổ đông khác nhau Bởi các cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp Với vai trò là đại diện cho cổ đông để vận hành doanh nghiệp, HĐQT phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông vì không ít thì nhiều, cổ đông chính là người bơm máu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3 Hội đồng Quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, quan tâm tới lợi ích của cổ đông
Các chuẩn mực đạo đức cao và việc định ra giới hạn rõ ràng đối với việc mưu cầu lợi ích cá nhân sẽ mang lại giá trị dài hạn cho công ty Bên cạnh đó, việc áp dụng rộng rãi và tuân thủ bộ quy tắc ứng xử cho cả HĐQT và các cán bộ quản lý chủ chốt
sẽ tạo khuôn khổ cho việc đánh giá, xử lý các vấn đề liên quan đến các nhóm cổ đông khác nhau và có lợi ích xung đột
1.4 Hội đồng Quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu
Thứ nhất, HĐQT phải xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch
hoạt động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt
ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu.1
1 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, tr 63, truy
cập ngày 20/01/2022, từ < https://www.oecd.org/daf/ca/corporategovernanceprinciples/45034702.pdfs >.
Trang 7Thứ hai, giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các thay đổi
khi cần thiết HĐQT liên tục đánh giá cơ cấu nội bộ của công ty để đảm bảo phân định phạm vi trách nhiệm rõ ràng cho công tác quản lý trong công ty
Thứ ba, lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế các cán bộ quản lý chủ chốt khi
cần thiết và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm Trong hệ thống HĐQT hai cấp, Ban Kiểm soát cũng chịu trách nhiệm bổ nhiệm Ban Giám đốc, ban này thường bao gồm đa số các cán bộ quản lý cấp cao
Thứ tư, gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và HĐQT với lợi ích lâu dài
của công ty và cổ đông Việc HĐQT xây dựng và công bố chính sách thù lao cho thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao giúp xác định mối quan hệ giữa mức thù lao và hiệu quả, đưa ra các tiêu chuẩn có thể đo lường được, nhấn mạnh lợi ích lâu dài của công ty hơn là các suy tính ngắn hạn
Thứ năm, đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọn
HĐQT HĐQT có vai trò then chốt trong việc đảm bảo vấn đề này và các khía cạnh khác của quy trình đề cử Bên cạnh đó, việc xác định các thành viên HĐQT có kiến thức và năng lực sẽ giúp nâng cao khả năng tăng giá trị cho công ty
Thứ sáu, giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban Giám đốc,
HĐQT và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên có liên quan HĐQT cần khuyến khích việc tố giác các hành vi phi đạo đức/bất hợp pháp mà không sợ bị trừng phạt Bộ quy tắc đạo đức công ty cần hỗ trợ quá trình này và người tố giác cần được sự bảo vệ của pháp luật
Thứ bảy, đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của
công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan
Cuối cùng, chức năng và nhiệm vụ của HĐQT và Ban Giám đốc đối với việc
công bố và truyền đạt thông tin cần được HĐQT quy định rõ
4
Trang 81.5 Hội đồng Quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết độc lập, khách quan
về các vấn đề của công ty
Để thực hiện nhiệm vụ giám sát hiệu quả quản lý, ngăn ngừa xung đột lợi ích và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty, HĐQT phải có khả năng đánh giá khách quan Việc tăng cường tính khách quan của HĐQT cũng phụ thuộc vào cơ cấu sở hữu của công ty Sự đa dạng của cơ cấu HĐQT, hình thức sở hữu và thông lệ ở các quốc gia khác nhau dẫn đến các cách tiếp cận khác nhau về tính khách quan của HĐQT Thành viên HĐQT độc lập có thể có đóng góp quan trọng cho việc ra quyết định của HĐQT Họ có thể đem lại cái nhìn khách quan cho đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc HĐQT phải xem xét việc bổ nhiệm một số lượng đủ các thành viên HĐQT không điều hành có khả năng đưa ra phán quyết độc lập đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột về lợi ích Khi các ủy ban của HĐQT được thành lập, thẩm quyền, thành phần và quy trình hoạt động của các ủy ban phải được HĐQT quy định và công bố rõ ràng
1.6 Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên Hội đồng Quản trị phải được tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời
Thành viên HĐQT phải được tiếp cận kịp thời với thông tin phù hợp để hỗ trợ quá trình ra quyết định Thành viên HĐQT không điều hành không thường được tiếp cận các thông tin giống như các cán bộ quản lý cấp cao trong công ty Đóng góp của thành viên HĐQT không điều hành đối với công ty có thể được tăng cường bằng việc cho họ cơ hội tiếp cận với các cán bộ quản lý cấp cao nhất định trong công ty
Trang 9CHƯƠNG II: SỰ TIẾP NHẬN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ” CỦA OECD VÀ THỰC TRẠNG THỰC THI NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG
TY TẠI VIỆT NAM 2.1 Sự tiếp nhận của pháp luật Việt Nam với nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng quản trị” của OECD
2.1.1 Luật Doanh nghiệp năm 2020
Trách nhiệm của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được quy định tại Khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có sự tương đồng với trách nhiệm được quy định tại OECD Trách nhiệm đó bao gồm: trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; và thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung theo quy định của Luật này
Về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định một số điều khoản gần tương tự với các chức năng của HĐQT tại OECD như quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty (Điểm a Khoản 2); quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật (Điểm e Khoản 2); giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty (Điểm k Khoản 2); Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông (Điểm n Khoản 2)
Về trách nhiệm giải trình, HĐQT có trách nhiệm báo cáo, giải trình và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông Nếu thành viên của HĐQT không đủ điều kiện hoặc vi phạm những quy định tại Điều 160 Luật doanh nghiệp năm 2020, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền bãi miễn và bầu mới để thay thế vị trí của thành viên bị khuyết thiếu Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định HĐQT là cơ quan
đề xuất, chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và bị yêu cầu phải
6
Trang 10báo cáo tình hình hoạt động trong buổi họp này, cũng như giải trình những lợi ích liên quan của các cổ đông và nội dung của các giao dịch với các bên liên kết trước khi ký kết hợp đồng TNGT thể hiện sự làm chủ và tính tự chịu trách nhiệm với chính các hoạt động kinh doanh của công ty Vì vậy, việc thực hiện TNGT một cách nghiêm túc trong thời gian dài giúp công ty có được sự tín nhiệm của nhà đầu tư, các bên có liên quan và đánh giá tốt từ các cơ quan chức năng, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp; từ đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường Điều này đòi hỏi rất nhiều ở HĐQT, đồng thời cũng nhấn mạnh về mặt nội dung của nguyên tắc thứ 6 trên trong Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã nêu rõ: “…hai yếu tố chính trong trách nhiệm được ủy thác của thành viên HĐQT, đó là: trách nhiệm cẩn trọng và trách nhiệm trung thành”
2.1.2 Thông tư số 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng
Về quyền của thành viên HĐQT, thành viên HĐQT có đầy đủ các quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ công ty, đặc biệt là quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty Có thể thấy, quy định này tiếp nhận nguyên tắc “Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên HĐQT phải được tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời” của OECD
Về trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên HĐQT, thành viên HĐQT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì quyền lợi tối cao của cổ đông và của công ty, trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐQT và có ý kiến rõ ràng về các vấn đề được đưa ra thảo luận (Xem tại Điều 13 Thông tư số 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng)
Về trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT, Điều 14 của Thông tư số 121/2012/TT-BTC có quy định như sau:
“1 Hội đồng quản trị phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật liên quan.
2 Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của công ty.
Trang 113 Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy định nội bộ của công ty, đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty.
4 Hội đồng quản trị xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và trình tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng quản trị…”
2.2 Thực trạng thực thi nguyên tắc trong hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá tính
trung thực, cẩn trọng của HĐQT trong khi nguyên tắc này được nhắc đến đầu tiên trong nội dung nguyên tắc “Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị” của OECD Pháp luật Việt Nam dù đã tiếp thu nội dung này và đã quy định tại nhiều điều khoản khác nhau hoặc các doanh nghiệp có quy định tại Bộ quy tắc ứng xử nhưng việc chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá vẫn gây nhiều vướng mắc khi thi hành
Thứ hai, quy định về thành viên độc lập HĐQT còn nhiều rào cản Hiện theo
Luật Doanh nghiệp năm 2020, cơ chế bầu thành viên độc lập HĐQT cũng tương tự như các thành viên HĐQT khác, đó là được giới thiệu, đề cử bởi các cổ đông trong công ty Điều này tiềm ẩn rủi ro là trên thực tế, bản thân cổ đông sẽ có sự gài cắm các lợi ích, chi phối việc giới thiệu, bầu thành viên độc lập HĐQT và qua đó kiểm soát, chi phối quyết định của thành viên độc lập HĐQT sau khi đã được bầu Do có ràng buộc về lợi ích, những thành viên độc lập HĐQT này khó có thể thực hiện công việc giám sát hoạt động của HĐQT một cách độc lập khách quan
8