“Trách nhiệm giải trình TNGT trong QTCT được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và quy trình bắt buộc do pháp luật quy định và các quy chế quản trị nội bộ công ty đặt ra, được thực thi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP NHÓM NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
VÀ VIỆC THỰC THI TRÊN THỰC TẾ: TRƯỜNG HỢP
OCEAN BANK VIỆT NAM
Trang 2Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD không phải là quy định của pháp luật, không có tính bắt buộc nhưng là những tư tưởng chỉ đạo về những khuôn mẫu
và cách thức quản trị công ty hiệu quả được đúc rút từ các thông lệ về quản trị công ty tốt ở những nước tiến tiến, do do có giá trị khuyến cáo và tham khảo rất tốt đối với quản trị công ty cổ phần tất cả các nước Do vậy việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, là vô cùng quan trọng
OECD đưa ra 6 nguyên tắc về QTCT, đó là: 1 Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả; 2 Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; 3 Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; 4 Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan;
5 Công bố thông tin và tính minh bạch; 6 Trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản trị Sáu nguyên tắc này đều là những giá trị cốt lõi để có một nền quản trị tốt,
vì mỗi nguyên tắc đều có một ý nghĩa và vai trò nhất định Tuy nhiên, nhóm em chọn nguyên tắc số 6 về Trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản trị để phân tích
1 Nội dung nguyên tắc: Trách nhiệm giải trình của Hội đồng quản tri (HĐQT).
Khuôn khổ quản trị công ty (QTCT) cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông
“Trách nhiệm giải trình (TNGT) trong QTCT được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và quy trình bắt buộc do pháp luật quy định và các quy chế quản trị nội
bộ công ty đặt ra, được thực thi thông qua bộ máy quản trị của mình, để đưa ra các định hướng hoạt động, đảm bảo trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan thông qua việc công bố thông tin”.1
Cụ thể: - Thành viên HĐQT phải làm việc với thông tin đầy đủ, tin cậy, siêng năng và cẩn trọng và vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông
- Khi quyết định của HĐQT có thể ảnh hưởng tới các nhóm cổ đông khác nhau theo các cách khác nhau thì HĐQT phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông
1 Phan Thị Thanh Thủy (2018), Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: từ lý luận đến thực
tiễn,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.
Trang 3- HĐQT phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, phải quan tâm tới lợi ích của cổ đông
- HĐQT phải thực hiện các chức năng chủ yếu của mình
Việc tiếp thu nguyên tắc Trách nhiệm giải trình của HĐQT theo Luật Doanh nghiệp 2020: Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã xây dựng nền tảng cho việc
hình thành cơ chế quản trị công ty, trong đó phải kể đến tính ổn định và hoàn thiện hơn với nhiều quy định tương đối rõ ràng và phù hợp, tạo thành cơ chế quản trị phù hợp nhất là đối với loại hình công ty cổ phần mà cụ thể là Luật đã có các quy định bảo vệ, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của Hội đồng quản trị và
cơ chế giám sát Hội đồng quản trị của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty; đồng thời quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành trong đó đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện nay và việc tiếp thu nguyên tắc Trách nhiệm giải trình của HĐQT trên thực tế Điều này được thể hiện qua:
Thứ nhất, HĐQT đóng vai trò trung tâm trong khuôn khổ QTCT, chịu trách
nhiệm chỉ đạo và xây dựng chiến lược của công ty và những ưu tiên trong kinh doanh; chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của ban Giám đốc Điều này đã được thấy rõ trong khoản 2, Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (LDN 2020), quy định rất đầy đủ, chi tiết quyền và nghĩa vụ của HĐQT Theo đó, với vai trò là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty, HĐQT có quyền nhân danh công ty để quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh và phương thức quản trị công ty, nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ ràng buộc quy định tại Điều 165 LDN
2020: “b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn
trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty” Các thành viên HĐQT cũng có quyền được cung
cấp thông tin để đảm bảo nắm bắt các vấn đề của công ty (theo Điều 159 LDN
Trang 42020) Các nghĩa vụ này được coi là những nền tảng luật pháp và đạo đức để thực hành TNGT.2
Thứ hai, Khuyến nghị gợi mở từ Điều 161 LDN 2020, giúp các Công ty cổ
phần (CTCP) có thể áp dụng mô hình Ủy ban kiểm toán (UBKT) thuộc hội đồng
quản trị Việc quy định“Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội
đồng quản trị Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.” giúp nâng cao năng lực của HĐQT trong kiểm
tra, giám sát điều hành doanh nghiệp thông qua chức năng chuyên trách về kiểm toán, quản trị rủi ro của UBKT, đồng thời cũng có thể tránh tình trạng lộng quyền
và vi phạm của HĐQT OECD cũng khuyến nghị việc thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT như: Ủy ban chính sách, ủy ban nhân lực, ủy ban lương thưởng, để giúp đỡ HĐQT trong việc quản lý và điều hành công ty Việc thành lập các ủy ban này là rất quan trọng trong việc xác định một bộ tiêu chuẩn đề cử nhân sự lãnh đạo phù hợp với chiến lược phát triển của công ty
Thứ ba, Khoản 2 Điều 156 LDN 2020 quy định: “Chủ tịch Hội đồng quản trị
công ty đại chúng và công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” Như vậy,
có thể thấy vẫn còn sự kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo khác tại các doanh nghiệp (DN), đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho thành viên HĐQT trong việc thực thi vai trò trách nhiệm đã cam kết với công ty và cổ đông Đây là cơ hội cho phép HĐQT được cọ xát nhiều hơn, nhưng cũng là thách thức do phải dành nhiều thời gian cho các công việc tại các DN khác và ảnh hưởng tính cam kết của thành viên HĐQT đối với công ty Do đó thông tin kiêm nhiệm cần được ghi rời tách ra một mục riêng trong nội dung gi thiệu các thành viên HĐQT, trong đó nêu rõ tên công
ty, phân loại công ty niêm yết hay không niêm yết, và nêu rõ chức danh lãnh đạo đang nắm giữ Việc công bố thông tin rõ ràng cũng thể hiện tính chính trực, minh bạch của từng thành viên HĐQT
Thứ tư, LDN 2020 cũng đề cao việc quy định các tiêu chuẩn để bổ nhiệm các
chức danh trong CTCP để đảm bảo chuyên môn, trình độ, kĩ năng cũng như đạo đức của người được bổ nhiệm Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thành viên ĐHQT quy định trong luật định là chưa đủ, cần đề xuất các tiêu chuẩn thành viên HĐQT cao
2Phan Thị Thanh Thủy (2018), Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: từ lý luận đến thực
tiễn,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.
Trang 5hơn luật định, đảm bảo có đủ năng lực, phẩm chất, tầm nhìn dẫn dắt doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển cụ thể trong tương lai Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử/ bộ quy tắc đạo đức (Code of Conducts/ Code of Ethics) của công ty hoặc
Sổ tay văn hóa giúp nâng cao nét đẹp của cán bộ, nhân viên công ty trong môi trường công sở, giúp phục vụ khách hàng theo cung cách hiện đại, chuyên nghiệp hơn
Thứ năm, TNGT của công ty thể hiện sự làm chủ và tính chịu trách nhiệm với
các hoạt động kinh doanh và được thể hiện qua mức độ minh bạch trong công bố
các thông tin, điều đó thể hiện trong quy định về nghĩa vụ “Thành viên Hội đồng
quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình” tại khoản 2
Điều 164 LDN 2020
2 Vấn đề thực thi nguyên tắc Trách nhiệm giải trình của HĐQT trong thực tiễn
Ưu điểm: Việc nội luật hóa nguyên tắc trách nhiệm giải trình theo OECD trong
LDN 2020 đã phần nào bộc lộ được vai trò và trách nhiệm trung tâm của HĐQT,
vì một HĐQT độc lập, chuyên nghiệp và có hiệu quả đóng một vai trò thiết yếu trong việc thực thi những biện pháp QTCT hiệu quả Một minh chứng nữa cho thấy sự quan trọng của TNGT trong CTCP nói riêng, đó là giúp nâng cao đạo đức doanh nghiệp, vì HĐQT có quyền lực càng cao thì trách nhiệm sẽ càng cao, từ đó đòi hỏi đạo đức phải đủ tốt để hạn chế các giao dịch tư lợi Đồng thời việc quy định trách nhiệm đối với từng chức danh trong CTCP và tính giám sát của HĐQT cũng giúp cho việc kiểm soát được hoạt động của công ty tốt hơn, đồng thời thể hiện được khả năng lãnh đạo, quản lý của từng người…Thực tế, có khoảng 80% doanh nghiệp tách bạch hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, tách rời vai trò giám sát và điều hành trong cấu trúc quản trị và hầu hết các doanh nghiệp đảm bảo tính đa dạng của HĐQT, thể hiện qua đa dạng chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức lĩnh vực, năng lực công nghệ và công khai thông tin về chức vụ thành
viên HĐQT của doanh nghiệp3
3 Ths Dương Huyền Phương (8/12/2019), Top 10 doanh nghiệp niêm yết về quản trị công ty: Những điều cần cải thiện, Tin nhanh chứng khoán
Trang 6Về nhược điểm: Mặc dù TNGT là rất quan trọng, tuy nhiện nguyên tắc này
trong thực tế vẫn không được các doanh nghiệp áp dụng triệt để, hoặc cố tình không áp dụng để trục lợi cá nhân, vi phạm các quy định của pháp luật
Thứ nhất, Về vai trò, trách nhiệm giải trình của HĐQT
LDN 2020 mặc dù quy định rất đầy đủ nghĩa vụ của HĐQT, Giám đốc (Tổng Giám đốc), người quản lý khác, tuy nhiên, việc thực thi các quy định trong luật và các hành động trên thực tế thực sự vẫn còn là một khoảng cách xa Một minh chứng đó là sự đổ vỡ của Oceanbank, một ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nguyên nhân đến từ các quyết định của các thành viên hội đồng quản trị không thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình dẫn đến xảy ra hàng loạt các sai phạm
Thứ hai, Về vai trò lãnh đạo và vấn đề năng lực, hoạt động của HĐQT.
LDN 2020 không cấm việc kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (Giám đốc), mà chỉ loại trừ một số trường hợp nhất định Điều này khiến cho nhiều DN vẫn còn tồn tại việc kiêm nhiệm “2 trong 1” này Chính vì thế mà các chủ doanh nghiệp trở nên rất bận rộn với việc điều hành, không đủ năng lực và thời gian dành cho việc xây dựng chiến lược phát triển Kết quả tất yếu là phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược, hoạt động chủ yếu mang tính ngắn hạn, nhằm vào lợi nhuận trước mắt, tư duy chủ yếu dựa trên các “chiêu, chước” mang tính ứng phó, thiếu tính dài hạn và bền vững Luật chưa có quy định bắt buộc phải thành lập các tiểu ban của HĐQT, và trong mọi trường hợp, mọi trách nhiệm về hoạt động của các tiểu ban này vẫn thuộc HĐQT Do đó, kết quả là các nhận định, quyết định của HĐQT đôi khi thiếu tính khách quan, độc lập và hoạt động thiếu hiệu quả do năng lực chuyên môn, hiểu biết để phục vụ công việc chỉ trong một số lượng thành viên hạn chế
Thứ ba, Về việc thực hiện các chức năng chủ yếu của HDQT.
Quy trình đề cử và bầu chọn Hội đồng Quản trị chưa đủ sự minh bạch và nghiêm túc ở một số doanh nghiệp Việc giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị và cổ đông chưa thực sự tốt, còn tồn tại khá nhiều việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên có liên quan, xảy ra các trường hợp tư lợi tài sản của công ty vào mục đích
cá nhân.Ngoài ra, một số vụ việc gần đây đã cho thấy việc thực hiện nguyên tắc trách nhiệm giải trình của HĐQT chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng
Trang 7mức, thậm chí xảy ra việc thực hiện trái với quy định pháp luật về quản trị công ty Đôi khi còn thiếu sự minh bạch thông tin về tiêu chuẩn lựa chọn và quy trình bổ nhiệm thành viên HĐQT mới; hoặc thiếu bằng chứng cho thấy HĐQT tiến hành kiểm tra, xem xét các lĩnh vực trọng yếu cần kiểm soát và hệ thống quản lý rủi ro của công ty trong năm,…
Thứ tư, Về việc đối xử công bằng với mọi cổ đông và thiết lập, duy trì văn hóa, đạo đức công ty.
Với vấn đề đạo đức, thực tế vẫn xảy ra một số vấn đề hạn chế, ngay cả các thành viên trong ban quản trị công ty cũng chưa thể tuân thủ một cách tuyệt đối, vì vậy, các vấn đề tồn tại liên quan đến đạo đức trong công ty vẫn còn xuất hiện nhiều
và gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến cả tập thể
3 Thực trạng thực thi nguyên tắc Trách nhiệm giải trình của HĐQT thông qua vụ việc của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank)
Vụ án về Oceanbank với nhiều sai phạm đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,
có sự tiếp tay của nhiều đối tượng từ Hội, sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống Oceanbank, gây thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của ngân hàng, Nhà nước, tác động xấu đến tình hình kinh tế của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước Và một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự đổ vỡ, thất thoát của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) là thiếu trách nhiệm giải trình của HĐQT Điều đó thể hiện qua việc:
Thứ nhất, Thành viên Hội đồng Quản trị không xem xét các định hướng chiến lược của công ty đặc biệt là chính sách rủi ro - một lĩnh vực ngày càng
có tầm quan trọng đối với Hội đồng Quản trị và có liên quan chặt chẽ với chiến lược của công ty, không vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông
Cụ thể Ông Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã vi phạm quy định về cho vay, sai phạm trong việc phê duyệt, thẩm định, giải ngân kiểm tra sau cho vay đối với nhiều doanh nghiệp dù biết khó có khả năng thu hồi nợ Điển hình là vụ ông Thắm cho nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh vay thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình thủ tục, gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 343 tỷ đồng
Trang 8Thứ hai, Hội đồng quản trị không giám sát hiệu quả các thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các thay đổi khi cần thiết, ngăn ngừa các sai phạm của ban Giám đốc điều hành để họ lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ
Thể hiện rõ nhất là ông Nguyễn Xuân Sơn - Tổng Giám đốc của OceanBank đã
có những hành vi sai phạm, Hội đồng quản trị của ngân hàng đã nắm bắt các các đường lối và hoạt động cụ thể, lẽ ra phải ngăn chặn các hành vi sai trái thì lại phối hợp với Tổng giám đốc để thực hiện làm cho các hành vi ngày càng nghiêm trọng hơn Theo cáo trạng trong thời gian được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cử sang Oceanbank tham gia quản lý với vai trò là Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện góp vốn của Petrovietnam tại đây đã vì động cơ, mục đích cá nhân, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, Nguyễn Xuân Sơn đã đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của Petrovietnam tại Oceanbank Chủ trương này đã được Chủ tịch HĐQT là ông Hà Văn Thắm đồng ý
và chỉ đạo cho triển khai thực hiện gây thiệt hại gần 69 tỷ đồng cho Oceanbank Ngoài ra trong thời gian này Hà Văn Thắm đã ra chủ trương về việc chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng toàn quốc trong hệ thống Oceanbank Từ chủ trương này các bị can Nguyễn Minh Thu, lúc này là Tổng giám đốc; Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Minh Phương là các Phó Tổng giám đốc đã chỉ đạo lãnh đạo các khối nghiệp vụ cùng 34 bị can nguyên là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch Oceanbank thực hiện việc chi lãi suất ngoài hợp đồng, là trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất
Kết quả điều tra làm rõ, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 11/2014, tổng số tiền Oceanbank đã chi lãi ngoài hợp đồng cho các khách hàng gửi tiền là rất lớn Qua việc này, con số thiệt hại cho Oceanbank là hơn 1.576 tỷ đồng
Thứ ba, Hội đồng Quản trị không giữ các chuẩn mực đạo đức, vì mưu cầu
cá nhân mà có các hành vi trục lợi bất chính.
Chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của người quản lý, người điều hành trong NHTMCP chưa được xác định cụ thể Mặc dù pháp luật hiện hành có quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành trong NHTMCP phải có “đạo đức nghề nghiệp” Tuy nhiên, thế nào là “đạo đức nghề nghiệp” thì các quy định pháp luật hiện hành chưa xác định cụ thể Điều này
đã tạo kẽ hở cho việc lựa chọn người không đủ phẩm chất vào vị trí người lãnh đạo, điều hành NHTMCP, dẫn đến việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để thu lợi bất
Trang 9chính như ông Thắm và những người có liên quan: cố ý làm trái các quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động vốn
Thứ tư, trong vụ đại án của OceanBank trong suốt mấy năm dài sai phạm Ban
kiểm soát của Ngân hàng không phát hiện cũng như đưa ra về các cảnh báo sai phạm khiến cho Ngân hàng ngày càng sa vào “vũng bùn” Điều này đã đặt ra vấn
đề có hay không HĐQT đã can thiệp vào sự kiểm soát của Ban này, không đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, can thiệp vào sự kiểm soát tài chính và hoạt động của Ngân hàng Qua việc phân tích trên ta có thể thấy được sự sai phạm nghiêm trọng trong nguyên tắc quản trị công ty của OECD đặc biệt là nguyên tắc thứ sáu Việc giải trình của Hội đồng quản trị trong công ty rất quan trọng thể hiện sự làm chủ và tính chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh Thực hiện TNGT một cách nghiêm túc trong thời gian dài giúp công ty có được sự tín nhiệm của nhà đầu tư và các bên
có liên quan và đánh giá tốt từ các cơ quan chức năng, các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp, từ đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường Song HĐQT của Ngân hàng OceanBank đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc này, bộc lộ sự yếu kém, thậm chí lợi dụng quyền hạn HĐQT của mình để gây sai phạm nhằm mục đích trục lợi Điều này đã dẫn đến sự đổ vỡ của OceanBank khi Ngân hàng này thiệt hại hơn 1000 tỷ đồng và được Nhà nước mua lại với giá 0đ để bảo vệ quyền lợi cho người dân
Kết luận: Để các NHTMCP có thể tồn tại, phát triển và cung ứng nguồn vốn
tốt cho nền kinh tế thì một trong những vấn đề cần quan tâm lớn nhất, đó là hoạt động quản trị Hoạt động quản trị của NHTMCP được chú trọng và thực hiện hiệu quả sẽ góp phần giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động, giảm thiểu tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, không gây phương hại cho hoạt động tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung Hoạt động quản trị trong NHTMCP là hết sức quan trọng Vì vậy, việc thực thi quy định pháp luật về quản trị tại NHTMCP ở Việt Nam là cần thiết.
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ths Dương Huyền Phương (8/12/2019), Top 10 doanh nghiệp niêm yết về quản trị công ty: Những điều cần cải thiện, Tin nhanh chứng khoán
2 Phan Thị Thanh Thủy (2018), Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty
ở Việt Nam: từ lý luận đến thực tiễn,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.
3 Trần Thế Hệ (2021), “Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần
ở Việt Nam”.
Tấn (Hợp tác xã Homestay Củ Chi) và Lê Văn Đại (Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh) (2021), “Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam”
định về Luật Doanh nghiệp
6. Báo nhân dân (2016), “Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Ngân hàng
Oceanbank”, https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ket-luan-dieu-tra-vu-an-xay-ra-tai-ngan-hang-oceanbank-274579/?
fbclid=IwAR2v5nm3ibyHQxZiFd4dfZF4mQbBA6gOZ8-Sksbudngix7w0Vx08XYAFJbU truy cập ngày 21/11/2021
7. CEO thiếu kiến thức quản trị, doanh nghiệp làm sao phát triển?, Agilearn.vn
8. PGS,TS Hoàng Trần Hậu, PGS,TS Vũ Sĩ Cường, Chuyên đề 26: Nâng cao năng lực của Hội đồng Quản trị và Giám đốc điều hành theo thông lệ OECD. https://daotaomof.vn/chuyen-de-26-chuyen-de-26-nang-cao-nang-luc-cua-hoi-dong-quan-tri-giam-doc-dieu-hanh-theo-thong-le-oecd/ truy cập ngày 23/11/2021
9. International Finance Corporation (2004), Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD
11.Việt Dũng(2017), Vụ OceanBank chi lãi ngoài: Truy tố cựu trưởng Ban kiểm soát, Báo lao động
12 Cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm lãnh thêm 10 năm tù, Tuổi trẻ online