ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT ---?????---HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VÀ VIỆC THỰC THI TRÊN THỰC TẾ: TR
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-🙞🙞🙞🙞🙞 -HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VÀ VIỆC THỰC THI TRÊN THỰC TẾ: TRƯỜNG HỢP OCEAN BANK VIỆT NAM
Hà Nội –11/2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
Số
TT
Họ và Tên Nhiệm vụ Xếp loại Điểm
31 Nguyễn Thị Thu Hương Nghiên cứu nội dung 1.1 Quản trị
công ty là gì
B
32 Nguyễn Thị Khơi Nghiên cứu chương 3- Thực tiễn áp A
Trang 2dụng nguyên tắc trách nhiệm của hội đồng quản trị tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương ở việt nam (oceanbank) và bài học kinh nghiệm
33 Mai Thanh Lan Nghiên cứu nội dung 1.3 Nội dung
cơ bản của nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
B
34 Phạm Thị Lan ( Nhóm
trưởng )
Phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm, tổng hợp word
A
35 Tạ Thị Liệu Lập dàn bài; Nghiên cứu chương
3-Thực tiễn áp dụng nguyên tắc trách nhiệm của hội đồng quản trị tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương
ở việt nam (oceanbank) và bài học
kinh nghiệm
A
36 Cao Diệu Linh Nghiên cứu nội dung 1.2 Các nguyên
tắc quản trị công ty
B
37 Hoàng Phượng Linh Nghiên cứu chương 3- Thực tiễn áp
dụng nguyên tắc trách nhiệm của hội đồng quản trị tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương ở việt nam (oceanbank) và bài học kinh nghiệm
A
38 Ngô Đoàn Mĩ Linh Nghiên cứu phần 2.3 Quyền và nghĩa
vụ của Hội đồng Quản trị
A
39 Vũ Thị Thảo Linh Nghiên cứu phần 2.1 và 2.2 Chức
năng của Hội đồng Quản trị theo OECD, Yêu cầu đối với thành viên của Hội đồng Quản trị
A
40 Quách Thị Hồng Lĩnh Nghiên cứu phần 2.4 Trách nhiệm
giải trình của Hội đồng Quản trị
B
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD NÓI CHUNG VÀ NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HĐQT NÓI
1.2 Các nguyên tắc quản trị công ty 2 1.3 Nội dung cơ bản của nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị 2
CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
2.1 Chức năng của Hội đồng Quản trị theo OECD 3 2.2 Yêu cầu đối với thành viên của Hội đồng Quản trị 3 2.3 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị 4 2.4 Trách nhiệm giải trình của Hội đồng Quản trị 5
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG Ở
3.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị tại Oceanbank 6 3.2 Mối liên hệ giữa việc thực thi nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và sự
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OECD Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế LDN Luật Doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng Quản trị PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam TNGT Trách nhiệm giải trình TGĐ Tổng Giám đốc
MỞ ĐẦU
Quản trị công ty là một vấn đề cơ bản trong lĩnh vực Luật công ty và Luật chứng khoán
ở nhiều nước trên thế giới Bộ nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cung cấp một khuôn khổ cho việc xác định những vấn đề quản trị công ty gồm có quyền và việc được đối xử bình đẳng của các cổ đông và các bên có lợi ích tài chính liên quan, vai trò của các bên có lợi ích phi tài chính liên quan; vấn đề công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của HĐQT Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty sao cho hiệu quả thì vẫn còn là một vấn đề nan giải, các quy định pháp luật về công khai hóa thông tin còn mang tính hình thức, sơ sài, chưa có sự tương thích với thông lệ quốc tế; còn tồn tại nhiều hành vi gian lận, thao túng công ty và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của cổ đông Với nhận thức đây là một vấn đề mang tính lý luận
và thực tiễn cao, việc nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc trách nhiệm của HĐQT trong Luật
Doanh nghiệp năm 2020 và việc thực thi trên thực tế: Trường hợp OCEAN Bank Việt Nam” là hết sức cần thiết
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD NÓI CHUNG VÀ NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ NÓI RIÊNG 1.1 Quản trị công ty là gì?
Quản trị công ty là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng,
vận hành và kiểm soát công ty Quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cổ phần như các cổ đông, ban giám đốc điều hành, HĐQT mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: Cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.1
1.2 Các nguyên tắc quản trị công ty
Bộ Nguyên Tắc Quản trị Công ty của OECD bao gồm 6 nguyên tắc:
1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B_c%C3%B4ng_ty “Bách khoa toàn thu mở
Wikipedia: Quản trị công ty” truy cập 21h20 ngày 24/11/2021
1
Trang 51 Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả;
2 Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính;
3 Đối xử bình đẳng đối với cổ đông;
4 Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan;
5 Công bố thông tin và tính minh bạch;
6 Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
Ý nghĩa của Bộ Nguyên tắc Quản trị của OECD:
Bộ Nguyên tắc Quản trị của OECD ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với hệ thống quản trị
và vận hành của các công ty trên toàn thế giới Bộ Nguyên tắc Quản trị của OECD có thể được coi nền tảng cho các sáng kiến quản trị công ty ở các quốc gia thành viên và không thành viên của OECD Bộ Nguyên tắc giúp các công ty thực hiện việc quản trị một cách chính xác, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và vận hành đúng hướng của công ty Hơn nữa, Bộ Nguyên tắc còn có thể dự liệu trước được các rủi ro có thể xảy ra giúp công ty hạn chế được các rủi ro và tổn thất hết sức cỏ thể
1.3 Nội dung cơ bản của nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát
có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông: 2
Thứ nhất, thành viên HĐQT phải làm việc với thông tin đầy đủ, tin cậy, siêng năng và
cẩn trọng, và vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông
Thứ hai, khi quyết định của HĐQT có thể ảnh hưởng tới các nhóm cổ đông khác nhau
theo các cách khác nhau thì HĐQT phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông
Thứ ba, HĐQT phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, phải quan tâm tới lợi ích của
cổ đông
Thứ tư, HĐQT phải thực hiện các chức năng chủ yếu bao gồm: Xem xét và định hướng
chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm, đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của công ty, giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu
Thứ năm, HĐQT phải có khả năng đưa ra phán quyết độc lập, khách quan về các vấn
đề của công ty
Thứ sáu, để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên HĐQT phải được tiếp cận với
thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời
CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN Ở VIỆT NAM 2.1 Chức năng của Hội đồng Quản trị theo OECD
HĐQT phải thực hiện các chức năng chủ yếu bao gồm:
2 Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, trang 24-25
2
Trang 61 Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu
2 Giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các thay đổi khi cần thiết
3 Lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế các cán bộ quản lý chủ chốt khi cần thiết
và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm
4 Gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và HĐQT với lợi ích lâu dài của công
ty và cổ đông
5 Đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọn HĐQT
6 Giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban Giám đốc, HĐQT và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên
có liên quan
7 Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan
8 Giám sát quy trình công bố thông tin và truyền đạt thông tin
2.2 Yêu cầu đối với thành viên của Hội đồng Quản trị
Theo Điều 155 LDN năm 2020, Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng Quản trị:
“1 Thành viên Hội đồng Quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Thành viên Hội đồng Quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng Quản trị của công ty khác;
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng Quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ
…”
LDN năm 2014 quy định thành viên HĐQT độc lập phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 151 Tuy nhiên, trong LDN năm 2020 đã có quy định bổ sung thêm về điều kiện đối với thành viên độc lập HĐQT Theo đó, ngoài những điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 151 LDN năm 2014 thì thành viên độc lập HĐQT không được là người đang làm việc cho công ty mẹ hoặc đã làm việc cho công ty mẹ trong ba năm
3
Trang 7gần nhất Quy định này là cần thiết bởi nếu để thành viên độc lập HĐQT vừa là người đang làm việc cho công ty mẹ hoặc đã làm việc cho công ty mẹ trong vòng 03 năm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi sẽ không bảo đảm được sự độc lập trong quá trình thực hiện công việc do phải chịu sự chi phối hoặc tác động từ công ty mẹ hoặc các mối quan hệ quen biết trước đó,
từ đó dẫn đến vai trò và hiệu quả công việc của thành viên độc lập HĐQT không đạt được yêu cầu như mục tiêu đặt ra
2.3 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị
LDN năm 2020 đã có nhiều quy định tương đối rõ ràng và phù hợp với nguyên tắc của OECD Cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ trong việc định hướng, giám sát và kiểm soát chiến lược
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi cổ đông
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết; trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản và vốn điều lệ
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; quyết định mua lại cổ phần theo quy định
Có thể thấy, LDN năm 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của HĐQT về cơ bản đã thể hiện được khá đầy đủ theo nguyên tắc trách nhiệm của HĐQT theo OECD Tuy nhiên, khi đi
4
Trang 8vào thực tiễn trong lúc triển khai công tác quản trị thì còn khá lúng túng cũng như chưa theo kịp những nguyên tắc về quản trị công ty theo OECD Cụ thể:
Việc bầu HĐQT công ty trong công ty cổ phần bị chi phối rất nhiều bởi nhóm cổ đông
đa số, về ban kiểm soát thực tế ở Việt Nam cho thấy, ban kiểm soát chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ
sự “lép vế” của ban kiểm soát là rất lớn Hơn nữa, các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cổ đông thực hiện quyền khởi kiện khi phát hiện các gian lận, sai sót trong quá trình hoạt động của cấp quản lý, hay trình tự thủ tục khởi kiện còn nhiều phức tạp, tốn kém về thời gian và tiền bạc của các cổ đông
2.4 Trách nhiệm giải trình của Hội đồng Quản trị
Theo OECD, TNGT của HĐQT phải được thực hiện thông qua các ba nội dung cơ bản như sau:
– Định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn, chịu trách nhiệm trước cổ đông về những chức năng nhiệm vụ này;
– Giám sát hiệu quả các hoạt động thực tiễn trong quản trị công ty và thực hiện các quy trình minh bạch trong hoạt động tài chính kinh doanh và quản trị, bao gồm cả quản trị nhân sự; giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban Giám đốc, HĐQT và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với bên có liên quan
– Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng, các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan
Các quy định về trách nhiệm giải trình của HĐQT trong Luật Doanh nghiệp 2020
Tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, LDN năm 2005 và sau này là LDN năm 2014 của Việt Nam quy định cho HĐQT nhiều chức năng nhiệm vụ để thực hiện TNGT Trong Nghị định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản trị công ty đối với công
ty đại chúng (NĐ 71/2017/NĐ-CP) cũng không có quy định về các nghĩa vụ này Có thể thấy rằng, Luật năm 2014 không đề cập cụ thể đến TNGT của HĐQT dưới góc độ công bố
và giải thích chiến lược kinh doanh, giám sát việc công bố thông tin và và xử lý các hành vi
vi phạm như khuyến nghị của OECD Đến LDN năm 2020 của Việt Nam cơ bản không khác mấy so với LDN năm 2014 quy định về các chức năng nhiệm vụ để có thể thực hiện TNGT được quy định tại Đ153 LDN năm 2020 “Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.” Hay tại khoản 1 Điều
165 có các quy định Chủ tịch, thành viên HĐQT và người quản lý khác có trách nhiệm Có
5
Trang 9thể nói, TNGT với ý nghĩa trách nhiệm giải thích thông tin và trả lời cổ đông về các hoạt động chức năng của HĐQT chưa được chú trọng trong pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG Ở
VIỆT NAM (OCEANBANK) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Năm 2007, Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank), chủ tịch HĐQT là Hà Văn Thắm, các cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (nắm 20% cổ phần), Tập đoàn Đại Dương (20% cổ phần),
…Tính tới 12/2013, OceanBank trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng, và mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng Ông Nguyễn Xuân Sơn từng giữ chức TGĐ Ocean Bank từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2011 Ngân hàng Nhà nước tuyên bố ngày 25/4/2015 mua lại với giá 0 đồng, trở thành sở hữu 100% vốn điều lệ của OceanBank, chấm dứt toàn
bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu.3
3.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị tại OceanBank
3.1.1 Trách nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị phải làm việc với thông tin đầy
đủ, tin cậy, siêng năng và cẩn trọng, và vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông.
Nguyên tắc này chỉ ra hai yếu tố chính trong trách nhiệm được ủy thác của thành viên HĐQT, đó là: Trách nhiệm cẩn trọng và trách nhiệm trung thành Trách nhiệm cẩn trọng yêu cầu thành viên HĐQT hoạt động với thông tin đầy đủ, tin cậy, mẫn cán và cẩn trọng HĐQT không quá sơ suất và quyết định được đưa ra với sự mẫn cán cần thiết Trách nhiệm trung thành, vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông
Trên thực tế, đầu năm 2011, để thúc đẩy và phát triển khách hàng trong huy động vốn,
Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank đã chủ trương chi ngoài lãi suất huy động vốn cho các khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống OceanBank Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu – nguyên TGĐ, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Minh Phương – nguyên Phó TGĐ đã chỉ đạo các Khối/Ban nghiệp vụ thuộc Hội sở Ngân hàng Đại Dương, giám đốc các Chi nhánh, Phòng giao dịch thực hiện chi lãi ngoài huy động vốn trái qui định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và Đô la Mỹ theo từng thời kỳ khoảng 01% /số dư tiền gửi bình quân/năm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng như các Tổng Công ty và Công ty con thuộc PVN Chủ trương trên không được ban hành thành văn bản mà do Thắm và Thu chỉ đạo miệng tại các cuộc họp; trong quá trình thực hiện, Lãnh đạo phụ trách các Khối nghiệp vụ của Hội sở thông báo qua điện thoại, email, chat skype cho các Chi nhánh4 Điều này gây thiệt hại cho
3 Theo Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_V%C4%83n_Th%E1%BA%AFm#cite_note-vne1-23, truy cập ngày 23/11/2021
4 Bản án số 31/2020/HS-ST ngày 16/1/2020 của TAND thành phố Hà Nội
6
Trang 10Oceanbank và cổ đông hơn 1.576 tỉ đồng5 Ngoài ra, Thắm đã chỉ đạo và cùng với Nguyễn Văn Hoàn - nguyên Phó TGĐ Oceanbank giải quyết cho Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng) vay tiền thông qua Công ty Trung Dung, nhưng không đảm bảo các điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo và sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay, quy trình, thủ tục, gây thiệt hại cho OceanBank hơn 343 tỉ đồng6
Do đó có thể thấy, các thành viên của HĐQT, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT – Hà Văn Thắm đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, không cẩn trọng Mặc dù trên cương
vị của người đứng đầu HĐQT của ngân hàng, Hà Văn Thắm phải có sự mẫn cán cần thiết, tuy nhiên, vẫn chỉ đạo Phòng giao dịch thực hiện chi lãi ngoài huy động vốn trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động vốn; cho vay không có tài sản đảm bảo
và sử dụng vốn vay không đúng mục đích Ngoài ra, các chủ trương trên không được ban hành thành văn bản hay thông qua các cuộc họp mà do Thắm và Thu chỉ đạo miệng tại các cuộc họp Điều này cho thấy sự vô trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông không đạt được, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho OceanBank và các cổ đông, thậm chí có thể thấy rõ nhóm lợi ích
3.1.2 Hội đồng Quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, phải quan tâm tới lợi ích của cổ đông
Việc HĐQT, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT đã chỉ đạo các bộ phận marketing và quan
hệ công chúng của OceanBank, văn phòng và kế toán để hợp thức 44 hợp đồng khống/nâng khống với 19 đối tác trong và ngoài Tập đoàn Đại Dương, gây thiệt hại cho OceanBank hơn
106 tỉ đồng7, cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức không đạt được, lợi ích của các
cổ đông bị xâm phạm
3.1.3 Hội đồng Quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
3.1.3.1 Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động cơ bản,
chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của công ty; giám sát các hoạt động đầu
tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu
Một lĩnh vực ngày càng có tầm quan trọng đối với HĐQT và có liên quan chặt chẽ với chiến lược của công ty là chính sách rủi ro Chính sách này sẽ liên quan đến việc xác định loại hình và mức độ rủi ro mà một công ty sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu của
5 Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Xét xử nguyên Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm, https://dangcongsan.vn/phap-luat/xet-xu-nguyen-chu-tich-oceanbank-ha-van-tham-va-47-dong-pham-428185.html, truy cập ngày 23/11/2021
6 Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Xét xử nguyên Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm, https://dangcongsan.vn/phap-luat/xet-xu-nguyen-chu-tich-oceanbank-ha-van-tham-va-47-dong-pham-428185.html, truy cập ngày 23/11/2021
7 Cựu Chủ tịch Ngân hàng OceanBank Hà Văn Thắm tiếp tục hầu tòa, https://m.thanhnien.vn/cuu-chu-tich-ngan-hang-oceanbank-ha-van-tham-tiep-tuc-hau-toa-post950607.amp, truy cập ngày 23/11/2021
7