1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài luật hôn nhân gia đình và gia đình

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Tuynhiên, hôn nhân 1 vợ - 1 chồng vẫn là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, đượcpháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khácthì chỉ được chấp nhận ở một số

Trang 1

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

-Danh sách nhóm:

Trang 3

Mục lục:

Phần 1: Mở đầu 1

a/ Đặt vấn đề 1

b/ Mục đích của đề tài 1

c/ Phạm vi nghiên cứu 1

d/ Phương pháp nghiên cứu 1

Phần 2 Nội dung 2

2.1 Lý luận chung về hôn nhân và gia đình 2

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm hôn nhân 2

2.1.2 Khái niệm và chức năng cơ bản của gia đình 4

Chức năng tái sinh sản, duy trì nòi giống 4

Chức năng kinh tế 6

Các chức năng khác……….6

2.1.3 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản luật hôn nhân và gia đình 6

Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 6

a) Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ 6

b) Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 7

c) Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng 7

d) Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con 7

e) Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em 8

2.1.4 Khái niệm và điều kiện kết hôn 8

2.1.5 Khái niệm ly hôn 11

2.1.6 Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng 15

Trang 4

Phần 1: Mở đầu

a/ Đặt vấn đề:

Dựa trên thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, theo Trung tâm tư vấn giáodục tâm lý thể chất TPHCM nghiên cứu thì cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì cómột cặp ly hôn Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơnnăm trước Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ởTP.HCM Số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn Ngoài

ra, số liệu do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cung cấp thì trong 10 năm trởlại đây có 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết Bên cạnh đó, theo số liệuthống kê án mới thụ lý kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Gia Laitrong 10 tháng đầu năm 2022 thụ lý kiểm sát 3051 vụ, việc hôn nhân gia đìnhtrong tổng số 4796 vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình (chiếm 63.6%) Tình trạngnày là rất đáng lo ngại và có xu hướng ly hôn “trẻ hoá” Khi gia đình tan vỡ,không chỉ để lại ảnh hưởng tâm lý cho người trong cuộc, đặc biệt là trẻ nhỏ màcòn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội Vì thế, chúng tôi quyếtđịnh chọn đề tài “Luật hôn nhân và gia đình” trong phạm vi nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam

b/ Mục đích của đề tài:

Đề tài không chỉ phục vụ cho quá trình học tập môn Pháp luật Đại cương Quanhững kiến thức mà chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu được về “Luật Hôn nhân vàgia đình” đã giúp chúng tôi có cơ hội tiếp cận cũng như hiểu biết, nhìn nhận cụthể hơn về pháp luật Việt Nam nói chung cũng như lĩnh vực Hôn nhân và giađình nói riêng

c/ Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và nội dungcác quy định pháp luật về xŒ lý vi phạm luật Hôn nhân và gia đình

d/ Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Save to a Studylist

Trang 5

2.Phương pháp so sánh:

So sánh pháp luật xŒ lý vi phạm luật Hôn nhân và gia đình của nước ta trongtừng giai đoạn

3.Phương pháp thống kê xã hội học:

Từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng vi phạm luậtHôn nhân và gia đình, và xŒ lý vi phạm để đề ra những giải pháp hợp lý

Phần 2 Nội dung

2.1 Lý luận chung về hôn nhân và gia đình

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm hôn nhân

* Khái niệm hôn nhân

Hôn nhân là một sự sắp đặt của một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lýgiữa đàn ông và phụ nữ Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trongsuốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và chophép họ sống chung và sinh con đẻ cái với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụcủa họ Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm xã hội, hoặc tôngiáo một cách hợp pháp Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu Hôn nhân làmột mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội Về mặt xã hội, lễ cướithường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân Về mặt luậtpháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước Hôn nhân thường là sựkết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ đượcgọi là vợ Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: hôn nhân

đa thê hôn nhân đồng tính hôn nhân tạm tảo hôn hôn nhân cận huyết, , , , Tuynhiên, hôn nhân 1 vợ - 1 chồng vẫn là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, đượcpháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khácthì chỉ được chấp nhận ở một số ít quốc gia trong một số giai đoạn lịch sŒ, vìnhững kiểu hôn nhân biến dị đó tạo ra tác hại lâu dài cho văn hóa, đạo đức xãhội và trẻ em

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ vàchồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chungsống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bềnvững Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữahai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàngngày Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư

Trang 6

cách là vợ chồng Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệpháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sựkiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trongquan hệ vợ chồng.

* Đặc điểm hôn nhân

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, hôn nhân có những đặcđiểm sau:

– Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ – là hônnhân một vợ một chồng Để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng,Luật Hôn nhân và gia đình quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kếthôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ,chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang cóchồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, do đó nhữngngười cùng giới tính không thể xác lập quan hệ hôn nhân với nhau

– Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: Hai bênnam nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bịlừa dối và cũng không bị cản trở Sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm dứtquan hệ hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng

– Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng trướcpháp luật Trong gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau

về mọi mặt Ngoài xã hội, với tư cách là công dân, mỗi bên vợ, chồng có đầy đủcác quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp công nhận Quyền bìnhđẳng giữa vợ và chồng còn thể hiện trong việc không phân biệt vợ chồng làngười Việt Nam hay người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào,quan hệ hôn nhân của họ đều được tôn trọng và bảo vệ (khoản 2 Điều 2 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014)

– Mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau chung sống

và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Do vậy,nếu nam nữ kết hôn là để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam,quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mụcđích khác mà không nhằm để chung sống và xây dựng gia đình thì gọi là kết hôngiả tạo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm kết hôn giả tạo (điểm a,khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Trang 7

– Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của phápluật Khi kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn vàđăng ký kết hôn Khi chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do

vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp

lý được pháp luật quy định

2.1.2 Khái niệm và chức năng cơ bản của gia đình

Khái niệm:

Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống) Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sŒ và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại Gia đình là trường học đầu tiên có mốiquan hệ biện chứng với tổng thể xã hội

Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 8 Giải thích từ ngữ ): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui địnhcủa Luật này”

Các chức năng cơ bản của gia đình:

a, Chức năng tái sinh sản, duy trì nòi giống:

Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội.Góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hếtkhả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo Việc thực hiện chức năng nàyvừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu

về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người Ở mỗi quốc gia khácnhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau

Ví dụ: Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1đến 2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng vềcuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con

Ở Trung Quốc hiện nay tỉ lệ nam giới đang có sự chênh lệch lớn so với nữ giới,

vì thế nên nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích sinh con một bề làcon gái Đến năm 2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm sovới 121 (năm 2008), 119 (năm 2005), 121 (năm 2004) Tỷ số giới tính sẽ vẫntiếp tục chênh lệch ở mức báo động 119 bé trai trên 100 bé gái vào những năm2030

Trang 8

Mỗi gia đình đều hình thành tính cách của từng thành viên trong xã hội Giađình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ thể của sự giáodục Như khoa học đã xác định rõ ràng, cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân thườnghình thành ngay từ thời thơ ấu Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầutiên để lý giải thế giới sự vật, hiện tượng, những khái niệm về cái thiện và cái ác,dạy cho trẻ con hiểu rõ đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới củanhững giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong đời sống của nó.Việt Nam là một quốc gia mang đậm nét đẹp truyền thống về đạo đức và lốisống thuần phong mỹ tục, vì thế nội dung giáo dục của gia đình cũng phải chú ýđến việc giáo dục toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, lối sống, ýthức, cung cách cư xŒ trong cuộc sống và giáo dục cả về tri thức…

Chức năng giáo dục của gia đình chịu tác động trực tiếp của các yếu tốkhách quan và chủ quan Sự thay đổi lớn trong các chính sách kinh tế xã hội,những biến đổi trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, lối sống, sự thiếu hụt kinhnghiệm, ý thức dạy con trong những gia đình trẻ… đó là những yếu tố ảnhhưởng đến chức năng giáo dục của gia đình

Để chức năng này được thực hiện một cách có hiệu quả thì gia đình phải cóphương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn Ai sai thì nhận sai và sŒachữa chứ đừng vì cái tôi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà cố chấp khôngthay đổi Có nhiều gia đình dạy dỗ con cái bằng những trận đòn roi, những cáibạt tai đến tối mặt mũi Liệu đó có phải là biện pháp hiệu quả? Những biệnpháp ấy chẳng những không đem lại tác dụng gì mà càng khiến con cái trở nênchai lì, tâm lý tiêu cực và mất đi tình cảm thân thiết, niềm tin vào những ngườitrong cùng một mái nhà

Thay bằng những trận đòn roi đến nhừ người thì những bậc cha mẹ nên dạy

dỗ, chỉ bảo con cái mình nhẹ nhàng, phân tích rõ đúng sai để con trẻ hiểu Hơn

Trang 9

nữa những bậc cha mẹ, ông bà nên là một tấm gương để thế hệ trẻ noi theo Cácthành viên trong gia đình sống thuận hòa, vui vẻ, cùng nhau chia sẻ những khókhăn trong cuộc sống ại có nhiều những gia đình cha mẹ mải kiếm tiền màkhông biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần nên không có thời gian quan tâmsát sao đến con cái khiến chúng trở nên sống buông thả, bị cám dỗ vào những tệnạn xã hội, có những hành vi đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và truyềnthống đạo đức của dân tộc…

Tuy việc giáo dục ở gia đình chỉ là một khía cạnh nhưng đó vẫn là cái gốc,con người sẽ trở nên hoàn thiện hơn khi có sự kết hợp giáo dục cả ở gia đình,nhà trường, xã hội và hơn nữa là ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện từ phía mỗingười…

Thông qua việc thực hiện chức năng giáo dục, gia đình thực sự trở thành cầu nốikhông thể thay thế được giữa xã hội và cá nhân.Gia đình là phạm trù lịch sŒ,biến đổi theo thời gian Mỗi thời đại lịch sŒ cũng như mỗi chế độ xã hội đều sảnsinh ra một loại gia đình, xây dựng một kiểu gia đình lý tưởng với chức năng xãhội của nó

b, Chức năng kinh tế:

Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vậtchất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đìnhđược ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “ Chức năng này bao quát

về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong giađình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống

Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoàinhững thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổilao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định Ngoài ra còn cần cónguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặthàng ngày

Ví dụ: giáo viên có thể nhận dạy lớp học thêm, công nhân có thể nhận thêm sảnphẩm làm ngoài giờ, những người nông dân thì có thể tăng gia chăn nuôi.Mỗigia đình cần luôn có ý thức phấn đấu làm giàu và làm giàu một cách chính đáng,đồng thời biết cách hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần Bên cạnh đó xãhội cũng cần phải có trách nhiệm chăm lo chung cho mọi gia đình bằng cáchphát triển kinh tế, văn hóa có như vậy thì chức năng kinh tế của gia đình mới cóthể hoàn thiện được

Trang 10

c, Các chức năng khác:

Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thoả mãn nhucầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe Đây là chức năng có ý nghĩa quantrọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình,đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát chocon người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng lànơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời Càng

về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn,thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùmbọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe củacác thành viên trong gia đình

2.1.3 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản luật hôn nhân và gia đình

Khái niệm: luật hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật ViệtNam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

a) Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mìnhquyết định việc kết hôn Mọi hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn, cảntrở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật Khi vợ chồngđang chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không ai có thể buộc họ ly hôn.Nhưng khi cuộc sống chung của vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và bản thân vợ,chồng mong muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu lyhôn Việc kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn dựa trênthực chất quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại

b) Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

Hôn nhân một vợ một chồng là vào thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân (thờiđiểm đăng ký kết hôn), các bên kết hôn đang không có vợ hoặc có chồng Cónghĩa là vào một thời điểm, một người đàn ông chỉ có một người vợ, một ngườiđàn bà chỉ có một người chồng

Luật Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân một vợ mộtchồng nhằm xóa bỏ chế độ nhiều vợ của người đàn ông trong pháp luật thời kỳphong kiến Để đảm bảo hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một

Trang 11

chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: cấm người đang có vợ,

có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc ngườichưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với ngườiđang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm2014)

c) Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện trong các quy định về quyền

và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của vợ chồng

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ

và chồng trong gia đình phong kiến, khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặtgiữa nam và nữ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ Nguyên tắc vợchồng bình đẳng còn thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam là khôngphân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc tịch trong quan hệ hôn nhân Khi đã xác lậpquan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào việc người tham gia quan hệ hôn nhân

có dân tộc gì, theo hoặc không theo tôn giáo, mang quốc tịch Việt Nam haynước ngoài, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được tôn trọng và được pháp luậtbảo vệ

d) Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con

Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ có nghĩa

vụ nuôi dạy con; con cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà,cha mẹ; các thành viên khác trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp

đỡ lẫn nhau

Để bảo vệ quyền lợi của con, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các nghĩa

vụ của cha mẹ đối với con và khẳng định quyền bình đẳng giữa con trai, con gái,con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú

Để bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, đảm bảocho cha mẹ, ông bà được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng khi tuổi già sức yếu,Luật Hôn nhân và gia đình quy định các nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ,công bà và của các thành viên khác trong gia đình

e) Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

Bảo vệ bà mẹ và trẻ em không chỉ là nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân

và gia đình mà còn là tư tưởng chỉ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam Bà

mẹ và trẻ em nói chung cần được bảo vệ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân và trẻ

Trang 12

em là con ngoài giá thú Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗtrợ trẻ em ; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ(khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Xuất phát từ vai trò xã hội của phụ nữ, của các bà mẹ trong gia đình và ýnghĩa của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con người (đặc biệt là trẻem), có thể nhận định rằng bảo vệ bà mẹ và trẻ em có ý nghĩa rất lớn trong sựnghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được cụ thể hóa trong các chế định của LuậtHôn nhân và gia đình như: kết hôn; ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ vàcon; xác định cha, mẹ, con; cấp dưỡng

2.1.4 Khái niệm và điều kiện kết hôn

Luật hôn nhân và gia đình 2014

- Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Kết hôn là việc nam

và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điềukiện kết hôn và đăng ký kết hôn Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phátsinh quan hệ hôn nhân Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ cácđiều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kếthôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới đượccông nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồngtrước pháp luật

- Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữcần phải có mới có quyền được kết hôn Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được

ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự

* Những trường hợp cấm kết hôn

Luật hôn nhân và gia đình 2000

- Theo điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000, việc kết hôn bị cấm trongcác trường hợp sau:

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w