1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến sự sinh trưởng phát triển của cây dừa

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dinh Dưỡng Đến Sự Sinh Trưởng Phát Triển Của Cây Dừa
Tác giả Mai Thị Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hcm
Chuyên ngành Dinh Dưỡng Cây Trồng
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 77,33 KB

Nội dung

Chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất vườn dừa xiêm xanh………18Bảng 6: Ảnh hưởng của số lần bón và liều lượng phân lân đến tổng số lá mọc thêm lá/cây sau 12 tháng thí nghiệm của cây d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

-MÔN HỌC: DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ĐẾN SỰ SINH

TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY DỪA

Giảng viên: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng

Họ và tên: Mai Thị Thảo Lớp: Bảo vệ thực vật Khóa: 2020-2022

Mã số ngành: 60.62.01.12

Thành phố Hồ Chí Minh- Tháng 06/2022

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

TỔNG QUAN 5

1.1 Nguồn gốc, phân bố và giá trị của cây dừa 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Tại Việt Nam 7

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dừa 8

1.2.1 Yếu tố khí hậu, thời tiết 8

1.2.2 Yếu tố đất đai 9

1.2.3 Đặc tính thực vật 9

1.2.4 Nhu cầu sinh thái của cây dừa 10

1.2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến sư sinh trưởng, phát triển của cây dừa 11

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

DANH SÁCH BẢNG

Bảng TrangBảng 1: Ước tính về lượng chất dinh dưỡng cây dừa lấy đi khỏi đất hàng năm… …13Bảng 2: Lượng dinh dưỡng và natri cố định hàng năm trong thân của dừa lai trưởngthành (138 đến 160 cây / ha) và của cây dừa lùn trưởng thành (177 đến 203 cây/ha) 15Bảng 3: Chiều cao cây và chu vi gốc cây dừa xiêm xanh……….17Bảng 4 Tổng số lá xanh và chiều dài lá của cây dừa xiêm xanh……….17Bảng 5 Chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất vườn dừa xiêm xanh………18Bảng 6: Ảnh hưởng của số lần bón và liều lượng phân lân đến tổng số lá mọc thêm (lá/cây) sau 12 tháng thí nghiệm của cây dừa Ta 6 năm tuổi tại Bến Tre và Tiền Giang

……… …19Bảng 7: Ảnh hưởng của số lần bón và liều lượng phân lân đến tỉ lệ đậu trái (%) củacây dừa Ta 6 năm tuổi tại Bến Tre và Tiền Giang………19Bảng 8 Ảnh hưởng của số lần bón và liều lượng phân lân đến số trái/buồng của câydừa Ta 6 năm tuổi tại Bến Tre và Tiền Giang……… 20Bảng 9 Ảnh hưởng của số lần bón và liều lượng phân lân đến năng suất thực thu (trái/

7 tháng) của cây dừa Ta 6 năm tuổi tính đến thời điểm kết thúc thí nghiệm tại Bến Tre

và Tiền Giang……… 20

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những loài cây lấy dầu quan trọng

nhất trên thế giới, phân bố rộng rãi từ 20 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam, được trồng trên

93 quốc gia ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (ICC, 2020; FAO, 2010) Ở nước tacây dừa phân bố từ Đồng bằng sông Hồng cho đến đất mũi Cà Mau Đặc biệt, ở Đồngbằng sông Cửu Long cây dừa vừa có giá trị kinh tế vừa mang giá trị biểu tượng Cácngành nghề có liên quan đến cây dừa như thủ công mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩmthực phẩm, mỹ phẩm, Giúp tạo ra việc làm và mang đến nguồn thu nhập đáng kểcho lao động nông thôn Ngoài ra, cây dừa còn có vai trò chắn gió bão, tạo cảnh quanthiên nhiên môi trường

Dừa cung cấp nguồn thực phẩm chính (chủ yếu là chất béo) nguyên liệu chocông nghiệp chế biến, đồng thời là nguồn nước giải khát thơm ngon, bổ dưỡng đượcnhiều người ưa thích Dừa lấy dầu và dừa uống nước là những mặt hàng tiêu dùng vàxuất khẩu có giá trị kinh tế cao Sản phẩm quả dừa được thu hoạch hàng tháng, gópphần ổn định thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn thông qua cáchoạt động chế biến các sản phẩm từ dừa Ở nước ta, dừa không chỉ là cây có giá trịkinh tế mà còn là hình ảnh gắn liền với quê hương, đất nước và con người

Dừa được trồng trên nhiều loại đất khác nhau Đặc biệt, cây dừa có thể sốngtrên đất phèn mặn mà các loại cây trồng khác khó phát triển, tạo điều kiện để phủ xanh

và sử dụng đất đai hợp lý ở các vùng đất ven biển, vùng phèn mặn Vườn dừa đã trởthành một hệ sinh thái nông nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, thực hiện sảnxuất trên nhiều tầng không gian và thu hoạch nhiều vụ trong một năm Dừa đã gópphần làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập và giải quyết việc làm chohàng nghìn lao động ở các địa phương Điều đó chứng tỏ dừa là loài cây trồng thíchnghi cao, mang ý nghĩa sinh thái đặc biệt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng

mà khó có loài cây nào sánh được

Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán

và lũ lụt bất thường là những mối đe dọa cho các vùng đồng bằng ven biển Dừa đượcđánh giá có khả năng chống chịu được các nguy cơ trên, trở thành một đối tượng câytrồng quan trọng trong hệ thống canh tác góp phần phát triển nông nghiệp bền vữngtrong tương lai, nhất là cho các vùng đồng bằng thấp ven biển Tuy nhiên, trong thời

Trang 5

gian qua việc đầu tư chăm sóc cho vườn dừa chưa được chú trọng Ở nhiều địa phươngdừa vẫn được trồng theo tập quán quảng canh, giống không được chọn lọc, tập quáncanh tác lạc hậu Hơn nữa, trong những năm gần đây, một số loài sâu hại trên dừa như:

bọ cánh cứng hại dừa, sâu đầu đen hại dừa, trở nên trầm trọng, làm cho năng suất dừarất thấp, chỉ đạt bình quân 45 quả/cây/năm (dừa dầu) và 65 quả/cây/năm (dừa lấynước), ảnh hưởng đến đời sống của người trồng dừa và làm thiếu hụt nguyên liệu dừaquả cho công nghiệp chế biến dừa hàng hóa cho nội tiêu và xuất khẩu

Để xác định được nguyên nhân, tiến tới khắc phục những mặt hạn chế trong sảnxuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích dừa trong nướctheo hướng hàng hóa bền vững, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Việc thực hiệnnghiên cứu các ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, phát triểncủa cây dừa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dừa là cần thiết, góp phần sử dụnghiệu quả, bền vững tiềm năng đất, giải quyết các yêu cầu cấp thiết của sản xuất, gópphần thúc đẩy phát triển dừa thành cây trồng hàng hóa quan trọng của nước ta

Trang 6

trên thế giới, được trồng trên 93 quốc gia ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân

bố rộng rãi từ 20 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam (ICC, 2020; FAO, 2010) Là cây trồng

có vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa xã hội ở Châu Á - Thái Bình Dương.Người dân các vùng này đã biết tận dụng dừa làm thực phẩm, thuốc đông dược, mỹphẩm và làm nguyên liệu cho một số sản phẩm công nghiệp Dừa được trồng trên toànthế giới với diện tích khoảng 12 triệu ha Sản lượng thế giới ước tính đạt 59,98 triệutấn (FAO, 2012) Trong tự nhiên từ nhiều thế kỷ nay, cây dừa đã là một trong nhữngcây trồng chính và phổ biến ở hầu hết các nước thuộc vùng nhiệt đới và xích đạo trênthế giới Chính do sự phân bố rộng rãi trong tự nhiên này, người ta đã chứng minh câydừa có nguồn gốc nhiệt đới, là một loài thực vật thích hợp với các vùng có khí hậunóng và ẩm của miền nhiệt đới Nhưng xét về nguồn gốc phát sinh cây dừa thì đã cónhiều cuộc tranh luận gay go của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới hơn thế kỷ qua vàcho đến nay vẫn chưa thống nhất một kết luận chung Theo Von Martius (1928) đã viếttrong quyển: “Historia Naturalis Palmarum” cho rằng: “Nguồn gốc phát sinh củacâydừa là tại bờ biển phía Tây của Trung Mỹ” Lý luận của Martius đã dựa vào nguồngốc phát sinh của các Loài, Bộ, Họ và ngay cả sự quan hệ với các giống của cây dừa

đã được tìm thấy ở Châu Mỹ

Theo Cook (1901) rồi đến Werth (1913) đã đưa ra lập luận nhằm công kíchquan niệm cho rằng: “Trái dừa được lan khắp nơi nhờ biển cả mà không có sự giúp đỡcủa con người” Vì lúc bấy giờ, hai ông đã không tìm thấy ở nơi nào cây dừa tự phátsinh được trên bờ biển Ông cho rằng: “Các loại cây trồng ở quần đảo và bờ biển TháiBình Dương đều có nguồn gốc phát sinh từ Châu Mỹ và lịch sử cũng đã chứng minh

sự hiện diện lâu đời của cây dừa tại Cuba, Puerto Tico, Brazil và Colombia và chínhngười dân đã mang dừa đi khắp nơi” Năm 1910, Cook bổ sung thêm: “Nguồn gốc thật

sự của cây dừa là từ thung lũng Andine ở Colombia rồi được phân bố tiếp theo bởingười dân đi về phía các đảo của Thái Bình Dương và của biển Ấn Độ”

Trang 7

Theo Ainsi Guppy (1906), Beccari (1917) và Ridley (1930) đã viết trong tácphẩm: “The dispersal of plants throughout the world” (sự phát tán của cây trồng trênthế giới) đã bổ sung thêm ý kiến cho rằng: “cây dừa có nguồn gốc từ bờ biển TháiBình Dương của vùng nhiệt đới Châu Mỹ”

Theo Edmondson (1941) đã chứng minh rằng: “Trái dừa có thể nảy mầm saukhi trôi nổi trên biển suốt thời gian là 110 ngày, trong thời gian này, nếu gặp dòngnước thuận lợi trái dừa có thể được mang đi xa 5.000 km.” Nhưng nếu một trái dừa cóthể mang đi thật xa bởi dòng nước biển thì những điều kiện may mắn để nó nảy mầmtrên cát của một vùng duyên hải là điều rất hiếm bởi vì tự nó khó tự bảo vệ và chốnglại những thảm thực vật tại chỗ, cua, lợn rừng và những loài gặm nhấm khác sẽ ăn mất

đi những mầm non của trái

Tuy nhiên, trái dừa có thể tự mọc được mà không cần có sự giúp đỡ của conngười Điều này đã được thực tế chứng minh ở vực của núi lửa Krakatoa, thuộc đảoJava – Indonesia Năm 1883, núi lửa đã tàn phá hoàn toàn cây cối và động vật hiệndiện ở vùng này và các vùng lân cận như Verlaten, Lang, bị phủ đầy một lớp nhamthạch núi lửa dày 30 cm Đến năm 1897, một đoàn khảo sát khoa học viếng thăm cácvùng này và đã tìm thấy những cây dừa không được con người trồng ở trên đảo Lang

và vào năm 1906 người ta ghi nhận cây dừa mọc ở trên 2 đảo Krakatoa và Verlaten(Theo Hill, 1929) Theo Van Leeuwen (1933): vào năm 1932, người ta tìm thấy trênđảo Anak Krakatoa IV (một đảo vừa mới nổi lên năm 1930) trong khi núi lửa đanghoạt động có 41 trái dừa đang nảy mầm, một vài trái đã ra rễ rồi

Theo các tài liệu về sau này cho rằng:

Có lẽ cây dừa có nguồn gốc xuất phát từ đảo Andes, trong quần đảo Polinesia ởThái Bình Dương cách nay từ 3.000 – 4.000 năm, người ta phỏng đóan rằng: “Có lẽtrước khi có vườn dừa thiên nhiên mọc ven các bờ biển quần đảo Polinesia có các tráigìa rụng xuống biển, bị sóng đánh bạt đi có khi rất xa rồi trôi dạt vào những bờ cát ởvùng đất liền rồi mọc lên và rồi cứ thế tiếp tục sinh sản và lan truyền ra xa mãi”

Theo Child (1964): Đã có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng ở mộtnơi riêng biệt nào đó có sự tập trung mạnh mẽ của một loại cây trồng nào đó sẽ chưa

đủ dữ kiện để kết luận rằng nơi đó là nguồn gốc xuất xứ của loại cây trồng đó Nhưngđiều chắc chắn rằng chính con người đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc

mở rộng vùng trồng dừa mà người ta nhận thấy ngày nay Theo Child (1964),

Trang 8

Purseglove (1968) ông cho rằng nguồn gốc cây dừa là ở vùng IndoPacific (Ấn Độ Thái Bình Dương) Vùng Nam Thái Bình Dương và Nam Phi thường được cho làtrung tâm phát sinh của cây dừa Cụ thể hơn, nguồn gốc dừa có thể là ở Đông Nam Phi

-và đặc biệt là ở Đông Nam Châu Á trải dài từ phía Tây Mã Lai đến phía ĐôngMelanesia (quần đảo Tây-Nam Thái Bình Dương) ở phía Đông Dừa được ghi nhận làcanh tác trước tiên ở Ấn Độ, từ rất lâu đời, khoảng 300 năm trước Công Nguyên

(Woodroof, 1979) vì vậy nguồn gốc của dừa có thể cũng không xa Ấn Độ Người Ả

Rập có buôn bán với Ấn Độ gọi dừa là “Trái Ấn Độ” và Kerala thường được gọi là

“xứ dừa” Tuy nhiên, Ấn Độ và Sri Lanka không được xem là nơi có nguồn gốc củacây dừa

Giá trị kinh tế của cây dừa: Năm 2010, Brazil là quốc gia sản xuất các sản phẩm

về dừa đứng đầu thế giới Tuy nhiên, sau năm 2010, các quốc gia Châu Á đã có một sựtăng trưởng đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp này Ở thời điểm hiện tại, gần90% nguồn dừa cung ứng toàn cầu đến từ các nước Châu Á, nơi mà ngành côngnghiệp này trở thành nguồn thu nhập rất quan trọng của nhiều quốc gia Năm 2018,tổng diện tích trồng dừa trên thế giới là 12,38 triệu ha được trồng trên 93 quốc gia, vớisản lượng hàng năm đạt 61,87 triệu tấn cơm dừa/năm và tăng liên tục từ năm 2014 –

2018 (FAO, 2020) Trong đó, quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Philippin, với tổng diệntích là 3,63 triệu ha, kế đến là Indonesia 3,25 triệu ha và lần lượt là Ấn Độ 2,10 triệu

ha, Tanzania 0,80 triệu ha, Sri Lanka 0,46 triệu ha (FAO, 2020)

1.1.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây trồng lâu năm truyền thống, có sức sốngmãnh liệt, phân bố rộng, phát triển tốt ở khu vực Duyên hải miền Trung đến Đồngbằng Sông Cửu Long và chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng ven biển (ĐườngHồng Dật, 1990) Dừa là cây lâu năm và chỉ thích nghi trên những vùng khí hậu nhấtđịnh Vì vậy, diện tích canh tác dừa khá ổn định, ít có sự thay đổi Dừa và các ngànhnghề có liên quan đến cây dừa như thủ công mỹ nghệ và sản xuất các sản phẩm thựcphẩm, mỹ phẩm đã giúp tạo ra việc làm và mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho laođộng nông thôn Việt Nam có tổng diện tích dừa khoảng 177.631 ha, trong đó phân bốchủ yếu ở khu vực phía Nam (154.768 ha) (Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2021) Diện tíchdừa phân bố tập trung ở các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre

Trang 9

(72.483 ha), Trà Vinh (22.500 ha), Tiền Giang (17.085 ha), Vĩnh Long (10.152 ha),Sóc Trăng (8.623 ha), Kiên Giang (6.010 ha), Bạc Liêu (4.767 ha), Cà Mau (4.417 ha),Hậu Giang (2.569 ha), Cần Thơ (1.557 ha), An Giang (1.334 ha), Long An (1.035 ha)diện tích còn lại ( khoảng trên 1.000 ha) phân bố rải rác ở một số tỉnh thuộc miềnĐông Nam Bộ (theo số liệu của Trung tâm BVTV phía Nam 2021) Do điều kiện thổnhưỡng thích hợp, phù sa từ các hệ thống sông ngòi đã làm cho dừa của ĐBSCL cóchất lượng tốt, cơm dày, hàm lượng dầu cao.

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dừa

1.2.1 Yếu tố khí hậu, thời tiết

Theo Trần Văn Hâu và ctv (2009) thì cây dừa thích hợp với điều kiện nhiệt độtrung bình 24-300C Trong điều kiện ở ĐBSCL, trừ tháng ba, tháng tư có nhiệt độtrung bình cao trên 370C thì các tháng còn lại có nhiệt độ thích hợp cho sự phát triểncủa cây dừa Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sự đậu trái và làm rụng trái non.Lượng mưa trung bình là 1.300-2.500 mm, phân bố đều trong năm và trung bình lượngmưa trong tháng 150 mm được xem là lý tưởng cho sự phát triển của cây dừa Cây dừa

có nhu cầu ẩm độ thích hợp từ 70% đến 90%, dưới 60% sẽ làm rụng trái non, trái dừakhông phát triển Dừa là cây ưa sáng, nhu cầu tối thiểu 120 giờ/tháng nên điều kiện tựnhiên ở ĐBSCL rất thích hợp cho sự phát triển của cây dừa Ngoài ra, Trần Văn Hâu

và Triệu Quốc Dương (2011) cũng chỉ ra hiện tượng dừa không mang trái trên cây(dừa treo) thường xuất hiện trong mùa mưa, từ tháng bảy đến tháng chín âm lịch Hiệntượng này do nhiều nguyên nhân như chế độ canh tác, dịch hại… đã làm giảm đáng kểnăng suất của các vườn dừa Bên cạnh đó, vấn đề ngập úng, khô hạn, nước mặn >10‰cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất dừa (Trần Văn Hâu và ctv., 2009).Theo Võ Văn Long (2007) thì dừa có thể chịu mặn từ 4‰ đến 6‰, một số giống dừacao địa phương có thể chịu mặn đến 10‰ Theo Huỳnh Quang Đức (2017) thì năm

2015 có lượng mưa rất thấp, chỉ đạt 995 mm đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo

số hoa cái nói riêng và tình trạng sinh trưởng và phát triển dừa nói chung Ngoài ra,năm 2015 và 2016, dừa chịu đựng đợt hạn - mặn kéo dài làm gia tăng tình trạng suykiệt cây, nên khả năng đậu hoa ít, nuôi trái non kém làm rụng trái dễ xảy ra ở nhiềuvườn dừa

Trang 10

1.2.2 Yếu tố đất đai

Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát thiếu dinh dưỡngđến đất sét, tuy nhiên loại đất phù hợp nhất là đất thịt pha cát và có khả năng thoátnước tốt Cây dừa chịu được pH từ 5,2 đến 8,0 nhưng thích hợp nhất là 6,0 đến 7,0(Tôn Thất Trình, 1974) Tuy nhiên, ở đất nặng nhiều sét, dừa vẫn sinh trưởng tốt nếukhông ngập nước trong mùa mưa và không quá khô trong mùa nắng Do đó, điều kiệnmực thủy cấp gần mặt đất từ 30 đến 120 cm hoặc đất có khả năng giữ nước cao là yêucầu quan trọng đối với việc lựa họn vùng đất để phát triển cây dừa (Võ Văn Long vàctv, 2008)

1.2.3 Đặc tính thực vật

Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở gốc thân, không có rễ cọc, chiều dàikhoảng 5-7 m và chiều sâu khoảng 0,30-1,20 m (Chen and Craig, 2006) Trong một sốtrường hợp rễ có thể mọc dài trên 30,0 m và sâu 5,50 m (Ohler, 1984) Theo (Võ VănLong và ctv, 2008), rễ dừa phần lớn tập trung xung quanh thân với bán kính khoảng0,75-1,00 m chủ yếu để bám đất và hấp thu dinh dưỡng Theo Võ Văn Long (2007),thân dừa có màu xám và không có tầng sinh gỗ bên ngoài Tiến trình phát triển đầy đủcủa thân cây dừa có thể kéo dài đến 4 năm tùy thuộc vào đặc tính giống (Ohler, 1984)

Lá dừa mọc theo hình xoắn ốc với từ 30 đến 40 tàu lá/cây và mọc ra từ đỉnh thân (TônThất Trình, 1974) Trung bình mỗi tháng dừa mọc thêm một tàu lá mới, khi gặp điềukiện bất lợi thì thời gian này có thể từ hai đến ba tháng (Võ Văn Long, 2007) Hoa dừathuộc loại đơn tính đồng chu, mỗi phát hoa có khoảng 8.000 hoa đực và 1-30 hoa cái(Ohler, 1984) Hoa đực dài khoảng 6-8 mm, gồm ba lá đài 5 và ba phiến hoa màu vàngvới sáu tiểu nhị và nhụy cái ở giữa Tiểu nhị chứa nhiều phấn hoa, có thể đạt 6,10g/phát hoa Hoa đực của dừa cũng có tuyến mật để thu hút côn trùng (Trần Văn Hâu vàNguyễn Chí Linh, 2011) Trái dừa phát triển từ bầu noãn có ba tâm bì, mỗi tâm bìchứa một tiểu noãn, thường có hai tiểu noãn không phát triển sau khi thụ phấn và chỉ

có một mầm của tiểu noãn phát triển (Ohler, 1984) Kích thước, màu sắc và hình dángcủa trái thay đổi tùy theo giống dừa Thời điểm trái dừa được 6-7 tháng tuổi có trọnglượng nước nhiều nhất Sau khi chín hoàn toàn, trái khô, rụng và rất dễ nảy mầm nếugặp điều kiện thuận lợi (Võ Văn Long và ctv, 2008) Theo Trần Văn Hâu và NguyễnChí Linh (2011), trái dừa thuộc nhóm dừa cao được thu hoạch khi trái được 11 tháng

Trang 11

tuổi (vỏ trái chuyển sang màu nâu) trong khi trái dừa thuộc nhóm dừa lùn thì thu hoạchkhi trái được 7 tháng tuổi.

1.2.4 Nhu cầu sinh thái của cây dừa

Dừa thích nghi rộng với điều kiện sinh thái, được trồng ở hầu hết các vùngnhiệt đới nóng ẩm, ở độ cao 600 m so với mực nước biển là giới hạn trồng trọt của câydừa

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ giới hạn vị trí trồng dừa theo vĩ độ và cao độ Nhiệt độ tốithiểu trung bình là 200C Dưới 200C dừa chậm tăng trưởng và giảm năng suất Nhiệt

độ thích hợp cho cây dừa có thể biến thiên từ 200C đến 340C, thích hợp nhất là 270Cvới sự chênh lệnh ngày đêm không qúa cao

+ Lượng mưa: Theo Wuidar W (1978), cây dừa ưa thích lượng mưa từ 1.500 2.000 mm/năm và phân bố đều (trung bình lượng mưa hàng tháng 130 mm), điều nàygiúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễdàng

-+ Ẩm độ: Dừa cần độ ẩm cao (70-90%) để có thể phát triển một cách tốt nhất,điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp nhưkhu vực Địa Trung Hải, thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao Dừa rấtkhó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn Sự khô hạn thái qúa trong khôngkhí làm rụng qủa Độ ẩm trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến bốc thoát hơi nước,nhất là khi có những cơn gió nóng (Wuidar W, 1978)

+ Độ chiếu sáng: Dừa là cây ưa sáng, mỗi năm cần ít nhất 1.800 giờ chiếu sáng,nếu dưới 1.500 giờ được coi là yếu tố hạn chế Những nghiên cứu gần đây cho thấy:chính bức xạ mặt trời nếu cung cấp đủ năng lượng cho cây quang hợp mới là quantrọng

+ Gió: Gió nhẹ giúp cho dừa dễ thụ phấn, gió mạnh có thể làm gãy tàu lá, trốcgốc, rụng quả

+ Đất trồng dừa: Dừa đòi hỏi đất thoáng khí và thoát nước tốt, ít nhất từ mặt đấtđến độ sâu 80-100 cm Vì vậy, thích hợp nhất là các loại đất cát Dừa có thể chịu được

pH trong đất từ 5,0-8,0, nếu pH từ 3,0-4,0 sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên rễ dừa do ion H+

và gián tiếp lên mức độ hấp thụ các chất dinh dưỡng Nếu pH trên 7,5 thì dinh dưỡngkhoáng có thể bị rối loạn (thiếu Fe và Mn) Cây dừa có thể chịu được độ mặn đến 8 -

Trang 12

10 phần nghìn Các nghiên cứu kết luận ion Cl- có ảnh hưởng quan trọng đến cây dừahơn là so với ion Na+ (Ohler J.G, 1984) Theo Whitehead R.A (1976), dừa phát triển tốttrên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt, cũng như nó ưa thích các nơi sinhsống có nhiều nắng Dừa cần đất tơi xốp và thoát nước tốt, tầng đất từ 70 cm trở lên.

Độ pH dao động từ 5,0-7,5, tốt nhất là pH = 6,0 Nếu pH trên 7,5 thì không thuận lợicho quá trình trao đổi chất của cây dừa Mực nước ngầm trong đất tốt nhất khoảng 3

m, với độ sâu này thì rễ dừa có thể hút được nước trong đất ngay cả ở những vùng cókhí hậu khô hạn (Gabrielle J Persley, 1992) Theo Fremond Y, Ziller R (1966), câydừa không kén đất, có thể tồn tại được trên nhiều loại đất, nhưng để cây sinh trưởng tốt

và cho nhiều quả thì nên trồng trên đất cát ven biển có hàm lượng muối nhẹ Đặc biệt

là dừa có thể sống trên một số loại đất phèn mà khó có loài cây trồng khác có thể pháttriển được

1.2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến sư sinh trưởng, phát triển của cây dừa

Mặc dù cơ sở lý thuyết để bón phân cho cây trồng là tương đối đơn giản, nhưngvấn đề mà chuyên gia dinh dưỡng thực vật phải đối mặt là việc xác định thực tế sốlượng chính xác các chất dinh dưỡng cần phải bổ sung để đảm bảo cây trồng của mìnhphát triển tối ưu Trước đây phương pháp thí nghiệm đồng ruộng bằng việc sử dụngcác hóa chất đã được áp dụng rộng rãi cho các loại cây trồng khác nhau nhằm mụcđích đánh giá liều lượng phân bón tối ưu để áp dụng vào sản xuất Tuy nhiên, đến thờiđiểm hiện tại, người ta đã thừa nhận rằng khảo nghiệm trên đồng ruộng không nhấtthiết là phương pháp tốt nhất để khảo sát nhu cầu phân bón của tất cả các loại câytrồng Do đó, để đáp ứng nhu cầu về các phương pháp ước tính nhu cầu phân bón củacây trồng rộng rãi hơn, hai loại thử nghiệm chung hiện nay đã được phát triển, đó làthử nghiệm đất và thử nghiệm cây trồng

Kể từ khi Justus von Lieblg (năm 1840) đưa ra lý thuyết khoáng chất của mình

về dinh dưỡng cây trồng, các nhà khoa học về đất và thực vật, trong nhiều năm, đãphát triển và sử dụng nhiều thử nghiệm để ước tính nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.Trong số này, phương pháp thí nghiệm đồng ruộng với hóa chất, có lẽ là lâu đời nhất,

đã được áp dụng ngày càng quan trọng cho các loại cây trồng khác nhau nhằm mụcđích đánh giá liều lượng phân bón tối ưu và đưa vào sản xuất Cho đến hiện nay, các

Ngày đăng: 16/07/2024, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây dừa xiêm xanh giai đoạn kiến thiết cơ bản trồng tại phường Cam Phúc Nam, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa” Bùi Thị Thu Hiền (2020) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây dừa xiêm xanhgiai đoạn kiến thiết cơ bản trồng tại phường Cam Phúc Nam, Thành phố CamRanh, tỉnh Khánh Hòa
6. “Cải thiện ngành trồng dừa tại Việt Nam”. Nhà xuất bản Lửa Thiêng. Sài Gòn.Tôn Thất Trình (1974) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện ngành trồng dừa tại Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Lửa Thiêng. Sài Gòn.Tôn Thất Trình (1974)
11. “Điều tra một số biện pháp canh tác, hiện tượng dừa không mang trái và áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp trên năng suất dừa ta xanh (Cocos nucifera L.) tại tỉnh Bến Tre” Trần Văn Hâu, Triệu Quốc Dương (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra một số biện pháp canh tác, hiện tượng dừa không mang trái và ápdụng biện pháp canh tác tổng hợp trên năng suất dừa ta xanh (Cocos nuciferaL.) tại tỉnh Bến Tre
14. “Historia Naturalis Palmarum” Von Martius (1928) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Historia Naturalis Palmarum
16. “Khắc phục hiện tượng dừa (Cocos nucifera L.) không mang trái của dừa Ta Xanh tại tỉnh Bến Tre”. Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khắc phục hiện tượng dừa (Cocos nucifera L.) không mang trái của dừa TaXanh tại tỉnh Bến Tre
18. "Nghiên cứu chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dừa ở các tỉnh miền Trung” TS. Phan Thanh Hải (2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất vàchất lượng dừa ở các tỉnh miền Trung
19. “ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giống dừa công nghiệp và uống nước có triển vọng ở phía Nam, Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội. Võ Văn Long (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giốngdừa công nghiệp và uống nước có triển vọng ở phía Nam, Việt Nam
23. “Species profiles for Pacific Island Agroforestry”, Chen E. and C. R. Elevitch, ( 2006). “The dispersal of plants throughout the world” Ridley, Henry N.(1930) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Species profiles for Pacific Island Agroforestry”, Chen E. and C. R. Elevitch,( 2006). “The dispersal of plants throughout the world
25. YR Matana et al (2022) “The effect of fertilizer to production of neera dwarf coconut” Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect of fertilizer to production of neera dwarfcoconut
3. Bài giảng dinh dưỡng cây trồng PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng Khác
4. Báo cáo tổng kết bảo công tác bảo vệ thực vật năm 2021 (Cục Bảo vệ thực vật) 5. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật vụ Thu Đông- Mùa và cả năm 2021(Trung tâm BVTV phía Nam) Khác
7. Copeland, E.B. (1931). The Coconut. Macmillan & Co.. London Khác
8. Carvalho. R.F. de (1947). The Fertilizing of Coconut Palms. Bol. Sec. Agric. Pernambuco Khác
9. Coconut nutrition and fertilizer requirements — The plant approach by W.R.N.Nathanael, Chemist, Coconut Research institute (Ceylon) Khác
10. Cooke, F.C. (1950). The tapering disease of coconuts. Ceylon Coconut Quarterly Khác
12. Eckstein, O., Bruno, A., & Turrentine, J.W. (1937). Potash deficiency symptoms. Ackerbau M.B.H Khác
13. Georgi & Teik, G.L. (1932). The Removal of Plant Nutrients in Coconut Cultivation Mal Khác
15. Jacob & Coyle, V. (1927). Fertilizer requirements of'tropical plants and soil. Booklet printed in Germany Khác
17. Lime and fertilizer recommendation system for coconut trees Gustavo Nogueira Guedes Pereira Rosa, Roberto Ferreira de Novais, Victor Hugo Alvarez V. Nairam Félix de Barros, Ecila Mercês de Albuquerque Villani (2011) Khác
20. Ohler, J. G, 1984. Coconut, tree of life. Food and agriculture organization Rome Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w