1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớn môn kinh tế lượng đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của việt nam năm 2021

22 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021
Tác giả Nguyễn Ngọc Phượng, Lê Thị Lan Phương, Đinh Thị Phương Thảo, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế Lượng
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

chất lượng hơn để nâng cao đời sống... Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- -

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ LƯỢNG

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các

mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021

NHÓM NGHIÊN CỨU: 2P3T

Trưởng nhóm : Nguyễn Ngọc Phượng - 11214920

Thành viên : Lê Thị Lan Phương - 11217971

Đinh Thị Phương Thảo - 11217977 Nguyễn Phương Thảo - 11215413 Nguyễn Thị Thu Trang - 11217982

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Thu Trang

HÀ NỘI, THÁNG 10, NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

B Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 3

IV Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy 13

VII Dùng VIF phát hiện vấn đề đa cộng tuyến 15

Trang 3

TÓM TẮT

Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ

yếu của Việt Nam năm 2021

Tóm tắt: Năm 2021 là năm đầu tiên nước ta thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

5 năm 2021 – 2025 Tuy nhiên, dịch Covid – 19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng Những biến động, khó khăn đó khiến các quốc gia có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh Với sự điều hành thống nhất, linh hoạt và sát sao của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong năm 2021 Ở bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đề xuất nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam trong 2021 Để thực hiện mục tiêu này, nhóm đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các lý thuyết và những nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về đề tài xuất khẩu, từ đó có những thông tin chọn lọc, phù hợp với đề tài Các biến số được lựa chọn bao gồm: tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu, GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, các biến giả ASIA, EU, CPTPP Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy: GDP nước nhập khẩu có tác động cùng chiều với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021, trong khi các biến còn lại có tác động ngược chiều Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam trong những giai đoạn sắp tới

Từ khóa: xuất khẩu, 2021

Trang 4

A Giới thiệu

Năm 2021 là một năm với rất nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển kinh tế toàn cầu khi tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại bị tác động tiêu cực do công tác phòng chống dịch quá mức của một số nước Trong khi đó, tại Việt Nam, dịch bệnh bùng phát và căng thẳng tại nhiều địa phương dẫn đến tình trạng giãn cách kéo dài, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa bị ảnh hưởng Những khó khăn, thách thức như trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc duy trì chuỗi cung ứng, đảm bảo sản xuất, việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế, hiểu một cách đơn giản là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ngoài ra, việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác cũng giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển; góp phần giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Xuất khẩu cũng là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Có thể nói, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới Nhận thức

được tầm quan trọng này, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng

đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021

Trên nền tảng nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu, thương mại quốc tế, bài nghiên cứu tiến hành đánh giá, đo lường mức độ tác động của nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh và tăng trưởng việc xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Namtrong tương lai

Với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021”, bài nghiên cứu đặt ra và tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

- Liệu các nhân tố GDP của nước nhập khẩu, dân số của nước nhập khẩu, hay việc nước nhập khẩu thuộc hay không thuộc (là thành viên hay không là thành viên) Châu Á/Liên minh Châu Âu/ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có mối liên hệ với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam hay không?

- Và nếu có thì các nhân tố này tác động theo xu hướng nào?

Trang 5

B Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

I Cơ sở lý thuyết

Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài Nó không phải hành vi bán hàng riêng lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức cả trong lẫn ngoài hướng tới mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từ đó từng bước nâng cao mức sống của người dân Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, xuất khẩu ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc phản ánh sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày một lan tỏa hiện nay Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng luôn coi trọng, thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu

Thương mại quốc tế cũng như thương mại thông thường, nó chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu Ngoài ra, thương mại quốc tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trung gian liên quan đến khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, các hiệp định thương mại, rào cản thuế quan,… do là hoạt động thương mại xuyên quốc gia Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá tác động của những yếu tố xuất khẩu của một quốc gia như Ghemawat (2001), Carrere (2006), Rahman (2003), Ngô Thị Mỹ (2016), Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra nhứng yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu của một quốc gia bao gồm GDP, dân số, khoảng cách giữa hai quốc gia (khoảng cách kinh tế và khoảng cách địa lý),…

Từ đó, nhóm nghiên cứu đã chọn ra các biến độc lập: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước nhập khẩu, Quy mô dân số của nước nhập khẩu, ngoài ra việc các nước nhập khẩu thuộc hay không thuộc (là thành viên hay không là thành viên) Châu Á/Liên minh Châu Âu/ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, sẽ được nhóm nghiên cứu tác động của chúng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam tới các nước, mà cụ thể ở bài nghiên cứu này, tiêu chí kim ngạch xuất khẩu sẽ được dùng để đánh giá thành quả của hoạt động xuất khẩu Các nhân tố này được phân tích như sau:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước nhập khẩu: Theo bài nghiên cứu của

Ngô Thị Mỹ (2016) đã chỉ ra, khi GDP tăng, hay khi thu nhập tăng, nhu cầu cho mặc hàng thứ cấp sẽ giảm, một số hàng xa xỉ sẽ tăng do người dân có xu hướng dùng những sản phẩm

Trang 6

chất lượng hơn để nâng cao đời sống Việc xác định hàng hòa thứ cấp, hàng hóa thiết yếu hay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào vị thế của quốc gia đứng ở vai trò là bên xuất khẩu hay nhập khẩu Điều này có khả năng làm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng xa xỉ vào các quốc gia không sản xuất các mặt hàng này Theo các nghiên cứu của Winrose Chepng'eno (2017) và Ying Qian, Panos Varangis (1994) cũng đưa ra kết quả cho thấy quan hệ cùng chiều giữa hay biến số GDP của nước nhập khẩu và xuất khẩu Lúa gạo là mặt hàng thiết yếu, do vậy, khi GDP tăng lên, nước nhập khẩu sẽ tập trung sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm nhu cầu nhập khẩu Như vậy, GDP của nước nhập khẩu sẽ có tác động ngược chiều đến xuất khẩu gạo

Quy mô dân số của nước nhập khẩu: Dân số ở đây được xét dưới hai góc độ:

nguồn lao động và cầu về hàng hóa Cụ thể, dân số tăng lên dẫn đến lượng cầu tăng khiến cho nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng, tức kim ngạch xuất khẩu của nước đối tác tăng Tuy nhiên, dân số tăng lên làm mở rộng quy mô lao động trong nước, từ đó làm tăng khả năng sản xuất và kết quả tăng kết quả sản xuất Khi đó, sản xuất trong nước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm, hay kim ngạch xuất khẩu của nước đối tác giảm (Ngô Thị Mỹ, 2016) Mối quan hệ ngược chiều này cũng đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Nowak – Lehmann (2003) hay Carrere (2006)

Nước nhập khẩu có hay không thuộc Châu Á: Khoảng cách địa lý là một vấn đề

đáng quan tâm trong thương mại quốc tế Nghiên cứu của Ghemawat (2001) cho rằng, gia nhập thị trường nước ngoài thành công hay không (trong đó có hoạt động xuất khẩu) phụ thuộc vào khoảng cách giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu (khoảng cách này được nghiên cứu trên nhiều phương diện như địa lý, kinh tế, văn hóa) Trước đây đã có nghiên cứu tính toán khoảng cách địa lý dựa trên kinh độ và vĩ độ của các thành phố chính của các quốc gia và vùng lãnh thổ, từ đó cho thấy khoảng cách địa lý làm giảm thương mại giữa các quốc gia Khoảng cách địa lý càng lớn sẽ càng gây ra nhiều khó khăn trong vận chuyển hàng hóa giữa hai nước từ đó gây gia tăng chi phí Khi khoảng cách giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu quá xa nhau, không chỉ cần cân nhắc vấn đề chi phí, mà còn cần cân nhắc đến lộ trình và phương tiện vận chuyển phù hợp với mặt hàng Mối quan hệ ngược chiều này cũng được cho thấy ở nghiên cứu của Mohammad Mafizur Rahman (2010) và Norman

D Aitken (1973) Do đó, việc xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu trong các nước thuộc khu

Trang 7

vực (khoảng cách địa lý ngắn) với các đối tác xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, sẽ được kỳ vọng về mối quan hệ cùng chiều

Nước nhập khẩu có hay không thuộc EU: Vấn đề này đã được nghiên cứu bởi Dao

Dinh Nguyen (2010) trong một bài nghiên cứu về xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức

có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, mở ra những cơ hội và triển vọng lớn, đưa quan hệ Việt Nam

- EU lên tầm cao mới EVFTA được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới toàn diện, chất lượng cao và cũng là FTA đầu tiên của EU ký kết với một quốc gia

có mức thu nhập trung bình Sau khi kí kết Hiệp định này, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU từ đó cũng tăng mạnh Tuy nhiên, thị trường EU cũng đòi hỏi những mặt hàng có tiêu chuẩn cao, dó đó mà xuất khẩu nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện với kỳ vọng nước nhập khẩu thuộc EU sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam

Nước nhập là thành viên hay không là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018, và đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng

01 năm 2019 Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Như vậy, ảnh hưởng của việc nước nhập khẩu là thành viên của CPTPP sẽ được kỳ vọng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Vấn đề này cũng đã được nghiên cứu bởi Dao Dinh Nguyen (2010) trong một bài nghiên cứu về xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam

Trang 8

Khung lý thuyết cho nghiên cứu

II Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, với sự hỗ trợ của các công cụ như Excel, EViews để xử lý dữ liệu, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021

III Dữ liệu nghiên cứu

1 Mô hình hồi quy tổng thể

𝑙𝑛 (𝐸𝑋) = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛 (𝐺𝐷𝑃) + 𝛽2𝑙𝑛 (𝑃𝑂𝑃) + 𝛽3ASIA + 𝛽4CPTPP + 𝛽5EU + u

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2021

Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của

nước nhập khẩu: Ying Qian, Pan Os

Varangis (1994); Ngô Thị Mỹ, Trần

Nhuận Kiên (2016)

Quy mô dân số của nước nhập khẩu:

Nowak – Lehmann (2003); Carrere

(2006); Ngô Thị Mỹ, Trần Nhuận Kiên

(2016)

ASIA (dựa trên các nghiên cứu về

khoảng cách địa lý): Ghemawat (2001);

Mohammad Mafizur Rahman (2010);

Norman D Aitken (1973)

EU: Dao Dinh Nguyen (2010)

CPTPP: Dao Dinh Nguyen (2010)

Trang 9

2 Bảng kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

𝒍𝒏 (𝑬𝑿)

(đơn vị: USD)

Logarite tự nhiên của kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu

năm 2021 của Việt Nam sang các nước

𝒍𝒏 (𝑮𝑫𝑷)

(đơn vị: USD)

Logarite tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của nước nhập khẩu

+

𝒍𝒏 (𝑷𝑶𝑷)

(đơn vị: người)

Dân số năm 2021 của nước nhập khẩu

-

ASIA = 1: Nếu nước nhập khẩu thuộc Châu Á

ASIA = 0: Nếu nước nhập khẩu không thuộc Châu Á

- Nước nhập khẩu thuộc Châu Á sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Nước nhập khẩu không thuộc Châu Á sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Nước nhập khẩu kí hiệp định CPTPP sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Nước nhập khẩu chưa kí hiệp định CPTPP sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Nước nhập khẩu thuộc

EU sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

- Nước nhập khẩu không thuộc EU sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Trang 10

3 Mô tả mẫu nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện với số liệu chéo, trên mẫu gồm 71 quan sát vào thời điểm là năm 2021 Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam trong năm 2021 tới 71 quốc gia khác nhau trên thế giới Số liệu của các biến được lấy từ nguồn dữ liệu được tập hợp trong bảng sau:

EX (Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ

yếu của Việt Nam năm 2021)

Tổng cục thống kê

GDP (Tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của

nước nhập khẩu)

World Bank

POP (Dân số năm 2021 của nước nhập khẩu) World Bank

C Kết quả ước lượng và kiểm định

I Đồ thị scatter with regresstion

Có thể thấy các điểm không tập trung quanh một đường thẳng mà phân tán rộng, do đó có thể nhận xét môi quan hệ giữa hai biến GDP và EX là khá yếu

Trang 11

Có thể thấy các điểm không tập trung quanh một đường thẳng mà phân tán rộng, do đó có thể nhận xét môi quan hệ giữa hai biến POP và EX là khá yếu

Do chỉ có 20/71 quốc gia trong mẫu nghiên cứu thuộc khu vực ASIA, các điểm tập trung chủ yếu ở phía bên trái đồ thị Tuy nhiên, các giá trị này cũng biến động mạnh quanh giá trị EX trung bình

Do chỉ có 9/71 quốc gia trong mẫu nghiên cứu là thành viên của CPTPP nên các điểm tập trung chủ yếu ở phía bên trái đồ thị Tuy nhiên, các giá trị này cũng biến động mạnh quanh giá trị EX trung bình

Ngày đăng: 20/08/2024, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dao Dinh Nguyen (2010), Determinants of Vietnam's rice and coffee exports: using stochastic frontier gravity model Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dao Dinh Nguyen (2010)
Tác giả: Dao Dinh Nguyen
Năm: 2010
5. Ngô Thị Mỹ, Trần Nhuận Kiên (2016), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua cách tiếp cận của mô hình trọng lực Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Thị Mỹ, Trần Nhuận Kiên (2016)
Tác giả: Ngô Thị Mỹ, Trần Nhuận Kiên
Năm: 2016
7. Nowak - Lehmann (2003), Augmented Gravity Model: An Empirical Application to Mercosur-European Union Trade Flows Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nowak - Lehmann (2003)
Tác giả: Nowak - Lehmann
Năm: 2003
8. Rahman, M. M. (2003), A panel data analysis of Bangladesh’s trade: the gravity model approach Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rahman, M. M. (2003)
Tác giả: Rahman, M. M
Năm: 2003
9. Ying Qian and Panos Varangis (1994), Does Exchange Rate Volatility Hinder Export Growth Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ying Qian and Panos Varangis (1994)
Tác giả: Ying Qian and Panos Varangis
Năm: 1994
1. Carrere, Celine (2006), Revisiting the effects of regional trade agreements on trade flows with proper specification of the gravity model Khác
3. Ghemawat, P. (2001), Distance Still Matters The Hard Reality of Global Expansion Khác
4. Mohammad Mafizur Rahman (2010), The Dynamic of Financial Development, Imports, Foreign Direct Investment and Economic Growth: Cointegration and Causality Analysis in Pakistan Khác
6. Norman D. Aitken (1973), The Effect of the EEC and EFTA on European Trade: A Temporal Cross-Section Analysis Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w