1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam

53 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ

Dé tai:

TAC DONG CUA GIA HÓA DÂN SO DEN DIEU CHỈNH TANG

TUOI NGHI HUU O VIET NAM

Sinh viên thực hién : Hoang Hải Yến

Lớp : Kinh tế và quản lý đô thị

Mã sinh viên : 11166034Khóa : K58

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Hoàng Lan

Hà Nội - 2019

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập — Tự do - Hanh phúc

LOI CAM KET

Tôi xin hoàn toàn cam đoan bài chuyên dé tốt nghiệp nay hoàn toàn là côngtrình do bản thân hoàn thành, không hề có sự bắt chước, sao chép dưới bất kỳ hìnhthức nào Nếu xảy ra van đề tranh chấp bản quyên, tôi xin chịu trách nhiệm.

Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019Sinh viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thực hiện

chuyên dé thực tập tốt nghiệp, em đã luôn nhận được sự hướng dẫn, quan tâm giúp

đỡ của các thầy cô trong Khoa Môi trường, Biến đồi khí hậu và Đô thị Đặc biệt, emxin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới cô Bùi Thị Hoàng Lan, cảm ơn cô đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tậpnày, dù công việc bận rộn nhưng cô vẫn dành thời gian hướng dẫn, giải đáp thắcmắc và sửa những nỗi sai mà em mắc phải dé giúp em hoàn thiện tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tạo điều kiện

cho em được thực tập tại đơn vị, có được những kiến thức kỹ năng thực tế bồ ích.Cảm ơn các anh chị trong Trung tâm Dân số, Lao động và Việc làm đã tận tình chỉbảo, giúp đỡ, hỗ trợ dé em hoàn thành được chuyên đề thực tập.

Đến nay chuyên đề thực tập đã được hoàn thành Tuy nhiên do kiến thức kỹnăng của bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trongnghiên cứu, em rất mong nhận được sựu đóng góp ý kiến dé bài chuyên đề của em

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM KET

LOI CAM ON

MUC LUC

DANH MUC CAC TU VIET TAT

DANH MUC BANG

DANH MUC HINH

0/9670 1

CHUONG 1: KHÁI QUAT CHUNG VE PHAN TÍCH TÁC DONG CUA GIA

HOA DAN SO DEN DIEU CHỈNH TUOI NGHÍ HƯU .5 - 41.1 Một số khái ni6M ccscsssesessssescssssesesssssecssssssssessssssessssssesesssssesessseeseesseees 4

1.1.1 Khái niệm về cơ cau dân số tuổi và biến đổi nhân khâu học 41.1.2 Khái niệm già hóa dân số và dân số già - - 2 2+x+xzczzx+Eerrxei 5

1.1.3 Tuổi nghỉ hư 5c S2 SE‡E2E£EE2EEEE2EEEEEE7121121211211121111 111 Tre 5

1.1.4 Các khái niệm khác - - -E E2 2333331111111 11 1111115335555 chen reg 5

1.2 Đặc trưng của già hóa dân sỐ 5s s se s+ssEsessEsesersessrsessrsessre 6

1.3 Ý nghĩa và vai trò của già hóa dân SỐ 5< s©sscsessessssesessrssssss 61.4 Sự cần thiết điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh già hóa dân số 7

1.5 Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tuổi nghỉ hưu 10

1.5.1 Già hóa dân số tác động đến cung lao động 2- + ++5++5zsx¿ 101.5.2 Già hóa dân số tác động đến cầu lao động ¿2+ +cs+s+s+ccse¿ 11

1.5.3 Già hóa dân số tác động đến an sinh xã hội 2- 2 25z+sz>s¿ 13

1.6 Kinh nghiệm quôc té về tác động của già hóa dân sô đên điêu chỉnh tuôi

IphÏ hưU co (<< 6 5 55 9 5 9594 9 095 045.0904.004 008004 4.9008 86094.906 151.6.1 Nhật Bản - - 5c S2 E2 1E 1EE1221121121121121111111211211211 0111 re l61.6.2 Thái Lian -2- 55c 2S*2E2E1EEEEEEE2112112112717111111121121111111121 211211 xe 18

1.6.3 Trung QuỐc ¿5 + 2222222 2E23E21221211211212121211211111111111 1121 re 20

1.6.4 Bài học kinh nghiỆm - - - c1 1133331111111 1111881111 rre 21

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CUU TÁC DONG CUA GIA HÓA DÂN SO DEN

DIEU CHỈNH TANG TUOI NGHĨ HƯU O VIỆT NAM -.5- 232.1 Tổng quan về tình trang già hóa dân số ở Việt Nam giai đoạn 2011-2018 23

Trang 5

2.2 Tổng quan về tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam giai đoạn 2011-2018 26

2.3 Tác động của già hóa dân số đến tăng tuổi nghỉ hưu của lực lượng laođộng tại Viet Nam << G5 < Ọ 0 0040 0000000896 272.3.1 Tác động của già hóa dân số đến lực lượng lao động 27

2.3.2 Tác động của già hóa dân số đến quy mô việc làm -. - -: 31

2.3.3 Tác động của già hóa dân số đến quỹ bảo hiểm xã hội 32

2.4 Nhận xét tác động của già hóa dân sé đến tăng tuổi nghỉ hưu 33

CHUONG 3: GIẢI PHAP CHO VAN DE VE GIA HÓA DÂN SO TRONGVIỆC TANG TUOI NGHỈ HƯU Ở VIET NAM 5- 5 s<scsessesesse 353.1 Định hướng về già hóa dân số và tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam 35

3.2 Dự báo về già hóa dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2050 35

3.3 Giải PAP - o- < sọ HT i00 0000890 393.3.1 Xây dựng lộ trình tăng tuôi nghỉ hưu linh hoạt, hợp lý - 39

3.3.2 Xây dựng và phát triển các nguyên tắc già hóa tích cực - 40

3.3.3 Chính sách dân số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 41

3.3.4 Chính sách lao động- việc lầm 5 1k1 v.v ke 429580000000177 44

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 5- 5 5° s52 sess=sessesesse 45

Trang 6

BHXHBHYT

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Thời gian điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của Nhật Bản 18Bang 1.2 Tuổi nghỉ hưu tại Nhật Ban qua các năm - - 2-5 2+5 5s+sz>sz5+2 18Bang 2.1 Một số chỉ tiêu về dân số Việt Nam giai đoạn 201 1-2018 - 23Bang 2.2 Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi giai đoạn 2011-2018 25Bang 2.3 Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam thời kỳ 201 1-2018 26Bảng 2.4 Tuổi thọ trung bình và tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam giai đoạn 2011-2018 26Bảng 2.5 Lực lượng lao động của Việt Nam phân theo nhóm tuổi trong giai đoạn

"0801 28

Bang 2.6 Quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tudi trở lên theo nhóm tuổi giai đoạn

Bảng 2.7 Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên

mOn kY thudt NAM 2018 27777 30

Bang 2.8 Số lượng và co cau lao động từ 15 tuổi trở lên dang làm việc theo nhómtuôi giai đoạn 201 1-201 -¿- S2 E+E*EEEE2E2EEE3E121511112111121111511111.1111 11 1x6 32Bang 3.1 Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa ¿-5-: 37Bang 3.2 Dự báo tông số người về hưu tại Việt Nam đến năm 2050 37Bảng 3.3 Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi - ¿2s =s=s=s=+¿ 37Bảng 3.4 Dự báo tuổi thọ trung bình tại Việt Nam - ccS+++*s+svrssek 38

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô phỏng vòng đời kinh tế khi tăng tuổi nghỉ hưu 2- 5-55: 9Hình 2.1 Tháp dân số Việt Nam năm 2011 và 2018 - ¿2 + +cz+s+£+£zzsz2 24Hình 2.2 Tuổi trung bình của lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 29Hình 2.3 Tudi trung vi của lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 30

Hình 2.4 Xu hướng việc làm giai đoạn 2011-2018 - «6< + ssvsseeessk 31

Hình 3.1 Xu hướng dân số Việt Nam giai đoạn 1970-2040 -: :5+¿ 36Hình 3.2 Tháp dân số Việt Nam 2020 và 2050 ¿-:- ¿5+ ++x+c++xczszxrrxssee 38Hình 3.3 Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam -¿- ¿5+ 5s+c++zc2x+cse2 40

Trang 9

MO DAU1 Tinh cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình chuyên đổi nhân khẩu học mạnh mẽ, đáng chúý là chúng ta đã bước vào giai đoạn của cơ cau dân số già với tỷ lệ người cao tuôi(từ 60 tuổi trở lên) đang tăng nhanh, từ 6,9% năm 1979 đã tăng lên 9,0% năm 2009

và chạm ngưỡng 10% vào năm 2011 đưa Việt Nam chính thức bước vảo giai đoạn

già hóa dân số Dự báo thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” củaViệt Nam rất ngắn, chỉ khoảng 24 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia khácnhư Pháp là 115 năm, Hoa Kỳ 69 năm, Thụy Điển 85 năm, Nhật Bản va TrungQuốc là 26 năm.

Van dé già hóa dân số là một thành tựu đáng ké của một đất nước Khi tuổi thọcủa dân số ngày càng cao chứng tỏ điều kiện sống của con người ngày càng đượccải thiện: cuộc sống an toàn, thu nhập ổn định, dinh dưỡng day đủ và hệ thống y tế

phát triển hơn Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã ngày càng được cải

thiện: tuổi thọ trung bình đã tăng từ 40 tuổi vào năm 1960 lên 72,9 tuổi vào năm2010 và lên 73,5 tuổi năm 2018 Đi đôi với những lợi ích đó, vấn đề già hóa dân sốnhanh sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống con người: Số trẻ em ít đi,

số người già sống cô đơn không nơi nương tựa sẽ gia tăng; Hệ thống y tế chăm sóc

sức khỏe quá tải do lực lượng lao động giảm mà nhu cầu chăm sóc người già lạităng nhanh; Quỹ lương hưu, hệ thống an sinh xã hội trợ cấp cho người già, ngườinghèo, người cô đơn không đáp úng kịp thời sự gia tăng yêu cầu của họ Già hóa

dân số cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế, việc làm, tiết kiệm, đầu tư của cả hệ

thống kinh tế.

Tăng tuổi nghỉ hưu có thé làm thay đổi thị trường lao động Một trong những

lo ngại là sự gia tăng lực lượng lao động do thời gian làm việc của từng cá nhân

được tăng lên, kéo theo những rủi ro về thất nghiệp và thiếu việc làm trong điềukiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường lao động còn chưa phát triển Ở

một khía cạnh khác, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo ra cơ hội và khuyến khích nhóm lao

động có tuổi và kinh nghiệm làm việc lâu năm được tiếp tục thời gian công hiếnnhưng ngược lại cũng hạn chế cơ hội có việc làm của những người mới bước vào độ

tuổi lao động

Trong bối cảnh già hóa dân số, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là một trongnhững biện pháp hữu hiệu dé nâng cao hiệu quả kinh tế của quốc gia, thúc đây côngbang xã hội nhất là bình đăng giới và quyền được làm việc của người cao tuổi Tuyvậy, trong giai đoạn quá độ chuyền từ cơ cấu dân số vàng sang dân số già và chuyênđổi mô hình tăng trưởng từ dựa trên công nghệ thâm dụng lao động sang nền kinh tế

tri thức, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu cần được thực hiện theo lộ trình trong

nhiều năm dé giảm thiêu các tác động tiêu cực đến thi trường lao động.

Trang 10

Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnhtăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam” dé nghiên cứu Việc nghiên cứu, đánh giá tác động

của già hóa dân số ở Việt Nam đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là một vấn đề cấp

thiết cả về lý luận và thực tiễn.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về tình trạng già hóa dân số và tuổi nghỉ hưu tại Việt

Nam giai đọan 2011-2018

Đánh giá tác động của già hóa dân số đến việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong

giai đoạn 2011-2018.

Lam rõ sự cân thiét của việc điêu chỉnh tuôi nghỉ hưu trong bôi cảnh già hóadân sô ở Việt Nam.

3 Đối tượng nghiên cứu

Xu hướng và đặc điểm của già hóa dân số ở Việt Nam trong giai đoạn

- Phạm vi không gian: trong phạm vi đất nước Việt Nam

Đề tài tập trung nghiên cứu xu hướng già hóa dân số giai đoạn 2011-2018 vàtác động của nó đến việc tăng tuổi nghỉ hưu của lực lượng lao động ở Việt Nam.

Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu rất sâu và rộng

thông qua nhiều lĩnh vực Trong nghiên cứu này, em chỉ tập trung vào phân tích số

liệu của 3 yếu tố chính: lực lượng lao động, quy mô việc làm và quỹ bảo hiểm xãhội Thông qua 3 yếu tố thé hiện tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăngtuổi nghỉ hưu.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập, tổng hợp và nghiên cứu tài liệuvà phân tích số liệu thứ cấp đánh giá sự thay đổi đặc điểm dân số Việt nam trongthời gian qua Nghiên cứu sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích,tổng hợp, diễn giải, quy nạp, đi từ khái quát chung đến vấn đề cụ thể, gắn lý luận

với thực tiễn.

Phan phân tích định tính bao gồm: (i) Hệ thống hóa những van đề lý thuyết vềgià hóa dân số ;(¡) Tổng quan tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam (iii) Xu hướng

Trang 11

già hóa dân sô và tác động của nó đên việc tăng tuôi nghỉ hưu của lực lượng laođộng.

6 Kêt cầu nội dung nghiên cứu

Dé tài nghiên cứu bô cục gôm 3 chương:

- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE PHAN TÍCH TÁC DONG CUA

GIA HÓA DAN SO DEN DIEU CHINH TUOI NGHĨ HƯU

- CHUONG 2: NGHIEN CUU TAC DONG CUA GIA HOA DAN SO DEN

DIEU CHINH TANG TUOI NGHI HƯU Ở VIỆT NAM

- CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP CHO VAN DE VE GIA HÓA DAN SO TRONGVIỆC TANG TUOI NGHI HƯU Ở VIỆT NAM

Trang 12

CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT CHUNG VE PHAN TÍCH TÁC ĐỘNG CUA GIA

HOA DAN SO DEN DIEU CHỈNH TUOI NGHỈ HƯU

1.1 Một sô khái niệm

1.1.1 Khái niệm về cơ câu dân sé tuôi và biên đôi nhân khẩu hoc

- Cơ cấu dân số tuổi (hay gọi là cơ cầu dân số theo nhóm tuổi) là tỷ trọng dânsố ở từng độ tuôi so với tổng số dân (UNPFA, 2010).

Công thức tính như sau: : Ti = (Pij/Pj)x100

¡ : độ tuéi/ nhóm tudi/khoang tuổi; j: thời điểm/năm;

Pj : Tổng dân số ở thời điểm j;

Pij : Tông số dân thuộc nhóm tuổi i ở thời điểm j;

Tij : Ty lệ dân số thuộc nhóm tuổi i trong tổng dân số ở thời điểm j.

Trong khoa học về dân số, cơ cấu dân số tuổi thường được chia thành 3 nhómchính: (i) dân số trẻ (bao gồm trẻ em và vị thành niên); (ii) dân số trưởng thành; (iii)Dân số cao tuổi Độ tuổi của mỗi nhóm dân số này có sự khác nhau giữa các quốc

+ Dân số cao tuổi: Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn quy định về mức tuôiđược coi là người cao tuổi thống nhất cho các quốc gia, ở hầu hết các nước pháttriển, dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi những đối với các nước

đang phát triển thì mốc này không phù hợp, thường là từ 55-60 tuổi Liên Hợp Quốc

đã chấp nhận mốc dé xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó chia làm banhóm: sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) Tại

Việt Nam, Luật Người cao tuổi quy định người từ 60 tuổi trở lên được coi là người

cao tuổi Trên thực tế, nhiều người trên 60 tuổi vẫn tiếp tục làm việc, vì vậy cụm từ“người cao tuổi” còn bao hàm sự kính trọng Trong nghiên cứu này, những người từ60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi (NCT).

- Biên đổi cơ câu dân số tudi hay biên đôi nhân khẩu học: là sự thay đôi về tỷ

trong dân số ở từng độ tuổi/nhóm tuổi trong tổng dân số Biến đổi nhân khẩu học

Trang 13

tùy theo từng thời kỳ phát triển dân số, có thé theo 1 hoặc 2 trong 3 xu thé sau: tỷ lệdân số trẻ tăng lên (trẻ hóa), tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng lên (dân số vàng),tỷ lệ người cao tuổi tăng lên (già hoa/gia).

- Biến đổi cơ cấu dân số tuổi theo hướng già hóa: là quá trình cơ cau tuôi dânsố thay đổi theo xu hướng tỷ lệ người già/người cao tuổi trong tổng dân số ngày

càng tăng lên.

1.1.2 Khái niệm già hóa dân số và dân số già

Già hóa dân s6(GHDS) hay con gọi là giai đoạn “dân số đang già”: khi tỷ lệ

người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7%-9,9% tổng dân số hoặc tỷ lệ người từ 60 tuditrở lên chiếm từ 10%- 19,9% tổng dân số (UNFPA, 2010).

Dân số già hay còn gọi là giai đoạn “dân số đã già” khi dân số từ 65 tudi trởlên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên hoặc tỷ lệ người từ 60 tudi trở lên chiếm từ20% tổng dân số trở lên (UNFPA, 2010).

1.1.3 Tuổi nghỉ hưu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tuổi nghỉ hưu được quy

định là nam 60 tuổi va nữ 55 tuổi, có thực hiện giảm tuổi hoặc tăng tuổi nghỉ hưu

đối với một số nhóm đối tượng Theo thời gian làm việc và thời gian đóng bảo hiểm

xã hội, khi đạt đến độ tuổi này thì những người về hưu sẽ được hưởng lương hưu

-khoảng tiền trợ cấp hàng tháng cho đến khi chết Mức lương hưu thưởng là 60-80%mức lương được nhận hoặc lương cơ bản tùy theo ngành nghề.

1.1.4 Các khát niệm khác

- Mức sinh: phản ánh mức độ sinh sản của dân số, liên quan đến số trẻ sinhsống mà một người phụ nữ thực có trong suốt cuộc đời sinh sản của mình Mức sinhchịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh học, kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế và môi

Mức sinh có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh thô (Crude

Birth Rate - CBR); Tỷ suất sinh chung (GER); tỷ suất sinh đặc trưng theo tuôi (Age

Specifiec Fertility Rate — ASER); tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate — TFR) vàtỷ suất tái sinh sản nguyên (Gross Reproduction Rate — GRR) Tốc độ va mức độcủa mức sinh này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng dân số (tăngtrưởng dương hoặc tăng trưởng âm) và cơ cấu tuổi trong tương lai.

Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate - TFR) là một chỉ số tổng hợp phản ánhsố con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ)trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó tuân theo các tỷsuất sinh đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (nói cách khác lànếu người phụ nữ kinh qua các tỷ suất sinh đặc trưng của những phụ nữ 15 tuổi, 16tudi, 17 tuổi, , cho đến 49 tuổi).

Trang 14

- Tỷ số phụ thuộc của dân số: biểu hiện quan hệ so sánh giữa dân số ngoài độtudi lao động (trẻ em và người cao tuổi) với tổng số người trong độ tuổi lao động.

Tỷ số phụ thuộc trẻ em được tính bằng tỷ số giữa nhóm dân số trẻ em trên 100

người trong tudi lao động Tỷ số phụ thuộc già được tính là số người cao tudi trên100 người trong tuôi lao động.

- Cơ cau dân số vàng (dư lợi dân số): là thuật ngữ dùng dé phản ánh dân số

của một đất nước có tỷ lệ người lao động (15-59 tuổi) đạt tối đa và tỷ lệ người phụ

thuộc đạt ở mức thấp nhất (người từ 0-14 và trên 60 tuổi); tỷ số phụ thuộc chung

nhỏ hơn 50% Đây là thời kỳ mà lực lượng lao động gia tăng, đem đến nhiều cơ hộicho việc thúc đây tăng trưởng kinh tế đất nước.

1.2 Đặc trưng của già hóa dân sô

GHDS là quá trình mà tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi trong cơ cấu dân

số, còn tỷ lệ NCT và người trưởng thành lại tăng lên, khiến cho tuổi trung vị củadân số tăng.

Dân số già là kết quả của việc quá độ nhân khẩu học khi tỷ suất sinh thô và tỷsuất tử thô giảm, tổng tỷ suất sinh giảm dần xuống dưới mức sinh thay thế, số NCTvà lao động cao tuôi tăng cùng với số trẻ em dưới 15 tuổi giảm Dé xem xét đánhgiá thực trạng GHDS, các nhà nhân khẩu học thường dựa vào các yếu tố như tỷ lệdân số trên 60 tuổi, trên 65 tuổi, tuổi thọ bình quân, tuổi trung bình, tudi trung vị,

1.3 Ý nghĩa và vai trò của già hóa dân số

Khi nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia ngày một phát triển, đời sống vật

chất và tinh thần của người dân được nâng cao, con người sống lâu hơn và khỏe

mạnh hơn bao giờ hết thì GHDS là một xu hướng tất yếu Đó là một trong những

thành tựu của nhân loại hay nói cách khác nó phản ánh những thành công trong quá

trình phát triển của con người.

GHDS có tầm quan trọng to lớn bởi nó ảnh hưởng sâu rộng tới tat cả mặt củađời sống kinh tế xã hội Cơ cau dân số thế giới thay đôi theo hướng già hóa có ảnhhưởng sâu sắc tới nhiều khía cạnh của cuộc sống như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, đời sống tinh thần của từng cá nhân, cộng đồng Dân số già hóa nhanh cũng tạonhững áp lực không nhỏ cho hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, dịch vụ chămsóc sức khỏe, cũng như hệ thống hưu trí cho NCT; những tác động này này sẽ làmcho nền kinh tế, xã hội, văn hóa thay đổi và có nhiều biến động khó lường.

Tốc độ GHDS ở các nước đang phát triển ngày càng nhanh hơn tại các nướcphát triển, dẫn đến xảy ra nguy cơ “Già trước khi giàu” chứ không phải “Giàu trướckhi già” Tuổi trung vị của dân số thế giới dự báo sẽ tăng từ 30 (năm 2017) lên 38tuổi (năm 2050) Thêm vào đó, nhóm dân số già nhất (hơn 80 tuổi) tăng với tốc độnhanh hơn nhiều so với nhóm 60+ Đến năm 2050, dự báo dân số 60+ tăng gấp 3lần thì dân số 80+ tăng xấp xi 5 lần.

Trang 15

Theo “Báo cáo tổng quan về Chính sách chăm sóc người già thích ứng vớithay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam” của PGS.TS Phạm Thăng và TS.Đỗ Thị Khánh

Hỷ, ba thách thức quan trọng của vấn đề GHDS, đặc biệt đối với các nước đang

phát triển: Thứ nhất, “trong số người cao tuổi thì phụ nữ nhiều hon nam giới Tuôicàng tăng, sự khác biệt này càng lớn Hiện trạng của phụ nữ già ở khắp nơi trên thếgiới đòi hỏi sự ưu tiên trong các hành động chính sách.Sự lão hoá tác động lên phụ

nữ và nam giới một cách không giống nhau Ý thức được điều này là yếu tố cần

thiết dé dam bảo sự bình đăng nam nữ một cách day đủ và phát triển các biện pháphiệu quả nhằm giải quyết vấn đề Do vậy, điều quan trọng là đưa sự khác nhau về

giới vào tất cả các chính sách, chương trình và luật pháp”; Thứ hai, “có sự khác biệtlớn về phân bố dân số giữa các nước phát triển và đang phát triển Trong khi phầnlớn người cao tuổi ở các nước phát triển sống ở thành thị, thì phần lớn người caotuổi ở các nước đang phát triển sống tại khu vực nông thôn Theo dự báo, đến năm2025, 82% dân số ở các nước phát triển sẽ sống ở thành thị, trong khi đó ở các nướcđang phát triển tỷ lệ này chưa đến 50%”; Thứ ba, “có sự khác nhau đáng ké giữa

các nước phát trién và đang phát triển về kiêu hộ gia đình mà trong đó người caotuổi sinh sống Ở các nước đang phát triển phan lớn người cao tuôi sống trong gia

đình có nhiều thế hệ Sự khác biệt này ngụ ý rằng các hoạt động chính sách đối vớingười cao tuổi sẽ không giống nhau giữa các nước đã và dang phát triển”.

Theo Viện Già hoá Quốc gia Hoa Kỳ, GHDS có tính quan trọng tất yếu bởi 9

xu hướng bức thiết, bao gồm: (i) dân số cao tuổi; (ii) tăng tuổi thọ; (iii) tăng số

lượng người cao tuổi; (iv) tăng gánh nặng về các bệnh mãn tính; (v) suy giảm dânsố; (vi) thay đôi cấu trúc gia đình; (vii) thay đôi các mô hình làm việc và nghỉ hưu;(viii) tham gia vào hệ thống BHXH; (ix) các thách thức kinh tế Các phân tích này

cho thấy, GHDS đồng thời tượng trưng cho những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã

hội, y tế của một quốc gia và cũng đồng thời đặt ra những thách thức lớn như: gâysức ép lên hệ thống ASXH, các dịch vụ công tác xã hội, tác động đến tăng trưởngkinh tế, việc làm, các loại bệnh tật,

Tóm lại, già hoá dân số là một vấn đề toàn cầu được sự quan tâm của nhiềuquốc gia trên thế giới GHDS là xu hướng mang tính lâu dài và không thể đảongược, nó thực chất không phải là một gánh nặng nhưng nếu không có những bướcchuẩn bị kịp thời và thực hiện các chính sách thích ứng lâu dài thì nó sẽ làm trầmtrọng hơn gánh nặng kinh tế và xã hội.

1.4 Sự cần thiết điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh già hóa dân sốs* Quy định tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam

Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, tuổi nghỉ hưu được quy định là nam 60 tuổivà nữ 55 tuôi, có thực hiện giảm tuổi hoặc tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm

đối tượng Ké từ khi tuổi nghỉ hưu chính thức được quy định ở Bộ luật Lao động

Trang 16

1995 cho đến nay, quy định tuổi nghỉ hưu chưa thay đổi mặc dù đã nhiều lần đề

nghị điều chỉnh.

s* Sự cán thiết của việc điêu chỉnh tuôi nghỉ hưu

Trong bôi cảnh dân sô già hóa và các điêu kiện kinh tê- xã hội thay đôi mạnhmẽ, việc xem xét điêu chỉnh tuôi nghỉ hưu là rât cân thiệt vì những lý do sau đây:

- Thứ nhất, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam tăng nhanh

va ty lệ NCT tham gia hoạt động kinh tế cũng lớn Đến năm 2018, tudi thọ trung

bình của người Việt Nam là 73,5 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới (69

tuổi); Tổng cục Thống kê dự báo, đến năm 2049, tuổi thọ trung bình của người Việt

Nam sẽ tăng đến 80,4 tuổi.

Mặt khác, theo số liệu điều tra mức song hộ gia đình 2014 của Tổng cụcThống kê, trên 2/3 số người từ 60 đến 70 tuổi ở Việt Nam vẫn tham gia hoạt độngkinh tế.

- Thứ hai, tăng tuổi nghỉ hưu là biện pháp dé ứng phó với tình trạng thiếu hutlao động trong tương lai do dân số già ở Việt Nam Bài học từ kinh nghiệm quốc tếcho thấy do dân số già mà Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 12 triệu người trong giaiđoạn 2012-2030; ở Singapore, do thiếu hụt lao động trong nước, nước này đangphải tìm kiếm lao động nước ngoài, hiện nay, cứ 5 người lao động tại Singapore sẽcó hơn 1 là người nước ngoài Tat cả những ngành nghề trọng điểm trong kinh tếSingapore đều phụ thuộc rất nhiều vào những lao động người nước ngoài Thậm chínhư trong lĩnh vực xây dựng và chế biến thực phẩm, lao động nước ngoài có thé đạtmức tối đa là gần 90% Còn với ngành thuê ít lao động nước ngoài như ngành sảnxuất công nghiệp, các doanh nghiệp cũng được phép thuê tới 60% Riêng với ngànhdịch vụ, con số này thấp hơn là 40%.

- Thứ ba, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế thông qua

tăng thu nhập bình quân đầu người và kéo dài thời gian có lợi tức nhân khẩu (Lợi

tức nhân khẩu học có được khi tốc độ tăng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng tiêu dùng).

Trang 17

=———— Chi tiêu Thu nhập

Thu nhập khi kéo dài tuổi nghỉ hưu = - = Chi tiêu khi kéo dài tuổi nghỉ hưu

Hình 1.1 Mô phỏng vòng đời kinh tế khi tăng tuỗi nghỉ hưu

(Nguôn: ILSSA- Viện Khoa học Lao động và Xã hội)

Khi chưa tăng tuổi nghỉ hưu (duy trì tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 và

nữ là 55 tuổi) thì thặng dư vòng đời của người Việt Nam bắt đầu khi 23 tuổi và kếtthúc ở tuổi 53 Nếu tăng tuổi nghỉ hưu thêm 5 năm thi thing dư vòng đời sẽ tăng lên

60 tuổi Tăng tuổi nghỉ hưu của lao động có thé làm giảm thu nhập bình quân ở độtudi trẻ, do người lao động có thé trì hoãn việc bước vào LLLD, tăng thời gian họctập, rèn luyện các kỹ năng dé nâng cao trình độ, tuy nhiên thu nhập sẽ được tăngtrong những năm tiếp theo.

- Thứ tư, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng tổng cung lao động và góp phan baodam quyên làm việc của người lao động Năm 2018, LLLD trên 50 tuôi ở Việt Namđạt 14,96 triệu người, chiếm 27% tổng LLLĐ Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo điềukiện cho LLLD cao tuổi có tay nghề, có kinh nghiệm được tiếp tục làm việc trong

bối cảnh GHDS.

- Thứ năm, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dé tiến tới xóa bỏ chênh lệch tuổi nghỉhưu giữa nam và nữ, giảm thiểu sự bất bình dang giới trên thị trường lao động, baođảm nguyên tắc không phân biệt đối xử đã được xác định tại Công ước của LiênHợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ(CEDAW), đảm bảo sự bình đăng giữa nam và nữ về cơ hội đào tạo, làm việc vàthăng tiễn trong công việc.

- Thứ sáu, tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp đảm bảo cân đối quỹ hưu trí và tửtuất trong dài hạn Một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo cân đối thu —

chi và phát triển bền vững quỹ hưu trí trong bối cảnh già hóa và dân số có tuổi thọ

trung bình tăng là kéo dài thời gian tham gia đóng BHXH của người lao động và rút

Trang 18

ngắn thời gian thụ hưởng quyên lợi bảo hiểm hưu trí thông qua việc tăng tuôi nghỉ

1.5 Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tuổi nghỉ hưu

Già hóa là một trạng thái của quá trình biến đổi nhân khâu học GHDS tácđộng đến việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở các quốc gia thông quá các kênh:

1.5.1 Già hóa dân số tác động đến cung lao động

Thay đổi cơ cau dân số tuôi theo hướng tăng tỷ lệ NCT và ở cấp độ cao hơnGHDS làm tăng số lượng và tỷ lệ NCT trong tổng dân số sẽ dẫn đến thay đổi về dânsố trong độ tuôi lao động, nó tác động trực tiếp đến LLLĐ của mỗi quốc gia Điềunày dẫn đến số lượng, chất lượng và cơ cau việc làm theo nhóm tuổi và theo khuvực làm việc cũng thay đổi.

Trong ngắn hạn: khi mà quá trình biến đổi cơ cấu tuổi theo hướng tốc độ tăngngười già tăng nhanh hơn so với tốc độ giảm tỷ lệ sinh, dân số trong độ tuổi laođộng tiếp tục tăng và tỷ lệ người già tham gia lao động cũng tăng Do đó, LLLĐ vẫntiếp tục tăng và xảy ra tình trạng dư thừa lao động Thời gian này sẽ kéo dài trongkhoảng 15-30 năm từ khi dân số bắt đầu bước vào ngưỡng già hóa (Coale và

Trong giai đoạn này, GHDS đồng nghĩa với việc tăng nhanh tỷ lệ và số lượng

NCT trong tong dân số, điều này sẽ tác động đến việc làm ở các khía cạnh sau:

- Thay đổi cơ cấu việc làm theo hướng tăng tỷ trọng việc làm của lao động

cao tuổi trong tổng việc làm của nền kinh tế, tăng tỷ trọng việc làm phi chính thứchay trong khu vực phi chính thức do đón nhận thêm LLLĐ cao tuôi;

- Ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, đặc biệt là ở trong khu vực phi chínhthức với NCT chủ yếu làm việc theo hình thức bán thời gian;

- Giảm thu nhập, thu nhập thấp của lao động trung niên và NCT do làm việcchủ yếu trong khu vực phi chính thức với việc làm bán thời gian;

- Giảm năng suất lao động do LLLD bi già hóa;

- Thất nghiệp tiếp tục gia tăng do dư thừa lao động, cung nhiều hơn cầu.

Trong dài hạn: khi mà tốc độ tăng người già chậm hơn so với tốc độ giảm tỷlệ sinh, dân số trong độ tuổi lao động giảm, số lượng NCT tham gia lao động giảm(do dân số siêu già không đủ khả năm làm việc hoặc do xã hội phát triển ngày càngnhiều NCT được hưởng hưu trí không phải lo mưu sinh) Do đó, LLLD sẽ giảmnhanh và sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai Khi đó, việc làmbị ảnh hưởng ở cả 2 khía cạnh cơ cấu và chất lượng việc làm theo hướng:

- Quy mô việc làm của nên kinh tế giảm;

- Tỷ lệ thất nghiệp giảm do cung lao động giảm;

Trang 19

- Năng suất lao động xã hội giảm do quy mô lao động giảm.

Tuy nhiên, già hóa dẫn đến tình trạng lao động trở thành nguồn lực khan hiếm,tạo sức ép làm nảy sinh các phát minh khoa học và đây mạnh tiến bộ công nghệ.Tiền lương của lao động sẽ tăng và vốn sẽ tăng dé mua máy móc công nghệ hiện đại

thay thế cho lao động Nền kinh tế sẽ sử dụng nhiều vốn tương ứng với tăng năng

suất lao động Trên thực tế, trong quá trình GHDS ở các nước đang phát triển,những người về hưu tiếp tục tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ rất cao, nếu như

có thê tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm và thậm chí là tài chính của nhóm này

thì sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước Ở một số nước thực hiện chínhsách thời gian làm việc linh hoạt, lao động đến tuổi nghỉ hưu làm việc bán thời giannhưng mức lương được trả tương xứng với năng lực làm việc hơn là thời gian laođộng Việc các doanh nghiệp giữ lao động về hưu ở lại làm việc sẽ làm cho thịtrường lao động ít linh hoạt hơn, thay vào đó doanh nghiệp có thé giảm chi phítuyên dụng va dao tạo nhân viên mới Cho phép lao động về hưu tiếp tục làm việcsẽ giảm gánh nặng việc làm trống và tránh việc gây lãng phí một nguồn nhân lực cókinh nghiệm và trình độ; ồn định nguồn nhân lực công ty vì người trẻ thường thích

thay đôi công việc hơn lao động lớn tuổi; góp phan tăng năng suất lao động.1.5.2 Già hóa dân số tác động đến cau lao động

s* Tác động gián tiếp qua kênh tăng trưởng:

Biến đổi cơ cấu dân số theo hướng già hóa tác động tới tiết kiệm và đầu tư:

Tăng trưởng dân số chậm có tác động tích cực đối với tỷ lệ vốn/ lao động; và có thé

có tác động dương đối với tỷ lệ tiết kiệm Biến đổi cơ cấu dân số theo hướng già

hóa, giảm mức sinh có thé có bốn tác động: (i) Giảm mức sinh sản sẽ dẫn đến làm

giảm số lượng người tiêu dùng phụ thuộc trẻ theo người trưởng thành trong tông số

dân cư; (ii) Tác động tới mức tiết kiệm của hộ gia đình Tỷ lệ người tiêu dùng trẻ sovới người trong độ tuôi lao động sẽ giảm, tỷ lệ tiết kiệm ở các hộ gia đình sẽ chiếmmột phần lớn hơn trong khoản thu nhập của họ; (11) Tác động tới cơ cau đầu tư củaquốc gia Việc giảm tỷ lệ trẻ em so với người trưởng thành sẽ cho phép nhà nướchướng dẫn đầu tư ra khỏi khu vực giáo dục, y tế và đầu tư trực tiếp vào nhà máy vàthiết bị sản xuất; (iv) Tác động tới mức tham gia vào LLLĐ của phụ nữ Với mứcsinh sản thấp hơn, phụ nữ có thể cung cấp nhiều lao động hơn cho thị trường Vì

thế Coale và Hoover cho răng, ít nhất trong vòng 30 năm, mức sinh sản thấp sẽ

không làm giảm đi quy mô của LLLD.

Biến đổi cơ cấu tuổi dân số tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua ba kênhchính, đó là LLLĐ, tiết kiệm và vốn con người Có thé nói, yếu t6 đóng vai tròquyết định trong 4 yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là nhóm yếu tố nguồn nhânlực (liên quan đến con người) Những yếu tố nguồn nhân lực này là khả năng cunglao động với quy mô và chất lượng lao động, cơ cấu cầu lao động hay là cách thứcphân công lao động trong hoạt động kinh tế.

Trang 20

Trong giai đoạn đầu của quá trình GHDS, quy mô LLLĐ và lao động cao tuôi

vẫn tiếp tục tăng (mặc dù tốc độ tăng dang chậm dan) sẽ vẫn thúc day tăng trưởng

kinh tế và do đó tạo thêm nhiều việc làm mới Tuy nhiên, quá trình già hóa đến một

ngưỡng nhất định sẽ làm suy giảm LLLĐ và LLLD bị già hóa cùng với tình trạnggiảm đầu tư xã hội, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng kinh tếđất nước Tăng trưởng kinh tế thấp hay tăng trưởng âm đồng nghĩa với năng suất

lao động thấp, nền kinh tế sẽ không tạo ra nhiều việc làm và có thể sẽ làm giảm cầu

lao động trong phần lớn các khu vực kinh tế.

s* Tác động trực tiếp đến cau lao động trong các ngành nghề

GHDS sẽ kéo theo thay đổi lớn ở tam vĩ mô trong lĩnh vực lao động việc làm.

Thay đổi cơ cấu dân số tuôi trong quá trình già hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến khảnăng cung ứng việc làm Hanh vi của mỗi nhóm tuổi là khác nhau: nhóm trẻ em đòihỏi đầu tư cho y tế và giáo dục theo chiều sâu, nhóm dân số mới bước vào LLLĐlàm tăng tích lũy và cung ứng nguồn lao động và nhóm NCT đòi hỏi hệ thống chămsóc sức khỏe và lương hưu Nhìn chung, nhu cầu của con người là khác nhau, nhu

cầu phụ thuộc vào độ tuổi Trong quá trình GHDS, số lượng người già tăng nhanh

đồng nghĩa với nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao, nhu cầu về giáo dục đào tạocũng thay đôi; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa giảm, v.v Dé đáp ứng nhu cầu này thìsẽ có những ngành hoặc phát triển hoặc suy giảm, nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến cầu vềviệc làm ở các lĩnh vực khác nhau, cụ thé:

- Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: NCT gắn liền với nhu cầu về y tế cũng

như việc chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng, dẫn đến tăng cầu việc làm

trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ chăm sóc NCT.

- Lĩnh vực du lịch và giải trí: Khi xã hội phát triển, NCT sống lâu, khỏe mạnh

với nguôn tài chính vững vàng, sẽ gia tăng nhu cầu vui chơi giải trí và du lịch Dođó, cầu lao động trong các ngành này cũng gia tăng.

- Lĩnh vực giáo duc-dao tạo: Những nước có cơ cấu dân số già, cấu trúc nền

giáo dục tương ứng là số lượng học sinh tiểu học nhỏ hơn số học sinh trung học cơ

sở và nhỏ hơn số học sinh trung học phổ thông Điều này kéo theo cầu về giáo viênở các cấp phổ thông cao Quá trình GHDS dẫn đến kết quả là tỷ lệ trẻ em có xuhướng giảm nhanh, tỷ lệ dân số trong độ tuôi lao động và NCT tăng Quy mô dân số

trẻ em giảm cũng đồng nghĩa với cầu về giáo viên phô thông sẽ giảm, đặc biệt là

giáo viên ở bậc tiểu học.

Nhóm dân số 15-24 gắn liền với giai đoạn chuyên tiếp từ đi học sang đi làm.Trong xu hướng ngày càng có nhiều cơ hội học tập (hệ thống giáo dục phát triển cả

về số lượng và chất lượng, mức sống ngày càng được cải thiện và trình độ học vấn

của thanh niên ngày càng tăng), hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chất lượng laođộng ngày càng cao thúc đây thanh niên tham gia học tập, đào tạo nhiều hơn, đặcbiệt là đào tạo nghề, tham gia thị trường lao động (TTLĐ) muộn hơn Nhóm dân số

Trang 21

- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng: GHDS sẽ làm nhu cầu

tiêu dùng của nền kinh tế giảm, nhu cầu về tiết kiệm và tích lũy tăng lên Điều đó

gián tiếp làm nền kinh tế không tăng trưởng, gây nên tình trạng giảm phát Sức mua

giảm, doanh nghiệp không bán được hàng sẽ buộc phải cắt giảm nhân công và gâynên tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Tóm lại, GHDS có tác động khác nhau đến việc làm thông qua cung và cau laođộng theo các giai đoạn khác nhau: (i)Trong giai đoạn đầu của quá trình GHDS,

tình trạng dư thừa lao động và LLLĐ già hóa sẽ gây ra tình trạng biến đổi cơ cấu

việc làm của nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng việc làm của NCT, tăng tỷ trọng

việc làm khu vực phi chính thức và việc làm bán thời gian; NSLD nói chung va thunhập của lao động cao tuôi giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Bên cạnh đó, việc làmtrong một số ngành kinh tế sẽ có những thay đổi lớn, đặc biệt việc làm trong các

ngành y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, du lịch, giáo dục - dao tạo nhân luc sẽ gia

tăng, trong khi việc làm trong các ngành sản suất hàng tiêu dùng sẽ giảm; (ii) Tronggiai đoạn sau, tình trạng thiếu hụt lao động và già hóa LLLĐ sẽ làm giảm tình trạngthất nghiệp song cũng gây ra một số vấn đề như suy giảm quy mô việc làm và năng

suất lao động, do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

1.5.3 Già hóa dân số tác động đến an sinh xã hộis* Thu nhập và tích lity thấp của người già

GHDS có tác động tiêu cực đến nguồn lao động, làm giảm lao động trong độtuổi là yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng của nền kinh tế Giảm tỷ lệ dân số trong

độ tuổi lao động sẽ làm gia tăng tỷ lệ tiêu dùng trong tổng thu nhập của xã hội.

Trong xã hội sẽ luôn có những nhóm người mà chi cho tiêu dùng vượt thu nhập từ

làm việc hoặc họ không có thu nhập như người già và trẻ em Khi tỷ lệ dân số phụ

thuộc trong tổng dân số tăng lên dẫn đến tỷ lệ tiêu dùng lớn, tiết kiệm ắt sẽ giảm đi

dẫn đến hạn chế về sự tích lũy vốn Bên cạnh đó, sự sáng tạo và đôi mới cũng ởmức thấp, sự đầu tư vào vốn nhân lực của thế hệ trẻ cũng giảm di do chi phi phúc

lợi xã hội Mối lo ngại này cơ bản là ít người lao động hơn và nhiều người nghỉ hưu,

có quá ít người sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho toàn bộ dân sé.

Ở các nước đang phát triển, phần lớn NCT không có chế độ hưu trí Nhiềungười làm việc với mức thu nhập thấp ở trong các khu vực kinh tế năng suất thấphay làm việc với năng suất lao động bị suy giảm Khi người lao động có thu nhậpthấp, chỉ đủ hoặc thậm chí không đủ cho những chỉ tiêu thiết yếu, họ sẽ không có

Trang 22

tích lũy cho tương lai Việc này dẫn đến những nguy cơ tiềm năng khi họ không cònkhả năng làm việc Một số chuyên gia đã nêu, người lao động Việt Nam “già khi

chưa giàu” Đối với một người “già khi chưa giàu” sẽ tạo áp lực cho con cái họ,

nhưng đối với một xã hội “già hóa” thì áp lực này sẽ chuyền sang hệ thống ASXH.

s* Áp lực lớn đối với hệ thong hưu tri:

Khi tỷ lệ dân số phụ thuộc trong tông dân số tăng lên dẫn đến tỷ lệ tiêu dinglớn, tiết kiệm ắt sẽ giảm đi dẫn đến hạn chế về sự tích lũy vốn Bên cạnh đó, sự sáng

tạo và đổi mới cũng ở mức thấp, sự đầu tư vào vốn nhân lực của thế hệ trẻ cũng

giảm đi do chi phí phúc lợi xã hội Điều này một phan nào đó tạo ra những áp lựccho quỹ hưu trí quốc gia khi số người đóng góp giảm đi (do mức sinh thấp) nhiều

hơn so với số người thụ hưởng (do người về hưu tăng) trong khi phải trả lương hưu

cho nhiều người hơn và thời gian dài hơn (do tuổi thọ tăng).

Các quốc gia đang phát triển cùng một lúc phải đối mặt với hai thách thức:thích ứng với GHDS và đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội nên việc cải cách hệthống hưu trí là van đề quan trọng cần được ưu tiên Đề duy trì hệ thống hưu trí phụ

thuộc hoàn toàn vào Quỹ, tài chính quốc gia phải phát triển đủ mạnh và Chính phủ

có đủ khả năng quản lý và điều tiết Quỹ Vấn đề cải cách hưu trí đặc biệt quan trọngvới phụ nữ hơn đàn ông vì tuôi thọ của phụ nữ cao hơn ở hầu hết các quốc gia trênthé giới Đặc biệt, càng ở nhóm tuổi cao hơn thì càng chênh lệch số lượng phụ nữ sovới dan ông

Ở Việt Nam, nguy cơ vỡ quỹ lương hưu có thé xảy ra trong bối cảnh GHDS.Tuổi nghỉ hưu của Việt Nam hiện nay tương đối thấp với nhiều ngoại lệ cho việcnghỉ hưu sớm, dẫn đến tuổi nghỉ hưu thực tế càng thấp hơn nữa cộng với tuổi thọ

trung bình của người dân ngày càng tăng cao dẫn tới thời gian chi trả lương hưu cho

đối tượng dai hơn, đây là nguyên nhất cốt lõi gây tinh trạng bội chi quỹ, vỡ quỹ.Kinh nghiệm cải cách hệ thống hưu trí của các nước cũng cho thấy, việc nâng tuôi

nghỉ hưu là một giải pháp mang lại tác dụng trong dài hạn, khả thi và dễ thực hiện.

Thậm chí, ở một số quốc gia như Mê-hi-cô, Hàn Quốc, Chilê, Nhật Ban, Niu

Di-lân, Thụy Sỹ, Thụy Điền tuổi nghỉ hưu thực tế còn cao hơn tuổi nghỉ hưu theoquy định do tuôi thọ tăng cao, sức khỏe của người lao động được cải thiện và donhu cầu cải thiện tình trạng tài chính sau khi nghỉ hưu.

s* Gia tăng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi

Số NCT tăng lên sẽ làm tăng chi phí xã hội dé có thé duy trì ôn định cuộc sốngkhoẻ mạnh của nhóm NCT Do chi phí dành cho NCT thường lớn hơn nhiều so vớitrẻ em nên dù “tỷ lệ phụ thuộc trẻ em” giảm đi cũng không đủ bù đắp những chỉ phíxã hội tăng lên Chi phí cho NCT cao hơn gấp 7-8 lần so với chăm sóc trẻ em, vivậy vấn đề chăm sóc NCT sẽ là một thách thức lớn của mỗi quốc gia già hóa Chiphí này thường do gia đình tự chỉ trả hoặc hệ thống BHYT trả (đối tượng thụ hưởng

BHXH, BHYT hoặc với những người tham gia BHXH) Dù ở góc độ nao thì đây

cũng là vấn đề của hệ thống ASXH.

Trang 23

Diện bao phủ của các dịch vụ y tế cơ bản ở các nước đang phát triển bị hạnchế do nguyên nhân chính từ mức chỉ ngân sách bình quân đầu người cho y tế Tìnhhình diễn biến xấu đi ở nhiều quốc gia đang phát triển do nguồn đóng góp hạn chếvà ngày càng thiếu nhân lực trong ngành y tế do điều kiện làm vệc khó khăn, thunhập thấp và cán bộ y tế ra nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao hơn ratnhiều.

% Nguy cơ dé bị ton thương của người cao tuổi

NCT tương lai phải đối mặt với nhiều vẫn đề gồm cả đói nghèo khi phải dànhnguồn thu nhập hạn chế cho cả dịch vụ chăm sóc nói chung và cả chăm sóc sức

khỏe nói riêng Bệnh tật là nguyên nhân chính của đói nghéo va ngược lại đói nghèo

làm tăng độ nhạy cảm của bệnh tật Khác với nước ngoài, ở Việt Nam, NCT thườngsống cùng con cháu nên chưa có số liệu đánh giá tỷ lệ đói nghèo của NCT Tỷ lệNCT nữ nhiều hơn nam nên phụ nữ phải chịu nhiều ảnh hưởng về bất bình đăng,

việc làm, chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ tiện ích xã hội hơn nam gidi.

1.6 Kinh nghiệm quốc tế về tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tuổi

nghỉ hưu

Hiện nay trên thế giới có gần 7 tỷ người và số người từ 60 tuổi trở lên đãchiếm khoảng 1/9 trong tổng dân số Theo dự báo, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 9,2tỷ người vào năm 2050 và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên sẽ là 20%, nghĩa là cứ 5

người thì có 1 NCT Cơ cau dân số thé giới thay đôi theo hướng già hóa có tác động

sâu sắc tới nhiều mặt của cuộc sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đời song

tinh than của từng cá nhân, cộng đồng.

GHDS là một trong các xu thế lớn trên thế giới, xảy ra ở tất cả các châu trừ châu Phi, và các quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động cũngnhư đảm bảo cân đối tài chính các Quỹ ASXH, BHXH trong tương lai Để ứng phóvới các thách thức này, các quốc gia đều phải một là mở rộng độ tudi lao động dé cóđủ nhân lực cần thiết thông qua nâng độ tuổi được quyền hưởng chế độ hưu trí(nghỉ hưu) của người lao động: và hai là tiến hành cải cách các chính sách ASXH,

lục-trong đó có BHXH.

Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp

dụng dé ứng phó với GHDS Trong số 34 nước thành viên của Tổ chức Hop tác và

Phát triển kinh tế (OECD), dự kiến đến năm 2035 sẽ có 33 nước tăng tuôi nghỉ hưulên từ 65 tuổi trở lên Trong đó, 18 nước dự kiến tiến tới 65 tuổi, 9 nước dự kiến

tiễn tới 67 tuổi (Iceland, Pháp, Uc, Đức, Hà Lan, Israel, Na Uy, Tây Ban Nha và

Mỹ), 4 nước dkién tiến tới 68 tuổi (Hy Lap, Anh, Ailen và Séc) và 2 nước dự kiến

tiền tới 69 tuổi (Dan Mach và Ý).

Chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ cũng được các quốc gia thành viênOECD điều chỉnh theo hướng giảm dần Năm 2010, có 10/34 quốc gia quy định

Trang 24

tudi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam từ 2 đến 5 tuổi Đến năm 2020, dự kiến sẽ chỉcòn 5 quốc gia còn quy định chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ.

Các quốc gia Chau A cũng có xu hướng điều chỉnh tăng độ tuổi nghỉ hưu của

người lao động lên từ 60 đến 65 tuổi, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách tuôi nghỉhưu giữa nam va nữ dé ứng phó với quá trình GHDS và đảm bảo bình đăng giới.

Tuổi nghỉ hưu của nam và nữ hiện nay ở Lào, Thái Lan, Philipines, Đông Timo,Hàn Quốc đều là 60 tuổi, Singapore là 62 tuổi; Nhật Bản là 65 tuổi cho cả nam và

1.6.1 Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ ba trong nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là nước

có tỷ lệ NCT lớn nhất trên thế giới Năm 1970, Nhật Bản đã bước vào thời kỳGHDS với ty lệ dân số 60+ đạt 10%, và ty lệ dan số 65+ đạt 7% trên tổng dân số 40năm sau, Nhật Bản chính thức bước vào giai đoạn dân số “rất gia” với tỷ lệ NCT từ60 tuổi trở lên chiếm 30,5% và tỷ lệ người 65 tuổi trở lên là 20,6% Trên thực tế,

Nhật Bản đã thành công trong việc thực hiện thích ứng với GHDS Những kinh

nghiệm về nghiên cứu Nhật Bản rất cần thiết đối với Việt Nam.

Trong giai đoạn 1990-2000, lực lương lao động của Nhật Bản vẫn tăng hàng

năm Đến những năm 2000-2010, trung bình mỗi năm LLLĐ bắt đầu giảm 0,5%.

Đề đối phó với tác động của GHDS, Chính phủ Nhật đã thực hiện các chính sách

như: (i) Người lao động cao tuổi nếu có nhu cầu vẫn được tiếp tục làm việc; (ii)Tăng năng suất lao động dé giảm tỷ lệ thất nghiệp trá hình; (iii) Khuyến khích phụnữ làm việc; (iv) Đưa ra các chính sách khuyến khích lao động nước ngoài đến làmviệc Có khoảng 50-70% số người nghỉ hưu sau 65 tuổi vẫn tiếp tục làm việc với

mức độ thấp và linh hoạt hơn ở các công ty của Nhật Bản, dù Chính phủ không

khuyến khích NCT làm việc nhưng số lao động cao tuôi ở Nhật vẫn đứng đầu thế

Nhat ban dau tu rat manh vao phat trién máy móc công nghệ hiện dai, hệthống tự động hóa nhăm nâng cao năng suất lao động, giảm vai trò của công nhântrong sản xuất dé đối phó với việc suy giảm LLLĐ Ngoài ra, Chính phủ Nhật cũng

khuyến khích lao động nước ngoài vào làm việc Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao

động và Phúc lợi Nhật bản, tính đến ngày 31/10/2018, 1.460.463 người nước ngoài

hiện dang làm việc tại Nhật Bản, tăng 14,2% so với cùng ky tháng 10/2017 và đánh

dấu mức cao nhất ké từ khi các số liệu được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi NhậtBan công bồ héi năm 2008, lúc đó có 486.000 lao động nước ngoài.

Nhật Bản luôn hướng tới một xã hội mà NCT vừa được đảm bảo tôn nghiêm,

vừa được sống vui khỏe Vào khoảng những năm 1960, tỷ lệ người trên 65 tuổi mớidat 6%, Chính phủ đã trợ cấp dé xây dựng những nhà dưỡng lão điều trị nội trú đặc

biệt Đến năm 1970, chính sách miễn phí điều trị cho NCT được thực hiện, tuy

Trang 25

chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao và cải thiện kéo dài tuổi thọ của con

Nhật Ban đang phải đối mặt với sự GHDS nghiêm trong với số NCT ngàycàng tăng nhanh đi đôi đó là những ưu đãi lớn trong chính sách hưu trí khiến nềnkinh tế bị tăng trưởng chậm hơn, có nguy cơ thâm hụt ngân sách, thiếu hụt lao độngvà hàng loạt những thách thức lớn đối với Nhật Bản Do đó, chính phủ Nhật đã thựchiện những điều chỉnh chính sách quan trọng, bao gồm:

Thứ nhất, mở rộng độ bao phi: của hệ thống hưu trí: Năm 1941, hệ thông hưu

trí Nhật bản được thành lập nhưng không dành cho lao động tự làm và lao độngnông nghiệp Phải đến năm 1959 khi chính thức ban hành Luật hưu trí thì tất cả

người dân trên 20 tuổi đều được bảo hiểm hưu trí khi về già Năm 1985, hệ thốnghưu trí được cải cách sâu rộng nhăm đảm bao lợi ích và sự công bằng Chương trình

hưu trí gồm 2 tầng, hoạt động dựa trên cơ chế “pay as you go” thu đến đâu chi đếnđó.

Thứ hai, tăng mức phí đóng bảo hiểm xã hội: mức phí bảo hiểm cho quỹ hưutrí và chăm sóc sức khỏe năm 1996 là 17% tổng số lương, năm 2010 con số nàytăng lên 26% và đến năm 2025 sẽ là 30% Mức đóng bảo hiểm y tế của người laođộng năm 1996 là 7,83% , năm 2010 là 10% và sẽ đạt 11,5% năm 2025 Với mức phí

chiếm 8,5% GDP cho y tế, chăm sóc sức khỏe, tương ứng khoảng 2870$ cho mỗi

người là một con số đáng kê dù số tiền này là ít hon mức trung bình khoảng 9,6%

GDP ở các nước khác.

Thứ ba, tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động: với LLLD ngày càng giảmqua mỗi năm, trong khi số lượng NCT tăng quá nhanh thì việc tăng tuổi nghỉ hưu làmột giải pháp cần thiết để đối phó với GHDS tại Nhật Ban Dé thực hiện tăng tuôinghỉ hưu, Nhật Ban đã bắt đầu thực hiện từ năm 2000, kéo dai 12 năm dé tăng tuổi

Trang 26

nghỉ hưu từ 60 lên 65 tuổi Đến năm 2013, tuôi nghỉ hưu chính thức tại Nhật là 65tuổi.

Bảng 1.1 Thời gian điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của Nhật Ban

Tên Nội dung Thời điểm Thời gian thực Số tuổi nghỉ hưu tăng lên

nước thay đỗi đưa vào hiện kéo hàng năm trong giai đoạn

luật dài (năm) chuyển đổi

Nhật Từ 60 lên 2000 12 0.4

Bản 65

(Nguon: John Turner, Social Security Pensionable Age in OECD countries)Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của Nhật Ban theo xu hướng tăng dan dé thíchứng với quá trình GHDS đồng thời xóa bỏ sự chênh lệch về tuổi nghỉ hưu giữa 2giới để tránh sự bất bình đăng.

Bảng 1.2 Tuổi nghỉ hưu tại Nhật Ban qua các năm

Tên nước Năm 1993 Năm 2002 Năm 2010 Năm 2018

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam NữNhật Bản 60 58 61 60 64 62 65 65

(Nguon: OECD, Pensions at a Glance 2011:Retirement-income Systems in OECD

and G20 Countries)

Hiện nay, với tuổi tho trung bình của người dân Nhật ban là 84 tuổi (87 tuổiđối với nữ và 81 tuổi đối với nam), Chính phủ Nhat đang khuyến khích các công tykéo dài tuổi nghỉ hưu của người lao động lên 70 tuổi dé đối phó với tình trạng thiếuhụt lao động nghiêm trọng, dù tuổi nghỉ hưu chính thức hiện nay cho cả hai giới ởNhật là 65 tuổi, khá cao so với mức trung bình ở các quốc gia khác.

1.6.2 Thái Lan

Thái Lan là một trong các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, có nhiều đặcđiểm tương đồng với Việt Nam Tuy có điểm xuất phát tương đồng là một nước

nông nghiệp với Việt Nam nhưng hiện nay Thái Lan đã trở thành một nước công

nghiệp mới, trình độ phát triển kinh tế cao hơn Dân số Thái Lan hiện nay đạt hơn69 triệu người, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi là 13,1% Thái Lan cũng đang bước vào thờikỳ GHDS nhanh (chi mat khoảng ít hơn 2 thập kỷ thay đổi cơ cấu dân số) và gặpnhiều khó khăn trước tác động của già hóa như nhiều nước khác.

Ở Thái Lan, LLLĐ đang có xu hướng giảm, số người về hưu ngày càng tăng.Năm 2007 Thái Lan bắt đầu bước vào giai đoạn GHDS với hơn 10% dân số trong

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mô phỏng vòng đời kinh tế khi tăng tuỗi nghỉ hưu - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 1.1 Mô phỏng vòng đời kinh tế khi tăng tuỗi nghỉ hưu (Trang 17)
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về dân số Việt Nam giai đoạn 2011-2018 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về dân số Việt Nam giai đoạn 2011-2018 (Trang 31)
Hình 2.1 Tháp dân số Việt Nam năm 2011 và 2018 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 2.1 Tháp dân số Việt Nam năm 2011 và 2018 (Trang 32)
Bảng 2.4 Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi giai đoạn 2011-2018 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi giai đoạn 2011-2018 (Trang 33)
Bảng 2.6 Tuổi thọ trung bình và tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Bảng 2.6 Tuổi thọ trung bình và tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam (Trang 34)
Bảng 2.5 Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam thời kỳ 2011-2018 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Bảng 2.5 Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam thời kỳ 2011-2018 (Trang 34)
Hình 2.2 Tuổi trung bình của lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 (Nguôn: TCTK, Điều tra Lao động- Việc làm qua các năm 2011-2018) - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 2.2 Tuổi trung bình của lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 (Nguôn: TCTK, Điều tra Lao động- Việc làm qua các năm 2011-2018) (Trang 37)
Hình 2.3 Tuổi trung vị của lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 (Nguồn: TCTK, Piéu tra Lao động- Việc làm qua các năm 2011-2016) Nhu vậy, quy mô và ty trọng NCT đang tăng nhanh trong LLLD, tuổi trung bình và trung vị của LLLĐ cũng tăng cho thấy - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 2.3 Tuổi trung vị của lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018 (Nguồn: TCTK, Piéu tra Lao động- Việc làm qua các năm 2011-2016) Nhu vậy, quy mô và ty trọng NCT đang tăng nhanh trong LLLD, tuổi trung bình và trung vị của LLLĐ cũng tăng cho thấy (Trang 38)
Hình 2.4 Xu hướng việc làm giai đoạn 2011-2018 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 2.4 Xu hướng việc làm giai đoạn 2011-2018 (Trang 39)
Bảng 2.10 Số lượng và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên dang làm việc theo nhóm tuổi giai đoạn 2011-2018 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Bảng 2.10 Số lượng và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên dang làm việc theo nhóm tuổi giai đoạn 2011-2018 (Trang 40)
Hình 3.2 Tháp dân số Việt Nam 2020 va 2050 - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 3.2 Tháp dân số Việt Nam 2020 va 2050 (Trang 46)
Hình 3.3 Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam - Chuyên đề thực tập: Tác động của già hóa dân số đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam
Hình 3.3 Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu tại Việt Nam (Trang 48)