14Bảng 1.4: Các tiêu chí của chiều thiếu hụt trong phương pháp tiếp cận nghèo đachiều tại Việt Nam...---+:c2tvtth tt th HH re 16Bang 1.5: Do lường nghèo đa ChidU...cececceccesesseeseeses
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA KINH TE HOC
Dé tai:
NGHEO CUA KHU VUC TRUNG DU VA MIEN NUI
PHIA BAC VIET NAM DUOI GOC NHIN DA CHIEU
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân nói chung và các thầy cô trong Khoa Kinh tế học nóiriêng đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bé ích trong thời gian em
học tập tại Trường dé có thé hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Việt Hưng.Thay đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc dé em có thể hoàn thiệnchuyên đề tốt nghiệp
Trong quá trình làm bài chuyên đề tốt nghiệp do trình độ lý luận cũng nhưkinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để em cóthêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô dồi dao sức khỏe, thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2020.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BANG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TU VIET TAT
LOT MỞ ĐÂU ¿52-55-5222 212112212111121121121111211211 11111 1e 1
1 Tính cấp thiết của đề tai cccccccccsecsesscssessesessesseseesessesseeseessseseesecsens 1
2 Mục tiêu nghiên CỨu - c1 1n tk ng nhe 2
3 Đối tượng nghiên cứu - 5c sSsEkEEE2E2EEEEEEkErkerkrrkrrrrrrrrree 2
4 Phạm vỉ nghiên CỨU - - <1 S1 SE Hk Snn HH ng 2
5 Phương pháp nghiên CỨU - -Ă c 2+ 33191 9 1 ng ng re 3
6 Kết cấu nghiên cứu -:¿©2¿+5<+SteEE2E2EEEEEEEEEEEEEEkerkerkerrrerrrred 3 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CUU VE
NGHEO DA CHIEU o.0 ccccccsssessesssessessessesssessessecsusssessessessssssessessessussseesessesanseseess 4
1.1 KHÁI NIEM VA BAN CHAT NGHEO DA CHIÊU 4
1.1.1 Nghèo - nghèo vật chat- nghèo da chiều 2- 5555: 4 1.1.2 Bản chất của nghèo da chiều 2-2552 +cz2EczerEcrrrrxerxees 6 1.1.2.1 Quan điểm của quốc tế và Việt Nam ¿2c s+cs+zzreccee 6 1.1.2.2 Lựa chọn hướng ban chất của nghèo đa chiều của bài nghiên cứu 8 1.2 KHUNG LÝ THUYET VE NGHEO ĐA CHIEU - - 9
1.2.1 Do lường nghèo đa chiễu - 2-2255 2Sc2E‡EEE2EEczEEerkrerkrrred 9 1.2.1.1 Các phương pháp đo lường nghèo đa chiều của quốc tế và Việt 1.2.1.2 Bình luận và đề xuất các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều trong bài NGHIEN CUU 0381 17
1.2.2 Các nhân tổ tác động đến nghèo đa chiều - 21
1.2.2.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 21
1.2.2.2 Nhân tô môi trường kinh tế - kỹ thuật — xã hội của khu vực 22
1.2.2.3 Nhân tố về chính sách của khu vực/ địa phương - 24 1.2.2.4 Nhân tố về hộ gia đình ¿- 22 +¿2++2x++£x2zxrzrxerxrerxesrxee 25
1.3 TONG QUAN NGHIÊN CỨU 2: 5c se E++EE£EE£EEtE2Exerkerxee 25
Trang 4CHUONG 2: THỰC TRẠNG NGHEO DA CHIEU VÀ CÁC NHÂN TO TAC DONG TỚI NGHÈO ĐA CHIEU TẠI KHU VỰC TRUNG DU VA
MIỄN NÚI PHÍA BAC VIỆT NAM 2- 25c E2 2E kEEkerkerkrrrree 36
2.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NGHÈO TẠI KHU VỰC TRUNG DU VÀ
MIỄN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM THEO CÁCH TIẾP CẬN TỪ ĐƠNCHIEU DEN DA CHIỂU - 2-22 ©522S2EE£EEEEEESEEeEEEerkeerxesrxerrrees 36
2.1.1 Đánh giá nghèo đơn chiễu 2-2-5252 S2+Ez‡EecEeExeEkerkrrkrreee 36
2.1.1.1 Thu nhậpp - 2 2¿522EE+EEE2EE2EEEEEEE712E17112711271211 21 xe xe 36
Q.L.1.2 Gido n ẽ 38
084.“ 1:1 432.1.1.4 Chất lượng cuộc sống -¿-©2¿©2+¿2++£x+2£xrtrxerxeerxesrxee 472.1.2 Đánh giá nghèo da chiều 2-22 5£ ©2S2SEe£ESExerxrrxrerkesred 56
2.1.2.1 Ngh@o theo chiều rộng 2 2 2+ + 2E2EEeEEeEErrkrrxerreee 57
2.1.2.2 Nghèo theo chiều sâu - -2- 2 E+S++E£+E2EtEEeEEeEEeExerxrrrrree 572.1.2.3 Nghèo tông hợp -¿- ¿5c tt EEE11112112112112111 11111 cxe 582.1.3 So sánh đối chiếu với kết quả của Bộ Lao động Thương binh và Xã
2.2 THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐA
CHIEU TẠI KHU VUC TRUNG DU VÀ MIEN NUI PHÍA BAC VIỆT
2.2.3.1 Chính sách giảm nghèo về thu nhập - ¿+52 752.2.3.2 Chính sách giảm nghèo về khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội 762.2.3.3 Chính sách hỗ trợ về mặt pháp lý ¿+ s+cs+cs+zzzse2 77
Trang 52.2.4 Các yếu tố khác về hộ gia đình - 2-5 ceccxerxerxrrrrxerreee 78
2.2.4.1 Số lao động -c:- Set E1 1121121121121 11 101111 ke 78
2.2.4.2 Trình độ văn hóa - ¿5 2111111112531 1111119553111 kg xe 80
CHUONG 3: KET LUẬN, ĐỊNH HUONG VÀ KHUYEN NGHỊ CHÍNH
SÁCH GIAM NGHEO DA CHIEU TẠI KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIENNÚI PHÍA BẮCC 2-52 St 3E SE2E5E15121551115155111215111111112111511211112111xEEE te 82
3.1 KET LUẬN VE TINH TRẠNG NGHEO ĐA CHIEU TẠI KHU VUC
TRUNG DU VA MIEN NÚI PHÍA BẮC - 25c t+EvEEvEzkerezeerxee 823.2 ĐỊNH HUONG VÀ KHUYÉN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIAM NGHEO
ĐA CHIEU TẠI KHU VỰC TRUNG DU VA MIEN NÚI PHÍA BAC 86
3.2.1 Định hướng giảm nghèo đa chiều tại khu vực - 863.2.2 Một số khuyến nghị giảm nghèo đa chiều tại khu vực 89TONG IKẾTT 5-52 5S SE EE1211E21711211211271712111111111211211 1111.111 c1 xe 98
TÀI LIEU THAM KHAO - 22-2 5SSE22EE££EE2EEEEEEEEEEEEEEEErrEkrrkrrrree 99
PHU LUC oiieecccccescssssesssssssessssssvessssssvsssssssvcsssssssssssssvesssssevessessuvesssssneesssssseessssses 104
Trang 6DANH MỤC BANG
Bảng 1.1: Xem xét về bản chất của nghèo đa chiều trên một vai quan điểm 7Bảng 1.2 : Các chỉ số thuộc các chiều thiếu hụt được xác định trong chỉ số MPI12Bảng 1.3 : Nội dung các chiều thiếu hụt trong đo lường nghèo tại Indonesisa 14Bảng 1.4: Các tiêu chí của chiều thiếu hụt trong phương pháp tiếp cận nghèo đachiều tại Việt Nam -+:c2tvtth tt th HH re 16Bang 1.5: Do lường nghèo đa ChidU cececceccesesseeseesessessessessessessesseseesessessessesseaees 18Bang 1.6: Trọng số của các chỉ số trong do lường nghèo đa chiều 19Bang 1.7: Các chiều thiếu hut, trọng số đánh gia nghèo đa chiều 29Bang 1.8: Tỷ lệ mức độ đóng góp của các yếu tô vào chỉ số nghèo đa chiều MPI30
Bảng 1.9 : Các chiều thiếu hụt được sử dụng dé xác định nghéo da chiều 32
Bang 1.10: Chiều thiếu hụt, chỉ tiêu va trọng sỐ 2-2-2 sz+s+zz+zsecxeee 34
Bảng 2.1: Nghèo đơn chiều xét trên chiều thu nhập tại khu vực Trung du và Miềnnúi phía BẮC - 5256 E+E2EEEEEEEEEE 1911211211211 1111111111111 1111.1111111 xe 36Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến 15 tuổi hiện không đi
i——— AAaAa 39
Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 tuổi trở lên không tốt
nghiệp THCS và hiện không di học 5c 225 322 * +3 + ESEEEerrrerererrserreree 41
Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên bị ốm nặng nhưng không đi
khám chữa bệnh trong vòng 12 thang qua 5 5 ke 44
Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo
01510 0: 4 ÒỎ 46Bang 2.6: Tỷ lệ hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cô hoặc nhà đơn sơ 47Bang 2.7: Tỷ lệ hộ gia đình có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 8m2 49Bang 2.8: Ty lệ hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh 50Bang 2.9: Tỷ lệ hộ gia đình không sử dụng nhà vệ sinh đạt chuẩn 51
Bảng 2.10: Ty lệ hộ gia đình không có thành viên nào sử dung điện thoại và
INCCINCE PA 52 Bang 2.11: Ty lệ hộ gia đình không có tivi, radio, may tính va không nghe được
hệ thống loa truyền thanh 2 2-52 ©S£2S£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrkrrkee 54
Bang 2.12: Tỷ lệ nghèo đếm đầu từng chỉ tiêu của khu vực Trung du và Miền núiphía Bac (%) ¿- 5c 5c 2< 212k 2 2211211271211211 1111111111111 11111110111 55
Trang 7Bảng 2.13: Tổng hợp thống kê tỷ lệ nghèo đa chiều tại các tỉnh thuộc khu vực
Trung du và Miền núi phía Bắc 2-2 5£+5£+E£+EE£EE£2E2EEEEEeEEeEEErrkrrkerkeee 56
Bảng 2.14: Kết quả so sánh về số hộ gia đình được xếp loại hộ nghèo đa chiều
năm 2016 của bài nghiên cứu và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 60
Bảng 2.15: So sánh kết quả nghiên cứu về nghèo đa chiều của bài nghiên cứu và
Bộ Lao động Thương bình và Xã hội - c5 c5 3+1 ***vSkseeerseeeresee 61 Bảng 2.16: Ty lệ hộ gia đình sử dụng điện phân theo địa phương năm 2016 66
Bảng 2.17: Số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh mẫu giáo tại thời điểm30/9 khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc năm 2016 - 69Bảng 2.18: Tổng số trường tiểu học, trung hoc cơ sở, trung học phổ thông tại địabàn các tỉnh thuộc khu vực Trung du và Miễn núi phía Bắc năm 2016 70Bảng 2.19: Tổng số bệnh viện, phòng khám khu vực, bệnh viện điều dưỡng vàphục hồi chức năng, trạm y té xã, phường, cơ quan, xí nghiệp khu vực Trung du
và Miền núi phía Bắc giai đoạn 2002 -20117 -2-©2¿©2¿+2£+£++£xtzx++zzvrxerxez 71Bảng 2.20: Tổng số bệnh viện, phòng khám khu vực, bệnh viện điều dưỡng vàphục hồi chức năng, trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp các tỉnh khu vựcTrung du và Miền núi phía Bắc năm 2016 -2- 2-2 2252+E+£Ee£EeEEeEeEszreee 72
Bảng 2.21: Tỷ lệ hộ có nhà ở phân theo loại nhà khu vực Trung du và Miền núi
phía Bắc năm 201 6 -: ¿52 E9EE9EEEEE9EEEEEEEE2E1211717117112111111.211 1111 73Bang 2.22: Tổng dân số các tỉnh khu vực Trung du và Miễn núi phía Bắc giai
hịo;0A0000/20 19 74
Bảng 2.23: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực Trung du và Miền núiJDHE§:b 1101020100220 8n Ô 78Bảng 2.24: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua dao tạo phân theo địa phương giai đoạn 2010 — 2016 - 5< +-<++<+ 79 Bảng 2.25: Trình độ văn hóa của các hộ gia đình được khảo sát 80
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các khía cạnh của nghèo đa chiễu :222222222+z+222222222Zzrrrree 9Hình 2.1: So sánh tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến 15 tuổi hiệnkhông đi học của 6 vùng kinh tế xã hội :¿22222222++22222222222222.22222222Et 40Hình 2.2: So sánh tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên trên 15 tuổi sinh từ
1986 trở đi không tốt nghiệp THCS và hiện không đi học của 6 vùng kinh tế xã
¡0 42
Hình 2.3: Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện nghèo theo chiều rộng tại khu vực Trung
ur Va Mién mii plaia BaC NA " a 57Hình 2.4: Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện nghèo theo chiều sâu tại khu vực Trung du
VA nên) 8: 0 .': ÔỎ 58Hình 2.5: Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện nghèo tông hợp tại khu vực Trung du và
\J0 0010: 8»
Hình 2.6: Ban đồ khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc
Hình 2.7: Hệ thống đường điện khu vực Trung du và Miền núi phía Bac 66
Trang 9DANH MỤC TU VIET TAT
BHYT Bao hiém y té
BLDTB&XH | Bộ Lao động Thuong binh va Xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
DVYT Dịch vụ y tế
HPI Chỉ số nghèo con người
MPI Chỉ số nghèo đa chiều
NHCS Ngân hàng chính sách
NVS Nhà vệ sinh THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TV Thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
UN Liên hợp quốc
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc
UNICEF | Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
Trang 10LỜI MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại hầu hết các quốc gia, từ các quốc gia còn kém phát triển, lạc hậu cho
tdi các quốc gia phát triển, thì vấn đề nghèo vẫn luôn là một tồn tại Tại Việt
Nam, trải qua nhiều thập ky, thu nhập là thước đo chính được dùng dé đo lường
và đánh giá nghèo Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng chỉ tiêu thu nhập dé dolường nghèo chưa mang tính khách quan và phù hợp Vi vậy trong suốt thời gian
áp dụng cách tính toán này, không ít trường hợp nghèo đã bị bỏ sót, gây ra tình
trạng thiếu công bằng, khiến các chính sách giảm nghèo của Chính phủ hoạt
động thiếu hiệu quả và thiếu tính bền vững Giai đoạn năm 2014, Chính phủđược giao nhiệm vụ xây dựng chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều
mới, nhăm đảm bảo mức sống tối thiểu và giúp người dân dễ dàng tiếp cận được
các dịch vụ xã hội Năm 2015, phương pháp đo lường nghèo mở rộng từ đơn
chiều sang góc độ đa chiều được Chính phủ Việt Nam thông qua Trên cơ sở đó,nghèo đa chiều được đo lường bằng mức độ thiếu hụt khi người dân tiếp cận 5dịch vụ xã hội cơ bản sau đây: y té; giáo duc; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông
tin và được đo bằng 10 chỉ số chính Nhờ áp dụng cách đo lường mới, hệ thốngchính sách nghèo đa chiều tại Việt Nam đã dần trở nên hoàn thiện hơn, tiếp cậnđược với cuộc sống người dân trên nhiều phương diện hơn, bao quát được cả hệthống chính sách giảm nghèo chung cũng như các chính sách giảm nghèo đặc
thù.
Việt Nam có địa lý rất khác biệt giữa các vùng và mức sống của người dântại mỗi vùng cũng đều có những sự khác biệt nhất định Khu vực Trung du vàMiền núi phía Bắc là khu vực có vị trí địa lý khá đặc trưng, là vùng lãnh thổ códiện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế (gồm 15 tỉnh), có tài nguyên thiên
nhiên phong phú và được đánh giá là có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, nghèo lại là một trong những thách thức lớn của khu vực này Vì vậy
đây mạnh xóa đói giảm nghèo là vấn đề đang được quan tâm trong các dự ánphát triển kinh tế xã hội của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng có sốngười dân tộc thiểu số cao nhất cả nước (khoảng 6.7 triệu người) Tỷ lệ người
nghèo đơn chiều ở khu vực này có xu hướng giảm (năm 2010 là 44.9% đến năm
2014 còn 37.3%) Với cách áp dụng đo lường nghèo đa chiều, tỷ lệ người nghèotính đến năm 2016 giảm còn 28.70% Giai đoạn này, Trung du và Miền núi phíaBắc có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất cả nước, với tỷ lệ giảm nghèo của khu vực là9.3 điểm phần trăm Tuy nhiên, các hộ gia đình ở khu vực Trung du và Miền núi
Trang 11phía Bắc không có tiến bộ lắm đối với giáo dục bậc trung học, đồng thời khókhăn trong việc tiếp cận nguồn nước và chưa cải thiện được tình trạng nhà vệsinh không đạt chuẩn Tỷ lệ hoàn thành bậc trung học phổ thông ở khu vực này
cơ bản không đổi ở mức 43% trong giai đoạn 2010 Như vậy ta có thé thay rang,
nghèo dưới góc nhìn đa chiều đối với khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc làmột van đề cần được nghiên cứu, xem xét và đánh giá Chính vì vậy, sinh viênchọn đề tài “Nghèo của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc Việt Nam dưới
góc nhìn đa chiều năm 2016” dé có cái nhìn khái quát nhất về bức tranh nghèo tạikhu vực này Từ đó, bài viết góp phần đưa ra những định hướng chính sách, giải
pháp hỗ trợ giảm nghèo đa chiều, hướng tới công cuộc giảm nghèo bén vững tại
khu vực Trung du và Miễn núi phía Bắc Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài việt được thực hiện nhăm các mục tiêu sau:
Thứ nhất, hệ thông lại cơ sở lý luận về nghèo, hoàn thiện khung lý thuyết
vê nghèo đa chiêu.
Thứ hai, xây dựng phương pháp đo lường và đánh giá nghèo đa chiều, ápdụng cho nghiên cứu tại khu vực Trung du và Miễn núi phía Bắc
Thứ ba, đưa ra đánh giá và kết luận về tình trạng nghèo đa chiều tại khuvực Trung du và Miền núi phía Bắc dựa trên việc phân tích số liệu, đồng thờinhìn nhận được các van dé liên quan tới nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nghèo đa
chiêu tại khu vực.
Thứ tu, xây dựng ý kiến về đề xuất, giải pháp cho thực trạng nghèo đachiều tại khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc trong tương lai
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nghèo đa chiều tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
thông qua bộ số liệu VHLSS2016, đặt mối quan tâm chính vào thu nhập và khả
năng tiêp cận các nhu câu xã hội của các hộ gia đình.
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được xem xét về mặt không gian và thời gian Về
phạm vi không gian, nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn khu vực Trung
du và Miền núi phía Bắc, bao gồm 15 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai, BắcKạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh Về phạm vi thời gian, đo
Trang 12lường và đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của các hộ dân tại thời điểm khảo sátnăm 2016 Dựa vào kết quả có được, bai viết đưa ra các kết luận, định hướng và
khuyến nghị giải pháp giảm nghèo trong những năm tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các văn bản,
tài liệu, so sánh các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, để tìm ra những điểmchung và những điểm khác biệt xoay quanh vấn đề nghèo đa chiều tại khu vựcTrung du và Miền núi phía Bắc
Thứ hai, bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích số liệu bằngphần mềm STATA, để có số liệu phục vụ cho việc so sánh, đánh giá tình trạng
nghèo đa chiều tại khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, dựa vào đó dé đưa racác khuyến nghị giải pháp phù hợp
6 Kết cầu nghiên cứu
Ngoài lời mở dau, tong kết và danh mục tham khảo, sinh viên tiến hành
trình bày bài luận văn theo 3 chương:
Chương 1: Khung lý thuyết và tong quan nghiên cứu về nghèo đa chiều
Chương 2: Thực trạng nghèo đa chiều và các nhân té tác động tới nghèo đa chiều
của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc
Chương 3: Kết luận, định hướng và khuyến nghị chính sách giảm nghèo đa chiềutại khu vực Trung du và Miễn núi phía Bắc
Trang 13CHUONG 1: KHUNG LÝ THUYET VÀ TONG QUAN
NGHIÊN CỨU VE NGHEO ĐA CHIEU
1.1 KHÁI NIEM VÀ BAN CHAT NGHEO ĐA CHIEU
1.1.1 Nghéo - nghéo vat chat- nghéo da chiéu
Trong tinh hinh kinh tế toàn cầu biến động, khủng hoảng việc làm, biếnđổi khí hậu, thiên tai diễn ra thường xuyên và phức tạp, thực trạng nghéo tại các
quốc gia vẫn chưa được khắc phục mà còn có xu hướng tăng cao hơn Nghèo bắt
nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, việc nhận ra thì rat dé dàng tuy nhiên
để xóa nghẻo thì lại quả là một điều khó khăn Nghèo vô hình chung trở thànhmột trong những nguyên nhân gây bất ôn kinh tế- xã hội toàn cầu và là mối de
dọa đôi với hòa bình, an ninh moi quôc gia.
Trước tiên, nghèo là một khía cạnh thuộc về xã hội, là tình trạng chấtlượng cuộc sống thiếu thốn và không được đảm bảo so với mức trung bình của xã
hội Nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình "Xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam-1995" đã đưa ra định nghĩa:"Nghèo là tình trạng thiếukhả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh
vực kinh tế " Trước đây, nghèo được xem xét dưới góc nhìn đơn chiều, phươngpháp đo lường nghèo đơn chiều được dựa theo chuẩn nghèo thu nhập và tỷ lệnghèo được ước lượng theo chuẩn nghèo chỉ tiêu bình quân (WB, 1995) Theocách hiểu này, “nghèo được coi như một điều kiện can thiết để con người duy trì
cuộc song, liên quan toi các điều kiện vật chất như ăn, mặc, nhà ở và duoc goi là
nghèo vật chất” Khi xã hội đã phát triển tới một mức độ nhất định, mức sống
của con người được đánh giá trên rất nhiều các yêu tô khác nhau, thì nghèo
không còn chỉ ton tai là nghéo vật chất, mà được mở rộng ra với các khía cạnhmới Vấn đề nghèo lúc này được tính đến bao gồm cả sự tiếp cận giáo dục, y tế
và có chất lượng cuộc sống phải đạt ở mức tối thiểu Theo cách tiếp cận này, thìnghèo được gọi là nghèo đa chiều
Như vậy, theo thời gian, quan điểm về nghèo được xây dựng và phát triển
từ đơn chiều lên đa chiều
a Nghèo vật chất
Theo World Bank (1992), nghèo đơn chiều (Unidimensional Poverty) là
“tình trạng một người hoặc một hộ gia đình có thu nhập hoặc chỉ tiêu thấp hơn
Trang 14tiêu chuẩn tối thiểu được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trongkhoảng thời gian nhất định” Ngoài ra nghèo vật chất còn được định nghĩa là
“tinh trạng một bộ phận dân cu không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơban cua con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của đất nước ” (Tôchức chống nghèo khu vực Châu Á Thái Bình Dương-1993) Nghèo là một kháiniệm phức tạp và không chỉ bị tác động bởi sự thiếu thốn về vật chất, mà còn bị
ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc trưng địa lý của từng vùng miền Trong khuôn khổ
khái niệm này, nghèo phán ảnh cuộc sống của con người trong hoàn cảnh khôngđảm bảo được ở mức tối thiêu, thu nhập hạn chế và dễ bị tổn thương trước nhữngbiến cố khó khăn Theo thời gian, các chính sách giảm nghèo dan bộc lộ nhữnghạn chế và thiếu hiệu quả khi thước đo duy nhất chỉ dựa trên thu nhập hay chitiêu, vì vậy các tiêu chí dé đánh giá chuẩn nghèo tại Việt Nam hay trên thé giới
đã ngày một được mở rộng và nâng cao.
b Nghèo da chiêu
Nghèo được biết đến trước tiên là nghèo đơn chiều, hay nghèo vật chất
Tuy nhiên cách nhìn nhận nghẻo chỉ theo chiều thu nhập trên thực tế đã xay ra ratnhiều tồn tai: (i) Nghéo vat chất không phan ánh được một số nhu cầu của conngười không chỉ hoặc không thé đo được bằng tiền ( nhu cầu hạnh phúc, nhu cầubình đăng ), (ii) Nhiều trường hop không nghèo về thu nhập nhưng lai vướngvào nghéo tại một số chiều khác như khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã
hội (iii) Xác định chuẩn nghèo theo thu nhập không thé đảm bảo xác định được
tất cả các hộ gia đình thuộc diện nghèo Do vậy, năm 1997, trong Báo cáo phát
triển con người cua UNDP, khái niệm nghéo đa chiều lần đầu tiên được đề cậptới Theo đó, “nghèo khổ con người chính là sự phủ nhận các cơ hội và sự lựachọn dé đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được ” WB(2000) đưa ra khái niệm “nghéo da chiéu: là sự mat di tình trạng ấm no, ấm no
có thé có thé được do bằng việc sở hữu của cá nhân về thu nhập, sức khỏe, dinhdưỡng, giáo duc, tài sản, nhà ở và các quyên nhất định trong xã hội như quyển tự
do ngôn luận Nghèo da chiéu còn là sự thiếu hut các cơ hội, thiếu quyên luc,kha năng và tinh trang dé bị tổn thương” Cách tiếp cận mới này sé mở rộng
phạm vi và bao quát được số lượng các hộ gia đình thuộc diện nghèo đa chiều,
hạn chế được tối đa tình trạng bỏ sót các hộ không vướng vào nghèo vật chấtnhưng lại bị thiếu hụt các nhu cầu phi vật chất khác
Trang 15Với khái niệm nghẻo đa chiều, việc tiếp cận tới các đối tượng rơi vào tinh
trạng nghèo bao phủ được phạm vi rộng hơn rất nhiều so với trước đây Đó cũng
chính là cơ sở dé các chính sách giảm nghèo của Chính phủ hoạt động một cách
có hiệu quả hơn, đời sống của người dân được quan tâm nhiều hơn
1.1.2 Bản chất của nghèo đa chiều
1.1.2.1 Quan điểm của quốc tế và Việt Nam
Có rất nhiều khái niệm về nghèo đa chiều đã được đưa ra trên thế giới
Theo Sen (1983): “nghèo là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình pháttriển của cộng đồng” Năm 2000-2001, trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới(WB, 2000), nghèo được xem xét tới không chỉ bao gồm thu nhập, chỉ tiêu màcòn bao gồm cả các mức độ hưởng thụ cơ bản về giáo dục, y tế, đinh dưỡng và
các lĩnh vực khác có liên quan tới phát triển con người Sau đó, năm 2008 Liênhợp quốc đã thông qua “Nghéo là thiếu năng lực toi thiểu dé tham gia hiệu quả
vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có du ăn, du mặc, không
được di học, không được đi kham, không có đất đai trong trọt hoặc không conghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng
có nghĩa là sự không an toàn, không có quyên và bị loại trừ của các cá nhân, hộ
gia đình và cộng đông Nghèo có nghĩa dé bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hộihoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệsinh an toàn” (UN, 2008) Alkire và Foster đã tiến hành nghiên cứu cách đo
lường mới với hướng đi tiếp cận khái niệm nghèo đa chiều từ năm 2008 Sau đó
UNDP cũng đã giới thiệu chỉ số nghèo đa chiều (MPI) được rút ra trong nghiên
cứu này trong các báo cáo phát triển con người năm 2010, đồng thời đề xuất ápdụng thống nhất trên thế giới vào năm 2015 Trong “Báo cáo tình hình phát triểnthé giới, tấn công nghèo” năm 2000, WB thừa nhận quan điểm truyền thống vềnghèo đa chiều: “ Nghéo da chiều không chỉ bao ham sự khôn cùng về vật chất (
được do lường theo một khải niệm thích hợp vỀ thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn
là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo duc và y té”.(WB, 2000)
Tại hội nghị về nghèo được tô chức tại Băng Cốc — Thái Lan (1993), Ủy
ban kinh tế xã hội khu vực Châu A — Thái Bình Dương đã đề cập rang: “Nghéo
là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cau cơbản của con người mà những nhu câu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội
thừa nhận” Mặc dù đã xuất hiện tại Châu Á, tuy nhiên khái niệm này chưa được
áp sát vào thực tế tại Việt Nam Phải tới năm 2013, công cuộc tiếp cận nghèo đa
Trang 16chiêu mới được triên khai cụ thê thông qua những văn bản chính sách của nhà
nước Năm 2015, dé án tông thé “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận do lườngnghèo từ đơn chiều sang da chiêu áp dụng cho giai đoạn 2016-2020” được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng dựa trên cả về chuẩn thu nhập và mức độ
thiêu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bảng 1.1: Xem xét về bản chât của nghèo đa chiêu trên một vài quan điêm
Khía cạnh
„ UNDP(1997) WB(2000) UN(2008) Viét Nam(2015)
xem xét
Vat chat Khó khăn Thu nhập và chi Điều kiện sống Thu nhập dưới
trong tiếp cận | tiêu ở đưới mức | đưới ngưỡng mức chuẩn nghèo
các nguồn lực | cơ bản cơ bản thu nhập được áp
tư nhân và xã dụng hội
Giáo dục | Thiếu bậc Sự thiếu hụt cả | Sự thiếu hụt ca | Tiếp cận giáo dục
giáo dục phố | về y tế và giáo | về y tế và giáo | thấp
Chất lượng | X - Dễ tốn thương | - Sự không an | - Diện tích nhà ở
biến cố cuộcsống
Trang 17- Phải sống tiếp cận thông tinngoài lề xã hội
1.1.2.2 Lựa chọn hướng bản chất của nghèo đa chiều của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu lựa chọn phân tích và đánh giá nghèo đa chiều theo theohướng tìm hiểu và nghiên cứu của Việt Nam, vì tính cho đến thời điểm hiện tại,
đây là phương pháp gần gũi và có thể bao quát được nhiều khía cạnh nhất củanghèo Nghèo đa chiều được đánh giá dựa trên 4 khía cạnh: thu nhập, giáo dục, y
tê và chât lượng cuộc sông.
Trang 18Nghèo xét về chiều thu nhập là tình trạng một hay nhiều cá nhân trong xãhội không có đủ thu nhập, điều kiện kinh tế không đáp ứng được mức sống trên
Nghèo về chất lượng cuộc sống là tình trạng mức sống của một hay nhiều
cá nhân trong xã hội không đạt mức các điều kiện cơ bản, không đáp ứng tiêuchuẩn của xã hội
1.2 KHUNG LÝ THUYET VE NGHEO ĐA CHIEU
1.2.1 Do lường nghèo đa chiều
1.2.1.1 Các phương pháp do lường nghèo đa chiêu của quốc tế và Việt Nam
a Nghéo da chiéu theo UNDP (1997)
Năm 1997, UNDP lựa chọn chi số HDI dé đo tóm lược sự phát triển củacon người, với 3 số đo cơ bản đó là : “Tuổi thọ (Một cuộc sống khỏe mạnh và lâudai); giáo dục(Tỷ lệ biết chữ ở người lớn và tỷ số tổng số học sinh, sinh viên dihọc tại các cấp tiểu học trung học và đại học); mức song(Tinh theo GDP bình
Trang 19quân dau người)” Theo đó UNDP cũng đưa ra cách tính chỉ số nghèo của conngười đối với các nước đang phát triển (HPI-1).
Chỉ số HPI-I được cho là đơn giản hơn chỉ số HDI với nội dung là đolường sự thiếu hụt cơ bản trong phát triển con người mà chỉ số HDI đã thể hiện:
“Tuổi thọ (Cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài- tuổi chết sớm); giáo dục (Tỷ lệ mùchữ ở người lớn); mức sống (Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, do bằng tỷ lệdân số không tiếp cận được tới nguồn nước sạch, và ty lệ trẻ thiếu cân so với độtuổi).” Cách đo lường sự thiếu hụt về mức sống hợp lý được UNDP đề cập làtrung bình trọng số của hai chỉ số cấu thành:
Trung bình không trọng số = 1/2 (số dân không sử dụng nguồn nước được cảithiện) + 1/2 (trẻ thiếu cân so với tuổi)
“Công thức tính chi số HPI-1:
P3 là trung bình không trọng số của số dân không sử dụng nguồn nước được cải
thiện và trẻ thiếu cân so với tuôi
œ=3”
Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ UNDP (1997)
Ngoài chỉ số HPI-1, UNDP còn đưa ra cách tính chi số HPI-2, là chỉ số
nghèo của con người đối với một số nước OECD lựa chọn Tương tự như HPI-1,
tuy nhiên chỉ số HPI-2 lại phản ánh sự thiếu hụt của cuộc sống con người dưới 4khía cạnh: “Tuổi tho (Cuộc sống khỏe mạnh và lâu dai- dễ chết sớm); giáo dục
(Khả năng tiếp cận kém với các dịch vụ giáo dục, đo bằng tỷ lệ người lớn thiếu kĩnăng đọc và viét); mức sống hợp lý (Do bằng tỷ lệ người dưới chuẩn nghèo thunhập); tinh dé bị tốn thương (Việc bị day ra ngoài xã hội, do bang tỷ lệ thất
nghiệp lâu dai).”
10
Trang 20“Công thức tính chỉ số HPI-2:
1
HPI-2= [ (P1 + P2“ + P3“ + P4*)]s (1.2)
Trong đó:
PI là xác suất sống chưa đến tudi 60 (x 100)
P2 là khả năng tiếp cận kém với các dịch vụ giáo dục, đo băng tỷ lệ người lớnthiếu kĩ năng đọc và viết
P3 là tỷ lệ số dân dưới chuẩn nghèo thu nhập (50% trung bình của phan thu
nhập.
có thê chỉ tiêu cho hộ gia đình đã điều chỉnh)
P4 là tỷ lệ thất nghiệp lâu dài (từ 12 tháng trở lên)
œ=3”
Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ UNDP (1997)
Tuy nhiên cả hai chỉ số này đều dần bộc lộ những hạn chế khi xét về cáckhía cạnh khác của nghèo, vì vậy cách đo lường nghèo đa chiều được nghiên cứu
và áp dụng đề phù hợp với thực tế cuộc sống của con người hơn
b Nghèo đa chiêu theo Alkire và Foster (2008) — UNDP (2010)
Năm 2010, UNDP đưa chỉ số MPI vào dé đo lường nghèo thay cho chỉ sốHDI cũ trước đây Phương pháp đo lường nghèo băng chỉ số MPI được phát triểnbởi Alkire va Foster (2008)- “Sáng kiến phát triển con người và nghèo Oxford(OPHI)” Bài viết xem xét các loại thiếu hụt khác nhau mà cá nhân gặp phải va
từ việc phân tích những thiếu hụt này để xác định người nghèo, sau đó sử dụng
nguồn thông tin này dé xây dung chỉ số nghèo đa chiều Trước khi thực hiện tinhtoán các chỉ số nghèo đa chiều, các chiều thiếu hụt được xác định rõ ràng, nhữngchỉ tiêu khác nhau được bao hàm trong đó Điểm cắt nghèo cũng sẽ được thiếtlập sao cho phù hợp đề xây dựng dữ liệu về nhóm nghẻo
11
Trang 21Bảng 1.2 : Các chỉ số thuộc các chiều thiếu hụt được xác định trong
chỉ số MPI
Chiều thiếu "
Chi sô Nội dung
hut
Sức khỏe Số trẻ tử vong Hộ gia đình có một hay nhiều trẻ bị tử
vong được coi là hộ nghèo
Số trẻ bị suy đinh Hộ gia đình có một hay nhiều trẻ suy
dưỡng dinh dưỡng được coi là hộ nghèo
Giáo dục Số năm đi học Hộ gia đình có trẻ đi học cấp hai
Tình trạng đi học Hộ gia đình có ít nhất 1 đứa trẻ không
Nên nhà Hộ gia đình có nhà cửa tôi tàn
Nhiên liệu đun nâu Hộ gia đình sử dụng nhiên liệu đun nâu
không an toàn
Tài sản Hộ gia đình không sở hữu tài sản thiết
yêu (xe cộ, điện thoai, )
Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ UNDP (2010)
Cách tiếp cận đo nghèo đa chiều của Alkire và Foster (2008) bao gồm: đo nghèo
đa chiêu theo chiêu rộng, chiêu sâu và tông hợp.
12
Trang 22- “Nghéo theo chiều rộng (Ty lệ nghèo theo đầu người):
H=2 (1.3)
Tt
Trong đó:
q là sô người nghèo đa chiêu tại khu vực điêu tra
n là tong sô dân được điêu tra
Ty lệ này không tăng thêm khi người nghèo bị thiếu hụt nhiều hơn, và cũngkhông thể chia nhỏ theo chiều để phân tích sự khác nhau giữa các nhóm Vì vậycần phải xem xét thêm về nghèo theo chiều sâu
- Nghéo theo chiều sâu (Khoảng cách nghèo trung bình):
Yc
qd
A= (1.4)
c là tông sô những mặt thiêu thôn có trọng sô mà người nghéo dang có
d là tông số chỉ số thành phần được xem xét
Mức độ nghèo theo chiều sâu thể hiện khoảng cách nghèo trung bình- là số thiếu
hụt trung bình mà một người phải chịu.
- Nghèo tổng hợp (Ty lệ nghèo theo đầu người có điều chỉnh):
MPI=HxA” (1.5)
Nguồn: Sinh viên tong hợp từ Alkire và Foster (2008)
Phương pháp này được nhận xét là mang tính chính xác và đầy đủ hơn phươngpháp đo lường nghèo được sử dụng trước đây Đồng thời cách tính này cũng hỗtrợ tối đa việc xác định nhóm dân cư rơi vao tình trạng nghẻo đa chiều, cần nhận
được hỗ trợ từ Chính phủ và cộng đồng Dựa vào cách tính này xác định các hộ
thuộc diện nghèo đa chiều sẽ giúp các chương trình, chính sách xóa đói giảm
nghẻo hoạt động một cách hiệu quả hon.
c Nghèo da chiều theo Ballon và Apablaza (2007)
Trong bài báo này, Ballon và Apablaza áp dụng phương pháp AF dé dolường và phân tích nghèo ở Indonesia trong bối cảnh đa chiều Nghiên cứu nàyxem xét nghèo trên năm chiều thiếu hụt (12 chỉ số) về tam quan trọng nội tại, bao
gôm: “giáo duc, nhà ở, địch vụ cơ bản, van dé sức khỏe và tai nguyên vật chát ”
13
Trang 23Bảng 1.3: Nội dung các chiều thiếu hụt trong đo lường nghèo tại Indonesisa
Chiều and
LZ Tiéu chi Nội dung
thiéu hut
Tường / San nhà / Ít nhất hai chi số bi thiếu hụt: tường hoặc sản
Nhà ở @ Mái nhà nhà được làm bang tre hoặc mái làm bang lá
Dinh dưỡng Bắt kỳ người lớn hay trẻ em trong hộ gia
đình bị suy dinh dưỡng
Tỷ lệ mắc bệnh cấp | Ít nhất một thành viên trưởng thành (15
Suc khỏe tính tuổi) gặp ít nhất 3 trong số 12 bệnh cấp tính
1
@)
gg cz, | It nhất một thành viên người lớn (15 tudi)
Tính dê biên đôi oo ag KT ok ak
dang trải nghiệm it nhât 4 trong sô 7 vân đê
biến đổi vật lý
Tiếp cận với nước | Không được sử dung nước uống an toàn hoặc
uống an toàn quãng đường từ nhà tới nguồn nước > 30
Các dịch phút đi bộ
vue cơ Tiếp cận điện | Không có điện
" Có vệ sinh cải thiện | Các tiện ích vệ sinh không được cải thiện
() hoặc chia sẻ với các hộ gia đình.
¬ ako ge Rac không được thu gom hoặc đốt cháy/ xử
Xử lý chât thải TU“
lý trên sông
Các ¬ Hộ gia đình không sở hữu bat kỳ tài sản lớn
Tài sản S CA ca ba ¬
nguôn lực nào và sở hữu <4 tài sản nhỏ
1 ˆ Tiêu dùng bình quân đầu người hàng tháng
(=) Thu nhap oe a
5 dưới mức tiêu chuan
Nguồn: Sinh viên tổng hop từ Ballon và Apablaza (2007)
14
Trang 24“Cách đo lường nghèo đa chiều được tác giả đề xuất:
Mụ€= HE x AS x DE (1.6)
Trong đó:
MoS là chỉ số nghèo đa chiều
H“ là phan trăm số người hiện đang sống trong tình trạng nghèo đa chiêu
AC là mức độ trầm trọng trung bình của những người trong tình trạng nghèo đachiều
D£ là khoảng thời gian trung bình mà con người ở trong tình trạng nghèo đa
chiều.”
Nguôn: Sinh viên tổng hợp từ Ballon và Apablaza (2007)
d Nghèo da chiêu theo BLDTB&XH Việt Nam (2015)
Theo BLDTB&XH Việt Nam: “Nghèo là một hiện tượng da chiêu, tình
trạng nghèo cân được nhìn nhận là sự thiếu hut/khéng được thỏa mãn các nhu
câu cơ bản của con người Những nhu cau ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được
xã hội thừa nhận.” Theo đó Bộ cũng đề xuất cách tiếp cận nghèo đa chiều áp
dụng ở nước ta là cách tiếp cận nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con
người Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và bất kỳngười dan nào cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu nay dé có thé đảm bao
một cuộc sông đây đủ.
15
Trang 25Bảng 1.4: Các tiêu chí của chiều thiếu hụt trong phương pháp tiếp cận
nghèo đa chiều tại Việt Nam
Chiều
thiếu hụt Tiêu chí đo lường Ngưỡng xem xét sự thiết hụt
1.1 Trình độ giáo dục của Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ đủ 15
tuổi đến 30 tuổi không tốt nghiệp THCS va
1) Giáo người lớn " ` ;
d hiện không di hoc
lục ; :
‘ 1.2 Tình trang di hoc cua | Hộ gia đình có it nhat 1 trẻ em trong độ tuôi
trẻ em đi học (5-dưới 15 tuổi) hiện không đi học
Hộ gia đình có người bị ôm đau nhưngkhông đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác2.1 Tiếp cận các dịch vụ y | định là bị bénh/chan thương nặng đến mức2)Y tế tế phải nằm một chỗ và phải có người chăm
ê
sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)
Sa ca Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuôi
2.2 Bảo hiém y tê | ; „ cà ,
trở lên hiện tai không có bao hiémy tê.
F ¬ Hộ gia đình đang ở trong nha thiếu kiên cỗ
3.1 Chât lượng nhà ở `
hoặc nhà đơn sơ 3) Nhà ở ; rT ere ^- ai LA
3.2 Diện tích nhà 6 binh | Diện tích nha ở bình quân dau người của hộ
quân đầu người gia đình nhỏ hơn 8m2
x Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn
` 4.1 Nguôn nước sinh hoạt , —
4) Diéu nước hợp vệ sinh
Hộ gia đình không có tài sản nào trong số
các tai san: Ti vi, radio, máy tinh; va không
nghe được hệ thống loa đài truyền thanh
xã/thôn - Người khuyết tật nặng, đặc biệt
nặng.
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015)
16
Trang 26Phương pháp đo lường nghèo đa chiều do BLĐTB&XH (2015) áp dụng tương tự
như phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (2008), đồngthời các tiêu chí đo lường cũng được cân nhắc dé phù hợp nhất với thực tế cuộcsông của người dân tại Việt Nam
1.2.1.2 Bình luận và dé xuất các tiêu chí do lường nghèo đa chiều trong bài
nghiên cứu.
a Bình luận
Nhận xét chung rút ra là các cách đo lường này đều bỏ qua chiều thiếu hụt
về vật chất, mặc dù đây là một chiều quan trọng cần phải kết hợp với các chiều
thiếu hụt khác dé xác định nhóm nghèo đa chiều Bên cạnh đó các tiêu chí về sức
khỏe chưa được cập nhật trong bối cảnh xã hội Việt Nam đã phát triển hơn thời
kì trước rất nhiều, ngoài ra hiện nay có tiêu chí như công nghệ thông tin và dịch
vụ viễn thông phát triển mạnh mẽ nhưng lại chưa được đề cập rõ ràng
Ngay đối với cách đo lường nghèo tại Việt Nam do BLDTB& XH (2015)
đưa ra thì phương pháp này vẫn bỏ sót chiều thiếu hụt về vật chất mặc dù các tiêu
chí được nhận xét là khá phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam Việc đưa
các chiều như nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin đều có tác dụng mang
lại cái nhìn tổng quát hơn về nghèo đa chiều Tuy nhiên việc chia chất lượng
cuộc sống ra thành các tiêu chí nhỏ hơn vô hình chung lại làm giảm tỉ trọng của y
tê và giáo dục trong việc xác định hộ nghèo.
b Dé xuất các tiêu chi danh giả nghèo da chiếu trong bài nghiên cứu.
Tham khảo bảng gán trọng số đo lường nghèo đa chiều theo Ngô Thang
Loi (2012), ta có bảng:
17
Trang 27Bảng 1.5: Do lường nghèo đa chiềuChiều nghèo Chỉ tiêu phân tích Trọng số
Không có điện 5/9
Không có nước sạch dé sinh hoạt 5/9Chất lượng cuộc | Không có nhà tiêu hợp vệ sinh 5/9
sống Nhà cửa tôi tàn 5/9
Môi trường sống bị 6 nhiễm 5/9
Không có tài sản thiết yếu 5/9
Ít nhất 1 đứa trẻ đến tuôi không được di hoc 5/3Giáo duc Ít nhất một thành viên trong hộ không hoàn thành 5/3
5 nam hoc
w Ít nhật một thành viên suy dinh dưỡng 5/3
Một hay nhiêu trẻ bị chêt 5/3
Nguồn: Ngô Thang Lợi (2012)
Theo Bang 1.5 ta có thé nhận thấy răng tổng trọng số của 3 chiều thiếuhụt được áp dụng là 10, sau đó được chia đều cho các chiều: chất lượng cuộcsống: giáo dục; y tế/sức khỏe, mỗi chiều chiếm trọng số 5/3, trọng số của các chỉ
tiêu trong mỗi chiều thiếu hụt cũng được chia đều Cách gán trọng số này tương
tự với cách gán trọng số cho các chiều thiếu hụt và các chỉ tiêu trong bài nghiêncứu của khoa Kinh tế Nông nghiệp, đại học Ibadan (Department of Agricultural
Economics, University of Ibadan, 2014) (tham khảo bảng 1.7) hay bài nghiên
cứu được thực hiện bởi Roy và cộng sự (2018) (tham khảo bảng 1.10).
Dựa trên cách gán trọng số này, đồng thời thông qua những ưu điểm và
hạn chế của các phương pháp nghèo đo lường đã nhắc tới tại phần bình luận, bàinghiên cứu quyết định sử dụng 10 tiêu chí đo lường của Việt Nam giai đoạn
2016-2020 đó là “trinh độ giáo duc của người lớn; tinh trạng di học của trẻ em;
tiếp cận dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quândau "người; nguon nước sinh hoạt; hồ xi/nha tiêu; sử dụng địch vụ viễn thông; tài
sản phục vụ tiếp cận thông tin” đồng thời bỗ sung thêm chiều thu nhập và đổi têntiêu chí “hố xí/nhà tiêu” được chuyển đổi thành “nhà vệ sinh” 11 tiêu chí này
được phân thành 4 nhóm, bao gồm: thu nhập, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc
sống và dé đơn giản, bài nghiên cứu chon lay tổng trọng số 4 chiều thiếu hụtbang 1 Phương pháp do lường dựa trên phương pháp đo lường nghèo đa chiều
18
Trang 28của Alkire va Foster (2008) Việc xác định trong số cho từng chỉ tiêu được xác
định như bảng dưới đây
Bảng 1.6: Trọng số của các chỉ số trong đo lường nghèo đa chiều tại khu vực
Trung du và Miễn núi phía Bắc (2016)
x T
Chi sô đo lường Ngưỡng thiêu hụt
Thành thị: Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ900.000 đồng trở xuống
Nông thôn: Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
đủ 700.000 đồng trở xuống
Hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ 15tuôi trở lên (sinh từ năm 1986 trở lại), khôngtốt nghiệp THCS và hiện không đi học
Tình trạng đi học | Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi
của trẻ em học (5 - đưới 15 tuổi) hiện không đi học
Sử dụng dịch vụ | Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng
viễn thông thuê bao điện thoại va internet
Tài sản phục Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các
vụ tiếp cận tai sản: Ti vi, radio, may tính và không nghe
thông tin được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn
Nguồn: Đoàn Minh Hiếu (2018)
19
Trang 29Bài dựa vào 11 chỉ tiêu đã đưa ra, sau đó tính điểm và xác định các chiềuthiếu hụt của các hộ gia đình, các chiều thiếu hụt được chia các trọng số phù hợp.
Chiều thiếu hụt về thu nhập chiếm tỉ trọng lớn nhất (1/4) do thu nhập có anhhưởng nghiêm trọng nhất tới nghèo đa chiều Không chỉ vậy, thu nhập còn ảnhhưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội khác Tiếp theo là chiều y tế vàgiáo dục, mỗi yếu tố trong các chiều chiếm trọng số 1/8, cuối cùng là chiều chất
lượng cuộc sông, bao gôm 6 yêu tô, mdi yêu tô sẽ được nhận trọng sô là 1/24.
Dựa trên cơ sở kết quả của bộ số liệu VHLSS2016, bài nghiên cứu sẽ tiến hànhđánh giá nghèo đa chiều tại khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc theo:
- Từng chiều của nghèo đa chiều: việc đánh giá theo từng chiều này giúpcho nghiên cứu biết rõ được các chiều thiếu hụt nhiều hay ít, mức độ ảnh hưởngcủa từng chiều tới chỉ số MPI
- Xem xét tỷ lệ nghèo H và mức độ nghèo A trong chỉ số MPI, từ đó phântích chỉ số MPI tổng hop và mức độ đóng góp của hai yếu tố này trong chỉ số
MPI.
Sau khi chạy các thống kê mô ta, thống kê được số điểm va số chỉ tiêu
thiết hụt tại mỗi gia đình, bài nghiên cứu tiến hành so sánh, đối chiếu và tính toánchỉ số MPI theo công thức
MPI= Hx A Trong đó:
Số người nghèo da chiều
H là tỷ lệ nghèo theo chiều rộng H = 4/» = (1.3)
Tổng dần số điều tra
Số người nghèo đa chiều q được tính bằng cách thống kê số lượng hộ gia đình có
điểm
c > 1/4, các hộ này được xếp vào các hộ thuộc diện nghéo da chiều, nếu 1/6 <c
< 1/4 thì hộ gia đình được xếp vào diện hộ cận nghèo
A là tỷ lệ nghèo theo chiều sâu (thể hiện mức độ nghiêm trọng của nghèo đachiều)
¬= (14)
Trong đó c là tổng số mặt thiếu thốn có trọng số mà người nghèo đang phải chịu
q là tổng số người nghèo đa chiều
d là tông số điểm của các tiêu chí phản ánh nghèo (d=11)
20
Trang 30Bài viết dựa vào kết quả các số liệu đã nêu trên dé đánh giá chỉ số MPI
c cho biết hộ gia đình có thuộc diện hộ nghéo da chiều hay không
H phản ánh phần trăm số người dân hiện đang sống trong các hộ gia đình thuộc
diện nghẻo đa chiêu.
A phản ánh các chỉ tiêu có trọng sô chiêm bao nhiêu phân trong tông các chỉ sô
được điều tra trên hộ gia đình
Và cuối cùng, MPI cho biết ty lệ người dân thuộc diện hộ nghèo đa chiều sau khi
đã được cân bằng giữa nghèo theo chiều sâu và chiều rộng, MPI càng cao phảnánh mức độ nghèo đa chiều càng nghiêm trọng
1.2.2 Các nhân tố tác động đến nghèo đa chiều
1.2.2.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa ly
a Vi tri dia ly
Đối với mỗi khu vực, vị trí dia lý luôn là một yếu tố được xem xét đầutiên khi áp dụng các chính sách kinh tế Việc nhìn nhận vị trí địa lý của từng địa
phương sẽ cho vùng xác định được hướng phát triển tập trung vào nông nghiệp
hay công nghiệp một cách phù hợp nhất Không chỉ vậy, vi trí địa ly dân cư còn
ảnh hưởng tất nhiều tới khả năng tiêu thụ, buôn bán, giao thương các mặt hàngthiết yếu như lương thực thực phẩm, các mặt hàng nông sản hay các sản phẩm từ
khu vực công nghiệp.
Khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục hay tiếp cận với cácnguồn thông tin cũng bị tác động bởi vị trí địa lý và phân bố dân cư Tại các khuvực miền núi, vùng cao, dân cư dàn trải, việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội bịhạn chế rất nhiều bởi khoảng cách địa lý giữa các khu dân cư với trung tâm xã,phường thị tran Và ngược lại những vùng dân cư có vị tri gần khu trung tâm, nơitập trung các trường học, bệnh viện sẽ có điều kiện tốt hơn dé tiếp cận với dịch
vụ y tê va giáo dục.
Các vùng có địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa, dân cư di lại khó khăn,thời tiết khắc nghiệt và thường xảy ra lũ quét, khiến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng(CSHT) bị hạn chế, từ đó cản trở người dan trong việc tiếp cận thông tin và trao
đôi mua bán hàng hóa.
b Diéu kiện tự nhiên
21
Trang 31Tình hình phát triển kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên của
khu vực đó Dựa vào các yêu tô như đât, nước, khí hậu, khoáng sản mà người ta
có thé nhìn nhận được thé mạnh phát triển kinh tế của từng vùng
(i)
(ii)
(iii)
Dat và nước Đối voi nông nghiệp sự giàu có về nguồn tài nguyên dat
và nước được xem như một yếu tố quan trọng dé phát triển Với nhữngvùng đất bằng phang, phì nhiêu và mau mỡ, việc trồng trọt chăn nuôi
sẽ phát triển mạnh mẽ hơn so với những khu vực có chất lượng đất
kém, đất bị bạc màu, hệ thống thủy lợi không được đầu tư cho tướitiêu Hoặc tại những vùng ven biển, ven sông lớn lại thuận lợi dé đầuphát triển nuôi trồng thủy hải sản
Khí hậu Việc phát trién cây trồng hay vật nuôi cũng phụ thuộc rất lớnvào điều kiện khí hậu tự nhiên của từng vùng, nhiều loại cây, vật nuôichỉ có thể phát triển trong điều kiện khí hậu riêng biệt Ngoài ra, sựkhác biệt về khả năng phát triển sinh trưởng theo mùa cũng thúc đâyhoạt động tăng canh xen vụ, đây được coi như yếu tô song song với đất
và nguồn nước Việc tăng canh xen vụ khiến cho mỗi vùng có một đadạng sinh vật khác nhau Và chính điều này cũng có những ảnh hưởng
nhất định tới phát triển nông nghiệp
Các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, thủy điện, nhiệt điện
hầu hết được phát triển tại các vùng có sẵn các nguồn tài nguyên thiênnhiên cần thiết Nguồn khoáng sản có tác động chủ yếu tới sự mở rộng
và phát triển của các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng
Vì vậy điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý có ảnh hưởng không nhỏ tới cả 3
chiêu của nghèo, đó là y tê, giáo dục và chât lượng cuộc sông.
1.2.2.2 Nhân t6 môi trường kinh té - kỹ thuật — xã hội của khu vực
a Cơ sở hạ tang:
Cơ sở hạ tang là một trong những điều kiện tiên quyết dé hiện thực hóa,
đưa các dịch vụ xã hội cơ bản vê các vùng miên xa xôi hẻo lánh, dau tư xây dựng
cơ sở hạ tang giúp hỗ trợ phát triển kinh tế một cách toàn diện, đồng thời cải
thiện cuộc sông người dân.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình giao thông, công trình thủylợi, hệ thống thông tin liên lạc Khả năng tiếp cận được với nguồn nước sạch là
một trong những chỉ tiêu cân thiệt trong quá trình xem xét các khía cạnh của
nghèo đa chiều Việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt có ảnh hưởng lâu dài tới
22
Trang 32sức khỏe của người dân, từ đó ảnh hướng tới sức lao động và thu nhập Hay việc
xây dựng mạng lưới điện, mạng lưới thông tin liên lạc, các cột sóng, Internet là
yếu tố hỗ trợ rất nhiều cho đời sống hằng ngày cũng như hoạt động sản xuất.Thực trạng cho thấy, tỷ lệ nghèo tại các vùng nông thôn thường lớn hơn tại cáckhu vực thành thị, một phần là do kinh tế tại vùng nông thôn đa số dựa vào thu từhoạt động nông nghiệp Vì vậy hệ thống thủy lợi phát triển có ý nghĩa rất lớn
trong phục vụ nông nghiệp, cải thiện vụ mùa và nâng cao thu nhập cho người dân tại vùng nông thôn.
Cơ sở hạ tang xã hội có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất củangười dân, giúp người dân giảm mức nghèo, được xem như bao gồm nhà ở vàtập hợp một số ngành có tính chất hỗ trợ dịch vụ xã hội Trong đó cơ sở y tế vàgiáo dục là hai yếu tố cần được quan tâm nhiều hơn do có tác động tới sức khỏe
và năng lực của người dân Việc phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục luôn là mốiquan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia Giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việcđịnh hướng phát triển con người đặc biệt là đối với trẻ em Giáo dục mang lạinhững lợi ích về lâu dai cho con người, giúp cải thiện năng lực, kỹ năng một cách
toàn diện nhất, là cách thức tạo ra một thế hệ với nguồn lực lao động đồng đều và
là động lực thúc đây kinh tế mỗi quốc gia Các dịch vụ y tế như khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế là cơ sở dam bao sức khỏe cho người dân
yên tâm sinh sống và làm việc
Phát triển kinh tế và giảm nghèo luôn đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội
b Kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là môi trường làm việc trực tiếp của người lao
động Hệ thống cơ sở các trường học, bệnh viện, hay chất lượng nhà ở có tác
động rất lớn tới cuộc sống của người dân Một môi trường kinh tế xã hội tốt sẽthúc đây khả năng làm việc của người lao động và tác động tích cực đến thu nhập
của người dân, từ đó hỗ trợ giảm nghèo Ngược lại, một môi trường kinh tế hoạt
động kém, xã hội không én định, việc làm của người lao động không được đảmbảo sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp hoặc thu nhập không đủ để chi tiêu cho cuộcsong Kết quả tất yếu dan tới tình trạng nghéo và tệ nạn xã hội Lam phát gia tăngkhiến sức mua của đồng tiền giảm xuống và khiến người nghèo khó có thê thoátnghèo khi không đủ khả năng chỉ trả cho những nhu cầu cơ bản Quá trình đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chong tại nhiều địa phương kéo theo nguồn lao
động di cư, xu hướng lao động chuyên từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp
23
Trang 33ngày càng gia tăng gây sức ép cho cơ sở hạ tầng Bên cạnh đó, nguồn lao độngchưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế
xã hội của vùng.
Việc thoát nghèo cũng trở nên khác nhau hơn tại các vùng kinh tế tậptrung phát trién nông nghiệp hay công nghiệp, tùy thuộc vào tốc độ, trình độ pháttriển và các dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo tại mỗi khu vực mà tỷ lệ nghèo, thoát
nghèo sẽ có sự chênh lệch.
c Dân sé
Quy mô dân số có tác động đến tính hiệu quả của các chương trình chính
sách giảm nghéo và hỗ trợ giảm nghèo tại mỗi khu vực Mặt khác quy mô dân số
cũng ảnh hưởng tới nguồn cung lao động, từ đó tác động tới quyết định mở rộng
quy mô kinh tế, tăng trưởng kinh tế vùng nhanh hơn cũng dẫn tới vấn nạn nghèo
được xử ly nhanh hơn.
1.2.2.3 Nhân tô về chính sách của khu vực/ địa phương
Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế tại mỗi khu vực/ địaphương sẽ cho phép nền kinh tế tăng trưởng một cách tiến bộ, ổn định và bền
vững theo các hướng khác nhau Bên cạnh chủ chương của nhà nước thì các
chính sách thúc đây kinh tế tại mỗi địa phương cũng bao gồm những chươngtrình giảm nghèo riêng biệt, phù hợp với đặc thù từng vùng, miễn
Các chính sách giảm nghèo về thu nhập được áp dụng theo nhiều hướng
như hỗ trợ vay vốn sản xuất, đào tạo và dạy nghề Những chính sách này đã thật
sự phát huy được hiệu quả và có tác động rất lớn tới việc giảm nghèo theo chiềuthu nhập cho các hộ gia đình tại nhiều địa phương Thu nhập được cải thiện sẽgiúp người dân chú ý hơn tới việc phát triển các nhu cầu khác trong cuộc sốngnhư giáo dục, y tẾ, tiếp cận thông tin
Các chính sách về dịch vụ xã hội mục đích giúp người dân dễ dàng tiếpcận với các nguồn thông tin cũng được triển khai tại hầu hết các địa phương.Việc khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội chủ yếu xuất phát từ nguyênnhân cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương chưa được đầu tư nâng cấp Điểmmau chốt của các chính sách này đó là phải hoàn thiện được hệ thống giao thông
từ cấp địa phương, nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin để người dânkhông chỉ nắm bắt được các thông tin xã hội mà còn năm bắt được các thông tin
về hoạt động sản xuất như mùa vụ, thời tiết, công tác khuyến nông, các thông báo
về chính sách ưu đãi giảm nghẻo Các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người
24
Trang 34nghèo nắm bắt các thông tin cũng được khuyến khích, nhăm nâng cao hiểu biết
về quyền và nghĩa vụ chủ động tích cực tiếp cận chính sách hỗ trợ người nghèo
của Chính phủ đề vươn lên thoát nghèo
1.2.2.4 Nhân to về hộ gia đình
Trước hết khi xem xét nhân tổ về hộ gia đình, cần xem xét về quy mô hộgia đình Nếu một hộ gia đình có quy mô lớn, tỷ lệ số người trong độ tuổi laođộng nhiều thì thu nhập sẽ được cải thiện và trở thành động lực giảm nghèo.Ngược lại nếu quy mô hộ lớn nhưng tỷ lệ người phụ thuộc lớn hơn số người lao
động chính thì việc giảm nghèo sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, quá trình giảm nghèo cũng phụ thuộc khá nhiều vào nghềnghiệp chính của các hộ gia đình Tại các vùng nông thôn, nghề nghiệp chính củacác hộ gia đình là làm nông Nghề này tại nước ta hiện nay mang lại thu nhập kháthấp, chưa đủ đáp ứng cho người dân một cuộc sông đầy đủ Ngược lại, tại nhữngkhu vực có công nghiệp, dịch vụ phát triển, người dân có nhiều cơ hội nghềnghiệp và nguồn thu nhập cũng đa dạng hơn, đây cũng chính là lý do khiến tỷ lệnghèo cũng thấp hơn
Khả năng thoát nghéo ngoài ra còn phụ thuộc vảo trình độ giáo dục và khả năng làm việc của người lao động Việc được giáo dục ở một trình độ cao hơn
mức phổ cập sẽ khiến họ có được một công việc ồn định hơn, một thái độ làm
việc nghiêm túc và cầu tiến cũng sẽ giúp thu nhập tăng lên, từ đó có tác động tích
cực tới việc giảm nghẻo và ngược lại.
1.3 TONG QUAN NGHIÊN CỨU
Khi cuộc sống xã hội ngày một phát triển, tính nhân văn trong đời sống
con người cũng vì thế mà được đề cao hơn Con người dần dần có xu hướng quan
tâm đến nhau và quan tâm đến cộng đồng, vấn đề nghèo theo đó cũng được đề
cập nhiều hơn trước Tuy vậy, không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về nhữngyếu tô tác động trực tiếp đến nghèo, hay nghèo đa chiều, chính vi vậy mà rấtnhiều nghiên cứu về chủ đề này đã ra đời nhằm chỉ ra những nguyên nhân trực
tiếp, gián tiếp gây ra những tôn thương và khiến con người dễ rơi vào tình trạngnghèo đa chiều
Individual and institutional determinants of multidimensional poverty: A European comparison Dewilde (2008).
25
Trang 35Dewilde (2008) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố về cá nhân và thé chếquyết định tình trạng nghèo đa chiều- so sánh tại một số nước Châu Âu Bàinghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mức độ khác biệt giữa các
quốc gia về xác suất nghèo đa chiều, được giải thích bằng các chỉ số đặc thù của
chê độ phúc lợi tai nước sở tại
Ngay từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc xácđịnh tác động của các yếu tố thuộc về chiều phúc lợi đối với mỗi các nhân, nhưtình trạng thất nghiệp (Gallie và Paugam 2000), các đặc điểm và sự đánh giá vềloại nhà ở (Hoekstra 2005) hoặc các chuẩn mực xã hội (Mau 2004) Khi nhắcđến nghèo, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào thu nhập hoặcmức độ bat bình đăng Tuy nhiên, như Arts và Gilissen (2002) đã chỉ ra rang mức
độ tác động của các yếu tố phúc lợi mạnh hơn rất nhiều so với các yếu tố còn lại.Bison và Esping-Andersen (2000) cũng chỉ ra rằng nghèo đa chiều có mối quan
hệ mật thiết với mức độ các cá nhân/hộ gia đình có thể duy trì một tiêu chuẩnsống ở mức cơ bản so với xã hội
Bài nghiên cứu tập trung vào xem xét tác động của các chính sách của nhà
nước về phúc lợi xã hội đến tình trạng nghèo dưới cách tiếp cận đa chiều Các
phân tích được tiến hành năm 2001, sử dung dit liệu cua 10 quéc gia Chau Au,
giới han mẫu trong dân số dưới 65 tuổi Nghèo đã được xem là một khái niệm dachiều trong các nghiên cứu của Room (1995), Layte và cộng sự (1995), Kohl
(1996), Vranken (2001) Nghiên cứu của Dewilde (2008) xây dựng khái niệm
nghèo đa chiều bằng cách phản ánh mức độ khác nhau về nghèo theo chiều rộng
và nghèo theo chiều sâu Các yếu tố được nhắc đến tại chiều thiếu hụt phúc lợi xã
hội như : Nhà vệ sinh thiếu các thiện nghi cơ bản(bồn tắm, vòi hoa sen); thiếu hệ
thống máy sưởi; vấn đề nhà ở( xảy ra hai hoặc nhiều tình trạng như mái nhà bị
dột, tường 4m ướt, sàn nhà hoặc tran nha không hợp vệ sinh, hoặc nhà thiếukhông gian, không đủ phòng ngủ); khó khăn về mặt tài chính; thu nhập thấp (thunhập hộ gia đình hàng tháng thấp hơn 60% trung bình thu nhập của dân số tại
khu vực khảo sát); các hộ gia đình không đủ khả năng chi tra cho khoản chi tiêu
thiết yếu (mua thực phẩm, mua quan áo ); thiếu nhà ở Bên cạnh đó các yếu tổđược nhắc đến tại chiều các quyết định về thé chế của nha nước đó là: các chế độphúc lợi; các chính sách( về thay thế thu nhập, thị trường lao động, hỗ trợ hộ gia
đình) Mặc dù vẫn là một phạm trù khá rộng, nhưng trong nghiên cứu thực
nghiệm, việc xác định các chế độ phúc lợi thường dựa trên một số chỉ tiêu giới
hạn, các chỉ số được sử dụng trong bài nghiên cứu của Dewilde (2008), chỉ đề
26
Trang 36cập tới các chính sách va kêt quả của các chính sách nay ảnh hưởng tới nguy co
nghèo đa chiều
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nghèo tại mỗi quốc gia là không giống nhau Cácbiến về kinh tế xã hội đều có tác động mạnh mẽ tới tinh trạng nghéo của các hộgia đình, nguy cơ nghèo đa chiều cao hơn ở các quốc gia có ít các chính sách vềviệc làm và bảo vệ người lao động, tình trạng nghèo đa chiều cũng thấp hơn tại
các quôc gia có chính sách hồ trợ và bảo vệ trẻ em.
The Determinants of Multidimensional Poverty in Nsukka, Nigeria".Ataguba, Fonta & Ichoku (2011).
Nghiên cứu về các yếu tố quyết định nghèo da chiều ở Nsukka, Nigeria
được thực hiện bởi Ataguba và cộng sự năm 2011 Bài viết này tìm hiểu các yếu
tố có liên quan đến nghèo đa chiều ở Nsukka, Nigeria Dựa vào bộ dữ liệu từ mộtcuộc khảo sát các hộ gia đình ở Nsukka, phương pháp phân tích tổng hợp được
sử dụng dé đo lường nghèo va các mặt thiếu thốn Các thông tin sau đã được thuthập: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm nhà ở, giáo dục, y tế và chăm sóc sứckhỏe, việc làm và chất lượng việc làm, tiêu dùng và chi tiêu hộ gia đình, nhận
thức về các giá tri và tự do trong việc ra quyết định, nhân phẩm và an ninh / bạo
lực, và sự cần thiết nhận thức của một tiêu chuẩn chấp nhận được cuộc sống Các
mô hình bình phương, probit cũng được sử dung dé đánh giá các yếu tố dự đoán
nghèo.
Kết quả chỉ ra rằng từ 70% đến 78% dân số trong nghiên cứu được xếpvào hộ cận nghèo hoặc nghèo Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nghèo đachiều đạt mức anh hưởng như sau: Sức khỏe thiết yếu 91,75, đặc điểm nhà ở
86,24, giáo dục 78,54, thu nhập / chi tiêu 71,25, chất lượng việc làm 69.10, việc
làm 69.10, an toàn về thé chất 61,14, nhận thức về các giá trị và tự do trong việc
ra quyét định 60,67, vấn dé về an ninh va bạo lực 44,66 Hộ được xếp vào diện
nghèo đa chiều khi bị tước mất 30% các chỉ số có trọng số Các kết quả liên quan
đến tỷ lệ thiếu hụt cho thấy chất lượng vệ sinh, nguồn điện, giáo dục, chất lượngviệc làm và tiêu dùng là những yếu tố chính quyết định tình trạng nghèo đachiều
Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng các quan niệm về nghèo
và đo lường khác nhau có khả năng xác định các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo
là khác nhau Thước đo nghèo về thu nhập trong bài nghiên cứu này cho thấy
rằng phụ nữ ở Nsukka ít nghèo hơn nam giới, kết quả được chứng thực bằng các
27
Trang 37số liệu thống kê quốc gia liên quan đến chủ hộ (FOS, 2004) Tuy nhiên, khi đượcxem xét dưới góc nhìn đa chiều, phụ nữ được chứng minh là thiếu thốn hơn so
với nam giới Những chiều thiếu hụt khác không được áp dụng trong đo lườngnghèo về thu nhập và có thé là ly do cho những kết quả tương phản giữa cách dolường nghèo đa chiều và nghèo thu nhập trong nghiên cứu này
Tổng quát hơn, bài nghiên cứu đã tìm thấy sự chồng chéo, không chínhxác ở những người được xác định là nghèo bằng các phương pháp đo lườngnghèo khác nhau (Verger, 2003 cho một lập luận tương tự) Điều này có ý nghĩarất lớn đối với chính sách và nhằm mục tiêu giảm nghéo (Laderchi và cộng sự,2003) tại khu vực nghiên cứu Dé đánh giá thêm những khác biệt này, các yếu tôquyết định thiếu hụt đối với tình trạng nghèo đa chiều được nghiên cứu Kết quảcho thấy sức khỏe, giáo dục và vị trí cư trú là những chỉ số có ý nghĩa thống kêquan trọng Các biến này cũng có xu hướng liên quan đến số lượng chỉ tiêu thiếuhụt cao hơn Dân cư tại các vùng nông thôn, khả năng tiếp cận giáo dục, thấtnghiệp và sức khỏe kém được cho là các yếu tô có liên quan đến tình trạng nghèonghiêm trọng hơn tại các hộ gia đình Các yếu tố này tương tự như các yếu tố
thường được bao cáo trong các nghiên cứu trước đây (Deutsch và Silber, 2005;
Wagle, 2008) và có liên quan mật thiết tới tình trạng nghèo đa chiều Các kết quảtrên cho thấy rằng việc phát triển các mô hình, chính sách giảm nghèo hiệu quả ở
Nsukka sẽ đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ về những mặt thiếu hụt của nghèo đa
chiều Các yếu tố này có thé được liên kết với nhau và việc xác định các yếu tốliên quan đến nghèo đa chiều sẽ phức tạp hơn Do đó, cần một cách tiếp cận tíchhợp dé hiểu mối liên kết giữa các yếu tô ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đa chiều
Ví dụ, điều kiện nhà ở được cải thiện có thể tác động tích cực đến sức khỏe Hay
việc làm chất lượng có thể tăng chất lượng điều kiện nhà ở Tóm lại, trong khi
giải quyết tình trạng nghèo đa chiều đòi hỏi phải có cách tiếp cận từ nhiều
phương diện và có những chính sách giảm nghèo phù hợp.
Trend and determinants of multidimensional poverty in rural Nigeria Department of Agricultural Economics, University of Ibadan, Ibadan, Oyo State, Nigeria (2014).
Nghiên cứu về xu hướng và yếu tố quyết định nghèo đa chiều tại vùngnông thôn Nigeria được thực hiện bởi khoa Kinh tế Nông nghiệp, đại học Ibadan,Ibadan, Oyo State, Nigeria năm 2014 Bài sử dụng đữ liệu khảo sát mức sống dân
cư toàn quốc gia năm 2004-2010 (NLSS), thông qua phương pháp luận và mô
28
Trang 38hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đa chiều, các chiều vềnghèo được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.7: Các chiều thiếu hụt, trọng số đánh gia nghèo đa chiềuChiều thiếu hụt Chỉ tiêu Nội dung
Vật liệu làm tường không
đạt chuẩn (Liên hợp quốc,
2003)
Vật liệu mái (1/30)
Vật liệu làm mái không đạt
chuẩn (Liên hợp quốc,
Trang 39Đã từng đi học (1/10) | Chủ hộ không đi học
Giáo dục (1/5) Chủ hộ có ít nhất sáu chủ hệ on nhất6 năm.năm giáo dục chính quy tpg , "
(1/10) giáo dục chính quy (Liên
hợp quôc, 2003).
Bị bất kỳ hình thức bệnh | Chủ hộ bị bất kỳ dạng bệnh
tật nào (1/10) nào Sức khỏe (1/5)
Các hoạt động dừng lại | Chủ hộ ngừng hoạt động
do bệnh tật (1/10) lao động do bệnh tật này
Hộ gia đình không sở hữu
nhiều hơn một trong những
Quyền sở hữu tài sản điều sau đây tài sản: xe
(1/10) dap, dai phat thanh, dién
Tai san (1/5) thoai, truyén hình, một
ngôi nhà.
Nguồn: Department of Agricultural Economics, University of Ibadan(2014)
Vệ mức độ đóng góp các yêu tô vào chỉ sô MPI, kết luận bai nghiên cứu đưa
ra bảng kết luận
Bảng 1.8: Tỷ lệ mức độ đóng góp của các yếu tố vào chỉ số nghèo đa chiều MPI
Năm Nhà ở Vệ sinh Giáo dục Sức khỏe Tài sản
2004 13.56 17.13 19.43 27.49 22.39
2010 13.87 16.77 20.59 25.87 22.9
Nguồn: Department of Agricultural Economics, University of Ibadan(2014)
Kết quả cho thay sức khỏe là yếu tổ đóng góp nhiều nhất cho nghèo, tiếp theo là
tài sản và giao dục Mặc dù, sô lượng hộ gia đình có chủ hộ không đạt vê chiêu
giáo dục giảm, nhưng vẫn có hơn một phần ba số hộ vẫn có tình trạng không đi
học, hoặc đi học không đủ 6 năm giáo dục chính quy Quy mô hộ gia đình có tác
động mạnh mẽ tới tình trạng nghèo đa chiều Nông nghiệp vẫn là nghề nghiệp
Trang 40chính trong các hộ gia đình nông thôn và các hộ gia đình có nghé nghiệp chính lànông nghiệp vẫn duy trì tình trạng nghèo đa chiều cao hơn so với các hộ gia đình
có nghề nghiệp chính phi nông nghiệp
An analysis of multidimensional poverty and its determinants in rural Nigeria Joshua, Kayode & Gbenga (2017).
Năm 2017, ngién cứu phân tích về nghèo da chiều va các yếu tố quyết
định tại nông thôn Nigeria được thực hiện bởi Joshua và cộng sự Nghèo được
hiểu theo định nghĩa đa chiều và không chỉ bao gồm chiều thiếu hụt về thu chỉ tiêu Bởi thu nhập có thể có những ảnh hưởng nhất định tới một loạt các yếu
nhập-tố khác như dinh dưỡng, quần áo, nhà ở Những năm gần đây chúng ta đã chứng
kiến ngày càng nhiều những nghiên cứu đồng ý với tư tưởng này Nghiên cứu
của Sen (1992) đã chỉ ra rằng một số nhu cầu cơ bản của cuộc sống con ngườikhông được đáp ứng như hệ thống y tế và giáo dục được cung cấp bởi nhà nước
Theo Bruck và Kebede (2013) đã áp dụng thước đo nghèo đa chiều bao gồm các
biến khác nhau, trong đó biến về tài sản được xem xét để đánh giá tình trạng
nghèo về lâu dài Nghèo tại Châu Phi ha Sahara (Zedini và Belhaji, 2015) được
đánh giá chủ yếu dựa trên mức độ phát triển của sơ sở hạ tầng Batana (2008) đã
sử dụng phương pháp đo lường của Alkire và Foster (2008) để ước tính nghèo đachiều ở 14 quốc gia châu Phi hạ Sahara, xác định hộ gia đình nghèo và hộ giađình không nghèo dựa trên bốn khía cạnh: tài sản, sức khỏe, học hành và traoquyên Bốn kết quả chính bao gồm: Thứ nhất, có sự khác biệt tương đối về chi số
nghèo đa chiều tại các quốc gia Thứ hai, xếp hạng các quốc gia dựa trên thước
đo nghèo đa chiều của Alkire va Foster (2008) khác với xếp hang dựa trên cácchính sách về phúc lợi tiêu chuân (HDI và nghèo thu nhập) Thứ ba, tình trạngnghèo đa chiều ở nông thôn phô biến hơn ở thành thị Thứ tư, phân chia nghèo
theo các chiều cho thấy rằng thiếu hụt về giáo dục là nguyên nhân chính dẫn đếnnghèo đa chiều Oyekale và Yusuf (2010) đã xác định các yếu tố kinh tế xã hộiảnh hưởng đến hộ gia đình và nghèo đa chiều qua các vấn đề về phúc lợi và
phương pháp đối phó.
Dựa vào nhận định từ các bài nghiên cứu trước đây, nghiên cứu về nghèo
đa chiều tại Nigeria (2017) dựa vào nguồn số liệu khảo sát các hộ gia đình đượcthực hiện bởi Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới (2012), tác giả thực hiệnphân tích dir liệu, phân tích hồi quy logit dựa trên các chiều thiếu hut và các chỉ
tiêu sau đây
31