1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Tác động của đô thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

CHUYEN DE THUC TAP

Chuyên ngành: Kinh tế và Quan ly Đô thị

Đề tai: TÁC ĐỘNG CUA ĐÔ THỊ HOA DEN DAN SO, LAO DONGVÀ VIỆC LAM TREN DIA BAN XA CU KHE, HUYỆN THANH OAI,

THANH PHO HA NOI

Sinh vién: Nguyén Thi Minh Anh

Trang 2

CHUONG 1: CƠ SỞ LY LUẬN VE ĐÔ THỊ HOA VÀ TÁC ĐỌNG CUA

ĐÔ THỊ HOA DEN DAN SO, LAO DONG VÀ VIỆC LÀM 11

CHUONG 2: THUC TRANG ĐÔ THỊ HOA VA TAC ĐỘNG CUA ĐÔ THỊ

HOA DEN DAN SO, LAO DONG VA VIEC LAM TREN DIA BAN XA CUKHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHO HA NỘI - 20

2.1 Giới thiệu chung về xã Cự Khê, huyện Thanh Oai 202.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh té xã hội -c-¿-cccccccvvccerrvrrrrrvee 20

2.1.2 Quá trình đô thị hóa ở xã Cự Khê - c6 csx +ssersrek 23

2.2 Thực trạng dân số xã Cự Khê 2-2 2 E2 2EEeEEeEEerErrrrrkerkeee 25

2.2.1 Quy mô dân số xã Cự Khê và xu hướng phát triển dân số xã Cự Khê

ial si00200581/20/02 0n 25

2.2.2 Đánh giá tình hình dân số trên địa bàn xã -. ¿-¿ z2 262.2.3 Hậu quả của quá tải dân SỐ 2-22 +¿+2x2E+tEE++EEsrxrrrrerkrsree 27

2.3 Thực trang lao động, việc làm ở xã Cự Khê -« s«<<« 27

2.3.1 Quy mô, cơ cấu, chất lượng lao động việc làm trên địa bàn xã Cự Khê

Eai0.0i02081/2020 888 27

2.3.2 Tình hình thất nghiệp ở xã Cự Khê - 2-2 s++s+xs+zx+rxeee 29

2.4 Đánh giá tác động của đô thị Ga G5555 905095 86 58 31

2.4.1 Các kết quả đạt được giai đoạn 2015-2020 - -++-c++<++ss++ 31

2.4.2 Các hạn chế và nguyên nhân -2- 2¿+¿©+++++x++zxzxxerxesred 36

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VE DÂN SO, LAO ĐỘNG, VIỆC LAM TRONGBOI CẢNH ĐÔ THỊ HOA TREN DIA BAN XÃ CU KHÊ 37

3.1 Mục tiêu tong quát, những chỉ tiêu chính phát triển xã Cự Khê nhiệm

p5) 11105 - ,ÔỎ 37

3.1.1 Mục tiêu tổng quát - ¿2 + +++k+EE+EE£EEEEEEEEEE2E2EEEEEEEEEEEkrrrrree 37

3.1.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 -2- 5¿25+2zs+cx++zx2 37

3.2 Các giải phiấpp -=- << HH HH H00 00 g0 38

3.2.1 Giải pháp điều tiết quy mô dân sỐ - 2 2 s£x+z++xs+rxzrxeee 38

3.2.2 Giải pháp cho van đề lao động việc làm -: -¿-Zc5++c+2 393.2.3 Giải pháp về quy hoạch, quản lí sử dung đất -: s: 423.2.4 Giải pháp thu hút vốn đầu tưư - -©2¿-+¿22++2x++zx++rxrzrxerxesree 423.2.5 Giải pháp chuyền đổi cơ cấu kinh tẾ ¿- 2 2+ s+cx+£++zzrszxez 43

4000900025 ÔỎ 44TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 cs£©sss©sssseEsseEssessevsserssersee 45

PHU LLỤCC -2°°°©VEEVESV++d€EEEEEEEEEV A01EEEEEEE222242411EE222222222222216©E 46

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dânKhoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị

Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Kim Hoàng

Em xin cam đoan nội dung bài chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Tac động của đô

thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện ThanhOai, thành phô Hà Noi” đã việt là do bản than tự thực hiện, không sao chép, cat

ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm em xin chịu kỷ luật

với nhà trường.

Hà Nội,ngày tháng năm 2021Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Anh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quan lý Đô thị với đề tài “Tac

động của đô thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê,huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ” là thành quả của quá trình thực tập và nghiên

cứu nghiêm túc của cá nhân em cũng như nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn và khích

lệ của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Trong quá trình làm chuyên đề thực tập, trước hết em xin được gửi lời cảm ơn chân

thành đến các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, đặc

biệt là giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Kim Hoàng đã luôn luôn nhiệt tình giảng

dạy, giúp đỡ chỉ bảo cho em trong quá trình học tập cũng như thực hiện chuyên đề

thực tập.

Về phía đơn vị thực tập, em xin gửi lời cảm ơn đến Cán bộ hướng dẫn Vũ Hồng

May và các cô/chú, anh/chị trong UBND Xã Cự Khê đã luôn luôn giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực tập và cả việc cung cấp choem những số liệu và thông tin quan trọng để em có thể hoàn thành bài chuyên đề

một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểmy tế

GCN-QSD Giấy chứng nhận quyên sử dụngHĐND Hội đồng nhân dân

ILO Tổ chức lao động Quốc tế

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VE, BANG, BIEU DO

Hình 1: Sơ đồ dân số và nguồn lao động ¿ ¿c7 72-2 22222 16

Bảng 1: Thanh lập tô dân phố mới tại các khu vực dân cư trên dia bàn xã 24

Bảng 2: Dân số xã Cự Khê và một số quận/huyện trên địa bàn Hà Nội 25

Bang 3: Tình hình biến động dân số dân số xã Cự Khê năm 2020 25

Bảng 4: Tỉ lệ lực lượng lao động xã Cự Khê và toàn thành phố Hà Nội 27

Bảng 5: Tỉ lệ lao động trên 15 tuổi đang có việc làm so với dân số địa phuong 28

Bảng 6: Cơ cau lao động các khu vực kinh tẾ -ccc++cs+52 28Bảng 7: Cơ cấu tuôi của người thất nghiệp xã Cự Khê năm 2019 31

Bang 8: Tỉ lệ lao động không có việc làm xã Cự Khê 31

Biéu đồ 1: Tỉ lệ thiếu việc làm của xã Cự Khê so với cả nước qua các năm 30

Biểu đồ 2: Tỉ lệ thất nghiệp xã Cự Khê so với cả nước qua các năm 30

Biéu đồ 3: Cơ cau ngành kinh tế xã Cự Khê qua các năm - - 32

Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế xã Cự Khê qua các năm 32

Biểu đồ 5: Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế xã Cự Khê qua các năm 33

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, dẫn đến việc đô thịhoá ngày càng nhanh chóng ở khắp nơi trên thé giới, với quy mô rất lớn Bên cạnh

công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng được gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế- xã

hội của đất nước Quá trình đô thị hóa tác động lên mọi mặt, mọi yếu tố của đô thị

từ kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội, môi trường, Và một trong những van đề

chịu sự tác động mạnh mẽ bởi đô thị hóa đang được nhắc đến rất nhiều hiện nay

đó chính là vấn đề dân số, lao động và việc làm.

D6 thị là nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có

cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai

trò thúc day phát triển kinh té- xã hội của cả nước, một vùng lãnh thé, một tinh ,.

Con đô thị hóa có thé hiểu đơn giản là quá trình biến đổi về phân bố các yếu tố

nguôn lực như vốn, lao động hình thành các yếu tố đô thị hoặc phát triển đô thị

hiện có theo chiều sâu Vậy thì làm sao có thé tách biệt được đô thị hóa khỏi phát

triển, dường như đô thị hóa là tiền đề, là điều kiện cần của sự phát triển nhân loại.Đô thị hóa giúp thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một quốc gia chỉ trong vài trăm

năm, vài chục năm và thậm chí chỉ vài năm.

Đô thị hóa là quá trình tat yêu trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội Đô thị hóa

được biểu hiện trên nhiều phương diện và có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt đời

sông kinh tế- xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình đô thị

hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Việc làm cho nông dân mat

dat sản xuất; dân số ở đô thị tăng lên nhanh chóng Do vậy, các quôc gia trong

quá trình phát triển sẽ gặp phải rat nhiéu các van đề vướng mắc trong quá trình giải

quyết, có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp từ quá trình đô thị hóa nếu không

có một chiến lược giải pháp cụ thẻ.

2 Tổng quan nghiên cứu

Có lẽ cũng chính bởi sự cấp thiết cũng như tính toàn cầu mà đô thị hóa và tác động

của nó lên các mặt nói chung cũng như lên vấn đề dân số, lao động việc làm nói

riêng được nhắc đến cũng như được nghiên cứu bởi rất nhiều cá nhân tô chức với

nhiều phương pháp khác nhau.

Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân Hay với cuốn sách “Đô thị hóa và việc làm: lao động

ngoại thành Hà Nội” (2013) Cuén sách của tác giả Nguyễn Thị Hải Vân được xuất

bản năm 2013, tức là sau năm 2008 một mốc rất đặc biệt khi thủ đô Hà Nội cónhững thay đổi lớn về mặt địa giới hành chính dẫn đến những thay đổi về mặt kinh

tế xã hội Vấn đề lao động, việc làm cũng bị ảnh hưởng mạnh khi mà một bộ phận

lớn lao động nông nghiệp bị mat đất canh tác Những giải pháp được tác giả

Nguyễn Thị Hải Vân đưa ra cũng rất hay ở chỗ, nó không chỉ tác động hoặc lênquá trình đô thị hóa hoặc lên vấn đề lao động việc làm mà nó nhằm điều tiết tác

động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Tác giả Mai Thị Kim Hong với luận văn Thạc sĩ “Đô thị hoá ngoại thành Ha Nội

theo hướng phát trién bền vững” (2014) cũng dé cập rất nhiều đến van dé dân sé,

Trang 9

lao động và việc làm, từ đó đề xuất rất nhiều giải pháp hay, phù hợp với những

vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triểnkinh tế- xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, tác giả Ngô Thị Mỹ Tác

giả đã đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực, bên cạnh đó là hạn chế của đôthị hóa đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và tình hình kinh tế- xã hội củahuyện Phổ Yên nói chung Từ việc nghiên cứu thực trang của đô thị hóa, tác giảđã chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phố

Yên; trên cơ sở đó luận văn đã đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc

đây kinh tế- xã hội của huyện tiếp tục phát trién.

Nghiên cứu “Tác động của đô thị hoá đến dân sé, lao động và việc làm trên địa

bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” có thê không mới về ý tưởng

nhưng sẽ rất mới về khu vực cũng như những van dé của riêng xã Cự Khê, một xã

thuộc huyện ngoại thành của Hà Nội, được tách ra từ tỉnh Hà Tây cũ vài năm trởlại đây, tuy còn đang trên đà phát triển nhưng xã Cự Khê đang cho thấy tốc độ tăngtrưởng đáng kể, quá trình đô thị hóa ở đây diễn ra mạnh mẽ với những khu đô thị

cao tầng, những khu vui chơi giải trí mọc lên ngày một nhiều kèm theo đó là sựgia tăng vê dân số, lao động và cũng giống như những đô thị khác, xã Cự Khê cũngphải đối mặt với những tiêu cực mà đô thị hóa mang lại.

3 Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu và làm rõ cơ sở khoa học của đô thị hóa; dân sô, lao động việc làm và

tác động của đô thị hóa đên vân đê dân sô, lao động việc làm.

Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa và tác động của nó đến vấn đề dân số lao

động việc làm trên địa bàn xã Cự Khê những năm gân đây.

Đề xuất các phương pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực mà quá trình đô

thị hóa tác động đến van dé dân só, lao động việc làm.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của quá trình đô thị hóa đến dân sé, lao động và

việc làm.

Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn xã Cự Khê

5 Câu hỏi nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, cần trả lời được những câu hỏi sau:

Quá trình đô thị hóa trên xã Cự Khê những năm gần đây diễn ra như thế nào?Những tác động của quá trình đô thị hóa lên vấn đề dân số lao động là gì?

Giải pháp nào cho những vân đê còn tôn tại trên địa bàn xã?

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn lọc, phân tích, tông hop, thong kê các số liệu chọn lọc 1 cách

phù hợp từ các nguồn khác nhau để góp phần làm rõ các nội dung trong đề tài

nghiên cứu.

Trang 10

Chương 2: Thực trạng đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến dân só, lao động

và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phô Hà Nội

Chương 3: Giải pháp về dân sé, lao động, việc làm trong bối cảnh đô thị hóa trên

địa bàn xã Cự Khê

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÔ THỊ HÓA VA TÁC DONG CUA

ĐÔ THỊ HÓA DEN DAN SO, LAO DONG VÀ VIỆC LAM

1.1 Đô thị hóa

1.1.1 Khái niệm

a Đô thị

Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ,

“Do thị mới là đô thị dự kiên hình thành trong tương lai, được đâu tư xây dựngtừng bước đạt các tiêu chuân của đô thị theo quy định của pháp luật.”

D6 thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại HH, loại HI, loại IV

và loại V được cơ quan nha nước có thâm quyên quyết định công nhận.

(1) Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,

huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc, có vai trò thúc day kinh tế của cả nước;

dân sô trên một triệu người; mật độ dân số 15.000 người/km2; lao động phi nôngnghiệp trên 90%; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ.

(2) Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,huyện ngoại thành và có thé có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành

phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành Có vai trò thúc đây

kinh tế của một vùng lãnh thổ; dân số trên 35 vạn người; mật độ dân số 12.000

người/km2; lao động phi nông nghiệp trên 90%; cơ sở hạ tầng tương đối hoàn

chỉnh, tiến tới đồng bộ.

(3) Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nộithị và các xã ngoại thành, ngoại thị Có vai trò thúc đây kinh tế của tỉnh; dân số10-35 vạn người; mật độ dân số 10.000 người/km2; lao động phi nông nghiệp trên

80%; cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư xây dựng từng phan.

(4) Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị Cóvai trò thúc đây kinh tế của tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; dân số từ 3-10 vạn

người; mật độ dân số 8.000 người/km2; lao động phi nông nghiệp trên 70%; đã và

đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng từng phần.

(5) Đô thị loại V là thị tran thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có

thể có các điểm dân cư nông thôn Có vai trò thúc đây kinh tế của cả nước; dân số

dưới 3 vạn người; mật độ dân số 6.000 người/km2; lao động phi nông nghiệp trên

60%; bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và kĩ thuật hạ tầng hoàn

chỉnh, đồng bộ.

b D6 thị hoá

D6 thị hoá là quá trình phức tạp có thé định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau Tuy

nhiên, nói một cách tong quát: “Do thi hóa là quá trình biển doi về phân bố cáclực lượng sản xuất trong nên kinh tế quốc dân, bó trí dân cư, hình thành, phát triển

các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị dong thời phát triển đô thị hiện có

theo chiều sâu trên cơ sở đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân so.”Tốc độ đô thị hóa phản ánh nhịp độ, cách thức của quá trình đô thị hóa Trong lịch

sử trước giai đoạn tư bản chủ nghĩa đô thị hóa chủ yêu dién ra với toc độ chậm

Trang 12

chạp kéo dài hàng trăm năm, ngày nay đô thị hóa diễn ra chủ yếu với tốc độ vừa

và nhanh Đó là do sức ép của hội nhập và nhu cầu phát trién nhằm rút ngăn khoảngcách giữa các nước chậm phát triển với những nước tư bản chủ nghĩa phát triên.

Tuy nhiên đô thị hóa quá nhanh cũng gây áp lực và nhiều vấn đề nhức nhối chocác nền kinh tế sở tại.

k A TA aL Le Số dan đô thị cuối kì—Số dân đô thị đầu ki

Toc do đô thị hóa =—————————— x 100%

Số dân đô thị đầu kì xN

N: sô năm giữa 2 ki

Tỉ lệ đô thị hóa (mức độ đô thị hóa) là chỉ tiêu thé hiện sự phát triển mở rongcủa đô thị được xác định bằng tỉ lệ dân số khu vực nội thành nội thị so với tổng số

dân toàn đô thi.

Tổng số dân khu vực nội thành,nội thị

Ti lệ đô thị hóa = -x 100%

Dân số toàn dé thị

c Các yếu tố tác động đến quá trình đô thị hoá

Vi trí địa lý, điều kiện tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đô thị

hóa Bởi lẽ ngay từ quá trình hình thành đô thị, vị trí đã chiếm vai trò vô cùng quantrọng, những vi trí thuận lợi cho việc phat triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòngsẽ phù hợp với quá trình đô thị hóa Cũng giống như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

đóng vai trò then chốt từ thuở sơ khai khi quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm

chap Những vùng có khí hậu tốt, giao thông thuận lợi sẽ thu hút dan cư mạnh hơn,

đô thị hóa sớm hơn và ngược lại.

Trình độ phát triển kinh tế là yếu tố then chốt trong quá trình đô thị hóa Nói đến

kinh tế là nói đến tài chính, GDP, tiêu dùng và tích lũy và để xây dựng hay phát

triển đô thị thì không thể thiếu được nguôn tài chính lớn Tuy nhiên kinh tế phát

trién không thôi chưa đủ để phát triển đô thị, cái cần ở đây là phương hướng, cơ

chế cho phát triển đô thị, có vậy quá trình đô thị hóa mới diễn ra mạnh mẽ và vững

Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật là điều kiện cho đô thị hoá Toàn cầu hoá và

cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang ngay cảng tạo ra một không gian kinh

tế mới vượt xa phạm vi một đô thị, tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các

đô thị, giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, các khu vực Song, vấn dé là liệucác nước dang phát triên nói chung cũng như Việt Nam nói riêng có năm bắt kịp

các thành tựu khoa học hiện đại, rút ra được kinh nghiệm phát triển kinh tế, giải

quyết tốt các vẫn đề môi trường, dân số, giao thông, nhà ở, việc làm ở đô thị hay

không? Đó là những thách thức lớn.

Truyền thong và tính da dạng về văn hoá có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình

đô thị hoá, trước hết là công tác quản lý đất đai đô thị, quản lý xã hội, quản lý dân

số Mỗi nơi lại có một đặc điểm văn hoá riêng và nó có ảnh hưởng đến tất cả các

Trang 13

van đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và hình thái đô thị nói riêng Trình độ

dân trí và trình độ văn hoá là những vân đề có liên quan mật thiết với nhau và có

ảnh hưởng đến những điều kiện phát triển kinh tế, hình thành văn hoá xã hội, và

quản lý xã hội ở đô thị Trình độ dân trí cao biểu hiện người dân có sự hiểu biết,

được học hành đào tạo tốt Lối sông, đạo đức, cách nghĩ cách làm của những người

được học hành và có văn hoá sẽ tạo ra những phong tục tập quán tốt đẹp cho một

đô thị.

Hội nhập toàn diện là nhân tô thúc đây quá trình đô thị hoá nhanh hơn Nhập khâucác hình thái kiến trúc, phương pháp quản lý hiện đại, thương mại hoá các quan

hệ, liên doanh trong xây dựng đô thị, khu đô thị là một thực tế đã diễn ra khá sinh

động ở các nước phát triển Về kinh tế, hội nhập tạo cơ hội cho kinh tế phát triển,

tiêu biểu là thị trường tài chính Tính hội nhập ngày càng cao đã được hình thànhthông qua quá trình toàn cầu hóa và giao dịch quốc tế trong nền kinh tế thế giớicùng với sự cạnh tranh giữa các đô thị trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ.

Việc tạo ra những mối liên hệ chặt chẽ hơn về hợp tác kinh tế đã được tạo ra thôngqua sự phụ thuộc lẫn nhau đang hình thành vượt qua các biên giới quốc gia Tự dohóa thương mại, hội nhập đang tạo ra những cơ hội và sự biến động mới bên trongcác đô thị Sự hội nhập giữa các quốc gia còn là điều kiện cho các hoạt động giao

lưu thương mại và là cơ hội cho sản xuất phát triển, đặc biệt sự trao đổi về khoa

học kỹ thuật Hoạt động đầu tư nước ngoài trước hết ở các đô thị và đặc biệt là đô

thị lớn, luôn mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư.

Quy hoạch và quan ly nhà nước cũng tác động không nhỏ đến quá trình đô thị hóa.

Vì quy hoạch đô thị là sự tổ chức, sắp xếp, xác định chức năng, mục đích sử dụng

các nguồn lực trong không gian đô thị, đảm bảo sự phát triển đô thị hiệu quả và

bền vững Vì vậy tầm nhìn trong quy hoạch là yếu tô quyết định đến sự phát triển

đô thị sau này, một quy hoạch tốt có tầm nhìn sẽ là bước đà vững chắc cho quátrình đô thị hóa Cũng tương tự như vậy, khi xã hội càng phát triên chững, ta lại

càng thấy được tầm quan trọng của sự quản lý, quản lý nhà nước tác động khôngnhỏ đến quá trình đô thị hóa, nó góp phần quyết định tốc độ, và cách thức của quá

trình đô thị hóa.

1.1.2 Các hình thức của đô thị hóa

Nghiên cứu về đô thị hoá có thé tham khảo về đô thị hoá ở các nước đang phát

triên Đô thị hoá giả tạo đề cập đến sự phát triển quá mức của dân số đô thị liên

quan đến số lượng việc làm công nghiệp dé chứa hoặc hấp thụ nó Hoselitz (1954)

cho răng đô thị hoá ở các nước đang phát triển có thể là quá lớn cho các tô hợpcông nghiệp của nên kinh tế của họ Các biéu hiện của đô thi hoá giả tạo bao gôm:

điều kiện sông có chất lượng kém đối voi cư dan đô thi, sự thất bại của chính quyên

thành phố trong cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ nhằm làm cho cuộc sống

của cư dân đô thị được thuận lợi và hiệu quả, tình trạng thất nghiệp đô thị tăng cao,

mức lương thấp, và sự cần thiết phải nhập khâu lương thực từ nước ngoài để cung

cấp cho dân số đô thị Một van dé khác ít được đề cập đến đó là những hậu quả

chính trị của đô thị hoá: nhóm dân số đa số có điều kiện sống kém có thé gây ra

các cuộc biéu tình hàng loạt và bao lực chống lại chính sách quốc gia đem lại lợi

Trang 14

ích cho các nhóm đặc quyền, đặc lợi Mặc dù những mối quan tâm này đôi khi tập

trung vào các vân đê quản lí tại các thành phô lớn, nhưng nói chung là cân phảigiải quyêt vân đê “cân băng” giữa dân cư đô thị và nông thôn (Lowry, 1990).

Trong khi đô thị hoá giả tạo dường như có phổ biến hơn ở các nước đang phát

triển, nơi có xu hướng tăng trưởng dan số đô thị nhanh hơn việc làm trong lĩnh vực

công nghiệp, nó có thể gây hiểu nhằm nếu áp dụng quan điểm này cho các xã hội

hậu công nghiệp như Mỹ, nơi có một phần lớn dân số đô thị lớn hơn so với việc

làm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp do sự phát triển nhanh chóng của ngành

dịch vụ (Smith và London, 1990) Điều này đặt ra câu hỏi không chỉ về đo lường

đô thị hoá thế nào- tỉ lệ dân số đô thị với việc làm ngành công nghiệp- mà còn về

bối cảnh thay đôi, trong đó một số đặc điểm của đô thị hoá có thể được quan sát.

Đối lập với đô thị hoá giả tạo là đô thị hoá tăng cường, nghĩa là việc làm trong lĩnhvực công nghiệp tăng nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng của dân số đô thị,

trong đó đặc trưng của thời Stalin ở Liên Xô cũ Theo Murray và Szelényi (1984),

đô thị hoá tăng cường là điển hình của các đô thị hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa

trước đây, trong đó đặt ưu tiên vào sản xuất công nghiệp của ở thành phố dựa trên

cư dân đô thị và sau đó người dân sẽ có nhu cầu về dịch vụ thương mại và xã hội.

Trái ngược với đô thị hoá tăng cường là không đô thị hoá hay là tăng trưởng đô thị

băng không, đã được thực hiện ở Campuchia dưới thời chính phủ Khmer Đỏ, họ

đã giết và trục xuất khoảng hai triệu người dân từ thủ đô Phnom Penn.

1.2 Dân số, lao động và việc làm

1.2.1 Dân số

1.2.1.1 Khái niệm

Theo điều 3, chương I, Pháp lệnh dân số thì khái niệm dân số được định nghĩa như

SaU: “Đân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý

kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.”

Dân số đô thị là bộ phận dân số sống trên lãnh thô được quy định là đô thị Dân số

đô thị luôn luôn biến động do các yêu tố sinh chết, di, đến Do đó khi nói đến dân

số đô thị cần phân biệt rõ dân số thường trú và dân số hiện có vào những thời điểm

nhất định của đô thị.

1.2.1.2 Đặc điểm dân số đô thị

Mật độ dân số cao, và tăng ngày một nhanh là tiền đề hình thành đô thị đồng thời

cũng là đặc điểm dân số đô thị Sở di mật độ dân số đô thị ở mức cao là do cả về

gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên Bên cạnh đó dé đáp ứng nhu cầu phát triển

đô thị, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộn lớn nên đô thị là khu vực tập trungnhiều dân cư và thành phần dân số đa dạng.

Sự phân tầng xã hội ở độ thị biểu hiện rõ rệt do dân số tập trung cao và có nhiều

thành phan Vì đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, cùng với sự đa

dạng về các hoạt động của đô thị, không những vậy, đô thị còn là đầu mối giao

thông dẫn đến việc có nhiều sự giao lưu, di chuyên dân cư các khu vực khác ngoàiđô thị mà mỗi cư dân trong đô thị đều có vai trò riêng của mình Mỗi một cư dân

Trang 15

đô thị đều nằm trong 2 khả năng, đóng vai trò là nguôn cung lao động, nguồn cầu

sản phẩm hoặc cả hai dẫn đến việc mỗi cá nhân ứng với khả năng của mình sẽ cómột địa vị trong xã hội Khả năng của mỗi cá nhân là không giống nhau, vì thế sựphân tầng xã hội đô thị càng rõ nét.

Dân số đô thị biến động do các yếu tố sinh, chết, đi, đến Ngoài ra, Sự tăng dân sỐ

đô thị còn bị ảnh hưởng bởi việc mở rộng diện tích hành chính Tuy nhiên, nó

không làm thay đổi nhiều mật độ dân số từng vùng mà chỉ làm thay đổi về quy mô

dân sô Cơ sở của sự thay đổi là công nghiệp hóa sản xuất và nâng cao chất lượngcơ sở hạ tầng.

Các hoạt động diễn ra trong đô thị là liên tục, ngoài ra còn có sự mở Tộng quan hệ

với bên ngoài Theo thời gian, diện tích đô thị có thể thay đôi dẫn đến sự gia tăng

về dân số trong đô thị, bởi tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và yêu cầu đòi hỏi về một đôthị mới đáp ứng nhu cầu phát triển của mình.

Đặc điểm quan trọng nhất của đô thị đó là cơ cau tuổi, giới tính của dân số đô thị

do có sự liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề dân số Khi dân số của đô thị có độ

tuổi dưới 30 chiếm đa số, thì được gọi là đô thị có dân sỐ trẻ Bên cạnh đó, nó là

vô cùng quan trọng vì cho biết đô thị trong tương lai gần sắp tới cần nhiều sản

phẩm vật chất và dịch vụ hơn Ngược lại, nó sẽ đòi hỏi các dịch vụ xã hội côngcộng nhiều hơn khi dân số đô thị có tuổi đời cao chiếm đa số và khi đó, khả năngđáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị sẽ bị giảm sút, không những

vậy kha năng sang tạo cũng kém di.

Đề giảm bớt khó khăn cho các hoạt động kinh tế và xã hội của một đô thị khi có

sự chênh lệch cao về giới, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý dân số

đô thị đó chính là việc đảm bảo cân bằng về giới tính trong đô thị.

Ngoài ra, để đảm bảo sự cân bằng về ngành nghề lao động trong sự phát triển đô

thị đạt được cân đối, và đồng thời không lãng phí các lao động đã qua dao tạo cókhả năng sử dụng thấp, thì đô thị đòi hỏi bao gồm nhiều lao động với các ngànhnghề khác nhau.

1.2.2 Lao động việc làm và thất nghiệp

1.2.2.1 Lao động việc làm

Sức lao động là phạm trù chỉ khả năng lao động của con người, là tổng hợp thể

lực, và trí lực của con người được con người sử dụng trong quá trình lao động.

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó conngười tác động vào giới tự nhiên, cải biên chúng thành những vật có ích nhăm đáp

ứng nhu câu nao đó của con người.

Luc lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ

những người từ du 15 tuôi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm.Lực lượng lao động trong độ tudi lao động (còn gọi là dân sô hoạt động kinh tế

trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuôi lao động (nam từ

15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhucầu tìm việc.

Trang 16

Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người ngoài tuổi lao động và

những, người trong độ tudi lao động nhưng trong khoảng thời gian xác định củacuộc điều tra không làm việc và không có nhu cầu tìm việc, như những người làm

công việc nội trợ cho gia đình mình: học sinh, sinh viên; người mất kha năng lao

Việc làm là hoạt động sản xuất cụ thé, tương đối 6n định trong hệ thống phân công

lao động xã hội, mang lại thu nhập cho người lao động được pháp luật cho phép.

Hình 1: Sơ đồ dân số và nguồn lao động

we dang di nhu cầu người năng

VIỆC NOL học ¬— khác lao

Theo ILO, “That nghiệp là tinh trang tồn tại khi một người trong độ tuổi lao động,

muôn làm việc nhưng không thê tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.”

Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuôi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng

không có việc làm trong tuân lễ điều tra, tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc

trong vòng 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với các lý dochờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở dau, hoặc trong tuần lễ trước điều

tra có tông số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc.

Trang 17

Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng việc làm:

Tỉ lệ thất nghiệp chung được xác định băng cách chia số người thất nghiệp cho dân

sô hoạt động kinh tê (hay còn gọi là lực lượng lao động).

Tỉ lệ thất nghiệp theo độ tuổi hoặc nhóm tuổi được xác định bằng cách chia sỐ

người thất nghiệp của một độ tudi hoặc nhóm tuổi nhất định cho toàn bộ dân sốhoạt động kinh tế của độ tuổi hoặc nhóm tuổi đó.

Lao động thiếu việc làm là những người mà trong tuân nghiên cứu được xác địnhlà có việc làm nhưng có thời gian làm việc thực tê dưới 35 giờ, có nhu câu và sẵnsang làm thêm gio.

Tỉ lệ có việc làm được xác định băng cách chia sô người hiện có việc làm cho dân

sô hoạt động kinh tê (hay còn gọi là lực lượng lao động).

Tỉ lệ thiếu việc làm so với lực lượng lao động là tỉ lệ phần trăm lao động thiếu việc

làm trong tông sô lực lượng lao động.

Ở Việt Nam, thất nghiệp chỉ tính cho khu vực thành thị, còn thiếu việc làm thường

tính cho lao động khu vực nông thôn.

Các tỉ lệ về việc làm và thiếu việc làm thường được phân tổ theo giới tính; nhóm

tudi; trình độ chuyên môn kĩ thuật; khoảng thời gian thiếu việc làm; ngành kinh tế;

loại hình kinh tế; thành thi/néng thôn; tinh/thanh phó; vùng kinh tế xã hội.

b Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp tự nguyện gồm những người có khả năng được tuyển dụng nhưng họ

chỉ làm khi có mức lương cao hơn mức lương bình quân phô biến của ngành nghềmà họ có năng lực trên thị trường lao động.

Ti hắt nghiệp không tự nguyện gồm những người làm việc với mức lương bình quân

phô biên của ngành nghé mà họ có năng lực trên thị trường nhưng họ không đượctuyên dụng.

That nghiệp cơ cấu gồm những người không có việc làm khi tay nghề của họ không

đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyên dụng.

Thất nghiệp tạm thời phát sinh do sự di chuyên không ngừng của con người từ khuvực này sang khu vực khác, công việc này sang công việc khác hoặc các giai đoạnkhác nhau của cuộc sông.

That nghiệp chu kỳ gan liên với chu kỳ của nên kinh tê, nó bao gôm những người

những người có nhu câu việc làm với mức lương hiện hành nhưng không tìm được

việc do mức câu chung về lao động của nên kinh tê con thap.

Thất nghiệp mùa vụ thường xảy ra với các công việc mang tính chất thời vụ như

nghề thu lượm hoa trái, xây dựng và thường dê dự báo trước.

That nghiệp do thiếu cầu theo lý thuyết của Keynes, đó là thất nghiệp khi tong cầu

giảm mà tiên lương và giá cả chưa kịp thay đôi đê, phục hôi mức toàn dụng laođộng.

Ngay trong tình trạng được đánh giá là toàn dụng lao động thì vẫn luôn tồn tại một

lượng thât nghiệp nhât định trong bât cứ nên kinh tê nào Đó là mức thât nghiệp

Trang 18

tối thiêu phải chấp nhận, được gọi là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỉ lệ thất nghiệp tự

nhiên tồn tại vì những nguyên nhân khách quan, như luôn ton tại một lực lượng

lao động, thực sự không muôn làm việc và có những lao động chấp nhận thất

nghiệp tạm thời dé tìm những công việc với mức lương cao hơn; nhiêu lao động

không tự nâng cao trình độ bi dao thải; lao động đang chờ luân chuyên công việc

Trên thực tế nhóm thất nghiệp tự nhiên này cũng có những giá trị ở những phươngdiện khác nhau Họ có thé coi là lực lượng lao động dự trữ cho quốc gia khi cầnphải sản xuất vượt tiềm năng, ở một khía cạnh khác lực lượng thất nghiệp tự nhiênnay cũng gop phan gia tăng mức cạnh tranh trong lực lượng lao động, tạo động lực

dé những người đang có việc làm phải làm việc thật tốt dé không bị đào thải.

1.2.3 Tầm quan trọng của công tác quản lí dân số

Phát triển kinh tế và các van dé văn hóa, xã hội đô thi bi anh hưởng trực tiếp từ

quy mô, mật độ dân số Quy mô dân số quá lớn, mật độ cao, trình độ dân trí thấp

sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức đời sống của dân cư, giao thông, y tê,

giáo dục, bảo vệ môi trường cảnh quan và các vấn đề xã hội, việc làm Khôngnhững vậy, những chi phí xã hội, chi phí bảo vệ và tái tạo môi trường, tô chức xã

hội, khả năng cung cấp các dịch vụ ở đô thị cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô dân số

đô thị và nó cũng liên quan mật thiết đến thị trường lao động đô thị Tức là khảnăng cung cấp cho các ngành ở đô thị một lực lượng lao động đồi dào khi có quy

mô dân sô đô thị lớn và ngược lại Từ những mặt tích cực và tiêu cực trên có thể

thấy công tác quản lý dân sô đô thị là vô cùng quan trọng, công tác quản lý tốt thì

chính quyền mới có thể vận dụng một cách tối đa nguồn lực hiện có từ đó phát

triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

1.2.4 Tác động của đô thị hóa đến vấn đề dân số, lao động việc làm

Trong quá trình phát triển, đồ thị hoá luôn luôn có những tác động mạnh và trực

tiếp đến van đề dân sé, lao động và việc làm Việc hình thành đô thị về cơ bản là

can có một quy mô dân số phủ hợp, quá trình đô thị hóa khiến đô thị mở rộng và

phát triển không những tác động đến dân số về mặt lượng mà còn cả về mặt chất.Bên cạnh đó, chất lượng dân số, lao động lại tác động ngược trở lại quá trình độ

thị hóa, là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ đô thị hóa Từ đó có thể

thấy mối quan hệ giữa đô thị hóa và vân dé dân số lao động việc làm là mối quan

hệ tác động hai chiều, khó có thể tách rời.

Tác động đến quy mô dân số, lao động đô thị Đô thị hóa góp phan thúc day sự

phát triên nên kinh tế đô thị, vì vậy nó khiến cho dân số đô thị ngày một tang lên.Bên cạnh yếu tô gia tăng tự nhiên thì yếu tô di cư cũng tác động không hề nhỏ đến

dân số đô thị Bởi sự đa dạng về ngành, lĩnh vực kinh tế mà các đô thị lớn luôn thu

hút một lực lượng lớn lao động từ khắp nơi đồ về, bởi vậy ma tại nơi đây luôn có

quy mô dân số cũng như quy mô lao động rất lớn.

Tuy nhiên nó cũng đồng thời gây ra tình trạng quá tải dân số tại các đô thị lớn màtiêu biểu là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Việc quá tải dân số đô thị

sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn mà các chính quyền phải đối mặt Trước tiên là áp

Trang 19

lực về vấn đề nhà ở, y té giáo dục, nước sạch hay môi trường Riêng vấn đề nhà ởcũng gây không ít khó khăn trong vài năm trở lại đây, khi mà rất nhiều khu đô thị

mới được xây dựng, cung nhà nhiều nhưng lại không phù hợp, trong lúc nền kinh

tế đang trong thời kì khủng hoảng, giá nhà thu nhập thấp vẫn ở mức cao Vì vậyrất nhiêu người không có khả năng mua nhà dé ở trong khi rất nhiều căn nhà xây

xong lại bỏ không Bên cạnh đó các vấn đề thiếu nước sạch hay ô nhiễm môi trường

xảy ra thường xuyên.

Thay đổi cơ cấu dân số, lao động: Điều này cũng là điều khá dễ hiểu, bởi lẽ hoạt

động ở các đô thị chủ yếu là các hoạt động phi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa

hoặc là mở rộng đô thị, hoặc phát triển đô thị đều tác động trực tiếp đến cơ cầu dân

số lao động Đề nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, công nghiệp dịch vụ luôn

đóng vai trò then chốt Chính vì vậy mà cơ cấu lao động ở hai khu vực này ngàymột tăng trong khi tỉ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp ngày một giảm Bên cạnh

đó việc hình thành các đô thị mới khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày một ítđi khiến cho những lao động nông thôn buộc phải lựa chọn giữa thất nghiệp hoặcmột nghề mới phù hợp với hoàn cảnh

Đô thị hóa tác động đến chất lượng dân số, lao động: Thứ nhất trên khía cạnh về

dân số, chất lượng dân số cơ thê đánh giá thông qua chỉ số phát triển con người

HDI (Human Development Index) theo ba căn cứ: thu nhập quôc dân bình quân

đầu người; trình độ dân trí; tuổi thọ trung bình Có thể thấy đô thị hóa góp phần

phát triển kinh tế- xã hội kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng Vì vậy tại các vùng

đô thị chất lượng dân cư thường cao hơn các vùng nông thôn Thứ hai trên khía

cạnh lao động, chất lượng nguồn lao động được đánh giá dựa trên sức khỏe, trìnhđộ học vấn chuyên môn, phẩm chất cá nhân (ý thức kỉ luật, tính chủ động, tính hợptác ) Có thê thấy cùng với việc nâng cao chất lượng dân số cũng đồng thời kéo

theo việc nâng cao chat lượng nguồn nhân lực, đồng thời tính cạnh tranh khốc liệttại các trung tâm lớn cũng buộc người lao động phải tự hoàn thiện bản thân nếu

không muốn bị đào thải.

Đô thị hóa ảnh hưởng đến phân bé dân cư Như đã nói ở trên, việc hình thành các

đô thị, siêu đô thị góp phần thu hút một lượng vô cùng lớn dân cư, lao động tập

trung tại đây Vậy nên ở hầu hết mọi quốc gia đều có sự phân bó dân cư thiếu đồng

đều, tập trung chủ yếu ở các khu đô thị, vùng phát triển kinh tế Ngay tại các quận

huyện trên địa bàn Hà Nội, mật độ dân cư giữa các vùng cũng chênh lệch khá cao,thậm chí có những quận huyện mức chênh lệch lên đến 40 lần Sự phân bố dân cư

một cách thiếu đồng đều như hiện nay góp phần ngày càng gia tăng khoảng cách

phát triển kinh tế giữa các vùng, kèm theo đó là cơ hội làm việc và phát triển, cứ

như thé người dân lại đồ xô ra các thành phó lớn dé tìm kiếm việc làm trong khi

các vùng kém phát triển hơn thi lại thiếu lao động.

Từ đó có thé thay sự tác động của quá trình đô thị hóa lên van đề dân sé, lao động

việc làm bao hàm cả hai mặt tích cực và tiêu cực Vì vậy câu hỏi làm sao dé phattriển một cách bền vững, dé phat trién thi trường lao động vững mạnh cần đượcchính quyền các địa phương xem xét một cách đa chiều, kỹ lưỡng và có cái nhìn

dai hạn dé có câu trả lời thích hợp nhất.

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG ĐÔ THỊ HOÁ VA TÁC ĐỘNG CUA ĐÔ THỊHOA DEN DÂN SO, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LAM TREN DIA BAN XA CUKHE, HUYEN THANH OAI, THANH PHO HA NOI

2.1 Giới thiệu chung về xã Cự Khê, huyện Thanh Oai2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a VỊ trí địa lí

Xã Cự Khê có toa độ địa lí là 20°55'14" vĩ độ Bắc và 105°47'0" kinh độ Đông Cự

Khê là xã cực Bac của huyện Thanh Oai, thành phô Hà Nội.

Xã Cự Khê nằm giáp ranh giữa huyện Thanh Trì và quận Hà Đông, trên địa bàn

xã có dự án đường trục phía nam Hà Nội đi qua Xã Cự Khê nôi tiếng với làng côCự Đà nam bên dòng sông Nhuệ Xã nỗi tiếng với nghề làm tương, làm miễn Cự

Dia giới hành chính:

Phía Đông giáp: xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì)Phía Tây giáp: phường Phú Lương (quận Hà Đông)

Phía Nam giáp: các xã Mỹ Hưng, Bích Hoà, Bình Minh của huyện Thanh Oai.

Phía Bắc giáp: phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) và xã Hữu Hòa (huyện Thanh

ait }

TM CỰ KHE `

XÓM THƯỢN `

Xã Cự Khê gồm có 3 làng là Khúc Thuỷ, Cự Đà và Khê Tang cùng với Khu đô thị

Thanh Hà Trong khi làng Khê Tang thuân nông năm tách biệt thì hai làng KhúcThuy và Cự Đà năm bên bờ dòng sông Nhué Từ khi tỉnh Ha Tây cũ được sáp nhập

Trang 21

về Hà Nội từ ngày 1/8/2008, bên cạnh đó, tuyến đường trục phía Nam chạy qua

khiến diện mạo giao thông, kinh tế và đời sống dân cư trên địa bàn xã được cải

thiện đáng kẻ.

Cự Đà là ngôi làng cô mang những đặc trưng cơ bản nhất của làng cô ven sông.

Cho đến thời điểm hiện tại, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, làng cổ

Cự Đà vẫn giữ được gần như vẹn nguyên nét sơ khai so với thuở ban đầu.

Làng cô Cự Đà vẫn còn giữ được một nền kiến trúc xây dựng cô xưa, đặc biệt trên

vùng châu thô sông Hồng như chùa Linh Minh, đình Trung, đình Thượng, nơi có

những dòng tộc lâu đời như họ Dinh, Vương, Trinh, Vũ

Cứ vào đúng ngày 14 tháng giêng âm lịch hằng năm, lễ hội Đại kỳ phúc được

người dân làng Cự Đà nô nức tổ chức; còn 5 năm sẽ t6 chức lễ Dai đám một lần.b Địa hình

Xã Cự Khê thuộc vùng đồng băng phía Nam thành phố Hà Nội nên có địa hình

đặc trưng của vùng đông băng, độ chênh lệch địa hình không lớn.

c Khí hậu

Xã Cự Khê nam trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ ở nền khí hậu miềnBắc Việt Nam với các đặc điểm như sau:

Chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ầm và có mùa lạnh nên chế độ khí hậu

của vùng dong bang Sông Hong với nhiệt độ trung bình năm là 23,8°C, lượng mưa

trung bình từ 1700mm dén 1800mm.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới lạnh khô vào mùa đông và CÓ gió mùa nóng âm

vào mùa hạ nên đó là một trong những thuận lợi dé xã phát triển nền nông nghiệp

đa dạng với các loại cây trồng có nguôn gốc á đới, ôn nhiệt đới và nhiệt đới, đặcbiệt là các cây trồng cho giá tri sản phẩm, kinh tế cao như: rau cao cấp - súp lơ, cà

rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại.

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

(1) Kinh tế phát triển, chuyễn dịch cơ cấu đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng

Sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng mở rộng sản xuất, sản xuất

hang hoá, ung dụng công nghệ cao và chuyển đổi cơ cấu cây trong.

Gia trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 40.530 triệu đồng, 2020 đạt 29.186

triệu đông.

Đây mạnh công tác tuyên truyền phòng dịch trong công tác chăn nuôi thú y, thực

hiện tôt công tác giám sát, xử lí tình hình dịch bệnh.

Công tác chuyên đổi cơ cấu cây trồng: Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo 6/6 thôn

thực hiện việc san lap mặt bằng và giao chia đất khu vực chuyên đổi cơ cấu cây

trồng cho nhân dân.

Sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản có bước phát triển tích cực.

Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng năm 2015 đạt 448.970 triệu đồng, đến năm2020 đạt 1084.618,5 triệu đồng Đó là do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, nhân

Trang 22

dân có tiền bồi thường GPMB đã tập trung vào đầu tư sản xuất kinh doanh và xây

dựng nhà xưởng sản xuất tiêu thủ công nghiệp như: nhựa, cơ khí, đồ gỗ nội that

cùng với việc duy trì va phát triển làng nghề truyền thống đã góp phan vào sự ting

truong cua dia phuong.

Kết quả xây dựng cơ ban 5 năm: tổng số công trình được xây dựng là 30, trong đó:giáo dục 6 công trình; văn hoá 6 công trình; giao thông 14 tuyến đường; 4 côngtrình khu trung tâm làm việc của xã Tổng kinh phí thực hiện là 136.386,43 triệuđồng (trong đó: Huyện 50.614,56 triệu đồng; Xã 80.771,87 triệu đồng: nguồn khác

5.000 triệu đồng); 100% công trình đưa vào sử dụng có hiệu quả.

Hoạt động dịch vụ, thương mại có tốc độ tăng trưởng khá.

Giá trị sản xuất dịch vụ- thương mại năm 2015 đạt 161.232 triệu đồng, đến năm

2020 đạt 373.050,9 triệu đồng.

Trong 5 năm qua, các loại hình dịch vụ- thương mại ở xã tăng cao Nhiều cửa hàng

kinh doanh dịch vụ phát triên, đa dạng và phong phú, tạo nhiêu việc làm cho lao

động tại xã, nâng cao thu nhập của nhân dân.

(2) Công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị được tập

trung chi đạo và có những chuyên biên tích cực Hạ tang giao thông được quantâm dau tw

Công tác quy hoạch, xây dung đô thị

Xác định công tác quy hoạch, quản lí quy hoạch xây dựng đô thị có vai trò rất quan

trọng Tháng 10/2012 xã Cự Khê đã tập trung xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch

nông thôn mới và được UBND huyện phê duyệt đến năm 2020 Thời gian qua,cùng với quá trình phát triển đô thị gắn với quy hoạch xây dựng, công tác quản lí

quy hoạch trên địa bàn xã thực hiện bước đầu đạt hiệu quả Đã thực hiện tốt việc

công bố, công khai quy hoạch đã được phê duyệt.Công tác quản lí đô thị; chỉnh trang, chiếu sáng

Công tác quản lí trật tự đô thị luôn được Đảng uỷ xác định là nhiệm vụ trọng tâm

hàng đầu, đặc biệt là công tác quản lí đất đai và trật tự xây dựng trên khu vực đôthị Hàng năm, Đảng uỷ ban hành nghị quyết về quản lí đất đai, trật tự xây dựngtrong khu dân cư và đô thị, quán triệt đến từng bộ phận, ban ngành, các chi bộ và

các thôn thực hiện.

Công tác chỉnh trang được quan tâm, đã thực hiện xây dựng mới và chỉnh trangcác hạng mục công trình như: 6/6 nhà văn hoá thôn được xây dựng mới và sửa

chữa, nâng cấp; Hội trường UBND xã, trụ sở làm việc xã; Trụ sở làm việc của

công an, quân sự; Trạm y tế; Nghĩa trang liệt sĩ; Các trường học; Các tuyến đường

giao thông nông thôn đầu nối với tuyến được trục của các thôn được đầu tư xây

Hệ thống chiếu sáng được các cấp quan tâm đầu tư, tuyến đường trục phát triển

phía Nam được lap đặt hệ thông chiêu sáng, hệ thông đẻn báo tín hiệu giao thôngtại các ngã tư cắt giao đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.

(3) Quan lí, sử dụng tài nguyên, bao vệ môi trường

Trang 23

Công tác bôi thường- hỗ trợ GPMB; dau giá OSD đất được thực hiện hiệu quả

Năm 2016 phối hợp với các phòng, ban của huyện và chủ đầu tư thực hiện giải

phóng mặt bằng 70ha đất nông nghiệp dé xây dựng dự án Đô thị thuộc đơn vị thônKhúc Thuỷ; năm 2018 phối hợp hoàn thiện hồ sơ, GPMB 1,8ha đất nông nghiệp

dé thực hiện dự án đất dịch vụ X6, triển khai mở rộng dự án đường trục phía Nam,

tổng số tiền trên 17 tỉ đồng Phối hợp đấu giá QSD đất khu lò gạch diện tích là

4900m2, tông số tiền gần 70 tỉ đồng.

Công tác vệ sinh moi trưởng

Hiện nay, công tác thu gom rác thải do công ty môi trường Thăng Long thực hiện,

Ban chỉ đạo môi trường xã thường xuyên chỉ đạo các thôn phối hợp với công ty

tuyên truyền, vận động nhân dân tập kết rác đúng nơi quy định, đúng thời gian dé

việc thu gom, vận chuyền rác của công ty được đảm bảo vệ sinh môi trường Đến

nay, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn xã cơ bản đảm bảo.Chương trình nước sạch

Xã có Ol trạm cấp nước sạch Cự Đà cung cấp nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân

toàn xã và có 01 trạm cấp nước sạch Thanh Hà cung cấp nước cho các toà chung

cư tại khu đô thị Năm 2015 tỉ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt 50%, đến năm 2020

đã đạt 90%.

2.1.2 Quá trình đô thị hóa ở xã Cự Khê

Xã Cự Khê thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ) Từ | thang 8 năm 2008,

toàn bộ diện tích, dân sô của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội

Một cách tông quan, có thé nói rằng quá trình đô thị hóa trên địa bàn xã Cự Khê

diễn ra một cách vô cùng mạnh mẽ Chỉ trong khoảng mười năm trở lại đây, những

thửa ruộng ngày nào đã được thay thế bằng những toà chung cư cao tầng với đầy

đủ tiện nghi, cơ sở hạ tang hay những khu vui chơi, giải trí, ùn ùn mọc lên góp

phan thay đổi đáng kề bộ mặt xã Cự Khê ngày nào Đặc biệt, với sự xuất hiện của

khu đô thị Thanh Hà do tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư chính là điểm nhấtnoi bật cho quá trình đô thị hoá tại xã Cự Khê diễn ra những năm gan đây.

Dự án KĐT Thanh Hà Mường Thanh với quy mô 416ha, tông số vốn dau tư lên

đên 18000 tỉ đông.

Nam 2 bên của Đường Trục Phía Nam rộng 40m kết nối từ Nguyễn Xién đến tuyến

Pháp Vân, Câu Gié.

(1) Khu Thanh Hà A: Rộng 196 ha — năm trên địa bàn xã Cự Khê thuộc huyện

Thanh Oai và phường Phú Lương của quận Hà Đông.

(2) Khu Thanh Hà B: Rộng 193 ha — nam trên địa bàn xã Cự Khê thuộc huyện

Thanh Oai và phường Phú Lương với phường Kiên Hưng của quận Hà Đông.

Vi trí của dự án Thanh Hà còn nằm trên tuyến đường vành đai 4, tuyến đường sắt

ngâm sô 7 thuộc vành đai 3.5

Chỉ tiết:

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ dân số và nguồn lao động - Chuyên đề thực tập: Tác động của đô thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Hình 1 Sơ đồ dân số và nguồn lao động (Trang 16)
Bảng 2: Dân số xã Cự Khê và một số quận/huyện trên địa bàn Hà Nội - Chuyên đề thực tập: Tác động của đô thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Bảng 2 Dân số xã Cự Khê và một số quận/huyện trên địa bàn Hà Nội (Trang 25)
Bảng 4: Tỉ lệ lực lượng lao động xã Cự Khê và toàn thành phố Hà Nội - Chuyên đề thực tập: Tác động của đô thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Bảng 4 Tỉ lệ lực lượng lao động xã Cự Khê và toàn thành phố Hà Nội (Trang 27)
Bảng 8: Tỉ lệ lao động không có việc làm xã Cự Khê - Chuyên đề thực tập: Tác động của đô thị hoá đến dân số, lao động và việc làm trên địa bàn xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Bảng 8 Tỉ lệ lao động không có việc làm xã Cự Khê (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w