1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân

52 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Vấn Đề Quản Lí Sử Dụng Vỉa Hè Trên Tuyến Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Tác giả Nguyễn Thị Trà My
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Đô Thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 12,16 MB

Nội dung

Việc đánh giá và nhìn nhận giá trị của vỉa hè tại nước ta còn nhiều hạn ché, dù đã có những quy định về quản lý sử dụng lòng đường hè phố nhưng vì nhiều lý do mà công tác quản lý sử dụng

Trang 1

2 2 zIIETLSIIETILSIEIIESIESILSIETILSIEILSIIETILSIEOLSIEILSIETEIIEIESIEIET 5 @

BO GIAO DUC VA DAO TAOTRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DANKHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

CHUYEN DE THUC TAP

CHUYEN NGANH: KINH TE VA QUAN LY DO THI

DE TAI:

NGHIÊN CUU VAN DE QUAN LÝ SỬ DỤNG ViA HE

TREN TUYEN DUONG NGUYEN TRAI, QUAN THANH XUAN

Ho va tén sinh vién: Nguyễn Thị Trà My

Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị 59

Khoá: K59 Hệ: Chính quy

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh HuyềnHà Nội, 2020 [n6[aE[m6[mb]im6[melintelinto[ntolin]im6list6Jot6]iao]mp]a[sisJoi6Jø6Jøe]aplablrno]ini6

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE

LOI CAM ON

LOI CAM DOAN

09806710075 .

CHƯƠNG 1: CƠ SO LÝ LUẬN VE QUAN LÝ SỬ DỤNG VIA HE

1.1 Một số khái niệm s s- << se s2 se sSsEssessEssEseEseEsersessessesee

1.1.1 — Khái niệm vỉa hè d 0 G56 S999 99 99599589958 8658856 1.1.2 Khai niệm quản lý sử dụng vỉa hè s << s55 ssss sssse 1.2 Các chức năng của Via lHề 5< 5s s1 0 3003050090 3e

1.2.1 Lối riêng dành cho người di bộ .s s s°sscssessessesse1.2.2 Chứa đựng ha tầng và tiện ích đô thị -. .s-s-ss-ss1.2.3 Lối ra vào các công trình dọc phố -sc-ss-sc-sess<=ss

1.2.5 Không gian hoạt động của nền kinh tế phi chính thức trong đô

1.3 Cac yếu tố tác động tới công tác quản lý sử dung Via hè

1.3.1 Năng lực của nền hành chính .s s-scssssessessesse1.3.2 Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị 10

1.3.3 Su tham gia và ủng hộ của người dân ««-« 10

1.3.4 Những yếu tố tác động khác . -s s<sscssessscssess 10

1.4 Tác động của quản lý sử dụng vỉa hè tới đô thị <« 10

1.5 Nguyên tắc quản lý sử dụng vỉa hè -s sccsscsscssesscsses 11

1.5.1 Hệ thống pháp lý về quản lý sử dung Via hè 111.5.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng Via he -s-scsscs«e 131.5.3 Hệ thống pháp lý về xử lý vi phạm sử dung, lan chiếm via hè141.6 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý sử dung via hè 15

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ SỬ DUNG VIA HE TREN TUYẾNDUONG NGUYEN TRÃI — QUAN THANH XUÂN -. «- 19

2.1 Giới thiệu về Quận Thanh Xuân -s- 5° s2 ssessssssessess 192.2 Giới thiệu về tuyến đường Nguyễn Trãi -s-scsecsscss 202.3 Thực trang sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi 21

2.3.2 Đánh giá hiện trang Via hè 5G S5 55595595 5ø 22 2.3.3 Thực trang sử dụng vỉa hhè d- s55 S S25 5 5955995 24 2.3.4 Phân tích ảnh hưởng của vỉa hè tới việc sử dụng vỉa hé 27

2.4 Thực trang quản lý nhà nước về sử dụng Via hè .- 27

2.4.1 Thực trạng quản lý về sử dụng via hè tại thành phố Hà Nội 272.4.2 _ Thực trạng quản lý về sử dụng via hè tại Quận Thanh Xuân 28

CHUONG 3: MOT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUAN LÝ SU DUNG VIA HE HIEU QUẢ - 2-2252 ©s£ s2 ssesssessevssezssessee 30

3.1 Cơ sở đưa ra giải phápp -o- s< 5s g0 056 30

3.2 Các giải pháp dé xuất s s-s<cssccsecsecsstssesserserserssesserserssrse 31

3.2.1 — Giải pháp về yếu tố kĩ thuật .-s s << se sessessesses 313.2.2 — Giải pháp ban hành quy định về trưng bày hàng hóa, bàn ăn

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

UBND Ủy ban nhân dân

ATGT An toàn giao thông

HTKT Hạ tầng kĩ thuật

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE

DANH MỤC BANG BIEUBảng 1.1: Các quyết định về quản lý, sử dụng via hè tại thành phố Hà Nội 13Bang 1.2: Mức quy định xử phạt hành vi lan chiếm Via hè 15Bảng 2.1: Tình hình diện tích, dan số quận Thanh Xuân -« 20Bảng 2.2: Độ dài các đoạn tuyến phố có chiều rộng đường từ lóm trở lên tại quận

Thanh XuÂn - - G11 19g TT HH nh 21

Bang 2.3: Khả năng đáp ứng tối thiểu các bộ phận cơ bản của via hè với từng chiều

Bảng 2.4: Diện tích sử dung via hè tại 2 khung giờ trên đường Nguyễn Trãi 26

DANH MỤC HÌNH VE, SƠ DOHình 2.1: VỊ trí của quận Thanh Xuân trên địa bàn thành phố Hà Nội 19Hình 2.2: Vị trí của tuyến đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân 20

Hình 2.3: Độ rộng via hè đường Nguyễn Trãi 2 + 5+5 x+szxezezxccxee 23

Hình 2.4: Đánh giá via hè đường Nguyễn Trãi trên một số tiêu chí 24Hình 2.5: Đối tượng sử dụng via hè ¿- ¿5c SE 2 E121 EEEEEEEEkrrkrrree 25Hình 2.6: Thay đổi về sử dụng via hè theo giỜ 2-2 + xc>xczzczxerxeee 26

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Môi trường, Biến đổi khíhậu và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân vì đã truyền đạt những kiến thức

quý báu cho em trong thời gian học tập tại trường Em cũng xin cảm ơn lãnh đạo

các phòng, ban thuộc UBND Quận Thanh Xuân, thành phó Hà Nội vì đã giúp đỡ

em trong trong quá trình thực tập và lấy số liệu nghiên cứu Đặc biệt, em xin gửi

lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Nguyễn Thị Thanh Huyền vì đã tận tâm hướng

dẫn em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này

Dù đã rất cố găng nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế nên bài chuyên đề

thực tập này của em vẫn không tránh khỏi sai sót Em mong nhận được những góp

ý và chi bảo từ các thầy cô và các bạn dé có thé hoàn thiện hơn nữa bài chuyên đề

này.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập “Nghiên cứu van đề quản lý

sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân” là do bản thânthực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác;nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2020

Ký tên

My Nguyễn Thị Trà My

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo “Đề cương chiến lược phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2021 - 2030tầm nhìn đến năm 2050” của Bộ Xây dựng, từ năm 2010 tới năm 2019 hệ thống

đô thị tăng nhanh về số lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 30,5% năm 2010 lên 37,8%năm 2018 (Bộ xây dựng, 2019) Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay tại Việt Nam,hầu hết các thành phố sẽ chuyển sang xu hướng hiện đại hóa, hội nhập quốc tế,song song với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng cũng sẽ phải được đầu tư và phát triểnđồng bộ Việc phát triển này đem lại rất nhiều lợi ích tuy nhiên đi cùng với đó córất nhiều vấn đề nảy sinh Một vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý hệ thống

cơ sở hạ tang là việc quan lý sử dụng via hè dé có thé vừa dam bảo được chức năngphục vụ cho giao thông, vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của người dân

Van đề quan lý via hè vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn của dư luận vìtính nóng hồi của nó Cứ sau mỗi một dot ra quân là lại xuất hiện thấy những con

số vi phạm rat lớn: theo Thanh tra Sở Giao thông — Vận tải Hà Nội, trong vòng

nửa năm 2019 đã giải tỏa tới 1200 trường hợp vi phạm trật tự lòng đường via hè;

xử phạt vi phạm hành chính 533 trường hợp chiếm dụng trái phép lòng đường, hèphố dé trông giữ phương tiện với số tiền gần 2,3 tỷ đồng: xử lý 570 mái che, máivây sai quy định, (báo Hà Nội Mới, 2019) Tuy nhiên, đại diện Ban Chỉ đạo 197thành phố cũng từng thừa nhận những kết quả đạt được chưa bền vững và cònnhiều điểm phức tạp, như: một số đơn vị thực hiện chưa đúng chủ trương của thànhphó, thực hiện cứng nhắc gây phản ứng không tốt hoặc thiếu trách nhiệm, công tácquản lý và duy trì sau kiểm tra chưa được thực hiện tốt

Việc đánh giá và nhìn nhận giá trị của vỉa hè tại nước ta còn nhiều hạn ché,

dù đã có những quy định về quản lý sử dụng lòng đường hè phố nhưng vì nhiều lý

do mà công tác quản lý sử dụng via hè chưa phát huy được hiệu quả và còn thiếu

sự quan tâm cần thiết Điều này dẫn tới những vi phạm trong sử dụng via hè, làmxâu đi bộ mặt đô thị và không thé hiện được vai trò của via hè trong phát triển đôthị Khu vực Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã có những công tác quản lý,

xử lý các trường hợp lắn chiếm via hè, sử dụng via hè sai mục đích, tuy nhiên vẫntồn tại những vấn đề chưa được giải quyết Đặc biệt là trên tuyến đường Nguyễn

Trãi, tình trạng sử dụng vỉa hè sai mục đích, dùng vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh

doanh trái phép, gây mat mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới giao thông còn ton tại

và gây nhiều bat cập

Trang 9

Trước tình hình đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý sửdụng via hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân” dé nghiên cứu làm

rõ tình trạng quản lý sử dụng vỉa hè tại Quận Thanh Xuân, tập trung vào thực trạng

sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, thuộc Quận Thanh Xuân, từ đó đưa

ra các giải pháp dé cải thiện công tác quản lý sử dung via hè tại khu vực và làm ví

dụ dé áp dụng quản lý trên những phạm vi lớn hơn

2 Tổng quan nghiên cứu

Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về van dé quản lý sử dung via hè, một sốcông trình tiêu biểu có thể liệt kê như:

Dư Phước Tân và Nguyễn Ngọc Phước Đại (2015), Nhận định và đề xuấtgiải pháp góp phần "đồng bộ hóa" trong công tác quản lý lòng đường và via hèphục vụ an toàn giao thông và đáp ứng sinh hoạt của người dân đô thị TP.Hồ ChíMinh: Tác giả nhận diện sự chồng chéo trong chức năng quản lý via hè, phân tíchđược mâu thuẫn giữa thực tế và quy định đưa ra các đề xuất về hệ thống cơ chếquản lý mới có tính thống nhất hơn Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhưng mới chỉdừng lại ở mức định hướng, quan điểm

Hay Phạm Sỹ Liêm (2016), đã chỉ ra các chức năng chính của vỉa hè,

phương thức cũng như nguyên tắc quản lý sử dung via hè Tuy nhiên tác giả chưađưa ra được những biểu hiện của các chức năng trên tại Việt Nam, cho thấy đượcnhững khác biệt về đặc điểm, tính chất hè phố ở Việt Nam so với các quốc gia

khác.

Phan Thị Vân Anh (2016), trong nghiên cứu đã đề xuất một hướng quản lýmới cho van dé sử dụng via hè, đó là qua công tác thiết kế đô thị, đồng thời đưa racác giải pháp cho thiết kế đô thị Tuy nhiên tác giả mới chỉ cho thấy thiết kế đô thị

là cơ sở của quản lý hè phố, chưa nói tới việc quản lý như thế nào khi chỉ dựa trênthiết kế đô thị và công tác thiết kế đô thị tại Việt Nam hiện nay

Những công trình nghiên cứu về van dé quan lý sử dung via hè thường xácđịnh lại định nghĩa, chức năng của via hè dé đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả

và phù hợp hơn Tuy vậy phần lớn các nghiên cứu thường chỉ có thể hoặc đưa ra

hướng giải pháp mang tính lý luận dựa trên cơ sở thực tiễn, hoặc nghiên cứu dựa

trên thực tiễn nhưng chưa đưa ra được hướng phát triển các chính sách quản lý.Chuyên đề thực tập này sẽ kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu đi trước

và bù đắp những khoảng trống nghiên cứu còn sót lại trong quá trình nghiên cứu

van dé này.

Trang 10

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của chuyên đề là nghiên cứu thực trạng sử dụng vỉa hè trên tuyếnđường Nguyễn Trãi, từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý nhà nước về sử dụngvỉa hè được hiệu quả hơn, hạn chế được những chồng chéo trong cơ chế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: van dé quản lý sử dụng via hè trên tuyến đường Nguyễn

Trãi.

Phạm vi nghiên cứu: tuyến đường Nguyễn Trãi thuộc khu vực Quận Thanh Xuân,

Hà Nội.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích và xem xét các báo cáo, luận

văn nghiên cứu về van dé, từ đó kế thừa những thành tựu nghiên cứu Các tài liệubao gồm các báo cáo cùng số liệu của sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cácquận/ huyện ; các bài nghiên cứu về van dé via hè, quản lý sử dung via hè, ;ngoài ra còn tham khảo các tài liệu nước ngoài về quy định sử dung via hè

Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận: Sử dụng các kiến thức đã học,

lý luận logic dé nghiên cứu van đề Những kiến thức đã được học về quản lý đôthị, quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo trật tự đô thị, phân tích những thôngtin có được trong quá trình tìm hiểu các nghiên cứu đã có dé đưa vào xem xét trong

thực tiễn.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phiếu khảo sát: thực hiện điều tra khảosát về thực tế sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, phân tích những thôngtin thu thập được trong cuộc điều tra, phân tích số liệu thống kê một cách khoa học

dé làm rõ được van đề nghiên cứu Nội dung khảo sát chính bao gồm đánh giá thựctrạng via hè về yếu tố diện tích và một số yếu tố khác, quan sát thực trạng sử dụngvỉa hè của người dân trên tuyên đường, thông tin về quan lý sử dụng via hè của cơ

quan chức năng.

6 Nguồn số liệu/ dữ liệu

Số liệu sơ cấp từ khảo sát do cá nhân thực hiện

Số liệu từ phòng Quản lý đô thị Quận Thanh Xuân

Số liệu từ các tạp chí, sách, báo ; từ các bài nghiên cứu khoa học thuộc cơ sở dữliệu Công bố Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Trang 11

7 Giới thiệu kết cấu chuyên đề

Kết cau chuyên dé ngoài phan lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu thamkhảo sẽ gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quan lý sử dung via hè

Chương 2: Thực trạng quan lý sử dụng via hè trên tuyến đường Nguyễn Trai

-Quận Thanh Xuân

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý sử dụng via hè hiệu quả

Trang 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ SỬ DUNG VÍA HE

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm via hè

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003), via hè là “phan doc theo haibên đường pho, thường được xây lát, dành riêng cho người di bộ”

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Đường phố làđường đô thị, gom lòng đường và hè pho” Trong thông tư Hướng dẫn Quan lýđường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành, tại khoản 2 mục II phan 1 có quy định chitiết hơn về định nghĩa via hè: “Hè (hay via hè, hè phố): là bộ phận của đường đôthị, phục vụ chu yếu cho người di bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tang kythuật đô thị dọc tuyến ” Tại Tiêu chudn Xây dựng Việt Nam số 104 : 2007 cũng

quy định: “Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vía tới chỉ giới đường đỏ.

Hè đường có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cộtđiện, biển báo Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phan hè đi bộ và

bó via Hè di bộ là phân bề rộng hè đường phục vụ người di bộ, con được gọi làphân đường đi bộ trên hè Hè đi bộ được xem như một bộ phận không thể thiếutrên mặt cắt ngang phố trong đô thị” Khoản 1 điều 2 Quy định về quản lý và sửdụng hè phó, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội chi ra: “Hè phd, longđường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tang kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu cua Nhànước các công trình hạ tang kỹ thuật trong phạm vi hè pho, lòng đường bao gồmcác công trình cấp nước, thoát nước, điện lực, chiếu sang, thông tin, môi trường,

tuy nen kỹ thuật và các công trình khác ”.

Từ những quy định, khái niệm được chỉ ra ở trên, có thé hiểu via hè là một

bộ phận không thé thiếu của đường phố, nằm ở hai bên lòng đường, được thiết kếdành cho người đi bộ, chứa đựng hạ tầng kỹ thuật tiện ích đô thị, đóng vai trò làlối ra vào cho các công trình dọc phó Từ đó, có thể suy ra không gian vỉa hè làphan không gian phía trên diện tích via hè được quy định và phần không gian chìmnam phía dưới diện tích đó

Tuy nhiên, những định nghĩa về via hè được đưa ra trong các văn bản nêutrên mới chỉ nhìn nhận vỉa hè ở góc độ là một bộ phận của hệ thống giao thông đôthị, chưa thé hiện được vai trò là một không gian công cộng, là không gian sống

đô thị Đặc biệt là tại Việt Nam, vỉa hè không chỉ dừng lại ở không gian công cộng,

mà còn là không gian hoạt động của nên kinh tế phi chính thức, góp vai trò lớntrong việc phát triển kinh tế và tạo kế sinh nhai cho người dân, là nơi cho thấy rõnhất thói quen sinh hoạt cũng như bản sắc trong lối sống của người dân Việt

Trang 13

1.1.2 Khái niệm quản lý sử dụng vía hè

Hiện nay, công tác quản lý sử dụng vỉa hè được quy định dựa trên định

nghĩa quản lý sử dụng tài sản công, cụ thể là dựa trên định nghĩa quản lý tài sảnkết cau ha tang Theo giáo trình Quản lý đô thị của hai tác giả Nguyễn Dinh Hương,Nguyễn Hữu Doan: “Quản lý kết cấu hạ tang đô thị là nhằm thực hiện chức năngquản lý của Nhà nước các cấp trong quá trình xây dựng và phát triển kết cầu hạtang đô thị ở nước ta Nói cách khác, quản lý kết cầu hạ tang đồ thị là sự thiết lập

và thực thi những khuôn khổ thể chế cùng với những quy định có tính chất phápquy dé duy trì, bảo ton và phát triển các công trình kết cấu hạ tang đô thị trongmột môi trường và cảnh quan tốt đẹp của xã hội ” (Nguyễn Dinh Hương, NguyễnHữu Đoàn, 2003) Theo khoản 6 điều 3 Nghị định Quy định việc quản lý, sử dụng

và khai thác tài sản kết cầu hạ tang giao thông đường bộ do Chính Phủ ban hành:

“Quan lý, sử dụng tài sản ha tang đường bộ là các hoạt động của cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân nhằm bảo vệ, duy trì hoạt động bình thường của tài sản hạ tang

đường bộ” (Chính Phủ, 2013).

Từ những định nghĩa trên, ta thấy bản chất quan lý sử dụng via hè là quátrình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các cấp chính quyền nhằm xâydựng và phát triển hạ tang kĩ thuật vỉa hè trong quá trình phát triển ha tầng đô thị;đưa vào thực tiễn các chính sách, kế hoạch nhằm duy trì, tổ chức, cung cấp cácdịch vụ, xây mới và nâng cấp các công trình hiện có; quản lý việc khai thác, sửdụng vỉa hè dé xay dung hé thong ha tang đô thị hiện dai, dap ứng nhu cầu của

người dân.

1.1.3 Các bộ phận của via hè

Theo Phạm Thúy Loan (2016), một mặt cắt via hè điển hình có thé chiathành bốn vùng cơ bản, bao gồm:

(i) — Phần biên (hường rộng từ 0.5 — 0.6m): Bao gồm bó via cùng các thiết bị

phân cách vỉa hè với không gian lòng đường.

(ii) Phan cảnh quan (ý ứưởng từ 1.5 — 2m): Có thê không có trong trường hợp

via hè quá hẹp Đây là nơi trồng cây xanh bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa (iii) Phần đi bộ (rộng tối thiểu 2m): Đây là không gian cho người đi bộ, được

đảm bảo thông suốt không có chứng ngại vật và không bị lan chiếm bởi các

hoạt động khác.

(iv) Phan mặt tiền (rối thiểu từ 0.5m trở lên): Không gian đệm cho giữa via hè

và công trình dọc phó Phần này rất quan trọng, đảm nhiệm chức năng như

bô trí bậc tam cap, ram dôc cho xe, mái hiện

Trang 14

Bốn vùng co bản nay sẽ đảm bao via hè có thể phục vụ người đi bộ lưu

thông, đảm bảo được tính an toàn cho người tham gia giao thông, cho công trình

hạ tầng kĩ thuật, góp phan thể hiện tính mỹ quan cho đô thị

1.2 Các chức năng của vỉa hè

Via hè có 5 chức năng cơ bản: lối đi riêng dành cho người đi bộ; chứa đựng

hạ tang và tiện ích đô thị; lỗi ra vào các công trình dọc phố; không gian công cộng

đô thị; không gian hoạt động của nền kinh tế phi chính thức trong đô thị

1.2.1 Lối riêng dành cho người đi bộ

Chức năng làm lồi đi riêng cho người đi bộ là chức năng cơ bản và nguyên

thủy của vỉa hè Theo sách “Sidewalks: Conflict and Negotiation over Public

Space” (tạm dịch: Vỉa hè: Xưng đột và đổi thoại về không gian công cộng) nhữngvia hè đầu tiên được biết đến là ở Anatolia (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm

2000 TCN Trước khi via hè được ra đời, người di bộ trên đường không có không

gian riêng, bắt buộc phải đi cùng với động vật, xe ngựa, toa tàu và ô tô với nguy

cơ bị va chạm và dẫm đạp Tại Việt Nam, khi chưa có vỉa hè và đường hiện đại

cùng hệ thống thoát nước, cứ sau mỗi trận mưa là đường lại nhão nhoét, người đi

bộ phải đi trên bùn “lõng bong nước", vừa đi bộ vừa tránh xe ngựa đi qua Sự phổbiến của via hè bắt nguồn từ công trình của Georges - Eugene Haussmann trongquá trình thiết kế lại đô thị ở Paris vào những năm 1850 và 1860 Mục đích khithực hiện thiết kế via hè tại Paris của Haussmann là dé cho những người thích đi

dạo có không gian riêng của mình, có cơ hội được hòa vào dòng người và chiêm

ngưỡng các công trình xung quanh Đó là thời điểm mà người ta nghĩ ra khái niệm

phân tách người đi bộ và xe cộ Việc phân tách không chỉ bảo đảm được an toàn

cho người đi bộ khi tham gia giao thông, giúp mọi người di chuyên mà không bị

cản trở, mà còn tạo ra được một không gian đặc trưng của đô thị, được ví là “đường

diém, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và nhà mặt pho”

1.2.2 Chứa dung hạ tang và tiện ích đô thị

Việc các đô thị đang ngày càng phát triển hơn, hội nhập hơn yêu cầu hệthống cơ sở hạ tang cũng phải được nâng cấp dé đáp ứng với nhu cầu sử dung.Những hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng trở nên dễ thiết kế cũng như dễ quản lýhơn khi được lắp đặt trong phần không gian của via hè bởi lẽ via hè vừa là khônggian nằm ngay cạnh lòng đường (phục vụ cho hệ thống đèn tín hiệu, chiếu sáng ),vừa là không gian chạy xuyên suốt toàn thành phố (phục vụ cho hệ thống cấp thoátnước ), giúp cho việc bảo trì, sửa chữa sẽ thuận tiện hơn Những hạ tầng đô thịnhư đèn đường giao thông, các tuy nen và hào kĩ thuật, hệ thống dẫn điện, hệ thống

Trang 15

thoát nước tất cả đều nhằm việc phục vụ con người có một hệ thống giao thông

an toàn, cùng với đó là đời sống tiện nghi, hiện đại và văn minh hơn Những tiệních đô thị có thé kể tới như các biển quảng cáo, hệ thống chiếu sáng đô thi, côngtrình cây xanh Việc sử dụng via hè dé đặt các hạ tầng và tiện ích đô thị nói trêngiúp tiết kiệm diện tích sử dụng, tối ưu hóa diện tích lưu thông phương tiện và đảm

bảo ATGT.

1.2.3 Lắi ra vào các công trình dọc phố

Via hè là vùng đệm giữa lòng đường và các công trình xây dựng dọc phốnhư nhà ở, cửa hàng, cơ quan, Đối với những công trình có lượng người ra vào

lớn như cơ quan hay trường học thì không gian đệm này sẽ được mở rộng, khi

đó chỉ giới xây dựng sẽ lùi hơn so với lộ giới Vùng đệm này giúp bảo đảm an toàn

cho người đi bộ cũng như các phương tiện khi di chuyền ra vào các công trình dọc

phó Đặc biệt là tại các khu vực đô thị, số lượng các công trình dọc phố rất nhiều,

nhà cửa mọc sát nhau và san sát với lề đường, với lượng xe lưu thông lớn thì việcvỉa hè đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông là rất cần thiết

1.2.4 Không gian công cộng đô thị

Giáo sư Annette Kim khi nghiên cứu về vỉa hè tại Việt Nam đã nói: “Via

hè Sài Gòn là không gian công cộng sống động, nhân bản và hợp tác ”, đây là mộtminh chứng rang via hè tại đô thị Việt Nam thé hiện chức năng là không gian côngcộng, không gian sống đô thị Không gian via hè gắn liền với từng hoạt động sốnghằng ngày: buổi sáng, ta sé thấy những người tập thé dục, những quán hang ăn bênđường, mọi người vừa trao đổi dam ba câu vừa cùng nhau tận hưởng thức sáng;buổi chiều, vỉa hè với những quán nước nhỏ trở thành nơi để mọi người hẹn gặp

nhau; đây còn là không gian đi tản bộ trò chuyện, Vỉa hè trở thành không gian

công cộng đô thị xuất phát từ thói quen sống của người dân, phản ánh văn hóacũng như đặc điểm của người dân Việt: thích gặp gỡ, trò chuyện, thích không gian

mở với người qua lại Khi thực hiện chức năng không gian công cộng, vỉa hè còn

mang trong mình giá trị của một không gian văn hóa, thể hiện phong tục tập quáncủa người dân, tạo nên nét đặc trưng trong lối sống và là bộ mặt của cảnh quan phốphường Via hè là nơi chứa mọi cảm xúc, ki ức của con người về những thành phốnơi họ đi qua bởi vì nó mang lên mình vẻ đẹp chân thực nhất của cuộc sống đô thi.12.5 Không gian hoạt động của nền kinh tế phi chính thức trong đô thị

Via hè không chi là không gian sống, không gian công cộng đơn thuần mà

đó còn là không gian kinh tế - xã hội, nơi diễn ra các sinh hoạt đô thị, trao đổi hànghóa, dịch vu Via hè có chức năng là không gian hoạt động của nền kinh tế phi

Trang 16

chính thức bởi hai lý do chính: hệ quả của đô thị hóa và thói quen tiêu dùng của

người dân Việt Vấn đề đô thị hóa khiến lượng dân dân cư tăng trong khi việc làmkhông đủ khiến một bộ phận người dân phải tham gia vào hình thức kinh doanhphi chính thức như bán hàng rong hoặc bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo kinh tế

gia đình Nguyên nhân thứ hai là thói quen tiêu dùng của người dân đô thi: như sự

ưa thích những mặt hàng thực pham có giá rẻ, có thé vừa thưởng thức vừa ngắmđường phố; thói quen đi chợ hàng ngày, mua thực phẩm tươi sống từ những khuchợ tự phát gần nhà; thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân khi đi muahàng, thói quen tạt vào mua hàng bên đường đã khiến những người bán hàng cóthêm li do dé kinh doanh trên via hè kiếm thu nhập, tạo nên cung- cầu về thị trường

hàng hóa vỉa hè, hàng rong tại Việt Nam Dù việc sử dụng không gian vỉa hè, lòng

đường làm địa điểm kinh doanh xuất phát từ nhu cầu, khiến cho người mua bánđều dễ dàng thuận tiện hơn, nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ tới không giancộng đồng và đặc biệt là không gian của người di bộ

1.3 Cac yếu tố tác động tới công tác quản lý sử dụng vỉa hè

Các yếu tô tác động tới công tác quản lý sử dụng vỉa hè gồm 4 yếu tố: nănglực của nền hành chính; tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; sự tham gia

và ủng hộ của người dân; những yếu té tac động khác

1.3.1 Năng lực của nền hành chính

Thứ nhát, hệ thông thể chế hành chính là căn cứ pháp lý cho các hoạt độngquản lý, tập trung chủ yếu ở hai nhóm: hệ thống các quy định về tô chức và hoạtđộng của các cơ quan hành chính; hệ thống văn bản do các cơ quan hành chínhban hành theo thẩm quyền dé thực hiện chức năng quản lý nhà nước Môi trườngthé chế thuận lợi, nơi mà hệ thống văn bản được ban hành đúng thâm quyền, kịpthời và phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển, bảo đảm sự bao quáttoàn bộ các ngành, lĩnh vực sẽ duy trì và đảm bảo sự vận hành của hệ thong co

quan quan ly.

Thứ hai, t6 chức bộ máy các co quan hành chính nha nước: Sự phân công

trong nội bộ hệ thong tô chức, việc xác định nhiệm vụ và phối hợp các cơ quan

khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu quản lý là một yếu tố quan trọngảnh hưởng tới công tác quản lý sử dụng via hè Cơ cấu tổ chức hop lý sẽ tránhđược sự chồng chéo, vướng mắc, dễ dàng phối hợp giữa các bộ phận, tiết kiệmthời gian giải quyết van đề; ngược lại nếu cơ cau bat hợp lý sẽ làm giảm hiệu qua

hoạt động.

Trang 17

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Chất lượng nguồn nhân lựcluôn là yếu tố quyết định trong việc đạt được các mục tiêu đề ra Một nguồn nhân

lực mang tính chuyên nghiệp, có kĩ năng chuyên môn phù hợp sẽ giúp cho công

tác quản lý hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tài chính

Thứ tư, tài chính và cơ sở vật chất, kĩ thuật: Những bảo đảm về mặt tài chính

và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý phụ thuộc một phầnvào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia trong từng giai đoạn

1.3.2 Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị

Mối quan hệ giữa bộ máy hành chính nhà nước với các bộ phận khác của

hệ thống chính trị có nhiều nét đặc thù và đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đếnhiệu quả quản lý nhà nước Vì thế mà công tác quản lý phải dựa trên cơ sở bảođảm tính đồng bộ giữa tiến trình cải cách hành chính với cải cách tư pháp và lập

pháp.

1.3.3 Sự tham gia và ủng hộ của người dân

Sự tham gia va ủng hộ của người dân là một nhân tô quan trọng đối vớicông tác quản lý sử dụng vỉa hè Thực tế, sự tham gia và ủng hộ của người dân đối

với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng

dễ dàng đạt được mục tiêu Việc người dân tham gia công tác quản lý, xây dựng,

tham gia góp ý và trình bày nguyện vọng sẽ khiến họ sẽ có ý thức hơn về việc tuân

thủ các quy định được đặt ra, giúp cho quá trình xây dựng công tác quản lý sử dụng

vỉa hè đạt hiệu quả tốt nhất

1.3.4 Những yếu tố tác động khác

Các yêu tố bao gồm các yếu tố về văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống

sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng vỉa hè, và do đó việc quản lý sử dung via hè cũng

chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như trên, bao hàm cả ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực Sự phát triển của khoa học, công nghệ cùng quá trình hội nhập kinh tế -

xã hội cũng sẽ tạo ra thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý, anh

hưởng tới công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý sử dụng vỉa hè nói riêng 1.4 Tác động của quan lý sử dung vỉa hè tới đô thi

Mục đích chính của việc quản lý sử dụng vỉa hè là nhằm đảm bảo trật tựcủa đô thị và đảm bảo kết cau cơ sở hạ tầng bền vững dé phục vụ đời sống Do giátrị cũng như các chức năng phức tạp của via hè, nếu không có các chính sách quan

lý phù hợp thì người dân có thê sử dụng via hè sai mục dich, ảnh hưởng tới an toàn

giao thông, tới mỹ quan đô thị và HTKT trên vỉa hè Các chính sách này thường

Trang 18

di theo hai hướng: quản ly theo hướng tiêu cực như gạt bỏ toàn bộ người bán hàng

rong, bat giữ và tịch thu hàng hóa, hoặc yêu cau hối lộ xuất phát từ việc phủ

nhận người bán hàng rong và vai trò của họ; hoặc theo hướng tích cực: đưa việc

bán hàng rong vào những khu bán hàng riêng, hoặc cô giữ họ theo những khuôn

khô, quy định nham vừa đáp ứng được nhu cầu giao thông, vừa giữ được bộ mặt

đường phố và nhu cầu sinh hoạt của người dân Việc quản lý sử dụng via hè đượcthực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả người tham gia giao thông và người dânsông trong các công trình dọc phố

1.5 Nguyên tắc quản lý sử dụng vỉa hè

1.5.1 Hệ thông pháp lý về quản lý sử dụng via hè

Khoản 1 điều 36 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Longđường và hè pho chỉ được sử dụng cho mục dich giao thông” Điều 62 Nghị định

về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị(Nghị định số 36-CP ban hành ngày 29 tháng 05 năm 1995) quy định: “Đườngpho, via hè chỉ được dùng cho mục dich giao thông”, “Cam mọi hành vi lan chiếmlòng, lễ đường, hè phố dé họp chợ, trưng bày, ban hàng hoá và treo bén quảngcáo, dé vật liệu v.v ” Nghị định về hoạt động thương mại một cách độc lập thườngxuyên không phải đăng ký kinh doanh ngày 16 tháng 03 năm 2007, điều 6 chỉ rõ

“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cam cá nhân thực hiện cáchoạt động thương mại tại phan đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cu hoặckhu tap thé; ngõ hẻm; via hè, lòng đường, lẻ đường của đường đô thị, trừ cáckhu vực, tuyến đường hoặc phan via hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyềnquy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thoi đề thực hiện các hoạt động thương

mại” Trong Thông tư Hướng dẫn quản lý đường đô thị của Bộ xây dựng ban hành,

tại mục 4 Phần 2 về quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị, quy định việc sửdụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông cần có giấy phép của cơquan nhà nước có thâm quyền, đảm bảo yêu cầu “Không được cản trở giao thôngcủa người di bộ”, “Chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thà mới được phép sửdung hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa”

Những dẫn chứng trên cho thấy chức năng sử dụng chính của vỉa hè đượcxác định là lối đi riêng dành cho người đi bộ, cơ sở để quản lý sử dụng vỉa hè cũngchỉ dựa trên chức năng đó; van đề sử dụng tạm thời một phần đường đô thị cho cácmục đích khác chưa được quy định cụ thé, rõ ràng

Nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm

2010 quy định về một số điều của Luật Giao thông đường bộ về quản lý và bảo vệ

Trang 19

kết câu hạ tầng giao thông đường bộ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP đã được banhành ngày 03 tháng 09 năm 2013 nhằm bồ sung một số điều của Nghị định trên,

bổ sung nghị định liên quan đến công tác khai thác va sử dụng tạm thời một phan

hè phó, lòng đường, sử dụng dé xe không vào mục dich giao thông Đây là những

quy định cụ thể về việc sử dụng tạm thời một phần hè phó, lòng đường dù điều

kiện dé được sử dụng vẫn còn rất nghiêm ngặt như giới hạn thời gian sử dụng, quyđịnh cụ thé về giới hạn chiều rộng hè phố sử dụng, van dé sử dụng hè phố làmkhông gian buôn bán không được nhắc tới,

Tại thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã ban hành rất nhiều quy định

về vấn đề quản lý sử dụng vỉa hè lòng đường, cho thấy quá trình quản lý sử dụnglòng đường, vỉa hè đã được thay đối, điều chỉnh linh hoạt, nhằm đáp ứng mục tiêuvừa phục vụ ATGT vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh

Trang 20

Bang 1.1: Các quyết định về quản lý, sử dụng via hè tại thành phố Hà Nội

Quyết định Ngày ban hành Hiệu lực

Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội

ban hành quy định về quản lý và sử d ,

TA NaN IBY CINE QI NESE | 14/05/2003 | Hếthiệu lực

via hè, long đường trên dia ban Thành phô

Hà Nội (Số: 63/2003/QD-UB)

Quyết định Ban hành quy định về quản lý

và sử dụng hè phó, lòng đường trên địa bàn

Thành phó Hà Nội (Số:

227/2006/QD-UBND)

12/12/2006 Hết hiệu lực

Quyết định Ban hành quy định về quản lý

và sử dụng hè phó, lòng đường trên địa bàn

Quyết định Ban hành quy định về quản lý,

khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị Hết hiệu lực

¬" l oe 03/05/2018 an

trên dia ban Thanh phô Hà Nội (So: một phân

09/2018/QĐ-UBND)

Nguôn: Cơ sở dit liệu quốc gia về văn bản pháp luật

1.5.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng via hè

Những nguyên tắc chung quản lý đường đô thị đã được chỉ ra trong Thông

tư Hướng dẫn quản lý đường đô thị của Bộ xây dựng ban hành, mục 3 Phần 1, cụthể như sau:

Một là, đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhànước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý

Hai là, bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các

loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.

Ba là, khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mụcđích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thâm quyền đồng thời có giải

Trang 21

pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi

trường và mỹ quan đô thị.

Theo Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trênđịa bàn Thành phô Hà Nội ban hành năm 2018, nguyên tắc quản lý sử dụng via hè

được chỉ ra:

Thứ nhất, mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo trì hệthống đường đô thị phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phầnphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường

Thứ hai, công tác quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trênđịa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phâncấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở,ngành và chính quyén địa phương các cấp

Thứ ba, những hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo trì, khai thác, sửdụng hệ thống đường đô thị phải được phát hiện, ngăn chặn kip thời và bi xử phạt

theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Quy định cũng chỉ rõ các mục đích sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài

mục đích giao thông và các yêu cầu với từng mục đích sử dụng tại Chương 3, baogồm5 hoạt động chính được phép diễn ra trên hè phố gồm: (1) dé xe đạp, xe máy,

ô tô; (2) dé kinh doanh, buôn bán; (3) trung chuyên vật liệu phục vụ thi công, xây

dựng công trình; (4) phục vụ việc cưới, việc tang; (5) hoạt động văn hóa.

Đối với việc sử dụng hè phố vào việc để xe hay buôn bán, kinh doanh hànghóa (trong điều kiện được cấp phép), phải đảm bảo yêu cầu: “Không được cản trởgiao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bê rộng tối thiểu còn lại dành cho người

đi bộ là 1,5m ”, đảm bảo an toàn, mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị,

15.3 Hệ thong pháp lý về xử lý vi phạm sử dụng, lan chiếm via hè

Về việc xử phạt các hành vi vi phạm lấn chiếm via hè, Nghị định Số46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm lắn

chiêm via hè như sau:

Trang 22

Bang 1.2: Mức quy định xử phạt hành vi lan chiếm via hè

Hành vi vi phạm Phạt tiền đối với cá nhân Phạt tiền đối với tổ chức

hóa trong phạm vi đất của

đường bộ ở đoạn đường

Chiếm dụng dải phân cách

giữa của đường đôi làm nơi

đê xe, trông, gift xe

Bày, bán máy móc, thiết bị,

vật tư, vật liệu xây dựng

hoặc sản xuất, gia công

hàng hóa trên lòng đường

1.6.1 Kinh nghiệm quản lý tại Singapore

Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý sử dụng vỉa hè

Kinh nghiệm quy hoạch: Các giải pháp quy hoạch liên quan đến việc sắp

xếp, bô trí người bán hang rong trên vỉa hè va tại các không gian công cộng khác

của thành phó, hoặc sắp xếp một số tuyến đường giảm chức năng giao thông trong

thời điểm it xe dé dành cho hàng rong Không gian dành cho sắp xếp hàng rong có

thê là không gian công cộng của khu phố, đường có lưu lượng giao thông nhỏ Tại

Trang 23

Singapore, những người bán hàng rong đường đã được di dời đến những tuyếnđường nhỏ hơn, ít phương tiện giao thông hơn hoặc một số bãi đậu xe vào nhữnggiờ nhất định Tuy nhiên, những người bán hàng rong có xu hướng chuyên ra khỏi

vị trí được chấp thuận và quay trở lại đường phố chính dé có nhiều khách hànghơn nên giải pháp này bị đánh giá là thất bại trong khi mục đính của chính phủSingapore là đưa người bán hàng rong ra khỏi đường phố Singapore sau đó xâydựng nhiều trung tâm hang rong hay còn gọi là trung tâm bán lẻ dé bồ trí ngườibán hàng rong, nhiều trung tâm được xây dựng lại từ các chợ hiện hữu Tập trungngười bán hàng rong như trường hợp Singapore là giải pháp lâu dai mà chính quyềncác thành phố luôn hướng tới dé giải quyết van đề ATGT và dam bảo trật tự, cảnhquan đường pho

Quản lý người bán hàng rong tại Singapore: Theo Luật Sức khoẻ Môi

trường Cộng đồng, người bán hàng rong hoạt động ở bất kỳ đâu (đường phó, chợ,trung tâm 4m thực, ) và những người bán hàng rong ruôi đi bán hàng từ nơi nàyđến nơi khác dé thực hiện các hoạt động buôn bán bắt buộc phải có giấy phép kinhdoanh do NEA (National Environment Agency - NEA) cap Tại Singapore, bat kỳngười nào hoạt động như người bán hàng rong ma không có giấy phép của NEA

là vi phạm pháp luật Theo Mục 41A của Luật Sức khoẻ Môi trường Cộng đồng,

bat kỳ người nao bi phát hiện phạm tội sẽ bi phat tới 5.000 đô la Singapore (hơn

82 triệu đồng) Singapore cũng xây dụng những trung tâm âm thực và tập trunghàng rong tại đó Các trung tâm âm thực giờ đã trở thành một phần của văn hóa vàcuộc sống của người Singapore, 80% người dân Singapore tới đây ăn hơn 1 lầntrong tuần

1.6.2 Kinh nghiệm quản lý tại Úc

Kinh nghiệm tô chức không gian via hè: Không gian dành cho kinh doanh,buôn bán hàng rong: Chiều rộng via hè dé trưng bày hàng hóa hay bàn ăn/uống tốithiêu có thé là 1m Thực tế khảo sát cho thấy nhiều cửa hàng chi sử dụng trong 1mchiều rộng vỉa hẻ (Kim, 2014) Sydney quy định chiều rộng tối thiểu dành chongười đi bộ là 1,5m; phần sử dụng dành cho bàn ăn hoặc trưng bảy hàng hóa tốithiểu là 1m (xem phụ lục 4)

Có thé thấy không gian vỉa hè được sử dụng đa dạng với nhiều hoạt độngkhác nhau nhưng ưu tiên trên hết vẫn là không gian dành cho người đi bộ Ngoàikhông gian dành riêng cho người đi bộ, phan vỉa hè còn lại có thé sử dụng dé trưngbay hang hóa, dé bàn ăn/uống, dé xe, hang rong Dé phân định không gian rõràng cho các hoạt động, kẻ vạch là giải pháp đơn giản và rẻ tiền được nhiều thànhphố sử dụng Khi có vạch kẻ, người sử dụng sẽ biết vị tri va phần via hè được phép

Trang 24

và không được phép sử dụng Nhiều thành phố chọn giải pháp lát màu gạch hoặcchủng loại gạch khác nhau đề phân biệt không gian

1.6.3 Kinh nghiệm quản lý tại Bangkok

Quản lý người bán hàng rong: người bán hàng rong phải đăng ký với Cơ

quản quản lý đô thị Bangkok (BMA) dé thực hiện các hoạt động bán hàng trênđường phô một cách hợp pháp Những người ban hang rong đã đăng ký phải nộpmột khoản phí hàng tháng cho BMA dé làm sạch và bao trì các đường phố BMAđược ủy quyền chỉ định các khu vực chung cho người bán hàng rong dé thực hiệnhoạt động bán hàng của họ sau khi tham khảo ý kiến với đội cảnh sát giao thôngđịa phương Người bán hàng rong chỉ có thé hoạt động ở các khu vực được chiđịnh Một số hoạt động bán hàng dọc theo đường phó, trong khi một số khác hoạtđộng trên trên một vùng đất trống hoặc trong một khu phức hop

1.6.4 Kinh nghiệm quản lý tại TP Hồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh, cuối tháng 8-2017, UBND quận 1 TP HCMkhai trương phố âm thực đầu tiên trên đường Nguyễn Van Chiêm thuộc phường

Bến Nghé Hon 1 tháng sau, phố âm thực ở Công viên Bách Tùng Diệp tiếp tục

được khai trương Đây là 2 khu âm thực quận 1 dành cho người bán hàng rong trênvia hè dé hạn chế tinh trang lan chiếm via hè làm nơi buôn bán Hiện tại, phố hàngrong Nguyễn Văn Chiêm vẫn hoạt động tương đối tốt, các hộ kinh doanh đều rathài long với mô hình buôn bán này vì lượng khách 6n định, là hình thức hợp pháp,nam trên tuyến đường có ít phương tiện nên không ảnh hưởng quá lớn tới việc sửdụng via hè của người đi bộ Điều này cho thấy tinh khả thi của giải pháp quy

hoạch những người bán hàng rong cũng như những người buôn bán sử dụng lòng,

hè đường vào những khu vực cố định tại Việt Nam

1.6.5 Kinh nghiệm tổ chức không gian vía hè

Không gian dành cho người di bộ: Khu vực dành cho người di bộ đảm bao

an toàn và khả năng tiếp cận Với yêu cầu này, khu vực dành cho người đi bộ phải

rõ ràng và liên tục, mặt vỉa hè băng phang và chiều rộng dam bảo theo quy định

Không gian dành cho đậu xe máy trên via hè: Đối với kích thước tối thiểu

Imx2m cho | chiếc xe máy, hai kiểu đậu xe là thăng góc 90 độ có chiều rộng 1

hàng đậu xe là 2m và chéo góc 45 độ có chiều rộng I hàng đậu xe là 1,5m (xemphụ lục 3) Như vậy cộng với chiều rộng vỉa hè dành cho người đi bộ là 1,5m theoquy định hiện nay, tuyến đường thích hợp cho đậu xe có chiều rộng vỉa hè lớn hơnhoặc bằng 3m

Trang 25

1.6.6 Kinh nghiệm về quản lý đậu xe trên đường phố

Quan lý đậu xe trên đường phố được hiểu là đậu xe dưới lòng đường và trênvỉa hè Đậu xe trên đường phố là giải pháp tạm thời khi thành phố không có đủ

không gian dành cho đậu xe Theo Barbara J Chance, có hai mô hình quản lý đậu

xe trên đường phố chính Thứ nhất là quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước

Mô hình này áp dụng nhiều tại các thành phố của Mỹ Thứ hai thường thấy ở Châu

Âu, là mô hình nhà nước ký hợp đồng với bên thứ ba để quản lý đậu xe (hợp táccông tư) Dù áp dụng mô hình nảo thì đậu xe trên đường phố là một dịch vụ công,cung cấp hoặc giám sát bởi cơ quan nhà nước bởi vì đường phố là không gian côngcộng do nhà nước quản lý Quản lý không gian dành cho đậu xe máy cần chú ý cácyêu tố: về chiều rộng phạm vi đậu xe, kích thước các vi trí đậu xe, quy định giờ

các vi trí đậu xe.

Trang 26

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY SU DỤNG ViA HE TREN

TUYẾN DUONG NGUYEN TRÃI - QUAN THANH XUAN

2.1 Giéi thiệu về Quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân là một quận nội thành năm phía Tây Nam của thành phố

Hà Nội, Việt Nam Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía Tây giáp quận Nam

Từ Liêm, phía Tây Nam giáp quận Hà Đông, phía Nam giáp quận Hoàng Mai và

huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy

Hình 2.1: Vị trí của quận Thanh Xuân trên địa bàn thành phố Hà Nội

ben

„ BẮC GIANG

HÒA BÌNH

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quận Thanh Xuân được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996, trên cơ sở

tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, PhươngLiệt, bao gồm: 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khâu của phường Nguyễn

Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khâu của phường Khương Thượng

thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đìnhthuộc huyện Thanh Tri (Nghi định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận ThanhXuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phá Hà

Nội).

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Vị trí của quận Thanh Xuân trên địa bàn thành phố Hà Nội - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hình 2.1 Vị trí của quận Thanh Xuân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 26)
Bảng 2.1: Tình hình diện tích, dân số quận Thanh Xuân - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Bảng 2.1 Tình hình diện tích, dân số quận Thanh Xuân (Trang 27)
Hình 2.3: Độ rộng vỉa hè đường Nguyễn Trãi - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hình 2.3 Độ rộng vỉa hè đường Nguyễn Trãi (Trang 30)
Bảng 2.3: Khả năng đáp ứng tối thiểu các bộ phận cơ bản của vỉa hè với từng chiều rộng vỉa hè - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Bảng 2.3 Khả năng đáp ứng tối thiểu các bộ phận cơ bản của vỉa hè với từng chiều rộng vỉa hè (Trang 30)
Hình 2.4: Đánh giá vỉa hè đường Nguyễn Trãi trên một số tiêu chí - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hình 2.4 Đánh giá vỉa hè đường Nguyễn Trãi trên một số tiêu chí (Trang 31)
Hình 2.5: Đối tượng sử dung via hè - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hình 2.5 Đối tượng sử dung via hè (Trang 32)
Hình 2.6: Thay đổi về sử dụng vỉa hè theo giờ - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hình 2.6 Thay đổi về sử dụng vỉa hè theo giờ (Trang 33)
Bảng 2.4: Diện tích sử dụng vỉa hè tại 2 khung giờ trên đường Nguyễn Trãi Chiều rộng vỉa hè | Chiều rộng via hè | Chiều rộng via hè - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Bảng 2.4 Diện tích sử dụng vỉa hè tại 2 khung giờ trên đường Nguyễn Trãi Chiều rộng vỉa hè | Chiều rộng via hè | Chiều rộng via hè (Trang 33)
4. Hình thức sử dung: Mặt hàng kinh doanh: - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
4. Hình thức sử dung: Mặt hàng kinh doanh: (Trang 45)
Hình thức quản lý sử dụng vỉa hè mong muốn của anh/ chị (chính quyén/ các tổ - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hình th ức quản lý sử dụng vỉa hè mong muốn của anh/ chị (chính quyén/ các tổ (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN