CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CÔNG TAC CAP GIAY CHUNG NHAN QUYENTheo khoản 16 Điều 3 Luật Dat Đai 2013: “Giấy chứng nhận quyên sử dụng dat, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHUYEN ĐÈ THUC TẬP
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý đô thị
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CONG TAC CAP GIAY CHUNG NHAN QUYEN SỬ DỤNG
DAT TAI THANH PHO HA LONG, TINH QUANG NINH.
Ho va tén sinh vién + An Thị Khanh LinhLớp : Kinh té và Quản lý đô thị 60
Mã sinh viên ; 11182586
Hệ - Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Kim Hoàng
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
0980057008 Ả Ô.ÔỒỖỖ.ỖỖÔỖ 1
1 Tính cấp thiết của đề tab ccceccssessessessessessssessecssessssseseessessessesseeseeseess |
2 Mục đích nghiên €Ứu - - 5 1S 9S TH nu TH HH HT HH 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU - 5 5+ +22 + x9 ESkkerkreerrkrrerere 2
A, K6t CAU CHA OE n : 4 ẢA 2
CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CONG TAC CAP GIAY CHUNG NHAN QUYEN
SỬ DỤNG ĐẤTT 2 s21 2x 1EE121211211211211211211 111111111111 111111011011 11 11 11 1 ru 3
1.1 Khái quát chung về GCNQSDĐ 5c St 2 2 2212112112111 01111 errre 3
1.1.1 Khái niệm về GCNQSDĐ G5 SE EEEEEE11E11E111111E111111 11111 3
1.1.2 Vai trò của việc cắp GCNQSDĐ 2-22 c2 2 12211071211071211 11 xxx 3
1.1.3 Đối tượng và điều kiện được cấp GCNQSDĐ 5-75 Sccccccccrxerrerreee 41.1.4 Thâm quyền cấp GCNQSDĐ 2-2 St 2t TE2212211211211211211 011211 1E de 7
1.1.5 Mẫu GCNQSDĐ CS t SE TT 1111111111111 1111111111111 1 1111111011 re 7
1.2 Bài học kinh nghiệm về cấp GCNQSDĐ - 525225222 2221221221 E121 rkcrei 9
1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về cấp GCNQSDĐ ¿5c 522222 EE2ExEEcrkrrreeg 91.2.2 Kinh nghiệm về cấp GCNQSDD của Việt Nam 22-52cczccsccerxeei 12
CHUONG 2: THỰC TRANG VE CÔNG TÁC CAP GIAY CHUNG NHAN QUYÈN
SU DUNG DAT TREN DIA BAN THANH PHO HA LONG, TINH QUANG NINH
— ÔỎ 13
2.1 Tổng quan về thành phố Ha LON 1 13
2.1.1 Điều kiện tự Mien eeecsseeecessseeeessseeecesseseecsssseeeessneeessseeesssneessneeesssneees 132.1.2 Điều kiện KT - XH 5:-+22+vtttEEttrtttrrtrrtttttrrrrrtrrrrrrtrrrrrrrrree 162.2 Thực trang sử dung đất tại TP Hạ I1 — 18
2.2.1 Cơ cầu các loại đất tại TP Hạ 5 :1À 182.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại TP Hạ 0u ~- 18
2.3 Công tác cấp GCNQSDD tai TP Hạ Long - 2-2-2 scx2zezxccrxerxerred 21
2.3.1 Trình tự thủ tục công tác cấp mới GCNQSDĐ -©cccccccrcerxerrcee 212.3.2 Trinh tự thủ tục cấp đổi GCNQSDD ceccessessesssesssessesssessesssessesssecseessecssesseesees 23
Trang 32.4 Các yếu tố ảnh hướng tới công tác cấp GCNQSDD tai TP Hạ Long 24
2.5 Đánh giá công tác cap GCNQSDD tại TP Hạ Long -. 5 29
2.5.1 Kết quả công tác cap GCNQSDD tại TP Hạ Long 5:©52©5225z+cz52+ 292.5.2 Đánh giá của người dân về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên dia ban thành phô Hạ Long 5 6 1x 3123121 93 1 ng ng re 322.5.3 Hạn chế và nguyên nhân trong công tác cấp GCNQSDD tại TP Hạ Long 34
CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA CÔNG TÁC CAP
GCNQSDD TREN DIA BAN THÀNH PHO HẠ LONG, TÍNH QUANG NINH 35
3.1 Giải pháp quản lý đất dai cece 5-5 S5 St 2211211211011 1111111 re 353.2 Giải pháp quan lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đắt -¿-5- 363.3 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 5 2ĂcSs+eksseeeerse 373.4 Giải pháp đây mạnh công tác tuyên truyŠn 2-2-5 5 x£xczxczxzxeczxee 373.5 Giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác cấp GCNQSDĐ - 370090.5077 -:-::ÕÖ:Œ1Ọ 39TÀI LIEU THAM KHHẢO - 22-52 ©S2+SE 2E 9EEE2EE9E1211171121171121171 21171 T1 xe 40
Trang 4DANH MỤC TU VIET TAT
STT | CHU VIET TAT NGHIA DAY DU
13 | UBND Uy ban nhan dan
14 | UBTVQH Uy ban thường vu Quốc hội
15 | VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký dat dai
Trang 5DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cau hiện trạng sử dụng đất TP Hạ Long năm 2020 18Bảng 2.2: Diện tích cơ cau nhóm đất nông nghiệp TP Hạ Long năm 2020 19Bảng 2.3: Diện tích cơ cau nhóm đất phi nông nghiệp TP Hạ Long năm 2020 19Bang 2.4: Kết quả khảo sát các yêu tổ anh hưởng đến công tác cap GCNQSDĐ tại TP HaLONE 0 gT H ọ ọ và 26Bảng 2.5: Kết quả cap mới GCNQSDD tai TP Ha Long từ 01/01/2020 đến 30/6/2021 29Bảng 2.6: Kết quả cap đổi GCNQSDD tai TP Ha Long giai đoạn 2014 — 2018 30Bang 2.7: Kết qua cấp đổi GCNQSDD tại TP Hạ Long giai đoạn 01/01/2020 — 30/6/2021 31Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ tại TP Hạ LongTAM 2020 0080808Ẽ8n8 32Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấpGCNQSDĐ tại TP Hạ Long năm 2020 -Ă 2S 112311921 11911 111119 111 111g HH riệp 33
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình minh hoa trang 1 và trang 4 GŒN - Gv ng, 9 Hình 1.2: Hình minh họa trang 2 và trang 3 GCN Gv 9H ng, 9Hình 2.1: Sơ đồ vị trí TP Hạ Long - 2© £5£2E£+EE£EE££EE£EEEEEEtEEEEEEEEEerkerrkrrrree 14Hình 2.2: Bảng hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới công tác GCNQSDD tại TP HaLong 0000777 25Hình 2.5: Bảng hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới công tác GCNQSDD tại TP HaLong a0) 2200 26
Trang 6LOI CAM ON
Đề tai “Nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat tại thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là thành quả của quá trình thực tập, nghiên cứu của bản thân
và sự hướng dẫn, chỉ dạy của thầy cô Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô Thị tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các cô chú cán bộ tại phòng Tài nguyên và Môi trường,Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất của UBND TP Ha Long, tỉnh Quảng Ninh Quađây, em cũng mong muốn gửi những lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này
Đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới thầy giáo Nguyễn Kim Hoàng,người đã chỉ bảo tận tình, định hướng chỉ tiết và cung cấp cho em rất nhiều kiến thức mới
Bên cạnh đó, không thể thiếu là sự tạo điều kiện từ ban lãnh đạo trường Đại họcKinh tế Quốc dân và ban lãnh đạo khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị giúp tôihoàn thành được chuyên đề này
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ hướng dẫn tại phòng Tài nguyên
và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND TP Hạ Long, tỉnh QuảngNinh đã định hướng, hướng dẫn và cung cấp những số liệu quan trọng dé sử dung trongbài thuyết trình này
Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, vì còn nhiều thiếu sót về kinhnghiệm và hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên dé tài sẽ còn nhiều thiếu sót, em rat mong thầy
cô có thê cho em những đóng góp, nhận xét để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
An Thị Khánh Linh
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong chuyên đề tốt nghiệp “Nghiên cứu công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là do
bản thân thực hiện trong quá trình thực tập và nghiên cứu của tôi Những số liệu và kết quả
sử dụng trong bài đều được thực hiện tại phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòngđăng ký Quyền sử dụng đất, UBND thành phố Ha Long, tinh Quảng Ninh
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện
An Thị Khánh Linh
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà triết học Karl Marx đã từng nói: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, làđiều kiện dé sinh ton, là điều kiện không thé thiếu được dé sản xuất, là tư liệu sản xuất co
bản trong nông, lâm nghiệp” Quả đúng như vậy, đất đai là thứ tài sản duy nhất không bị
hao mòn, thậm chí giá trị của đất đai còn có xu hướng tăng dần theo thời gian Thêm vào
đó, dat đai là yêu tổ quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, đất đai thamgia vào tat cả các hoạt động trong đời sống KT - XH, không có ngành nghề nào có thé hoạtđộng nếu thiếu đất đai Đất đai là nguồn của cải, là thước đo sự giàu có của một quốc gia.Trong quá khứ, ông cha ta đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, đã phải
hy sinh va đồ máu dé giữ gìn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Vì vậy, trách nhiệm của mỗichúng ta là bảo vệ, gìn giữ giá trị đất đai cho hiện tại và cả thế hệ tương lai
Tuy vậy, sự phát triển KT - XH kéo theo rất nhiều hệ lụy, làm cho tình trạng và chất
lượng đất đai đi xuống, đây không chi là van đề của một thành phố mà còn là van dé cấpthiết của toàn xã hội Hiểu rõ được ý nghĩa to lớn của đất đai, Nhà nước đã ban hành nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, nhằm bảo vệ và sử dụng đấtđai hợp lý, hiệu quả Từ hiến pháp 1980 đến bộ luật đất đai được ban hành và điều chỉnhliên tục qua từng năm Trong đó, công tác đăng ký và cap GCNQSDD là công tác vô cùngquan trọng dé ôn định va sử dụng hiệu quả đất đai Đặc biệt tại những địa phương có sựthay đôi về đơn vị hành chính thì van dé đăng ký và cap GCNQSDD càng cần được chútrọng Đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước kiểm soát được nguồn tài nguyên đất đai quý giá
và phân bồ hiệu quả giúp kinh tế phát trién
Thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tinh Quảng Ninh, thuộc vùng duyênhải Bắc Bộ, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị Ngày 17/12/2019 UBTVQH ra Nghị
quyết số 837/NQUBTVQHI4 về việc “sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
thuộc tỉnh Quang Ninh nhập toàn bộ 843,54 km2 diện tích tự nhiên, 51.003 người của
huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long” Sau khi sáp nhập, nhu cầu cấp mới và cấp đôichứng nhận sử dụng đất tăng nhanh Từ tình hình thực tế trên, với mong muốn nghiên cứu
rõ hơn về công tác cấp mới và cấp đổi GCNQSDD tại TP Ha Long, cũng như tìm hiểunguyên nhân của những hạn chế mà công tác cấp mới và cấp đổi chứng nhận sử dụng dat
dang gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp Dé chính là lý cho em lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh”
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến các mục đích nghiên cứu cơ bản:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản, cơ sở lý luận về các vấn đề liênquan đến cấp GCNQSDĐ
Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác cấp GCNQSDD cũng như những hạn chế vànguyên nhân.
Thứ ba, kiến nghị định hướng, đề xuất một số giải pháp thiết thực để khắc phụcnhững hạn chế còn tồn tại, từ đó cải thiện kết quả công tác GCNQSDD
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu những cơ sở lý luận chung về công tác cấp GCNQSDĐ
và thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Từ đó đưa ranhững giải pháp cu thé dé công tác cấp GCNQSDD tại TP Hạ Long được hiệu quả hon
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 phầnchính:
Chương 1: Tổng quan về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtChương 2: Thực trạng về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thànhphố Hạ Long, tinh Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trang 10CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CÔNG TAC CAP GIAY CHUNG NHAN QUYEN
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Dat Đai 2013: “Giấy chứng nhận quyên sử dụng dat,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý dé Nha nước xácnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gan liền với đất hợp pháp củangười có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền vớiđất.”
Như vậy, ta có thể hiểu “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý
dé Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất hợppháp”.
1.1.2 Vai trò của việc cap GCNQSDD
1.1.2.1 Vai trò đối với nhà nước và xã hội
Cấp GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý dé Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng của người sở hữu và là căn cứ pháp lý dé giải quyết các vấn dé về đất đai.
Cấp GCNQSDĐ cho nhân dân cũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm
tạo động lực thúc đây KT - XH phát triển, tăng cường thiết chế nhà nước trong quản lý đất
Tiếp theo, GCNQSDD là căn cứ dé đưa ra những quyết định cụ thé như quyết định
về đăng kí đất đai, kiểm soát các giao dịch dân sự về đất đai như thế chấp, tranh chấp, thừa
kế, chuyền nhượng và theo đõi những biến động về đất đai.
Trang 11Cũng nhờ GCNQSDD mà Nhà nước có thé phát hiện những vi phạm ảnh hưởng đếnquyền hợp pháp của người sử dụng, lợi ích của nhà nước; và áp dụng chế tài với những chủthê không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Cuối cùng, thông qua việc cấp GCNQSDD, Nhà nước có thé quản ly đất đai trêntoàn lãnh thổ, kiểm soát được việc chuyên nhượng, giao dịch mua bán trên thị trường vàthu được nguồn tài chính vô cùng to lớn
1.1.2.2 Vai trò của GCNQSDĐ đối với người sử dụng đất
GCNQSDĐ là căn cứ xác lập mối quan hệ về đất đai, là giấy tờ chứng minh mốiquan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sở hữu, là điều kiện dé người sử dụng dat đượchưởng những lợi ích hợp pháp, được bảo vệ trong quá trình sử dụng đất Từ đó người sửdụng đất có thể yên tâm sản xuất trên chính mảnh đất của mình
Người sở hữu đất phải nộp đủ nghĩa vụ tài chính nhưng GCNQSDĐ cũng giúp họđược đền bù những thiệt hại khi mảnh đất của họ bị thu hồi
Bên cạnh đó, GCNQSDĐ là giấy tờ bắt buộc để đất đai có thể tham gia vào thịtrường BĐS.
GCNQSDĐ cũng giúp hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai tại các địa phương, giúpngười dân yên tâm sử dụng, sản xuất và đầu tư
1.1.3 Đối tượng và điều kiện được cap GCNQSDĐ
1.1.3.1 Đối tượng được cấp GCNQSDĐ
Theo điều 99, Luật Dat Dai 2013 quy định những trường hợp sử dụng dat được cấp
c, Người được chuyên đôi, nhận chuyên nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền
sử dụng đất, nhận góp vốn băng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử
lý hợp đồng thé chấp bằng quyền sử dụng đất dé thu hồi nợ;
d, Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai;
theo bản án hoặc quyết định của Toàn án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thihành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà
nước có thầm quyền đã được thi hành;
e, Người trúng thầu quyền sử dụng đất;
4
Trang 12f, Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu kinh tế;
ø, Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h, Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà
thuộc sở hữu nhà nước;
i, Người sử dung đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dung đất hoặc các thànhviên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất
hiện có;
k, Người sử dụng đất đề nghị cấp đôi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mat.”
1.1.3.2 Điều kiện dé được cấp GCNQSDĐ
> Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về
quyền sử dụng dat
Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thé như sau:
“ 1, Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất 6n định mà có một trong các loại giấy tờsau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụngđất:
a, Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan
có thâm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Namdân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nha nước có thâm
quyền cấp hoặc có tên trong Số đăng ký ruộng đất, Sở địa chính trước ngày 15 tháng 10
năm 1993;
c, Giấy tờ về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy
tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d, Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
e, Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữuNhà nước theo quy định pháp luật;
f, Giấy tờ về quyền sử dụng đất do co quan có thâm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
Trang 13g, Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy
định của Chính phủ.
2 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có trong một trong các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó có ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ việcchuyền quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luậtnày có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyên quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa Pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và không phải nộp tiền sử dụng đất
3 Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa ánnhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa
giải thành công, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo về dat đai của cơ quan
nhà nước có thâm quyền đã được thi hành thì được cấp Giây chứng nhận quyền sử dụngđất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp
luật.
4 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấychứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiệnnghĩa vụ tài chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5 Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đền, đình, miéu, am, từđường, nhà thờ họ, đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đókhông có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhân là đất sử dụng
chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất.”
> Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dung đất mà không có giấy tờ về quyền sử
dụng đất
Điều 101 Luật Đất đai 2013 có quy định cụ thé như sau:
“1, Hộ gia đình, cá nhân dang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
mà không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địaphương mà trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhândân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất
2 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều
100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ồn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004
6
Trang 14và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất
không có tranh chấp, phủ hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”
tự đầu tư; tô chức nước ngoài có khả năng ngoại giao
Uy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy uyén cho cơ quan tài nguyên môi trường cùngcấp cấp GCNQSDĐ
2 Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư, người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđất ở tại Việt Nam
3 Đối với trường hợp đã được cấp GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sởhữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sảngan liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữucông trình xây dựng thì do cơ quan Tài nguyên môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
1.1.5 Mẫu GCNQSDĐ
Theo Điều 3, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT được Bộ TN - MT ban hành ngày 19/5/2014 có quy định về mẫu GCN như sau:
“1, Giấy chứng nhận do Bộ TNMT phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp
dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận gồm1 tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được
gọi là phôi Giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm
x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau
a Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ Giấy chứng nhận quyên sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất in mau đỏ; mục 1 Tên người sử dung dat, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với dat và sô phát hành Giấy chứng nhận (Số seri) gom 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, được in màu đen; dấu nồi của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Trang 15b, Trang 2 in chữ mau đen bao gồm mục JL Thita đất, nhà ở và tài sản khác gắn
lién với dat tại đây có nói đến các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác,rừng sản xuất, rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và
cơ quan ký Giấy chứng nhận; số vào số cấp Giấy chứng nhận;
c, Trang 3 in chữ màu đen bao gồm mục III Sơ đô thửa đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất và mục IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
d, Trang 4 in chữ màu đen bao gồm nội dung kế tiếp của mục IV Những thay đổisau khi cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý với người được cấp Giấy chứng nhận; mã
vạch;
e, Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ mau den gồm dòng chữ Trang bổ sungGiấy chứng nhận; số hiệu thửa đất; số phát hành Giây chứng nhận; số vào số cấp Giấychứng nhận và mục IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận như trang 4 của Giây
chứng nhận;
f, Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản nay
do Văn phòng đăng ký dat đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất (Đối với nơi chưa thành lập VPĐKĐĐ) tự in, viết khi chuẩn bị
hồ sơ trình cơ quan có thâm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đôi vào Giấychứng nhận đã cấp
2 Nội dung và hình thức cụ thé của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c,
d và e Khoản 1 Điều này được thé hiện theo mẫu ban hành kèm theo Cơ sở pháp lý về việc
cấp Giấy chứng nhận.”
Trang 16| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
pre oie No TM
nhà ở và tài sản khác gắn liên với đắt ng
'Thửa đất số: 377 Tờ bản đồ số: 27
‘b) Địa chỉ: phường Bửu Hòa, thành phố Biển Hòa, tính Đồng Nai
‘¢) Diện tích: 65,0m? (bằng chữ: sáu mươi lãm 'không mét vuông).
“Trong đó: Diện tích được cắp: 650m), Khéing được cắp:0,0m"
'b) Điện tích xây dựng: 55,3 m°, ©) Diện tích sản: 146,8 m2,
4) Hình thức sở hữu: Sở hữu riêng,
Hình 1.2: Hình minh họa trang 2 và trang 3 GCN
1.2 Bai học kinh nghiệm về cap GCNQSDD
1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về cấp GCNQSDĐ
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ
Trang 17Với những đất nước có điện tích rộng lớn, việc quản lý đất đai và sử dụng đất đainhư thế nào cho hiệu quả là điều luôn được chính phủ coi trọng Mỹ là quốc gia có diệntích lớn thứ 3 trên thế giới (9,8 triệu km”) Mỹ là quốc gia phát triển và có hệ thống luậtpháp vô cùng chặt chẽ, có khả năng điều chỉnh được những quan hệ xã hội vô cùng phứctạp, cân bằng giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ Trước tiên, Luật Đất đai của
Mỹ công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; “quyền sở hữu tư nhân
về đất đai” được coi như một quyền cơ bản của công dân và được pháp luật bảo hộ rất chặtchẽ Dù vậy, Nhà nước vẫn năm giữ vai trò vô cùng quan trọng và có vị trí quyết định trong
Thực chất có thể thấy “quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ” cũng như “quyền sửdụng đất ở Việt Nam” Và đến thời điểm hiện tại, những quy định này đang được thi hành
và phát huy vô cùng hiệu quả, tăng đầu tư vào đất đai từ đó tăng giá trị đất đai, tăng hiệuquả sử dụng đất và giúp kinh tế Mỹ phát triển
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Pháp
Hon 60 năm chiu sự xâm lược của thực dân Pháp ảnh hưởng không nhỏ tới phươngpháp t6 chức quản lý đất dai của đất nước ta Những tài liệu quan lý dat đai do Pháp dé lai
vẫn đang được khai thác khá hiệu quả.
Luật pháp nước Pháp quy định: “Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm vàthiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình” ỞPháp vẫn tồn tại 2 hình thức sở hữu: “Sở hữu tư nhân về đất đai” và “sở hữu nhà nước đốivới đất đai và công trình xây dựng công cộng” Nhà nước có quyền yêu cầu các chủ sở hữu
tư nhân về đất đai “nhường” quyền sử dụng đất nếu Nhà nước cần sử dụng đất vào mục
đích công cộng (qua các chính sách bồi thường thiệt hại công bằng)
Hầu hết đất đai ở Pháp thuộc sở hữu tư nhân nhưng không vì thế mà đất đai bị khai
thác và sử dụng bừa bãi, các công tác quy hoạch đô thị được thực hiện vô cùng nghiêm
ngặt Có rất nhiều những Đạo luật về quy hoạch đô thị, phân cấp quản lý được ban hành từnhững năm 1919 và đến nay Luật đô thị ở Pháp vẫn không ngừng được sửa đổi và phat
triển Hệ thống hồ sơ địa chính là công cụ để Nhà nước quản lý đất đai vô cùng hiệu quả.
Hệ thống giúp Nhà nước nắm rõ thông tin như vi trí dia lý, tai nguyên, kích thước, hiện
10
Trang 18trang sử dụng, thực trạng pháp lý va lợi ích của từng thửa dat Từ đó Nhà nước có thé sử
dụng và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất sao cho hiệu quả và đáp ứng nhu cầu công cộng,cung cấp thông tin uy tín cho các ngân hàng, tô chức và làm cơ sở xây dựng hệ thống thuế
và giao dịch BĐS.
1.2.1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Là quốc gia đông dân nhất trên thế giới (1,405 tỷ người) và diện tích lớn thứ 4 trênthé giới (9,6 triệu km”), Chính phủ Trung Quốc luôn coi quản lý đất đai là nhiệm vụ vôcùng quan trọng.
Từ năm 1949, Trung Quốc bắt đầu cải cách ruộng đất, nhân dân được phân chiaruộng đất nhưng hình thức này chỉ tồn tại được một thời gian ngăn Từ thập kỉ 50 của thế
kỷ XX bắt đầu thiết lập và duy trì chế độ sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước về đất đai Tớinăm 1978, cuối cùng Trung Quốc cũng công nhận hộ nông dân là một thành phần kinh tế,khôi phục kinh tế tư nhân và giao lại đất sản xuất cho hộ nông dân thay vì mô hình nôngtrang tập thê
Điều 10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luật Quản lý đất quy định: “Đấtđai ở Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước, gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thé, trong
đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu Nhà nước Dat nông thôn và ngoại ô thànhphó, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sở hữu nhà nước, còn lại là sở hữu tập thê.”
Điều 2 Hiến pháp năm 1988 quy định rằng: “Nhà nước giao đất cho tô chức, cá nhân
sử dụng dưới đạng giao quyền sử dụng đất Quyền này cho phép chuyên nhượng, cho thuê,
thừa kế, thế chấp, Nhà nước quản lý bằng cách khống chế thời gian sử dụng đất (40 —
Nhà nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước
và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ Nhà nước tiễn hành quản
lý bằng quy hoạch đối với đất đai trong đô thị Bên cạnh đó, các loại đất đai cũng đượcphân loại rõ ràng và người sử dung đất cũng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước déxây dựng nguôn ngân sách đáp ứng nhu câu vôn đê phát triên.
11
Trang 19Dat dai vùng nông thôn, ngoại thành thuộc sở hữu tap thể, với sự tăng trưởng mạnh
mẽ của dân số, việc trưng dụng đất, chuyển đôi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành
dat đô thi là điều tất yêu Tuy nhiên, Chính phủ có rất nhiều biện pháp dé chuyền đổi và sửdụng đất hiệu quả Đầu tiên, yêu cầu bên được giao đất phải khai thác đất chưa sử dụng,
bù vào đúng với điện tích bị trưng dụng Điều này giúp đất nước đông dân này luôn duy trìđược diện tích đất canh tác và nguồn lương thực được ôn định Bên cạnh đó, Nhà nước cònban hành rất nhiều các loại lệ phí mà người sử dụng đất cần chi trả như phí đền bù đất(tương tự như chi phí đền bù tài sản của Việt Nam), chi phí đền bu sắp xếp lao động,
Tránh tình trạng đầu cơ đất đai, Trung Quốc cũng quy định mỗi gia đình nông thônchỉ được sử dụng một nơi làm đất ở và không được vượt quá hạn mức quy định của cấp
tinh, thành phố
Tổng kết lại, đù các quy định, chế độ sở hữu đất đai của mỗi quốc gia là khác nhaunhưng hầu hết vai trò quản lý đất đai của Nhà nước đều có chiều hướng được tăng cường.Điều này là vô cùng cần thiết với xu thế phát triển của KT - XH hiện nay, vừa quản lý đượctai nguyên quan trọng trong nước một cach chặt chẽ, vừa tạo được nhiều cơ hội để cạnhtranh phát triển, vừa cởi mở vừa ôn định an ninh kinh tế
1.2.2 Kinh nghiệm về cấp GCNQSDĐ của Việt Nam
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN - MT): “Năm 2019 tỷ lệ cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng dat lần đầu tổng hợp từ các địa phương đạt trên 97,36% tổng diện tíchcác loại đất cần cấp, tăng 0,16% tương đương khoảng 20.900 GCN so với cùng kỳ năm
2018”
Đây không chi là bước đầu dé quan ly dat đai hiệu quả, giúp người dân được đảmbảo các nghĩa vụ và quyền của bản thân về dat dai, mà còn thé hiện được sự phát triển trongnhận thức và tư duy về luật pháp của nhân dân
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN - MT): “Tính đến tháng 9/2021, có 59/63tỉnh, thành phố đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, nhờ đó cắt giảm những thủ tục
hành chính, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký cũng giảm so với trước đây, tình trạng tồn
đọng hé sơ quá hạn cũng không còn nhiều, tiến độ cap GCNQSDD ở một số địa phươngtăng đáng kể, các Văn phòng đăng ký đất đai cũng thường xuyên cập nhật, chỉnh lý hồ sơđịa chính của địa phương”.
Và dé người dân và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các hoạt động liên quan đến
đất đai, Bộ TN - MT cũng tham mưu cho Chính phủ, ban hành Nghị định số
148/2020/NĐ-12
Trang 20CP ngày 18/12/2020, theo đó “người sử dụng đất có quyền được chọn điểm nộp hồ sơ vàthời giao giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của UBND cấp tỉnh”.
CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE CÔNG TAC CAP GIAY CHUNG NHAN QUYEN
SU DUNG DAT TREN DIA BAN THANH PHO HA LONG, TINH QUANG NINH
bộ 843,54 km? diện tích tự nhiên, 51.003 người của huyện Hoành Bồ vào thành phố HạLong Sau khi nhập, thành phố Hạ Long có diện tích tự nhiên là 1.119,12 km?, quy mô dân
số 300.267 người”
Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với tông chiều dài 50km, cách thủ đô
Hà Nội 165km về phía Tây, cách TP cảng Hải Phòng 60km về phía Tây Nam, cách cửakhẩu Móng Cái 184km về phía Đông Bắc, phía Nam thông ra Biển Đông Vị trí địa lý vôcùng thuận lợi cho việc phát triển KT - XH Với những lợi thế về đường bộ, đường sắt,đường biển, đường sông và cảng biển cho phép TP giao lưu quan hệ với các huyện, tỉnh,thành phô trong nước và nhiêu nước trên thê giới.
13
Trang 21SƠ ĐÒ VỊ TRÍ THÀNH PHÓ HẠ LONG
‘TINH BAC GIANG.
HUYỆN SƠN ĐỌNG.
HUYỆN BA CHE
'THĂNH PHO HAI PHÒNG
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí thành pho Hạ Long
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
TP Hạ Long có địa hình phức tạp và đa dạng, phân chia thành 4 vùng gồm: Vùng
đôi núi cao (độ cao trung bình từ 500 — 800m, sườn núi đốc và rừng cây ram rạp); vùng núithấp, đồi cao (độ cao trung bình từ 200 — 350m, đan xen giữa các đồi núi thấp tạo thành
các thung lũng nhỏ); vùng ven biển (độ cao trung bình từ 0,5 — 5m) và cuối cùng là vùnghải đạo (toàn bộ vùng vịnh, nhiều hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá)
2.1.1.3 Khí hậu
TP Ha Long thuộc vùng khí hậu ven biên, với 2 mùa đông và mùa hè rõ rệt Vì vùng
biển này là vùng biển kín nên hầu như không xuất hiện những cơn bão lớn, sức gió mạnhnhất thường là cấp 9 tới cấp 10 Tuy nhiên trong và sau những trận mưa bão lớn, khu vực
ven biên chịu rat nhiều thiệt hại.
14
Trang 222.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
Nhóm đất bãi cát, cồn cát và đất cát (C) với diện tích khoảng 394 ha
Nhóm đất mặn (M) với diện tích khoảng 6.165 ha
Nhóm đất phù sa (P) với diện tích khoảng 403 ha
Nhóm đất vàng đỏ (F) là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn thành phốvới diện tích khoảng 82.244 ha.
Nhóm dat nhân tác (NT)
c, Tài nguyên rừng
Vịnh Hạ Long có tài nguyên rừng phong phú, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng,tổng số loài thực vật sống trên các đảo và núi đá hơn 1.000 loài Nhiều quần xã thực vậtkhác nhau bao gồm thực vật trên các bãi biển dao, các loài rừng ngập mặn, và các loài mọc
trên sườn đôi và vách đá, đỉnh núi, hang động hoặc khe đá.
Bên cạnh đó rừng tự nhiên phòng hộ có nhiệm vụ chính là bảo vệ các nguồn sinhthủy, tăng khả năng bảo vệ các vùng xung yếu như hỗ, đập, đầu nguồn các con sông, suối,
bảo vệ dai ven biển, chống can bay và tạo cảnh quan, môi trường cho các khu đô thị đang
phát triển, góp phần cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai
d, Tài nguyên biển
Bờ biển vùng vịnh Hạ Long là vùng bién kín, nhiều cồn rạn nên có nhiều loại hải
sản cư trú và sinh sống: 950 loài cá, 500 loại động vật thân mềm và 400 loài giáp xác trong
đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá song, ngọc trai, bảo ngư, sòhuyết, các dải đá ngầm san hô cũng vô cùng phong phú với 117 loài thuộc 40 họ, 12 nhóm
Ngoài nguồn lợi thủy sản, vùng biển Ha Long còn cho phép phát triển ngành cảng
biển như cảng nước sâu Cái Lân, cảng du lịch, cảng than và một số cảng nhỏ khác Nhờ
15
Trang 23với sự xuất hiện của cảng biển, ngành đóng tàu cũng được phát triển mạnh mẽ, tạo nên một
nên kinh tế biển đa dạng, phong phú với quy mô lớn
e, Tài nguyên khoáng sản
Than đá là nguồn khoáng sản quan trọng nhất, tập trung chủ yếu ở vùng phía Bắc
và Đông Bắc thành pho
Đá dầu tuy trữ lượng nhỏ (4.205 ngàn tan) nhưng cũng là lợi thé dé khai thác vàphát trién CN địa phương Đá vôi trữ lượng hang tỷ tan, chất lượng tốt Ngoài ra còn cócác loại cát, sỏi cuội xây dựng, trữ lượng không lớn, đủ dé đáp ứng cho nhu cầu của diaphương.
Nhìn chung thành phố Hạ Long có nhiều loại khoáng sản khác nhau, đều là nhữngnguyên liệu quan trọng trong ngành CN sản xuất xi măng, gạch ngói và nhiệt điện, nằmgan trục giao thông chính nên dé dàng cho việc vận chuyên và khai thác
2.1.2 Điều kiện KT - XH
2.1.2.1 Về phát triển kinh tế
a, Nông nghiệp
Nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất sản phẩm đặc trưng, có
thế mạnh của địa phương gắn với chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).Tốc độ phát triển bình quân của ngành nông nghiệp khu vực I Hạ Long ước đạt 9,4%/nam(Nghị quyết là 8%)
b, Công nghiệp
Giai đoạn 2016 — 2020, sản lượng sản xuất than trên địa bàn đạt gần 41 triệu tấn,bình quân tăng 3,8%/năm, chiếm 20,5% tổng sản lượng trên địa bàn tinh Tỷ trọng ngànhkhai khoáng giảm từ 12,2% (2015) xuống còn 8% (2020), phù hợp định hướng phát triển
từ “nâu” sang “xanh”.
Ngành xây dựng phát triển nhanh, tăng trưởng rõ rệt, các dự án lớn đã và đang đượctriển khai tích cực trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, hạ tầng giao thông Quan tâm triểnkhai các khu CN, cụm CN trọng điểm, CN sạch, công nghệ cao bước đầu thu hút một số
nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm
c, Dịch vụ
Du lịch, dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch được chú
trọng, đầu tư cho khu vực dịch vụ, du lịch tăng cao, các dự án quy mô lớn đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà đầu tư chiến lược: ha tầng du lịch, dịch vụ có bước phát triển đột
16
Trang 24phá, đồng bộ và hiện đại; hình thành các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng cao, đăng cấp
quốc tế; không gian du lịch được mở rộng, tăng kết nối giữa các khu, tuyến, điểm du lịch
trên địa bàn.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song tổng số khách du lịch 5 nămước đạt 45,1 triệu lượt, bằng 1,9 lần giai đoạn 201 1 — 2015, trong đó khách quốc tế là 16,5triệu lượt, bằng 1,4 lần giai đoạn 2011 — 2015; tổng doanh thu du lịch ước đạt 79.287 tỷđồng, băng 5,6 lần giai đoạn 2011 — 2015
Thương mại phát triển mạnh, hệ thống các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại hiệnđại từng bước được hình thành, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân và dukhách Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 5 năm ước đạt 228.242 tỷ đồng
(khu vực Hạ Long 215.896 tỷ đồng, tăng 12,9%/năm; khu vực Hoành Bồ 12.346 tỷ đồng,
tăng 12%/nam).
Dịch vụ vận tải, cảng biển và hậu cần cảng biển có bước phát triển tích cực, ưu tiênphát triển đồng bộ hệ thống cảng biển phục vụ hoạt động du lịch, gia tăng năng luc các loại
hình dịch vụ vận tải Khu vực Hạ Long khối lượng hàng hóa được vận chuyên ước đạt
137,2 triệu tan, vận tải hành khách ước đạt 136,2 triệu lượt Khu vực Hoành Bỏ khối lượnghàng hóa vận chuyên ước đạt 41,9 triệu tấn, vận tải hành khách ước đạt 2 triệu lượt
Phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vựcdịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng tiếp tục phát triển Cơ cấu tín dụng chuyền dịchtích cực theo hướng ưu tiên lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, nông thôn Hệ thốngthông tin di động phủ sóng 98% diện tích các khu dân cư, sóng di động 3G, 4G phủ sóng
100% trung tâm các xã, sẵn sàng ứng dụng công nghệ 5G
2.1.2.2 Về văn hóa xã hội
Người tiền sử trên Vịnh Hạ Long đã xuất hiện từ rất lâu Qua nhiều năm nghiên cứu
có thê kết luận rằng: “Trong suốt quá trình tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi
Nhu — Cái Bèo — Hạ Long” Có thé thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời từng là
cái nôi văn hóa của nhân loại.
Thành phố Hạ Long là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc như: Dao (Thanh Y,
Thanh Phan), San Diu, Kinh, Tay, Hoa, Với lịch sử van hóa lâu đời, thành phố đã pháthuy tốt truyền thống và bản sắc dân tộc, cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường trongchống giặc ngoại xâm và phản động Là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu
đời, nam trong cái nôi san sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, nguồn lao động dồi dào, đội ngũ khoa học lớn mạnh, công nhân có tay nghề
17
Trang 25cao, tiếp thu khoa học công nghệ mới áp dụng sản xuất Trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước, nhân dân TP Hạ Long nói riêng va tỉnh Quảng Ninh nói chung đã xây
dựng nên truyền thống văn hiến, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
Cùng với sự phát triển của đời sống KT - XH, các giá trị nhân văn cũng đang được phụchồi và phát triển Việc thực hiện nếp sống văn hoá khu du lịch ngày càng phát trién mạnh mẽ vớikhẩu hiệu “Người Hạ Long nói lời hay, cử chỉ đẹp ”, các lễ hội du lịch văn hoá hàng năm được tổchức càng làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: lễ hội Đức Ông Trần QuốcNghiễn, Văn hóa làng chài Cửa Vạn, lễ hội truyền thống đền thờ vua Lê Thái Tổ
2.2 Thực trạng sử dung dat tại TP Ha Long
2.2.1 Cơ cấu các loại đất tại TP Hạ Long
Ngày 17/12/2019, UBTVQH ra Nghị quyết số 837/NQUBTVQH14 về việc “sắp xếp cácđơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tinh Quảng Ninh, nhập toàn bộ 843,54 km? diện tích
tự nhiên, 51.003 người của huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long Sau khi nhập, thành phô HaLong có 1.119,12 km? diện tích tự nhiên, quy mô dân số 300.267 người”
Trên cơ sở các số liệu thong kê đất đai của TP các năm, được điều chỉnh bổ sung dé phùhợp với nội dung của Luật đất đai 2013 và thực hiện theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ TN - MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồhiện trạng sử dụng đất
Tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất của Thành phó là 112132,21 ha, các loại đất đượcphân theo mục đích sử dụng như sau:
Bang 2.1: Diện tích, cơ cầu hiện trạng sử dụng đất TP Hạ Long năm 2020
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Dat nông nghiệp NNP 54.408,53 75,28
2 | Dat phi nông nghiép PNN 24.265,98 21,64
Đất chưa sử dung CSD 3.457,70 3,08
Tổng diện tích 112.132,21 100
chiếm 21,64% Cuối cùng là 3.457,7 ha đất chưa sử dụng và chiếm 3,08%
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại TP Hạ Long
2.2.2.1 Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp
18
Qua bang 2.1, dat nông nghiệp có ty lệ cao nhất với tong diện tích 84.408,53 ha, chiếm75,28% tông diện tích đất tự nhiên Tiếp đến là đất phi nông nghiệp với diện tích 24.265,98 ha,