Tính cấp thiết của đề tai ccccesceseesecsessessessessessestssessessessessesseaees 1 2 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu cc ccc ecceccessceeeseeeseeeseeeeeeseeseeeeeeseees 2 3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu + 2 2+E+EczEerEerxerkerkerxrrrres 2 4 Phương pháp nghiên CỨU .- - 5 2 323121112111 rrey 2 5 Kết cầu của để tài che 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2-2252 ©2<22E22EE2EEEEEE2EEEEEEEEEEerkrrrkrrrree 4
Tổng quan về tài nguyên nước mặt 2-2 2s E£+Ez+ExerxezEzzrxrrxerxee 4
1.1.1 Khái niệm và vai trò
1.1.1.1 Khái niệm cua tài nguyên nước mặt
Theo khoản 3, điều 2 của Luật Tài nguyên Việt Nam năm 2012, nước mặt được định nghĩa là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hai đảo Nói một cách đơn giản thì nước mặt là tất cả các nguồn nước nhìn thấy phía trên mặt đất mà không do sự dao bới mà có Điều nay cũng đồng nghĩa với việc nước mặt sẽ bao gồm cả nguôn nước chứa trên bề mặt lục địa và dòng nước lưu thông.
Tài nguyên nước mặt là bất kỳ vùng nước nào trên mặt đất, bao gồm sông, vùng đất ngập nước, suối, hồ chứa và lạch Đại dương, mặc dù là nước mặn, cũng được coi là tài nguyên nước mặt Nước mặt tham gia vào chu trình thủy văn, hay chu trình nước, liên quan đến sự chuyên động của nước đến và đi từ bề mặt Trái đất.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy va chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thắm xuống đất Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tông lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tô khác Các yêu tố này như kha năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương Tất cả các yếu tố này đều anh hưởng đến ty lệ mat nước Sự bốc hơi nước trong dat, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật , hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thé lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dong chảy hình thành nên thác, ghénh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thắng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
1.1.1.2 Vai trò của tài nguyên nước mặt
Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật Nước là chất quan trọng dé các phản ứng hóa học và sự trao đôi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể Nước là một dung môi Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thực phẩm đều cần có nước.
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, cacboxyl Nước trong tế bào là một môi trường dé các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ Nước là môi trường hòa tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyền chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyên máu và các chất dinh dưỡng ở động vật Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định cho thực vật Nước tham gia vào quá trình trao đôi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật như các loại cá, tôm, cua, rong, rêu Đồng thời nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật.
Trong nông nghiệp: tat cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước dé phát trién. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các sản phâm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su Và tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn minh lúa nước.
Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rat lớn Tiêu biéu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giay déu cần một trữ lượng nước rất lớn Nước dùng dé làm nguội các động cơ, là dung môi làm tan các hóa chất màu va các phan ứng hóa học Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau Như vậy nước góp phần làm động lực thúc đây sự phát triển kinh tế.
Nước cho năng lượng nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng Tại Việt Nam, tiềm năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây nguyên Nước đóng vai trò quan trọng trong du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát trién.
1.1.2 Đặc điểm của tài nguyên nước mặt
Nước mặt không phải vô hạn, mà là có hạn, được giới hạn bởi sự cân bằng của thiên nhiên.
Nước mặt phân bố không đều theo không gian, thời gian, theo lưu vực.
Tài nguyên nước mặt có quan hệ mật thiết với các tài nguyên khác dé phát trién, là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các tài nguyên khác, nhất là tài nguyên đất, rừng Nước mặt không chi là đầu vào của sản phâm nông nghiệp có tưới, mà còn là một trong các “đầu vào” chủ yếu của các loại sản phẩm, thuộc hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ (sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, giao thông, các dich vụ) Vì vậy cần có một tô chức quản lý thống nhất tai nguyên nước mặt đáp ứng yêu cầu dùng nước của các tài nguyên khác, đảm bảo phát triển tài nguyên nước hiệu quả bền vững.
Nước đang sử dụng không phải là “của trời cho”, được cung cấp từ nguồn nước thông qua hệ thống công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn và được quản lý vận hành thông qua một tổ chức làm dịch vụ với lực lượng lao động chuyên nghiệp, được dao tạo Vì vậy nước được cung cấp để sử dụng có giá thành. Nhà nước cần có chính sách về giá nước phù hợp đối với từng đối tượng sử dụng nước cụ thé, nhăm đảm bảo tính công bằng, khuyến khích tiết kiệm nước, phát triển nguồn nước hiệu quả, bền vững Trong nhiều thập kỷ qua nhà nước đã ban hành chính sách thủy lợi phí áp dụng trong cả nước chỉ mới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dùng nước trong việc sử dụng nước Hiện tại Nhà nước van duy trì chính sách “cấp bù thủy lợi phí”, tiến tới một chính sách giá nước day đủ, phù hợp.
Tăng trưởng kinh tế, dân số và đô thị hóa dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, gây mất cân đối cấp - dùng nước Quản lý khai thác nước hiệu quả, bền vững trở nên cấp thiết để cân bằng nguồn nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Chiến lược phát triển nguồn nước toàn diện cần chú trọng củng cố hạ tầng thủy lợi và cải cách mạnh mẽ thể chế (tổ chức, cơ chế, chính sách) - "nút thắt" cản trở phát triển nguồn nước bền vững.
Tổng quan về quản lý tài nguyên nước mặt 2-2 s©z+sz+zxxe+ 6
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết quản lý Nhà nước về tài nguyên nước mặt
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhua Với cách hiểu thông thường thì quản lý có nghĩa là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và có định hướng của chủ thé quản lý vào đối tượng nhất định dé điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi con người nhằm tác động một cách có tô chức và có định hướng của chủ thé quan lý vào đối tượng nhất định dé điều chỉnh các quá trình xã hội va hành vi của con người nhằm duy trì tính ôn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định Quản lý cũng được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thé quản lý lên đối tượng quản lý nham chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân nhằm hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước trên cơ sở và dé thi hành hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của công dân, duy trì sự ôn định và phát triển của xã hội.
Trên cơ sở khái niệm QLNN có thé hiểu QLNN về tài nguyên nước mặt là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều hành các nguồn nước thông qua quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước của người dân, góp phần vào việc tạo dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực tài nguyên nước một cách có hiệu quả và công băng.
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước đối với tài nguyên cũng như Quản lý Nhà nước đối với chính sách kinh tế - xã hội nói chung Xã hội luôn có những vấn đề chung liên quan đến cuộc sống mọi người, vượt quá giới hạn phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, một tô chức có quy mô nhỏ, vì vậy cần có sự Quản lý Nhà nước đối với những lĩnh vực mà tô chức tư nhân trong hoạt động của mình cần có sự quản lý điều tiết của nhà nước, thông qua Quan lý Nhà nước dé đáp ứng nhu cầu trong đời sống xã hội của mọi người Việc thực hiện quản lý nhà Nước là thực hiện theo nhu cầu của bản thân bộ máy nhà nước nhăm đảm bảo trật tự, ôn định và an toàn xã hội.
1.2.2 Yêu cầu quản lý Nhà nước về tài nguyên nước mặt
- Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quan lý theo địa bàn hành chính.
- Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước.
- Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cần tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm, an toàn, hiệu quả Đồng thời, phải hài hòa lợi ích, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động
- Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Các quy hoạch theo quy định của pháp luật về dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiêu trên sông.
- Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.
1.2.3 Nội dung quản ly Nhà nước về tài nguyên nước mặt
Quản lý nhà nước là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với quá trình và hành vi xã hội, quan lý toàn bộ xã hội, trong đó có sự thực hiện QLNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể khác nhau NN tô chức xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước mặt bao gồm:
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về tài nguyên nước mặt.
Tạo môi trường pháp lý, xây dựng thé chế, pháp luật Xây dựng ban hành các van bản pháp luật, các quy phạm pháp luật một cách đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, có tính khả thi cao Đánh giá tong thé tìm ra những vấn đề chưa phù hợp, những van đề còn vướng mắc, từ đó bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện.
Nhà nước sử dụng linh hoạt các công cụ QLNN như chiến lược, kế hoạch, chính sách dé nhà nước chỉ cho các đối tượng quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cái đích mà nhà nước muốn tất cả tuân theo; pháp luật chính là phương tiện thé hiện ý chí của nhà nước về chuẩn mực trong SXKD va chất lượng phục vụ nhờ đó mà các kế hoạch được thực hiện, đây cũng là phương tiện dé cưỡng chế hay chế tài, tức hình phat dé đối tượng dé chừng.
Có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới giao nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước riêng cho các khu công nghiệp, nhằm đảm bảo môi trường sông xanh, sạch đẹp cho người dân.
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày
21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013, cùng với các Nghị Định, Thông tư của các Bộ tạo nên cơ sở vững chắc cho hoạt động QLNN về TNNM.
- Lập kê hoạch về tài nguyên nước mặt
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, quản lý tài nguyên nước mặt là việc cần phải triển khai phát triển nhanh chóng Hiện nay, quản lý tài nguyên nước mặt là một trong những vấn đề mang tính xã hội cao, góp phần vào cung cấp điều kiện cuộc sống cần thiết của tất cả người dân.
Việc lập kế hoạch và quy hoạch quản lý tài nguyên nước mặt là rất cần thiết trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt ở các thành phó, đô thị lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về tài nguyên nước mặt 10
1.3.1.1 Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước Theo Nguyễn Minh Phương và Bùi Văn Minh (2018), một nền hành chính chuyên nghiệp phải được xây dựng trên nền tảng nguồn nhân lực chuyên nghiệp Để đánh giá tính chuyên nghiệp, các tiêu chí chủ yếu được sử dụng bao gồm:
Một là, tô chức bộ máy quản lý nha nước về tài nguyên nước phải được thành lập và hoạt động thông suốt, ồn định theo hướng tinh gọn, hiệu qua, tô chức bộ máy phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong mọi thời kỳ Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo, vướng mắc, dé dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngược lại nếu cơ cấu bat hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động.
Hai là, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong ngành, nhất là các cán bộ công chức trực tiếp làm công tác quản lý tài nguyên nước phải không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để có thé quản lý, điều hành công việc được thông suốt, theo kịp sự phát triển của thời đại.
Ba là, nắm vững kỹ năng hành chính quản lý tài nguyên nước mặt Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn dao tạo và kinh nghiệm làm việc Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ được cụ thê hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất Ngoài việc tỉnh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn thé hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, kế cả sử dụng các công cụ hỗ trợ (như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin ) cũng như khả năng thích nghỉ, giao tiếp, hợp tác thông qua phối hợp nhóm hoặc giải quyết mâu thuan,
Bon là, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa công vụ Cũng như đối với các hình thức lao động quyền lực khác, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ tính chất của hoạt động quản lý, không chỉ là biéu hiện của dao đức công vụ mà còn là thước đo tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ.
1.3.2.1 Hệ thong thé ché, pháp luật, chính sách cua Nha nước
Thẻ chế, pháp luật, chính sách của Nhà nước là những công cụ mà nhà nước sử dụng trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chính trị của hệ thong chinh tri cua một giai cap thong tri, thé hién quyén lực của mình trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Nhà nước thực hiện quản lý thong nhất, có chiến lược, kế hoạch cho toàn bộ nên kinh tế quốc dân trong cả nước, việc quan lý và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội của các thành phần và ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực tài nguyên nước mặt Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế nhà
12 nước cân đối dé chi đạo việc thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra, thực hiện hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát sự hoạt động của mọi lĩnh vực, mọi thành phần và mọi ngành nghề trong xã hội. Đề đạt được những mục tiêu đã dé ra nhà nước cần phải xây dựng và ban hành các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật một cách đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, có tính khả thi cao.
1.3.2.2 Sự tham gia và ung hộ của người dan
Sự tham gia và ủng hộ của người dân đối với quản lý nhà nước không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quan ly nhà nước, khang định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước.
Nguyên tắc hiến định về sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước Từ Luật tổ chức Quốc hội đến Luật tổ chức Chính phủ, các điều luật đã cụ thể hóa điều kiện, hình thức và phương thức cho phép người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, góp ý vào các văn bản pháp luật, đóng góp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các kiến nghị, khiếu nại của người dân được tiếp nhận và giải quyết, tạo điều kiện để tiếng nói của nhân dân được lắng nghe, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Nhân dân tham gia quản lý nhà nước đảm bảo tính khách quan trong công tác quản ly nhà nước, giúp nhân dân hiện thực hóa địa vị pháp lý cũng như thé hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác quản lý nhà nước Nhân dân có thé trực tiếp tham gia hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc trực tiếp làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình Nhân dân cũng có thé gián tiếp thực hiện việc quan lý nhà nước thông qua việc tham gia vào hoạt động của các tô chức xã hội, các hoạt động tự quản ở cơ sở.
1.3.2.3 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế
Sự phát triển của khoa học, công nghệ va quá trình hội nhập quốc tế dang tao ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tô chức quản lý trên quy mô toàn xã hội Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian, giảm chỉ phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành (ví dụ: ứng dụng công
13 nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực) Quá trình hội nhập quốc tế càng được đây nhanh thì áp lực về quá trình hiện đại hóa nền hành chính, cũng như đòi hỏi về việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng gia tăng.
Theo Tô Quang Học (2017), môi trường kinh tế là tổng thể các yếu tô tac động trực tiếp hay gián tiếp đến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường.
Nhóm các yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến các đơn vị kinh doanh được gọi là nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô Thuộc nhóm này bao gồm: môi trường văn hóa — xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường vật chất và môi trường công nghệ.
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thanh Hóa
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
(Nguôn: Công thông tin điện tử Thanh Hóa 2021) a Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh năm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ với diện tích 11,
Với diện tích 116 km2, Thanh Hóa Nam nằm ở vị trí địa lý thuận lợi Về phía bắc, cách Hà Nội 153km; phía nam, cách Vinh (Nghệ An) 138km; phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Vị trí cụ thể của Thanh Hóa Nam nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 19,18° đến 20,40° vĩ độ Bắc; 104,229 đến 106,40° kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Thanh Hóa nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ liên kết các tỉnh Bắc Lào và vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Vị trí địa lý này giúp Thanh Hóa trở thành cầu nối giữa hai vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Bảng 2.1: Thống kê các đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa
STT | Thành phó, huyện, Diện tích tự Chỉ ra Tổng số thị xã nhiên
(ha) Phường Thị xã trần
24 | Huyện Bá Thước 77.823 0 1 20 21 25_ | Huyện Quan Hóa 99.500 0 1 14 15
(Nguon: Tinh ủy Thanh Hóa năm 2021) b Địa hình
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dan, kéo dai và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh Địa hình Thanh Hoá có thé chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biến với những đặc trưng như sau:
- Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm
11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cam Thuỷ, Thạch Thành, có tong diện tích là
7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tinh Độ cao trung bình vùng núi từ 600-
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% điện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu
Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn Đây là vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông
Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biên với chiều dai 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia Diện tích vùng này là 1.230,67 km’, chiếm 1 1,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bang phăng; Chay đọc theo bờ biển là các cửa sông Vùng đất cát ven biển có địa hình
21 lượn sóng chạy doc bờ biên, độ cao trung bình 3 - 6 m. c Địa mạo
Do điều kiện địa hình nam ở ria ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc dang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thé Đồng bang châu thé Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu cao từ 2 - 15 m Trên địa hình ven biển có vùng sinh lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên d Khí hậu
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng và mưa ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng; mùa đông lạnh và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hóa có nên nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C- 24°C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500°C- 8.700°C Hang năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn dưới 20°C (từ thang XII đến thang III năm ssau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hon 20°C (từ tháng IV đến tháng XI) Biên độ ngày đêm từ 7°C - 10°C, biên độ năm từ 11°C - 120C Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng.
- Độ ẩm: Độ am không khí biến đồi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ âm giữa các mùa là không lớn Độ âm trung bình các tháng hang năm khoảng 85%, phía Nam có độ 4m cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao 4m ướt hơn và có Sương mù.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6
- 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông.
- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tông số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến thang VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các thang XII và tháng I có số giờ năng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
- Chế độ gió: Thanh Hoá nam trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gid:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bắc)
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nom)
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30
-40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
Tình trạng thời tiết tại Việt Nam, trong đó có Thanh Hóa, đang trở nên bất thường với xu hướng gia tăng cả về tần suất, mức độ và phạm vi của bão và áp thấp nhiệt đới Những hiện tượng thời tiết cực đoan này không còn tuân theo quy luật trước đây, xuất hiện ở khắp các vùng miền và gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dé bị tổn thương do tác động của biến đối khí hậu Các con bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ thang VIII đến tháng
X hàng năm Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận được từ 30 - 40 m/s Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến 2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có
13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.
- Lũ cuốn và lũ ống: Đã xuất hiện ở các vùng núi de doa sinh mang và tàn phá tài sản, ảnh hưởng đến sinh thái tổn thất về kinh tế ở tỉnh. e Thủy văn
- Hệ thống sông: Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá day, từ Bắc vào Nam có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Bạng, VỚI tổng chiều đài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km”, tong lượng nước trung bình hang năm 19,52 tỉ m? Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ lưới sông trung bình khoảng 0,5 - 0,6 Km/Km’, có nhiều vùng có mật độ lưới sông rất cao như vùng sông Âm, sông Mực tới 0,98 - 1,06 Km/Kn? Đây là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện, tuy nhiên có sự biến động lớn giữa các năm và các mùa trong năm.
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh U82: )8: 7100202727200
Phần phân tích hiện trạng quản lý nhà nước (QLNN) về tài nguyên nước mặt (TNNM) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra những kết quả đáng ghi nhận trong công tác này.
Thứ nhất, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành khá đầy đủ theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về TNN nói chung, TNNM nói riêng và đã phê duyệt, công bố quy hoạch TNN, làm cơ sở để các sở, ngành tô chức cá nhân thực hiện theo quy định, tạo hành lang pháp ly dé thực hiện công tác QLNN về TNN, góp phan minh bạch hóa các thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về TNNM cơ bản đã được sở, ngành, UBND các cấp quan tâm thực hiện Thông qua hoạt động này đã gop phan nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ, công chức trên địa bàn về tam quan trọng của TNNM đối với cuộc sống Hình thức tuyên truyền chủ yếu được thực hiện thông qua các phương tiện đại chúng như truyền thanh, truyền hình là những loại phương tiện có độ phủ rộng đã giúp những người dân ở khu vực nông thôn tiếp cận được những thông tin liên quan đến bảo vệ và sử dụng nguồn nước Từ năm 2017 đến nay hưởng ứng các ngày kỷ niệm về môi trường như Ngày nước thé giới, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, UBND cấp tỉnh đã đây mạnh công tác tuyên truyền các quy định của Pháp luật về bảo vệ nguồn nước sạch đến các cấp trong tỉnh Việc tô chức, thực hiện tuyên truyền được căn cứ vào kế hoạch hằng năm dưới nhiều hình thức như hội thảo, tuyên truyền trên báo đài, cuộc thi Trong đó:
- Năm 2017: Sở TNMT tổ chức 3 cuộc triển khai văn bản Luật TNN va các nghị
Buổi hội thảo đã thu hút khoảng 420 người tham dự, bao gồm đại diện từ 44 Sở, ngành, UBND cấp huyện, các phòng Tài nguyên và Môi trường, cũng như các tổ chức và cá nhân liên quan.
- Năm 2020, các huyện, thị tran trên địa ban tinh Thanh Hóa đã triển khai được
5 cuộc mit tinh kết hợp với diễu hành, xe cô động qua các đường phó chính của xã, huyện, khu dân cư với khoảng 950 người tham gia, tuyên truyền trên đài phát thanh
260 lượt với thời lượng 570 phút, tô chức 60 cuộc tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
Thứ ba, tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác quan trắc TNN, đã xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tại các vi trí đại diện phân bố đều trên địa bàn dé đánh giá chất lượng môi trường cho các khu vực, dự báo các điểm chịu tác động từ các nguồn thải Tỉnh xây dựng và đưa vào vận hành mạng lưới 11 trạm quan trắc giám sát TNN mặt Những trạm quan trắc này hiện đã được giao cho UBND các huyện quản lý nhằm chủ động phát hiện sớm hiện tượng lũ và xâm nhập mặn dé kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
TNN và bảo vệ môi trường đã được UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo thực hiện; Kế hoạch thanh tra, kiêm tra hàng năm được lập và trình co quan có thâm quyền phê duyệt theo đúng quy định Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng khai thác, bảo vệ TNN, xả thải vào nguồn nước, góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về TNN của các cơ quan và cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Việc quản lý tài nguyên nước mặt có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nhưng thời gian qua chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan đến công tác quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên nước Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến cung cấp nước sinh hoạt và thoát nước thải chung của đô thị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hệ thống công trình thủy lợi, cấp phép xả thải vào nguồn nước thuộc các công trình thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước giám sát chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất nước Điều này làm cho chính quyền chưa kiểm soát, giám sát được hết các hoạt động khai thác, sử dụng nước; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, nhất là các kênh, rạch nhỏ,
- Hiện tại công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh chưa được triên khai do hạn vê tài chính, van đê nay làm cho công tác quan lý tai nguyên nước
45 mặt gặp nhiều khó khăn.
- Công tác lập quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh đang được triển khai và chưa hoàn thiện quá trình một cách hiệu quả N ôi bật, hai dự án chậm tiến độ là Dự án cấp nước của nhà máy Thăng Thọ, huyện Nông Cống được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định đầu tư vào năm 2018, thế nhưng đến năm 2021, dự án van “dam chân tại chỗ” Tương tự, dự án Nhà máy nước sạch Cam Vân (huyện Cam Thủy) được UBND tinh Thanh Hóa dau tư hơn 80 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành tháng 3/2018, nhưng đến nay van dang dang dở.
- Công tác cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ, thông tin cho người dân mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Bởi nội dung tuyên truyền qua nhiều lần vẫn chỉ dừng lại ở tam quan trọng của nguồn nước nói chung và nước mặt nói riêng, tác hại của việc xả thải vào nguồn nước mà không đề cập đến trách nhiệm của người dân và những việc họ phải làm khi khai thác TNNM, xả nước thải vào nguồn nước.
- Trong một số lĩnh vực quản lý của ngành đã phân cấp cho các huyện, thị xã thực hiện nhưng việc kiểm tra chưa được thường xuyên, kịp thời Những hành vi vi phạm bị phát hiện chủ yếu do người dân bức xúc dẫn đến phan ánh với chính quyền địa phương hoặc tố giác đến một số cơ quan khác Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hầu hết các cơ sở vi phạm này đều chỉ bị các đoàn kiểm tra của huyện nhắc nhở, rất ít cơ sở bị xử phạt, nếu có xử phạt cũng chỉ phạt cảnh cáo mà hiếm khi phạt tiền Việc này có khả năng khiến cho những cơ sở vi phạm sẽ không có động lực để khắc phục sai phạm của mình Những cơ sở không vi phạm khác cũng không có động lực dé tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, về xử lý chất thải khi xả vào nguồn nước chung khi mà chi phí đầu tư cho công tác này không hề nhỏ Tinh trạng này có thé dẫn đến gia tăng các hành vi vi phạm, khiến cho nguồn nước của các sông, rạch trên địa bàn tỉnh ngày càng ô nhiễm.
- Công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên để nâng cao chất lượng môi trường cần đây mạnh công tác kiểm tra hơn nữa Ngoài ra, các hoạt động bảo vệ môi trường còn chồng chéo: Về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xả thải vào môi trường: Khoản 2 Điều 9 của Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận và thâm định hồ soi xin cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi” Trong khi đó, Khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định
46 chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, cụ thể: “Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thâm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thâm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh” Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành có đến 2 cơ quan có thẩm quyền tham mưu UBND cấp tinh cấp phép, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép xả thải vào nguồn nước, tùy theo nguồn tiếp nhận xả thải. Điều này dẫn đến chồng chéo trong quản lý và kiểm soát nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh.
quy mô 89%) Quy mô các công trình cấp nước tập trung rất nhỏ, bình quân 1 công trình chỉ cấp nước cho khoảng 2.000-3.000 người, phục vụ khoảng 500-600 hộ dân Trong đó, dung tích bể chứa/tháp trung bình chỉ đạt 120-150m3, công suất cấp nước trung bình chỉ đạt 50-70m3/h (chỉ đáp ứng từ 50-70% nhu cầu nguồn nước của người dân).
Mục tiêu quản lý Nhà nước về tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hóa
- Mục tiêu tổng quát Đảm bảo chủ động trong quản lý và khai thác hiệu quả nguồn nước mặt nhăm thúc day phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đạt mục tiêu tăng trưởng tinh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính tri, góp phần ôn định chính trị, an ninh quốc phòng.
- Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022 — 2025 Kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức quan lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngọt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Cấp nước cho công nghiệp: Chủ động cấp đủ nước phục vụ 20 khu công nghiệp với diện tích 8.185 ha, 134 cụm công nghiệp với diện tích 5.943 ha trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cấp nước đạt 22 m3 /ha/ngày đêm.
- Cấp nước cho nông nghiệp: Dam bảo tưới ôn định cho 216.700 ha lúa, 18.000 ha mía, 55.000-60.000 ha cay rau quả, 20.000-30.000 ha cay cho thức ăn chăn nuôi,
40.000-72.000 ha ngô; trong đó, 30% cây trồng cạn được tưới bằng hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước Tạo nguồn cho 14.500 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước pha loãng cho 5.350 ha mặn lợ.
Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng chủ động cấp đủ nước cho 46 khu đô thị trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cấp nước sạch đạt 120-150 lít/người/ngày đêm Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt kết quả đáng kể.
- Mục tiêu định hướng năm 2030
Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại hóa năng lực tô chức quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt Chủ động cấp đủ nước phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tiêu chuân cấp nước 45m3/ha/ngày đêm; đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp với tần suất đảm bảo 85% cho
200.000 ha lúa, 16.500 ha mía, 60.000 ha rau quả, 30.000 ha cây thức ăn chăn nuôi và 72.000 ha ngô; diện tích cây trồng cạn được tưới là 70%, trong đó 30% được tưới bang hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tạo nguồn nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 14.500 ha, diện tích nuôi trồng nước lợ là 5.350 ha Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%, theo QCVN đạt 75%.
Định hướng công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh ; 8
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thê chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch tạo điều kiện cho lĩnh vực tài nguyên nước mặt phát triển đúng định hướng không xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ôn định và bền vững đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp xử ly tài nguyên nước mặt dé phục vụ nhu cầu của người dân.
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và lâu dài, các doanh nghiệp kinh doanh tài nguyên nước cần hoạt động trong một môi trường kinh doanh ổn định, ít sự thay đổi chính sách và hạn chế tệ nạn Ổn định xã hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển nhanh chóng và bền vững của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
- Thanh tra kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không dé tình trạng tham nhũng trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.
Hạn chế lượng nước thải xử lý xả ra môi trường, tạo thói quen sử dụng nước tiết kiệm cho người dân, đồng thời khuyến khích ý thức bảo vệ nguồn nước mặt Những hành động này góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững.
- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh.
- Đây mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh trong kỳ quy hoạch.
- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở đữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác, đảm bảo tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dit liệu về tài nguyên nước mặt, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường tương ứng.
Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt, phòng ngừa và khắc phục hậu quả do nước gây ra tại các huyện, thị xã Định kỳ xem xét lại và điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tăng cường giám sát chặt chẽ việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
-Tiếp tục rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; trong đó tập trung vào cơ chế chính sách việc quản lý, sử dụng nước mặt bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, ưu tiên sử dụng nước mặt cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và các lĩnh vực sản xuất quan trọng gắn với bảo vệ tài nguyên nước mặt.
- Tăng cường công tác quan lý và cấp phép về tài nguyên nước Hoàn tat việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác tài nguyên nước mặt, xả thải vào
51 nguôn nước dé đưa vào quản ly theo quy định.
Tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước mặt là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin và cơ chế trách nhiệm chặt chẽ giữa các ngành khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này sẽ giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, đảm bảo nguồn nước được khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.
- Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bồ trên phương tiện thông tin.
Giải pháp bộ máy quản lý về tài nguyên nước mặt
- Tiếp tục thực hiện tốt Luật tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan dé đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, chuyền từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi nước là hàng hóa; thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và các vùng đất ngập nước.
- Củng cô và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và các tô chức quản lý công trình khai thác, sử dụng nước theo Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Dé án sắp xếp, tô chức lại tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và sắp xếp, tổ chức lại tổ chức và số lượng cấp phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Ôn định mô hình, tổ chức quản lý hiện có;
- kiện toàn các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Sông
Chu, Nam sông Mã, Bắc sông Mã, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, các Ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi các huyện theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, tiết kiệm ngần sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động.
- Đồi mới, hoàn thiện cơ ché, chính sách tài chính, tăng cường, đa dạng hóa nguồn lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước mặt và bảo vệ môi trường. Kết hợp tăng chỉ từ ngân sách với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực Thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước mặt, hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguôn, rừng phòng
52 hộ bi ảnh hưởng do khai thác tài nguyên thai qua.
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của UBND các cấp huyện, xã đối với công tác phát triển cấp nước, sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tô chức thực hiện quy hoạch, bao đảm hiệu quả và tính khả thi.
3.4 Giải pháp kế hoạch quản lý tài nguyên nước
Để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt, cần xây dựng chiến lược và chính sách toàn diện Quy hoạch phát triển phải gắn kết với quy hoạch kinh tế - xã hội, bao gồm cả việc sử dụng, bảo vệ và phòng chống thiên tai liên quan đến nước mặt Quy hoạch cần có sự thống nhất trên toàn tỉnh, từng lưu vực sông, hồ chứa và công trình dự án khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước cũng như ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhà máy.
- Chủ động cùng các Sở, ngành, địa phương kip thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước mặt dé đưa dự án vào sử dụng đúng thời hạn quy định.
- Cần phải điều tra cơ bản (b6 sung hoàn chỉnh) tài nguyên nước mặt (các lưu vực sông, ao, hồ, dam), đánh giá trữ lượng, chất lượng độ nhiễm dé cân bằng nước, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo chương trình mực tiêu đề ra.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tải nguyên nước mặt; việc thực hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin và trả lời những van dé cần thiết; thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường Kịp thời, thời xuyên phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính dé ban hành quyết định đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép; tạm đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải và các hoạt động khác có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến nước mặt.
- Sau các cuộc thanh tra, kiểm tra hằng nam, cần phải kịp thời ban hành văn bản đôn đốc nhắc nhở và ấn định thời gian yêu cầu các đơn vị phải khắc phục các sai phạm, vi phạm; lay phòng ngừa, ngăn chặn là chính, đồng thời chan chỉnh, tăng cường
53 hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm đối với các đơn vị không thực hiện các quy định về tài nguyên nước mặt để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững.
3.5 Giải pháp tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước
- Day mạnh thực hiện mở các lớp tập huấn, đào tạo nang cao năng luc, nang cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và khai thác tài nguyên nước, người của các tô chức thủy lợi cơ sở, đặc biệt là tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy trình, kỹ thuật mới Nhân lực hiện có về lĩnh vực tài nguyên nước có khoảng trên 100 người chủ yếu làm công tác điều tra và quản lý các công trình thủy lợi Giai đoạn 2022-2025:
+ Tiếp tục tạo điều kiện công tác đảo tạo đại học, sau đại học về tài nguyên nước đề đáp ứng tốt nghiệp nhiệm vụ chuyên môn.
+ Đào tạo bồi dưỡng hàng năm từ 100 đến 150 lượt cán bộ, công chức viên chức cấp huyện và xã về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức và công nghệ tiên tiến trên thé giới về tài nguyên nước.
Thực hiện chính sách đãi ngộ có ưu đãi đặc biệt để thu hút đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý chất lượng cao, có trình độ chuyên sâu về tài nguyên nước mặt, góp phần hình thành đội ngũ cán bộ chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước mặt, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.