Nếu công ty có những giải pháp khắc phục được những khó khăn trên thì sẽ giải quyết được van đề cho thuê đất, giao đất đối với người nông dân, cũng như tạo cầu nối thúc đây sản xuất tăng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA BAT DONG SAN VÀ KINH TE TÀI NGUYEN
Dé tai:
HOÀN THIEN CONG TAC QUAN LY DAT DAI Ở CONG TY CO PHAN MÍA DUONG LAM SƠN
Ho va tén : Dao Thi Diéu Linh
MSV : 11192767
Lép hoc phan : Kinh tế tài nguyên 61B
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Hà Hưng
Hà Nội, 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề “Hoan thiện công tác quan lý đất đai ở Công ty cô phần mía đường Lam Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những
nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.
Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dat đề tài này
được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham
khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu.
Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêm các luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong phan phụ lục cũng được chú thích nguồn gốc dữ liệu.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm on và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn góc.
Sinh viên thực hiện chuyên đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em chân thành cảm ơn các thay Nguyễn Hà Hưng là giảng viên của Khoa Bắt động sản và Kinh tế Tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học.
Em xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Thư viện Trường Đại học Kinh té
Quốc dân, đã hỗ trợ tận tinh cho em trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn
thành tốt khóa luận lần này.
Em xin chân thành cam on tat cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy chuyên ngành kinh tế tài nguyên.
Đặc biệt, em vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy
tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến của thầy Hưng trong suốt quá trình
em thực hiện Chuyên đề tốt nghiệp.
Em muốn gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô của khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những người có vai trò rất lớn trong suốt quá trình em theo học tại trường.
Trong quá trình thực hiện Chuyên đề tốt nghiệp, nhận thay minh đã có gắng hết sức nhưng vì kiến thức vẫn còn hẹn hẹp nên vẫn còn nhiều thiếu sót, mong
thầy cô bổ sung dé bài luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác ở Công ty cô phan Mia đường Lam Sơn đã giúp đỡ em trong quá trình học tập va thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BANG GIẢI THÍCH CÁC CUM TỪ VIET TAT
LỜI MỞ ĐẦU < <2 se SsESsESsEEseEsEEseEserserserserserssrserssse 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CONG
TAC QUAN LÝ DAT DAI CUA CÁC DOANH NGHIỆP NONG
NGHIEDP 000117777 4
I Cơ sở lý luận về công tác quản lý đất đai của các doanh nghiệp nông
011000) 0" e 4
1 Một số khái niệm cơ bản -. ccc tre 4 1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đất đai: 22-55c55cccsc2 4
1.1.1, Khái niệm của đất đai: - - Set Sv SE EESEEEEEEEEEEEEEkrkerxrkrrrerrree 4 1.1.2, Vai trò của đất đai là: ch eae 4 1.1.3, Đặc điểm của đất đai là: - ng 4
1.2 Khái niệm doanh nghiệp nông nghiỆp: -«- +5 «<< <++s+++ 6
2 Đặc điểm của dat đai trong doanh nghiệp nông nghiép 6
3 Phân loại đất đai: - - 6 nề E1 E11 1101121111111 crree 7
4 Vai trò của đất đai đối với doanh nghiệp nông nghiệp: - - 8 5 Công tác quan lý đất dai của doanh nghiệp nông nghiệp: 9
5.1, Xác định quy mô, quản lý tài sản đất đai và tong hợp chi phí quan lý sử dụng đất hàng năm: - ¿2 2 %+SE+EE£EE£EEEEEE2EE2E12111717171.21.1.1 xe 9
5.2, Quan lý về hồ sơ và các thủ tục đất đai: - 2+5 cscssrsscee 9
5.3, Kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc quản lý ranh giới, mốc giới đã 8000412210777 9
5.4, Chủ trì giải quyết các van đề xin cấp dat, thuê dat, các đề án phát triển
và giao đất cho các đơn vị thuộc công ty: -¿-2+cz+cz+xe+rxsrxerserxee 105.5, Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác quản lý đất đai nội bộ: I III Cơ sở thực tiễn về quản lý của các doanh nghiệp nông nghiệp: I1
Trang 51 Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số doanh nghiệp nông nghiệp ở
\4Í 00 3 lãi
1.1, Công ty cổ phần Giống Nông Nghiệp Điện Biên: - 11
1.2, Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung Anz 13 2 Bài học kinh nghiệm hoàn thiện công tác quản lý đất đai đối với Công ty
cô phần Mia đường Lam SƠn: ¿2 2 ®+s+EE+EE+EE£EZEE+EEerkerkerkrred 15
CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC QUAN LÝ DAT DAI
Ở CÔNG TY CO PHAN MIA DUONG LAM SƠN 17
I Khái quát về Công ty Cé phan mia đường Lam Sơn: 17
1, Tên và địa chỉ doanh nghi€p: - - 55 <5 SE ++kE+svseeeeeersserseee 17
2, Quá trình hình thành và phát tYIỂN: Q.22 Sn S1 S1 212121 2111155551 111115 se2 17
3, Mục đích và đóng góp của CON ty? - - cv ng ng 19
4, Tình hình và kết quả hoạt động của don vị trong những năm qua: 20 5, Ngành nghề kinh doanh Công ty mẹ: 2 2 22 s+£++zxzxeze2 22
6, Các danh hiệu được nhà nước phong tặng: «« ««++s«++ss++ 23
II Khái quát về điêu kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội vùng sản xuât của
công ty CP mía đường Lam SƠï):: o5 5 5< 5< S555 5584 95899956 23 1, Về điều kiện tự nhiÊn: c: cc++ttsErxtrttrrtrrrrtttrrrrtrirrrrrrirerrrieg 23 1.1, Dia hình, sông Ngo: - - c1 1v ng ng rệt 23 1.2, Điều kiện khí hậu: - - c5 tSE+EEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrrrree 24 2, Các nguồn lực tiỀm năng: - 2-2 2+SE+EE+EEtEECEEEEEEEEerkerkerkrrei 25 2.1, Tài nguyên đất: -¿- 2 tt ctEE2E2112112112711121121121111 1x11 re, 25
2.2, Tai NQUYEN TƯỚC: - 5 5 10H ni TH Hệ 26
2.3, Tài nguyên khoáng Sane - - c5 1E 1k ng 272.4, Giao thông vận tải: - c1 1H ng HH ng rệt 27
Trang 6IIL Thực trạng công tác quản lý dat đai ở Công ty cỗ phần Mia đường
Lam S0ï - G1 1n tt 29
1, Xác định quy mô, quản lý tài sản đất đai và tông hợp chi phí quan lý sử
dụng đất hàng năm: - 2-2 + +E+E£2EE+E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrei 29
2, Quản lý về hồ sơ và các thủ tục đất đai: -5- 2©c<+cscsscszreee 34
3, Kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc quản lý ranh giới, mốc giới đã
AUQC 4100 35 3.1, Dat chia theo phương thức quản lý: - 22 22 s+zs+zs+rxerszes 35
3.2, Dat chia theo mục đích sử dụng: - 2 252 x+x+E++Ezxerxerxersrree Al
5, Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác quan ly dat đai nội bộ: 47
IV Đánh giá thực trạng công tác quản lý đất đai ở Công ty cổ phan
Mia đường Lam SON <5 5< 5< 2 59 9 99.59 99505.9089.56095066996 808 52
1 Những kết qua dat được trong công tác quản ly đất dai từ năm 2012 đến năm 2022 (Ưu điỀm)): - - c5 Ss SE EEEE E111 1111111111111 11111 1e 52
2 Những mặt hạn chế trong công tác quan lý dat đai (Nhược điểm): 56 3 Nguyên nhân thành công và hạn chế: ¿2 2 s2 s+zs+zxzzszzs4 56
3.1, Nguyên nhân thành cÔng: - ¿+ ++++ + + k++EEeeEEsseEseeeeeeerseeree 56 3.2, Nguyên nhân gây ra nhiều hạn chế: - 2 2 2 s2 s+zs+zxzszez 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN LY DAT DAI Ở CÔNG TY CO PHAN MIA DUONG LAM SƠN 59
1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản ly dat dai ở Công ty cổ phan
Mia đường Lam SƠN 6 5G E111 911991 911 91 2v nh ng ng 59
2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai ở Công ty cô phần Mía
đường Lam SƠI: - + 11v ng 602.1, Sử dụng công nghỆ CAO? cm kg 60
2.2, Xây dựng đội ngũ nhân viên, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ
Trang 72.3, Tăng cường thanh tra, kiêm tra công tác quản lý đất đai thường
là aa 3 61
2.4, Thực hiện các bước lập kế hoạch, quy hoạch đất ở Công ty cô phần
Mia đường Lam Sơn giai đoạn 2021-2025: - - -+++s++++s++see+sex+sess 61
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -2 scss©csscssecssecssee 63TÀI LIEU THAM KHẢO e s-s°©ssssesssecssecss 65
Trang 8BANG GIẢI THÍCH CAC CUM TỪ VIET TAT
STT | Ký hiệu chữ viết Chữ viết đầy đủ tắt
1 LASUCO Lam Son Sugar Joint Stock Corporation
2_ |CTCP Công ty cô phần
3 GTSL Giá tri sản lượng
4 KDNN Kinh doanh nông nghiệp 5 SXNN Sản xuất nông nghiệp
6 UBND Uỷ ban nhân dân
7 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
8 CNH-HDH Công nghiệp hoá — Hiện dai hoá
9 GlobalGAP Tiêu chuẩn Toàn cầu về Thực hành Nông
nghiệp tốt
10 | HALAL Chứng chi cho sản phâm dat yêu cầu
11 TNHH Trach nhiệm hữu han
12 |SXKD San xuất kinh doanh
13 XDCB Xây dựng cơ bản
14 |SXKD PNN San xuất kinh doanh phi nông nghiệp
15 TMDV Thuong mai dich vu
16 | NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao17 | TNMT Tai nguyên môi trường
18 | ERP Hệ thống phan mềm quan lý doanh nghiệp 19 |GIS Hệ thống thông tin địa lý — Geographical
Information System20 AI Trí tuệ nhân tạo
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 1: Bang tổng hợp chi phí quản lý sử dung đất toàn Công ty: 31 Bang 2: Bang tong hợp các loại dat toàn công ty dang quản lý hoạt động: 36
Bang 3: Bang tong hợp các loại đất toàn công ty theo mục đích sử dụng: 42
Bang 4: Báo cáo kiểm kê các khu dat công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn quản
lý (đến thời điểm 01/07/2022) +-©2¿+++E+EE++EE2EEEEEEEEEEEEESEEEEEEErkrrrkrrrree 48 DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biéu đồ tỷ lệ phần trăm các loại đất toàn công ty theo mục đích sử dụng 45
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của chuyên đề:
Với sự phát triển kinh tế vượt bậc hiện nay, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, đất đai có tính phong phú trong tính chất và mục đích sử dụng Ở những khu vực khác nhau, đất đai sẽ có những đặc trưng riêng và thích hợp cho một vài hoạt động kinh tế, sản xuất nhất định Chang han trong nông nghiệp, có nơi dat sẽ chỉ phù hợp dé trồng các giống cây công nghiệp, cây lâu năm, nhưng có vùng chỉ thích hợp dé trồng các loại cây hoa màu, cây ngắn ngày,
Với vai trò là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, đất đai tham gia vào quá
trình tạo ra nông sản, tổ chức sử dụng đất đai hợp lý góp phần tạo ra nông sản với
năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cau ngày càng tăng của xã hội.
Vấn đề đất đai đang là rào cản thật sự với doanh nghiệp muốn đầu tư vào
nông nghiệp Vì đất đai hoàn toàn là sở hữu công, nông dân không có quyền chuyển đổi khiến DN rat khó tích tụ ruộng đất sản xuất lớn Do vậy, dé giải quyết được vấn đề này, phải có các chính sách đổi mới thực sự về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai như hiện nay Nếu chúng ta không có cơ chế mới về đất đai thì khó sản xuất lớn được Dat đai manh mun, nông dân bỏ ruộng rất nhiều Tài sản quý như vậy đang bị lãng phí, chúng ta không thé làm ngơ Mặt khác, sản xuất nông nghiệp hết sức rủi ro, các doanh nghiệp không vào được Đây là vấn đề rất lớn đang đặt ra, vì vậy cần phải có chính sách phù hợp.
Mục đích của LASUCO là tạo ra các chương trình sáng tạo trong các lĩnh
vực phù hợp với thị trường toàn cầu Kết nối mọi người đến những nơi mới và cơ hội mở rộng Thay đôi khó khăn thông qua sáng tạo bang cả đam mê và nghiên cứu tập trung Khuyến khích cộng đồng địa phương hỗ trợ Xây dựng và phát triển LASUCO thành tập đoàn kinh tế Nông nghiệp chuyên sâu bền vững Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cốt lõi: Mia — Đường, các sản phẩm cạnh đường và sau đường, sản phâm Nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao, tăng trưởng xanh theo hướng hữu cơ; xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông, công nghiệp, thương mại bền vững; nâng cao đời sống và việc làm cho người lao động, đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích, thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội, góp phan phát triển kinh tế địa phương Dé đạt được mục dich dé ra thì van dé quản lý
đất đai là hết sức quan trọng.
Công tác quản lý đất đai của Công ty cổ phần Mia đường Lam Sơn hiện đang gặp rất nhiều khó khăn Khó khăn nhất là khâu tô chức sản xuất Dat đai manh
Trang 11mún, thời gian sinh trưởng của cây mía dài tới 12 tháng Các hồ sơ như Quyết định
giao, cho thuê, hợp đồng thuê đất vẫn chưa được cập nhật trên hệ thống thông tin
điện tử pháp luật của tỉnh, gây khó khăn cho quá trình theo dõi và quản lý đất đai Các rào cản về pháp lý là vô cùng lớn, các thủ tục hồ sơ quá nhiều gây khó khăn trong quá trình thực hiện Nếu công ty có những giải pháp khắc phục được những khó khăn trên thì sẽ giải quyết được van đề cho thuê đất, giao đất đối với người nông dân, cũng như tạo cầu nối thúc đây sản xuất tăng năng suất lao động và chất
lượng các sản phẩm của công ty.
Chính vì vậy dé quản lý tốt được đất đai tại Công ty cổ phần Mia đường Lam Sơn thì công ty phải có những chiến lược phù hợp nhất dé sử dụng có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý gia này.
2, Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Hoàn thiện công tác quản lý đất đai góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của Công ty cô phần mía đường Lam Sơn.
- Mục tiêu cụ thé:
+, Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý đất đai của các doanh nghiệp nông nghiệp +, Đánh giá công quản lý đất đai ở công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022-2023.
+, Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai tại công ty
CP mía đường Lam Sơn.3, Pham vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Công tác quản lý đất đai được nghiên cứu trong chuyên dé này dựa trên thực tiễn công tác quản lý đất đai tại CTCP mía đường Lam Sơn gồm
5 nội dung chính như sau: (1) Xác định quy mô, quản lý tài sản đất đai và tổng hợp chi phí quản lý sử dụng dat hàng năm; (2) Quản lý về hồ sơ và các thủ tục đất đai; (3) Kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc quản lý ranh giới, mốc giới đã được giao; (4) Chủ trì giải quyết các vấn đề xin cấp đất, thuê đất, các đề án phát triển và giao đất cho các đơn vị thuộc công ty; (5) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về
công tác quản lý đất đai nội bộ.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
- Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023.
4, Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong bài là:
Trang 12+, Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Dựa trên các bảng báo cáo
kiểm kê đất đai của công ty từ đó phân tích tình hình quản lý đất đai và tổng hợp
lại kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm qua.
+, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ thực tế khảo sát tình hình tại địa phương Những vấn đề về đất đai qua tìm hiểu thông tin trực tiếp từ công ty và những người nông dân đang trực tiếp thuê đất của công ty Được thực tế đi khảo sát địa hình đất đai tại khu đất ở Nông trường Sao Vàng cũ Được thu thập số liệu
và làm báo cáo tông hợp về tình hình sử dụng đất tại khu Nông trường Sao Vàng
+, Phương pháp liệt kê: Liệt kê những kết quả đạt được trong những năm
qua, khó khăn, nguyên nhân có được những kết quả đó và nguyên nhân gây ra khó
khăn trong công tác quản lý đất đai của công ty.
+, Phương pháp so sánh: So sánh công tác quản lý đất đai của các công ty
doanh nghiệp nông nghiệp khác để rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác
quan lý đất đai của Công ty cô phần Mia đường Lam Sơn.
5, Cấu trúc của chuyên đề:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dat đai của các
doanh nghiệp nông nghiệp.
+ Chương 2: Thực trạng công tác quản ly đất đai ở Công ty cổ phần Mia
đường Lam Sơn.
+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quan lý đất dai ở Công ty cỗ
phần Mía đường Lam Sơn.
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CÔNG TAC QUAN LÝ DAT DAI CUA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
I Cơ sở lý luận về công tác quan lý đất đai của các doanh nghiệp nông nghiệp
1 Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đất dai: 1.1.1, Khái niệm của đất đai:
Dat đai là một vùng đất có ranh giới, vi trí, diện tích cu thé và có các thuộc
tính tương đối ôn định hoặc thay đôi nhưng có tính chu kỳ, có thé dự đoán được,
có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tai và tương lai của các yếu té tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con nguol.
Dat dai của doanh nghiệp nông nghiệp là đất được giao cho các doanh nghiệp nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại đất có đặc thù giống nhau là tư liệu sản xuất chính cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rung,
1.1.2, Vai trò của dat đai là:
+ Thứ nhất, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, quyết định cho sự t6n tại và phát triên của xã hội loài người Một thực tế rõ ràng, rằng nêu không có đất đai thì sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất nào; cũng không có môi trường, điều kiện sống cho động thực vật và cả con người trên trái đất.
+ Thứ hai, đất đai tham gia vào các hoạt động của xã hội, đời sống kinh tế Trên đất đai, người ta xây dựng những công trình kinh tế, xã hội, giao thông, thuỷ lợi, phục vụ cho đời sống và sản xuất.
+ Thứ ba, đất đai là nguồn của cải, tài sản cô định dé tích lũy hoặc đầu tư Đất đai như một thước đo về sự giàu có của mỗi quốc gia; con người qua các thế hệ xem sự tích lũy, chuyên nhượng đất đai như một sự bảo hiểm về tài chính.
1.1.3, Đặc điểm của đất đai là:
+, Đất đai có tính cô định vị trí, không thé di chuyén được, tinh cô định
vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chỉ phối của các yếu tố môi trường nơi có dat Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thé sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn Tuy nhiên, giá tri của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau Đất đai ở đô thị có giá trị
Trang 14lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất
đai có điều kiện kém hơn Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá tri hơn Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia Chang hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam á, chúng ta có biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biên, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể có được.
+, Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian Con người nếu biết cách khai thác và sử dụng hợp lý thì giá trị sử dụng của đất vẫn bền vững theo thời gian Bên cạnh đó nhu cầu con người ngày càng đa dạng, mục đích sử dụng đất theo thời gian của con người cũng sẽ đa dạng Giá trị đất đai luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian bởi nhà đất có tính khử lạm phát cao, nhà đất là kênh đầu tư lâu đời nhất, đất đai có tính khan hiém tương đối và tuyệt đối, đất đai bền vững theo thời gian sử dụng Với các đặc tính như nêu trên thì việc lựa chọn nhà, đất làm tài sản tích trữ của ông bà ta là hoàn toàn hợp lý Thời buổi ngày nay chúng ta có rất nhiều kênh, nhiều phương tiện trích trữ tài sản Tuy nhiên bất động sản nói
chung cũng như nhà dat nói riêng van là kênh rất được nhiều người lựa chọn Trong ngắn hạn bất động sản có thê giảm giá do chịu tác động từ các chính sách quản lý công, cơ chế quản lý, tình trạng bong bóng do đầu cơ tràn lan nhưng trong dài
hạn thì giá bất động sản nói chung cũng như giá nhà, đất nói riêng đều có xu hướng
tăng giá.
+, Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dang phong phú của đất dai do khả năng thích nghỉ của các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác.
+, Đất đai một tư liệu sản xuất gan liền với hoạt động của con người Con
người tác động vào đất đai nhằm thu được sản pham dé phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính
chất của dat đai có thé chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyền mục đích sử dụng đất Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một
sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động Trong điều kiện sản xuất tư
Trang 15bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế —
xã hội Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế — xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà
tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân
+, Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiêu, quyên sử dụng đất được trao đôi, mua bán, chuyền nhượng và hình thành một thị trường đất đai Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt Thị
trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
1.2 Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp:
Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hợp tác lao động dé khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch
vụ theo yêu cầu xã hội.
2 Đặc điểm của đất đai trong doanh nghiệp nông nghiệp:
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phâm của xã hội, vì vậy đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp có thé có nhiều nguồn gốc khác nhau và được pháp luật bảo vệ Đất dai trong các cơ sở kinh doanh được nhà nước giao đất, cho thuê, tuỳ theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp Ví dụ như đất nông nghiệp phục vụ cho việc trồng trọt, chăn nuôi.
- Số lượng đất có hạn trong từng cơ sở kinh doanh nông nghiệp, nhưng khả năng tái tạo của đất đai không giới hạn Khả năng tái tạo vô hạn thé hiện ở sự biến đổi độ phì của đất, từ độ phì nhiêu tự nhiên, nhân tạo sang độ phì kinh tế Doi hỏi hiểu biết và khai thác, b6 sung thông qua bón phân va các biện pháp canh tác tổng hợp Các cơ sở sẽ có những phương pháp cải tạo và sử dụng đất khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng Số lượng đất có hạn nên phải biết sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
- Chất lượng đất đai không đồng nhất, phụ thuộc vào các điều kiện tự
nhiên của từng vùng Yêu cầu sử dụng day đủ, tiết kiệm, có hiệu quả, phải gắn quá trình tổ chức sử dụng đất đai trong cơ sở kinh doanh nông nghiệp với quá trình tổ chức sử dụng đất đai trong cả vùng, chú ý đến toàn bộ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trang 163 Phân loại đất đai:
Tại Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định các loại đất được phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất mà phân chia thành 3 nhóm lớn là :
s* Nhom dat nông nghiệp.
s* Nhóm đất phi nông nghiệp.
* Nhóm đất chưa sử dụng.
Các nhóm này được phân chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng
cụ thê như sau:
a, Nhóm đất nông nghiệp:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác * Đất trồng cây lâu năm trực tiếp trên đất; xây dựng chuông trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đât trông hoa, cây cảnh.
b, Nhóm đất phi nông nghiệp:
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: 4% Dato gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
s* Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
s* Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
s* Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức
sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y té, giáo duc va dao tạo, thé duc
thé thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
s* Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi
Trang 17nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
“ Dat sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử
— văn hóa, danh lam thăng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí
công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
4% Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
s* Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghi, lán, trai cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho va nhà dé chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất
xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh
mà công trình đó không gắn liền với đất ở c, Nhóm dat chưa sử dụng:
Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng như đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
(Theo Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
4 Vai trò của đất đai đối với doanh nghiệp nông nghiệp:
Vai trò của đất rất đa dạng, đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế — xã hội.
Thứ nhất, Với vai trò là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, đất đai tham gia vào quá trình tạo ra nông sản, tô chức sử dụng đất đai hợp lý góp phần tạo ra
nông sản với năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Dat dai là là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thé thay thé vì không thé có
sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai Quy mô và phương hướng sản xuất,
mức độ thâm canh và cả việc tô chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.
Thứ hai, trong các ngành các ngành sản xuất vật chất của xã hội, đất đai đóng vai trò như 1 tư liệu sản xuất đặc biệt Trong nông — lâm nghiệp: Dat đai là
tư liệu sản xuất, là điều kiện vật chất — cơ sở về không gian, là đối tượng lao động
và công cụ Các cơ sở doanh nghiệp cần đất đai để sản xuất kinh doanh trên mọi
lĩnh vực Các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp đều diễn ra trên đất đai.
Trang 18Thứ ba, Tô chức sử dụng hợp lý góp phần tạo ra nông sản có giá thành hợp
lý, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả
nguồn tài nguyên quý giá này sẽ tạo động lục thúc day các ngành sản xuất của công ty đi lên tạo thu nhập cao cho công ty Ví dụ như cải tạo lại đất đai sẽ làm năng suất cây trồng dẫn đến tăng chất lượng sản phẩm, thu nhập tăng theo.
Cuối cùng, Với tư cách là chỗ dựa địa điểm, tô chức sử dung đất đai hợp lý đảm bảo yêu cầu xây dựng các công trình, tiết kiệm đất đai cho trực tiếp kinh doanh nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả chung của doanh nghiệp nông nghiệp Các doanh nghiệp cần đất đai để xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5 Công tác quản lý đất đai của doanh nghiệp nông nghiệp:
5.1, Xác định quy mô, quản lý tài sản đất đai và tổng hợp chỉ phí quản lý sử dụng đất hàng năm:
Quy mô dat đai là tổng thé đất đai của các cơ sơ KDNN, thường đo bằng diện tích ha, m2 Tuy nhiên, cần xác định quy đất đai trong mối quan hệ với các yếu tô vốn, lao động,
Mục đích xác định quy mô đất đai là tạo quỹ đất đai hợp lý để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm.
Nội dung xác định quy mô đất đai: xác định quy mô tối ưu và ngưỡng làm giàu về ruộng đất:
+ Quy mô tối ưu: K= G/RD x G/LD x G/CP x L/CP (lớn nhất)
Trong đó: K chi số hợp lý của quy mô, G là GTSL, RD là diện tích tối ưu của đơn vị, LD là số LD bình quân/năm
+ Ngưỡng làm giàu: TCT (tổng chi tiêu) GLG = 1/TN (Tổng thu nhập)5 Phương pháp xác định giá đất đều được tính toán chính xác tuân thủ theo
các quy định của pháp luật.
5.2, Quản lý về hé sơ và các thủ tục đất dai:
Quản lý đất đai thực hiện các giải pháp kỹ thuật và giải quyết các vấn đề pháp chế (chuyền đổi, chuyên nhượng ) có hiệu quả kinh tế, thực hiện việc đăng
ký đất đai, việc chuyển nhượng, thừa kế đúng luật
5.3, Kiểm tra, giám sát các don vị trong việc quản lý ranh giới, mốc giới đã được
Kiểm tra, bố trí sử dụng đất đai trong công ty:
Trang 19a, Khái niệm:
Là hệ thống các biện pháp kinh tế, tổ chức và kỹ thuật dé sắp xếp sử dụng đất trong cơ sở KDNN nhằm khai thác đầy đủ, hợp lý, hiệu quả đất đai, đáp ứng
nhu cầu xã hội và các quy luật sinh học của SXNN Thực chất là bố trí sử dụng bề
mặt không gian, xác định chức năng đất đai trong các cơ sở KDNN.
b, Các nguyên tắc:
s* Đảm bảo thực hiện sự phân công xã hội về sản xuất nông sản, chủ yếu là sự phân vùng quy hoạch của huyện, tỉnh.
s* Phải chú ý đến xu hướng phát triển lâu dài của đơn vị.
+ Phải căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn với đơn vị dé bố trí sử dung đất.
s* Phải chú ý đến toàn bộ quá trình sản xuất, cũng như từng ngành sản xuất của đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
s* Phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của đơn vị sản xuất kinh doanh nông
nghiệp với lợi ích của Nhà nước, tỉnh, huyện, đặc biệt của các trang trại và hộ giađình xung quanh.
c, Nội dung bố trí sử dụng đất đai gồm:
s* Xác định ranh giới
s* Bồ trí ruộng đất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản của đơn vị sản xuất kinh
doanh nông nghiệp.
s* Bồ trí đất xây dựng các công trình nhà ở, các công trình phục vụ sản xuất: chuồng trại chăn nuôi, xưởng chế biến, hệ thống giao thông, thuỷ lợi
d, Các bước tiến hành bố trí sử dụng đất đai:
s* Chuẩn bị: Chuan bị các điều kiện vật chất, các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm (nếu thấy cần thiết).
s Điều tra nghiên cứu các điều kiện sản xuất của cơ sở.
s* Xây dựng các phương án bồ trí sử dụng dat đai của đơn vị sản xuất kinh
doanh nông nghiệp.
s* Phân tích và lựa chọn phương án bố trí sử dụng dat.
5.4, Chủ trì giải quyết các vấn đề xin cấp đất, thuê đất, các đề án phát triển và giao đất cho các đơn vị thuộc công ty:
Dựa vào các cơ sở pháp lý theo Luật Đất Đai 2013, thông tư, chuẩn bị
hồ sơ, nộp hồ sơ xin cấp đất, thuê đất theo kế hoạch của công ty Đồng thời hoàn
10
Trang 20tất các thủ tục giao đất cho các đơn vị nhỏ quản lý theo mục đích sử dụng đất của
từng đơn vi.
Ví dụ như:
s* Làm hồ sơ xin cấp đất dé phục vụ dự án “Công viên sinh thái tre luồng
Thanh Tam” quy hoạch xây dựng tại 4 xã, gồm: Xuân Bái, Thọ Xương, Xuân Phú,
huyện Thọ Xuân và xã Thọ Thanh huyện Thường Xuân.
s* Làm hồ sơ xin cấp đất để phục vụ dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm
công nghệ cao Tâm Phú Hưng” quy hoạch xây dựng trên địa phận 3 xã Thọ Xương,Xuân Bái và Xuân Phú (huyện Thọ Xuân).
s* Làm hồ sơ, thủ tục cấp đất cho anh Nguyễn Viết Sơn để gia đình anh trồng và chăm sóc mía tạo công ăn việc làm cho gia đình anh.
s* Làm hồ sơ, thủ tục thuê đất dé xây dựng hồ chứa va xử lý chat thải công
ty tại Khu 5, thi tran Lam Sơn, Tho Xuân, Thanh Hoá.
5.5, Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác quản lý đất đai nội bộ:
Báo cáo về kết quả công tác quản lý về đất đai của công ty theo theo quý (3 tháng một lần) và xác định phương hướng quản lý đất đai trong 3 tháng tới.
Nội dung báo cáo:
s* Đặc điểm tình hình: Nêu cụ thể về tình hình đơn vị, nêu những thuận lợi và khó khăn khi triển khai việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát.
s* Việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát: Phân công người phụ trách công tác kiểm tra giám sát ở từng đơn vị; kết quả thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra giám sát các don vi năm cụ thể là có cuộc kiểm tra và cuộc giám sát.
s* Việc thi hành kỷ luật đối với thành viên; công tác giải quyết về việc khiếu nại, tố cáo của nội bộ.
“+ Nhận xét, đánh giá chung: nêu ra ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực
hiện công tác kiểm tra, đánh giá và đưa ra phương hướng dé giải quyết những hạn chế đó.
IIL Cơ sở thực tiễn về quản lý của các doanh nghiệp nông nghiệp:
1 Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt
1.1, Công ty cé phan Giống Nông Nghiệp Điện Biên:
11
Trang 21Trước day diện tích đất bỏ hoang | vụ, 2 vụ lúa còn rất lớn hầu như chưa
được khai thác (17.000 ha/vu) trong khi đó nông dân trong tinh chưa có tập quán
trồng đậu tương trên đất 1 vụ, 2 vụ lúa, ruộng mới khai hoang.
Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất của Công ty, tỉnh đã phê duyệt các dự án (dự án 1000 ha đậu tương, dự án phát triển cây đậu tương tại các xã 135 ) phát triển đậu tương trên đất 1 vụ lúa, đất khai hoang.
Cây đậu tương phát triển rất nhanh từ vùng thấp đến vùng cao, trồng đậu tương cho thu nhập cao gấp 3-4 lần lúa nương và ngô địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong tinh Dự án đã góp phần chuyền dịch cơ cau cây trồng tăng hệ số sử dụng ruộng dat, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hoá, đến nay hầu hết các huyện thị trong tỉnh đều đây mạnh phát triển đậu tương, góp phần thực
hiện nghị quyết tỉnh, đạt 9.972 ha đậu tương năm 2009.
Đồng thời Công ty còn tổ chức chuyền giao công nghệ sản xuất các giống
lúa, ngô lai đến với 1 số đồng bào dân tộc : Hmông (Tuần giáo), dân tộc Thái (Điện
Biên), Tua Chùa, Mường Ang
Công ty đã nghiên cứu, xây dựng thành công phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật và đã sản xuất thành công giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cay mô, cung cấp cho thị trường > 20-30 vạn cây/năm, giống chat lượng cao và
được triển khai trồng với quy mô hàng trăm ha Tất cả các huyện triển khai bạch đàn mô đều sinh trưởng phát triển tốt, là tiền dé quan trọng dé tỉnh có hướng chi đạo trồng rừng thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
12
Trang 22Bên cạnh đó, đơn vị còn thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế của
tỉnh, cung cấp hàng chục vạn giống cây chè Shan tuyết và tổ chức thu mua, chế biến chè cây cao Tủa Chùa.
Công ty đã dé ra những giải pháp tận dụng tối ưu đất nông nghiệp dé trồng cây lúa, ngô, đậu tương tạo doanh thu lớn mỗi năm Kết hợp công tác sản xuất
lương thực với nông dân địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây,
làm các thủ tục giao đất cho nông dân đề họ trồng và chăm sóc các cây trồng nông nghiệp của công ty.
Với kết quả sản xuất nói trên, mỗi năm Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tỉnh giao, phát huy hiệu quả nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước Nhiều năm liền tập thể, CBCNV đơn vị được nhận Bằng khen, Cờ thi đua xuất xắc của UBND tinh, Bộ NN&PTNT và Chính phủ, xứng đáng xứng đáng là đơn vị dẫn dau trong
phong trào thực hiện CNH-HDH nông nghiệp nông thôn của tỉnh Điện Biên.
1.2, Công ty cô phan nông nghiệp công nghệ cao Trung An:
TRÙNG AN®
Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An là don vị quan lý quỹ đất trồng lúa sạch lớn nhất Việt Nam Trực tiếp quảng lý, canh tác trên diện
tích 1.747 ha trải dài trên 4 tỉnh thành: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An
13
Trang 23Giang Liên kết với hộ nông dân canh tác theo mô hình hợp tác doanh nghiệp — nông dân Năng suất lúa bình quân đạt mức 9 tắn/ha/vụ.
Kiên Giang và Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã ký kết phát triển vùng nguyên liệu lúa 63.000 ha.
Từ năm 2016, Kiên Giang đã thực hiện liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ
và sản xuất lúa đạt chuẩn theo mô hình cánh đồng lớn với 12.860 ha và tăng lên gần 75.000 ha vào năm 2018 Đến năm 2021, Kiên Giang đã xây dựng được 783
cánh đồng lớn với diện tích gần 75.000 ha, trong đó số cánh đồng lớn gắn kết tiêu thụ là 651 cánh đồng với diện tích 53.478 ha, tăng 74,35% so với năm 2020.
Qua thực hiện cánh đồng lớn đã giúp nông dân nâng cao nhận thức trong liên kết làm ăn, thay đôi tập quán canh tác, ứng dụng tốt tiễn bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, gieo sạ tập trung, đồng loạt, áp dụng tốt quy trình "1 phải 5 giảm", năng suất trung bình đạt 6,5 tan/ha (vụ Hè thu) và 7,4 tắn/ha (vụ Đông xuân) cao hơn so với sản xuất truyền thống của nông dân khoảng 300 kg/ha và tăng lợi nhuận bình
quân từ 3- 3,7 triệu đồng/ha.
Riêng đối với Công ty Cé phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, trong vụ Đông Xuân 2021-2022 vừa qua, công ty đã triển khai, phối hợp với hợp tác xã và nông dân được 100 ha sản xuất lúa đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn
Châu Âu, sản lượng khoảng 460 tấn Sản xuất 600 ha lúa đạt chứng nhận
GlobalGAP, sản lượng bình quân khoảng 4.800 tan Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện liên kết tiêu thụ lúa 6n định từ 2.000 đến 3.000 ha/vụ trên các địa bàn huyện vùng Tứ giác Long Xuyên Dự kiến trong niên vụ năm 2022-2023, công ty sẽ mở rộng khoảng 4.000 ha, chủ yếu ở huyện Hòn Dat và một phần huyện Giang Thành,
Kiên Lương.
Sở Nông nghiệp va Phát triển nông thôn Kiên Giang và Công ty Cổ phan Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã ký kết biên bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác phát triển vùng nguyên liệu đạt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh theo hướng
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo.
Theo đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An sẽ xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu với quy mô đạt 63.000 ha vào năm 2025, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm dựa trên sự đồng thuận hợp tác của người nông dân,
mà đại diện là các hợp tác xã; kết hợp với thiết lập mã vùng trồng.
Triển khai cung cấp day đủ các dich vụ nông nghiệp đầu vào phù hợp với
yêu câu của các thị trường mục tiêu, sản xuât đạt một trong các tiêu chuân14
Trang 24GlobalGAP, hữu cơ nhằm phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân Tô chức sản xuất, liên kết, thu mua toàn bộ sản pham nông nghiệp của vùng
nguyên liệu Xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ đạt chuẩn quốc tế, công xuất 2.520 tắn/năm dé chủ động cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho vùng nguyên liệu và trên địa bàn tỉnh Ứng dụng chuyền đồi số trong hoạt động sản xuất lúa gạo trong vùng nguyên liệu gắn với truy xuất nguồn gốc và định hướng quản lý rủi ro trong sản xuất cho nông dân.
Lễ ký kết này có ý nghĩa hết sức quan trọng là nền móng dé xây dựng nền
nông nghiệp xanh, đảm bảo phát triển công nghệ cao cho những cánh đồng ở Kiên
Giang, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống vật chất, tinh thần của
người nông dân UBND tỉnh cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dé dự án hoàn thành
đúng kế hoạch và đạt kết quả cao nhất.
Ngoài ra, Giữa vùng đất vàng trồng lúa tại Kiên Giang, Trung An kiên trì
bảo tồn, nuôi dưỡng một khu sinh thái ngập nước tự nhiên quy mô 70ha làm chỗ trú ngụ cho các sinh vật bản địa như là sự tri ân vùng đất lành - khu bảo tồn sinh
thái — tràm chim.
2 Bài học kinh nghiệm hoàn thiện công tác quản lý dat đai đối với Công ty cỗ phần Mia đường Lam Sơn:
Việc lựa chọn mô hình hoạt động tại các công ty nông nghiệp mang tính
quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp sau sắp xếp, đổi mới Đã có nhiều
địa phương làm tốt công tác quản lý, tạo ra sự phát triển ồn định, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên đất đai, rừng và tài sản của Nhà nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương Chính vì vậy mà Công ty cô phần Mia đường Lam Sơn cần phải nhanh chóng xây
dựng các phương án quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Từ thực tiễn quản lý đất đai từ các công ty doanh nghiệp nông nghiệp trên thì chúng ta cần phải có những quyết sách đột phá trong công tác quản lý đất đai
của Công ty cô phần Mia đường Lam Son và sử dụng đất đai sao cho hợp lý.
Một là , tập trung ôn định người sử dụng đất tại chỗ, bảo vệ đất đai và tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường.
Hai là, tiếp tục rà soát tông thé các quy định của pháp luật về đất đai, nông nghiệp Xây dựng kế hoạch chỉ tiết, ưu tiên nguồn lực đất đai, kinh phí và con
người dé thực hiện chính sách đất sản xuất cho nông dân thiếu đất để giảm thiểu
việc lan chiếm dat đai Xem xét, cập nhật nội dung, phương án quy hoạch quỹ đất
15
Trang 25bố trí cho các đơn vị nhỏ quản lý vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để có cơ sở triển khai thực hiện.
Ba là, Chủ động đề xuất các giải pháp, phương án sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp
của công ty, ban quản lý rừng Phê duyệt phương án sử dụng đất đai đối với từng
nông lâm trường tại công ty.
16
Trang 26CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ DAT DAI O CÔNG TY
CO PHAN MIA ĐƯỜNG LAM SƠN I Khái quát về Công ty Cỗ phan mía đường Lam Sơn:
1, Tên và địa chỉ doanh nghiệp:
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một doanh nghiệp được thành
lập theo quyết định sô 1133/QD — TTG ngày 06 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng
chính phủ.
Tên giao dịch: Lam Son Sugar Joint Stock Corporation.
Tén viét tat: LASUCO.
Tru so chinh: Thi tran Lam Sơn — Tho Xuan — Thanh Hoa Chi nhánh 1: Số 27 Dương Dinh Nghệ - TP Thanh Hoá.
Chi nhánh 2: Số 23 Mạc Thi Bưởi — Quận Hai Bà Trưng — TP Hà Nội.
Văn phòng đại diện: 123 đường Giải Phóng — TP Hà Nội.
2, Qua trinh hinh thanh va phat trién:
Công ty cô phần mia đường Lam Son, tiền thân là Nha may đường Lam
Sơn Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 24/TTg
phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn Công suất 1.500 tan mía/ngày, thiết bi và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp Nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đôi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Tỉnh Thanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong cả nước Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị tran Lam Sơn), Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.
17
Trang 27ĐƠN VỊ
Re) ANH HUNG LAO BONS
HIEU QUA
LUTRACH NHI THAN CONECUA MOI NGUOI LAO DONG
Ngày 28/04/1984 Bộ trưởng Bộ công nghệ thực phẩm (nay là Bộ
NN&PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập nhà máy đường Lam Sơn Ngày 02/11/1986 Nhà máy đường Lam Sơn đi vào sản xuất vụ đầu tiên.
Ngày 08/11/1994 Bộ Trưởng Bộ NN & PTNN ký quyết định số
14/NN/TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty Đường Lam Sơn.
Tháng 10/1995 Thành lập Hiệp hội Mía đường Lam Sơn trong đó Công
ty Đường Lam Sơn giữ vai trò thành viên sáng lập Hiệp hội là đầu mối giữa Doanh
nghiệp Nông dân-Trí thức, nơi gìn giữ lòng tin của bà con nông dân đề hỗ trợ, thúc đây các chương trình trồng trọt, nhân giống, mở rộng vùng nguyên liệu mía cho
nhà máy.
Ngày 21/10/1996 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án Nhà máy
đường Số II theo quyết định số 775/TTg với tông mức dau tư 451,098 tỷ đồng Vu 1998 - 1999 dự án đã đi vào hoạt động đưa năng lực sản xuất của Công ty lên 6.500
TMN, gap 2,6 lần trước đầu tư.
Năm 1999 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1133/QDTTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty Cổ phan Mia đường Lam Sơn Vốn điều lệ 150 tỷ đồng với thí điểm mô hình bán cổ phần ưu đãi cho người trồng mía Từ
ngày 01/01/2000 Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
Năm 2004 đưa dự án Nhà máy Côn số 2 công suất 25 triệu lít/năm với tổng mức đầu tư 163 tỷ đồng vào sản xuất, sau gần một năm xây dựng, lắp đặt.
18
Trang 28Ngày 09/01/2008 Cổ phiếu mã LSS của LASUCO chính thức được niêm yết và giao dịch tại sàn chứng khoán HOSE theo quyết định chấp thuận số
182/QD-SGDHCM của Sở Giao dich Chứng khoán Hồ Chí Minh Ngày 08/03/2012 Công ty hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án nâng công suất Nhà máy đường số 2 từ 4.000 TMN lên 8.000 TNM với công nghệ tiên tiến gan với Nhà máy điện 12,5MW, đưa tong công suất toàn Công ty lên 10.500 TMN.
Năm 2013 Triển khai Dự án “Đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp Công
nghệ cao Lam Sơn” Tổng mức đầu tư của Dự án là 135 tỷ đồng, Nguồn vốn của dự án dùng từ vốn tự có của Lasuco được trích lập từ quỹ phát triển khoa học công
nghệ hàng năm theo quy định.
Năm 2014 LASUCO chuyền đổi trái phiếu thành cô phiếu tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.
Năm 2015 Công ty long trọng tô chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì Đây là sự kiện đánh dấu sự phát
triển vượt bậc, nâng cao tầm vóc và vị thế của tập đoàn lên một tầm cao mới, sức
mạnh trong thời kỳ đổi mới.
Năm 2017 Tổ chức thành công hội nghị tổng kết 22 năm ngành mía đường Việt Nam Tái định vị thương hiệu LASUCO và công bố một số dòng sản phẩm
mới - Tắt cả là tự nhiên.
Ngày 20/10/2020, Công ty đã tổ chức khánh thành nhà máy chế biến sữa gạo lứt giầu protein và nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía Lavina Food Đây là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ
19, nhiệm kỳ 2020 — 2025.
3, Mục đích và đóng góp của công ty:
Tạo ra các chương trình sáng tạo trong các lĩnh vực phù hợp với thị trường
toàn cầu Kết nối mọi người đến những nơi mới và cơ hội mở rộng Thay đổi khó
khăn thông qua sáng tạo bằng cả đam mê và nghiên cứu tập trung Khuyến khích
cộng đồng địa phương hỗ trợ Xây dựng va phát triển LASUCO thành tập đoàn
kinh tế Nông nghiệp chuyên sâu bền vững Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cốt lõi: Mia — Đường, các sản phẩm cạnh đường và sau đường, sản phẩm Nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao, tăng trưởng xanh theo hướng hữu cơ; xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông, công nghiệp, thương mại bền vững; nâng cao đời sông và việc làm cho người lao động, đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích, thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội, góp phần phát triển kinh tế
địa phương.
19
Trang 294, Tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị trong những năm qua:
Hiện nay, thực phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người Việt lựa chọn và dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới vì các lợi ích mà thực phẩm này mang
lại cho sức khỏe là hết sức rõ rệt Nắm bắt được xu hướng đó, Lasuco đang đầu tư
và phát triển đường hữu cơ cung cấp cho thị trường Việt Nam, sau đó là Thế Giới.
Đường hữu cơ (đường organic) mà Lasuco đang hướng đến sản xuất là loại đường
được chế biến từ mía hữu cơ — loại mía không nhận bất kỳ hóa chất, thuốc độc hại
cũng như các loại phân bón thương mại nào Nguồn mía nguyên liệu Lasuco để sản xuất đường hữu cơ đáp ứng các yêu cầu về giống, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng theo qui định của phương pháp canh tác hữu cơ, đặc biệt là giống mía không biến đối gene Hơn thế nữa, Lasuco đang dau tư xây dựng khu công nghệ cao, đầy
đủ các công nghệ hiệu đại đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn trong nước cũng
như quốc tế trong quá trình sơ chế cũng như thành phẩm, để cho ra các sản phâm đường organic đúng chuẩn.
Chất lượng đường Lasuco được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn, không gây
ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mà còn cung cấp giá trị đinh dưỡng nhiều hơn các loại đường thông thường Ngoài ra, Lasuco cũng quan tâm đến môi trường xung quanh nhà may Dat, nước, không khí xung quanh nha máy Lasuco sẽ không bi 6
nhiễm, tăng khả năng sinh sản của các sinh vật và tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Đề từng bước hiện thực hóa ý tưởng của mình về cung cấp sản phâm nông
sản sạch và chất lượng, Lasuco đã và đang có những chiến lược và hành động cụ thể nhằm thực hiện ý tưởng và mục đích đã đề ra Cụ thể hơn, Lasuco sở hữu một đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành mía đường, đề ra các ý kiến đóng góp quan trọng trong các dự án, Lasuco cũng tông trọng các đóng góp
tiêu cực cũng như tích cực của bà con nông dân, là những người có kinh nghiệm
thực tiễn trong việc trồng mía Với hơn 35 năm trong ngành, Lasuco luôn kiên nhẫn nghiên cứu và cải tiến với mong muốn đem lại sản phâm tốt nhất, mang giá trị cao cho người tiêu dùng Tầm nhìn của Lasuco có tầm nhìn rõ ràng là trở thành Tập đoàn Nông nghiệp chuyên sâu, uy tín thương hiệu toàn cầu, tập trung vào chuỗi giá trị dinh đưỡng cao theo hướng hữu cơ và hữu cơ đến từ tự nhiên trong tương lai, chứng minh là Lasuco đang triển khai các hoạt động nghiên cứu phương pháp nuôi cây trồng hữu cơ và đầu tư khu công nghệ cao Với tư duy đổi mới và
sáng tao, Lasuco sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh khác biệt và thúc day sự phát triển cho doanh nghiệp.
20
Trang 30Trong suốt quá trình hình thành và sản xuất, Lasuco ngày càng củng cố giá trị của mình trong lòng người tiêu dùng bằng các chứng nhận uy tín, tiêu biểu là giấy chứng nhận hệ thống quản lý chat lượng theo tiêu chuan ISO 9001:2008, Giấy chứng nhận hệ thống quản lý An toàn sức khỏe và Nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001, Chứng nhận HALAL cho đường tinh luyện và đường vàng tinh
khiết và nhiều các danh hiệu và chứng nhận khác Năm 2017, Lasuco vĩnh dự nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 2017 do người tiêu dùng bình chọn.
Hiện tại tổng diện tích vùng nguyên liệu của Công ty Cô Phan Mia đường
Lam Sơn là 15.000ha, cung cấp sản lượng mía lớn cho nhà máy sản xuất Lasuco cũng tập trung phát triển khu công nghệ cao, được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến dé sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông
sản Lasuco đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ và chuyên nghiệp góp sức xây
dựng Lasuco mạnh mẽ hơn.
Những năm gần đây, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của tỉnh, Công ty CP Mia đường Lam Son đã triển khai nhiều chương trình, dự án đây mạnh thực hiện liên kết sản xuất và cung ứng mía nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân.
Hiện Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn đã đi vào hoạt động
với nhiều phòng chuyên môn phục vụ cho phát triển vùng mía nguyên liệu Phòng nuôi cay mô với chức năng chính là nghiên cứu, chon tạo, phục tráng các loại giống mía chất lượng cao dé cung cấp cho vùng nguyên liệu và đã chọn được 2 giống
mía mới (LS1, LS2).
Qua quá trình theo dõi, đánh giá, cho thấy đây là 2 giống mía có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu trong vùng Cạnh đó, Trung tâm đã sản xuất hơn 4,3 triệu cây mía giống từ phương pháp nuôi cấy mô để phục tráng, nhân nhanh các giống mía tốt, chất lượng cao, sạch sâu bệnh và
cung cấp trồng được gần 3.000 ha mía nguyên liệu.
Đến năm 2022, Mia đường Lam Son đã và đang tập trung xây dựng các mô hình thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mía nguyên liệu Theo đó, toàn vùng đã xây dựng được 185 mô hình thâm canh cây mía, với tổng diện
tích 3.850 ha, trong đó có 530 ha thâm canh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.
Năng suất mía nguyên liệu bình quân của mô hình thâm canh đạt từ 85 tân/ha trở lên, riêng mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ năng suất đạt từ 100 tan/ha trở lên, chi phí sản xuất giảm 20-25% so với canh tác thông thường Các hộ
dân tham gia mô hình thâm canh thu lãi từ 60 - 65 triệu đồng/ha, cá biệt có một số
21
Trang 31hộ thu lãi 75-80 triệu đồng/ha Hiện nay, Công ty đã thông báo giá thu mua nguyên
liệu trong 3 năm tiếp theo Trong đó, giá thu mua từ niên vụ 2022-2023 trở đi sẽ được nâng lên 1,2 triệu déng/tan mía sạch đạt trữ lượng đường 10 CCS (cao hơn
100 nghìn déng/tan so với vụ 2021-2022).
Dé có đủ điều kiện thực hiện chương trình phát trién vùng nguyên liệu, nhất
là phát triển theo hướng tập trung, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mía nguyên liệu, công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị cơ giới, như: 10 máy làm
đất, 6 máy thu hoạch với tổng công suất 800-1.000 tan/ngay và nhiều máy trồng
mia, máy chăm sóc, chính vì vậy đã giảm bot áp lực lao động thủ công.
Ngoài ra, công ty đã đầu tư nâng công suất Nhà máy đường số 2 từ 4.500 tan/ngay lên 8.500 tan/ngay; nhà máy phát điện từ bã mía công suất 23,5 MW,;
nhà máy đường phèn với công suất 50 tan sản phâm/ngày
Đây là những dự án đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và khắc phục một phần tình trạng khó khăn của ngành mía đường hiện nay Công ty
cũng đã triển khai định vị nhận diện lại thương hiệu LASUCO theo hướng sản
phẩm da dạng, nâng cao chất lượng các sản phẩm.
Ngoài các sản phẩm về đường truyền thống, đường tinh luyện xuất khẩu, đường trắng, đường vàng ; hiện nay công ty đã đưa ra thị trường nhiều dòng sản
phẩm mới, như: Đường phèn các loại, đường túi, đường que, đường lỏng các hương
vị và chủ yếu phục vụ thị trường bán lẻ.
Công ty cổ phan Mia đường Lam Sơn - là một trong những đơn vị vừa được nhận giải thưởng: “Điền hình tiên tiến phát triển Nông nghiệp Hữu cơ toàn quốc” nhân
dip Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.
5, Ngành nghề kinh doanh Công ty mẹ:
- Công nghiệp sản xuất đường, điện; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao:
Rau, Hoa, quả cao cấp; Sản xuất lúa gạo hữu cơ; Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản
xuất và kinh doanh đồ uống, sữa gạo.
- Công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn; Chế biến các sản phẩm
sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc; Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vậttư nguyên liệu.
- Sản xuất và cung ứng giống cây con, tiêu thụ sản phẩm; Chế biến các sản
phẩm nông sản, thực phẩm, kinh doanh thương mại, khách sạn, ăn uống, xuất nhập
khẩu các sản phẩm trên và máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho
sản xuất kinh doanh.
22
Trang 32- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp, nước sạch
phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bi;
Dich vụ làm đất nông, lâm nghiệp.
6, Các danh hiệu được nhà nước phong tặng:
- Tập thé Công ty được tặng:
+ Danh hiệu Anh Hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 1999.
+ Huân chương độc lập hạng nhì năm 2010 và hạng ba năm 2002.
+ Bốn huân chương lao động hạng ba năm 1993, 1997, 1998, 2007; 01
Huân chương lao động hạng nhì năm 2015.
+ 05 cờ thi đua Luân Lưu của Chính Phủ.
+ Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2007-2013.
+ Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
+ Nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế và nhiều cờ thưởng, bằng khen các cấp, các ngành cho tập thé, cá nhân.
- Cá nhân: Bác Lê Văn Tam
+ Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 1999.
+ Huân chương lao động hạng nhất 2010; hạng nhì năm 2002; hạng ba năm 1993;
+ 02 Bằng khen và Danh hiệu Nhà doanh nghiệp giỏi do Thủ tướng Chính phủ tặng năm 2000, 2001 và nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế, Bằng khen của
các cấp, các ngành.
+ Tặng danh hiệu “Vì Sự phát triển Thanh Hóa” năm 2017.
IL Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng sản xuất của công ty CP mía đường Lam Sơn:
1, Về điều kiện tự nhiên:
1.1, Địa hình, sông ngòi:
Địa hình đất đai rộng, bang phang gắn kết hệ thống sông ngòi là điều kiện thuận lợi cho phát trién vùng nông nghiệp, cây công nghiệp, quỹ đất còn rộng rãi nhất là khu vực phía Tây dọc Đường Hồ Chí Minh và gần cảng hàng không Thọ
Xuân, thuận lợi cho đầu tư xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao có quy mô.
23
Trang 33Điều kiện địa hình Tho Xuân tương đối bằng phẳng nghiêng dan từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng sông Chu chảy qua chia huyện thành hai vùng hữu ngạn và tả ngạn Về cơ bản, địa hình Thọ Xuân phân thành 02 vùng khá rõ.
+ Vùng đồi bát úp và núi thấp phía Tây Tho Xuân: thuộc phạm vi 14 xã, thị trấn gồm Xuân Lam, Xuân Thiên, Thọ Minh, Thọ Lập, Xuân Châu, Quảng Phú (nam bên tả ngạn sông Chu) va Thọ Xương, Tho Lam, Xuân Bái, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Sơn, TT Lam Sơn, TT Sao Vàng (nằm bên hữu ngạn sông Chu) Đây
chủ yếu là vùng đồi thoải lượn sóng có một số địa hình thấp bãi bồi ven sông Chu, độ cao từ 15m- 150m, khu vực núi thấp tập trung ở phía Tây Nam thuộc 3 xã Xuân
Bái, Xuân Phú, Xuân Thắng Vùng có diện tích 164,5 km2 chiếm 56,3% diện tích toàn huyện.
s* Vùng đồng bằng sông Chu: thuộc phạm vi 27 xã, thị tran còn lại, nằm về
hai phía tả ngạn và hữu ngạn sông Chu, có độ cao trung bình 8 - 15 m Vùng có
nhiều cánh đồng rộng, bằng phang thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ta ngan sông Chu rải rác đôi núi sót, hữu ngan có một số địa hình thấp trũng long chảo ngập nước thường xuyên và theo mùa Vùng có diện tích 127,8 km2 chiếm 43,7%
diện tích toàn huyện.
Tho Xuân có điều kiện địa hình lãnh thé gồm cả đồng bằng và đôi núi thấp trung du Vùng đồng bằng lòng chảo diện tích khá rộng và bằng phang, có sông Chu chảy qua ở giữa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
lớn, tập trung dân cư, xây dựng công trình ha tầng, đô thị Vùng đôi thoải trung du chiếm diện tích lớn, dân cư thưa, quỹ đất rộng rãi có Đường Hồ Chí Minh và Quốc Lộ 47 đi qua, thuận lợi cho xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế trang trại (trồng trọt, chăn nuôi), xây dung phát triển các đô thị mới.
Trong những năm qua, nông trường Sao Vàng và nhân dân các xã xung
quanh vùng đã tích cực khai phá đồi núi thấp này để trồng mía và cây công nghiệp rất hiệu quả Với sự ra đời của khu công nghiệp mía đường Lam Sơn, toàn bộ vùng bán sơn địa Thọ Xuân đã thay da đổi thịt va sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thận ở đây trên đà phát triển mạnh.
1.2, Điều kiện khí hậu:
Thọ Xuân có điều kiện khí hậu chuyền tiếp giữa khí hậu khu vực Phía
Bac và Mién Trung Phân thành hai mùa rõ rệt, mùa đông chịu ảnh hưởng của gid
24
Trang 34mùa Đông Bắc lạnh và mưa ít, mùa hè kéo dai chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Nam mưa nhiều và có gió Tây khô nóng.
+* Nhiệt độ trung bình năm 24 — 25°C, mua đông (tháng 11 - tháng 3 năm
sau) nhiệt độ trung bình 16 - 18 °C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 14°C, mùa
hè nhiệt độ trung bình 30 - 31° C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên tới 36 —
s* Lượng mưa trung bình hang năm kha cao 1800 - 1900 mm nhưng phân
bố không đều theo mùa Mùa hè tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều chiếm 80- 85% lượng mưa cả năm, các tháng 8, 9, 10 tập trung mưa nhiều Mùa đông mưa ít chiếm
15 — 20% lượng mưa cả năm, mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, lượng mưa
trung bình tháng là 20 mm.
s* Tổng tích ôn trung bình năm 8400°C — 8600°C Độ âm không khí trung bình 86% Số giờ năng hàng năm trung bình 1800 - 1900 giờ, tháng có nhiều ngày
nắng nhất là tháng 7, thang có it ngày năng là các tháng 2, 3.
s* Bão xuất hiện từ thang 7 đến tháng 10, trung bình hàng năm có 3 - 4 cơn bão thường kèm theo mưa to, tốc độ gió cấp 7 - 9, cao nhất lên đến cấp II - 12.
Đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Thọ Xuân thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi nền nhiệt, âm cao có tác động mạnh đến thúc day tăng trưởng sinh khối nhiều loại cây trồng ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
2, Các nguồn lực tiềm năng:
2.1, Tài nguyên đất:
Điều kiện dat đai thổ nhưỡng ở Tho Xuân phan lớn là đất phù sa bồi tụ
của sông Chu và dat feralit đỏ vàng tập trung ở khu vực đồi núi thấp, thích hợp cho
trồng nhiều loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trién các vùng chuyên canh có quy mô gan với chế biến; có nhiều địa hình trũng thấp ngập nước thường xuyên và theo mùa (ao hồ, khe lạch, đồng trùng, ) thuận lợi cho phát triển nuôi thả thủy sản, canh tác kết hợp lúa — cá Qua điều tra khảo sát phân thành các nhóm đất (thô
nhưỡng) chính:
s* Nhóm đất phù sa (FL) sông Chu, sông Cau Chay; diện tích 14.531 ha, chiếm 49,56% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã thuộc vùng đồng bằng, một số diện tích năm rải rác dọc sông Chu chảy qua vùng đối thấp Đất gồm các loại đất phù sa mới bài bồi đất phù sa cũ tác động từ canh tác và đất xám bạc màu
trên phù sa cổ có thành phan cơ giới từ cát pha, thịt nhẹ đến thịt nặng, phân lớn có
độ phì từ cao đến trung bình, thích hợp trồng cây lương thực thực phẩm, cây công
25
Trang 35nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả Hiện chủ yếu đang được sử dụng trồng lúa 2 vụ,
ngô, khoai, rau đậu, cây ăn quả.
s* Nhóm dat Feralit trên đồi núi (FE): diện tích 6.892 ha, chiếm 23,51% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc vùng đồi núi, tập trung ở các xã
Xuân Phú, Xuân Bái, Thọ Lâm, Xuân Thắng, Xuân Sơn, Xuân Lam Dat gồm các
loại đất feralit đỏ vàng đến nâu vàng, rải rác có một số diện tích đất xám feralit bị rửa trôi bạc màu trên địa hình dốc thiếu tán cây xanh, phần lớn thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến trung bình Hiện chủ yếu đang được sử dụng trồng lúa 1 vụ, hoa mau, sẵn, mia, cây ăn quả, cao su, ở những địa hình tương đối dốc như đối cao và núi đang trồng rừng sản xuất cây nguyên liệu giây (keo, bạch dan), rừng phòng hộ.
s* Nhóm đất giây (GL): diện tích khoảng 1.578 ha chiếm 5,38% diện tích tự nhiên, đất phân bố ở các địa hình trùng bi ngập nước mùa mưa, đất xám xanh đến xám đen, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, phân bố rải rác ở nhiều nơi trong huyện nhất là các xã đồng băng Dat đang được sử dụng trồng lúa I vụ, có
nơi nuôi thả cá.
2.2, Tài nguyên nước:
Thọ Xuân có nhiều sông, hồ lớn nhỏ thuận lợi về nguồn cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt Sông Chu, sông Cầu Chày và sông Nông Giang là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp Sông Chu chạy qua và đồ vào sông Mã còn là tuyến đường thủy kết nối huyện với vùng đồng bằng ven biển của tỉnh.
Tài nguyên nước năm trong vùng đồng bằng sông Chu ở về phía hữu ngạn sông Mã là khu vực có nguồn nước dưới đất dồi dao, chủ yếu là nước ngầm lỗ hồng trong các tầng trầm tích Đây là khu vực có những mỏ nước đề khai thác cấp nước lâu dài cho sản xuất và sinh hoạt Ngoài ra địa bàn có nhiều sông, hồ phân bố khá đều trên các vùng trong huyện kết hợp hệ thống kênh mương, hé đập thủy lợi tạo thành mang lưới cung cấp nguồn nước mặt phân bé rộng khắp dia bàn phục vụ sản xuất, sinh hoạt Toàn huyện có 3 sông chảy qua gồm sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày và một số sông suối nhỏ.
s* Sông Chu: dài 352 km bắt nguồn từ đất Lào, đoạn chảy vào Việt Nam
đài 160 km, hội lưu với sông Mã tại Ngã ba Giang cách cửa sông Mã khoảng 26
km Sông Chu chảy qua Thọ Xuân từ Tây sang Đông dài 30 km bắt đầu từ đập Bái Thượng phía dưới hồ đập Cửa Đạt (hồ chứa đa mục tiêu 1,45 tỷ m? cấp nước tưới cho 87.000 ha đất canh tác và cho phát điện công suất 97MW) Vào mùa mưa, lưu
lượng nước lũ lớn nhất trên sông Chu tại Bái Thượng lên tới 6000 mỶ/s, mùa kiệt
26
Trang 36lưu lượng trung bình 200 - 250 m3/s Sông Chu là nguồn cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp của huyện đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thủy.
s* Sông Cầu Chay: dài 87 km bắt nguồn từ dãy núi Đèn (Bá Thước) qua Ngọc Lặc rồi chảy qua Thọ Xuân từ Đông Bắc xuống Nam dài 24 km, lưu lượng nước lũ lớn nhất 136 m3/s, mùa kiệt lưu lượng trung bình 70 m?/s Sông Cầu Chay là một trong nguồn cấp nước chính cho khu vực các xã phía Đông và Đông Bắc Thọ Xuân.
s* Sông Hoang (Sông Nhà Lê): dai 81 km là chi lưu của sông Chu, chảy từ phía Tây xuống Đông Nam huyện và vào Thiệu Hóa, mùa mưa lưu lượng nước
nơi lớn nhất 68 m3/s, mùa kiệt lưu lượng nước nơi nhỏ nhất 10 m3/s.
s* Một số sông nhỏ: sông Dừa nhánh của sông Hoàng, dài khoảng 10 km chảy qua các xã Thọ Nguyên, Xuân Khánh, Xuân Phòng, chủ yếu có vai trò tiêu nước Khe Trẻ bắt nguồn từ xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc) chảy qua các xã Xuân Thiên,
Thọ Minh rồi đồ ra sông Chu.
Hệ thống các hồ lớn, nhỏ phân bố rải rác trong huyện, các hồ lớn có: s* Hồ Mo (Quảng Phú) diện tích 39,8 ha.
s* Hồ Cửa Trát (Xuân Phú) diện tích 175 ha.
+ Hồ Sao Vàng (TT Sao Vàng) diện tích 12 ha.
2.3, Tài nguyên khoáng sản:
Cái loại khoáng sản ở Thọ Xuân chủ yếu có đá vôi, đá xây dựng tập trung
ở các xã Thọ Lâm (52 ha), Xuân Phú (22,5 ha), Xuân Thắng (40 ha), Xuân Châu (5,5 ha) Ngoài ra có sỏi, cát xây dựng ở một số địa điểm ven sông Chu, sét có ở các xã đồng bằng.
2.4, Giao thông vận tải:
Thọ Xuân có điều kiện vị trí và giao thông thuận lợi cho giao lưu nhiều vùng miễn trong, ngoài tỉnh Lợi thế phát triển các ngành dich vụ vận tai, logistics, giao lưu thương mại trung chuyên hàng hóa giữa đồng bằng ven biển và miền núi Thanh Hóa, giữa cảng biển và khu cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Lào thuộc Thanh Hóa Thuận lợi cho kết nối, giao lưu với các vùng miễn, thành phố, khu kinh tế trong tỉnh, giao lưu trong nước, quốc tế bằng đường bộ, đường hàng không,
kế cả giao lưu bằng đường biển cách Cảng nước sâu Nghi Sơn hơn 60 km, cách
Cảng Lễ Môn theo đường thủy sông Chu - sông Mã khoảng 50 km: Từ Thọ Xuân
cũng có đường đi tắt qua Triệu Sơn — Như Xuân dé vào Nghệ An rồi từ Thọ Xuân
có thé qua đất bạn Lào theo tuyến đường di Thường Xuân — Bát Mot hoặc đi Ngoc
27
Trang 37Lac — Lang Chánh — Bá Thước — Quan Hóa dé sang tỉnh Hua Phan Từ Tho Xuân cũng có thé đi Hòa Bình theo con đường Ngọc Lac — Cam Thủy và đến tỉnh Ninh
Bình theo con đường Yên Định — Vĩnh Lộc đi Phố Cát (Thạch Thành) Nếu theo đường sông Chu, gặp sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Thiệu Hóa), chúng ta cũng có thê
đến được hầu hết khắp các vùng trong ngoài tỉnh.
Từ thành phố Thanh Hóa, theo trục đường 47 đến huyện Thọ Xuân chỉ có 36km Từ Thọ Xuân lên biên giới Na Mèo gần 150km và ra thủ đô Hà Nội theo
con đường Hồ Chí Minh cũng chỉ hơn 130km.
2.5, Du lịch:
Năm trong vùng văn hóa lịch sử, nồi bật là Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Đền thờ Lê Hoàn, nhiều di tích văn hóa, làng nghé, Khu vực phía Tay Tho Xuân
gần Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47 có điều kiện cảnh quan sinh thái phát triển một số khu du lịch sinh thái, thé thao, giải trí gắn với đôi núi, hồ nước Thọ Xuân có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch, tham gia vào các tour
du lịch chủ yếu trong tỉnh và khu vực Nam Bắc Bo - Bac Trung Bộ.
Toàn huyện có 47 di tích được xếp hạng, trong đó có 13 di tích quốc gia và 34 di tích cấp tỉnh, một số di tích có sức hấp dẫn khách du lịch như Đền thờ Lê
Hoàn, Lăng mộ Vua Lê Dụ Tông, hơn 20 lễ hội được duy trì hàng năm (Lễ hội Lê
Hoàn, Lễ hội Lam Kinh, ).
3, Về mặt kinh tế và xã hội: 3.1, Về mặt kinh tế:
Thời kỳ 2016-2025, nhịp độ xây dựng và phát triển kinh tế của Thọ Xuân ngày càng nhanh với các yêu tố mới đang hình thành như: Khu nông nghiệp công
nghệ cao Lam Sơn Sao Vàng được xây dựng di vào hoạt động, Cảng hàng khôngThọ Xuân mở rộng hoạt động, thành lập đô thị mới Lam Sơn Sao Vàng, mở rộng
đô thị Thọ Xuân, phát triển các cụm công nghiệp, khu du lịch, sẽ thu hút nhiều lao động trên địa bàn và từ bên ngoài đến làm việc, cư trú.
3.2, Về mặt xã hội:
Nguồn lực phần lớn ở độ tuôi trẻ có trình độ văn hóa, năng động sáng tạo là tài nguyên quí giá để huy động vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Nguồn nhân lực trong độ tuôi lao động giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 0,7%/năm, năm 2015 có 138.612 người chiếm 63,4% dân số toàn huyện Lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế năm 2015 có 118.849 người chiếm 61.8% lực lượng lao động Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo
28